Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Hêbơrơ 1:14: "Phải Cảm Tạ"



Hêbơrơ 1.4-14
PHẢI CẢM TẠ

Như quí vị biết đấy, Thứ Năm là ngày Lễ Cảm Tạ. Tôi đã yêu cầu quí vị phải dâng lời cảm tạ rồi. (Tôi đã nhận nhiều sự làm chứng trước giờ thờ phượng). Quí vị đã đưa ra những đáp ứng thật là tốt.
Phân đoạn Kinh Thánh sáng hôm nay Hêbơrơ 1.4-14 không phải là phân đoạn mà quí vị thường nghĩ tới là “Phân đoạn Cảm Tạ” đâu! Đây là phân đoạn so sánh Chúa Giêxu với hàng thiên sứ và chỉ ra rằng Chúa Giêxu thì tốt hơn hàng thiên sứ.
Như chúng ta đã nói trong tuần qua, sách Hêbơrơ là một sách chỉ ra cho chúng ta thấy điều chi đó tốt hơn. Từ “tốt hơn” được sử dụng 13 lần trong sách nầy. Đây là sách đã được viết ra cho các Cơ đốc nhân người Do thái, họ đã bị cám dỗ muốn nhảy ra khỏi Cơ đốc giáo mà quay trở lại với Do thái giáo. Trong sách nầy chúng ta gặp những bài học chỉ cho chúng ta thấy vì Đức Chúa Giêxu Christ là tốt hơn, còn có một đường lối tốt hơn cho chúng ta để sống ngay lúc bây giờ.
Tất nhiên đề tài chính của sách Hêbơrơ là chính mình Đức Chúa Giêxu Christ. Và nếu có ai đáng để cho chúng ta phải dâng lời cảm tạ trong dịp Lễ Cảm Tạ hoặc dịp lễ nào khác trong năm, thì hẳn đó phải là Chúa Giêxu. Khi tôi xem xét Hêbơrơ 1.4-14, tôi tìm thấy ít nhất 5 lý do mà chúng ta phải dâng lời cảm tạ Chúa Giêxu. CHÚNG TA SẼ:
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
CẢM TẠ VÌ SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NGÀI – Các câu 11-12
CẢM TẠ VÌ SỰ SIÊU VIỆT CỦA NGÀI – Các câu 13-14
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
Giống như nhiều người đang sống ở Mỹ ngày nay, nhiều người Do thái đã gặp phải vấn đề nầy về thiên sứ. Họ thích suy nghĩ tới các thiên sứ. Họ tôn trọng các thiên sứ. Họ nghĩ rằng các thiên sứ sẽ đưa họ tới gần Đức Chúa Trời hơn.
Thiên sứ thực sự rất đặc biệt.
Họ có thể Linh.
Thi thiên 104.4: “Ngài dùng gió làm sứ Ngài, ngọn lửa làm tôi tớ Ngài”.
Họ thường là sứ giả của Đức Chúa Trời. Xuyên suốt Cựu ước và thậm chí trong Tân ước, các thiên sứ đã phân phát sứ điệp từ Đức Chúa Trời.
Các thiên sứ, trong một phương thức đặc biệt, đều dính dáng tới việc ban bố luật pháp.
Công vụ Các Sứ Đồ 7.52-53: “Há có đấng tiên tri nào mà tổ phụ các ngươi chẳng bắt bớ ư? Họ cũng đã giết những người nói tiên tri về sự đến của Đấng Công bình; và hiện bây giờ chính các ngươi lại đã nộp và giết Đấng đó; các ngươi đã nhận luật pháp truyền bởi các thiên sứ, nhưng không giữ lấy!…”
Mặc dù các thiên sứ rất đặc biệt như thế, Chúa Giêxu vẫn tốt hơn họ.
Hêbơrơ 1.4: “vậy được hưởng danh cao hơn danh thiên sứ bao nhiêu, thì trở nên cao trọng hơn thiên sứ bấy nhiêu”.
Các tên tuổi trong Kinh Thánh đều rất quan trọng. Thường thì cái tên đó phản ảnh tánh tình của một người nào đó.
Khi Chúa Giêxu thanh tẩy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã chịu chết trên thập tự giá, chịu chôn và đã sống lại, Ngài trở về trời và ngồi “bên hữu Đấng rất cao”. Không một thiên sứ nào từng được ngồi bên tay hữu của Đức Chúa Trời. Địa vị đó đã được dành cho Đấng mà Đức Chúa Trời gọi là “Con”.
Thật là một vinh dự khi được ai đó gọi là “bạn” hay “bạn thiết”. Đúng là một vinh dự cao hơn khi được gọi là “con trai” hay “con gái”.
Hêbơrơ 1.5: “Vả, Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Ngươi là Con ta, ngày nay ta đã sanh ngươi? Lại há có khi nào phán: Ta sẽ làm Cha người, Người sẽ làm Con ta?”
Địa vị nầy trong sách Hêbơrơ chứa nhiều trưng dẫn từ Cựu ước. “Ngươi là Con ta; ngày nay ta đã sanh Ngươi” là một trưng dẫn từ Thi thiên 2.7.
Chúa Giêxu luôn luôn là Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Con.
Nhưng có một thời điểm công bố đặc biệt Chúa Giêxu là Đức Chúa Con. Lời công bố ấy phát ra khi Đức Chúa Giêxu Christ sống lại từ kẻ chết.
Công vụ Các Sứ Đồ 13.33: “rằng Đức Chúa Trời bởi khiến Đức Chúa Jêsus sống lại thì đã làm ứng nghiệm lời hứa đó cho chúng ta là con cháu của tổ phụ, y như đã chép trong sách Thi thiên đoạn thứ hai rằng: Con là Con trai ta, ngày nay ta đã sanh Con”.
Roma 1.3-4: “về Con Ngài, theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sanh ra, theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta”.
Phần trưng dẫn thứ hai là Hêbơrơ 1.5: “Vả, Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Ngươi là Con ta, Ngày nay ta đã sanh ngươi? Lại há có khi nào phán: Ta sẽ làm Cha người, Người sẽ làm Con ta?” là một trưng dẫn từ II Samuên 7.14. Phần trưng dẫn nầy, mặc dù phần nào nó nói tới Vua Salômôn, nhìn xa hơn nó nói tới Con Cao Cả thuộc dòng dõi David, là Đức Chúa Giêxu Christ. Có một mối quan hệ cha con trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
Hêbơrơ 1.6: “Còn khi Ngài đưa Con đầu lòng mình vào thế gian, thì phán rằng: Mọi thiên sứ của Đức Chúa Trời phải thờ lạy Con”.
Chúa Giêxu được gọi là “con đầu lòng” hay “con trưởng nam”.
Theo Warren Wiersbe: “Tước hiệu là một đẳng cấp, là vinh dự, vì người con trưởng tiếp nhận phần cơ nghiệp và phước hạnh đặc biệt. Đấng Christ là “Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên (Côlôse 1.15) vì muôn vật được dựng nên trong Ngài; và Ngài là ban đầu sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết (Côlôse 1.18)”.
Khi Chúa Giêxu vào trong thế gian, các thiên sứ đã thờ lạy Ngài, cho thấy tính cách siêu việt của Ngài.
Giờ đây quí vị có thể thắc mắc: “Vì Chúa Giêxu là Con của Đức Chúa Trời, sao tôi phải dâng lời cảm tạ chứ?”
Quí vị đáng phải dâng lời cảm tạ nếu quí vị nhận biết Chúa Giêxu làm Cứu Chúa, nếu quí vị đã được sanh lại. Phải dâng lời cảm tạ khi Đức Chúa Con là Chúa Giêxu ngồi bên hữu tay Đức Chúa Trời, khi Chúa Giêxu Đức Chúa Con có sự tiếp cận đặc biệt với Đức Chúa Cha.
Phải dâng lời cảm tạ vì Chúa Giêxu đang ngồi bên tay hữu Đức Chúa Trời đang cầu thay cho quí vị!
Hêbơrơ 4.14-16: “Ấy vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ đạo chúng ta đã nhận tin. Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng”.
Hêbơrơ 7.24-25: “Nhưng Ngài, vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy”.
1 Giăng 2.1-2: “nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa”.
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
Hêbơrơ 1.8: “Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia, quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng” (Một trưng dẫn từ Thi thiên 45.6).
Quyền bính là gì? Quyền bính là một cây gậy do người cai trị cầm. Cây gậy là biểu tượng cho quyền bính.
Chúa Giêxu chúng ta có một biểu tượng về quyền bính. Cây trượng của Ngài là cây trượng của người công bình. Ngài cai trị và sẽ cai trị trong sự công bình.
Nếu quí vị cũng như tôi không thích một số việc gì đó đã diễn ra trong chính quyền mới đây. Quyết định mà toà án ở Massachusetts đưa ra để hợp pháp hoá hôn nhân là một trường hợp.
Thế nhưng khi Chúa tể trị trong Nước hầu đến của Ngài, Ngài sẽ cai trị trong sự công bình. Mọi sự bất công đều sẽ không còn có nữa.
Êsai 11.1-5: “Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái. Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, tức là thần khôn ngoan và thông sáng, thần mưu toan và mạnh sức, thần hiểu biết và kính sợ Đức Giê-hô-va. Ngài lấy sự kính sợ Đức Giê-hô-va làm vui; chẳng phán xét theo mắt mình thấy, và chẳng cứ sự tai nghe mà đoán định. Nhưng Ngài sẽ dùng sự công bình xét đoán kẻ nghèo, và xử lẽ ngay thẳng cho kẻ nhu mì trên đất. Ngài sẽ đánh thế gian bằng cái gậy của miệng mình, và lấy hơi thở nơi môi mà giết kẻ ác. Sự công bình sẽ làm dây thắt lưng của Ngài, sự thành tín sẽ làm dây ràng hông”.
Phải dâng lời cảm tạ! Có một ngày hầu đến khi chẳng ai còn nói có sự bất công nào ở đâu đó. Và chúng ta, là những Cơ đốc nhân, sẽ đồng trị với Đấng Christ trong Nước của Ngài!
Hêbơrơ 1.9: “Chúa ưa điều công bình, ghét điều gian ác; Cho nên, hỡi Chúa, Đức Chúa Trời của Chúa lấy dầu vui mừng xức cho, Khiến Chúa trổi hơn kẻ đồng loại mình” (Thi thiên 45.7)
Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ về tính siêu việt của Đấng Christ vì tình yêu thương của Ngài dành cho người công bình và ghét tội lỗi.
Nếu chúng ta nhận biết Chúa Giêxu là Cứu Chúa, chúng ta cũng phải yêu mến sự công bình và ghét bỏ tội lỗi! Chúng ta mang lấy danh của Ngài là Cơ đốc nhân và phải xử sự sao cho phù hợp.
1 Giăng 2.6: “Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm”.
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
Hêbơrơ 1.10: “Lại có phán: Hỡi Chúa, ban đầu trước hết Chúa đã dựng nền đất, Và các từng trời cũng là công việc của tay Chúa” (Một trưng dẫn từ Thi thiên 102.25).
Tại sao vũ trụ tồn tại?
Tại sao thế gian tồn tại?
Tại sao chúng ta có những phong cảnh đẹp?
Tại sao những dấu kỳ trong thiên nhiên tồn tại?
Tại sao quí vị tồn tại?
ẤY LÀ VÌ CÔNG VIỆC CỦA TAY ĐỨC CHÚA TRỜI!

Vì sự đẹp đẽ của đấtVì sự vinh hiển của bầu trời,Vì tình yêu mà từ đó chúng ta ra đờiỞ bên trên và quanh chúng ta.

Vì sự đẹp đẽ của từng giờ,Của ban ngày và ban đêm,Núi và trũng, cây cối và hoa lá,Mặt trời và mặt trăng, cùng các ngôi sao sáng.
Vì niềm vui của tai và mắt,Vì niềm vui của tâm trí,Vì sự hài hoà mầu nhiệmGắn ý thức với âm thanh và mắt thấy.

Vì niềm vui của tình yêu nhân loại,Anh, chị, bố mẹ, và con cái,Bạn bè trên đất và bạn bè ở trên cao,Vì tất cả các tư tưởng êm dịu, nhẹ nhàng.

Chúng con ngợi khen Ngài,
là Chúa của muôn vật,Bài thánh ca ngợi khen
với lòng biết ơn của chúng con.
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
CẢM TẠ VÌ SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NGÀI – Các câu 11-12
Câu 8: “Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia”.
Sự tể trị của Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia. Đó là sự ổn định!
Các bậc cầm quyền không luôn luôn ổn định.
Các nền kinh tế, công ăn việc làm luôn luôn không ổn định.
Các cuộc hôn nhân cùng những mối quan hệ khác đều luôn không ổn định.
Tâm trí của chúng ta không luôn luôn ổn định.
Còn Chúa Giêxu thì luôn luôn ổn định.
Ngài luôn luôn hiện hữu và sẽ luôn luôn hiện hữu.
Hêbơrơ 1.10-12: “Lại có phán: Hỡi Chúa, ban đầu trước hết Chúa đã dựng nền đất, Và các từng trời cũng là công việc của tay Chúa. Trời đất sẽ hư đi, nhưng Chúa hằng có; Trời đất sẽ cũ đi như cái áo; Ngài sẽ cuốn nó lại như cái áo choàng, Rồi trời đất sẽ biến đổi, Nhưng Chúa vẫn y nguyên, Các năm của Chúa không hề cùng” (Một trưng dẫn Thi thiên 102.25-27).
Tại sao thế giới nầy không ổn định.
Có một ngày hầu đến khi cái thế giới cũ rích nầy sẽ không còn nữa và bị cuốn đi như cái áo.
Thế giới đó sẽ bị thay bằng một thế giới khác mới mẻ hơn.
II Phierơ 3.10: “Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả”.
Khải huyền 21.1-2: “Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa. Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình”.
Đấng Christ cứ tiếp tục hiện hữu qua thế giới nầy, “Nhưng Chúa vẫn y nguyên, các năm của Chúa không hề cùng”.
Hêbơrơ 13.8: “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi”.
Giờ đây tại sao quí vị và tôi phải dâng lời cảm tạ vì tình trạng ổn định nầy của Chúa chúng ta?
Ngài đã hứa gì với những người chịu tin theo Ngài để được tha thứ và được cứu?
Ngài đã hứa sự sống đời đời!
Giăng 10.27-28: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”.
Chúa Giêxu sẽ không có quyền ban cho chúng ta sự sống đời đời nếu như Ngài không sống đời đời. Ngài không bao giờ chết mất. Ngài là hằng hữu, ổn định!
Phải biết cảm tạ!
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
CẢM TẠ VÌ SỰ TRƯỚC SAU NHƯ MỘT CỦA NGÀI – Các câu 11-12
CẢM TẠ VÌ SỰ SIÊU VIỆT CỦA NGÀI – Các câu 13-14
Hêbơrơ 1.13: “Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch làm bệ dưới chân ngươi?”
Thi thiên 110.1: “Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi”.
Chúa Giêxu siêu việt đối với các thiên sứ.
Chúa Giêxu đang chờ đợi mọi kẻ thù của Ngài sẽ bị đặt dưới bệ chơn Ngài và Ngài sẽ trị vì cho đến đời đời.
Các thiên sứ, không chờ đợi để cai trị.
Các thiên sứ, hiện đang phục sự và sẽ phục sự trong tương lai.
Thực vậy, chúng ta đang và sẽ được hàng thiên sứ phục vụ.
Tôi nghĩ tới ba phương thức mà các thiên sứ phục vụ.
1. CÁC THIÊN SỨ CÔNG BỐ
Một thiên sứ hiện đến nói cho Xachari biết vợ của ông sẽ có một con trai, là Giăng Báptít.
Một thiên sứ đến nói cho Mary biết nàng sẽ là mẹ của Chúa Giêxu.
Một thiên sứ đến loan báo sự Chúa Giêxu giáng sinh cho mấy gã chăn chiên biết.
2. CÁC THIÊN SỨ BẢO HỘ
Ngày kia, thị trấn mà tiên tri Êlisê đang cư ngụ đã bị quân kẻ thù bao vây. Tôi tớ của Êlisê rất hoảng sợ.
II Các Vua 6.15-17: “Tôi tớ của người Đức Chúa Trời chổi dậy sáng sớm đi ra, thấy một đạo binh cùng ngựa và xe đang vây thành. Người nói với Ê-li-sê rằng: Hỡi ôi! chúa, chúng ta sẽ làm sao? Ê-li-sê đáp rằng: Chớ sợ, những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó. Đoạn, Ê-li-sê cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va ôi, xin mở mắt kẻ tôi tớ tôi, để nó thấy được. Đức Giê-hô-va mở mắt người ra, thì người thấy núi đầy những ngựa và xe bằng lửa ở chung quanh Ê-li-sê”.
3. CÁC THIÊN SỨ TIẾP TRỢ
Ngày kia, tiên tri Êli, sau khi đánh một trận lớn cho Đức Giêhôva đã bị Hoàng hậu Giêsabên đe doạ. Ông hoảng sợ rồi bỏ chạy. Tôi nghĩ là ông quá mệt mỏi sau khi cầu nguyện xin lửa giáng xuống từ trời, cầu nguyện xin mưa và chạy trước xe ngựa của Aháp. Giêsabên đã doạ Êli bằng một lời đe doạ nhằm lúc ông yếu đuối.
I Các Vua 19.4-6: “Còn người vào đồng vắng, đường đi ước một ngày, đến ngồi dưới cây giếng giêng, xin chết mà rằng: Ôi Đức Giê-hô-va! đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng sống tôi, vì tôi không hơn gì các tổ phụ tôi. Đoạn, người nằm ngủ dưới cây giếng giêng. Có một thiên sứ đụng đến người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn. Người nhìn thấy nơi đầu mình một cái bánh nhỏ nướng trên than, và một bình nước. Người ăn uống, rồi lại nằm”.
Phải dâng lời cảm tạ.
Thiên sứ là hàng tôi tớ.
Đức Chúa Trời sẽ sử dụng họ công bố, bảo hộ và tiếp trợ.
Nhưng có những tin tức tốt hơn tin nầy.
Phải dâng lời cảm tạ vì Chúa Giêxu là siêu việt hơn hàng thiên sứ.
Chúa Giêxu đang ngự bên tay hữu của Đức Chúa Trời.
Chúa Giêxu là Đấng đáng được cảm tạ và được thờ lạy.
Nếu chẳng phải vì cớ Chúa Giêxu chắc chắn thiên sứ sẽ không tồn tại rồi!

PHẢI DÂNG LỜI CẢM TẠ!
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
CẢM TẠ VÌ SỰ TRƯỚC SAU NHƯ MỘT CỦA NGÀI – Các câu 11-12
CẢM TẠ VÌ SỰ SIÊU VIỆT CỦA NGÀI – Các câu 13-14
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét