Môise – Hoàng tử của Israel
Di Sản Của Môise
Dân số ký 27.12-23;
Phục truyền luật lệ ký 34.1-12
1. Tổng thống Harry Truman thường kể câu chuyện nói tới một người kia bị đánh trúng đầu rồi rơi vào hôn mê sâu. Ông ta đã ở trong cảnh ấy một thời gian dài. Người nào cũng nghĩ là ông ta đã chết, vì vậy họ đã đưa ông ta vào nhà quàn rồi để ông ta nằm trong một cổ quan tài. Đến 2 giờ sáng, mọi sự đều im ắng trong căn phòng có ánh đèn mờ ảo nầy, ông ta chổi dậy và nhìn quanh. Ông ta nói: "Xin chào! Chuyện gì đã xảy ra vậy? Nếu tôi còn sống, sao tôi lại ở trong cổ quan tài? Và, nếu tôi đã chết, sao tôi phải đi vào phòng tắm?"
2. Chúng ta thường che giấu những tâm trạng sợ chết. Tuy nhiên, có một việc rất chắc chắn: SỰ CHẾT LÀ KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC. Hết thảy chúng ta đều đã nghe người xưa nói: "không có gì chắc chắn trừ ra sự chết và các thứ thuế". Kinh Thánh chép trong Hêbơrơ 9.27: "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét". Sự chết của chúng ta đã được "định" rồi. Chúng ta có một sự ấn định với sự chết.
3. Sự chết là không thể tránh được, nhưng ĐỂ LẠI DI SẢN LÀ TUỲ Ý. Nhà văn khôi hài người Mỹ Mark Twain đã tóm tắt ý tưởng về sự để lại di sản sau cùng bằng câu nầy: "Chúng ta hãy nổ lực sống để khi chúng ta sắp chết thậm chí kẻ lo tang sự sẽ lấy làm tiếc". Có hai câu nói mà sứ đồ Phaolô đã thốt ra về cái chết của chính ông luôn luôn làm cho tôi phải suy nghĩ.
A. Ông đã nói trong Philíp 1.21: "Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy".
B. Tôi luôn luôn bị kích thích bởi câu nói của sứ đồ Phaolô ở II Timôthê 4.6-7: "Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin".
4. Nếu có ai từng để lại một di sản sau cùng, thì đó là Môise. Chúng ta đã đồng đi với ông từ khi ông chào đời trong chỗ bí mật cho bố mẹ ông là nô lệ trong xứ Ai cập. Chúng ta đã nhìn thấy ông đã được nuôi dạy trong cung điện, đã lao động như một kẻ chăn chiên trong đồng vắng, và đã lãnh đạo dân sự đến chỗ tự do. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi với ông qua các sự cố những chặng sau cùng của cuộc đời ông. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp thu một số bài học có giá trị để áp dụng cho đời sống của chúng ta.
I. Môise giàu ơn chuyển cây gậy (Dân số ký 27.12-23).
Một trong các sự cố cảm động nhất nằm trong môn chạy đua là 400 m tiếp sức. Ở trường đại học, tôi là một vận động viên chạy vượt rào, nhưng tôi rất khâm phục vận động viên chạy nước rút, người đã hoàn tất cuộc chạy tiếp sức. Mỗi vận động viên chạy nước rút trong 100 mét và rồi chuyển cây gậy cho người chạy kế. Cái điều làm cho cuộc chạy nầy thêm phần thích thú, ấy là tốc độ thường không phải là yếu tố quyết định. Các vận động viên thực tập và luyện tập việc chuyển giao cây gậy sao cho thật suôn sẻ. Thường thì cuộc đua thắng hay thua…ở chỗ chuyển giao cây gậy. Điều nầy cũng rất thực trong cuộc sống. Trong phân đoạn nầy, chúng ta sẽ thấy thể nào Môise đã giàu ơn chuyển cây gậy của chức năng lãnh đạo cho Giô-suê viên phụ tá của ông.
A. Đức Chúa Trời bảo Môise biết về sự chết của ông (các câu 12-14).
1. Tuần lễ vừa qua, chúng ta đã học biết về tánh nóng của Môise. Câu 14 nhắc đến sự cố. Đức Chúa Trời đã phán: "bởi vì, tại đồng vắng Xin, các ngươi có bội nghịch mạng lịnh ta, trong lúc hội chúng cãi cọ, và vì trước mặt chúng nó, các ngươi không tôn ta nên thánh về việc nước". Đức Chúa Trời đã bảo Môise hãy nói với hòn đá thì nước sẽ chảy ra. Môise đã rất giận dữ với dân sự và giận luôn Đức Chúa Trời cho nên ông đã đập vào hòn đá. Kết quả là, ông không được phép vào trong Đất Hứa.
2. Đức Chúa Trời sẽ không kêu gọi con người mạnh mẽ nầy về quê hương mà ít nhất không để cho ông nhìn thấy Đất Hứa. Trong câu 12 Ngài ra lịnh cho ông phải "lên trên núi… và nhìn xem xứ mà ta đã ban cho dân Israel".
3. Sự việc nầy hầu như có một chút bất công. Đức Chúa Trời muốn Môise nhìn thấy xứ mà ông không được sống trong đó. Với cái nhìn thoáng qua đầu tiên, việc nầy giống như là đùa giỡn vậy… Vợ tôi thường nướng một cái bánh hay làm một bữa tiệc thông công. Nàng chỉ cho tôi thấy cái bánh mà nàng đã nướng nhưng không cho phép tôi nếm nó. Ôi chao…!
4. Đức Chúa Trời không phải làm một cuộc đùa giỡn đâu. Ông muốn Môise nhìn thấy tận mắt mình là Ngài sẽ làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài. Đức Chúa Trời không muốn Môise phải qua đời mà không có ít nhất một tia nhìn vào giấc mơ thực của ông. Ông đã nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Ông đã nhìn thoáng qua xứ mà ông đã làm việc vì xứ ấy.
5. Trong câu 13, Đức Chúa Trời phán: "Ngươi sẽ nhìn xem xứ đó, rồi ngươi cũng sẽ được về cùng tổ phụ, như A-rôn, anh ngươi, đã được về vậy". Đây là cách nói trong Cựu Ước rằng ông sẽ qua đời. Những ngày của Môise đã mãn và Đức Chúa Trời đang giúp ông chuẩn bị việc bàn giao cây gậy.
B. Môise xin Đức Chúa Trời ban cho một người kế tục với hai đức tính (các câu 15-17). Hãy tưởng tượng những điều Môise đang suy nghĩ xem: "Lạy Chúa, việc vào Đất Hứa không phải là việc dễ dàng. Dân sự Ngài là một thứ dân yếu đuối, ích kỷ còn dân Canaan đang chiếm giữ xứ lại là một dân rất mạnh mẽ. Dân sự của Ngài đang cần một vị lãnh tụ. Họ đang cần một người biết tác động họ chiếm lấy xứ chớ không phải loạn nghịch". Thực vậy, chúng ta có thể nhìn thấy tư tưởng của Môise về người kế tục ông trong các câu 15-17. Ông đã tóm tắt hai đức tính đó. Ngẫu nhiên thay hai đức tính nầy đáng phải là đầu của bất kỳ một ủy ban nào trong việc phong chức Mục sư.
1. ĐỨC TÍNH #1. Người ấy phải do Đức Chúa Trời lựa chọn.
a. Nếu quí vị là một chi thể trong Hội thánh đang cố gắng chọn một vị tân Mục sư, quí vị biết rằng sự thử thách khi chọn lựa là chọn lấy SỰ CHỌN LỰA CỦA CHÚNG TA. Tôi đã nhìn thấy mối tương giao trong các nhà thờ bị hãy vỡ qua sự chọn lựa vị tân Mục sư Chủ Tọa. Mặc dù tôi không có dự trù mình sẽ đi đâu, vào thời điểm nào, tôi muốn nói ra điều nầy: “Đừng bao giờ chọn một vị Mục sư dựa theo sự mến mộ”.
b. Hãy chú ý rằng Môise đã không trình cho Đức Chúa Trời một tiến cử nào hết. Ông không có một danh sách ngắn các tên tuổi nữa. Ông nói: "Lạy Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của thần linh mọi xác thịt, xin Ngài lập trên hội chúng một người". Cho phép tôi rút ngắn lại câu nói ấy cho rõ nét thêm: "Nguyện Chúa… lập một người trên hội chúng". Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết dân sự Ngài đang cần điều gì.
c. Trải qua nhiều năm tháng, tôi đã nhìn thấy một vài vị Mục sư đã trí sự đang cố gắng chọn những người kế tục họ. Hầu như sự lựa chọn nầy luôn luôn kết thúc trong tai vạ. Tại sao vậy? Vì khi chúng ta lựa chọn người kế tục mình, chúng ta luôn luôn chọn ai đó giống như chúng ta. Thường thì Đức Chúa Trời biết chúng ta cần ai đó khác kia.
d. Có nhớ Vua Sau-lơ không? Về sau trong lịch sử của họ, Israel đã quyết định chọn một vì vua cho giống như các dân tộc khác. I Samuên 9.2 mô tả ông là "còn trẻ và lịch sự. Trong dân Y-sơ-ra-ên chẳng ai lịch sự bằng người; người cao hơn cả dân sự từ vai trở lên". Sau-lơ về mặt thể hình là mọi sự quí vị sẽ muốn có nơi một vì vua, song về mặt thuộc linh và về mặt đạo đức, Sau-lơ đã bị phá sản.
e. Trong I Samuên 16, Đức Chúa Trời đã sai tiên tri Samuên đến nhà của Gie-sê báo cho Gie-sê biết một trong các con trai ông sẽ được lập làm vua. Người con cả là Ê-li-áp đã được đưa đến trước mặt ông. Ê-li-áp cũng có một thể hình mạnh mẽ vì Samuên đã nói: "Quả hẳn, kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va đương ở trước mặt Ngài!" Tuy nhiên, Đức Giêhôva phán: "Chớ xem bộ dạng và hình-vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giê-hô-va chẳng xem đều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn-thấy trong lòng". Bảy người con trai của Gie-sê đã đi qua trước mặt Samuên và không một người nào được chọn. Sau cùng, họ cho đòi David đến, một cậu thiếu niên chăn chiên. Khi Samuên nhìn thấy David, Đức Giêhôva bèn phán: "Ấy là nó; hãy đứng dậy xức dầu cho nó!"
2. ĐỨC TÍNH #2. Người ấy phải là vị lãnh tụ biết quan tâm.
a. Môise đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời lập lên một người "để vào ra trước mặt chúng nó khiến chúng nó ra vào, hầu cho hội chúng của Đức Giê-hô-va chớ như con chiên không người chăn" (câu 17).
b. Môise đang cầu xin Đức Chúa Trời lập một người trên dân sự, một người với tấm lòng của một kẻ chăn chiên. Ông đang nói: "Nguyện Đức Chúa Trời đừng sai đến với họ một học giả sống quá cách biệt. Đừng sai đến với họ một nhân vật quá kiểu cách. Đừng sai đến với họ một người quá thân thuộc. Xin hãy sai một bị lãnh tụ thật sự đến với họ".
c. Công việc của Đức Chúa Trời là công việc của dân sự. Người nào đang lãnh đạo công việc của Đức Chúa Trời phải biết yêu thương dân sự. Tôi từng nghe một nhà truyền đạo nói: "Tôi ưa thích mọi sự thuộc chức năng chủ toạ trừ ra dân sự".
d. Đừng hiểu lầm, dân sự có thể hạ quí vị xuống và loại quí vị ra, nhưng quí vị không thể là lãnh đạo của Đức Chúa Trời mà không có lòng yêu mến dân sự Ngài.
e. Tôi không thể nói như vậy là đủ được: "Dân sự không quan tâm quí vị hiểu biết bao nhiêu, họ chỉ cần biết quí vị quan tâm có nhiều hay không mà thôi!?!" Sự thật cho thấy rằng ở nước Pháp, trong thời kỳ Đệ II Thế Chiến, Tướng Douglas MacArthur đã nói với một viên chỉ huy chiến trường: "Nầy, Thiếu tá, khi có dấu hiệu tiến lên chiếm lấy đỉnh đó, tôi muốn Thiếu Tá phải lên đó trước hết, phải lên trước các binh sĩ của ông. Nếu ông lên đó được, thì họ sẽ theo sau". MacArthur khi ấy đã mặc lấy bộ y phục Distinguished Service Cross, từ bộ đồng phục riêng nầy của ông và vị Thiếu tá kia, phần thưởng đã ban cho ông vì một hành động dũng cảm mà ông đã hoàn tất.
f. Cái điều đã kiến thiết nên một dân lớn lưu xuất ra từ dân Israel, ấy là chức năng lãnh đạo giỏi. Tôi cần người phụ giúp trong công tác lãnh đạo. Liệu quí vị có phải là người ấy không?
C. Môise đã chuyển giao quyền hành của mình với ân điển (các câu 18-23).
1. Đức Chúa Trời phán: "Hãy chọn lấy Giô-suê con trai của Nun, người có Thần cảm động" (câu 18).
2. Chúng ta nhớ Giô-suê và Ca-lép là 2 trong số 12 thám tử đã tin họ sẽ chiếm lấy xứ Canaan. Chỉ có 2 người trong số thế hệ của họ đã được phép vào trong xứ.
3. Tại sao Giô-suê lại được chọn trên cả Ca-lép? Không cần phải suy xét gì với các đức tính riêng biệt. Tôi nghĩ câu trả lời được thấy trong Dân số ký 11.28. Ông được mô tả là: "Phụ tá của Môise, một trong những người được chọn". Bản Kinh Thánh NCV dịch câu nầy là: "Từ khi Giô-suê còn là một thiếu niên, Giô-suê đã là phụ tá của Môise rồi".
4. Giô-suê về mặt cá nhân đã được Môise kỹ luật và dạy dỗ. Ông đã tiếp thu nhiều bài học về chức năng lãnh đạo qua cách quan sát Môise. Tôi rất biết ơn vì đã phục vụ dưới quyền một vị Mục sư rất giỏi trước khi tôi trở thành Mục sư!
5. Đức Chúa Trời tiếp tục bảo cho Môise biết rằng ông cần phải "truyền lịnh", "trao phần vinh hiển ngươi" lại cho Giô-suê. Ông cần phải làm điều nầy "trước mắt Ê-lê-a-sa, thầy tế lễ, và cả hội chúng". Môise cần phải chuyển giao công khai cây gậy lãnh đạo cho Giô-suê.
6. Câu 22 nói rất đơn sơ: "Vậy, Môi-se làm y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình". Amen. Ông đã không tỏ vẽ giận dữ. Ông đã không tỏ vẽ cay đắng. Ông đã thực hiện đủ, đúng những gì đã được Chúa phán dạy và ông giàu ơn trao hết quyền hành cho viên phụ tá của mình.
II. Môise trung tín chạy xong cuộc chạy (Phục truyền luật lệ ký 34.1-12).
A. Một chuyến hành trình sau cùng (các câu 1-4).
1. Hãy nhớ lời lẽ của Phaolô từ II Timôthê 4.6-7: "…kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin". Tôi nghĩ rằng câu nói tình cảm ấy đã có trong lý trí của Môise.
2. Đức Chúa Trời sai ông lên "nơi đỉnh Phích-ga, đối ngang Giê-ri-cô". Ông đã trèo lên đỉnh của nó cao gần 4.500 feet. Đây là kỳ công hoàn toàn dành cho một người đã 120 tuổi. Ông biết rõ mình sắp lìa đời. Gánh nặng lãnh đạo dân tộc đã được cất ra khỏi hai bờ vai người. Đây là bước chân cuối cùng của chuyến hành trình của ông.
3. Hãy chú ý, chúng ta không đọc thấy một lời than phiền nào cả. Tôi nghĩ khi đến thời điểm của chúng ta, Đức Chúa Trời khiến cho chúng ta biết sẵn sàng để ra đi. Malcolm Muggeridge từng viết: "Khi bạn già đi giống như tôi, có đủ thứ niềm vui sẽ xảy ra cho bạn...niềm vui nhất trong đủ thứ niềm vui ấy là bạn sẽ thức giấc trong đêm và bạn thấy mình nửa trong nửa ngoài thân xác già cỗi của mình. Không chắc là bạn sẽ quay trở lại rồi chiếm cứ trọn vẹn thân thể hay chết của mình, hoặc hướng tới ánh sáng chói lói mà bạn đang nhìn thấy trên bầu trời, là ánh sáng của thành Đức Chúa Trời".
4. Di sản của Môise không phải là một vận mệnh lớn lao, không phải là một đống của cải mà là một đời sống hầu việc Đức Chúa Trời, một bằng chứng còn mãi cho đến đời đời.
5. Đức Chúa Trời đã tỏ cho ông thấy một cái nhìn toàn cảnh về Đất Hứa (các câu 1-2). Khi ấy Môise đã lìa đời. Hãy chú ý điều nầy thể nào đã được trình bày trong câu 5: "Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, qua đời tại đó…theo như lịnh của Đức Giê-hô-va".
B. Môise được tôn vinh trong khi qua đời (các câu 5-8).
1. Một lẽ thật mầu nhiệm về Môise, ấy là một mình Đức Chúa Trời đã chủ trì cho tang lễ của ông. Câu 6 chép: "Đức Chúa Trời bèn chôn người trong trũng tại xứ Mô-áp".
2. Câu nầy cũng chép: "… cho đến ngày nay không có ai biết được mộ của người". Tại sao Đức Chúa Trời lại che giấu mộ địa của ông chứ? Tôi nghĩ sở dĩ như vậy là vì Ngài không muốn dân Hêbơrơ lập một Mecca trên ngôi mộ đó. Ngài không muốn dân sự thực hiện những cuộc hành hương ở đó.
3. Thú vị thay, Giu-đe 9 chép: "Vả, khi chính mình thiên sứ trưởng Mi-chen chống với ma quỉ giành xác Môi-se, còn chẳng dám lấy lời nhiếc móc mà đoán phạt; người chỉ nói rằng: Cầu Chúa phạt ngươi!" Rõ ràng là ma quỉ đã có ý đồ muốn chiếm lấy xác của Môise, nhưng Đức Giêhôva không để cho hắn có được thi thể cũng như linh hồn của ông.
4. Câu 7 chép rằng Môise đã được 120 tuổi khi ông qua đời. Tôi rất thích câu nói kế đó: "mắt người không làng, sức người không giảm". Ông đã giữ được sức lực cùng khí lực mình trong lúc tuổi già của mình.
5. Có nhớ những người Hêbơrơ kia đã thường xuyên lằm bằm trong 40 năm không? Họ đã đe doạ ném đá hay ít nhất cô lập Môise nhiều lần rồi. Tuy nhiên, hãy chú ý thể nào họ đã tôn vinh ông trong lúc ông qua đời. Câu 8 chép: "Dân Y-sơ-ra-ên khóc Môi-se trong ba mươi ngày tại đồng bằng Mô-áp. Những ngày khóc và ngày chịu tang cho Môi-se đã xong rồi là như vậy".
C. Mộ bia của Đức Chúa Trời làm cho Môise (các câu 9-12).
1. Câu 9 chép rằng Giô-suê "được đầy dẫy thần khôn ngoan, vì Môi-se đã đặt tay mình trên người". Hãy hiểu rằng trong thời kỳ Cựu Ước, Đức Thánh Linh không ngự trong dân sự của Đức Chúa Trời giống như Ngài đang ngự hôm nay. Thay vì thế, Ngài đến ngự trên họ mặc lấy quyền phép cho họ. Đây là "một cái chạm đặc biệt dành cho một phần việc đặc biệt".
2. Việc đặt tay là động tác có tính đặc trưng cho sự chuyển giao quyền bính như chúng ta thấy trong sự phong chức ngày hôm nay vậy.
3. Phải, Giô-suê đã trở thành một vị lãnh tụ quan trọng, nhưng ông không bao giờ giống như Môise. Đức Chúa Trời phán trong câu 10: "Về sau, trong Y-sơ-ra-ên không còn dấy lên tiên tri nào giống như Môi-se...". Tại sao vậy? Vì Môise là một người "mà Đức Giê-hô-va biết giáp mặt". Giô-suê phải cầu hỏi Đức Giêhôva qua thầy tế lễ, nhưng Môise thì không, ông "giáp mặt" trò chuyện với Chúa.
4. Hãy chú ý từ "hết thảy" trong các câu 11-12. Phải, Môise là một nhân vật quan trọng nhưng ông cũng là một con người. Ông giống như tôi và quí vị vậy. Di sản của ông dành để cho chúng ta nhiều bại học thực tiễn.
III. Những bài học tiếp thu được từ di sản của Môise.
A. Cho dù cấp lãnh đạo không còn nữa, Đức Chúa Trời tiếp tục hành động.
1. Công tác thiên thượng không bao giờ được thực thi theo sức riêng của con người. Đức Chúa Trời hành động qua chúng ta trong một thời gian ngắn để rồi đem chúng ta về quê hương vinh hiển.
2. "Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi, Rồi sau tiếp rước tôi trong sự vinh hiển" (Thi thiên 73.24).
3. "Sẽ không hề có sự thành công nếu không có người kế tục".
B. Đức Chúa Trời đã đếm các ngày của chúng ta.
1. Giống như Môise, hết thảy chúng ta đều có một sự ấn định với sự chết. Chúng ta chẳng có một quyền hành gì khi sự chết đến, nhưng chúng ta có quyền điều khiển hoàn toàn đời sống ngay lúc bây giờ.
2. Quí vị có biết Môise đã viết ra Thi thiên 90 không? Thật là mỉa mai khi ông viết ra mấy lời nầy trong câu 12: "Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan".
3. Có người nói: "Sự chết không làm lu mờ ánh sáng toát ra từ Cơ đốc nhân; cho nên phải tắt đèn đi khi bình minh đã ló dạng".
C. Đời sống cần phải sống ở đây và bây giờ.
1. Ngày kia tôi đã nhìn thấy hàng chữ gắn ở phía sau chiếc môtô: "Hãy sống cuộc sống vặn hết ga". Môise sẽ nói: "Amen, tôi không nhất trí như thế đâu".
2. Vì vậy có nhiều khi chúng ta một là sống cho quá khứ hoặc là sống cho tương lai. Hỡi quí vị lớn tuổi, có nhiều việc mà Đức Chúa Trời đã để lại ở trong quí vị. Hỡi quí vị trẻ tuổi, đừng chờ đợi cho tới chừng quí vị tấn tới đủ để hầu việc Ngài.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét