Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Xuất Ê díp tô ký 3:11-4:17: "Cáo Lỗi! Cáo Lỗi!"



Môise – Hoàng Tử của Israel
Cáo Lỗi! Cáo Lỗi!
Xuất Êdíptô ký 3.11 - 4.17
1. Theo nguồn tin của hảng UPI, Công Ty Bảo Hiểm Metropolitan đã nhận được một số lời cáo lỗi bất thường về các tai nạn từ những người có đăng ký hợp đồng bảo hiểm xe cộ. Sau đây là một số trường hợp:
Một chiếc xe từ hướng nào không biết, đụng vào xe tôi, rồi bỏ chạy mất biệt.
Chiếc xe khác đã đụng xe tôi mà chẳng báo trước cho tôi biết về ý đồ của nó.
Tôi đã lái chiếc xe của mình trong 40 năm, khi tôi ngủ gục trên tay lái và đã gây tai nạn.
Khi tôi đến chỗ giao lộ thì có cái hàng rào chắn che mất tầm nhìn của tôi.
Tôi tách ra khỏi làn chạy, liếc nhìn thấy mẹ vợ tôi, rồi lao vào con lươn.
Người đi bộ kia không đi đúng làn đường dành cho mình, vì vậy tôi đã đụng phải anh ta.
Cọc điện thoại ở quá gần. Tôi đã cố tránh khi nó đụng vào đầu xe tôi.
Gã kia chiếm hết làn xe chạy. Tôi phải tránh nhiều lần trước khi tôi đụng hắn.
Lý do gián tiếp của tai nạn nầy, ấy là có gã kia nhỏ con lái chiếc xe nhỏ mà sao cái miệng gã lớn quá.
2. Chúng ta biết có rất nhiều cách cáo lỗi. Chúng ta đưa ra và nhận lãnh chúng. Trong một bài viết của tạp chí Esquire, Deion Sanders của Dallas Cowboy thuật lại về việc nhiều con đường phố mọc lên ở Fort Myers, Florida, đã thúc giục anh phải tạo ra sự thành công cho chính bản thân mình khi muốn trở thành vận động viên điền kinh. Anh giải thích: "Tôi gọi chúng là “tôi dám”. Nếu tôi dám làm như vậy, hôm nay tôi sẽ làm ra ba triệu...Nếu tôi dám chịu khó hơn một chút nữa, tôi sẽ trở thành một siêu sao. Họ đã chạy nhanh như tôi khi họ còn là trẻ con kia, nhưng thay vì lao động để đạt tới giấc mơ của họ, họ đã chọn ma tuý và một đời sống trên mỗi góc đường phố. Khi tôi còn trẻ, tôi đã chịu luyện tập; các bạn bè tôi, họ đã không chạy thẳng vào những con đường để rồi ra khỏi đó. Giờ phút tan trường là giờ phút mà chúng tôi cần phải nắm lấy. Chúng tôi không cần thêm bất kỳ “tôi dám” nào nữa".
3. Trong vương quốc của Đức Chúa Trời, cũng có rất nhiều người "tôi dám" nữa. Một trong số những người thể ấy là Môise. Ở tuổi 40, ông tưởng có thể giải phóng dân tộc mình ra khỏi vòng nô lệ trong xứ Ai cập, nhưng đã thất bại hoàn toàn. Ở tuổi 80, sau khi tốn mất 40 năm chăn chiên ở vùng cát nóng sa mạc Sinai, Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông phải dám làm công việc ấy. Ở câu 10 Ngài phán: "Vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pha-ra-ôn, để dắt dân ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
4. Môise ở tuổi 80 gần như chẳng có sẵn sàng gì để trở thành một đấng cứu tinh giống như Môise ở tuổi 40. Thực ra, chúng ta hãy xem xét bốn lời cáo lỗi với Đức Chúa Trời.
I. Lời cáo lỗi thứ nhứt. Tôi là kẻ chẳng ra gì (các câu 11-12).
A. Môise cảm thấy mình bất toàn (câu 11).
1. Ngay sau khi Đức Chúa Trời phán: "ta sai ngươi đi…" thì Môise liền đáp: "Tôi là ai dám đi đến…?"
2. Môise ở tuổi 40 đã cảm thấy mình được trang bị quá tốt và có lòng lo toan muốn làm ngay phần việc. Môise ở tuổi 80 đã cảm thấy mình hoàn toàn bất toàn đối với phần việc kia.
Tuổi tác có làm được phần việc ấy hay không? Chúng ta ngày càng già đi, chúng ta càng trở nên khiêm nhường hơn. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta nghĩ mình đang có hết thảy những câu trả lời. Khi chúng ta càng lớn tuổi thêm, chúng ta nhận ra mình không biết hết thảy những thắc mắc đâu. Các sinh viên thần học trẻ trung đều nghĩ họ hiểu biết Kinh Thánh. Các vị mục sư cao niên hơn đều biết rõ họ sẽ không bao giờ hiểu trọn thậm chí một phân đoạn nhỏ Kinh Thánh. Mark Twain đã nói: "Tôi rời khỏi gia đình lúc 18 đã có lòng tin cha tôi là người dốt nát nhất mà tôi đã từng biết. Tôi trở về nhà lúc 21 tuổi, lấy làm ngạc nhiên nơi những gì một cụ già đã học biết trong ba năm trời".
3. Phản ứng của Môise đúng là sự hạ mình của tuổi tác của ông. Ông không có cảm giác gì đối với phần việc kia hết. Nơi ông chúng ta thấy khuôn mẫu của TỘI LỖI, NHỮNG HẬU QUẢ & TÌNH TRẠNG CHƯA ĐẦY ĐỦ. Môise đã phạm tội trong sự kiêu ngạo của mình, trong việc chạy trước Đức Chúa Trời và trong việc giết chết một người Ai cập. Như một kết quả, ông đã đối mặt với hậu quả 40 năm trong đồng vắng. Những năm tháng đó đã khiến cho ông cảm thấy mình không xứng đáng cho phần việc đó. Hãy lắng nghe tâm trạng ấy trong câu nói: "Tôi là ai?"
B. Đức Chúa Trời hứa tình trạng đầy đủ cho ông (câu 12).
1. Hãy gạch dưới lời hứa của Đức Chúa Trời. Ngài phán với Môise: "Ta sẽ ở cùng ngươi".
2. Khi Đức Chúa Trời phán: "Ta sai ngươi đi đến Pharaôn" Môise đã có một ý niệm không đúng ngay. Ông tưởng Đức Chúa Trời muốn ông giải phóng dân Israel. Sai! Đức Chúa Trời sẽ giải cứu dân Israel; Ngài chỉ sẽ sử dụng Môise làm phần việc đó mà thôi. Môise sẽ là một công cụ ở trong hai bàn tay của Đấng Toàn Năng. Một công cụ không làm phần công việc!
3. Đức Chúa Trời có thể sử dụng nhiều thứ công cụ để lo làm phần việc. Ngài đã không cần Môise. Ngài đã chọn sử dụng Môise. Ngài có thể sai phái một thiên sứ. Ngài đã đặt một bụi gai cháy hay một kim tự tháp bốc cháy ở giữa xứ Ai cập rồi phán trực tiếp với Pharaôn. Đức Chúa Trời không cần chúng ta. Ngài chọn sử dụng chúng ta. Ngài mời chúng ta hiệp tác với Ngài trong công việc của Ngài.
Tôi không cần mấy đứa con của tôi làm bất kỳ công việc nào quanh ngôi nhà của tôi. Tôi có thể cắt cỏ, rửa xe, thay nhớt, v.v…bản thân tôi làm tốt đủ thứ việc ấy. Tuy nhiên, tôi biết rằng khi chúng đến phụ giúp tôi, chúng tôi gắn bó với nhau. Chúng tôi cùng nhau làm thì công việc được mau lẹ hơn. Đức Chúa Trời mời chúng ta hiệp tác với Ngài trong công việc của Ngài vì ở chỗ hiệp tác với Ngài chúng ta càng đến gần với Ngài hơn.
4. John Durham đã nói: "Môise là ai thì không phải là vấn đề; mà ai đang ở với Môise mới là vấn đề".
5. Chúng ta có những ngày cả tốt và xấu. Chúng ta có những ngày bầu trời thật đẹp đẽ và nhiều hoài bảo không hạn chế. Chúng ta có những ngày đầy mây mù nghi ngờ và những đường chân trời tăm tối. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đang ở cùng chúng ta MỖI NGÀY.
Có bao giờ quí vị nhìn xem một cây ăn trái vào mùa đông chưa? Gần như nó trơ trụi và chẳng có sự sống. Nếu quí vị không biết rõ, quí vị sẽ xem nó đang dãy chết. Tuy nhiên, khi quí vị nhìn vào cũng cùng một cây đó vào mùa xuân và mùa hè, cây đó đầy những lá và trái. Nó phải trải qua một mùa ngủ nghỉ trước khi vào vụ mùa đầy kết quả. Cũng một thể ấy với chúng ta. Đôi khi chúng ta kết trái. Có khi chúng ta đang tấn tới ở người bề trong. Đức Chúa Trời vẫn đang làm việc trong và qua chúng ta.
6. Đức Chúa Trời nói cho Môise biết Ngài sẽ ban cho ông một "dấu". Điều nầy sẽ không lâu đâu, cho tới khi ông sẽ trở lại với chính hòn núi đó, là Núi Sinai và "phụng sự Đức Giêhôva tại trên núi nầy". Đức Chúa Trời đã ban cho Môise một mặc khải về tương lai. Đấy là điều mà Phaolô đã nói về chúng ta trong Êphêsô 3.20: "Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng".
II. Lời cáo lỗi thứ hai. Tôi không biết Danh của Ngài (các câu 13-22).
A. Thắc mắc về Danh của Đức Chúa Trời (câu 13).
1. Môise cũng y như chúng ta. Ông lấy làm lo vì ông không có hết những giải đáp. Ông nói, khi dân sự hỏi Đức Chúa Trời nầy tên là gì, thì tôi phải đáp làm sao!?!
2. Môise vốn biết rõ mình đang nói gì với Đức Chúa Trời. Chính Đức Giêhôva đã tự xác nhận mình trong câu 6 là: "Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp". Môise cũng biết rõ rằng sau 400 năm, nhiều người Do thái đã thờ lạy các tà thần của Ai cập. Ông muốn có một vài sự bảo đảm.
3. Câu Môise hỏi chẳng có gì là nhiều lắm: "Tên Ngài là chi?" hay "Ngài giống với điều gì?" "Ngài thuộc loại thần nào?"
B. Ý nghĩa của danh Đức Chúa Trời (câu 14). Đức Chúa Trời phán rằng danh của Ngài là: "Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu" và Môise phải nói với dân Do thái: "Đấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi".
Đây là sự khải thị đầu tiên về danh xưng của Đức Chúa Trời. Những cái tên rất quan trọng trong Kinh Thánh. Danh xưng "Đấng Tự Hữu" ra từ một hình thái Hêbơrơ của động từ "to be" [ở]. Danh nầy được gọi là “bốn âm” có ý nghĩa. Từ nầy được đánh vần theo tiếng Hy bá lai với bốn âm duy nhứt "YHWH". Chúng ta đọc từ nầy là Yahweh (Đức Giêhôva). Người Do thái xem "Danh" nầy là “thánh khiết" đến nỗi họ không viết hay đọc tới danh đó. Chúng ta hãy xem xét danh xưng Yahweh hay "Đấng Tự Hữu" có ý nghĩa như thế nào!?!
1. "Đấng Tự Hữu" có ý nói Đức Chúa Trời là một thân vị. Ngài không phải là một thế lực khó hiểu, trừu tượng. Vì Ngài là một thân vị, chúng ta có thể có mối giao thông với Ngài.
2. "Đấng Tự Hữu" có ý nói Đức Chúa Trời tự tồn tại. Ngài không có bắt đầu. Danh Ngài là "Ta đã trở thành" [I became]. Chúng ta không dám nói: "Ta là Đấng ta là" còn Đức Chúa Trời, Ngài phán: "TA LÀ ĐẤNG TA LÀ".
3. "Đấng Tự Hữu" có ý nói Đức Chúa Trời tự túc. Mọi loài thọ tạo đều nương vào Đức Chúa Trời để được tồn tại liên tục. Khi Đức Chúa Trời là "ĐẤNG TỰ HỮU", Ngài chẳng nương vào ai hay một việc gì cho sự tồn tại của Ngài cả.
4. "Đấng Tự Hữu" có ý nói Đức Chúa Trời là đời đời. Danh xưng nói tới tình trạng đời đời, tính vĩnh cửu của Ngài. Đức Chúa Trời đang, luôn luôn đã và luôn luôn sẽ tồn tại.
5. "Đấng Tự Hữu" có ý nói Đức Chúa Trời là không thay đổi. Chúng ta nói Ngài là bất biến. Ngài như thế nào hôm nay, thì Ngài sẽ như thế ấy vào ngày mai. Có hai kết quả cho vấn đề nầy. Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đáng được tin cậy. Hôm qua Ngài thể nào, thì hôm nay Ngài thể ấy. Thứ hai, không thể tránh được Đức Chúa Trời. Ngài không đi đâu hết. Chúng ta có thể bất chấp Ngài hay từ chối Ngài ngay bây giờ, nhưng Ngài vẫn y nguyên.
C. Phần ứng dụng của danh Đức Chúa Trời (các câu 15-22).
1. Yahweh (Đức Giêhôva), "Đấng Tự Hữu" được thấy trọn vẹn trong Đức Chúa Jêsus Christ. Chúa Jêsus phán: "Trước khi chưa có Áp-ra-ham, ĐÃ CÓ TA" (Giăng 8.58). Ngài cũng phán: "Ta là bánh của sự sống" (Giăng 6.35); "Ta là sự sáng của thế gian" (Giăng 8.12); "Ta là cái cửa" (Giăng 10.9); "Ta là người chăn hiền lành" (Giăng 10.11); "Ta là sự sống lại và sự sống" (Giăng 11.25); "Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống" (Giăng 14.6).
2. Khi Môise nói: "Tôi là ai?" Đức Chúa Trời phán rằng quí vị là ai thì chẳng là vấn đề "Ta là Đấng tự hữu". Môise nói: "Tôi là kẻ chẳng ra gì". Đức Chúa Trời phán: "Ta là mọi sự". Môise nói: "Tôi chẳng có gì để dâng". Đức Chúa Trời phán: "Ta là mọi sự mà ngươi đang có cần". Môise đáp: "Tôi không phải là người mà họ sẽ chịu nghe theo đâu". Đức Chúa Trời phán: "Ta là Đấng tự hữu""Ta là Đấng tự hữu""Ta là Đấng tự hữu".
3. Một người có ý thức mình là ai và mình như thế nào (một kẻ chẳng ra gì và tầm thường) và có sự hiểu biết Đức Chúa Trời là ai (là mọi sự và mọi sự chúng ta có cần) là một người Đức Chúa Trời có thể sử dụng.
III. Lời cáo lỗi thứ ba. Không ai chịu tin theo tôi (4.1-9).
A. Môise tưởng không có ai chịu lắng nghe.
1. Môise rời Ai cập là một hoàng tử rất có tài. Giờ đây là một cụ già 80 tuổi, lại là một người chăn chiên Mađian, ông phải quay trở lại. Điều nầy giống như một vị luật sư trẻ tuổi rất có tài rời khỏi Washington D.C. rồi quay trở lại với thủ đô 40 năm sau là một cụ già sống trong đồng vắng sặc mùi chiên.
2. Hãy tưởng tượng ông đang nói: "Ok, đồng bào ơi, tôi là câu giải đáp cho mọi lời cầu nguyện của quí vị đây. Tôi là đấng cứu tinh của quí vị đây. Tôi là người của quí vị đây" hoặc như 4.1, chép như sau: "Nhưng dân đó sẽ chẳng tin và chẳng vâng lời tôi", ông thắc mắc không biết ông sẽ làm gì khi họ nói: "Đức Giê-hô-va chẳng có hiện ra cùng ngươi đâu".
B. Đức Chúa Trời đã ban cho Môise ba dấu chỉ về uy quyền của Ngài. Tôi nghĩ Môise đang nói: "Lạy Chúa, con tin Ngài, nhưng chúng ta còn cần nhiều hơn thế nữa". Khi ấy Đức Chúa Trời phán: "Ok, hỡi Môise, chúng ta hãy xem trong tay ngươi cầm vật chi".
1. Dấu chỉ của cây gậy.
a. Trước đây, bàn tay của Môise khi còn trẻ, nó bằng phẳng và móng tay được cắt sửa đàng hoàng. Bàn tay ấy xứng đáng để cầm lấy cây trượng của một vì vua. Giờ đây khi có tuổi, bàn tay ấy nhăn nheo, chai sần và móng tay dính đầy bụi đất. Bàn tay ấy đang cầm lấy một cây gậy đơn sơ, một "cây gậy", cây trượng của một người chăn chiên. Đức Chúa Trời bảo ông phải “ném nó xuống đất".
b. Giống như Môise, hết thảy chúng ta đều đang cầm lấy một thứ gì đó trong tay của mình. Hết thảy chúng ta đều có của cải, khả năng, và nhiều mối quan hệ, song chẳng biết chi đến Đức Chúa Trời, chúng không thuộc về Đức Chúa Trời. Ngài buộc chúng ta phải ném các thứ nầy xuống đất.
c. Khi Môise ném "cây gậy" xuống đất, "nó hoá ra một con rắn" và giống như quí vị và tôi "Môise chạy trốn nó". Đức Chúa Trời bảo ông phải "nắm đuôi nó". Tất nhiên, khi ông làm theo thì "nó huờn lại cây gậy trong tay".
d. Lần tới chúng ta đọc về "cây gậy" ở trong câu 20, ở đây nó được gọi là "cây gậy của Môise", mà không, "cây gậy của Đức Chúa Trời". Nó không còn là cây gậy của Môise nữa, mà là cây gậy của Đức Chúa Trời! Với "cây gậy của Đức Chúa Trời" Môise sẽ đem các nạn dịch giáng trên Ai cập, rẽ nước Biển Đỏ, đập vào hòn đá trong đồng vắng và làm cho nước sủi bọt lên. Với cây gậy của Đức Chúa Trời Môise sẽ đạt được nhiều chiến thắng trên các kẻ cừu thù của ông.
e. Quí vị đang cầm cái gì trong tay vậy? Quí vị sẽ nói: "Thưa Mục sư, tôi chẳng có gì nhiều để dâng hiến. Tôi chẳng có tài gì cả. Tôi chẳng phải là nhân vật quan trọng đâu". Nói như thế nghe hay thật! Đức Chúa Trời sử dụng những việc đơn sơ cùng những con người tầm thường. Khi Ngài bước ra đặng giải cứu dân Israel, Ngài không sử dụng cây trượng của nhà vua mà sử dụng cây gậy của kẻ chăn chiên. Khi Ngài muốn đánh bại một gã giềnh giàng, Ngài không sử dụng vũ khí của một vì vua mà Ngài sử dụng cái trành của một gã thiếu niên. Khi Ngài bắt đầu kiến thiết vương quốc của Ngài, Ngài không chọn kẻ khôn khéo nhất cùng người có tài ăn học, mà Ngài chọn mấy người ngư phủ thật đơn sơ.
f. Đời sống và của cải, tài năng và các mối quan hệ của quí vị, có thể là những thứ công cụ rất tốt ở trong tay Đức Chúa Trời nếu quí vị chịu ném nó xuống đất.
2. Dấu hiệu bàn tay bị phung.
a. Nếu nhìn thấy một cây gậy biến thành một con rắn thì chưa đủ, Đức Chúa Trời bảo Môise phải "đặt tay ngươi vào lòng". Khi ông lấy tay ra thì nó "nổi phung trắng như tuyết". Khi ông đặt bàn tay vào lòng trở lại, rồi rút nó ra, một lần nữa nó "trở lại như thịt mình".
b. Người Ai cập đánh giá cao sự thanh sạch và cách hành nghề y khoa. Không nghi ngờ chi nữa, đây là một cú sốc đối với họ. "Ta là Đấng Tự Hữu", Yahweh (Đức Giêhôva) là Đức Chúa Trời, là Đấng giáng bịnh tật và cất đi bịnh tật.
3. Dấu hiệu huyết từ sông rạch.
a. Dấu hiệu sau cùng nầy là phải "lấy nước dưới sông", là sông Nile rồi "làm tràn ngập trên mặt đất". Nước sẽ biến thành "máu" khi nó bị đổ ra.
b. Tất nhiên người Ai cập đã thờ lạy sông Nile như một vị thần linh. Toàn bộ lối sống của họ xoay tròn quanh dòng sông. Đây sẽ là phần khởi đầu của Đức Chúa Trời chơn thật, Ngài huỷ diệt các tà thần của xứ Ai cập.
IV. Lời cáo lỗi thứ tư. Tôi không làm được việc đó (các câu 10-12).
A. Môise không có tài hùng biện.
1. Ông nói với Đức Chúa Trời rằng: "Ôi! lạy Chúa, từ hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi vẫn chẳng phải một tay nói giỏi ". Ông nói thêm: "vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng".
2. Hãy lắng nghe trong câu 10, theo một bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ: "Lạy Chúa, làm ơn đi, tôi không phải là một người giỏi tài ăn nói. Thậm chí trong lúc nầy đây, sau khi thưa chuyện với Ngài, tôi không thể nói chi được. Tôi chậm ăn nói và không thể tìm được những câu nói vừa lỗ tai đâu".
3. Phải chăng Môise đã có một trí nhớ tồi? Công vụ Các Sứ Đồ 7.22 chép: "Môi-se được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô; lời nói và việc làm đều có tài năng". Có thể trong suốt 40 năm trong đồng vắng, tài năng của ông đã bị mai một đến nỗi Môise không còn nhớ một mảy may nào đến chúng hết!?!
B. Đức Chúa Trời sẽ mặc lấy quyền phép cho ông.
1. Môise không cần một giọng nói tốt. Ông cần phải tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời.
2. Đức Chúa Trời phán: "Ai tạo miệng loài người ta?" Nói cách khác: "Ngươi nghĩ ta không biết về chỗ khó của ngươi sao?"
3. Ngài phán: "Ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói". Cũng một thể ấy với chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta, Đức Chúa Trời sẽ trang bị và mặc lấy quyền phép cho chúng ta để lo làm công việc.
V. Lời cáo lỗi thứ năm. Người khác sẽ làm công việc tốt hơn (các câu 13-17).
A. Môise muốn một sự thay thế.
1. Tôi thích cách 13 mô tả. Câu nầy chép trong một bản Kinh Thánh Anh ngữ: "Ôi! lạy Chúa, làm ơn sai người khác làm công việc ấy đi".
2. Môise gọi Đức Chúa Trời là "Chúa" nhưng không muốn cúi mình xuống trước địa vị Chủ Tể của Ngài. Ngài một là "Chúa của muôn vật hoặc không phải là Chúa gì hết".
B. Đức Chúa Trời đã ban cho ông một người anh. Đức Chúa Trời bảo Môise rằng Arôn anh của ông "đang đi đến đón ngươi kìa" và Arôn "sẽ vui mừng trong lòng". Arôn sẽ là cánh tay mặt thật mạnh mẽ cho Môise.
Giống như Đức Chúa Trời đã kêu gọi Môise, Ngài đang kêu gọi mỗi một người chúng ta. Mối lần Môise đưa ra một lời cáo lỗi, Đức Chúa Trời đã đáp lời. Đừng đưa ra cho Đức Chúa Trời những lời cáo lỗi của quí vị, hãy trình sự vâng lời của quí vị ra cho Ngài.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét