Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Malachi 1.6-2.9: "Có Điều Chi Sai Với Sự Phục Vụ Của Tôi?"



"CÓ ĐIỀU CHI SAI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA TÔI?"
Malachi 1.6-2.9
PHẦN GIỚI THIỆU.
Sống cho Đức Chúa Trời có thể trở thành một nghi thức thay vì là một mối tương giao! Khi đó là nghi thức, thì rõ ràng là do thiếu sự vui mừng chân thật và những của lễ có chất lượng tồi. Khi thực sự đó là mối tương giao, chúng ta có sự vui mừng cả thể nơi việc dâng của lễ vì hy sinh cho những người chúng ta yêu thương là một việc rất tự nhiên.
Thắc mắc thứ hai của Israel đối với Đức Chúa Trời phải làm với những của lễ và sự phục vụ của họ trước mặt Đức Chúa Trời … dường như Đức Chúa Trời không đẹp lòng với: một là của lễ hoặc sự phục vụ của họ, và thắc mắc của họ về mặt cơ bản là: "Có điều chi sai với sự phục vụ của chúng tôi?"
Họ đã dâng của lễ cho Đức Giêhôva, họ đã tham dự các buổi thờ phượng tại Đền Thờ … vậy thì có điều chi sai chứ? Ấy không phải CÁCH họ đã dâng, bèn là THỨ mà họ đã dâng … những con thú bịnh tật đau yếu làm những của lễ và tham dự chiếu lệ tại Đền Thờ không có một sự vui mừng hay cảm tạ chân thật trong lòng họ đối cùng Đức Chúa Trời!
Họ đã đánh mất mục tiêu của họ trong mục đích của sự thờ phượng và sự phục theo giao ước …!
MINH HOẠ.
Một Hội thánh nhỏ vùng nông thôn xứ Thụy điển cách đây nhiều năm đã gặp phải một sự cố bất ngờ. Nhà Vua Thụy điển đã có mặt trong buổi thờ phượng của họ vào sáng Chúa nhựt kia. Mục sư chủ toạ, nhìn thấy sự hiện diện của nhà Vua trong hội chúng và bị áp đảo với sự hiện diện của hoàng gia nên gạt qua một bên bài giảng đã soạn sẵn của mình cho ngày đó rồi nói về những phẩm hạnh của nhà Vua xứ Thụy điển. Sau buổi thờ phượng, nhà Vua đến gặp vị Mục sư tại cửa, cảm ơn ông, rồi nói cho ông biết rằng ông sẽ nhận lãnh một món quà từ nhà Vua. Vị Mục sư hồi hộp với những tin tức nầy. Ông nghĩ rõ ràng là nhà Vua ưa thích những điều ông đã nói. Vài tuần lễ trôi qua, và một cái hộp thật lớn được gửi đến tại Hội thánh. Vị Mục sư mở cái hộp ra với chút ít lo âu. Bên trong hộp là một bức tượng cở lớn Chúa Jêsus đang bị treo trên thập tự giá, có lời chú thích kèm theo bức tượng đó: "hãy treo bức tượng Chúa Jêsus nầy trên cây cột đối ngang với toà giảng để ông sẽ luôn luôn được nhắc nhớ tới đối tượng thích hợp khi rao giảng!" – Vô danh
Họ đã đánh mất mục tiêu của họ, và thắc mắc của họ tỏ ra họ đã lạc sai rất xa đối với sự thờ phượng thật! Thắc mắc thứ hai một kẻ tái phạm hỏi Đức Chúa Trời là: "Có gì sai với sự phục vụ của tôi?"
Đức Chúa Trời mong đợi điều tốt nhứt nơi chúng ta vì Ngài luôn luôn ban điều tốt nhứt của Ngài cho chúng ta, chúng ta không thể biết được sự vui mừng thực sự trong mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời nếu chúng ta dâng lên những của lễ bịnh hoạn, sự thờ phượng sẽ trở thành nghi thức nếu chúng ta làm như vậy.
I. KHÔNG TÔN KÍNH BỔN TÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (1.6-14):
A. Nghi thức (1.6-10):
1. Khi mối tương giao quan trọng với Đức Chúa Trời rơi vào một sự phục theo hàng tuần phải có mặt tại Đền Thờ, niềm vui mừng mau chóng biến mất khỏi sự thờ phượng.
a. Thay vì tìm cách đến với đền thờ đặng thờ lạy, họ đã tìm cách ra khỏi đền thờ để về nhà! (nghe quen quá phải không?)
b. Sự tham dự chiếu lệ đã tạo ra một loại bực bội khi dâng của lễ … thay vì dâng thứ tốt nhứt, họ đã dâng những của lễ và phần thừa thải tồi tệ nhất của họ!
2. Chẳng bao lâu thì họ đã quên chỗ đặc biệt mà họ đã có ở trong lòng Đức Chúa Trời, và không có sự vui mừng nơi họ là ai, họ không còn giữ một sự tôn kính nào cho Đức Chúa Trời ở trong tấm lòng của họ nữa!
a. Họ là những kẻ thờ phượng miễn cưỡng!
b. Họ là những người dâng hiến miễn cưỡng!
3. Trong sự thịnh vượng mới mẻ của họ, họ lấy làm bực bội những điều Đức Chúa Trời muốn nơi họ, Ngài muốn thứ tốt nhứt của họ và không muốn thứ thừa thải của họ … đây là sự mỉa mai của sự thịnh vượng, chúng ta có khuynh hướng dâng tốt hơn khi chúng ta có ít hơn lúc chúng ta có nhiều!
4. Họ đã đánh mất mục tiêu nơi Đức Chúa Trời và nhận lãnh sự thua thiệt nơi bản ngã cùng những nghi thức thờ phượng!
MINH HOẠ.
Khi Giáo Hoàng John 23 có khán giả đầu tiên của mình trong vai trò Giáo Hoàng, ông tìm gặp giữa vòng những người khách đến viếng đầu tiên là mẹ ruột của ông! Bà là một phụ nữ đã sống trong nghèo khó trọn cả đời mình. Khi bước vào Vatican, bà lấy làm kinh ngạc nơi sự trang trí lộng lẫy của các toà nhà, kể cả nhân vật là con trai của bà là Giáo Hoàng hiện đang ngồi ở trong đó. Nhóm của bà đã vào tận bên trong và đã đến gần con trai Giáo Hoàng của bà, bà để ý thấy thể nào họ quì gối xuống để hôn chiếc nhẫn của ông ta. Khi tới phiên của bà, bà cũng quì gối xuống, công nhận quyền bính thuộc linh theo nghi thức của ông ta trên đời sống của bà. KHI ẤY, sau khi hôn chiếc nhẫn rồi, bà nhìn thẳng vào con trai mình và đưa tay ra mà nói: "Bây giờ, hỡi con, con hãy hôn chiếc nhẫn của mẹ, vì nếu chẳng có chiếc nhẫn nầy thì con sẽ không đeo được chiếc nhẫn ấy đâu". Tấm lòng của người mẹ mong muốn tạo nên viễn cảnh cho người con đã đánh mất tầm nhìn vào sự vinh quang đáng phải có! – Vô danh
5. Họ đã quá kiêu ngạo khi gọi mình là: "con cái của Đức Chúa Trời" thế mà chẳng tôn kính Đức Chúa Trời như một người cha xứng đáng!
a. Đức Chúa Trời phán: "Vậy nếu ta là cha, nào sự tôn kính thuộc về ta ở đâu? và nếu ta là chủ, nào sự kính sợ ta ở đâu?" (1.6).
b. Họ rất tốt đẹp khi nói ra điều đó, nhưng không tốt đẹp khi tỏ ra điều đó!
6. Ồ phải rồi, họ vẫn còn làm dấu, vẫn đến đền thờ, đem theo của lễ, đọc những lời cầu nguyện, đã hát những bài hát, v.v… nhưng tấm lòng của họ thì xa cách Đức Chúa Trời.
a. Điều nầy rất rõ ràng khi đi nhà thờ mà không có sự vui mừng
b. Điều nầy rất rõ ràng bởi những thứ của lễ bịnh hoạn
c. Điều nầy rất rõ ràng bởi thái độ tệ hại
7. THẾ MÀ … họ dám hỏi Đức Chúa Trời: "Có gì sai với sự phục vụ của tôi?"
8. Đức Chúa Trời yêu cầu họ phải xem xét việc dâng những của lễ CÙNG chất lượng cho quan trấn thủ của họ và nhìn thấy ông ta ưa thích như thế nào! Malachi 1.8: "Thử dân nó cho quan trấn thủ ngươi, thì người há đẹp lòng và vui nhận cho ngươi sao? Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vậy".
9. Vấn đề không phải là thiếu phục vụ, mà là chất lượng của sự phục vụ!
B. Kháng cự! (1.11-14)
1. Sự kháng cự của họ không tôn kính Đức Chúa Trời sẽ không ngăn được Đức Chúa Trời không được tôn kính trong thế gian … Đức Chúa Trời vẫn sẽ được tôn kính bởi các dân theo đúng kỳ định!
a. Sự họ kháng cự không thờ lạy Đức Chúa Trời thích đáng sẽ là phần thua thiệt CỦA HỌ.
b. Họ chống cự là bản chất trong sự họ dâng hiến có lẽ bởi sự bào chữa rằng họ sẽ dâng có từng đó mà thôi!
2. Họ kháng cự không dâng hiến cho Đức Chúa Trời điều tốt nhứt của họ … nhưng họ vốn quan tâm đến hình tượng của họ, vì vậy họ đã dâng, nhưng họ đã dâng thứ rác rưỡi của họ!
a. Ấy chẳng phải Đức Chúa Trời sẽ không nhận một của lễ nghèo nàn đâu … nếu quả thực của lễ ấy đến từ người thực sự nghèo, nhưng đây không phải là trường hợp, họ vốn giàu có và rất được phước, nhưng họ đã cầm thứ tốt nhứt lại cho chính mình đang khi dâng cho Đức Chúa Trời thứ tệ hại nhất trong những gì họ có.
b. Đức Chúa Trời rõ ràng nhận ra vấn đề trong lời bình của Ngài ở đây: "Đáng rủa thay là kẻ hay lừa dối, trong bầy nó có con đực, mà nó hứa nguyện và dâng con tàn tật làm của lễ cho Chúa!"
c. Hãy chú ý Đức Chúa Trời gọi một người thể ấy là kẻ hay "lừa dối", là kẻ có thể dâng những của lễ tốt hơn nhưng lại chọn làm khác đi.
3. Trông mong Đức Chúa Trời tiếp tục ban phước cho họ với thứ tốt nhứt của Ngài là giả hình khi họ từ chối không chịu dâng thứ tốt nhứt của họ!
MINH HOẠ.
Đế quốc của dòng họ Franks đã có một sự đầu phục bất thường đối với Đấng Christ, đôi khi cả đạo quân đều chịu phép báptêm là Cơ đốc nhân vì sự trở lại Cơ đốc giáo của cấp chỉ huy của họ. Tuy nhiên, họ đang lâm chiến, và vì cớ điều nầy nên nỗi họ không muốn ở lâu trong quân đội. Vì vậy, một giải pháp đã được tìm ra, khi làm phép báptêm cho dòng họ Franks ... như đã được nói, đôi khi cả đạo quân làm một lượt, các chiến binh sẽ đi xuống nước với bàn tay mặt giơ cao lên khỏi mặt nước hầu cho đó là phần chi thể chưa chịu phép báptêm. Theo cách nầy, họ có thể làm nguôi lương tâm của họ trong chiến tranh bằng cách giết chóc cách tàn nhẫn kẻ thù vì bàn tay của họ chưa chịu phép báptêm! Trong khi chúng ta không làm theo cách nầy với gươm giáo, có người đã giữ cho bóp tiền của họ cao lên khỏi mặt nước để chúng không phải chịu phép báptêm, và họ không để cho phần tài chính của họ phục theo Chúa! – Vô danh
4. Điều nầy cũng có thể trở thành thái độ của những người đến thờ phượng hôm nay nữa, chúng ta muốn thứ tốt nhứt của Đức Chúa Trời nhưng không dâng cho Đức Chúa Trời thứ tốt nhứt của chúng ta.
a. Thực vậy, đôi khi chúng ta từ chối không chịu dâng điều chi đó cho Đức Chúa Trời vì chúng ta rất cay đắng rằng Đức Chúa Trời không ban phước cho chúng ta tốt hơn!
b. Không những Israel đời xưa đã phấn đấu với thái độ trong sự thờ phượng, đây là một vấn đề tồn đọng lâu dài với dân sự của Đức Chúa Trời.
5. Nếu chúng ta có khả năng dâng cho Đức Chúa Trời những của lễ tốt và thay vì thế chúng ta lại dâng cho Đức Chúa Trời những thứ của lễ nghèo nàn, chúng ta sẽ không tìm được niềm vui mừng trong mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời.
a. Chúng ta thành thực phản ảnh loại vui mừng chúng ta đang có trong mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời bằng loại của lễ mà chúng ta dâng lên cho Ngài.
b. Đây là lý do tại sao "Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng" … vì Ngài biết họ có sự vui mừng trong khi họ dâng hiến.
II. KHÔNG TÔN KÍNH GIAO ƯỚC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (2.1-9)
A. Quở trách! (2.1-6)
1. Giờ đây Đức Chúa Trời hướng thái độ không đẹp lòng của Ngài vào những kẻ thất bại không chỉnh đốn dân sự của Đức Chúa Trời, là dòng thầy tế lễ!
a. Các cấp lãnh đạo thuộc linh phải nói ra vấn đề, nhưng họ không nói!
b. Họ cũng rất lo lắng về sự họ được lòng người thay vì tôn kính dành cho Đức Chúa Trời.
c. Họ sợ phải đối diện với dân sự về việc dâng hiến của họ, thay vì thế, họ lại chọn ngồi yên và than vãn về những phần mà họ nhận lãnh từ các thứ của lễ tồi kia.
(1. Hãy nhớ, phần được trao cho thầy tế lễ được trích từ những thứ của lễ!
(2. Vì vậy, họ đã nhận những con sinh bịnh hoạn để mà ăn … chẳng có gì phải ngạc nhiên, Đức Chúa Trời nói ra phản ứng của họ ở 1.13: "Ôi! việc khó nhọc là dường nào! rồi các ngươi khinh dể nó".
(3. Họ nổi giận dữ đối với những gì họ đã nhận, nhưng chưa đủ để đối mặt với dân sự về sự dâng hiến của họ!
2. Đức Chúa Trời nổi giận với các thầy tế lễ, các cấp lãnh đạo thuộc linh vì họ đã kềm lại trong sợ hãi không đối mặt với thứ của lễ có chất lượng nghèo nàn mà dân sự đã đem dâng, e rằng dân sự sẽ không thích họ hoặc không còn dâng cho họ thứ chi đó nữa nếu họ kêu nài với dân sự về chất lượng của lễ đã được đem dâng.
a. Họ không thích những thứ mà họ đã nhận, nhưng không muốn mất hết mọi sự.
b. Họ quan tâm nhiều đến lợi ích của họ hơn là lợi ích của Đức Chúa Trời!
c. Họ là những kẻ hèn nhát trong việc rao giảng lẽ thật!
3. Điều nầy sẽ phản ảnh những ngày sau rốt khi các cấp lãnh đạo sẽ e sợ không dám rao giảng lẽ thật và vì thế sẽ giảng dạy những gì "lỗ tai ngứa" muốn nghe mà thôi!
4. Chúng ta rao giảng lẽ thật là điều vốn dĩ bắt buộc … chúng ta nhận được loại Hội thánh mà chúng ta giảng đạo cho!
a. Nếu không bị thách thức, dân sự của Đức Chúa Trời sẽ xa cách đối với lẽ thật.
b. Đây là một vấn đề cũ rích!
5. Đôi khi cấp lãnh đạo phải đứng lên phấn đấu vì cớ Đức Chúa Trời, chớ không phải vì cớ riêng của mình!
MINH HOẠ.
Charles Spurgeon, nhà truyền đạo lỗi lạc của nước Anh, từng được một người giàu có mời đến và giảng trong nhà thờ của họ. Ông được người giàu có nầy mời giúp đỡ cho thuộc viên Hội thánh địa phương của họ gây quỹ để trả cho xong một món nợ. Người ấy nói cho Spurgeon biết ông được thoải mái sử dụng ngôi nhà riêng tại địa phương, ngôi nhà trong thành phố, hay ngôi biệt thự nằm ở mé biển khi ông đến, bất cứ ngôi nhà nào ông muốn ở thì ở. Spurgeon đã viết phúc đáp cho người giàu có nầy như sau: "Hãy bán bớt một trong mấy ngôi nhà kia rồi hãy tự mình đi trả nợ!" ... và thế là Spurgeon từ chối không chịu đến! – Vô danh
6. Giao ước của Đức Chúa Trời bao gồm việc ban bố thứ tốt nhứt của Ngài khi họ dâng thứ tốt nhứt của họ … vì dòng thầy tế lễ đã nhận lãnh thứ kém cõi hơn giờ đây họ đang kinh nghiệm thứ kém cõi hơn của Đức Chúa Trời … và họ tiếp tục nhận lãnh sự đầu phục nghèo nàn nầy.
a. Giao ước với người Lêvi là một sự đầu phục với lẽ thật, với sự chổi dậy vì Đức Chúa Trời và rao giảng lẽ thật.
b. Đức Chúa Trời đã chúc phước cho Lêvi vì ông đã xây anh em mình ra khỏi tội lỗi, Đức Chúa Trời đã có một giao ước bình an với Lêvi và dòng dõi của ông vì họ không e sợ khi phải rao giảng cho Đức Chúa Trời.
c. Thế nhưng giờ đây thế hệ dòng Lêvi nầy đã quên bẳng đi sự ký thác của họ, và thay vì xây người đến thờ phượng khỏi tội lỗi của họ, dòng thầy tế lễ chỉ nhận lãnh chất lượng nghèo nàn các thứ của lễ của dân sự, vì thế đã cho phép họ phạm tội!
7. Vai trò của thầy tế lễ không phải là lo được lòng với người ta, mà phải với Đức Chúa Trời … và vì thế người (nam hay nữ) phải đứng ngay chỗ lỗ hỗng rồi lấy lòng yêu thương mà rao giảng lẽ thật.
a. Chẳng có gì phải ngạc nhiên, Đức Chúa Trời đã quở trách dòng thầy tế lễ trong thời của Malachi … họ đã thất bại không làm được điều nầy.
b. Những kết quả rất rõ ràng trong sinh hoạt của xứ sở, dân sự đã thờ lạy Đức Chúa Trời là do bổn phận chớ không phải do tấm lòng của họ.
B. Từ chối (2.7-9)
1. Đức Chúa Trời phán rằng sự họ thất bại không rao giảng lẽ thật đã "vấp ngã" giao ước với Lêvi.
a. Từ ngữ được sử dụng ở đây "vấp ngã" có ý nghĩa trong tiếng Hy bá lai "đồi bại về mặt đạo đức".
b. Họ đã có ảnh hưởng lớn, không may thay, ảnh hưởng của họ thể hiện tình trạng suy đồi về đạo đức qua sự thoả hiệp.
c. Vai trò của họ đã bị thoả hiệp, điều nầy dẫn tới sự đồi bại.
2. Mỉa mai thay, họ đã thất bại không chỉnh đốn được dân sự với hy vọng rằng dân sự sẽ "ưa thích họ" thay vì họ khám phá ra sự ngược ngạo, họ bị dân sự "khinh bĩ"!
a. Bạn đừng muốn được lòng người bằng cách nói cho người ta những gì họ muốn nghe, bạn phải nói cho họ biết lẽ thật.
b. Một Tin Lành suy đồi như thế không làm cho nhà truyền đạo được chấp nhận THÊM đối với thế gian, nó chỉ tỏ ra cho nhà truyền đạo thấy rằng (ông hay bà) đang phung phí ta-lâng nếu mọi sự chúng ta phải nói là những gì thế gian đã nói rồi!
3. Chúng ta không thể giả vờ như mình là quan trọng bằng cách giả vờ rao giảng lẽ thật, chúng ta trông như dại dột mà thôi!
MINH HOA.
Một Đại tá quân đội mới thăng cấp chuyuển sang văn phòng mới của mình. Khi ông ngồi phía sau cái bàn mới thật to thì có tiếng gõ nơi cửa. Đại tá đáp: “Chờ một chút đi, tôi đang trả lời điện thoại". Ông nhấc máy điện thoại lên rồi nói lớn tiếng đủ cho người đứng ngoài cửa nghe: "Dạ thưa Trung Tướng, tôi sẽ gọi Tổng Thống ngay trưa nay. Không thưa Ngài, tôi sẽ không hối tiếc đâu". Thế rồi ông treo máy lên rồi mời người kia vào: "Tôi giúp gì được cho ông đây?" ông vừa nói khi người kia bước vào. "Thưa ông, tôi đến để mắc điện thoại cho ông đây!" – Vô danh
4. Cái điều thực sự đáng kể trong cuộc sống, ấy là Đức Chúa Trời đẹp lòng với chúng ta, phần còn lại đến từ chỗ tin rằng người khác nhìn biết chúng ta chịu kỷ luật đủ để bước theo các đường lối của Đức Chúa Trời thay vì thế gian
5. Đức Chúa Trời phán gì về những của lễ của bạn đây?
a. Có phải bạn dâng cho Ngài thứ tốt nhứt … hay các thứ thừa thải và thứ bịnh hoạn?
b. Có phải bạn tìm được sự vui mừng thực sự trong sự thờ phượng, hay đấy chỉ là nghi thức đối với bạn?
c. Có phải bạn thấy mình muốn làm cho Đức Chúa Trời ít, ít hơn nữa?
KẾT LUẬN. Một mối tương giao với Đức Chúa Trời có sự hy sinh rất nhỏ sẽ có một ít vui mừng! Đầu tư ít đi, lãi ròng sẽ kém thiếu! Đây là một lẽ thật đơn sơ nhưng không kém phần quan trọng vì sức sống đức tin của chúng ta chỉ tốt đẹp giống như giá trị các thứ của lễ của chúng ta! Israel đã dâng những thứ của lễ tồi tệ nhất nhưng lại muốn thứ tốt nhứt của Đức Chúa Trời – thay vì thế, mọi sự họ có chỉ là một tấm lòng trống rỗng. Sự bạn đồng đi với Đức Chúa Trời như thế nào rồi, bạn đang dâng món gì thế?
***









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét