Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Ngày Mẫu Thân: Rítba, Người Mẹ Gương Mẫu



RÍTBA, NGƯỜI MẸ GƯƠNG MẪU
II Samuên 21.5-14
James McCull
“Họ đáp cùng vua rằng: Người ấy có diệt trừ chúng tôi; người có toan mưu làm cho chúng tôi biến mất khỏi cả địa phận Y-sơ-ra-ên…. Thế thì, hãy phó cho chúng tôi bảy người trong những con trai người; chúng tôi sẽ treo chúng nó trước mặt Đức Giê-hô-va ở Ghi-bê-a, thành của Sau-lơ là người được Đức Giê-hô-va chọn. Vua đáp: Ta sẽ phó chúng nó cho. Đa-vít dong thứ Mê-phi-bô-sết, con trai của Giô-na-than, cháu của Sau-lơ, vì cớ lời thề Đa-vít và Giô-na-than, con trai của Sau-lơ, đã lập với nhau trước mặt Đức Giê-hô-va. Nhưng vua bắt Át-mô-ni và Mê-phi-bô-sết, hai con trai của Rít-ba, con gái của Ai-gia, đã sanh cho Sau-lơ, và năm con trai của Mi-canh, con gái Sau-lơ đã sanh cho At-ri-ên, con trai của Bát-xi-lai ở Mê-hô-la, mà giao cho dân Ga-ba-ôn; chúng treo họ lên trên núi tại trước mặt Đức Giê-hô-va. Bảy người ấy đều bị chết chung với nhau, người ta giết họ nhằm mấy ngày đầu mùa gặt lúa mạch. Rít-ba, con gái Ai-gia, bèn lấy một cái bao trải trên hòn đá dùng làm giường mình. Rồi từ đầu mùa gặt cho đến khi có mưa từ trên trời sa xuống trên thây chúng nó, ban ngày nàng cản không cho chim trời đậu ở trên thây, và ban đêm cản không cho thú đồng đến gần. Có người học lại cho Đa-vít sự Rít-ba, con gái Ai-gia, hầu của Sau-lơ đã làm. Vua bèn đi đến dân sự Gia-be trong xứ Ga-la-át, lấy hài cốt của Sau-lơ và của Giô-na-than, con trai Sau-lơ, mà dân ấy lấy trộm khỏi Bết-san, là nơi dân Phi-li-tin treo họ lên trong ngày chúng nó đánh bại Sau-lơ tại Ghinh-bô-a. Vậy, từ Gia-be, vua đem lại hài cốt của Sau-lơ và của Giô-na-than, con trai người, người ta cũng lấy hài cốt của những người đã bị treo, chôn nó với hài cốt của Sau-lơ và Giô-na-than, con trai người, trong mộ của Kích cha của Sau-lơ, ở Xê-la, tại địa phận Bên-gia-min. Người ta làm mọi điều y như vua đã dặn biểu. Về sau Đức Chúa Trời mới đoái thương đến xứ”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Mấy người bạn của bà mẹ trẻ có ba đứa con kia rất đỗi ngạc nhiên khi họ nhận được thư cảm ơn sau khi họ đã tặng cây viết cho bà mẹ trẻ nầy:
“Rất biết ơn nhiều vì cây viết ấy. Nó được đem ra dùng mỗi ngày từ 2 đến 3 giờ chiều. Tôi có thì giờ để đọc sách và mấy đứa nhỏ không thể đến gần tôi được”.
Mẹ của con là Sự Sáng của thế gian.
Một cậu thiếu niên quên trả câu gốc trong Lớp Trường Chúa Nhật. Mẹ nó có mặt nơi hàng ghế đầu để nhắc cho nó nhớ. Bà ra dấu và nhắc khẽ câu gốc bằng môi miệng của mình, song chẳng có tác động gì hết. Trí nhớ của con trai bà hoàn toàn trống rỗng. Sau cùng, bà mẹ nầy mới nghiêng người tới phía trước thì thầm vào tai nó: “Ta là sự sáng của thế gian”. Đứa con cười thật tươi, bằng giọng nói dõng dạc, nó đáp liền: “Mẹ của con là sự sáng của thế gian”. Thiệt là tội nghiệp.
1. RÍTBA, NGƯỜI MẸ NÊU GƯƠNG TRONG TÌNH YÊU CỦA MÌNH, câu 10
“Rít-ba, con gái Ai-gia, bèn lấy một cái bao trải trên hòn đá dùng làm giường mình. Rồi từ đầu mùa gặt cho đến khi có mưa từ trên trời sa xuống trên thây chúng nó, ban ngày nàng cản không cho chim trời đậu ở trên thây, và ban đêm cản không cho thú đồng đến gần”.
A. TÌNH YÊU CỦA RÍTBA VÀ NÉT ĐẸP ĐẼ CỦA NÀNG.
Thiếu phụ nầy có tên là Rítba, là hầu của Saulơ. Bà sanh cho ông hai người con trai. Có lẽ bà là một người Hôrít, dân Ngoại. Tên của bà có nghĩa là “nóng nảy” hay “hòn đá sặc sỡ”. Điều nầy có quan hệ tới nét đẹp bề ngoại của bà. Bà không thể trở thành hầu nếu bà không có một nhan sắc bề ngoài đẹp đẽ như thế. Đây cũng là lý do một trong các con trai của Saulơ bị tố cáo đã lấy Rítba làm hầu sau khi Saulơ qua đời (II Samuên 3.7).
B. TÌNH YÊU CỦA RÍTBA VÀ VIỆC CHÔN CẤT.
Dù Rítba có như thế nào đi nữa, bà đã chứng tỏ thái độ tin yêu đối với các con trai của mình. Có một cơn đói kém xảy ra trong xứ. Rítba vốn biết rõ cơn đói kém nầy xảy ra là do tội lỗi của Saulơ gây ra khi ông phá vỡ giao ước với người Gabaôn. Hành động của Saulơ đã khiến cho Đức Chúa Trời phải sử dụng tới hạn hán và đói kém. Nếu bà biết rõ điều nầy, bà cũng biết rõ các con trai của Saulơ sẽ bị người Gabaôn đòi làm của lễ thôi.
Tuy nhiên, bà không muốn các con trai của mình phải chịu chết. Chắc chắn bà không muốn các con trai mình trở thành bữa tiệc cho loài kên kên và các thú hoang trong rừng. Nếu các con bà phải chết, bà muốn chúng phải được chôn cất ở một nơi xứng đáng.
C. TÌNH YÊU CỦA RÍTBA VÀ BÀ ĐÃ LÀM HẾT SỨC MÌNH.
Rítba vốn yêu thương các con trai mình và lòng tin yêu của bà dành cho chúng là một tấm gương. Lòng tin yêu của bà đã khiến cho bà phải đồng hóa với nỗi đau khổ và xấu hổ của mấy chàng trai nầy. Bà không lảng tránh chúng trong thì giờ chúng có cần. Bà đã có mặt ở đó, bên cạnh các con trai mình. Lòng tin yêu của bà đã khiến cho bà phải ở lại bên chúng trong suốt những tháng trời xấu hổ đó. Người ta cần tới gia đình nhất trong những lúc có cần.
Họ thông cảm và sự hiện diện của họ rất nâng đỡ là dường nào. Câu 10 cho chúng ta biết bà đã trải một cái bao làm giường ngủ trên một hòn đá. Có một vài lý do cho việc làm nầy.
1) Bà tỏ ra sự ăn năn của bản thân mình và sự ăn năn của cả xứ.
2) Bà đã dùng cái bao ấy làm chỗ để nằm.
3) Bà đã dùng cái bao ấy làm lều trại để ở.
Khi chỗ ở là một cái bao, theo ý của tôi, cái bao là biểu hiện cho sự ăn năn. Khi bà là hầu của Saulơ, đương nhiên bà có cái gì đó khác để choàng quanh người, nếu bà không muốn nhấn mạnh sự ăn năn.
Phần b của câu 10 nói hành động của bà trong các tháng đau khổ nầy. Bà đã giữ không cho chim ăn mồi và thú hoang tới gần thây của các con trai mình. Trong khi dự tính của người Gabaôn là để thây của các con trai Saulơ cho loài kên kên và thú rừng hoang ăn thịt. Có một trình tự cho sự việc nầy trong thiên nhiên. Loài kên kên đến khi loài chó rừng chờ đợi để được ăn thịt, và sau cùng loài quạ đến để làm cho mấy cái xương được sạch sẽ. Chắc chắn là mấy cái thây đó sẽ bị rỉa cho đến khi chúng sạch sẽ không có gì còn lại. Rítba mong muốn các con trai mình được chôn cất tử tế. Bà đã làm hết sức mình để đuổi bầy kên kên đi.
Tại sao vậy? Vì cớ lòng tin yêu của bà dành cho các con mình.
MỘT NHÀ TRUYỀN ĐẠO TÔI QUEN NÓI: CHỨC NĂNG LÀM MẸ KHÔNG THỂ GIAO CHO KẺ HÈN NHÁT ĐƯỢC.
Minh hoạ: Có một người mẹ có lòng quan tâm đến đứa con trai duy nhất của mình khi nhập trường. Bà đã viết bức thư sau đây gửi cho Thầy Hiệu Trưởng.
“Thưa ông: Con trai tôi đã được nhận vào trường của ông và không bao lâu nữa nó sẽ lìa khỏi tôi. Tôi viết thư nầy xin ông làm ơn chú ý tới sự tuyển chọn bạn cùng lớp với nó. Tôi muốn biết chắc rằng bạn cùng lớp với nó không phải là hạng người sử dụng cách ăn nói phàm phu tục tử, hoặc hút thuốc, uống rượu hay lo chim gái. Tôi hy vọng ông sẽ thông cảm lý do tại sao tôi nói thẳng điều nầy với ông. Ông thấy đấy, đây là lần đầu tiên con trai tôi sống xa nhà, trừ ra ba năm trong đơn vị Hải Quân”.
Ứng dụng
Rítba là một tấm gương cho thái độ quan tâm của một người Mẹ đối với con cái của mình. Bà đã giữ không cho loài kên kên và thú đồng đến gần, chúng ta cũng nên làm theo đó với ý nghĩa thuộc linh.
Có một con kên kên tình dục đang chờ mồi chài lớp thanh niên của chúng ta. Đây là một con kên kên đã được tách ra khỏi văn mạch của Kinh Thánh. Tình dục bừa bãi và trước hôn nhân là một con kên kên. Tôi nghe kể về một người mẹ (giả sử là một Cơ đốc nhân) bà đã trang bị cho con gái của mình với những kỹ thuật tránh thai vì cớ đường lối sinh sống của thanh niên ngày nay. Đấy không phải là cách chiến đấu với loài kên kên.
Có một con thú hoang ma túy nữa. Chúng ta sẽ chiến đấu với con thú ấy. Không nên để cho lớp thanh niên đồng hóa với thể loại văn hóa ma túy. Một số thể loại nhạc rock là một con thú hoang.
Đi một vòng chơi với “hủ” và cho là thứ ma túy vô hại là việc không nên làm với Cơ đốc nhân. Bố và Mẹ cần phải chiến đấu với con thú hoang nầy.
Mặc dù các tư tưởng nầy không thực tế trong phân đoạn Kinh Thánh, có nhiều tư tưởng tương đương dễ thể hiện lắm. Rítba là một tấm gương vì bà đã dâng mình cho phần việc. Hãy chú ý tấm gương của bà qua sự thể hiện của bà.
II. RÍTBA, NGƯỜI MẸ NÊU GƯƠNG TRONG SỰ THỂ HIỆN CỦA MÌNH, câu 10.
“Rít-ba, con gái Ai-gia, bèn lấy một cái bao trải trên hòn đá dùng làm giường mình. Rồi từ đầu mùa gặt cho đến khi có mưa từ trên trời sa xuống trên thây chúng nó, ban ngày nàng cản không cho chim trời đậu ở trên thây, và ban đêm cản không cho thú đồng đến gần”.
A. RÍTBA THỂ HIỆN BẰNG SỰ LIỀU MẠNG.
Rítba chỉ là một nàng hầu gái. Bà không phải là một người vợ. Hầu gái có thể được coi là vật sở hữu. Thực ra, nếu cha của Rítba, là Aigia, là người Hôrít đã được nhắc tới trong I Sử ký 1.40, thì bà là một nàng hầu thuộc dân Ngoại. Người ta sẽ không dành nhiều sự tôn trong cho bà và điều nầy sẽ làm cho mọi thể hiện của bà dễ được chú ý hơn. Bà đã liều mạng bằng cách thể hiện tình yêu của mình, tuy nhiên, bà là một tấm gương.
B. RÍTBA ĐÃ THỂ HIỆN TRƯỚC SỰ CHẾ NHẠO.
Đối với dân sự thời nay, chịu chết theo tư thế của các con trai Rítba bị xem là mất danh dự. Thế mà Rítba vẫn thể hiện tình yêu của mình ra và đồng hóa với tình trạng của các con mình. Bà đã thể hiện một thái độ tin quyết bằng cách bày tỏ ra: “Tôi chịu chết ở đây trước khi tôi để cho mấy con thú đồng ăn thịt thi thể các con của tôi”. Tôi nghĩ bà cũng bày tỏ ra rằng bà sẽ thực hiện vài thái độ hy sinh nào đó để kiếm cho kỳ được một nơi chôn cất các con của mình.
Minh họa
Một sinh viên thần học ở Ft. Worth, Texas, tới tham quan một nghĩa trang. Anh ta để ý thấy có một người đờn bà. Bà đang khóc cách cay đắng lắm… Anh bước đến bên bà ta và nhận ra bà ta là mẹ của Oswald, kẻ ám sát Cố Tổng Thống John F. Kenedy. Bà nói: “Có ai quan tâm rằng con tôi bị giết hay không?” Không một ai khác ở đó trừ ra người mẹ, nhưng cũng giống như Rítba thôi, bà đã thể hiện tình yêu của mình.
Minh họa
Một thiếu niên về sau trở thành Thống Đốc bang Massachusetts có lần sắp bị chết đuối. Chiếc thuyền cậu có mặt trên đó đã bị lật úp, và cậu phải lội hơn cả dặm đường; nhưng sau cùng cậu cũng vào đến bờ an toàn; rồi khi cậu về tới nhà thuật lại cho mẹ mình nghe khoảng xa mà cậu đã lội bơi như thế, bà hỏi cậu làm thể nào mà cậu bơi xa được như thế!?! Cậu ta đáp: “Thưa mẹ, con nghĩ tới mẹ và cứ việc bơi”. Tư tưởng về người Mẹ đã giúp cho cậu ta trong giờ phút có cần nhất của mình, và nhơn đó cứu lấy mạng sống của cậu ta, không những cho bản thân cậu ta và cho mẹ cậu ta, mà còn cho tiểu bang và đất nước nữa.
Ứng dụng
Nếu các con trai của Rítba cứ sống sau thời điểm ấy, họ sẽ luôn ghi nhớ sự bày tỏ của mẹ họ. Chị tôi là Joyce cứ kể lại nhiều cơ hội ảnh hưởng của Mẹ chúng tôi đã tác động trên đời sống của chị ấy. Chị ấy nhớ luôn những gì Mẹ đã nói hoặc thể hiện ra trong đời sống của bà. Em gái tôi là Maureen và tôi cũng ghi nhớ nữa. Chúng tôi có một người mẹ, bà đã bày tỏ ra đức tin của mình. Chúng ta cũng thấy gương ấy nơi Rítba.
III. RÍTBA, NGƯỜI MẸ NÊU GƯƠNG TRONG SỰ CỐNG HIẾN CỦA MÌNH, câu 9-11
“Rít-ba, con gái Ai-gia, bèn lấy một cái bao trải trên hòn đá dùng làm giường mình. Rồi từ đầu mùa gặt cho đến khi có mưa từ trên trời sa xuống trên thây chúng nó, ban ngày nàng cản không cho chim trời đậu ở trên thây, và ban đêm cản không cho thú đồng đến gần. Có người học lại cho Đa-vít sự Rít-ba, con gái Ai-gia, hầu của Sau-lơ đã làm”.
A. SỰ CỐNG HIẾN CỦA RÍTBA NƠI BỀ MẶT CỦA KHÓ KHĂN.
Phân đoạn Kinh Thánh chép: “Rồi từ đầu mùa gặt cho đến khi có mưa từ trên trời sa xuống trên thây chúng nó, ban ngày nàng cản không cho chim trời đậu ở trên thây…”. Hầu hết các nhà giải kinh cho rằng khoảng thời gian nầy là từ tháng Tư đến tháng Mười. Câu 13 cho chúng ta biết hài cốt của các người con đã được đem chôn cất, vì thế cần phải có một thời gian dài cho tới lúc hài cốt được chôn cất. Làm sao bà làm được việc đó chứ? Chúng ta có thể nói bà có một số tớ gái đến phụ giúp. Không nghi ngờ chi nữa, có người đã đem đến cho bà thức ăn và nước uống. Bà phải ngủ nghỉ và có lẽ một số tôi tớ đã trông chừng khi bà nằm ngủ. Nhưng rốt lại, bà đã cống hiến hết mình cho phần việc của mình.
B. SỰ CỐNG HIẾN CỦA RÍTBA TRƯỚC MỐI NGUY HIỂM.
Vì Rítba muốn trở thành một người mẹ đánh đuổi bầy kên kên và thú đồng đi, bà đã trở thành người mẹ đó. Sự cống hiến tạo ra một sự khác biệt. Mới đây trên vô tuyến truyền hình có một chương trình gọi là “Những người mẹ siêu đẳng”. Một người mẹ có 6 đứa con, một công việc trọn thời gian và v.v… Làm sao bà nầy có thể đảm hết được chứ? Bà muốn trở thành một người mẹ vĩ đại và cống hiến hết mình cho phần việc ấy.
Sự cống hiến chắc chắn đã làm cho mọi người phải chú ý tới. Câu 11 chỉ ra David nhìn biết hành động của Rítba. Bà muốn có một sự chôn cất tử tế cho các con trai mình, song bà không hề mơ chúng sẽ nhận được một sự chôn cất theo kiểu vương giả. Sự cống hiến của bà đã có phần thưởng.
Minh họa
Thợ điêu khắc đã bỏ ra nhiều giờ trong việc nắn đúc đường nét của khuôn mặt; thợ vẽ lao động để cung ứng màu sắc cho mái tóc hay ấn tượng trên khuôn mặt. Công việc của họ là làm cho các thế hệ hầu đến. Nhưng một người mẹ đang nắn đúc các thực chất còn tồn tại lâu dài hơn bức vẽ hay bức tượng. Bà có thể chịu đựng kiên nhẫn và chờ đợi lâu dài đủ để nhận lấy các kết quả. Bà có cả cõi đời đời trong đó để quan sát sự phát triển.
Ứng dụng
Hỡi những bà mẹ, quý vị bằng lòng bỏ ra bao nhiều thời gian cho trách nhiệm làm Mẹ? Quý vị bằng lòng chịu đựng, nhẫn nhục và cống hiến như thế nào? Ngay bây giờ quý vị chưa có ao ước gì với con cái của mình. Các kết quả sau cùng chưa thấy. Rítba chưa thành công trong một hay hai tháng, thế nhưng sự cống hiến của bà đã vực bà lên cao. Trong hội chúng của chúng ta ngày nay, Sylvia Butler đang thờ phượng. Bà có một đứa con trai mà bà đã cầu thay cho, và giờ đây anh ta đã được cứu. Hỡi người làm Mẹ, đừng bỏ đi niềm hy vọng; cứ tiếp tục sống cống hiến cho chức năng làm mẹ.
PHẦN KẾT LUẬN:
Một số người trong quí vị ở đây hôm nay đang ra sức làm một người Mẹ, song quí vị chưa có mối thông công với Đấng Christ. Chúng tôi nài mời quí vị đưa ra một sự đầu phục công khai đối với Chúa Jêsus. Món quà lớn lao nhất có thể dâng cho Mẹ mình là một đứa con Cơ đốc, dù trai hay gái. Hãy đưa ra quyết định của quí vị khi chúng tôi đưa ra lời mời gọi.
Gởi những người làm Mẹ có thái độ quan tâm tin kính:
“Mấy đứa con đều đã vào nhà hết chưa?”.
Tôi nhớ khi đêm xuống,
trên mái nhà ở trên đồi,
với một cái sân thật rộng và bầu trời đầy sao.
Bầy trẻ đang nô đùa ở đó, rồi khi trời tối hẳn,
chúng chạy ùa vào để ăn tối,
Mẹ nhìn quanh và hỏi:
“Các con đã vào nhà hết chưa?”
Từ đó cho tới bây giờ,
nhiều năm tháng trôi qua,
ngôi nhà xưa nằm trên đồi.
Không còn tiếng chân của bầy trẻ nữa,
và cái sân nằm yên bình, lặng lẽ.
Nhưng tôi còn thấy rõ mọi sự,
khi bóng đêm len lén về,
và nhiều năm tháng trôi qua,
tôi hãy còn nghe thấy tiếng mẹ hỏi:
“Các con đã vào nhà hết chưa?”
Tôi lấy làm lạ
một khi bóng đêm dần buông xuống,
khi chúng ta chào giã từ thế gian.
Ai nấy đều thấm mệt với trò chơi của trẻ con,
khi chúng tôi bước ra Vùng Đất Khác,
nơi mà Mẹ ở lâu dài kia.
Chúng tôi hãy còn nghe tiếng hỏi của bà,
y như ngày xưa đó:
“Các con đã vào nhà hết chưa?”
--Florence Jones Hadley

1. RÍTBA, NGƯỜI MẸ NÊU GƯƠNG TRONG SỰ TIN KÍNH CỦA MÌNH, câu 10
2. RÍTBA, NGƯỜI MẸ NÊU GƯƠNG TRONG SỰ THỂ HIỆN CỦA MÌNH, câu 10
3. RÍTBA, NGƯỜI MẸ NÊU GƯƠNG TRONG SỰ CỐNG HIẾN CỦA MÌNH, câu 9-11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét