Êsai 53
CÂU CHUYỆN VỀ THẬP TỰ GIÁ
(Đây là sứ điệp thương khó)
Rene Lacoste, vận động viên quần vợt hàng đầu của thế giới vào cuối thập niên 1920, đã đoạt được nhiều danh hiệu đánh đơn trong sự nghiệp của mình, gồm nhiều chiến thắng vang dội ở giải Wimbledon, giải Mỹ mở rộng, và giải Pháp mở rộng. Bạn bè ông gọi ông là “Cá Sấu”, một từ thích hợp với lối chơi chắc chắn trên sân của ông.
Lacoste đã chấp nhận cách gọi nầy và đã có một con cá sấu nhỏ thêu trên áo tennis của ông. Khi ông thêm con cá sấu nầy vào một dãy áo thun mà ông đã vẽ kiểu, dấu hiệu đó dễ nhận ra. Trong khi hàng ngàn người khắp thế giới đều mặc “áo thun có hình cá sấu”, biểu tượng luôn luôn có một ý nghĩa sâu sắc cho bạn bè Lacoste, họ biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của nó.
Thập tự giá, một biểu tượng của Cơ đốc giáo, có ý nghĩa đặc biệt cho từng người bạn của Đấng Christ. Bất cứ lúc nào chúng ta nhìn thấy một thập tự giá, nó nói cho chúng ta biết về quyết định kiên cường của Đấng Christ khi làm theo ý chỉ của Cha Ngài bằng cách chịu chết vì chúng ta trên thập tự giá. Đúng là một đặc ân khi nhận biết Ngài và được gọi là môn đồ Ngài: “Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ nữa, nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta” (Giăng 15.15).
Tôi hình dung bạn bè của Lacoste đang nhìn xem con cá sấu nhỏ thêu trên chiếc áo thun của ai đó, rồi nói: “Tôi biết câu chuyện nằm ở đàng sau biểu tượng ấy. Lacoste là bạn tôi”. Và tôi có thể hình dung một người bạn của Chúa Jêsus đang nhìn xem thập tự giá và cũng nói y như vậy – David McCasland
Our Daily Bread, Sept.-Nov. 1997, page for October 5 http://www.bible.org/illus/c/c-156.htm#TopOfPage
“Tôi biết câu chuyện nằm ở đàng sau biểu tượng thập tự giá. Chúa Jêsus là bạn hữu tôi”.
Là bạn hữu của Chúa Jêsus, chúng ta nhóm lại tối nay. Chúng ta biết rõ "câu chuyện nằm ở đàng sau biểu tượng", là thập tự giá. Và vì chúng ta biết rõ câu chuyện nằm ở đàng sau thập tự giá, chúng ta sẽ thích nghe lại câu chuyện rất nhiều lần. Chúng ta cũng thích thuật lại câu chuyện ấy nữa.
Chúng ta đã nghe giảng một số câu chuyện về thập tự giá tối nay qua âm nhạc và Đọc Kinh Thánh từ các sách Tin lành.
Giờ đây, tôi muốn chúng ta quay trở lại với Cựu ước và suy gẫm về lời tiên tri ở Êsai 53, ở đây tường thuật câu chuyện nói tới sự cứu chuộc của Chúa Jêsus vì tội lỗi chúng ta từ lâu trước khi sự việc xảy ra. Tối nay chúng ta sẽ xem xét Truyện Tích Nói Tới Thập Tự Giá. Chúng ta sẽ xem:
TÍNH ĐƠN GIÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 2
SỰ XẤU HỔ CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 3
SỰ HY SINH CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 4-6
SỰ IM LẶNG CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 7-9
SỰ THOẢ MÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 10-12
TÍNH ĐƠN GIÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 2
Các câu 1-2 – Một cây mềm mại chỉ là một cái chồi. Đúng là một vật rất nhỏ nhoi.
Chúa Jêsus đã đến thật là đơn sơ. Ngài là Đức Chúa Trời, nhưng lại hạ sanh trong gia đình của người thợ mộc khiêm nhường qua Nữ đồng trinh Mary.
Ngài thuộc về dòng Vua David, nhưng chẳng có những tiện nghi của việc sống trong đền của một vì Vua.
Ngài là một cái rễ ra từ đất khô. Hãy suy nghĩ về Israel vào lúc bấy giờ xem. Một quốc gia một thời oanh liệt giờ đây là một hoang mạc về chính trị và về thuộc linh.
Israel lần nầy đã ở dưới quyền thống trị của người La mã. Israel thực sự không lèo lái mọi vụ việc của chính mình. Rome đã cai trị, và những gì Rome nói là luật pháp cao siêu hơn mọi luật lệ khác. Hệ thống chính trị của họ là một hoang mạc. Israel lúc bấy giờ cũng là một hoang mạc về mặt thuộc linh. Họ đến thờ lạy trong đền thờ, nhưng nhiều người đã bị quấn trong một hình thức tự do đến nỗi chẳng tin nơi sự sống lại hay nơi một hình thức bảo thủ dẫn tới chỗ thiên về với luật pháp.
Không những dân Israel đã có luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng Israel đã thêm nhiều điều do con người lập ra, những điều ấy giải thích luật pháp. Họ lấy những ý tưởng do con người lập ra và trong nhiều cách thức đã đặt chúng như tương đương, ngang bằng với Lời của Đức Chúa Trời.
Cần phải nói ở đây rằng Chúa Jêsus chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ. Nói như thế không có nghĩa là Chúa Jêsus xấu xí đâu. Mặc dù là một con người trọn vẹn, tôi tin Chúa Jêsus rất dễ nhìn, nhưng tôi không cảm thấy Ngài trông khác biệt gì hơn đối với bất kỳ một người Do thái nào khác. Hãy đối chiếu với một số tác phẩm nghệ thuật cổ điển xem, Chúa Jêsus đã không đi vòng quanh với vòng hào quang hay ánh sáng phát ra trên đầu của Ngài. Trông Ngài giống như một người tôi tớ hèn mọn mà thôi.
Có một cách khác để thấy Chúa Jêsus chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ.
Câu nầy đi cùng với phần cuối của câu 2 - khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được
Khi Ngài bị treo trên thập tự giá, chịu thương khó vì tội lỗi chúng ta, người ta nhìn vào đấy, chẳng thấy có một sự tốt đẹp nào hết.
Những mũi đinh và các vết thương họ đã gây ra chắc chắn chẳng có gì là tốt đẹp cả.
Chiếc mão gai không đẹp đẽ đâu, mà xấu xí lắm.
Vết thương do ngọn giáo gây ra bên hông Ngài không đẹp đẽ đâu.
Cách Ngài chống đỡ cả thân người để có thể thở được, chẳng thấy đẹp đẽ gì hết.
Giọng nói của Ngài không sao đẹp đẽ cho được.
Êsai 52.14 - …(mặt mày người xài-xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài-xể hơn con trai loài người)
Sự ra đời và đời sống của Chúa Jêsus rất đơn sơ trong nhiều cách thức.
Dáng dấp của Ngài trên thập tự giá cũng rất là đơn sơ.
TÍNH ĐƠN GIÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 2
SỰ XẤU HỔ CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 3
Tại sao Chúa Jêsus phải lên thập tự giá?
Phải, để chịu chết vì tội lỗi chúng ta.
Nhưng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá, vì Ngài bị xem khinh bởi chính những người mà Ngài đến để cứu họ, đặc biệt cấp lãnh đạo của họ.
Tôi cảm thấy rằng Chúa Jêsus đã bị xem khinh bởi cấp lãnh đạo dân Israel vì những lý do sau đây:
Chúa Jêsus có thể làm nhiều việc mà họ không thể làm được.
Chúa Jêsus đe doạ chức năng lãnh đạo của họ.
Chúa Jêsus khiến cho họ phải ghen tuông.
Chúa Jêsus đã thuyết phục họ về tội lỗi và những thất bại của họ.
Kèm theo việc Chúa Jêsus bị xem khinh, Ngài còn bị chối bỏ nữa.
Giăng 1.11 – “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân Ngài chẳng hề nhận lấy”.
Ở đây Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus là một người từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm. Chúa Jêsus gánh lấy trên hai bờ vai của Ngài tội lỗi của thế gian. Để chịu chết vì cớ tội lỗi, Ngài phải gánh lấy tội lỗi.
Buồn bực và đau ốm cùng đến với tội lỗi.
Và đã có sự buồn bực và đau ốm của những thử thách chế giễu mà Chúa Jêsus đã nhận lãnh, những lời vu cáo giả dối, những lằn đòn, sự ngược đãi từ mấy tên lính, sự ngược đãi của những mũi đinh, ngọn giáo và chính thập tự giá, cùng sự ngược đãi bằng lời nói.
… người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì
Chính những người mà Ngài đến đặng cứu lấy họ, họ đã che mặt lại không nhìn đến Chúa Jêsus.
Đó là sự xấu hổ! Và ngày hôm nay, người nào Chúa Jêsus đến đặng cứu lấy, họ vẫn xây lưng họ lại với Ngài bằng cách không tin Ngài là Cứu Chúa của họ.
Kinh Thánh chép: Ngài bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì
Luca 23.35-37 – “Dân chúng đứng đó mà ngó. Các người coi việc nhạo cười Ngài, rằng: Nó đã cứu kẻ khác; nếu nó là Đấng Christ, Đấng Đức Chúa Trời đã lựa, thì hãy cứu mình đi! Quân lính cũng giỡn cợt Ngài, lại gần đưa giấm cho Ngài uống, mà rằng: Nếu ngươi là Vua dân Giu-đa, hãy tự cứu lấy mình đi!”
Luca 23.39 – “Vả, một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa!”
TÍNH ĐƠN GIÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 2
SỰ XẤU HỔ CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 3
SỰ HY SINH CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 4-6
Giờ đây Êsai đưa chúng ta vào lẽ thật nầy.
Câu 4 – Người Do thái nghĩ Chúa Jêsus đã bị Đức Chúa Trời xét đoán, nghĩa là, bị Đức Chúa Trời đánh và đập.
Nhưng đấy không phải là những gì thực sự đã xảy ra.
Những gì thực sự xảy ra, ấy là Chúa Jêsus đã mang trên thập tự giá sự buồn bực, đau ốm do tội lỗi gây ra. Những từ ngữ buồn bực và đau ốm có nghĩa là đau khổ và bịnh tật. Ngài đã gánh lấy đau khổ và bịnh tật của tội lỗi chúng ta trên hai bờ vai của Ngài.
II Côrinhtô 5.21 – “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.
Câu 5 – Chúa Jêsus đã bị thương, bị vết vì tội lỗi và gian ác của chúng ta.
Chúa Jêsus đã bị sửa phạt để chúng ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời.
Có người phải dỗ dành Đức Chúa Trời vì tội lỗi chúng ta.
Đây là điều mà Chúa Jêsus đã làm.
Có hai câu quan trọng trong Rôma 5 cho chúng ta biết chúng ta có thể hoà thuận lại với Đức Chúa Trời.
Rôma 5.9 – “Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào!”
Chúa Jêsus đã đổ huyết của Ngài ra để chúng ta được xưng là công bình trước mặt Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có thể nhìn xuống chúng ta và thấy rằng huyết của Con Ngài đang che đậy tội lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời không cần tỏ ra cơn thạnh nộ phán xét đối với chúng ta vì tội lỗi chúng ta đã được trả rồi.
Rôma 5.1 – “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.
Khi đức tin chúng ta đặt nơi huyết của Đấng Christ trả giá cho tội lỗi chúng ta, Đức Chúa Trời tuyên bố chúng ta là công bình hay xưng công bình chúng ta. Như thế có nghĩa là Đức Chúa Trời không còn có vấn đề với chúng ta về tội lỗi và có sự bình an.
Và đừng quên, chính với những lằn đòn của Ngài mà chúng ta được lành bịnh.
Chúng ta được chữa lành đối với tội lỗi bịnh tật vì cớ công việc của Đấng Christ.
Câu 6 – Giống như bầy chiên, mỗi một người chúng ta đều sai lạc.
Rôma 3.23 – “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”
Mỗi một người chúng ta đều đã phạm tội và đi đường tội lỗi của riêng mình.
Với tình yêu thương, Đức Chúa Trời đã chất tội lỗi chúng ta lên chính Con của Ngài. Chính với những lằn đòn của Ngài, các vết thương của Ngài mà chúng ta được chữa lành.
TÍNH ĐƠN GIÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 2
SỰ XẤU HỔ CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 3
SỰ HY SINH CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 4-6
SỰ IM LẶNG CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 7-9
Tôi thấy hai loại im lặng ở đây.
Im lặng về lời nói - Câu 7
Khi người ta hỏi Chúa Jêsus về lai lịch của Ngài, Ngài đã trả lời.
Khi Chúa Jêsus bị vu cáo, chế giễu, bị đánh đập, Ngài đã giữ im lặng.
Ngài đã giữ im lặng.
Rất khó cho chúng ta giữ im lặng khi bị ngược đãi.
Chúa Jêsus gánh chịu tất cả những sự ngược đãi, và đã giữ im lặng.
Im lặng trong sự chết – Các câu 8-9
Chúa Jêsus đã bị cất khỏi đất của người sống. Tiếng nói của Ngài giờ đây là im lặng.
Đức Chúa Trời đã để cho Chúa Jêsus bị chôn trong mộ của một người giàu có.
Ngài đã có được sự ấy.
"Ngài có thể cho đòi hàng ngàn thiên sứ
Đến hủy diệt thế gian và giải phóng Ngài.
Ngài có thể cho đòi hàng ngàn thiên sứ
Nhưng Ngài đã chịu chết vì bạn và tôi".
TÍNH ĐƠN GIÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 2
SỰ XẤU HỔ CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 3
SỰ HY SINH CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 4-6
SỰ IM LẶNG CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 7-9
SỰ THOẢ MÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 10-12
Không những có sự buồn bực trong Êsai 53.
Êsai 53 kết thúc ở một âm điệu cao hơn.
Vì mọi sự đau ốm có trong Êsai 53, có nhiều sự thoả lòng.
Tôi thấy sự thoả lòng ở đây trong ba khía cạnh:
Thoả lòng nơi sự sống lại - Câu 10
Câu 10 – Đức Chúa Trời chắc chắn được thoả lòng với công tác của Chúa Jêsus trên thập tự giá.
Hãy chú ý, vì Đức Chúa Trời đã được thoả lòng: "những ngày người sẽ thêm dài ra".
Ngày của Chúa Jêsus đã được thêm dài ra bởi sự sống lại ra khỏi kẻ chết của Ngài.
Khải huyền 1.18 – “là Đấng Sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ”.
Cũng hãy chú ý Kinh Thánh nói Chúa Jêsus sẽ nhìn thấy dòng dõi của Ngài.
Sẽ nhìn thấy dòng dõi của Ngài.
Chúa Jêsus không có dòng dõi theo phần xác.
Nhưng Chúa Jêsus có nhiều dòng dõi lắm.
Mỗi người nào đặt đức tin của họ nơi Đấng Christ đều là dòng dõi của Chúa Jêsus, người ấy có chính hy vọng về sự sống đời đời.
Giăng 14.1-3 – “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó”.
Giăng 14.19 – “Còn ít lâu, thế gian chẳng thấy ta nữa, nhưng các ngươi sẽ thấy ta; vì ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống”.
Và việc rõ ràng nhất, ấy là vẫn có chỗ cho nhiều dòng dõi nữa. Khải huyền 22.17 chép: “Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không”.
Cũng hãy chú ý trong câu 10 rằng khoái lạc của Đức Giêhôva sẽ nhờ vào tay của Ngài.
Tôi dám chắc rằng có nhiều cách để giải thích mệnh đề nầy, nhưng tôi muốn đề nghị một ý thật đặc biệt.
Ngay giờ nầy Chúa Jêsus đang ở đâu?
Ngài đang ngự bên tay hữu của Đức Chúa Trời.
Ngài đang thịnh vượng ở bên tay hữu Đức Chúa Trời.
Rôma 8.34 – “Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta”.
Thi thiên 110.1 – “Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi”.
Có sự thoả lòng trong sự sống lại.
Thoả lòng trong sự xưng công bình - Câu 11
Câu 11 – Xin để cho tôi nhắc cho quí vị nhớ lại Rôma 5.1 – “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.
Vì những gì Chúa Jêsus đã làm trên thập tự giá, hễ ai đặt đức tin nơi Đấng Christ đều có sự sống đời đời.
Chúa Jêsus đã xưng công bình hàng triệu triệu người tin nhận Ngài.
Chúa Jêsus có từng lý do để được thoả mãn với sự cứu chuộc kỳ diệu mà Ngài đã đan dệt cho rất nhiều người.
Thoả mãn trong sự vinh hiển - Câu 12, Philíp 2.9-11
Chúa Jêsus có phần đồng với người lớn.
Ngài là Vua các vua, Chúa các chúa.
Philíp 2.5-11 – “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha”.
TÍNH ĐƠN GIÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 2
SỰ XẤU HỔ CỦA THẬP TỰ GIÁ - Câu 3
SỰ HY SINH CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 4-6
SỰ IM LẶNG CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 7-9
SỰ THOẢ MÃN CỦA THẬP TỰ GIÁ – Các câu 10-12
Thoả mãn trong sự sống lại
Thoả mãn trong sự xưng công bình
Thoả mãn trong sự vinh hiển
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét