Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Đaniên 4:1-37: "Đức Tin Sánh Với Sự Hãi"



ĐỨC TIN SÁNH VỚI SỢ HÃI
Đaniên 4.1-37
PHẦN GIỚI THIỆU: Sống không có đức tin là một cuộc sống với sợ hãi! Nếu một người chưa có đức tin nào nơi Đức Chúa Trời, người ấy chỉ biết sống bởi năng lực và sức lực riêng của mình. Trong khi điều nầy sẽ cưu mang ai đó trong một thời gian, đến cuối cùng thì năng lực và sức lực ấy vẫn không đủ!
Đức tin giống như sợ hãi có hai mặt với nó, giống như một đồng tiền vậy. Đức tin đặt vào việc đúng đắn là đức tin lành mạnh, còn đức tin đặt vào việc xấu là đức tin không lành mạnh. Sợ hãi cũng có hai mặt nữa, sợ hãi những việc đúng đắn là sợ hãi lành mạnh, sợ hãi những việc sai trái là sợ hãi không lành mạnh. Có nhiều việc theo đúng phương thức nầy, tình cảm cũng có hai mặt, tư dục và yêu thương, một mặt tích cực, một mặt tiêu cực.
Nêbucátnếtsa chẳng có kính sợ Đức Chúa Trời, và đức tin ông đặt duy nhứt vào chính mình ông...một một sự kết hợp rất tồi buộc ông phải trả giá bằng sự sáng suốt của ông! Mặt khác, một thanh niên Do thái có tên là Đaniên chẳng có một sợ hãi nào nơi con người, ông có đức tin nơi Đức Chúa Trời và tận hưởng sự sáng lán và sự khôn ngoan tuyệt vời! Những đối chiếu về đời sống của họ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời sánh với sống bởi sợ hãi con người.
Nêbucátnếtsa vốn biết rõ về Đức Chúa Trời của Đaniên, nhưng ông ta cần một loại xúc tác nào đó để đưa đức tin ấy vào đời sống...điều nầy cũng rất thực với nhiều người ngày hôm nay nữa.
Hiểu biết về Đức Chúa Trời và đức tin nơi Đức Chúa Trời không phải là cùng một việc đâu, thường một việc gì đó xảy ra trong đời sống chúng ta đóng vai trò như một chất xúc tác để khiến chúng ta bắt cầu qua lỗ hỗng nầy.
MINH HỌA: Nếu bạn trộn hydrogen tinh khiết và oxygen tinh khiết lại với nhau, hai thành phần của nước tuyệt đối bạn sẽ chẳng nhận được một phản ứng nào hết! Tuy nhiên, nếu bạn thêm một lượng nhỏ platinum vào hỗn hợp, có nhiều việc xảy ra thật nhanh chóng! Hỗn hợp sẽ đến với nhau rồi tạo ra H2O. Platinum được sử dụng như chất xúc tác để đem các yếu tố lại với nhau. Điều nầy cũng thường rất thực trong chiếc phi cơ thuộc linh nữa...Đức Chúa Trời có nhiều chất xúc tác Ngài sử dụng để kết "ĐỨC TIN" và "SỰ HIỂU BIẾT" lại với nhau.
Nêbucátnếtsa vốn biết rõ về Đức Chúa Trời, nhưng ông ta không có đức tin nơi Đức Chúa Trời giống như Đaniên có. Đức Chúa Trời đã sử dụng một kinh nghiệm đau đớn để hành động như một chất xúc tác để lấy điều chi là tri thức rồi biến nó ra giống với đức tin hơn.
Tai vạ trong mọi sự nầy hoàn toàn có thể ngăn ngừa được! Đức Chúa Trời đã gửi Lời của Ngài cảnh báo Nêbucátnếtsa, nhưng ông ta không chịu vâng theo Lời ấy. Điều nầy vẫn rất thực hôm nay, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Lời của Ngài và cảnh báo chúng ta phải làm sao để được cứu, nhưng có nhiều người vẫn lẫn tránh việc đưa ra quyết định đó cho tới chừng có một việc đau khổ xảy ra...sao lại chờ chứ!?
Kinh Thánh dạy chúng ta rằng chúng ta phải có đức tin nơi Đức Chúa Trời để được cứu thực sự, hiểu biết về Đức Chúa Trời thì chưa đủ đâu. Đức tin cung ứng cho chúng ta sức lực và sự bình an, sợ hãi chỉ tước khỏi chúng ta sự ổn định mà thôi.
I. NAN ĐỀ CỦA SỰ KIÊU NGẠO! (4.1-18)
A. Địa vị (4.1-4)
1. Nêbucátnếtsa khởi sự câu chuyện của mình với phần kết luận trước tiên!
a. Ông ghi ra sự kiện, và phần giới thiệu lạc quan của ông nói tới một người đã học biết một bài học rất có giá trị!
b. Mặc dù rất đau khổ, ông ta đã chọn không sống cay đắng, mà là tốt đẹp hơn!
c. Có nhiều người ngày hôm nay cũng có thể đang tiếp thu bài học nầy!
2. Nêbucátnếtsa đã ở chỗ tuyệt đỉnh của thế giới!
a. Không một người nào có quyền lực lớn hơn ông!
b. Ông có đủ thứ giàu có mà bạn có thể hy vọng muốn có!
c. Ông có đủ thứ mà thế gian nầy cung hiến cho!
3. Ông có 4 thứ mà ai nấy trong thế gian đều ao ước!
a. cung điện (palace)
b. sự bình an (peace) ....ông ta đã sống trong hài lòng
c. thịnh vượng (prosperity)
d. quyền lực (power)....ông là lãnh tụ của đế quốc trần gian!
4. Mọi sự nầy dẫn tới chỗ kiêu ngạo, ông ta coi mình trên cả Đức Chúa Trời và nhiều người khác nữa!
a. Đau khổ là một thầy giáo lỗi lạc hơn là khoái lạc!
b. Không có đức tin nơi Đức Chúa Trời, ông tự xem mình là thần của mình ... đối với tất cả mọi người nào ngày hôm nay từ chối không đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời, họ cũng tự lập mình làm Đức Chúa Trời của chính họ...làm việc theo như họ ưa thích.
5. Bạn sẽ nghĩ Nêbucátnếtsa có đủ mọi sự rồi ... tuy nhiên câu kế đó cho chúng ta biết ông ta rất đáng thương!
a. Khi thiếu vắng đức tin thực, sợ hãi tìm thấy mảnh đất tốt!
b. Chỗ nào đức tin nơi Đức Chúa Trời thiếu vắng trong đời sống của ai đó, nơi ấy sợ hãi dường tìm được nơi trú ngụ!
B. Bối rối! (4.5-18)
1. Mỉa mai thay, dù ông ta có mọi sự trong thế gian, ông ta rất sợ sệt và không thể ngủ ngon được!
2. Mặc dù ông ta tự thuyết phục mình đang có muôn sự rồi, ông ta vẫn thấy lòng mình bối rối!
3. Thật là một lầm lỗi khi nghĩ rằng mọi việc trong thế gian nầy có thể thực sự khiến cho người ta thỏa lòng và an ninh!
MINH HỌA: Một chủ nhân giàu có từng nghe lõm một công nhân của mình nói: "Ồ, nếu tôi chỉ có $100US, tôi sẽ thấy mình rất hài lòng!" Nhận biết rằng tiền bạc của mình không đem lại sự bình an bên trong cho mình, ông nói với cô ta: "Tôi rất muốn nhìn thấy ai đó hoàn toàn thỏa lòng, tôi sẽ cung ứng cho sự ước ao của cô và cho cô $100US". Ông đưa cho cô ta số tiền rồi bỏ đi, nhưng trước khi ông ra khỏi tầm nghe thấy, ông đã nghe cô ta nói cách cay đắng: "Sao tôi không nói $200US kìa!?" Ông chủ mĩm cười, vì ông đã nói rồi, tiền bạc không làm cho người ta "thỏa lòng cách hoàn toàn"!
4. Nêbucátnếtsa không tìm được một giải đáp nào bởi những kẻ ở trong trần gian...thậm chí những chuyên gia trong thời của ông không thể giải quyết được nan đề của ông hay cung ứng cho ông một giải đáp mặc dù họ có học vấn rất cao!
a. điều nầy vẫn rất thực hôm nay ... học vấn không hiến cho sự bình an mà con người đang tìm kiếm!
b. Nhiều việc làm với lương bổng hậu hĩnh sẽ không giải quyết bản chất gian ác trong tấm lòng của con người!
c. Sự bình an không đến với quyền lực
d. Nêbucátnếtsa cần một giải đáp hay hơn, ai đó có thể thực sự giúp cho ông ta!!...ông ta cần một người của Đức Chúa Trời biết rõ Chúa, chớ không những biết về Chúa đâu!
5. Nêbucátnếtsa biết rõ có một sự khác biệt rất thực giữa Đaniên và các “bác sĩ khác" trong vương quốc của ông!
a. điểm khác biệt duy nhứt là đức tin của ông đặt nơi Đức Chúa Trời hằng sống và đức tin của họ đặt nơi các thần tượng và tà thần.
b. Có thể nào thế gian nhìn thấy một sự khác biệt giữa chúng ta và đồng cốt và những nhà tâm lý học của thế giới nầy không có đức tin nơi Đức Chúa Trời?
6. Tin tức về sự hiện thấy nầy không được tốt, nếu những người khôn ngoan kia ý thức được sứ điệp là như thế nào, chắc chắn họ cũng lo sợ không dám đưa ra những tin tức xấu cho nhà vua biết ... rốt lại, họ đã bị nhà vua lên kế hoạch đem đi giết vì nổ lực không tốt khi đưa ra lời bàn của họ!!
7. Nhà vua chỉ tin tưởng một người khôn ngoan mà thôi ... đó là Đaniên!
II. SỢ HÃI & VÀ NHỮNG ĐIỀU KHẢ THI! (4.19-27)
A. Về mặt cá nhân! (4.19-26)
1. Trong giây phút, ngay cả Đaniên cũng bị sợ hãi áp lấy!
a. điềm chiêm bao nầy là những tin tức không được tốt cho nhà vua!
b. sự chần chừ bởi Đaniên không phải là lo sợ riêng tư về chính mạng sống của mình, mà là sự lưu tâm đến nhà vua và nhìn biết rằng sự phán xét sắp sửa giáng trên nhà vua!
c. ông đã chần chừ không trao cho nhà vua những tin tức nói rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời sắp sửa giáng trên người!
2. Có một sự ấm áp trong mối quan hệ ở đây ... vì Đaniên tỏ ra nỗi lo ngại của mình chiếu theo những tin xấu nầy đối với nhà vua, thay vì thế ông nói ông ao ước tin xấu đó giáng cho những kẻ thù của nhà vua!
a. Đaniên dường như rất chân thành quan tâm đến lợi ích của nhà vua!
b. Đaniên không lấy làm thích nơi sự phán xét sắp đến cho người chưa được cứu nầy!
(1. há chúng ta chẳng tiếp thu được điều gì ở đây sao!?
(2. Chúng ta không thể lấy làm vui nơi sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên bất kỳ tội nhân nào, dù họ ước ao sự hình phạt của mình ... chúng ta cũng là hạng tội nhân nữa, chỉ được cứu bởi ân điển mà thôi!
3. Đaniên làm nhẹ đi cú đấm một ít nơi lời ngợi khen nhà vua trước tiên...ông sử dụng sự tế nhị khi nói cho nhà vua biết điều chi sắp xảy đến!
4. Có những tin tốt trong những tin xấu....
a. việc mất đi quyền lực sẽ không phải là vĩnh viễn...chỉ là tạm thời mà thôi!
b. Khi Nêbucátnếtsa sau cùng công nhận Đức Chúa Trời, ông sẽ được phục hồi cách trọn vẹn!
5. Toàn bộ mục đích các sự nầy là hạ nhà vua kiêu ngạo xuống...để đem ông đến một chỗ mà ở đó ông công nhận sự hạ mình của mình và sự cao trọng của Đức Chúa Trời!
6. Một ngày kia, cả thế gian sẽ quì gối xuống và xưng nhận rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa...nhưng chỉ người nào chịu sấp mình xuống mới tránh được sự phán xét khi ấy!
B. Có thể ngăn chặn được! (4.27)
1. Có lẽ có một lưu ý tốt khác về sự nầy...Đaniên nói rằng sự phán xét hầu đến có thể tránh được nếu Nêbucátnếtsa chịu đáp ứng trong lúc bây giờ!
a. Mọi sự Nêbucátnếtsa phải lo làm là xưng ra tội lỗi mình rồi tiếp nhận Đức Chúa Trời và thay đổi đời sống mình, phản ảnh đường lối của Đức Chúa Trời thay vì đường lối của con người!
b. Điều nầy vẫn rất thực hôm nay!
2. Sự phán xét chỉ không thể tránh được đối với những ai từ chối không chịu ăn năn tội của họ mà thôi!
3. Rất là thú vị, câu kế tiếp cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời giàu ơn ban cho Nêbucátnếtsa một năm để ăn năn trước khi thi hành sự phán xét giáng trên ông...Đức Chúa Trời nhẫn nhịn đủ lâu và giàu ơn trong sự thương xót của Ngài!!!
4. Mặc dù Đức Chúa Trời loan báo sự phán xét hầu đến, có một phương thức để tránh thoát, nhưng sự chọn lựa là do Nêbucátnếtsa đưa ra....giống như ngày hôm nay vậy!
a. Chúa Jêsus cũng đã mở ra một con đường tránh thoát sự phán xét hầu đến nữa...song chính sự lựa chọn của chúng ta phải đưa ra, chúng ta có chịu ăn năn và tiếp nhận ơn ấy hay không!
b. Đức Chúa Trời rất giàu ơn khi ban bố thời gian cho trong lúc nầy...nhưng một ngày kia Ngài sẽ tái lâm và cơ hội thời gian sẽ qua đi!
III. ÁN PHẠT VÀ TRIỄN VỌNG! (4.28-37)
A. Bị phạt! (4.28-33)
1. Sau cùng ngày ấy đến khi thời gian qua hết rồi!
a. điều nầy sẽ xảy ra một lần nữa với nhân loại!
b. ngày nay là ngày cứu rỗi!
2. Nêbucátnếtsa không thể than vãn sau đó rằng ông không chưa được cảnh báo thích ứng...Đức Chúa Trời đã chờ đợi những 12 tháng để xem coi ông ta có chịu thay đổi hay không!
a. hết thảy những dấu cảnh báo đều đã được đưa ra cho ông ta, nhưng ông ta vẫn bất chấp chúng!
b. Kinh Thánh cũng cung ứng cho chúng ta nhiều dấu hiệu cảnh báo về ngày sau rốt...và hết thảy chúng đều đã trôi qua, tuy nhiên người ta vẫn tránh không đưa ra quyết định đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời và tiếp tục sống đời sống của riêng họ làm theo điều họ ưa thích thay vì làm đẹp lòng Đức Chúa Trời!
c. Tấm lòng của con người vẫn y như nguyên cũ...mặc dù những lời cảnh báo còn đó để đọc, con người vẫn đi theo đường riêng mình không cần Đức Chúa Trời!
MINH HỌA: Theo một truyền thuyết xưa, người kia lập hợp đồng bất thường với Thần Chết. Ông ta nói cho tay thợ gặt tàn nhẫn kia biết rằng ông ta sẽ bằng lòng cùng đi với ông ta khi đến giờ chết, nhưng chỉ với một điều kiện...rằng Thần Chết sẽ sai một sứ giả đến để cảnh cáo ông ta. Hợp đồng đã được lập. Nhiều tuần lễ kéo dài thành nhiều tháng, nhiều tháng thành nhiều năm, thế rồi một buổi tối mùa đông cay đắng kia khi người nầy ngồi một mình suy nghĩ về tất cả sự giàu có vật chất của mình, Thần Chết thình lình xuất hiện rồi gõ nhẹ nơi vai ông ta và nói cho ông ta biết đã đến giờ ra đi rồi. Người kia giật mình và phản kháng: "Ông đến mau quá mà không có lời cảnh báo! Tôi nghĩ chúng ta có một hợp đồng rằng ông phải phái những sứ giả đến với tôi để cánh báo tôi trước, trước khi ông đến để đưa tôi đi?!" Thần Chết đáp: "Ta đã giữ phần của mình, Ta đã sai nhiều sứ giả đến để cảnh báo ngươi, hãy đến nhìn vào gương xem, hãy chú ý mái tóc của ngươi! Nó dày lên và đen bóng, giờ đây nó mỏng đi và bạc trắng ra! Hãy xem, ngươi cúi gập mình xuống để nghe lời ta nói, ngươi nghe rồi bỏ qua. Hãy lưu ý ngươi đã có nhiều thứ để rồi thấy O.K., đúng, ta đã sai nhiều sứ giả đến cảnh báo ngươi rồi, "Ta đã giữ phần của mình, ngươi tồi quá không giữ phần của ngươi...Ta tiếc vì ngươi không sẵn sàng để tiếp ta, nhưng thời gian đã đến rồi đi và ngươi giờ đây không còn có lựa chọn được nữa!" Và thế là người ấy chết không sửa soạn về cõi đời đời!
3. Thê thảm thay, Nêbucátnếtsa, ông đã từng có cung điện lớn lao, bình an, thịnh vượng, và quyền lực, giờ đây mất hết nó cùng với trí khôn của ông!
4. Mọi sự ông đã tự hào, giờ đây chúng đã qua đi...và cũng một thể ấy với trí khôn của ông ta!
a. Đúng là một sự sụp đổ quan trọng cho một nhân vật quan trọng như thế!
b. Điềm chiêm bao đã nói rằng thân cây ấy sẽ được phủ bằng đồng như để bảo hộ cho nó hầu cho nó được mọc lại...điều nầy có ý nói rằng nhà vua sẽ được canh giữ trong suốt án phạt của mình!...ai vậy?
(1. Có khả năng là Nêbucátnếtsa bị đặt vào một trong những khuôn viên triều đình, được canh chừng và bảo hộ bởi các quan chức triều đình....tất nhiên gồm cả Đaniên và ba bạn của ông!!!
(2. Đaniên để ra 7 năm vẫn tìm cách bảo hộ và lo liệu cho nhà vua, điều nầy diễn ra bao lâu nhà vua còn chịu khổ được tỏ ra qua câu nói bao lâu tóc nhà vua mọc dài như lông chim ưng và móng vua thì giống như loài chim chóc trong suốt thời gian bịnh hoạn.
(3. căn bịnh về lý trí giờ đây có tên, nó được gọi là "Boanthropy"...và có nhiều trường hợp hiện đại về căn bịnh nầy lưu trong hồ sơ...nó có thể là kết quả của sự ngã lòng cực đồ trong một số trường hợp.
5. Chức vụ của Đaniên tiếp tục trong khi ông chờ đợi nhà vua khôi phục lại trí khôn và công nhận Đức Chúa Trời.
a. chúng ta cũng nên phục vụ trong thế gian nầy những người từ chối không tiếp nhận Đức Chúa Trời...chúng ta sẽ tiếp tục phục vụ hết thời gian với hy vọng và làm việc sao cho họ cũng đến với Đấng Christ!
b. Khi hạng tội nhân nếm trải những cơn thử thách, chúng ta nên phục vụ cho họ bằng tình yêu của và ân sũng của Đức Chúa Trời mà bản thân chúng ta đã tìm được!
6. Đaniên vẫn trung tín với cả Đức Chúa Trời và nhà vua trong suốt thời gian nầy!
B. Ngợi khen! (4.34-37)
1. Sau cùng ngày ấy đến khi Nêbucátnếtsa ngước mặt lên trời và sau cùng đã công nhận rằng một mình Đức Chúa Trời là uy quyền!
a. ông từng hạ mình xuống và ngợi khen Đức Chúa Trời...ông được chữa lành và trí khôn ông được phục hồi!
b. Có một sự thay đổi ngay lập tức...và vẫn là trường hợp khi người ta được cứu!
2. Hãy chú ý rằng Nêbucátnếtsa không tỏ ra cay đắng về kinh nghiệm đau khổ kia...nếu ông cay đắng, chắc chắn ông sẽ xây khỏi Đức Chúa Trời!
3. Kinh nghiệm không làm cho đời sống ông tệ hại hơn, mà khá hơn...hãy chú ý câu nói của ông cho rằng quyền cai trị của ông trở nên uy nghi quyền thế hơn trước đó!
a. đây cũng là sự chọn lựa nơi phần của chúng ta về cách thức chúng ta xử lý với những kinh nghiệm đau đớn trong cuộc sống của chúng ta!
b. Nếu chúng ta nhìn biết Đức Chúa Trời đang hiệp mọi sự làm ích cho chúng ta, chúng ta sẽ học biết tiếp nhận thậm chí những kinh nghiệm đau khổ là đường lối của Đức Chúa Trời đang lèo lái và chỉnh sửa chúng ta.
4. Cuối cùng, ở đây, Nêbucátnếtsa thay vì đứng trước vương quốc của mình và ngợi khen Đức Chúa Trời! Ông đã mất trí rất tồi tệ và 7 năm học biết điều nầy! Bạn đã mất bao nhiêu thời gian rồi!?
5. Sự cao trọng không đến từ thế gian nầy, nó đến từ đức tin nơi Đức Chúa Trời!
MINH HỌA: Trước cái chết của ông vào năm 1984, người ta gọi Paul Dirac là "vị bác sĩ lỗi lạc nhất của thế giới". Những khám phá tiền phong của ông dẫn tới Giải Nobel vật lý vào năm 1933 và dẫn tới nghiên cứu máy lượng tử (quantum mechanics). Được mời bởi Isaac Newton và Albert Einstein, ở tuổi 30, ông trở thành người trẻ nhất giữ chức vụ giáo sư tại Đại học đường Cambridge. Khi người ta hỏi Dirac tại sao lực hấp dẫn ngày càng yếu đi, ông đáp: "Sao chứ? Vì Đức Chúa Trời khiến nó phải như vậy mà!" Dirac khẳng định rằng khoa học và tôn giáo không ở trong sự xung khắc đâu; thay vì thế, "cả hai đều là những nhà tìm kiếm lẽ thật". Dirac tin rằng Đức Chúa Trời đã sử dụng "những con số xinh đẹp" để dựng nên thế gian và thêm: "đẹp, nhưng không đơn giãn. Lý thuyết của tôi dựa theo đức tin cho rằng có lý do cho tất cả những con số mà thiên nhiên đã cung ứng cho chúng ta!"
PHẦN KẾT LUẬN: Người nào cảm thấy không cần Đức Chúa Trời sẽ đối diện với mất mát! Sự kính sợ Đức Chúa Trời là khởi đầu sự khôn ngoan, theo Châm ngôn 9.10. Loại kính sợ lành mạnh nầy hủy diệt loại sợ hãi không lành mạnh trong đời sống của chúng ta và dẫn đến đức tin. Vua Nêbucátnếtsa đã tiếp thu một bài học quan trọng, Đức Chúa Trời lớn lao hơn cái tôi! Chỉ khi ông công khai nhìn nhận Đức Chúa Trời, nhà vua đã đã tìm được sự bình an và khôi phục lại trí khôn. Đức tin hủy diệt nổi sợ hãi không lành mạnh, và sự kính sợ lành mạnh tạo ra đức tin...bạn có công nhận vị trí thích hợp của Đức Chúa Trời cách công khai trong đời sống của bạn không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét