"TẠI SAO NGÀI KHÔNG ĐÁP TRẢ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA TÔI?"
Malachi 2.10-16; I Phierơ 3.7
PHẦN GIỚI THIỆU:
Đề tài ly dị được đưa ra cho hôm nay thì có nhiều người sẽ lo lắng ngay. Tuy nhiên, thảm hoạ của một cuộc hôn nhân tan vỡ sẽ có cái chạm nghiệt ngã trên con cái, xã hội, và đức tin của chúng ta.
Hôn nhân là một mối quan hệ thiêng liêng, chớ không phải là mối quan hệ phàm tục! Chúng ta cần phải hiểu mối quan hệ ấy theo cách đó, và thế gian cần phải nhìn xem nó y như thế. Thái độ của thế gian đối với hôn nhân là CHẲNG RA GÌ so với quan điểm của Cơ đốc nhân!
MINH HOẠ.
Có hai người đang trao đổi về đám cưới sắp tới của một trong hai người. Người đã đính hôn nói với bạn mình: "Bạn biết đấy, chuyện kỳ lắm, nhưng bây giờ tôi đã đính hôn rồi, tôi khởi sự lo về việc thành hôn". Bạn anh ta đáp: "Tôi biết anh muốn nói gì rồi, lo là tự nhiên thôi, hôn nhân là một sự phó thác rất lớn đấy, 7 hay 8 năm sẽ trở thành một thời gian rất dài!" – Vô danh
Mối quan hệ cơ bản nhất mà Đức Chúa Trời đã dựng nên trừ ra mối giao thông của chúng ta với Ngài là mối quan hệ của chúng ta với người bạn đời của mình. Mối quan hệ đúng đắn trong hôn nhân sẽ là then chốt đến nỗi sự quan hệ bất xứng với người bạn đời có thể thực sự ngăn trở những lời cầu nguyện của chúng ta!
Kinh thánh dạy rằng mối hôn nhân phải lành mạnh để đời sống thuộc linh của chúng ta cũng được lành mạnh. Cái nầy tác động cho cái kia!
I. NHỮNG MỐI QUAN HỆ VÔ TRÁCH NHIỆM (2.10-12):
A. Con người (2.10)
1. Nan đề ly dị rất phổ thông trong thời của Malachi … cũng như trong thời của chúng ta!
a. Nó đã trở thành một thể chế dân sự hơn là một thể chế thiêng liêng … và khi điều nầy xảy ra nó chẳng có gì nghiêm trọng cả.
b. Chúng ta đối diện với chính nan đề nầy hôm nay!
2. Một khi nó KHÔNG được xem là thiêng liêng thì cánh cửa mở ra cho việc thử nghiệm nó.
a. Như trong xã hội chúng ta ngày hôm nay, người ta thường sống chung với nhau trước tiên để xem coi nó có "tác động" gì cho họ không!?!
b. Tuy nhiên, bất kỳ một sự chệch hướng nào đối với chương trình của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân sẽ luôn luôn không còn có lý tưởng nữa!
MINH HOẠ:
Theo một bài báo do Felicity Barringer của tờ New York Times viết, những cuộc hôn nhân “thử” không làm tăng thêm cơ hội cho hôn nhân được dài lâu hoặc thành công. Thực vậy, những người nào sống chung với nhau trước hôn nhân, số lượng phân rẽ và ly dị một cách vô nghĩa còn lớn lao hơn những kẻ đi trực tiếp đến bàn thờ -- Robert C. Shannon, 1000 Windows, (Cincinnati, Ohio. Standard Publishing Company, 1997).
3. Trong thời của Malachi dân sự của Đức Chúa Trời đã xem thường mối hôn nhân của họ, và họ không gặp phải một nan đề nào khi cưới hạng người không tin Chúa hoặc đi đến ly dị.
a. Thất bại không xem hôn nhân là thiêng liêng sẽ tạo ra loại thái độ nầy.
b. Xem hôn nhân theo cách thuộc linh là chẳng có gì khác hơn một hợp đồng dân sự, đôi khi những mối hôn nhân ấy kéo dài, có khi không.
4. Israel trong thời của Malachi đã phá vỡ đức tin với một người khác trong hôn nhân.
a. Việc duy nhứt được xem là thiêng liêng là đời sống cầu nguyện của họ tại đền thờ.
b. Họ đã phân tình trạng thuộc linh của họ ra thành nhiều ngăn.
B. Thế hệ sau (2.11-12)
1. Lấy một người không tin Chúa làm vợ bị luật pháp của Đức Chúa Trời cấm đoán, tuy nhiên họ chẳng gặp phải một việc gì không hay khi đến thờ phượng tại đền thờ mặc dù lấy vợ không tin Chúa.
a. Những gì họ tin và cách họ xử thế không luôn luôn song hành với nhau!
b. Thê thảm thay, cái điều họ chưa nhìn biết, ấy là những cuộc hôn nhân như thế cho thấy rằng con cái của họ sẽ bị kéo đến với các thần khác bởi những người bạn đời vô tín nầy và tương lai dành cho chúng trong vai trò dân sự Đức Chúa Trời một ngày kia sẽ rơi vào chỗ không chắc chắn nếu điều nầy cứ tiếp tục!
c. Tường trình của lịch sử cho thấy rằng những cuộc hôn nhân "chào hàng" thường kéo người tin Chúa xuống hơn là kéo người không tin lên tới thể trạng của người tin Chúa!
d. Một sự kết hiệp thiêng liêng như vậy cần phải gọi là: "THÁNH".
2. Hình tượng có thể sẽ thay đổi, và những cuộc hôn nhân dựa theo thế gian nầy cũng sẽ bị thay đổi y như vậy.
3. Quan niệm của Đức Chúa Trời về hôn nhân khác biệt dường bao đối với thế gian nầy, Ngài dạy chúng ta phải yêu thương người bạn đời của mình suốt cả đời.
MINH HOẠ:
Một cuộc hôn nhân thành công là kết quả của việc thường xuyên đem lòng yêu thương – với cùng một người. -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
4. Đức Chúa Trời vốn quan tâm với những gì sẽ xảy ra cho hậu thế của Israel nếu họ cứ tiếp tục mang lấy ách không xứng hợp trong những cuộc hôn nhân hời hợt nầy.
a. Chúng ta thường thất bại không xem cái chạm mà ly dị đụng đến trên con cái, tuy nhiên nó sẽ tác động trên chúng trong một thời gian rất dài!
MINH HOẠ.
Trong quyển Cơ Hội Thứ Nhì (Second Chances), in vào năm 1989 bởi Ticknor và Fields, nhà tâm lý học ở California là Judith S. Wallerstein cho rằng ly dị đang tàn phá hàng con cái. Bà đã nghiên cứu một trăm đứa trẻ trong hơn một thập kỷ và kết luận rằng gần phân nửa đã khổ sở với giận dữ, lo sợ, và tự đánh giá thấp khi chúng bước vào cuộc sống của người lớn. -- Robert C. Shannon, 1000 Windows, (Cincinnati, Ohio. Standard Publishing Company, 1997).
b. Đức Chúa Trời không những quan tâm đến những cặp vợ chồng trong lúc hiện tại, mà còn quan tâm đến sự thiết lập hôn nhân trong tương lai và lai lịch dân sự của Đức Chúa Trời là một dân thánh nữa.
c. Chúng ta không chuẩn bị một vấn đề của ngày mai với một hành động theo luật pháp, nó đến từ tình yêu hiến dâng trong một cuộc hôn nhân!
5. Thật là đáng buồn khi cấp độ ly dị trong Hội thánh cũng giống y như cấp độ ly dị của thế gian, thực sự thì điều nầy không nên có!
a. Có lẽ chúng ta cần phải dạy dỗ nhiều hơn về tình trạng thiêng liêng của hôn nhân!
b. Chắc chắn chúng ta cần phải cung ứng nhiều khuôn mẫu mạnh mẽ về hôn nhân cho con cái chúng ta, chúng sẽ nhìn thấy những mẫu thấp kém hơn trong xã hội của chúng ta.
6. Đức Chúa Trời không muốn họ đi lên đền thờ, cũng không muốn những của dâng của họ trong sự thờ phượng nếu họ không bằng lòng xem trọng những lời thề hôn ước của họ! (2.12)
a. Cũng thực sự như thế cho hôm nay, chúng ta không thể đến tại nhà thờ rồi kêu la với Đức Chúa Trời và dâng lên những của lễ … thực sự chúng ta đang sống rất xa ở bên ngoài Hội thánh!
b. Thật đáng buồn là thần học của chúng ta có đôi chân bước đi tới chỗ đó!
II. NHỮNG ĐÁP ỨNG BẤT XỨNG (2.13-16; I Phierơ 3.7)
A. Cầu nguyện (2.13; I Phierơ 3.7)
1. Đáp ứng cho phần thách thức của Malachi như đã nói trước rồi … họ che lấp bàn thờ bằng nước mắt, nhưng không thay đổi một việc nào về mối hôn nhân của họ!
a. Tại sao họ kêu la chứ? Vì Đức Chúa Trời không còn đáp trả những lời cầu nguyện của họ nữa, cho tới chừng nào họ biết xem trọng mối hôn nhân của họ!
b. Thật là khó cho Đức Chúa Trời đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta khi chúng ta không ăn ở phải lẽ với nhau, ít nhiều gì với người bạn đời của chúng ta!
2. Họ cần phải học biết tầm quan trọng nơi các huấn thị của Đức Chúa Trời về hôn nhân.
3. Không luôn luôn là khó khi xây bỏ một mối hôn nhân xấu, đôi khi điều nầy sẽ xảy ra với một tình yêu tin kính trước sau như một!
MINH HOẠ.
Một người nữ đến gặp vị luật sư kia rồi nói: "Tôi muốn ly dị. Tôi thực sự ghét chồng của tôi, và tôi muốn làm tổn thương hắn. Xin giúp tôi vài lời khuyên". Thêm vào với việc muốn nhận được vàng và trao cho chồng cái cán cuốc, bà ta lấy làm lạ về một cách khác mà bà có thể làm cho chồng mình: "Hãy nhìn đây, không cứ cách nào đó bà sẽ ly dị với chồng mình, vì vậy trong ba tháng đừng chỉ trích hắn ta nữa. Hãy nói lời ngọt ngào với hắn. Hãy gây dựng hắn. Mỗi lần hắn làm nghĩa cử gì đó cao đẹp, hãy khen ngợi việc ấy. Hãy nói với hắn: “Anh đúng là một người đàn ông”, và cứ làm như thế trong ba tháng. Sau khi hắn tưởng rằng hắn có được lòng tin và tình yêu thương của bà rồi, hãy đá hắn bằng những tin tức và nó sẽ gây tổn thương cho hắn". Bà kia suy nghĩ: "Tôi không thể phạm sai lầm với việc nầy đâu. Không cứ cách nào thì tôi sẽ ly dị với ông ta. Tại sao tôi phải nói xấu về ông ấy chứ? Tôi sẽ nói tốt về ông ta". Thế là, bà ta ca ngợi chồng mình về mọi sự mà ông ta đã làm. Trong ba tháng , bà nói cho ông biết ông là một người xuất chúng. Bạn biết điều chi đã xảy ra cho mối quan hệ ấy chưa? Sau ba tháng, họ đã quên đi việc ly dị rồi tiếp tục kỳ trăng mặt thứ nhì. -- Erwin Lutzer, "Learning to Love," Preaching Today, Tape No. 99.
a. Phải nhìn nhận là hầu hết những cuộc hôn nhân chỉ có thể được cứu vãn nếu hai bên đều đưa ra nổ lực, nhưng có những lúc khi sức mạnh của tình yêu thậm chí bởi người nầy cũng có thể làm thay đổi người kia.
b. Đây chính là điều mà Phaolô đã in trong trí ở I Côrinhtô 7.12-13: "Đến như những kẻ khác, chẳng phải Chúa, song là chính tôi bảo họ rằng: Nếu người anh em nào có vợ ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì không nên để bỏ. Lại nếu một người đờn bà có chồng ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì vợ cũng không nên lìa chồng”. Có thể là Phaolô đã suy nghĩ sẽ có một cơ hội qua tình yêu tin kính làm biến đổi người không tin Chúa, vì vậy không nên vội vàng ly dị mà chi.
4. Những sự bừa bãi mà Israel có đối với mối kết hiệp hôn nhân đã tạo nên tình trạng thuộc linh tùy tiện, Đức Chúa Trời không đáp ứng với những lời cầu nguyện của họ cho tới chừng nào họ biết xem trọng mối hôn nhân ấy.
5. Phierơ đã phát biểu y như vậy trong I Phierơ 3.7: "Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em".
a. Rõ ràng là trong phân đoạn nầy Phierơ đang nói rằng những lời cầu nguyện của họ đã bị ngăn trở khi họ, trong vai trò làm chồng, đã không đối xử với vợ mình cách xứng hiệp!
b. Hãy chú ý trong câu nầy Đức Chúa Trời gọi người làm vợ là "bạn" chớ không phải "tài sản" hay "của cải".
c. Họ là người bạn trọn đời!
6. Chúng ta không thể có một con người thuộc linh hay một nước thuộc linh chỉ bằng cách cầu nguyện … những mối quan hệ của chúng ta phải phản ảnh sự thực là những lời cầu nguyện của chúng ta đều có hai chân, hai tay trong sự hổ tương với nhau cùng với họ!
a. Chẳng có vấn đề gì với các hình tượng cả … chúng chẳng là gì hết, chỉ là những hình tượng bằng đá hay gỗ, vì vậy những lời cầu nguyện với chúng chẳng có gì khác biệt bất luận mối quan hệ hôn nhân là gì đi nữa … nhưng với một Đức Chúa Trời hằng sống lời cầu nguyện sẽ tạo ra một sự khác biệt đấy!
b. Chúng ta không thể đạt tới một cấp độ cao về chiều sâu thuộc linh nếu không yêu thương nhau!
7. Hành động kêu la tại bàn thờ phải đối mặt với việc cố gắng sống trong hôn nhân!
B. Người bạn đời (2.14-16)
1. Những người nam trong Israel đến với vợ của họ giống như những bộ quần áo cũ … họ chẳng ý thức được sự phó thác trọn đời cho người kia.
a. Hôn nhân không nói tới một khoản thời gian, hôn nhân nói tới trọn một đời!
b. Thích bước lên bàn thờ khi cưới xin thì rất là dễ, còn phải có nhân cách và trọn đời sống chung, yêu thương người bạn đời của mình suốt mọi trăn trở, khó nhọc cùng những thời điểm đặc biệt khác nữa là một tặng phẩm khác!
2. Những mối hôn nhân Cơ đốc đáng phải là hình ảnh của sự thường trực, vĩnh viễn!
MINH HOẠ.
Những đám cưới trong nhà thờ luôn luôn có việc thắp sáng ngọn đèn của sự hiệp một. Trong một vỡ kịch mới tập đây, tôi đã giải thích biểu tượng của nghi thức thắp đèn, tôi nói: "Sau khi ngọn đèn cháy được phân nửa rồi, thổi từ hai phía có nghĩa là hai người đã trở nên một" Một khách tham dự phát biểu với sự kinh ngạc: "Ồ, tôi nghĩ như thế sẽ là 'chẳng còn lửa!' nữa chứ" -- Greg Asimakoupoulos, Concord, California. "Rolling Down the Aisle," Christian Reader.
a. Nếu có khó khăn, thì hãy tìm kiếm những câu trả lời để giúp chữa lành mối quan hệ, ít nhất chúng ta sống trong một ngày khi sự cứu vãn ấy khả thi.
b. Chúa Jêsus thường khẳng định hôn nhân là trọn đời, thậm chí khi Ngài công nhận rằng Môise đã cho phép lý dị vì cớ "lòng cứng cỏi", Ngài phán rằng "từ lúc ban đầu" không có như vậy đâu. Mathiơ 19.8: “Ngài phán rằng: Vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên Môi-se cho phép để vợ; nhưng, lúc ban đầu không có như vậy đâu".
c. Thay vì luôn luôn chiếu theo những ngoại lệ của luật lệ, chúng ta cần phải nhấn mạnh luật lệ một lần nữa – đây nhất định là quan điểm của Chúa Jêsus trong câu nói nầy.
3. Đức Chúa Trời rất đau buồn, Ngài nhấn mạnh trên sự hiểu biết và đầu phục quá nông cạn của họ về hôn nhân cùng những sự tùy tiện qua đó họ đã ly dị. Malachi 2.16 chép: "Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ…"
a. Hãy chú ý, Đức Chúa Trời KHÔNG PHÁN Ngài ghét "hạng người ly dị", mà ghét "ly dị!"
b. Đức Chúa Trời hiểu rõ nỗi đau phủ lút trên một người, một gia đình, và một xã hội khi ly dị đánh mạnh vào.
4. Đức Chúa Trời không yêu cầu họ tìm những người bạn đời trọn vẹn, mà tìm một người thật tin kính.
a. Yêu ai đó không có nghĩa là bạn phải hiểu rõ mọi sự về họ rồi mới cưới hỏi, cưới hỏi có nghĩa là yêu thương người bạn đời của mình!
b. Một người không phải là chuyên gia trong mọi sự mới có một mối quan hệ đúng đắn, mà là chuyên gia nơi người bạn đời của họ!
MINH HOẠ.
Bà Albert Einstein từng được phỏng vấn không biết bà có hiểu lý thuyết tương đối của chồng mình hay không!?! Bà đáp: "Không, nhưng tôi biết ông thích uống trà như thế nào" -- Christian Reader, Vol. 33, no. 6.
5. Hãy chú ý ở Malachi 2.14, Đức Chúa Trời gọi những người vợ nầy là "bạn" chớ không phải là "tài sản!"
a. Chúng ta chia sẻ với họ nhiều hơn sự giàu có của chúng ta, chúng ta cũng chia sẻ với họ tâm linh của chúng ta nữa.
b. Họ là những kẻ "đồng kế tự" với chúng ta về mọi lời hứa của Đức Chúa Trời.
6. Đức Chúa Trời thách thức họ … và chúng ta bằng những lời nầy: "… Vậy các ngươi khá cẩn thận trong tâm thần mình; chớ đãi cách phỉnh dối với vợ mình lấy lúc tuổi trẻ".
a. Nếu họ muốn những lời cầu nguyện của họ được nhậm, họ phải làm nhiều hơn là chỉ có khóc lóc tại bàn thờ, họ phải trở về nhà rồi thể hiện một sự phó thác và lối sống tin kính trong mối hôn nhân của họ.
b. Đáp ứng của Đức Chúa Trời đối với họ được kết nối với đáp ứng của họ đối với người bạn đời của họ … quả thực Đức Chúa Trời vẫn còn làm điều nầy hôm nay.
7. Đời sống cầu nguyện của bạn như thế nào? Đời sống hôn nhân của bạn ra sao rồi? Sẽ có một sự gắn bó giữa hai khoản nầy hơn là bạn nghĩ nữa đấy!
KẾT LUẬN. Người nào chúng ta kết bạn với là loại người mà chúng ta trở nên một với họ. Chúng ta được biệt riêng ra khỏi thế gian để chúng ta sẽ sống khác biệt với nó, để chúng ta tỏ ra cho thế gian thấy một phương thức sống tốt đẹp hơn. Mối quan hệ theo chiều dọc với Đức Chúa Trời ĐƯỢC tác động bởi những mối quan hệ hàng ngang của chúng ta với nhau. Ai là "bạn đời" trong cuộc sống của bạn vậy?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét