Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Ngày Mẫu thân: Một Người Mẹ Biết Kính Sợ Chúa



MỘT NGƯỜI MẸ BIẾT KÍNH SỢ CHÚA
Châm ngôn 31.10-31
Câu gốc là câu 30
PHẦN GIỚI THIỆU: Bạn có biết ý tưởng về Ngày Mẫu Thân đã phát sinh từ một Hội Thánh nhỏ thuộc hệ phái Trưởng Lão ở Grafton, Tây Virginia không? Lúc ấy là năm 1876 và xứ sở vẫn còn than khóc cái chết của cuộc Nội Chiến. Trong khi dạy một bài về Lễ Truy Điệu, Bà Anna Reeves Jarvis đã nghĩ đến những bà mẹ bị mất con cái của họ. Bà cầu nguyện một ngày kia sẽ có một “ngày truy điệu” dành cho các bà mẹ. Lời cầu nguyện đã gây ấn tượng sâu sắc lên một trong số 11 người con của Bà Jarvis. Young Anna đã nhìn thấy mọi nổ lực của mẹ mình để hiệp một cộng đồng bị chiến tranh làm phân hoá cùng Hội Thánh lại với nhau. Khi cô lớn lên ở tuổi trưởng thành, cô thiếu nữ nầy đã giữ lấy giấc mơ của Bà Jarvis trong tấm lòng mình. Vào ngày mất của mẹ mình, Anna đã quyết định thiết lập Ngày Mẫu Thân để tôn cao bà.
Vào ngày 12 tháng 5 năm 1907, một sự tuân giữ tại địa phương được duy trì, sau đó lan rộng tới Philadelphia. Đến năm 1910, Ngày Mẫu Thân đã được tổ chức trong 45 tiểu bang, Puerto Rico, Hawaii, Canada, và Mexico. Với sự phấn khởi tự hào, Cô Jarvis đã nói với một người bạn: "Chừng nào lễ nầy không còn tổ chức nữa, thì phải để cho tương lai quyết định. Chắc chắn lễ nầy sẽ lan rộng khắp toàn cầu cho xem!”
Vào ngày 8 tháng 5 năm 1914, Tổng Thống Wilson đã ấn định ngày Chúa nhật thứ nhì trong tháng 5 là Ngày Mẫu Thân "để treo cờ Hoa kỳ và để bày tỏ ra công khai tình cảm và sự tôn kính dành cho các bà mẹ trên cả nước”.
Tôi muốn chúng ta sáng hôm nay tra xem Kinh Thánh và từ chính mình Đức Chúa Trời nhìn thấy đâu là ý chỉ của Ngài dành cho các Bà Mẹ, phải, cho hết thảy giới nữ. Kinh Thánh áp dụng cho hết thảy chúng ta, các bà làm mẹ, những người làm cha, hết thảy nam và nữ giới. Nhưng ở đây Đức Chúa Trời đặc biệt nói tới ý chỉ và mục đích của Ngài dành cho các bà làm Mẹ. Đây là lời kêu gọi và mục đích cao cả nhất của giới nữ. Đây là nền tảng cho một đời sống sung mãn và hạnh phúc. Không biết đến lời kêu gọi nầy, có nghĩa là đau đầu, buồn thảm và thất vọng to lớn lắm! Không biết đến lời kêu gọi nầy có nghĩa là sống một đời sống kém cõi hơn đời sống mà Đức Chúa Trời đã dự trù cho bạn phải sống.
MINH HOẠ: Tôi có nhận một bức thư cả tuần lễ trước Ngày Mẫu Thân vào năm 1992, từ một phụ nữ ở Hội Thánh quê nhà của chúng tôi, Hội Thánh Calvary Baptist. Tên của bà ta là Linda Tise . Bà rất yêu mến Chúa, hiển nhiên Đấng Christ là trọng tâm của đời sống bà. Tôi là giáo viên Trường Chúa nhật dạy bà ta trong ba năm trời. Tôi muốn chia sẻ với bạn một số điều từ bức thư của bà ta.
Về đứa con gái, bà ta nói: "Tôi cảm thấy con gái tôi đang tấn tới trong Chúa năm nay và đấy là một trong các ơn phước to lớn nhất của tôi". Bà giải thích về ảnh hưởng của một cặp vợ chồng trong Hội Thánh có trên đứa con gái của bà ta.
Bà ta nói về sự phấn hưng mà họ đã có và làm thể nào có nhiều người đã được cứu. Một vài thuộc viên trong Hội Thánh đã được cứu kể cả con trai của vị Mục sư chủ toạ. Bà ta khích lệ chúng tôi cứ ở gần bên Chúa. Bà ta cảnh cáo về Ma Quỉ đang ra sức hủy diệt chúng tôi và tình trạng đắc dụng của chúng tôi cho Chúa. Bà ta xin cầu nguyện cho một vài người đang có những nhu cần trong Hội Thánh. Bà ta xin cầu nguyện cho chính bà để "bà và gia đình sẽ được Chúa đại dụng".
Có người xem bà ta chỉ là một cô gái vùng đồng bằng. Bà ta luôn luôn ăn mặc gọn ghẽ, đàng hoàng và có một nụ cười rất là đẹp. Bà ta là một viên ngọc gắn trên vương miện của Đức Chúa Trời. Nếu bạn đến nhóm tại nhà thờ, bạn sẽ không nhận biết bà ta đâu! Nhưng bà ta luôn luôn trung tín, có mặt ở đó mỗi buổi nhóm, sẵn sàng và làm mọi sự bà ta có thể để hầu việc Chúa của mình.
Hội Thánh ấy có một số phụ nữ giống như bà nầy vậy. Bạn sẽ nhận ra trong tuần nầy và thấy chiếc xe của bà ấy đậu ở ngoài nhà thờ. Bà ấy đang lo dọn dẹp ở bên trong. Dù chẳng có ai để ý, song bà ấy cứ trung tín hầu việc Chúa. Năm 1977, khi lần đầu tiên chúng tôi đến nhóm ở đó, thì đã có khoảng 40 người. Hiện nay nhà thờ có khoảng 700-800 người thường dự nhóm.
Một người mẹ trẻ khác, tên là Carolyn. Bà và hai đứa con gái đã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ. Họ cũng ước ao muốn nhìn thấy chồng bà ta được cứu nữa. Bà nầy đều đặn xin Hội Thánh cầu nguyện để ông sẽ tiếp nhận Đấng Christ. Ở cuối những buổi thờ phượng, người ta thấy bà ở trước nhà thờ cùng quì gối với hai đứa con gái cầu xin cho chồng bà được cứu. Bà không lấy làm xấu hổ mà tiến tới phía trước rồi cầu nguyện cho người thân yêu và gia đình mình. Bà nầy cứ trung tín nhóm lại với Hội Thánh và dạy dỗ một lớp thiếu nhi. Hết năm nầy sang năm khác trôi qua mà chẳng có một sự thay đổi nào nơi phần chồng của bà ta. Nhưng bà cứ giữ lòng trung tín với Chúa, thành kính với Hội Thánh chúng tôi, và sống một đời sống tin kính. Đến năm 1986, tháng 7...vào sáng Chúa nhật, cuối buổi thờ phượng có lời mời gọi tiếp nhận Đấng Christ và chồng của bà là Junior Martin đã tiến lên phía trước và được cứu một cách vinh hiển. Thế là cả gia đình đã hội hiệp trọn vẹn trong Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã đại dụng họ trong Hội Thánh đó. Họ không nổi bật lắm đâu, bạn sẽ không nhận ra họ, nhưng họ yêu mến Chúa và trung tín hầu việc Ngài.
Nhiều năm trước đó một nữ Cơ đốc yêu dấu khác vốn yêu thương chồng và đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời cứu ông ấy. Bà nầy chẳng có làm tình làm tội gì hoặc tranh luận với ông. Mỗi Chúa nhật bà cùng với đứa con trai chực sẵn ở nhà thờ và trung tín nhóm lại hết năm nầy sang năm khác. Chồng bà ta tuyệt đối chẳng có để ý gì đến Đức Chúa Trời cả. Bà nầy luôn luôn khiêm nhường trong sự phục sức, là một người vợ và một người mẹ biết yêu thương, và sống một đời sống tin kính. Ngày kia, Đức Chúa Trời đã chạm đến tấm lòng của chồng bà ta và ông ta đã đến với Đấng Christ. Một phần quan trọng trong sự cứu ấy chính là sự làm chứng của người vợ. Chồng bà ta đứng trước mặt bạn ngày nay chính là vị Mục sư chủ toạ của bạn đấy!
Tại sao Đức Chúa Trời lại sử dụng ba người phụ nữ nầy? Họ kính sợ Đức Chúa Trời và Ngài chính là mấu chốt quan trọng nhất trong đời sống của họ.
I. NGƯỜI NỮ NÀO KÍNH SỢ ĐỨC GIÊHÔVA SẼ ĐƯỢC KHEN NGỢI”. Châm ngôn 31.30
A. Câu 30 của Châm ngôn 31, là trọng tâm của vấn đề. “Nhưng người nữ nào kính sợ Đức Giêhôva sẽ được khen ngợi”.
B. Kính sợ Chúa, câu nầy có ý nói đến điều gì?
1. Phần minh hoạ chỉ ra việc làm thực tế của một người nữ tin kính biết kính sợ Đức Chúa Trời.
2. Từ Hy bá lai là "yir' a" và có nghĩa là một "phản ứng của tình cảm, sợ hãi, hay e sợ, và có sự tôn kính dành cho Đức Chúa Trời, một sự kính trọng sâu sắc".
3. Ở nhiều chỗ trong Cựu ước cách sử dụng từ ngữ kinh sợ Đức Chúa Trời và sống xứng đáng được kết hợp gắn bó với nhau, chúng là những ý tưởng có đồng nghĩa. Nếu một người biết kính sợ Đức Chúa Trời, thì sẽ kết quả trong việc sống một đời sống tin kính. Sự sợ hãi được thấy giống như một lực tác động tạo ra đời sống công nghĩa.
4. Xuất Êdíptô ký 1.17: “Nhưng các bà mụ kính sợ Đức Chúa Trời, chẳng làm theo lời vua Êdíptô phán dặn, đều để cho các con trai sống hết”. Trong Xuất Êdíptô ký 1.21 Đức Chúa Trời đã giàu ơn ban thưởng cho họ.
5. Sự sợ hãi tin kính là kết quả của việc tin theo Đức Chúa Trời! Khi một người thực sự nhìn biết Đức Chúa Trời, sự nhìn biết đó sẽ mang lại một sự kính sợ Đức Chúa Trời.
Hầu hết mọi người đều có một cái nhìn nhỏ nhoi về Đức Chúa Trời. Dù vậy, Ngài đã dựng nên toàn bộ vũ trụ...Kinh Thánh nói Ngài dựng nên muôn vật từ chỗ không không. Đem so sánh với chúng ta, Ngài sẽ trỗi hơn mọi điều chúng ta có thể suy tưởng.
6. Tin tưởng thực sự tạo ra một sự kính trọng sâu sắc và thành tâm với Đức Chúa Trời.
MINH HOẠ: Khi tôi còn sống ở nước Đức, năm 1962, chúng tôi có một cuộc kiểm tra. Người nầy là giới chức sau cùng trên hết mọi người chúng tôi kể cả người chỉ huy nhóm chúng tôi. Chúng tôi đã thấy sợ hãi ông ta sẽ giết chúng tôi, hoặc làm hại chúng tôi....nhưng ông ta có quyền chấp thuận hay không chấp thuận chúng tôi trong vai trò một Tổ Phóng Tên Lửa. Nếu chúng tôi không được chấp thuận....thì thật là khó cho chúng tôi lắm. Nhưng vì chúng tôi biết kính nể uy quyền của ông ta cao hơn chúng tôi, chúng tôi thực sự chịu khó làm việc để tự minh chứng mình sẵn sàng chiến đấu.
Khi chúng tôi đứng vào hàng, ông ấy đến thẩm tra tôi, rồi hỏi tôi đến từ lúc nào. Tôi lấy làm sợ hãi khi ấy, lúc tôi nhìn thấy ông ta, tôi đã muốn bỏ chạy trốn rồi. Tôi không sợ ông ta, vì tôi rất nhạy bén! Người tôi đổ mồ hôi hột, từ đầu tới chân....tôi biết rõ lịnh lạc, đồng phục mình rất đường hoàng...vì tôi đã sửa soạn và là một người lính giỏi thì chẳng có gì phải lo sợ cả. Tôi là Xếp của Nhóm Thông Tin Liên Lạc và khi ông ta đã thẩm tra tôi sau đó thì đơn vị của tôi không có vấn đề gì...tại sao? Bởi tiêu chuẩn nhà binh, tôi và trung tâm của tôi, cùng nhân sự đã sống rất ngay thẳng! Nói như thế có nghĩa là chúng tôi biết tuân theo lịnh lạc là thi hành đúng đắn. Phải, chúng tôi e sợ ông ta, nhưng chúng tôi không sợ hãi vì chúng tôi đã sẵn sàng.
Tôi tin cũng một thể ấy với Đức Chúa Trời. Khi một người đạt tới mức hiểu biết Đức Chúa Trời thực sự là ai....họ liền bỏ mọi sự loạn nghịch và dại dột đi. Họ xem trọng sự hầu việc Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên họ!
Kế đó họ muốn vâng theo Đức Chúa Trời, họ muốn đi theo Ngài và sống đời sống của họ vì sự vinh hiển của Ngài. Là những tấm gương cho ân điển của Ngài, họ sẽ tỏ Đức Chúa Trời ra cho phần còn lại của thế gian nhìn biết.
Một người nam hay một người nữ nào không sống cho Đức Chúa Trời, thực sự sẽ phải xét lại đời sống của họ, để xem coi thực sự họ có hết lòng tin theo Đức Chúa Trời hay chỉ có một cái đầu hiểu biết sự tồn tại của Đức Chúa Trời mà thôi chăng!?!
II. NGƯỜI THỰC SỰ ĐƯỢC CỨU (NAM HAY NỮ) ĐƯỢC TÁC ĐỘNG BỞI SỰ KÍNH SỢ CHÚA.
A. Những trường hợp nổi bật về cách dùng chữ trong Kinh Thánh luôn luôn được sử dụng như lý do hay sự tác động tại sao một người chịu hầu việc Đức Chúa Trời.
B. Hãy xem Châm ngôn 31.10: “Một người nữ tài đức ai sẽ tìm được?”
1. Hỡi quí bà, phải chăng phần mô tả nầy đã doạ dẫm quí vị không?
2. Câu 30, được viết ra giống như một câu hỏi, rồi tự nó trả lời. Câu trả lời rất rõ ràng! Mọi sự dẫn giải của tôi về đề tài cho rằng đây là một câu hỏi thuộc loại hoa mỹ và câu trả lời là KHÔNG!
3. Hiển nhiên, là tôi không nhất trí. Đáp lời là không, là từ chối quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của một người nữ. Tôi đáp CÓ! Chìa khoá là câu 30, một người nữ, một người mẹ, sẽ là một sự vinh hiển và ngợi khen cho Đức Chúa Trời nếu ở trung tâm đời sống của người, trên hết là Đức Chúa Giêxu Christ....người nữ nầy kính sợ, tôn sùng và yêu mến Đức Chúa Trời và sự ấy tác động mọi sự người lo làm. Phải, có nhiều người nữ tin kính, họ kính mến Đức Chúa Trời và làm sự vinh hiển cho Ngài bằng đời sống của họ.
4. Chữ "tài đức" có ý nói tới phẩm hạnh của một người nữ là người nữ của sức lực và khả năng thực sự. Chữ Hy bá lai là "chayil" (khah'-yil) có nghĩa là sức lực, quả cảm, đoan chính, một người can đảm, đầy năng lực. Sức lực hay đạo đức của nàng ở trong phẩm hạnh là một người nữ tin kính, vì lẽ ấy nàng sẽ được Đức Chúa Trời đại dụng làm một nguồn phước cho nhiều người khác.
C. Người nữ biết kính sợ Đức Chúa Trời sẽ được khen ngợi. Cả Đức Chúa Trời và những ai quen biết nàng đều khen ngợi nàng. Người nữ tài đức là một người chịu khó làm việc. Nàng không biếng nhác, nàng lo giữ gia đình và nhà cửa của mình sao cho có thứ tự. Và đấy là bằng chứng chỉ ra tình yêu của nàng dành cho gia đình mình và sự kính sợ Đức Chúa Trời.
III. NGƯỜI NỮ TÀI ĐỨC ĐƯỢC CHỒNG NÀNG TIN CẬY.
A. Tin cậy là một điều có thể tìm kiếm được. Tin cậy không đến một cách máy móc cho ai hay cho người nào chỉ vì nắm giữ một địa vị. Nhiều bậc phụ huynh không được con cái mình tin cậy vì họ không kiếm được lòng tin của chúng. Nhiều người vợ và chồng đang chịu nhiều đau khổ vì người bạn đời của họ không có lòng tin cậy nơi họ. Tôi tin lúc ban đầu ai nấy đều muốn tin người kia. Nhưng tin cậy chỉ đến từ kinh nghiệm quan sát con người và lối sống của họ.
B. Một người nữ tin kính sẽ kiếm được lòng tin cậy và kính trọng của chồng mình khi nàng sống một đời sống công nghĩa kiên định trước mặt chồng. Nàng tôn cao Chúa và tự tỏ ra ở bề ngoài cho nhiều người khác thấy để họ tin cậy nàng. Một trong những lợi ích to lớn trong việc sống cho Chúa, ấy là bạn sống một đời sống đạo đức và người ta sẽ nhìn thấy bạn là người đáng tin cậy.
Hãy suy nghĩ về sự ấy trong văn mạch nói tới một người nữ đang đưa cả gia đình mình đến với Chúa và tác động họ hầu việc Chúa. Nếu chồng nàng bị hư mất, đời sống tài đức của nàng sẽ trở thành một lực tác động tích cực và là một bằng chứng sống cho Chúa. Đời sống tin kính của nàng sẽ trở thành một bằng chứng và là một tấm gương cho con cái của nàng về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời và ân điển làm thay đổi đời sống.
Ảnh hưởng của Đức Chúa Trời trong đời sống của người nữ sẽ làm cho gia đình của nàng nhìn thấy sống cho Chúa là tốt đẹp như thế nào! Phần đối ngược cũng thực lắm! Một người vợ hay cằn nhằn, không bao giờ thấy thoả lòng, luôn luôn than phiền và hay dời đổi sẽ không kiếm được lòng tin cậy của gia đình mình.
Gia đình ấy đang nguội lạnh dần về tình yêu thương. Tình yêu thương chân thật gạt qua một bên mọi điều ham muốn riêng của một người và tìm kiếm ích lợi cho nhiều người khác. Một người vợ hay một người mẹ ích kỷ đang tỏ ra thực sự nàng không có một tình cảm sâu sắc dành cho gia đình mình. Đổi lại, họ sẽ không thể hiến dâng một thứ tình yêu mà chính họ chưa bao giờ được nếm trải.
MINH HOẠ: Có một diễn viên hài luôn luôn nói: "Tôi không nhận được một sự tin cậy nào hết!" Sau khi nghe những câu nói tội lỗi của ông ta được thốt ra để làm vui cho mọi người, bạn sẽ thấy tại sao ông ta không nhận được sự tin cậy. Ông ta không đáng được một sự tin cậy nào vì ông ta không đáng tin cậy.
Bạn không thể mong người ta tin cậy bạn khi bạn không tin cậy họ. Nói năng không ý tứ, là một người bạn đời hống hách, hay than phiền, hoặc hay ngược đãi là một dấu hiệu chắc chắn bạn không có một sự kính trọng nào đối với họ và ngược lại ...có qua có lại mà! Lòng kính trọng và sự tin cậy kiếm được qua cách xử sự của một người.
C. CÂU 26 NÓI NGƯỜI NỮ TÀI ĐỨC LÀ NGƯỜI NỮ KHÔN NGOAN VÀ PHÉP TẮC NHƠN TỪ.
Bạn nghĩ xem, người nữ nầy nhận được sự khôn ngoan cho mình từ đâu? Thi thiên 111.10 chép: "Sự kính sợ Đức GIÊHÔVA là khởi đầu sự khôn ngoan; Phàm kẻ nào giữ theo điều răn Ngài có trí hiểu. Sự ngợi khen Ngài còn đến đời đời”. Sự khôn ngoan đến từ lòng kính sợ Chúa và hiểu biết các điều răn của Ngài.
I Côrinhtô 13.4-5 dạy người tín đồ về các ảnh hưởng của tình yêu thương, và ghi như sau: “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhơn từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ”.
III. DUYÊN LÀ GIẢ DỐI, SẮC LẠI HƯ KHÔNG (Châm ngôn 30.30)
A. Duyên là giả dối. Câu nầy có ý nói tới cách sống đời sống của một người chuyên tìm kiếm ân huệ hay sự tán thưởng của nhiều người khác. Họ sống để gây ấn tượng cho nhiều người khác. Hình như có vẻ bề ngoài đẹp đẽ thì người đó được xem trọng nhiều. Nhưng cách ăn mặc lôi cuốn sự chú ý chính là tội lỗi vì nó dựa trên sự kiêu ngạo.
B. Sắc lại hư không. Chữ "hư không" có nghĩa là vô giá trị hay không có ý nghĩa gì hết. Qua cách ăn mặc và tạo dáng vẻ bề ngoài làm một lực tác động trong đời sống của một người, Đức Chúa Trời phán đó là sự hư không.
Tìm cách gây ấn tượng và tìm kiếm sự tán thưởng và nghe thấy: "Ồ, nàng ấy có đẹp không!?!" chỉ là hư không mà thôi. Hãy suy nghĩ về đời sống buồn rầu mà nhiều người nữ sống tìm cách giống như con búp bê Barbie xem? Đúng là thứ đời sống chẳng ra gì hết!
MINH HOẠ: Tôi xem mấy phút một chương trình TV nói về vấn đề chứng biếng ăn (Anorexia) và chứng ăn uống vô độ (bulimia) nơi các cô gái và những phụ nữ còn trẻ. Những người nữ nầy bị ám ảnh với cách nhìn và họ tự mình nhịn đói để được người khác trông dễ coi. Đôi khi sự ám ảnh ấy giết chết họ. Người phát ngôn viên nói cho họ biết chẳng có ăn nhằm gì khi gia đình và các bác sĩ nói họ dễ coi. Sự kiêu ngạo của họ về vẻ bề ngoài đã điều khiển họ.
C. Phân đoạn Kinh Thánh nầy được viết ra theo thể thơ Hêbơrơ có hai điều tích cực và hai điều tiêu cực. Hai điều tiêu cực đó là cùng một sự việc.
1. Chữ "được khen ngợi" được rút ra từ một chữ có nghĩa là "chiếu sáng".
2. Đây là sự khen ngợi chân thực, sự khen ngợi đạo đức, sự khen ngợi xứng đáng, là phần thưởng lâu dài. Vì các hành động được tạo ra đến từ một sự tôn kính, tình cảm, và sự kính sợ sâu sắc đối với Đức Chúa Trời. Bạn có để ý thấy con cái và chồng của nàng cũng ngợi khen nàng không!?!
3. I Timôthê 2.9-10 chép: “Ta cũng muốn rằng những người đờn bà ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình, không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá, nhưng dùng việc lành, theo lẽ đương nhiên của người đờn bà tin kính Chúa”.
Nội dung của phần huấn thị nầy bắt đầu ở I Timôthê 2.1 và là sự khích lệ của Phaolô dành cho tín đồ nên cầu nguyện: “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhơn đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn. Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật” (I Timôthê 2.1-5)
Câu "ăn mặc một cách gọn ghẽ" có ý nói trong cách ăn mặc sao cho gọn gàng, xử sự hiệp nghi, và lịch lãm.
Từ "nết na" có nghĩa là có ý thức về sự xấu hổ hay vinh dự, thùy mị, dè dặt, kín đáo, biết để ý tới người khác, tôn trọng.
Từ "đức hạnh" có nghĩa là biết tiết độ.
Mệnh đề: "không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá" có ý nói tới cách ăn mặc phô bày giới tính của phụ nữ. Trong các thời kỳ Kinh Thánh có những người nữ ăn mặc như vầy vì họ là kỵ nữ. Ngày nay một người nữ có thể ăn mặc đẹp và tóc có thể kết bính lại. Nàng có thể đeo đồ nữ trang và ăn mặc đẹp, nhưng là một Cơ đốc nhân nàng nên ăn mặc sao cho gọn ghẽ. Tôi không nghĩ chúng ta cần phải bước vào những chi tiết cụ thể về sự gọn ghẽ nầy. Nếu ăn mặc để lôi kéo sự chú ý vào thân thể của một người thì đấy là cách ăn mặc không đoan chính. Nếu ăn mặc quá bó sát vào thân người hay quá ngắn thì lối ăn mặc đó không đoan chính. Nết na có nghĩa là có một ý thức kính trọng người khác và tôn trọng cái tôi của một người, nơi chồng hay gia đình.
Nếu bạn muốn có một điển hình, hãy nhìn xem vợ tôi đây! Nàng luôn luôn ăn mặc gọn ghẽ vì nàng yêu mến Chúa và nàng yêu thương chồng mình. Tôi rất tự hào về nàng và đối với tôi nàng là người nữ xinh đẹp nhất trên đất.
PHẦN KẾT LUẬN:
1. Người nữ có đời sống ý nghĩa đích thực, là một người nữ biết yêu mến và kính sợ Đức Chúa Trời.
2. Một người mẹ biết kính sợ Chúa có ảnh hưởng như thế nào? Nàng đã làm cho gia đình và những ai quen biết cảm động bởi những đức tính nào?
MINH HOẠ: Khi bạn nghiên cứ một số nhân vật cao trọng, năng nổ, tạo nên lịch sử, bạn thường thấy họ nói về ảnh hưởng của một người cha (hay mẹ). Abraham Lincoln được trưng dẫn khi phát biểu: "Tôi thừa hưởng mọi thứ từ người mẹ giống như thiên sứ của mình". Tướng Douglas MacArthur đã nói: "Người mẹ thánh khiết của tôi đã dạy tôi sự kính sợ Đức Chúa Trời và tình yêu dành cho quê hương, những điều đó đã nâng đỡ tôi. Tôi dâng lên bà mọi sự tôn kính cảm tạ của một người làm con”.
Vị giáo sư lỗi lạc G. Campbell Morgan có bốn người con trai. Hết thảy họ đều trở thành giáo sĩ. Trong một buổi họp mặt gia đình, có người đến hỏi một trong mấy người con: "Morgan nào là nhà truyền đạo lỗi lạc nhất?" Với đôi mắt long lanh hẳn lên, người con trai đó nhìn về phía cha mình rồi đáp: "Sao, đó là Mẹ tôi đấy!"
Đức Chúa Trời muốn nữ giới với tấm lòng rộng mở cứ trung tín với Ngài và sống những đời sống tôn cao và làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Những người nữ lo chăm sóc cho gia đình mình, dẫn dắt người nhà mình đến với Đức Chúa Trời.
Có thể bạn chưa sánh với người nữ trong Châm ngôn 31: Hãy làm một ít đi....nhưng nói như thế không có nghĩa là bạn không làm nổi.
Có thể trong quá khứ bạn chưa phải là một người Mẹ mà bạn phải trở thành. Hết thảy chúng ta nên nhìn lại và nhận ra mọi lỗi lầm của mình....còn Đức Chúa Trời vẫn là Đức Chúa Trời của những khởi đầu mới mẻ! Ngay hôm nay, bạn có thể đưa ra sự đầu phục trọn vẹn với Chúa!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét