Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Malachi 3.6-7: "Tại Sao Tôi Phải Ăn Năn?"



"TẠI SAO TÔI PHẢI ĂN NĂN?"
Malachi 3.6-7
PHẦN GIỚI THIỆU.
Có nhiều việc trong vũ trụ nầy không bao giờ thay đổi, nếu chúng thay đổi chúng ta sẽ không sử dụng khoa học để nói trước được việc gì. Cấu trúc phân tử của các nguyên tố luôn luôn không đổi, các định luật vật lý được xem là bất biến hoặc chúng ta không thể tiên đoán được điều chi là chắc chắn. Ngay cả những nhà vật lý đang ra sức khám phá một sự bất biến trong vũ trụ mà họ tin đang tồn tại hầu giúp xây dựng Lý thuyết Grand Unified (viết tắt là G.U.T), họ tin lý thuyết nầy sẽ mở ra đủ loại tri thức về vũ trụ hiện đang làm cho nhân loại phải mù mờ .
Có một sự bất biến trong vũ trụ … ĐÓ LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI! Ngài không hề thay đổi, Ngài là một sự bất biến mà bạn không thể tính được. Đây là một điều cung ứng cho chúng ta sự yên ủi, vì nếu Đức Chúa Trời thay đổi chúng ta sẽ không bao giờ biết được từ thế hệ nầy sang thế hệ kia những gì Ngài mong muốn hay Ngài là ai. Sự thực Ngài không thay đổi có nghĩa là chúng ta có thể có từng thế hệ khám phá Ngài rồi chuyển giao những lẽ thật quan trọng đó từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.
Mỉa mai thay, chúng ta lại thích sự thay đổi rồi đánh trận với sự đổi thay đó cùng một lúc. Chúng ta thích như thế là vì nó giúp chúng ta lớn lên, nhưng chúng ta đánh trận với nó là vì chúng ta thích có những việc không thể nói trước được.
MINH HOẠ.
Bức thư nầy đã được gửi cho Tổng thống Jackson vào ngày 31 tháng Giêng năm 1829 vào ngay khai mào kỷ thuật mới được gọi là xe lửa: "Kính thưa Tổng thống Jackson, hệ thống kênh đào của xứ sở nầy đang bị đe doạ bởi sự lan rộng của hình thức giao thông được biết là xe lửa. Chính quyền liên bang phải bảo vệ những tuyến kênh đào vì các lý do sau đây: Một, nếu những chiếc tàu bị thay thế bởi những chiếc xe lửa thì tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng sẽ xảy ra. Nhiều thuyền trưởng, thợ nấu ăn, tài công, người coi sóc chuồng ngựa, thầy thợ, thợ sửa khoá sẽ thất nghiệp không có công ăn việc làm, chưa nhắc tới số đông nông dân hiện đang được thuê trồng cỏ cho bầy ngựa nữa. Hai, những thợ đóng tàu sẽ chịu khổ và những nhân công chuyên làm dây thừng, dây cáp và yên cương sẽ rơi vào cảnh nghèo khó. Ba, những chiếc tàu qua kênh tuyệt đối rất quan trọng cho quốc phòng của nước Mỹ. Trong biến cố rắc rối với Anh quốc, kênh đào Erie là phương tiện duy nhứt nhờ đó chúng ta có thể tiếp viện các thứ cho chiến tranh. Nhưng Ngài và tôi đều biết rõ, kính thưa Tổng thống, các toa xe lửa bị kéo đi với tốc độ 15 dặm một giờ bởi những đầu máy chỉ gây hại thêm cho cuộc sống và hành khách, tiếng ồn và khói toả trên tuyến hành trình của chúng qua khắp xứ, gây cháy cho mùa màng, làm kinh hoảng các bầy gia súc, khiến cho phụ nữ và trẻ em phải sợ hãi. Đấng Toàn Năng chắc chắn không hề dự trù cho con người phải di chuyển với một tốc độ khiến cho người ta phải gãy cổ như thế" Kính thư, Martin Van Buren – Thống đốc bang New York. – Nguồn vô danh
Những tin tức tốt lành nói về Đức Chúa Trời, ấy là Ngài không hề thay đổi, điều nầy có ý nói rằng chúng ta PHẢI thay đổi nếu chúng ta muốn có một mối tương giao với Ngài! Tại sao chứ? Vì tội lỗi chúng ta phân rẽ chúng ta ra khỏi Đức Chúa Trời, và nếu Ngài không thể thay đổi, thì chúng ta phải thay đổi! May thay, Đấng Christ đã đến để bắc nhịp cầu ngang qua lổ hỗng đó, Ngài sống trọn vẹn cho chúng ta đến nỗi khi ở trong Ngài một lần nữa chúng ta lại có được mối tương giao với Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta phải ăn năn tội lỗi của mình để bước vào ân điển của Đức Chúa Trời. Nói như vậy cũng có nghĩa là chúng ta bước theo các đường lối của Ngài chớ không được bước theo những đường lối riêng của chúng ta hầu kinh nghiệm được các ơn phước của Ngài.
Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không hề thay đổi, rồi khi chúng ta có bổn tánh là tội nhân, chúng ta không thể có mối tương giao với Đức Chúa Trời, trừ phi chúng ta ăn năn tội rồi tiếp nhận ân ban Chúa Jêsus Con của Ngài, chỉ một mình Ngài mới có thể đưa chúng ta đến với Đức Chúa Trời mà thôi.
I. BỔN TÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (3.6)
A. Không thay đổi! (3.6a)
1. Muốn hiểu rõ tính không đổi của Đức Chúa Trời thì thật là đơn giãn.
a. Vì việc chi thay đổi hay có khả năng thay đổi, việc ấy là BẤT TOÀN, vì nếu nó trọn vẹn rồi, bất kỳ một sự thay đổi nào đi nữa cũng sẽ không làm cho nó bất toàn được và vì thế không cần thiết đâu!
b. Đức Chúa Trời không thể thay đổi, Ngài là trọn vẹn và bất cứ một sự thay đổi nào sẽ không làm cho Ngài ra kém trọn vẹn được đâu.
2. Chắc chắn sự việc nầy đem lại niềm yên ủi, khi Đức Chúa Trời không thay đổi, điều nầy có nghĩa là Ngài y nguyên cho từng thế hệ, chúng ta không phải lo tái khám phá Đức Chúa Trời là ai hay Ngài giống với cái gì một khi Ngài không hề thay đổi.
a. Hết thảy chúng ta đều có thể lao động theo cùng một cách thức.
b. Chúng ta không phải lo Đức Chúa Trời là một kiểu cách cho thế hệ nầy rồi là kiểu cách khác cho thế hệ kia.
c. Những đường lối của Đức Chúa Trời đều có thể tiên đoán được dựa theo kiểu mẫu cho thấy Ngài là ai.
d. Điều nầy có ý nói sự khải thị cho thấy Đức Chúa Trời là ai có thể được chuyển tiếp qua cho từng thế hệ mà chẳng e sợ về sự đổi thay của Ngài .
3. Có mối tương giao với Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta phải thay đổi một khi Ngài không thay đổi!
a. Đây là những gì con người đang chống cự, chúng ta không muốn thay đổi!
b. Chúng ta muốn Đức Chúa Trời thay đổi, chớ không phải chúng ta … chúng ta muốn Đức Chúa Trời thay đổi các luật lệ của Ngài sao cho thích ứng với chúng ta … nhưng hãy đoán xem, Ngài sẽ không thay đổi luật lệ để làm cho chúng ta thoả mãn đâu, chúng ta phải thay đổi đường lối của mình nếu chúng ta muốn được cứu!
MINH HOẠ.
Có một vị Sĩ quan Hải quân, ông ta luôn mơ đến việc chỉ huy chiếc tàu chiến. Sau cùng thì ông ta cũng đạt được giấc mơ ấy và được giao cho trọng trách chỉ huy con tàu mới nhất và đầy tự hào nhất trong hạm đội. Một tối đầy giông bão kia, khi con tàu đang rẽ sóng trên đại dương, vị thuyền trưởng đang đứng ở mũi tàu lúc sắp vào cảng, ông ta nhận ra ngọn đèn lạ đang tới gần cách nhanh chóng với con tàu của mình. Ngay lập tức ông ra lịnh cho thủy thủ ra dấu hiệu bằng đèn ghi sứ điệp như sau: "Hãy đổi hướng đi 10o Nam". Bên kia đáp lại ngay tức khắc: "Hãy đổi hướng của bạn sang 10o Bắc đi". Khi quyết định tàu của mình cứ giữ nguyên vị trí chớ không làm việc chi khác, viên thuyền trưởng ra lịnh khác nữa: "Hãy đổi hướng 10o đi – Tôi là HẠM TRƯỞNG đây!" Có lời đáp lại liền như sau: "Hãy đổi hướng đi của bạn 10o ngay – tôi là Thủy thủ cấp Ba, Jones đây". Tức điên lên được, vị hạm trưởng cầm lấy đèn hiệu với hai tay của mình rồi chớp: "Hãy đổi hướng đi ngay, tôi là tàu chiến đây". Lời đáp có theo sau tức khắc: "Hãy đổi hướng đi của bạn ngay, tôi là ngọn hải đăng đây". Bất luận chúng ta nghĩ mình lớn hay nhỏ như thế nào đi nữa, Lời của Đức Chúa Trời trụ vững như ngọn đèn hiệu không bao giờ thay đổi. Hết thảy những đường lối khác phải thay đổi so với đường lối của Ngài. -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 208.
4. Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi, các nguyên tắc của Ngài sẽ không thay đổi, Ngài không thay đổi!
a. Xã hội sẽ thay đổi, con người sẽ thay đổi, nhân loại sẽ đổi bộ luật đạo đức, còn Lời của Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi!
b. Chúng ta sẽ luôn luôn đối mặt với những quyết định phải nắm giữ điều gì, cồn cát xã hội đang sập sình kia hay vầng đá tảng Đấng Christ.
5. Nan đề của Israel trong thời của Malachi là một nan đề rất quen thuộc, họ muốn Đức Chúa Trời phải điều chỉnh theo các đường lối tội lỗi của họ thay vì ăn năn tội rồi làm những việc theo đường lối của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ không điều chỉnh cho thích ứng với họ hoặc không chúc phước cho họ .
B. Không tránh thoát được (3.6b)
1. Họ cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đã dời đi mọi hạnh phước của Ngài ra khỏi đời sống của họ, họ đã đúng … nhưng họ muốn Đức Chúa Trời điều chỉnh chính mình Ngài theo các đường lối của họ mà vẫn chúc phước cho họ, và họ rất dại dột vì Ngài không thay đổi.
a. Họ không nghĩ rằng họ cần phải bước theo Đức Chúa Trời bởi các luật lệ của Ngài, họ muốn Đức Chúa Trời phải điều chỉnh theo mọi đường lối của họ.
b. Họ đã định rằng Đức Chúa Trời không mực thước với thời gian, nghĩa là họ rất mau lẹ còn Đức Chúa Trời thì lùi lại ở phía sau thời gian.
c. Sự kiêu căng của họ khiến cho họ phải trả giá, kiêu ngạo thường là như vậy đấy!
2. Bất cứ lúc nào chúng ta quyết định Đức Chúa Trời cần phải điều chỉnh theo chúng ta, chúng ta đã tự đặt lên cao hơn cả Ngài, và khi chúng ta tin nơi bản ngã của mình chúng ta không thể làm cho Đức Chúa Trời và người khác ra dại dột được đâu!
MINH HOẠ.
Vào năm 1715, Vua Louis XIV của nước Pháp băng hà. Louis, người tự gọi mình là "LỚN" là vị vua đã đưa ra câu nói nổi tiếng nhất: "TA LÀ NHÀ NƯỚC". Cung điện của ông ta ra huy hoàng nhất ở châu Âu, và tang lễ của ông ta rất là rực rỡ. Thi hài của ông ta được đặt trong một cổ quan tài bằng vàng. Để làm cho sự lớn lao của nhà vua quá cố kia ra long trọng hơn, nhiều lịnh lạc đã được đưa ra buộc giáo đường phải đốt đèn mờ mờ thôi, với chỉ một ngọn đèn thật đặc biệt đặt trên quan tài của ông ta hầu cho ai nấy đều nhìn thấy bối cảnh kỳ lạ nhất trong giáo đường. Hàng ngàn người đứng đợi trong im lặng, khi ấy Giám Mục Massilon bắt đầu rao giảng. Từ từ bước tới gần, ông cầm ngọn đèn kia lên rồi nói: "CHỈ CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI MỚI LÀ LỚN THÔI!" – nguồn vô danh
3. Đức Chúa Trời không quên các lời hứa phước hạnh của Ngài, tuy nhiên họ đã không sống cách vâng phục để kinh nghiệm các lời hứa ấy.
a. Họ đã giữ theo ý riêng của mình; phải, họ không tuân theo Đức Chúa Trời, nhưng rồi họ cũng chẳng nhận được ơn phước của Ngài!
b. Họ muốn phước hạnh của Đức Chúa Trời mà không theo đường lối của Đức Chúa Trời … một sự kết hợp bất khả thi!
4. Họ cứ chờ trông Đức Chúa Trời thay đổi … nhưng Ngài không thay đổi!
5. Một số người trong họ đã nghĩ rằng nếu họ bất chấp Đức Chúa Trời, họ sẽ thoải mái mà không cần có Ngài.
MINH HOẠ .
"Người ta bất chấp Đức Chúa Trời, không có nghĩa là Ngài không tồn tại" -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
a. Đây là đường lối mà có nhiều người đang sống đời sống của họ hôm nay!
b. Một ngày kia, hết thảy chúng ta sẽ đối diện với Đức Chúa Trời dù chúng ta có muốn hay là không.
6. Tuy vậy, thực tại của Đức Chúa Trời là lý do cho sự họ tồn sinh, và đúng thế, tình trạng không thể thay đổi của Ngài là điều đã giữ họ không bị hủy diệt!
a. Đức Chúa Trời đã hứa với các tổ phụ của họ rằng Ngài sẽ bảo tồn họ.
b. Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của Ngài … sự thực cho thấy rằng Đức Chúa Trời KHÔNG thay đổi là điều đã giữ họ được tồn tại, Đức Chúa Trời sẽ không phá vỡ Lời của Ngài! "Vì vậy, hỡi các ngươi, là dòng dõi của Gia-cốp, các ngươi sẽ không bị hủy diệt".
c. Họ ĐÁNG PHẢI VUI MỪNG khi thấy Đức Chúa Trời KHÔNG THAY ĐỔI, mặc dù vì cớ tội lỗi của họ, điều nầy đã khiến cho họ luôn tồn sinh!
7. Và sự nầy vẫn còn rất thực hôm nay!
a. Vì cớ con người lún sâu vào tội lỗi ngay hôm nay không có nghĩa là luật pháp đã thay đổi đâu, hay Đức Chúa Trời không cảm nhận về tội lỗi như trước đó, sở dĩ như thế là vì Đức Chúa Trời đang để cho thời kỳ ân điển xảy ra để chúng ta chọn bước theo Ngài, vì thế Ngài đang cho phép con người được quyền tự do lựa chọn.
b. Việc thiếu sự phán xét về tội lỗi trong hiện tại không phải là một dấu cho rằng Đức Chúa Trời đã thoải mái hoặc đã đổi ý của Ngài về mọi sự, điều nầy có nghĩa là Ngài đang gia ơn khi ban bố thì giờ cho chúng ta để ăn năn rồi bước theo Ngài đấy thôi.
8. Ngài KHÔNG thay đổi … và thậm chí trong Kinh Cựu Ước, Xuất Êdíptô ký 34.6 có chép: "Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực".
a. Điều nầy đã được thốt ra ít nhất 9 lần trong Cựu Ước!
b. Hãy xem Xuất Êdíptô ký 34.6; Dân số ký 14.18; Nêhêmi 9.17; Thi thiên 86.15; 103.8; 145.8; Giôên 2.13; Giôna 4.2; Nahum 1.3
9. Tình trạng không thay đổi của Đức Chúa Trời là điều cung ứng cho chúng ta hy vọng và sự an ninh!
II. BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI (3.7)
A. Xấc láo! (3.7a)
1. Con người luôn luôn tìm cách tái định lại Đức Chúa Trời, biến Đức Chúa Trời ra theo ảnh tượng của chính mình!
a. Đây là sự đảo lộn công cuộc sáng tạo, ở đó Đức Chúa Trời đã dựng nên con người theo ảnh tượng của chính Ngài.
b. Khi chúng ta biến Đức Chúa Trời ra theo ảnh tượng của chính chúng ta, Ngài sẽ có những sai sót và chỉ là bất toàn giống như chúng ta thôi!
2. Chúng ta thích Đức Chúa Trời sống y như chúng ta, vì khi ấy chúng ta không phải lo lắng về tội lỗi, nếu Ngài sống y như chúng ta thì khi đó chúng ta sẽ ok!
MINH HOẠ.
Giống như cậu bé kia đang vẽ chân dung cho Art Linkletter. Khi Art Linkletter hỏi cậu bé đang vẽ cái gì đó, cậu ta đáp: "Một bức tranh về Đức Chúa Trời". Linkletter nói co cậu bé biết rằng chưa có ai nhìn thấy chính xác Đức Chúa Trời giống với cái gì, cậu bé đáp liền: "họ sẽ thấy khi cháu hoàn chỉnh bức tranh nầy!" – nguồn vô danh
3. Hình tượng chẳng là gì khác hơn nổ lực của con người khi muốn tái định lại Đức Chúa Trời theo phương thức để họ được an ủi.
a. Không có gì phải ngạc nhiên, các hình tượng thường có ít đòi hỏi nơi những kẻ theo chúng, chúng đã để cho những cuộc truy hoan, chè chén thoải mái và trụy lạc để làm thoả mãn tiên vị của tội lỗi .
b. Hoặc, hình tượng sẽ đòi hỏi những sự hy sinh và mất mát thật đau đớn, mọi nổ lực hành xác mình.
4. Lịch sử chứa đầy những nổ lực của con người khi muốn nắn đúc lại Đức Chúa Trời theo ảnh tượng của chính họ … luôn luôn với những hậu quả thật tai hại cho các cá nhân cùng xã hội.
a. Đức Chúa Trời đang mời mọc họ trong câu nầy, hãy nhìn lại đi rồi thấy ngay cả các tổ phụ của họ đều đã có khuynh hướng xây khỏi Đức Chúa Trời, muốn tái tạo Đức Chúa Trời theo ảnh tượng của chính họ.
b. Ngài cũng mời mọc họ nhìn xem những gì đã xảy ra với các tổ phụ của họ trong lịch sử, những mất mát thê thảm trong cuộc sống, của một xứ sở bị bắt đi làm phu tù, về sự tan vỡ của đơn vị gia đình … hết thảy là vì họ đã quên Đức Giêhôva và thờ lạy các thứ hình tượng thay vì Đức Chúa Trời chơn thật!
c. Bất kỳ quốc gia nào xây khỏi Đức Chúa Trời cùng đường lối của Ngài vẫn sẽ kinh nghiệm loại mất mát thê thảm nầy theo thời gian, mỗi vương quốc trong hơn 6.000 năm qua đã xây khỏi Đức Chúa Trời rồi kết thúc trong đống bụi cát của lịch sử.
d. Sẽ chẳng có gì khác biệt cho nước Mỹ nếu chúng ta xây lưng lại với Đức Chúa Trời .
5. Khi con người hay một cá nhân suy nghĩ họ có thể sống tốt đẹp mà không có Đức Chúa Trời hay đường lối của Ngài, họ sẽ thấy ngay là họ sẽ thiệt mất trong lúc cuối cùng.
6. Đây là nan đề của Israel trong thời của Malachi, họ đang nhìn thấy xứ sở họ đang suy sụp vì họ đã dại dột trước mặt Đức Chúa Trời vì Ngài không chúc phước cho họ giống như Ngài đã từng làm trước kia … họ đã thất bại không nhìn xem bản ngã hay đường lối của mình để khám phá ra nan đề, họ muốn Đức Chúa Trời thay đổi, chớ không phải họ !
a. Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi vì Ngài không thể thay đổi, bất cứ một sự đổi thay nào sẽ có chỉ là tệ hại hơn thôi, một khi Ngài là trọn vẹn rồi!
b. Sự lựa chọn duy nhứt dành cho họ là phải thay đổi!
c. Đức Chúa Trời đang hy vọng rằng bởi việc dấy lên lại lịch sử của họ, họ sẽ nhìn thấy vấn đề nầy.
B. Lời mời! (3.7b)
1. Dầu trong lúc bây giờ Đức Chúa Trời đang gay gắt với họ, sự ban hiến của Ngài rất giàu ơn: "Hãy trở lại cùng ta, thì ta sẽ trở lại cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy".
a. Kẻ bị bỏ không phải là Đức Chúa Trời, mà là chính họ … còn nếu họ trở lại cùng Đức Chúa Trời, họ sẽ khám phá ra rằng Đức Chúa Trời sẽ trở lại với họ ngay tức khắc!
b. Đức Chúa Trời không phát triển những luật lệ để cất bỏ đi sự vui mừng, hay làm cho cuộc sống ra tẻ nhạt đâu, Ngài có những điều luật để bảo hộ tâm trí của chúng ta … và bởi việc trở lại cùng Đức Chúa Trời họ sẽ tái khám phá ra sự vui mừng và nhiều phước hạnh một lần nữa … và một xứ sở hùng mạnh!
2. Đức Chúa Trời không lấy làm vui thích trong việc sửa phạt họ, Ngài muốn chúc phước cho họ, nhưng họ phải trở lại cùng Ngài để kinh nghiệm điều nầy.
a. Đức Chúa Trời giàu ơn đưa ra cho họ một sự ban hiến, một sự ban hiến mà họ không nên từ chối!
b. Đây là tấm lòng của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ chúc phước cho bất kỳ linh hồn nào biết trở lại cùng Ngài.
3. Đức Chúa Trời sẽ tiếp nhận chúng ta mau chóng là dường nào, mọi sự chúng ta cần phải làm là thành thực xưng ra nhu cần của mình về Ngài, hãy trở lại cùng Ngài và chúng ta sẽ tìm được sự tự do không có tội lỗi và hình phạt!
MINH HOẠ.
Lloyd H. Steffen đã viết trong thế kỷ Cơ đốc thể nào khi Vua Frederick II, một vị vua xứ Prussia vào thế kỷ thứ 18, đến thăm quan một nhà tù tại Berlin, những tù phạm đều tìm cách minh chứng cho ông thấy thể nào họ đã bị bỏ tù rất bất công. Tất cả đều bất công, chỉ trừ một người. Người đó đã ngồi yên lặng trong một góc, trong khi phần còn lại đang cố sức trình bày sự vô tội của họ. Khi nhìn thấy người nầy ngồi ở đó, yên lặng trước sự lộn xộn kia, nhà vua đến hỏi ông ta tại sao ông ta có mặt ở đó: "Tâu Bệ Hạ, cướp có vũ trang". Nhà vua hỏi: "Ngươi có phạm tội không?" Ông ta đáp: "Thưa Bệ Hạ có ạ! Tôi xứng đáng với án phạt của tôi". Khi đó, nhà vua mới truyền cho lính canh: "Hãy thả kẻ tội đồ nầy ra. Ta không muốn hắn làm hư hỏng tất cả những kẻ vô tội nầy" -- Donal W. Brenneman APO, Miami, Florida. Leadership, Vol. 12, no. 2.
4. Thắc mắc của họ là: "Bởi đâu chúng tôi sẽ trở lại?"
a. Câu nói nầy chỉ ra một sự cứng cỏi của tấm lòng, họ biết rõ ăn năn đường lối của họ có nghĩa gì rồi, một việc mà họ không sẵn lòng làm theo.
b. Họ cần phải tiếp nhận Đức Chúa Trời y như vậy, không phải theo ý thích của họ .
c. Tất nhiên điều nầy có nghĩa là họ phải xưng nhận rằng họ đã sai lầm và sẽ thay đổi … Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi, họ phải thay đổi!
d. Họ không thích ý tưởng là họ cần phải thay đổi, đây là cốt lõi của tội lỗi!
5. Đức Chúa Trời cung ứng cho cơ hội, nhưng Ngài không ép buộc chúng ta … thất bại của họ không chịu ăn năn rồi vì thế trở lại cùng Đức Chúa Trời sẽ có nghĩa là sự sụp đổ của vương quốc họ, một việc xảy ra sau đó vì họ cứ khăng khăng trong tội lỗi của họ.
a. Còn chúng ta thì sao? Có phải chúng ta đòi hỏi rằng Đức Chúa Trời đang xoay quanh ý tưởng của chúng ta?
b. Có phải chúng ta cần ăn năn rồi trở lại cùng Đức Chúa Trời không?
c. Chúng ta có thể có cùng tình trạng cứng lòng mà Israel đã có và cũng đánh mất ơn phước của Đức Chúa Trời trên đời sống của họ nữa!
6. Khi một sự thay đổi là cần thiết, hãy nhớ ai phải chịu thay đổi … CHÚNG TA!
PHẦN KẾT LUẬN. Khi điều chi trọn vẹn rồi, nó không thể thay đổi, trừ phi nó chưa trọn vẹn đủ kìa. Khi Đức Chúa Trời đã trọn vẹn rồi, Ngài không thể thay đổi, bất cứ một sự đổi thay nào diễn ra sẽ có nghĩa là chưa đủ trọn vẹn. Khi Ngài không thay đổi, chúng ta phải thay đổi nếu chúng ta muốn có một mối tương giao với Đức Chúa Trời. Israel đã cảm thấy Đức Chúa Trời xa xăm lắm – nhưng không phải như vậy là vì Đức Chúa Trời đã thay đổi đâu, sở dĩ như thế là vì họ đã lìa bỏ Đức Chúa Trời và lẽ thật của Ngài. Giải pháp duy nhứt dành cho họ là phải thay đổi … trở lại cùng Đức Chúa Trời. Con đường trở lại cùng Đức Chúa Trời phải đi ngang qua sự ăn năn. Liệu bạn sẽ chịu thay đổi hầu cho bạn sẽ nhận biết sự vui mừng cùng ơn phước của Ngài?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét