Môise – Hoàng Tử của Israel
Tánh Nóng - Giá Phải Trả
Dân số ký 20.1-13
1. Chúng ta thường nói tới hiện tượng thiên nhiên có tính hủy diệt mà ai cũng biết là bão táp. Tuy nhiên, cơn bão hung dữ mới vừa đổ bộ vào thành phố Oklahoma nhắc cho chúng ta nhớ tới tính ác liệt của loại giông bão đó. Nhiều nhà khoa học đánh giá bão táp theo cấp độ Fujita (viết tắt là F). Trên cấp độ Fujita đó, có 7 loại bão cơ bản.
Trước tiên là bão F0 hay "bão với sức gió mạnh từ cấp 7 đến cấp 10". Sức gió đạt tới tốc độ từ 40 - 72 dặm/giờ. Nó có thể bẻ gãy các loại ống khói cao, cành cây to, và nhổ rễ các loại cây và bụi cây nhỏ.
Bão F1 được xếp vào loại "bão vừa". Bão nầy đạt tới sức gió với vận tốc từ 73 – 112 dặm/giờ. Bão vừa có thể lột võ, nhổ rễ, dịch chuyển các thứ xe hơi và hủy diệt những toà nhà yếu ớt.
Bão F2 được gọi là "bão đáng kể". Bão nầy đạt tới vận tốc 113 - 157 dặm/giờ và sẽ hủy diệt những ngôi nhà di dộng.
Bão F3 là "bão khốc liệt". Bão nầy thổi từ 158 - 206 dặm/giờ. Nó xé toạc các thứ mái nhà và làm ngã đổ bức tường được xây dựng khá tốt cũng như nhổ rễ những cây lớn.
Bão F4 là "bão tàn phá". Bão nầy đạt tới tốc độ từ 207 - 260 dặm/giờ. Bão nầy có thể tàn phá các toà nhà kiến trúc cao, ném những chiếc xe hơi và làm đảo lộn các thứ hoả tiển.
Bão F5 là "bão không thể tin được". Bão nầy thổi ở vận tốc 261 - 318 dặm/giờ. Nó có thể nhấc bỗng các ngôi nhà ra khỏi nền rồi chuyển chúng đi xa nhiều dặm đường. Nó xoay tròn xe tải ở bên trong nó. (Nguồn tư liệu về bão: http.//www.tornadoproject.com/).
2. Báo chí thường ám chỉ trận bão thiên nhiên có tính cách hủy diệt giống như "tính ác liệt của trận bão". Giống như cấp độ Fujita đánh giá trình độ hủy diệt của các loại bão, cũng vậy, có 5 cấp độ giận dữ.
Cơn giận F1 là BỊ CHỌC TỨC. Đây là tánh nóng mà quí vị kinh nghiệm trong giao thông tắc nghẽn, trong một căn phòng đầy những trẻ em vô kỷ luật, chúng ồn ào không tưởng được, hay trong một ngày xấu trời trên sân golf.
Cơn giận F2 là SỰ CĂM PHẪN. Đức tính nầy ra từ những cảm xúc bị đối xử bất công. Có ai đó chắn ngang quí vị trên đường khiến cho quí vị phải nắm tay đấm lại. Một trọng tài đưa ra cú thổi khó hiểu và một người hâm mộ từ chỗ đứng ném lon bia vào ông ta.
Cơn giận F3 là TỨC GIẬN TỘT BỰC. Các nhà tâm lý học nói tức giận tột bực là sự tức tối không nói ra được. Khi cơn giận của chúng ta lên tới cấp độ nầy, chúng ta sẽ bùng nổ. Nó giống như một nồi nấu áp lực, chúng ta không thể giữ nó lại được.
Cơn giận F4 là cơn giận ÁC LIỆT. Cơn giận không kềm chế trở nên ác liệt. Ác liệt luôn luôn hành động trong bạo lực. Ác liệt là khi chúng ta tranh đấu với đối tượng cơn giận của chúng ta. Cơn giận nầy được thấy trong các trường hợp có đánh nhau ở trong gia đình.
Cơn giận F5 là SỰ GIẬN DỮ. Giận dữ là hình thức giận nguy hiểm nhất. Những nhà tâm lý học nói rằng một người trong tình trạng ấy về mặt lý trí họ dễ mất trí nhớ và có thể phạm tội giết người mà không cần biết đến lương tâm. Một trường hợp là tình trạng lý trí của một số binh sĩ trong sự sôi máu của chiến trường.
3. Ở ngoài quyền phép điều khiển của Thánh Linh Đức Chúa Trời, hết thảy chúng ta đều được cung ứng cho những cơn giận dữ đó. Dù biết mình sẽ giảng sứ điệp nầy, tôi vẫn nổi giận khi chơi golf cuối tuần vừa qua! Trầm trọng thay, mỗi một người chúng ta đều có tiềm năng đi tới cơn giận F5.
Cách đây mấy tuần, hết thảy chúng tôi đã bị choáng váng bởi việc giết chóc vô ý thức tại Trường Trung học Columbine tại Littleton, CO. Chúng tôi nhìn thấy biến cố đó và lấy làm lạ không biết sao mấy thiếu niên nầy đã phạm vào các tội ác dường ấy. Từ tất cả những câu chuyện mấy cậu thiếu niên đã bị chối bỏ về mặt xã hội và trở nên những kẻ có tánh giận dữ. Sự thực, ấy là chúng ta có nhìn nhận sự việc ấy hay không, những lời dối trá kinh khủng đó đang tiềm tàng trong mỗi chúng ta.
4. Bốn bối cảnh trong đời sống của kẻ có tánh giận dữ. Vì Môise là một vị lãnh tụ tin kính, khiêm hoà, chúng ta thường không nghĩ ông là một con người có tánh giận dữ. Tuy nhiên, khi chúng ta quan sát thật kỹ, chúng ta nhìn thấy cơn giận đã sôi sụt lên ở dưới bề mặt đó.
Vụ giết đốc công người Ai cập (Xuất Êdíptô ký 2.10-12; Công Vụ các Sứ Đồ 7.22-24). Chúng ta quay trở lại với Xuất Êdíptô ký 2.10-12. Môise đã nhìn thấy sự đánh đập rất bất công đối với một nô lệ người Hêbơrơ. Ông "ngó quanh-quất chẳng thấy ai, bèn giết người Ê-díp-tô". Đây là vụ giết người có tính toán trước. Công Vụ các Sứ Đồ 7.24 mô tả bối cảnh ấy theo cách nầy: "Môi-se thấy có người hà hiếp một người trong đám họ, nên binh vực kẻ bị hà hiếp và đánh người Ê-díp-tô để báo thù cho". Ông đã giết người trong một cơn giận dữ.
Phản ứng mạnh mẽ trước sự cứng cổ của Pharaôn (Xuất Êdíptô ký 11.8). Trong phân đoạn nầy, Môise cảnh cáo trước Pharaôn về nạn dịch sau cùng. Khi nhà vua cứ giữ sự loạn nghịch, Môise "bèn lui ra khỏi Pharaôn, lấy làm giận lắm". Bản dịch Kinh Thánh NIV nói ông đã "sôi sục lên với giận dữ". Đức Chúa Trời đã làm cho tấm lòng Pharaôn bị chai lì đi. Đức Chúa Trời đã sử dụng Pharaôn. Tánh nóng của Môise là thuộc về sự lựa chọn của chính ông.
Sự hủy diệt hai bảng đá (Xuất Êdíptô ký 32.15-20). Về sau khi dân sự đến đóng trại tại Núi Sinai, Môise đi lên trên núi đặng nhận lấy luật pháp của Đức Giêhôva. Chúng ta hãy đọc các câu 15-16. Môise đã có lời thành văn của Đức Chúa Trời bởi tay Ngài viết ra. Thế mà khi ông nhìn thấy dân Israel đang thờ lạy con bò con bằng vàng, Môise "bèn nổi giận", ông đã liệng bể hai bảng đá (câu 19). Mặc dù có người xưng công bình cho phản ứng nầy, Đức Chúa Trời không bao giờ làm thế. Thực ra, trong 34.1 Đức Chúa Trời bảo Môise phải đi đục thêm hai bảng đá khác để Ngài có thể viết lại lời của Ngài.
Việc gõ vào hòn đá (Dân số ký 20.1-13). Trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay, chúng ta đến với phần giận dữ sau cùng của Môise.
5. Chúng ta hãy xem xét phân đoạn rồi kiếm được một số lẽ thật để thuần hoá tánh nóng giận của chúng ta.
I. Những lời lằm bằm liên tục của dân Israel (các câu 1-6).
A. Văn mạch theo thứ tự niên đại (câu 1).
1. Chúng ta nhớ lại trong tuần qua từ các chương 13-14 rằng dân Israel đã nổi loạn rồi từ chối không chịu vào Đất Hứa. Họ không tin Đức Chúa Trời sẽ giải cứu họ. Kết quả là, Đức Chúa Trời đã khiến cho họ phải đi dông dài trong đồng vắng trong 40 năm khác cho tới chừng hết thảy những ai trên tuổi 20 đều đã ngã chết.
2. Hãy nhớ, đã có ít nhất 2 triệu người trong nước. Nếu phân nửa trong số đó ngã chết trong 40 năm, họ đang chôn cất người ta mỗi ngày. Sự việc cho thấy những người lo tang lễ rất bận rộn! Đã có nhiều tấm mộ bia trải suốt cả đồng vắng.
3. Quí vị nghĩ rằng dân sự sẽ học được bài học của họ. Quí vị nghĩ họ đã học biết tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng đã giải cứu họ và đã làm thoả mãn mọi nhu cần của họ.
Tôi rất ưa câu chuyện kể về Eddie Rickenbacher, ông là viên phi công đánh bom nổi tiếng trong thời Đệ II Thế Chiến. Khi chiếc B17 Flying Fortress bị bắn hạ vào năm 1942, ông cùng với 8 phi hành đoàn đã thoát chết bằng cách sống nhờ vào hai phao cứu sinh trong 30 ngày. Họ đã chịu đựng đói khát, mặt trời và cá mập. Một số cá mập có con dài tới 9 feet. Hai cái phao chỉ dài có 8 feet. Đói khát gần như muốn dìm chết hết thảy bọn họ. Rickenbacher đã ghi lại rằng mỗi ngày trên hai cái phao ấy họ đã lễ bái với nhau và cầu nguyện. Ngày kia khi ông cầu nguyện xong, ông cảm thấy có con gì đậu trên đầu mình. Ngay lập tức, ông nhận ra đó là một con chim mòng biển. Chúng sống xa bờ khoảng hàng mấy trăm hải lý. Con chim mòng biển nầy đến từ đâu? Ai nấy trên hai chiếc phao đều nhắm vào con chim. Chẳng ai buồn nói năng gì cả. Không người nào cử động. Rickenbacher bắt lấy con chim ấy rồi họ đã ăn thịt nó với thái độ biết ơn. Bộ đồ lòng của nó đã được họ dùng làm mồi bắt cá. Con chim mòng biển đã giúp cho họ sống còn. Viên phi công không bao giờ quên được giờ phút tiếp trợ ấy. Trong phần còn lại của cuộc đời mình, ông hay ra bờ biển với cái xô đựng đầy tôm và nói cảm ơn khi ông cho bầy chim mòng biển ăn. Chúng ta sẽ nghĩ dân Israel sẽ sống giống như Eddie Rickenbacher. Chúng ta sẽ nghĩ rằng họ sẽ dâng lên lời cảm tạ. Họ đã không làm như vậy. Họ chỉ biết có lằm bằm mà thôi.
4. Sau khoảng 38 - 40 năm lang thang trong đồng vắng, đám dân hay lằm bằm kia đã vào tới "đồng vắng Sin" và đóng trại tại "Cađe". Đây là địa điểm mà từ đó họ đã phái các thám tử ra đi nhiều năm trước.
5. Quí vị có hình dung ra Môise đã mệt mõi như thế nào trong lúc bây giờ không? Ông đã gần 120 tuổi rồi. Chị ông đã qua đời. Sự kiên nhẫn của ông đã khô héo rồi. Dây ngòi nổ của ông đã ngắn lại. Trong 40 năm sau cùng ông phải xử lý hết vụ lằm bằm nầy đến vụ lằm bằm khác. Ông đang bị chọc tức từ bên trong. Ông có tánh khí của một nhân viên bưu điện. Giống như một đứa trẻ vậy!
B. Khi những lời lằm bằm dấy lên, Môise đã giận sôi sụt lên (các câu 2-6).
1. Một lần nữa đã "không có nước cho hội chúng uống". Một lần nữa, họ "bèn dấy loạn cùng Môi-se và A-rôn". Một lần nữa trong câu 3, họ "cãi lộn cùng Môise". Sau gần 40 năm, điều nầy vẫn như cũ.
2. Hãy chú ý trong các câu 4-5 thể nào họ đã sử dụng từ "người". "Sao người đem hội chúng của Đức Giê-hô-va vào đồng vắng nầy…?" "Sao NGƯỜI khiến chúng tôi đi lên khỏi xứ Ê-díp-tô…?"
Họ chẳng tiếp thu được một điều gì hết. Họ vẫn cứ lãi nhãi và lằm bằm. Họ vẫn cứ nói thể nào họ đã trì trệ, đáng thương và bị bỏ rơi. Môise thì tiếp tục giận sôi lên. Quí vị cũng như thế đấy. Tôi cũng như thế đấy. Tôi có thể thuật lại. Israel sống giống như một đứa trẻ nghịch ngợm cứng đầu. Bố mẹ nói: "Bây giờ, đừng phạm phải như thế nữa". Năm phút sau đó đứa trẻ lại vẫn y như thế. Nó bị đòn và được truyền cho: "Bây giờ, đừng phạm phải như thế nữa". Trong vòng một tiếng đồng hồ, nó lại y như cũ. Một lần nữa, nó bị đòn vọt. Nhiều ngày tháng qua đi và bố mẹ thất vọng kia sẵn sàng để cắt ngắn đi mái tóc của nó. Ai mà chẳng tức tối chứ!?!
3. Hầu như Môise đã ở ngay thời điểm nguy kịch nhất. Ông và Arôn bèn lui khỏi mặt hội chúng và "sấp mặt xuống đất". Khi ấy "sự vinh quang của Đức Giê-hô-va hiện ra cùng hai người".
4. Đấy là những gì chúng ta cần phải làm khi chúng ta cảm thấy những cơn gió giận dữ đang thổi ra. Khi chúng ta đang ở tại cơn giận F1, tốt hơn là chúng ta nên cầu nguyện và tìm kiếm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trước khi chúng ta dấy lên tới cơn giận F2!
II. Sự giận dữ của Môise sôi sụt lên (các câu 7-11).
A. Đức Chúa Trời ban cho Môise các huấn thị đặc biệt (các câu 7-8).
1. Đức Chúa Trời không bao giờ mập mờ đâu. Ngài luôn luôn hiện diện cách đặc biệt. Ngài luôn luôn nói cho chúng ta biết đúng những gì Ngài mong muốn nơi chúng ta. Cũng một thế ấy với Môise.
2. Đức Chúa Trời bảo ông phải "cầm lấy cây gậy". Ông chưa sử dụng cây gậy đó, nhưng ông phải cầm lấy nó. Đây là biểu tượng cho quyền uy của ông.
3. Môise và Arôn cần phải "nhóm hội chúng lại" trước vầng đá mà ai cũng biết. Đức Chúa Trời muốn ai nấy đều nhìn thấy mọi việc mà Ngài sẽ làm.
4. Đức Chúa Trời chỉ bảo hãy "nói cùng hòn đá…thì hòn đá sẽ chảy nước ra". Đức Chúa Trời đang phán: "Hỡi Môise, hãy nói với hòn đá rồi bước lui lại vì ta bảo nước sẽ chảy ra ngay".
B. Môise hoàn toàn bất chấp Lời của Đức Chúa Trời (các câu 9-11).
1. Môise đã khởi sự ra khỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời. Câu 9 chép: "Vậy, Môi-se cầm lấy cây gậy ở trước mặt Đức Giê-hô-va, như Ngài đã phán dặn". Nếu ông chỉ tiếp tục làm theo những gì Đức Giêhôva phán dặn. Chúng ta thường khởi sự ra khỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời là dường nào, nhưng bị lạc lối bởi chúng ta không có khả năng kềm chế được sự giận dữ của mình. Các vị Mục sư đang rời khỏi Hội thánh… những cặp vợ chồng bỏ nhau và con cái…
2. Hãy nhớ Môise đang giận sôi sụt lên. Tôi muốn nói ông đã vào ở cấp độ giận F4. Ông sắp sửa bùng nổ. Khi Arôn "nhóm hội chúng đến trước hòn đá" chỉ thấy họ đang làm cho Môise phải đau buồn! Ông đã có đủ!
3. Hãy lắng nghe lời lẽ của ông: "Hỡi dân phản nghịch! hãy nghe, CHÚNG TA há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao?"
4. Môise rời khỏi Đức Chúa Trời để giảng bài giảng quở trách nầy vào lúc nào? Đức Chúa Trời không bảo ông giảng đâu. Bài giảng ấy sôi sụt từ bên trong cái bình giận dữ đang sôi sụt tuôn tràn ở trong ông.
5. Môise hỏi: "CHÚNG TA há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao?" Môise và Arôn có bao giờ đem một thứ gì cho dân sự đâu!?! Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã tiếp trợ. Môise vốn biết rõ chỉ trong cơn giận của mình, ông đã không làm gì được hết.
6. Tại thời điểm nầy: "Môise giơ tay lên, đập hòn đá hai lần bằng cây gậy của mình". Đức Chúa Trời đã phán: "hãy nói" với hòn đá. Còn Môise đã "đập" hòn đá. Có thể là Môise đã không muốn nước chảy ra. Ông muốn phần còn lại trong số họ phải chết đi với mấy cái lưỡi căng phình ra trong cổ họng của họ.
7. Môise đã nói: "Hãy nghe các ngươi có gì tốt trong sự lằm bằm của các ngươi không!?! Tại sao các ngươi luôn luôn đến với ta với những lời lằm bằm không vậy? Có phải ta làm được mọi sự không? Có phải các ngươi muốn thấy ta ban cho các ngươi nước giống như ta đã làm trước đây chăng?"ẦM! ẦM! Khi ấy "nước bèn chảy tràn ra nhiều…"
8. Tôi nghĩ Môise rất đỗi kinh ngạc. Tôi nghĩ Môise đã không muốn nước chảy ra đâu… nhưng nước đã chảy ra. Ân điển của Đức Chúa Trời dấy lên trên sự bất khả kềm chế cơn giận dữ rất tư kỷ của chúng ta.
III. Sự kỷ luật trực tiếp của Đức Chúa Trời (các câu 12-13).
A. Môise đã trả một giá rất cao vì không kềm chế được cơn giận của mình.
1. Chúng ta đã đọc phần phản ứng của Đức Chúa Trời trong câu 12. Vì Môise thất bại không xử lý được với cơn giận dữ của mình, ông sẽ không đưa dân sự vào trong Đất Hứa. Ông cũng sẽ ngã chết trong đồng vắng.
2. Dân tộc đã nổi loạn tại Cađe lần đầu tiên. Môise nổi loạn ở tại đó những hai lần.
3. Tôi biết quí vị đang suy nghĩ: "Thưa Mục sư, há đây không phải là điều khó chịu sao? Rốt lại hãy nhìn vào mọi sự mà Môise phải đương đầu với. Mọi sự mà ông đã làm là đập mạnh vào hòn đá”.
4. Hiển nhiên, Môise đã cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời gạt bỏ đi sự phán xét của Ngài. Dù vậy, dường như sau cùng thì Đức Chúa Trời đã ban cho ông một câu trả lời “không”. Ngài phán trong Phục truyền luật lệ ký 3.26-27: "Nhưng Đức Giê-hô-va, bởi cớ các ngươi, nổi giận cùng ta, không nhận lời ta, bèn phán rằng: Thôi; chớ còn nói về việc nầy cùng ta nữa. Hãy đi lên chót Phích-ga, ngước mắt ngươi lên về hướng tây, hướng bắc, hướng nam, và hướng đông mà nhìn xứ ấy, vì ngươi sẽ không đi ngang qua sông Giô-đanh nầy đâu". Đức Chúa Trời đã phán với sự tối hậu.
B. Đức Chúa Trời sẽ chịu đựng thái độ loạn nghịch của chúng ta đủ lâu.
1. Tôi định rằng sự trừng phạt của Môise không phải bắt từ chỗ đập vào vầng đá khi Đức Chúa Trời bảo ông hãy nói với nó. Tôi nghĩ rằng Môise đã tát cạn sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời.
2. Đức Chúa Trời đã kêu gọi Môise. Ngài đã dạy dỗ Môise. Ngài đã nắn đúc Môise để trở thành đấng cứu tinh của Ngài. Thậm chí Ngài đã phán với ông "mặt đối mặt" và cho phép ông liếc nhìn sự vinh quang vương giả của Ngài. Thế mà Môise không còn được đại dụng nữa vì nhiều lần ông đã không thể kềm chế được tánh nóng của mình.
3. Đức Chúa Trời vốn kiên nhẫn chịu đựng tánh nết loạn nghịch của chúng ta. Ngài mài dũa và nắn đúc chúng ta. Vẫn còn có một dấu chấm hết cho sự kiên nhẫn của Ngài. Có một điểm mà Ngài sẽ phán với chúng ta tại đó: "Bấy nhiêu đó là đủ rồi".
IV. Ba lẽ thật dành cho việc kềm chế tánh nóng của chúng ta ngày nay.
A. Giận dữ là tánh đặc thù, còn tội lỗi là sự lựa chọn.
1. Êphêsô 4.26 chép: "Ví bằng anh em đang cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn". Câu Kinh Thánh nầy đề nghị rằng giận từ lúc nầy sang lúc khác thường không thể tránh được. Tuy vậy, ngay khi chúng ta nổi giận chúng ta phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của chúng ta.
2. Môise được bình an trong vòng quyền hạn của mình được giận với dân sự. Tuy nhiên, khi ông từ chối không kềm chế được cơn giận đó, ông đã phạm tội.
3. Giacơ 1.19-20 chép: "Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận; vì cơn giận của người ta không làm nên sự công bình của Đức Chúa Trời". Cơn giận không kềm chế được không bao giờ giúp được một điều gì hết.
B. Cơn giận xối xả đến từ chổ vô tín. Đức Chúa Trời phán với Môise trong câu 12 rằng Ngài đã giận vì "hai ngươi không có tin đến ta". Ông biết rõ chương trình của Đức Chúa Trời nhưng ông bằng lòng, cố ý chọn đi theo đường riêng mình. Đó là sự vô tín. Khi chúng ta trở nên giận không kềm chế được với người bạn đời, với con cái, với nhân viên của mình… chúng ta đang tỏ ra rằng chúng ta không tin Đức Chúa Trời là đúng đắn nữa. Chúng ta đang chối bỏ Ngôi Lời.
C. Cơn giận không kềm chế được thu nhỏ lại sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Cũng trong câu 12, Đức Chúa Trời phán: "… hai ngươi không có tin đến ta, đặng tôn ta nên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên". "Tôn thánh" có ý nói tới sự thánh khiết hay sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Khi bất kỳ một cấp lãnh đạo nào bất tuân Đức Chúa Trời cách công khai, cố ý, người ấy đã gieo nghi ngờ lên sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Môise đã ao ước ông có thể được làm lại dường bao. Nếu chúng ta bước đi gần gũi với Đức Chúa Trời và khi Ngài phán “hãy nói” chúng ta sẽ nói chớ không đập. Nước tuôn tràn ra sẽ trở thành mạch nước sống, chớ không phải một mạch nước cay đắng, tiếc nuối.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét