Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Xuất Êdíptô ký 7-10: "Đức Chúa Trời Của Ta Lớn Hơn Các Thần Của Các Ngươi"



Môise – Hoàng Tử của Israel
Đức Chúa Trời Của Ta Lớn Hơn Các Thần Của Các Ngươi"
Xuất Êdíptô ký 7-10
1. Những người Ai cập xưa đều là những kẻ chuyên thờ lạy nhiều vị thần. Giống như hầu hết xã hội của thế giới cổ, họ đã tin vào nhiều vị thần linh. Các nghiên cứu về Ai cập cho chúng ta biết rằng đã có khoảng 80 vị thần chủ chốt được người Ai cập thờ lạy. Đã có thần sông, thần đất đai và thần mặt trời.
2. Chúng ta thấy chủ nghĩa đa thần của người Ai cập giống như các sự mê tín của một nền văn minh chưa được khai hoá. Tuy nhiên, muốn làm theo họ thì phải bất chấp lẽ thật trọng yếu của Kinh Thánh. Chúng ta hãy xem xét Roma 1.20-25. Bằng chứng về Đức Chúa Trời chơn thật Yahweh hay Đức Giêhôva đã được tỏ ra kể từ lúc có sự sáng tạo. Hết thảy mọi người đều "không chữa mình được". Giống như các nền văn minh khác, người Ai cập "đã thờ lạy và hầu việc loài thọ tạo hơn là Đấng Tạo Hoá".
3. Con người ngày nay cũng lo thờ lạy nhiều vị thần nữa. Chúng ta thờ lạy nhiều vị thần giả dối. Chúng ta cúi đầu trước thần tượng quyền lực, tiền bạc, tình dục, các thứ gây nghiện ngập, lạm dụng hoá chất, môn giải trí, kỹ thuật, tri thức v.v…Các vị thần hiện đại hết thảy đều có một đặc điểm chung với nhau. Họ chiều theo tính ích kỷ của họ. Một tà thần, một hình tượng là thứ đang khống chế đời sống chúng ta.
4. Quyền lực thật đang đứng ở đàng sau các tà thần của xứ Ai cập và quyền lực nằm ở đàng sau hình tượng của con người ngày nay là quyền lực của Satan. II Côrinhtô 4.4 chép: "cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời". Êphêsô 6.12 chép: "Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy".
5. Câu chuyện Xuất Ai cập không nói nhiều về cuộc tranh đấu giữa Môise và Pharaôn hay giữa người Hêbơrơ và người Ai cập. Thay vì thế, đây là một câu chuyện nói tới sự đắc thắng của Đức Chúa Trời đối với các tà thần của xứ Ai cập cùng các thế lực của Satan đang nằm ở đàng sau chúng.
6. Trên sân chơi, mấy đứa trẻ thường nói: "Bố của tớ thì lớn con hơn bố của bạn" hay "Bố của tớ có thể đánh hạ bố của bạn đấy". Tiểu đoạn nầy nói tới sự thực Đức Chúa Trời của tôi thì lớn lao hơn bất kỳ một thần nào của xứ Ai cập. Ngài cũng lớn lao hơn bất cứ điều chi đang đe doạ chúng ta hôm nay. Phục truyền luật lệ ký 10.17 chép: "vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa, tức là Đức Chúa Trời rất lớn, có quyền năng và đáng sợ…"
7. Môise và Arôn đã xuất hiện trước mặt Pharaôn rồi và đã cầu xin hãy để cho các nô lệ Hêbơrơ ra đi. Như một kết quả, dân sự của họ đã bị trừng phạt bằng cách phải lo thu thập rơm để làm gạch. Họ đã trở lại và đã thực thi dấu lạ của cây gậy. Các “thuật sĩ” của Pharaôn đã tái tạo được y như việc làm của Môise, nhưng con rắn của Môise đã nuốt lấy các con rắn của họ. Xuất Êdíptô ký 7.13 chép: "Thế mà lòng Pha-ra-ôn vẫn cứng cỏi, chẳng nghe Môi-se và A-rôn". Như một kết quả, Đức Chúa Trời đã sai đến 10 trận dịch ("đập mạnh, thổi mạnh") vào Ai cập.
I. Trận dịch thứ nhứt. Huyết (7.14-25).
A. Pharaôn đi ra bờ sông có lẽ để thờ lạy thần sông. Dường như đây là một công việc thường ngày vậy. Có lẽ ông đi ra đặng thờ lạy thần Hapi và thần Isis, là nam và nữ thần sông Nile. Đức Chúa Trời bảo Môise cầm lấy cây gậy trong tay rồi đi ra đón Pharaôn lúc "sớm mai".
B. Đức Chúa Trời cảnh cáo Pharaôn về nạn dịch hầu đến. Qua Môise, Chúa nói cho ông biết rằng nước của dòng sông "sẽ trở nên huyết" đến nỗi cá sẽ chết và dòng sông sẽ nực mùi hôi thối. Hãy nhớ sinh hoạt của Ai cập tập trung vào sông Nile. Nếu không có dòng sông ấy, Ai cập sẽ trở thành một đồng vắng trơ trụi.
C. Đức Chúa Trời đã ban ra dấu lạ nầy hầu cho cả nước đều nhìn thấy. Tất nhiên Pharaôn sẽ không chịu nghe, vì vậy Đức Chúa Trời đã bảo Môise nhờ Arôn cầm cây gậy giơ lên trên dòng sông. Khi ông làm theo, mọi thứ đều biến thành huyết (câu 19). Hãy chú ý phần cuối của câu 20. Điều nầy đã xảy ra "trước mặt Pha-ra-ôn và quần thần". Mọi người trong xứ Ai cập đều cảm thấy gánh nặng của nạn dịch nầy.
D. Các "thuật sĩ" lặp lại nạn dịch. Hãy xem câu 19. Rõ ràng là họ đã mang theo một ít nước giếng rồi cũng biến nó thành huyết. Nếu họ có quyền phép thật, tại sao họ không làm đảo lại nạn dịch đi?
E. Họ đã đào nhiều giếng mới để tìm nước uống. Hãy xem câu 24. Vì hết thảy bề mặt dòng sông đều đã biến thành huyết, họ đã đào nhiều cái giếng mới hầu tìm cho ra nước để uống.
F. Dòng "sông sự sống" biến thành dòng sông sự chết. Mọi thứ ở Ai cập khi ấy và bây giờ đều nương vào sông Nile để sống còn. Trong "bảy ngày" Đức Chúa Trời đã dạy cho dân sự biết rằng chính Ngài là Đấng ban sự sống chớ không phải vị thần sông giả dối kia.
II. Nạn dịch thứ hai. Ếch nhái (8.1-15).
A. Đức Chúa Trời hứa ếch nhái sẽ tràn ngập. Sau tuần lễ đầy huyết ở sông Nile, Pharaôn vẫn từ chối không chịu cho dân Hêbơrơ ra đi. Đức Chúa Trời hứa một sự tràn ngập đầy cả ếch nhái. Ngài phán chúng sẽ "bò lên vào cung điện, vào phòng ngủ, và trên giường ngươi, vào nhà đầy tớ và dân sự ngươi, trong lò bếp, cùng nơi nhồi bột làm bánh của ngươi".
B. Ếch nhái là một đối tượng thờ phượng của người Ai cập. Heqet là một nữ thần có thân thể của người đờn bà và cái đầu của con ếch. Họ tin bà ta khiến cho phụ nữ sanh sản nhiều và giúp đỡ họ trong việc mang thai. Trong một số tôn giáo của người Ai cập, tất cả loài ếch nhái được xem là thánh và không nên huỷ diệt chúng.
C. Các "thuật sĩ" tái tạo lại nạn dịch. Hãy lưu ý câu 7. Quí vị có nhìn thấy Pharaôn không? "Nhiều ếch nhái quá hả? Cám ơn quí ông… cái điều chúng tôi đang cần bây giờ là thêm nhiều ếch nhái nữa đấy". Các thuật sĩ của Pharaôn vẫn đang ra sức cầm cự với Đức Chúa Trời.
D. Pharaôn yêu cầu cho nới nả một chút. Sau cùng, sự việc cũng đụng đến ông ta. Ông ta nói: "Hãy cầu nguyện Đức Giêhôva". Ông ta hứa "tha cho dân sự đi". Môise đã đưa ra một câu hỏi rất đơn giãn: "Chừng nào?" Pharaôn muốn chừng nào ếch nhái sẽ bị dời đi? Ông ta đáp: "Đến ngày mai". Hãy lưu ý Môise đáp ở trong câu 10. Đức Chúa Trời chấm dứt hết ếch nhái ngay. Ngay lập tức chúng đều "chết hết". Câu 14 chép họ chất chúng thành từng "đống" và "cả xứ hôi thúi lắm".
E. "Ngày mai" luôn luôn là quá trễ. Trong thần học viện, tôi có một người bạn thân chuyên về âm nhạc, anh ta viết một bài hát có tên là "Thêm một đêm với loài ếch nhái". Pharaôn đã muốn thêm một đêm nữa vì ông ta hy vọng ông ta sẽ không cần tới Chúa nữa. Ngày nay có nhiều người chú theo phương thức nầy.
III. Nạn dịch thứ ba. Muỗi (8.16-19).
A. Đức Chúa Trời không đưa ra một lời cảnh cáo nào cho Pharaôn. Sau khi ếch nhái chết hết Pharaôn bèn "rắn lòng" lại. Rõ ràng ông ta đã nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời rồi từ chối không chịu tin hay vâng theo. Vì lẽ đó, Đức Chúa Trời không đưa ra một lời cảnh cáo nào về nạn dịch kế tiếp nầy. Nó đã đến thật bất ngờ.
B. "Muỗi" có ý nói tới loại côn trùng nhỏ hay cắn chích. Từ ngữ Hêbơrơ được dịch là "rận" trong bản Kinh Thánh NKJV và bản KJV. Từ ngữ nầy được dịch là "muỗi" trong các bản dịch NIV và NASV. Có người nghĩ đây là loài muỗi cực nhỏ. Chúng chích vào da rồi bò vào mắt mũi. Chúng ra từ "bụi của đất". Các nạn dịch đầu tiên đều nghịch lại với thần sông nhưng bốn nạn dịch kế tiếp sẽ nghịch lại với thần đất đai.
C. Các thuật sĩ đã gọi nạn dịch nầy là "ngón tay của Đức Chúa Trời". Họ "muốn cậy phù chú mình" để làm ra thêm nhiều muỗi nữa, nhưng "họ làm chẳng đặng". Tại sao họ không làm được điều nầy? Nếu họ có thể làm được y như thế, khi ấy quyền phép của họ sẽ ở vào chỗ tương đương. Khi họ không làm được, họ đã nói với Pharaôn: "Đây là ngón tay của Đức Chúa Trời".
D. Tấm lòng của Pharaôn ngày càng cứng rắn hơn. Ông ta không nghe theo các thuật sĩ của mình. Thực ra, chúng ta không nghe thấy gì từ phía họ nữa.
IV. Nạn dịch thứ tư. Ruồi mòng (8.20-32).
A. Đức Chúa Trời đã hứa bảo hộ dân Hêbơrơ ở xứ Gôsen tránh khỏi nạn dịch nầy. Một lần nữa Môise đi gặp Pharaôn tại bờ sông vào buổi sáng. Một lần nữa, ông nói: "Hãy tha cho dân ta đi, để chúng nó hầu việc ta". Ông hứa lần nầy: "ruồi mòng" sẽ bu cả xứ Ai cập. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ "phân biệt" xứ Gôsen ra khi người Hêbơrơ sống "trong trật tự để cho ngươi biết rằng ta là Đức Giêhôva, có ở giữa xứ".
B. Pharaôn đã đồng ý để cho dân sự đi ra đồng vắng để thờ phượng. Tôi ghét có ruồi mòng ở trong phòng ngủ của tôi. Hãy tưởng tượng xem, có 10.000 con ruồi ở trong phòng ngủ! Hãy tưởng tượng đang ăn cái bánh pizza với 957 con ruồi đậu trên đó! Câu 24 chép: "Cả xứ Ê-díp-tô đều có ruồi mòng vô số, đất bị ruồi mòng hủy hoại". Pharaôn đã có đủ. Trong câu 25 ông ta đã đồng ý để cho dân Hêbơrơ không lao động nữa, mà đi ra thờ lạy Đức Chúa Trời ở "trong xứ" bên trong đất Ai cập. Môise đã nói nếu họ được phép, người Ai cập sẽ giận dữ lên vì cớ con sinh của họ. Pharaôn giận điên lên, nhưng phải nói: "Nhưng đừng đi xa hơn". Đây là lời thoả hiệp đầu tiên trong bốn lời thoả hiệp.
C. Đức Chúa Trời dẹp bỏ ruồi mòng và một lần nữa Pharaôn lại cứng lòng. Đức Chúa Trời dẹp bỏ hết thảy loài ruồi mòng. Câu 31 chép: "Không còn lại một con nào". Một lần nữa: "Pharaôn lại cứng lòng nữa".
V. Nạn dịch thứ năm. Dịch lệ cho bầy súc vật (9.1-7).
A. Đức Chúa Trời đánh vào nguồn cung cấp thực phẩm của Ai cập. Có bao nhiêu mùa màng đã bị mất trong huyết ở sông Nile? Nền công nghiệp chế biến cá đã bị huỷ hoại. Có bao nhiêu thực phẩm đã bị ếch nhái, muỗi, và ruồi mòng phá hại? Giờ đây Đức Chúa Trời sẽ huỷ diệt trâu bò, ngựa, lừa, lạc đà, và chiên.
B. Một trận "dịch lệ rất lớn" sẽ tra vào các súc vật của Ai cập. Về sau chúng ta sẽ học biết rằng có một số bầy súc vật đã được buông tha, nhưng rất ít. Nạn "dịch lệ rất lớn" nầy đã lan rộng và đã có nhiều súc vật hấp hối, ngã chết ở khắp mọi nơi … trừ ra xứ Gôsen.
C. Người Ai cập thờ bò. Một trong những hệ thống thờ lạy hình tượng phổ thông nhất là thần bò Apis. Theo họ, một tia ánh sáng mặt trời đã làm cho một con bò có thai và sanh ra thần Apis. Ở một số chùa miễu khắp xứ Ai cập bò sống được giữ làm đối tượng của sự thờ phượng. Tôi dám chắc hết thảy chúng đã ngã chết trong nạn dịch nầy!
D. Pharaôn lại cứng lòng nữa. Hãy chú ý câu 7. Pharaôn đã "sai" người đi xét lại bầy súc vật của người Hêbơrơ và quả thực "chẳng có một con súc vật nào" thuộc về họ bị chết cả. Một lần nữa, "Pharaôn lại rắn lòng".
VI. Nạn dịch thứ sáu. Ghẻ chốc cương mủ (9.8-12).
A. Tro trong lò sẽ hoá thành bụi. Một lần nữa, không có lời cảnh báo, Đức Chúa Trời đã giáng cho một nạn dịch khác. Ngài bảo Môise hốt "tro trong lò đầy tay" rồi "vãi" chúng "lên trời" tại trước mặt Pharaôn, để ông ta nhìn thấy. Bụi từ tro đó sẽ gây ra “nhiều ghẻ chốc cương mủ” trên mình người và súc vật khắp xứ Ai cập.
B. Các thuật sĩ thật tội nghiệp, họ không thể đứng trước mặt Môise. Đây là thông lệ trong xứ Ai cập cho các thầy tế lễ vãi tro của một con sinh trên những người đến thờ phượng như là một dấu của phước hạnh. Hãy chú ý câu 11. Ghẻ chốc cương mủ tồi tệ đến nỗi các thuật sĩ thậm chí không thể "đứng trước mặt Môise". Đức Chúa Trời lấy biểu tượng được thờ lạy của họ rồi rủa sả họ với biểu tượng đó.
C. Đức Giêhôva đã làm cứng lòng Pharaôn. Trước kia, chúng ta đọc thấy Pharaôn đã làm cứng lòng mình. Còn bây giờ, chúng ta thấy Pharaôn đã chối bỏ Đức Giêhôva lâu đến nỗi Ngài bắt đầu làm cứng lòng ông ta vì các mục đích của Ngài.
VII. Nạn dịch thứ bảy. Mưa đá (9.13-35).
A. Đức Chúa Trời đã sử dụng Pharaôn để tỏ ra quyền phép của Ngài. Chúng ta hãy đọc lời của Đức Chúa Trời phán cùng Pharaôn ở các câu 14-17. Pharaôn đã làm cứng lòng mình và giờ đây Đức Chúa Trời sẽ sử dụng ông ta cùng địa vị của ông ta để công bố Danh Ngài ra cho cả thế giới biết.
B. Mưa đá là một hiện tượng kỳ lạ trong xứ Ai cập. Thủ đô Cairo chỉ có lượng mưa rất thấp mỗi năm. Một số phần đất phía Nam Ai cập không bao giờ có mưa. Trời thường mưa đá thường xuyên ở Panhandle, Texas; nhưng KHÔNG HỀ mưa đá trong xứ Ai cập. Đặc biệt, hãy chú ý ở câu 18.
C. Một số người Ai cập chịu tin. Môise đã đưa ra lời cảnh cáo và một số người Ai cập đã "có lòng kính sợ Lời Đức Giêhôva" rồi rút đầy tớ và súc vật mình về nhà. Nhiều người khác "chẳng chú ý" lời cảnh cáo và súc vật cùng gia đình của họ đã bị giết chết. Chỉ có xứ Gôsen là không có mưa đá mà thôi.
D. Pharaôn đưa ra một lời xưng tội giả dối. Ông ta cho đòi Môise và Arôn, rồi nói: "Lần nầy trẫm đã phạm tội. Đức Giê-hô-va là công bình; trẫm cùng dân sự trẫm là kẻ phạm tội". Một lần nữa ông ta hứa để cho dân sự ra đi. Không cứ cách nào đó, Môise đã đi ra ngoài thành phố mà không bị giết và giang rộng hai cánh tay ông, thế thì mưa đá bèn ngừng lại. Pharaôn vẫn "phạm tội nữa" rồi nuốt mất lời hứa của mình.
VIII. Nạn dịch thứ tám. Cào cào (10.1-20).
A. Đức Chúa Trời hứa nạn dịch khác và quần thần Pharaôn chẳng muốn bị can dự vào nữa. Hãy chú ý câu 7.
B. Pharaôn đưa ra lời thoả hiệp khác. Ông ta đã đồng ý để cho những người đờn ông đi, nhưng không cho đờn bà và trẻ con cùng đi. Ông ta đã nổi giận, rồi đuổi Môise và Arôn ra khỏi sự hiện diện của ông ta.
C. Cào cào không chừa lại màu xanh nào trên xứ Ai cập. Đức Chúa Trời đã sai một trận gió Đông đem đến một bầy cào cào (các câu 14-15). Pharaôn cho đòi Môise và Arôn vào lại rồi nói: "Trẫm đã phạm tội". Đức Chúa Trời đã sai một trận gió Tây đuổi cào cào vào Biển Đỏ.
IX. Nạn dịch thứ chín. Sự tối tăm (10.21-29).
A. Đức Chúa Trời sai "sự tối tăm dày" phủ trên Ai cập. Đức Chúa Trời nói cho Môise biết Ngài sắp sửa sai sự tối tăm phủ trên Ai cập. Đây sẽ là một sự "tối tăm dày đến nỗi người ta rờ đụng được". Sự tối tăm nầy kéo dài trong ba ngày. Người nầy không thể nhìn thấy người kia. Chẳng một người nào bước chân ra khỏi giường trong 72 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, mặt trời vẫn chiếu sáng tại xứ Gôsen. Vị thần quyền lực nhất trong xứ Ai cập là thần Ra, thần mặt trời. Mặt trời chiếu sáng trong xứ Ai cập 365 ngày một năm. Đây là nạn dịch tệ hại nhất.
B. Pharaôn đưa ra lời thoả hiệp khác. Lần nầy ông ta nói toàn thể dân sự có thể ra đi. Tuy nhiên, ông ta muốn họ để lại bầy gia súc sau lưng (người Ai cập đã bị đói khát!). Môise đáp: "không còn để lại một móng chân nào".
C. Pharaôn viết ra bản án của mình. Pharaôn một lần nữa đuổi Môise ra khỏi cung điện. Ông ta bảo Môise nếu ông ta còn nhìn thấy Môise một lần nữa thì Môise sẽ chết. Hãy lắng nghe phản ứng lạnh lẽo của nhân vật vốn chậm nói nầy: "Bệ hạ nói phải lắm; tôi chẳng hề thấy mặt bệ hạ nữa đâu".
X. Điều nầy có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta…
A. Đức Chúa Trời của tôi có thể thắng hơn bất cứ điều gì. Tôi nghĩ những người Hêbơrơ kia lấy làm vui vẻ trong từng nạn dịch. "Có cào cào trong xứ Ai cập kìa! Hoan hô, hoan hô!" Dân sự của Đức Chúa Trời đã vui vẻ trong quyền phép của Đức Giêhôva. Đức Chúa Trời của tôi có thể thắng hơn một Pharaôn lúc nào cũng cứng lòng. Ngài có thể thắng hơn sự áp bức. Ngài có thể thắng hơn bịnh tật. Ngài có thể thắng hơn những cơn nghiện ngập. Ngài có thể thắng hơn khủng khoảng tài chính. Ngài có thể thắng hơn bất cứ trở lực nào!
B. Đức Chúa Trời của tôi sẽ không chấp nhận một sự thay thế nào. Đức Chúa Trời sẽ không để cho dân sự Ngài thờ lạy các thứ hình tượng. Thực vậy, điều răn đầu tiên đã được ban ra qua Môise là: "Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác" (Xuất Êdíptô ký 20.3). Có phải quí vị đang hầu việc bất kỳ một tà thần nào hôm nay chăng?
C. Đức Chúa Trời của tôi sẽ không chấp nhận một sự thoả hiệp nào. Chúng ta không thể mặc cả với Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể viết lại Lời của Đức Chúa Trời vì mục đích riêng của chúng ta. Quí vị càng đánh trận lâu chừng nào với Đức Chúa Trời, phản ứng của Ngài càng nghiệt ngã hơn. Sao không chịu đầu hàng? Tại sao không tìm sự tha thứ thay vì bị kỹ luật?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét