Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Xuất Êdíptô ký 3:1-10: "Tiếng Gọi Của Ân Điển"



Môise – Hoàng Tử của Israel
Tiếng Gọi Của Ân Điển
Xuất Êdíptô ký 3.1-10
1. Chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ tiếng gọi của Đức Chúa Trời là một sự cố quan trọng để dành cho hạng tiên tri, nhà truyền đạo và giáo sĩ. Dennis Swanburg nói rằng quí vị từng nhận lãnh "tiếng gọi", quí vị đang thay đổi. Quí vị nói năng ra khác đi. Quí vị đang có một loại từ vựng hoàn toàn mới mẻ. Ông nói trông quí vị cũng ra khác nữa. Tôi không biết lý do tại sao, nhưng tôi có thể tách một nhà truyền đạo ra khỏi bất kỳ một đám đông nào. Tôi thích nghĩ sở dĩ như vậy là vì sức thu hút cá nhân hay một phong thái hoàng gia nào đó…nhưng tôi nghĩ đó là vì mái tóc lù xù và quần áo chẳng hợp thời trang của chúng ta! Ở một dịp kia, khi tôi được giới thiệu với ai đó trong một chỗ đông người, họ sẽ nói: "Bạn chẳng giống với Mục sư của bạn chút nào", khi nghe như thế tôi bèn đáp: "Cảm ơn ông rất nhiều!"
2. Đức Chúa Trời không những kêu gọi quí Mục sư, Truyền đạo và Giáo sĩ; Đức Chúa Trời còn kêu gọi hết thảy dân sự Ngài. Đức Chúa Trời kêu gọi hết thảy chúng ta từ chỗ lao lực đến nghỉ ngơi, từ sự chết qua sự sống, từ nô lệ đến tự do, ra khỏi bóng tối tăm vào trong sự sáng, từ phu tù đến bình an và từ đau khổ trong thế gian đến mối tương giao với Con Ngài. Một số phân đoạn Kinh Thánh nói tới điều nầy. Trong Êphêsô 1.18, Phaolô cầu nguyện rằng: "lại soi sáng con mắt của lòng anh em, hầu cho biết điều trông cậy về sự kêu gọi của Ngài là thể nào…". Ông nói trong Êphêsô 4.1: "Vậy, tôi…khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em". II Têsalônica 1.11 chép: "Cho nên, chúng tôi vì anh em cầu nguyện không thôi, hầu cho Đức Chúa Trời chúng ta khiến anh em xứng đáng với sự gọi của Ngài, và cho Ngài lấy quyền phép làm trọn trong anh em mọi ý định thương xót của lòng nhân Ngài và công việc của đức tin". II Timôthê 1.9 chép Đức Chúa Trời đã "gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh", Hêbơrơ 3.1 chép chúng ta là "kẻ dự phần ơn trên trời gọi".
3. Không những Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta vào sự cứu rỗi, Ngài còn gọi chúng ta vào sự phục vụ nữa. Ngài có một sự kêu gọi rất đặc biệt, một mục đích đặc biệt, và một sứ mệnh sống động cho mỗi một người chúng ta. Có ba loại người ở đây hôm nay.
A. Thứ nhứt, có những người đang làm phu phỉ sự họ được kêu gọi. Tỉ lệ nhỏ nhoi hạng người nầy vốn hiểu rõ ân tứ và khả năng của họ. Họ có một mối tương giao nhiệt thành với Chúa Jêsus. Họ nhắm vào việc thể hiện sứ mệnh sống động mà Đức Chúa Trời đã chỉ định cho họ bước vào đó.
B. Thứ hai, có những người biết rõ ơn kêu gọi của họ. Họ biết rõ mọi điều mà Đức Chúa Trời muốn họ phải lo làm, và họ đang lo làm công việc đó. Vấn đề của họ không phải là tri thức mà là vâng lời.
C. Thứ ba, có những người đang tìm kiếm ơn kêu gọi của họ. Hầu hết chúng ta đều thích ứng với phần nầy ở đây. Chúng ta mong muốn sống vâng phục, nhưng chúng ta không biết chính xác mình cần phải làm gì!?! Nếu quí vị thuộc trường hợp nầy, đừng cảm thấy mình quá tồi tệ. Môise đã 80 tuổi trước khi ông hiểu rõ ơn kêu gọi của mình. May mà Đức Chúa Trời vẫn còn đang sửa soạn cho quí vị để lo đảm nhận sứ mệnh của mình.
4. Khi chúng ta trở lại với phần nghiên cứu ký thuật về Môise Hoàng Tử của Israel, chúng ta thấy ông đang phấn đấu với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình. Chúng ta nhớ Đức Chúa Trời đã vận hành như thế nào để giải cứu cho ông khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, thể nào ông đã lớn lên trong cung điện của Pharaôn và thể nào ông đã ra sức can thiệp vì ích cho người Do thái dân tộc mình. Như chúng ta đã thấy Môise vào tuần qua, ông đã tìm nơi ẩn trú trong đồng vắng. Ông đã lấy Sêphôra con gái của Giêtrô, thầy tế lễ xứ Mađian, mà làm vợ.
5. Từ phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta sẽ học biết Đức Chúa Trời đã sửa soạn thể nào cho Môise về ơn kêu gọi của ông, các hoàn cảnh của sự ông được kêu gọi và một số bài học thực tiễn để áp dụng vào chính đời sống của chúng ta.
I. Những chuẩn bị cho sự kêu gọi của Đức Chúa Trời…Lo chăn chiên và bụi gai cháy (câu 1).
Đức Chúa Trời không kêu gọi người nào bước vào sự phục vụ cho tới chừng họ đã được sửa soạn rồi. Ngài không hề yêu cầu quí vị phải lo làm những việc mà Ngài chưa trang bị cho quí vị phải lo làm bao giờ.
D.L. Moody nói: "Môise đã tốn bốn mươi năm suy nghĩ mình là nhân vật quan trọng, bốn mươi năm học biết mình là kẻ chẳng ra gì và bốn mươi năm học biết Đức Chúa Trời có thể làm gì với một kẻ chẳng ra gì đó".
Nhà truyền giáo Ron Dunn lưu ý: "Môise ở tuổi bốn mươi có mọi sự chúng ta muốn có nơi một đấng cứu tinh. Ông đã được con gái của Pharaôn nuôi dạy, ăn học tới nơi tới chốn. Nhưng còn Môise ở tuổi 80 thì sao? Ông đã tốn bốn mươi năm lang thang trong đồng vắng, chăn bầy chiên của người khác. Giờ đây ông là một người làm gì cũng thất bại. Bất cứ giấc mơ nào về sự giải cứu dân tộc mình đã không còn nữa trong tấm lòng của ông. Thật thú vị thay, khi Môise nghĩ mình đủ tư cách, thì ông chẳng thể làm chi được. Và khi ông nghĩ mình không thể làm chi được, thì ông lại làm được tất".
A. Đức Chúa Trời sử dụng bầy chiên để sửa soạn Môise.
1. Câu 1 chép: "Vả, Môi-se chăn bầy chiên cho Giê-trô, ông gia mình, là thầy tế lễ tại xứ Ma-đi-an".
2. Trong Kinh Thánh, chẳng có một việc làm nào khiêm hạ hơn công việc của một người chăn chiên. Chúa Jêsus đã phán về sự hạ mình của Ngài khi Ngài chọn hình ảnh ấy. Ngài phán trong Giăng 10.14: "Ta là người chăn hiền lành, ta quen chiên ta, và chiên ta quen ta". Hêbơrơ 13.20 đề cập tới Ngài là: "Đấng chăn chiên lớn".
3. Chi tiết hạ mình xoay quanh sự ra đời của Chúa Jêsus, ấy là sự Ngài hiện đến đã được công bố cho mấy gã chăn chiên.
4. Vì vua lỗi lạc nhất của Israel, là David, đã chăn bầy chiên của cha mình trước khi ông đủ tư cách để lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời. Ông phải trở thành một người chăn chiên trước khi ông có thể trở thành một vì vua.
5. Đối với một người Do thái, trở thành một người chăn chiên là một việc bình thường. Còn đối với một người đã được nuôi dạy trong cung vua xứ Ai cập, trở thành một người chăn chiên là một việc hoàn toàn khác. Môise đã bước từ một con đường thật dài đi xuống nấc thang của sự hạ mình.
6. Sáng thế ký 46.34 chép: "…vì dân Ê-díp-tô có tánh gớm ghê hết thảy kẻ chăn chiên lắm". Môise đang làm công việc khiến cho ông sẽ bị người ta xem khinh.
7. Một người chăn chiên là "một sự gớm ghê" vì người hôi nồng nặc mùi bẩn thỉu của bầy chiên. Không những bầy chiên rất hôi thối, chúng còn làm hư hại đồng cỏ nữa. Chúng ngu dốt một cách đáng tội nghiệp và hoàn toàn nương cậy vào người chăn đang dẫn dắt chúng. Cho nên chẳng có gì là lạ lùng cả khi thấy Đức Chúa Trời sử dụng bầy chiên làm hình ảnh minh hoạ nói tới dân sự của Ngài!
8. Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho Môise đặng lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời bằng cách trước tiên để cho ông chăn dắt bầy chiên của cha vợ mình. Thú vị thay khi Thi thiên 77.20 chép như sau: "Chúa cậy tay Môi-se và A-rôn mà dẫn dắt dân sự Ngài như một đoàn chiên".
9. Ông chăn dắt bầy chiên ở đâu? Trong "đồng vắng", đồng vắng Sinai. Con người tài cao học rộng nầy của xứ Ai cập đã phải tiếp thu đôi điều về chức năng lãnh đạo và sống còn trong những chốn hoang vu. Mặc dù ông không nhận ra điều đó trong lúc ông chịu tập huấn ở “trường sống còn” nơi đồng vắng của Đức Chúa Trời. Không bao lâu sau đó ông sẽ lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời đi ngang qua chính đồng vắng nầy.
10. Phần thú vị nhất, ấy là Môise đã được trau dồi, được sửa soạn và được đào tạo bởi bàn tay của Đức Chúa Trời …thế nhưng ông chưa hề nhận biết sự ấy.
11. Trọn lúc ở trong đồng vắng, ông đã tưởng đời mình thế là xong rồi. Ông tưởng mình đã đánh mất cơ hội rồi. Ông đã sống một đời sống đầy dẫy tiếc nuối. Lòng thương hại ông dành cho dân Do thái đã biến thành tự thương hại cho số phận của ông. Mọi mặc khải của ông về đắc thắng trong công tác giải phóng dân Israel đã trở thành lòng thương hại đối cùng bản thân mình. Không nghi ngờ chi nữa, ông chắc mình sẽ tốn cả đời trong đồng vắng trơ trụi, lo chăn bầy chiên thay vì lãnh đạo một dân tộc.
12. Như Joan Rivers thường nói: "Chúng ta có thể nói gì bây giờ?" Câu nầy nghe có quen tai không? Có ai đã từng dầm mình vào sự tự thương hại mình chưa? Có ai phấn đấu với tội lỗi mà mình đã phạm phải chưa?
13. Có thể đang khi quí vị bực bội qua nhiều ngày, nhiều tuần lễ, một cách kín đáo, thầm lặng, cẩn thận Đức Chúa Trời đang sửa soạn quí vị cho một công việc trỗi hơn điều mà quí vị suy tưởng nữa.
B. Đức Chúa Trời sử dụng đồng vắng đặng sửa soạn Môise.
1. Môise không những đang ném bỏ đời sống của mình lo "chăn bầy chiên" mà còn nhìn qua nơi mà ông phải dẫn bầy chiên đi nữa, "phía bên kia [sát nghĩa: "phần phía sau"] đồng vắng".
2. Môise không những có một công việc làm cho tới chết, tới hết đời; ông còn bị buộc phải sống trong một nơi hoang vắng. Có thể quí vị hiểu được ông đã cảm nhận như thế nào rồi. Có thể đời sống của quí vị rất giống với sự trơ trụi của đồng vắng. Có thể quí vị cảm thấy mình bị gạt bỏ qua một bên, không kết quả chi hết, và thất bại.
3. Đừng tuyệt vọng! Đừng chịu thua! Hãy nghe các tin tức tốt lành nầy. Đức Chúa Trời đang ở với quí vị trong đồng vắng! Ngài không lìa bỏ quí vị đâu!
4. Hãy tra xem lời Đức Chúa Trời phán với Israel dân sự Ngài trong Phục truyền luật lệ ký 32.10: "Ngài tìm được người trong một nơi rừng-rú, tại nơi vắng vẻ, giữa những tiếng hét la của đồng vắng. Ngài bao phủ người, săn sóc người, gìn giữ người như con ngươi của mắt mình".
5. Chữ "con ngươi" có ý nói tới đồng tử của con mắt. Một trong các chi thể đáng được bảo hộ nhứt của thân thể là con mắt. Con mắt được che chở bởi mí mắt, có nhiều lông mi che chắn. Chúng ta dùng bàn tay che bớt ánh sáng cho con mắt và đeo kính mát bảo hộ cho chúng. Cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời đã bảo hộ dân sự Ngài cùng đấng cứu tinh của Ngài ở trong đồng vắng. Cũng một thể ấy Ngài không để cho quí vị ở một mình trong khi kiều ngụ trong đồng vắng đâu!
6. Không, Đức Chúa Trời không để cho chúng ta ở một mình trong đồng vắng. Ngài sử dụng đồng vắng để sửa soạn cho chúng ta, để dạy dỗ chúng ta một số bài học có giá trị. Chuck Swindoll cho rằng Môise đã học tập bộ môn tự khám phá cho mình dưới sự dạy dỗ của bốn vị giáo sư trong trường đồng vắng của Đức Chúa Trời.
a. Thứ nhứt, có giáo sư CỰC NHỌC. Trong xứ Ai cập, mọi người đều biết Môise. Trong đồng vắng, bầy chiên là bạn đồng hành duy nhứt của ông. Ở Ai cập, mọi người đều lắng nghe khi ông phát biểu. Còn trong đồng vắng, ông phải quất roi vào bầy chiên để khiến cho chúng biết vâng lời.
b. Thứ hai, có giáo sư THỜI GIAN. Môise đã bắt đầu học tập khi ông được 40. Ông không tốt nghiệp cho tới khi ông được 80. Và có người trong quí vị nghĩ 4 năm là thời gian lâu dài ở tại trường học!
c. Thứ ba, có giáo sư CÔ ĐƠN. Về sau chúng ta học biết Môise đã đối diện với một cuộc nổi loạn và thường xuyên chỉ trích, phê phán. Ông kềm chế sự căng thẳng bằng cách nào? Trong đồng vắng, ông đã học biết không nương cậy vào sự quyết đoán của người khác. Một vị lãnh tụ cần đến bài học đó.
d. Cuối cùng, có giáo sư LO LẮNG. Ông đã học biết phải sống với một ít nước và thức ăn. Da của ông trở nên giống như da thú, đã có nhiều nếp nhăn, và chai sần lên. Ông đã đến với đồng vắng như một hoàng tử bị truất quyền. Khi ông trở lại Ai cập, trông ông giống như một người sống thành thuộc trong đồng vắng, mái tóc đã hoa râm.
7. Đức Chúa Trời đã sử dụng bầy chiên và đồng vắng để sửa soạn cho Môise. Chỉ khi Môise hoàn toàn tin mình không còn xứng đáng thì sự kêu gọi của Đức Chúa Trời mới tới đến với ông.
II. Các hoàn cảnh khi có ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời… Chân đất và tấm lòng khiêm nhu (các câu 2-10).
A. Đức Chúa Trời đã tỏ chính mình Ngài ra trong chỗ tầm thường.
1. Đây là một ngày bình thường…như bao nhiêu ngày khác. Mặt trời đã mọc lên theo cung cách bình thường. Bầy chiên kêu be be theo một cách bình thường. Đây là một ngày mà đồng ruộng thơm ngát được ươm trọn một màu nâu thật đơn sơ.
2. Môise dẫn bầy chiên "qua phía bên kia đồng vắng" và "đến núi của Đức Chúa Trời, là Hôrếp [Sinai]".
3. Khi Môise nhìn quanh đó, ông thấy ba thứ. Bầy chiên, đất cát và bụi gai… y như các bụi gai chaparral trong xứ của chúng ta.
4. Môise để ý thấy "ngọn lửa" ở "giữa bụi gai kia". Mặc dù ít có, các bụi gai trong đồng vắng nầy ai cũng biết là dễ bắt lửa. Tuy nhiên, bụi gai nầy "đang cháy" nhưng "không hề tàn".
5. Đức Chúa Trời đã sử dụng một ngày bình thường với các hoàn cảnh bình thường và một bụi gai tầm thường để phán với Môise. Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự ra khỏi những con đường bình thường của họ. Ngài đã kêu gọi Ghi-đê-ôn ra khỏi sân đạp lúa, David ra khỏi bầy chiên của cha người, Êlisê trong khi đang cầm cày, bốn vị sứ đồ trong khi họ đánh cá và Mathiơ đang khi ông lo thu thuế.
6. Chúng ta cần phải lắng nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời trong những công việc bình thường…lòng can đảm của bạn bè, lời lẽ của một bài ca ngợi khen, một câu Kinh Thánh đặc biệt, một vài phút cầu nguyện.
B. Đức Chúa Trời đã tự tỏ chính mình Ngài ra trong sự thánh khiết của Ngài.
1. Câu 3 dường như muốn chỉ ra rằng bụi gai cháy đã không hấp dẫn Môise nhiều cho bằng sự thực "bụi gai cháy mà không hề tàn". Ông quyết định "tẻ bước" hoặc đến gần để xem qua.
2. Đức Chúa Trời đã trông thấy khi Môise "tẻ bước lại đặng xem". Khi ông áp đến gần hơn, Đức Chúa Trời đã gọi đích danh ông: "Hỡi Môise! Hỡi Môise!" Hãy tưởng tượng nỗi kinh ngạc của ông! Giọng nói nầy là gì vậy? Chẳng có ai ở quanh đó cả. Môise bèn đáp: "Có tôi đây".
3. Khi ấy Đức Chúa Trời bảo Môise phải cỗi "giày ngươi ra, vì chỗ ngươi đang đứng là đất thánh". Trong bụi gai tầm thường kia, chúng ta thấy tính toàn tại [immanence] của Đức Chúa Trời, sự gần gũi của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy tính siêu việt [ranscendence] của Ngài, sự thánh khiết của Ngài.
4. Thật là thú vị, đây là lần đầu tiên chúng ta thấy chữ "thánh" [holy] trong Kinh Thánh. Hai bàn chân của Môise tiêu biểu cho nhân tính của ông. Cỗi giày ông ra, hành động nầy tượng trưng cho việc lột bỏ tội lỗi cá nhân và đến gần Đức Chúa Trời bằng sự tôn kính.
5. Đức Chúa Trời là toàn tại, Ngài đang ở gần. Ngài đang ở với chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng Đức Chúa Trời cũng là thánh khiết, rất siêu việt. Chúng ta dễ dàng bước vào sự hiện diện của Ngài, nhưng chúng ta đừng bao giờ bước vào sự hiện diện của Ngài với thái độ khinh suất.
C. Đức Chúa Trời tỏ chính mình Ngài ra trong sự thương xót.
1. Khi Đức Chúa Trời trò chuyện với Môise, ngay lập tức Ngài đã tự mình đồng hoá với ông. Ngài muốn Môise phải hiểu rằng Ngài không phải là một vị thần mới hoặc một vị thần giả dối trong các thần linh của người Ai cập. Ngài tự tỏ chính mình Ngài ra là Đức Chúa Trời của quá khứ, hiện tại và tương lai.
2. Ngài là Đức Chúa Trời của quá khứ. "Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp". Môise vốn biết rõ các truyện tích. Ông đã được dạy dỗ để hiểu rằng Đức Chúa Trời nầy là Đức Chúa Trời sẽ sử dụng ông để giải phóng cho Israel. Tuy nhiên, sự hiểu biết ấy là ý thức mysterium tremendum [thần bí bao la]. Ông "liền che mặt" vì nhìn biết Đức Chúa Trời là ai và "ông sợ nhìn đến" Ngài. Giống như Êsai, Môise đã nói: "Khốn nạn cho tôi!"
3. Ngài là Đức Chúa Trời của hiện tại. Ông nói: "Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Ê-díp-tô…nghe thấu tiếng kêu rêu…của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó". Ngài nhận thức được mọi cảnh ngộ của chúng ta.
4. Ngài là Đức Chúa Trời của tương lai. Ngài phán: "Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy…dẫn họ từ xứ ấy lên đến một xứ kia".
5. Đức Chúa Trời tự tỏ chính mình Ngài ra cho Môise thấy Ngài là Đức Chúa Trời của sự thương xót (câu 9). Ca Thương 3.22-23 chép: "Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm".
D. Đức Chúa Trời tự tỏ chính mình Ngài ra trong chương trình của Ngài.
1. Không những Đức Chúa Trời nầy là toàn tại, siêu việt, cổ xưa, Ngài còn biết được cảnh khốn khó của dân Israel. Ngài đã có một chương trình. Ngài phán trong câu 10: "vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pha-ra-ôn, để dắt dân ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
2. Cách đây bốn mươi năm, Môise đã giật mình khi cơ hội như thế nầy xảy đến. Giờ đây, cơ hội ấy đã đến. Môise từng mong muốn trở thành đấng cứu tinh của Israel, song lại không được kêu gọi làm việc ấy.
III. Các bài học nơi sự kêu gọi của Đức Chúa Trời…Đánh giá theo cá nhân và ứng dụng thực tiễn.
A. Đức Chúa Trời thích thú trong việc đưa chúng ta ra khỏi xó rồi đặt chúng ta vào sự phục vụ Ngài.
1. Chúng ta có thể đồng cảm với Môise. Hết thảy chúng ta đều có những giấc chiêm bao và hiện thấy về sự huy hoàng, tráng lệ. Nhiều người trong chúng ta đã nhìn thấy các chiêm bao đó bị đùa đi. Sự thực cho thấy chúng ta đã thất bại.
2. Trong chỗ thất bại, quí vị có thể cảm nhận như mình đã bị xếp xó, rằng quí vị là vô dụng đối với Đức Chúa Trời, rằng điều chi sẽ xảy ra chẳng bao giờ xảy ra.
3. Thời điểm của chúng ta không phải là thời điểm của Đức Chúa Trời. Ngày hôm nay phải trung tín và tin cậy Ngài là việc cho ngày mai.
B. Đức Chúa Trời sử dụng con người bình thường trong các phương thức phi thường.
1. Đức Chúa Trời rất vui vẻ khi sử dụng con người tầm thường trong các phương thức bất thường. Tôi là một người chẳng ra gì. Quí vị sẽ nói: "Tôi không có lai lịch, học vấn hay kinh nghiệm của một người giống như Môise". Nếu Đức Chúa Trời có thể sử dụng một bụi gai, Ngài có thể sử dụng quí vị đấy!
2. Có người nói bụi gai tiêu biểu cho Môise và hết thảy các tôi tớ chân thật của Đức Chúa Trời. Lâu nay lửa là biểu tượng cho quyền năng của Đức Chúa Trời. Bụi gai là một biểu tượng cho người tầm thường. Chúng ta là những bụi gai yếu ớt, dễ gãy vỡ, nhưng nó dễ bốc cháy từ ngọn lửa quyền năng của Đức Chúa Trời.
3. Hãy lắng nghe II Côrinhtô 4.7: "Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi".
C. Đức Chúa Trời ban cơ hội thứ hai cho hạng tôi tớ biết tan vỡ. Cơ hội ấy chính là ân điển. Đức Chúa Trời ban cho quí vị cơ hội thứ hai ngày hôm nay. Hãy lắng nghe tiếng gọi của Ngài.
Một truyền thuyết từ Ấn độ thuật lại người kia đang gánh một đôi nước, mỗi thùng nước ở một đầu đòn gánh. Một trong hai cái thùng dường như đầy nước và luôn luôn văng ra một ít nước. Còn thùng kia thì có đường nứt và gần phân nửa nước đã tháo ra ngoài. Thùng nước đầy vốn tự hào vì sự trọn vẹn của nó, còn cái thùng bị nứt kia thì rất xấu hổ vì sự bất toàn của mình, và đáng thương thay nó chỉ có thể chứa có phân nửa dung tích mà nó được chế tạo để đựng nước.
Sau cùng, chiếc thùng nứt nói với người gánh nước như sau: "Tôi lấy làm xấu hổ về bản thân mình, và tôi muốn nói lời xin lỗi anh”.
Người gánh nước hỏi: "Sao? Ngươi xấu hổ về nỗi gì chứ?”
Cái thùng nói: "Tôi đã làm đổ ra hết phân nửa nước theo sức chứa của tôi vì cớ đường nứt nầy ở bên hông tôi khi anh gánh nước về nhà. Vì những chỗ nứt đó, anh phải phí sức cho công việc nầy, và anh không nhận đủ giá trị từ mọi gắng sức của anh”.
Người gánh nước cảm thấy buồn cho cái thùng bị nứt kia, và với lòng thương xót anh ta nói: "Khi chúng ta về tới nhà, ta muốn ngươi để ý tới những đoá hoa xinh đẹp dọc theo đường đi". Người gánh nước nói với chiếc thùng: "Ngươi có để ý thấy mấy đoá hoa duy nhứt phía bên hông ngươi trên con đường đi không, nhưng không phải bên hông của chiếc thùng kia đâu nhé? Ta vốn biết rõ về chỗ nứt của ngươi mà, và ta đã tận dụng nó. Ta đã gieo ra nhiều giống hoa trên con đường bên phía hông ngươi, và mỗi ngày khi chúng ta từ dòng suối đi về, ngươi đã tưới chúng. Không có ngươi trong tình trạng ấy, chúng ta sẽ không có những đoá hoa xinh đẹp như thế nầy đâu".
Mỗi một chúng ta đều có những chỗ nứt rạn đặc biệt của riêng mình. Hết thảy chúng ta đều là những chiếc bình bị nứt rạn. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận chỗ nứt rạn ấy, Đức Chúa Trời sẽ sử dụng các chỗ rạn nứt của chúng ta để làm đẹp cho bàn tiệc của Ngài. Trong nền kinh tế sâu sắc của Đức Chúa Trời, chẳng có gì là phung phí cả (Tác giả vô danh).
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét