Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Ngày Mẫu Thân: Tấm Lòng Của Người Mẹ



TẤM LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ
Đức Chúa Trời đã nắn đúc tấm lòng của người mẹ như thế nào!?!
Rutơ 1, 4

I. PHẦN GIỚI THIỆU (Ê-phê-sô 6.2)
A. Hết thảy chúng ta cần phải tôn kính những Bà Mẹ của chúng ta, và khi làm vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ họ
B. Khi người ta đọc sách Rutơ, mục tiêu thường nhắm vào chính Rutơ, và các sự cố lạ lùng đã làm cho cuộc đời bà được thay đổi
C. Thế nhưng có một phụ nữ khác ở đây, một người mẹ, đời sống của bà cũng được thay đổi. Tên của bà là Naômi. Đời sống của bà đã được Chúa đại dụng để tỏ ra cho chúng ta thấy tấm lòng của một người Mẹ.
II. VẤN ĐỀ
A. Có một nạn đói xảy ra trong xứ Israel – lúa mì, lúa mạch và các thứ ngũ cốc khác đều không còn nữa
B. Nhiều người lâm cảnh đói khổ – lo lắng không biết kiếm đồ ăn ở đâu!
C. Một người tên là Êbimêléc, mới cưới Naômi, ông quyết định qua một xứ gần bên gọi là Môáp, ở đây có lời hứa về lương thực – vì vậy ông đã đem vợ mình cùng đi – quên cầu nguyện và nhận định xem Đức Chúa Trời muốn mình phải làm gì.
D. Họ đến sống tại Môáp một thời gian khá lâu – hơn 10 năm!
E. Mọi sự dường như mỹ mãn vào lúc ban đầu – thế nhưng mọi sự bắt đầu thay đổi – những việc chỉ có Đức Chúa Trời có thể sử dụng để nắn đúc tấm lòng của Naômi thành tấm lòng của một người Mẹ!
III. SỨ ĐIỆP – TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI MẸ ()
A. Tấm lòng của người Mẹ chọn lấy nhiều rối rắm (Rutơ 1.1-5) – Vai trò của sự sống. Điều nầy xảy ra ngay cả khi chúng ta làm đúng, tin tưởng nơi Đức Chúa Trời, và vâng theo Lời của Ngài (ít khi chúng ta nghĩ như vậy)! Dù muốn hay không, một loạt các sự cố dường như đang chất chồng trong tấm lòng của bà (Luca 2.19; 2.51).
1. Naômi chọn rối rắm về tài chính – Nạn đói có nghĩa là:
a. Không có việc làm cho con người – nông nghiệp là xương sống của nền kinh tế
b. Không có đồ ăn – trong nạn đói người ta bán đi mọi thứ đặng mua đồ ăn
c. Không biết xây qua hướng nào – không có chương trình của chính phủ – chỉ còn có Đức Chúa Trời mà thôi! Khó mà tập trung vào Ngài khi cái bao tử của chúng ta đang rên rỉ (Mathiơ 4.4)
2. Naômi đã chọn rối rắm trong gia đình. Bà không chọn điều nầy làm sở thích riêng đâu – rối rắm nầy mới xảy ra thôi, và nó tràn đầy trong tấm lòng của bà (cũng giống như với vợ của Gióp vậy) – Tôi nghĩ điều nầy đang tác động người mẹ điều khó chịu nhất!
a. Người chồng không màng tới ý chỉ của Đức Chúa Trời – rời khỏi Israel để kiếm điều chi đó tốt đẹp hơn
b. Rồi người chồng qua đời
c. Hai con trai bà giờ đây đã lấy mấy người nữ trong khu vực, họ không phải là những người tin Chúa, mà họ thờ lạy hình tượng
3. Naômi chọn rối rắm đức tin. Rối rắm với đức tin nơi Chúa.
a. Bà muốn tin theo Đức Chúa Trời, và muốn mạnh mẽ trong đức tin của mình – tranh chiến
b. Vấn đề khiến cho bà khó mà tin theo được, song Đức Chúa Trời vẫn ở bên cạnh bà.
c. Càng khó hơn nữa cho bà khi muốn tìm đường quay trở lại với Đức Chúa Trời
4. Naômi đã chọn rối rắm trong tương lai
a. Hai con trai bà qua đời (1.5)
b. Mọi thứ bà nương cậy vào bây giờ đã qua đi hết rồi
5. Tấm lòng của bà đang chồng chất quá nhiều rối rắm – điều nầy cũng y như thế đối với từng phụ nữ ngày nay, và đặc biệt là từng người Mẹ!
B. Tấm lòng của người Mẹ lo bảo hộ người khác tránh khỏi những thử thách (1.6-8)
1. Bà vẫn có hai người nữ đang nương cậy vào bà – hai con dâu: Ópra, và Rutơ
2. Tấm lòng của người Mẹ sắp đặt lo bảo hộ, và vì thế bà tìm cách giúp hai cô con dâu học biết tránh khỏi các sai lầm của bà
a. Tìm cách bảo hộ họ tránh khỏi sự thiếu hiểu biết
1) Naômi đã học biết một số việc trong cuộc sống – một con đường khó nhọc
2) Bà dành thì giờ để truyền đạt các bài học về sự sống – không truyền cho các trường học, hay cho nhà thờ, hoặc cho mấy đứa trẻ sống lân cận!
3) Naômi vốn có một mối thông công mật thiết với hai cô gái nầy
b. Tìm cách bảo hộ họ tránh khỏi sự kiêu ngạo – kiêu ngạo giữ người ta không vào được thiên đàng
1) Kiêu ngạo giữ người ta không làm được việc có ích vì sự ngoan cố, và bảo vệ hình tượng của họ – đã giữ họ bị kẹt lại trong xứ Môáp – người ta đã dậm chân tại chỗ vì cớ sự kiêu ngạo!
2) Bà quyết định nêu gương, và tự hạ mình xuống. Bà quyết định hướng nhìn về quê hương – dù về là nhục nhã
3) Quí vị có biết tại sao hầu hết con cái của chúng ta đều ngoan cố và kiêu ngạo không? Vì chúng đang nhìn thấy điều đó nơi bố mẹ chúng – không có một gương tin kính nào hết!
4) Bố mẹ PHẢI sống thắng hơn sự kiêu ngạo (I Phierơ 5.5)
c. Tìm cách bảo hộ không trông cậy giả dối – cỏ không xanh hơn ở bên kia
1) Giống như xứ Môáp – họ đã đi theo mắt họ thấy và lý trí của họ
2) Naômi mong muốn hai con dâu nầy được phần tốt nhất, rồi khích lệ cả hai cùng về quê hương
a) Naômi không phải là người lãng phí thời gian – bà không phải là người hay phó mặc đâu! Bà đã học biết sự ấy, do đem lòng tin theo chồng mình trước đó, và do tin tưởng vào xứ Môáp!
b) Naômi muốn hai cô con dâu nầy biết nương cậy nơi Chúa! Đây là sự bảo hộ chắc chắn nhất mà quí vị có thể truyền đạt cho người ta!
C. Tấm lòng của người Mẹ ảnh hưởng gia đình mình về Đức Chúa Trời (1.8-18). Không có phạm trù truyền giáo nào lớn hơn gia đình của chúng ta!
1. Naômi đã dạy dỗ cho hai cô con dâu biết về Đức Chúa Trời của bà (1.8)
a. Hai cô gái nầy đều là dân Ngoại – không phải là người Do thái – vì thế họ là người thờ lạy hình tượng
b. Bà trao đổi với hai cô gái nầy dù họ đã biết về Chúa – không phải là một bài hàm thụ trong loạt bài học Kinh thánh đâu (II Timôthê 1.5; 3.15)
c. Hiển nhiên là quê hương của bà không giống như các thứ quê hương khác, ở đấy Đức Chúa Trời, Chúa Giêxu, và địa ngục không phải là những lời rủa sả, mà là những lời nói nghiêm trang!
2. Naômi giờ đây đang cảnh báo họ về việc xây khỏi Lời dạy và ý chỉ của Đức Chúa Trời
a. Sự kính sợ Đức Giêhôva là điều TRƯỚC TIÊN mà mọi người phải học biết – vì Đức Chúa Trời là THẦN – chớ không phải nhân vật quan trọng mà chúng ta đến viếng vào những ngày Chúa nhật
b. Phaolô đã giảng cho mọi người biết ông đã gặp LỜI CẢNH CÁO họ (Colose 1.27)
c. Nhiều người MẸ cảnh cáo con cái họ về ma túy, bạn bè xấu, nhưng họ có cảnh cáo con cái họ về địa ngục, về sự loạn nghịch chống Đức Chúa Trời, hoặc về lối sống ngoan cố không?
d. Nhiều người Mẹ truyền đạt mối lo của Mẹ – cần phải chuyển thành kính sợ Đức Chúa Trời
e. Chúng ta cũng cần một số người Mẹ tin kính biết nắm lấy trách nhiệm dạy cho con cái họ biết thế nào là đúng sai (Tít 2.1-4)
3. Naômi đang hướng sự chú ý của bà vào những việc quan trọng như:
a. Hướng vào quê hương và gia đình – khi các bà MẸ thôi không nhắm vào gia đình và xây dựng gia đình, đó là SỰ HƯ MẤT! Đấy là chỗ mà thế hệ chúng ta đang sống hôm nay!
1) Naômi đã sống cách xa quê nhà trong một thời gian dài (10 năm)
2) Nhưng giờ đây bà đã nhận biết tầm quan trọng của việc ấy – thời gian làm cho mọi việc ra đúng đắn
3) Hai cô gái nầy nên về lại với gia đình và quê hương của họ – những việc lớn lao nhất chúng ta có nằm ở bên cạnh Chúa, là gia đình của chúng ta!
a) Hãy làm cho mọi việc sao cho hài hoà giữa họ và bố mẹ họ
b) Biến gia đình họ thành chức vụ của họ – nơi phục vụ
b. Nhắm vào Hội thánh – sinh hoạt với người của Đức Chúa Trời
1) Naômi đã nghe nói rằng Đức Chúa Trời đã ban phước cho dân sự Ngài có ăn
2) Naômi vốn biết bà mong muốn cùng về với họ, với dân sự của bà
3) Cũng một thể ấy với Cơ đốc nhân
a) Hội thánh nầy nhóm HAI lần vào ngày Chúa nhật – HẾT THẢY chúng ta hầu như lại ở ngoài!
b) Chúng ta nhóm lại để cầu nguyện vào chiều thứ Bảy
c) Chúng ta đi chứng đạo vào các buổi trưa thứ Bảy
d) Chúng ta làm rất nhiều việc – hết thảy chúng ta nên dấn thân vào!
c. Nhắm vào chính mình Đức Chúa Trời – ở giữa một dân chuyên thờ lạy hình tượng
1) Không còn nhìn sự việc từ cái bao tử, hay từ lý trí, mà từ tấm lòng của bà, bởi đức tin – khao khát nhiều về Đức Chúa Trời (Mathiơ 4.4)
2) Bà vốn biết chính Đức Giêhôva lần nầy đang chúc phước cho. Trước đây, bà và chồng bà chỉ suy nghĩ tới thức ăn, rồi tìm kiếm nó, chớ không tìm kiếm Đức Chúa Trời!
d. Và nhắm vào việc làm hoà lại với Đức Chúa Trời
1) Bất chấp sẽ xảy ra việc gì, Naômi quyết định quay về
2) Đây là cách duy nhất để làm hoà – đầu phục và hạ mình trọn vẹn
3) Có nhiều người sống xa cách Đức Chúa Trời, và muốn làm hoà lại, nhưng chỉ có một ít người – giữ mình đủ để không gặp rối rắm! Gian ác!
4) Nếu tôi có chuyện chẳng lành với vợ tôi, tôi phải quay về lại với nàng – nàng sẽ chẳng trông đợi đâu – Đức Chúa Trời thì không như vậy!
4. Naômi kế đó đã thử lòng trung tín của họ đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời (1.8-15) – chỉ khi nào đức tin đã thành hiện thực – khi chúng ta trung tín với Lời của Đức Chúa Trời đủ để vâng theo Lời ấy một cách trọn vẹn
a. Naômi buộc hai cô gái phải chổi dậy và bước đi bằng đức tin về với dân của họ
b. Naômi tìm cách khích lệ họ đừng theo BÀ
1) Ópra sau cùng đã chịu thua, rồi quay trở lại với dân mình
2) Còn Rutơ chịu ở lại (1.16-18) – sau 4 lần động viên – Tại sao Rutơ cứ bám lấy Naômi – không phải vì một mối quan hệ xứng đáng
a) Rutơ tiếp tục học hỏi từ Naômi - Biết đầu phục
b) Rutơ quyết định tin nơi Đức Chúa Trời của Naômi - Được Cứu
i) Mặc dù có sự thất bại của Naômi
ii) Mặc dù trước mặt là viễn cảnh ảm đạm – không có chồng con chi hết
iii) Không chờ đợi phép lạ chi cả – chỉ nhìn biết Đức Chúa Trời của Naômi là Thần
c) Rutơ đã dâng lòng mình cho tới ngày qua đời – Bình an! Họ đã có sự bình an rồi, chớ không phải chờ cho tới khi thì xấu xa qua đi mới có.
c. Điều nầy cũng giống như điều tiên tri Êli đã làm cho tiên tri Êlisê vậy (II Các Vua 2.1-4)
D. Tấm lòng của người Mẹ có thể mong đợi sự thành công mỹ mãn (1.19-22; 4.13-22)
1. Đức Chúa Trời hành động, thậm chí khi mọi sự dường như chẳng còn chi hết
a. Qua Ápraham và Sara – mọi sự chẳng được gì hết từ lâu
b. Qua sự Chúa Giêxu làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết
c. Qua sự Đức Chúa Trời sử dụng Naômi, và Rutơ trong việc đưa Đấng Mêsi đến – Đức Chúa Trời đã hành động xuyên suốt các biến cố nầy – cũng thực như thế với quí vị
2. Đức Chúa Trời vẫn cần và đại dụng Naômi
Để ban sự khôn ngoan cho Rutơ – làm thế nào để lấy được một người chồng đúng đắn
Để khích lệ Rutơ ở lại trên đường chạy với Đức Chúa Trời – dù sự việc dường như chẳng có gì là suông sẻ hết – hãy theo đường lối của Đức Chúa Trời!
c. Để dạy dỗ cho thế hệ KẾ TIẾP – con cháu của bà!
3. Đức Chúa Trời đề cập tới vấn đề nầy trong Thi thiên 37.37 – cuối cùng của cuộc đời sẽ là bình an, vui mừng và thành công. Tôi nghĩ chúng ta hết thảy đều ao ước mọi sự ấy xảy ra thực sự cho chúng ta vào tuổi 60, 70 hay 80! Thay vì chỉ có ân hận và hối tiếc!
IV. PHẦN KẾT LUẬN – Làm sao có được một tấm lòng đầy trọn như người MẸ
A. Dù khi tấm lòng quí vị có một sự lựa chọn những điều rối rắm
B. Hãy dạn dĩ bảo hộ gia đình của quí vị không phạm tội
C. Hãy bắt đầu tác động vào tấm lòng và đời sống của họ
D. Nguyện Đức Chúa Trời ban phước cho quí vị, và cả gia đình của quí vị nữa
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét