"TÔI ĂN TRỘM ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ THẾ NÀO?"
Malachi 3.8-12
PHẦN GIỚI THIỆU:
Có một đề tài trong sự giảng dạy khiến cho người ta thực sự bị mích lòng, và đây không phải là đề tài nói tới "tội lỗi" … hay nói tới sự tái lâm của Chúa Jêsus … hoặc "Địa ngục" … mà đó là tiền bạc!
Có nhiều người đã thờ lạy tiền bạc hơn bất cứ một hình tượng hay tà thần nào khác, và có lẽ đây là lý do tại sao nó đập mạnh vào thần kinh khi đây là đề tài của một bài giảng. Thêm nữa, chẳng có một thứ nào khác trong cuộc sống chạm đến từng lãnh vực của cuộc sống chúng ta nhiều hơn là tiền bạc, trừ chính mình Đức Chúa Trời ra. Tiền bạc có thể được sử dụng cho điều thiện hay điều ác, nó rất cần thiết cho cuộc sống. Có lẽ đây là lý do tại sao Chúa Jêsus phán về chức năng quản lý hay các vấn đề về tiền bạc ở 17 trong 36 thí dụ mà Ngài đã đưa ra … gần phân nửa!
Đây là một việc khi thế gian có một thái độ xấu về tiền bạc đã được đem dâng cho Đức Chúa Trời, hồ như bạn cũng nghĩ như thế, nhưng nhiều lần không phải người chưa được cứu phải nổi giận khi đề tài dâng hiến được đưa ra … mà là những người nhìn biết Đức Chúa Trời!
MINH HOẠ:
Một câu chuyện kể về một người có tiền của bước tới đóng góp cho một cuộc vận động về tài chính. Nhu cần cấp bách và trường hợp bắt buộc đã được trình bày, và sự kêu gọi phần tài trợ của ông ta đã được đưa ra. Người kia đáp: "Tôi hiểu lý do tại sao ông nghĩ tôi có thể hiến 15.000USD. Tôi là một người với sự kinh doanh riêng và, thực vậy, tôi có tất cả những dấu hiệu về sự giàu có. Nhưng có một số việc mà ông chưa biết. Ông có biết rằng mẹ tôi đang ở trong một ngôi nhà của nữ điều dưỡng rất đắt tiền không?" Đúng là chúng ta không biết được rồi. "Anh có biết không, em tôi đã qua đời, và rời bỏ gia đình chúng tôi năm người ở lại và chẳng có một bảo đảm nào cả?" Không, chúng ta không biết đâu. "Ông có biết con trai của tôi đời sống tôn giáo rất sâu sắc, nó đã đi vào công việc xã hội, làm cho cấp độ nghèo khó của tình trạng của xứ sở giảm đi và làm thoả mãn mọi nhu cần của nhân loại?" Không, chúng tôi cũng chẳng biết đâu. "Được thôi, thế rồi, nếu tôi không dâng cho bất kỳ ai trong số họ một đồng xu, thì lý do tại sao ông nghĩ là tôi sẽ dâng đồng xu ấy cho ông?" -- Donald E. Messer -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) pp. 239-240.
Về nguyên tắc, trong khi hầu hết Cơ đốc nhân đều đồng ý rằng chúng ta nên dâng một điều gì đó cho Đức Chúa Trời, dường như tiền bạc trở thành một quyền lực, không bao lâu nữa chúng ta sẽ có nhiều hơn, có một cấp độ ngần ngại lớn lao hơn không muốn trao nó cho Đức Chúa Trời hay cho ai khác.
MINH HOẠ.
Con trai tôi 14 tuổi là Joel Porter, có việc làm trong năm nay. Nó nhận được lương chính thức lần đầu tiên. Nó rất xúc động. Nó về tới nhà và trình cho tôi xem sổ lương của nó. Kế đó, nó chạy ùa vào phòng Mẹ nó rồi nói: "Mẹ biết không, con đã suy nghĩ về số tiền nầy và con không chắc là con có thể dâng phần mười". Nó có nhiều tiền ở trong tay hơn nó từng có trước đây, và điều chi xảy ra? Đột nhiên chúng tôi nói: "Con thực sự cần số tiền nầy cho chuyện khác ư?" Thoát ra từ miệng của một thiếu niên 14 tuổi, rất thực như bổn tánh của nó, là cả câu hỏi nầy: "Con đặt Đức Chúa Trời ở đâu chứ?" Có phải Ngài là trên hết? Phải chăng Ngài thuộc hàng thứ nhì? Liệu Ngài ở hàng thứ năm chăng? Có phải Ngài thuộc vào hàng thứ hai mươi ba trong đời sống của tôi? Đức Chúa Trời đang ở đâu? -- John Maxwell, "God's Trust Test," Preaching Today, Tape No. 156.
Bổn tánh tội lỗi của chúng ta có một thời điểm khó nhọc không muốn dâng cho Đức Chúa Trời. Đây là một câu chuyện xưa rồi, Israel cũng khám phá ra dâng hiến vốn khó khăn là dường nào, và cũng thấy khó khăn nhiều hơn nữa khi KHÔNG dâng hiến cho Đức Giêhôva!
Kinh thánh dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời xem trọng cách sử dụng tiền bạc, chúng ta không nói tôn kính Đức Chúa Trời với lời lẽ mà không tôn kính với ví tiền của chúng ta. Từ chối không dâng hiến cho Đức Chúa Trời là ngang với việc trộm hay cướp của Đức Chúa Trời và nhơn đó dời chúng ta ra khỏi nhiều ơn phước của Đức Chúa Trời. Thờ lạy BAO GỒM việc dâng hiến của cải của mình với sự công nhận rằng Đức Chúa Trời là chủ nhân hợp pháp của muôn vật.
I. CĂN BỊNH NGUY HIỂM NƠI NGƯỜI DÂNG HIẾN! (3.8-9)
A. Được kêu gọi phải trình sổ (3.8)
1. Đức Chúa Trời bắt đầu tiểu đoạn nầy với một bản cáo trạng, Israel đã nổ lực để "ăn trộm" của Đức Chúa Trời!
a. Ăn trộm của con người là một việc, còn ăn trộm của Đức Chúa Trời thực sự là rút ruột từ bên trong!
b. Nhưng đây đúng là ngôn ngữ mà Đức Chúa Trời sử dụng về thất bại của họ không dâng hiến cho Ngài!
2. Đáp ứng của họ trước mạng lịnh của Đức Chúa Trời chỉ là: "Chúng tôi ăn trộm Chúa ở đâu?"
a. Đồng thời, họ nổi giận với Đức Chúa Trời vì không chúc phước cho họ, họ kháng cự không dâng hiến cho Đức Chúa Trời phần mười cùng các của dâng của họ.
b. Đây là một sự mỉa mai, họ không thích Đức Chúa Trời giữ lại các ơn phước của Ngài, nhưng họ lại cầm lại của dâng, không dâng lên cho Ngài và không nhìn thấy điều chi sai trái với việc làm đó!
3. Thế gian xem việc dâng hiến cho Đức Chúa Trời là một việc rồ dại, nếu bạn cần dâng điều gì thì chỉ dâng ít ít thôi.
MINH HOẠ.
Trong nhiều năm chúng tôi sinh sống trong một thị trấn nhỏ kia với một nhà băng và ba nhà thờ. Sáng sớm thứ Hai nọ, nhà băng kêu gọi ba nhà thờ đó với cùng một lời mời mọc: "Quí vị có thể đem tiền dâng của ngày Chúa nhựt đến ngay được không? Chúng tôi hết tiền lẽ 1 USD rồi" -- Clara Null, Oklahoma City, Oklahoma, Christian Reader, "Lite Fare."
a. Trong khi thế gian không mong đợi nhiều từ sự dâng hiến của chúng ta, Đức Chúa Trời mong đợi!
b. Tại sao?
(1. Vì điều ấy tỏ ra sự đầu phục của chúng ta đối với quyền chủ tể của Đức Chúa Trời.
(2. Điều ấy khiến chúng ta nhận ra rằng mọi sự chúng ta có đều đến từ bàn tay của Ngài, chớ không phải do tài khéo của chính chúng ta đâu.
(3. Chúng ta hãy giữ sự khiêm nhường, chúng ta không làm chủ muôn vật đâu!
(4. Điều ấy ngăn cản chúng ta không thờ lạy "của cải".
(5. Khi chúng ta học biết dâng hiến các thứ vật chất của mình, dâng những thứ phi vật chất của chúng ta cho Đức Chúa Trời là điều rất dễ dàng hơn, tỉ như linh hồn của chúng ta!
B. Sự rủa sả được phóng ra! (3.9)
1. Sự keo kiệt đã đặt họ ở dưới một lời ruả sả … Sự lựa chọn lời lẽ là của Đức Chúa Trời, chớ không phải của tôi!
a. Cựu Ước có những điều khoản gồm cả "lành" và "dữ" – Phục truyền luật lệ ký 11.29: "Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi khiến ngươi vào xứ đặng nhận lấy, thì phải rao sự chúc lành trên núi Ga-ri-xim, và sự chúc dữ trên núi Ê-banh".
b. Vâng lời đem lại những điều lành, còn bất tuân đem lại những điều dữ.
c. Sự lựa chọn và chất lượng đời sống của họ đều nương theo những lựa chọn họ đưa ra về việc vâng theo hay không vâng theo giao ước.
2. Vì họ đã chọn bất tuân đối với giao ước đã được lập với Đức Chúa Trời, giờ đây họ đang kinh nghiệm những sự chúc dữ … tuy nhiên, mọi việc có thể thay đổi nếu họ chịu thay đổi!
3. Chúng ta đổ thừa cho Đức Chúa Trời rất nhiều về những rối rắm trong cuộc sống của chúng ta, đủ thứ điều mà chúng ta đang kinh nghiệm.
4. "Ăn trộm" của Đức Chúa Trời là sự chọn lựa tệ hại nhất mà họ đã đưa ra, họ sẽ chẳng kiếm được gì vì giữ lấy những thứ thuộc về Đức Chúa Trời, thực vậy, họ đang đánh mất tất cả những sự chúc lành của Đức Chúa Trời!
a. Đây là một ý niệm rất khó nắm bắt cho một số người … dâng hiến cho Đức Chúa Trời không khiến cho bạn còn lại ít ỏi đâu, mà bạn còn kiếm được rất nhiều nữa đấy!
b. Đức Chúa Trời luôn luôn là thành tín giúp đỡ cho những ai biết vâng theo các đường lối của Ngài, và dâng hiến là một trong những đường lối của Ngài!
5. Israel đã khám phá ra rằng bởi việc ăn trộm của Đức Chúa Trời, họ càng suy thoái, chớ không phải được lợi bao giờ.
MINH HOẠ.
Ở vùng Trung Đông thuộc kỷ nguyên Cựu Ước, không phải là bất thường khi nhìn thấy con chim phượng hoàng bay xà xuống cướp lấy của dâng ngay trên bàn thờ đang khi nó được xông khói. Nhưng, con chim phượng hoàng khi làm vậy, nó thấy một sự ngạc nhiên rất lớn khi quay về tổ để chia sẻ con sinh vừa cướp được với các con nhỏ của nó. Thường thì của lễ bị cướp đi có mấy hòn than còn nóng dính theo, khi nó bị cướp phăng đi khỏi bàn thờ, những hòn than nóng bị dính trong thịt khi nó đang được xông khói. Những đóm than nóng nầy sẽ tiếp tục bám vào của lễ và nóng hơn khi con chim phượng hoàng sà xuống cắp lấy. Khi chim mẹ đưa của lễ kia vào trong tổ cho con nhỏ của nó ăn, những hòn than nóng đó mau chóng làm cháy tổ chim và con nhỏ nó sẽ mau chóng bị giết chết bởi ngọn lửa, và cái tổ chim phải xây dựng lâu ngày kia sẽ nhanh chóng bị đốt cháy trong khói lửa, khiến cho chim mẹ phải thấy cần thiết lo khởi sự xây dựng lại cái tổ khác, và lo nuôi lứa chim con khác. Đánh cướp lấy của dâng ra khỏi bàn thờ của Đức Chúa Trời không thuộc về chúng phải trả giá bằng cả cái tổ cùng sinh mạng của chim con, thứ ấy không phải là của chúng, không nên lấy đi như vậy. -- Copied -- unknown source
6. Thật là mỉa mai, họ rất rồ dại vì Đức Chúa Trời đã cầm giữ lại những ơn phước không ban cho họ khi họ giữ lại phần mười và các thứ của dâng không dâng cho Ngài, mù loà dường bao!
II. THÁCH THỨC CỦA NGƯỜI DÂNG (3.10-12)
A. Thách thức được chấp nhận (3.10)
1. Đức Chúa Trời hiến cho họ một giải pháp theo hình thái một sự thách thức, mọi việc sẽ thay đổi cho họ.
a. Hãy chú ý sự thách thức cho rõ ràng: "Các ngươi hãy đem HẾT THẢY PHẦN MƯỜI vào kho … KHÁ LẤY ĐIỀU NẦY MÀ THỬ TA, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, …"
b. Sự thách thức không nhằm vào việc khởi sự theo cách càng lúc càng tăng, sự thách thức là đem HẾT THẢY PHẦN MƯỜI … một bước đòi hỏi đức tin!
c. Không có đức tin thì không có thế ở cho đẹp lòng Đức Chúa Trời được!
2. Vấn đề ở đây là TIN CẬY … họ phải TIN CẬY Đức Chúa Trời chăm sóc họ nếu họ thực thi phần của họ trong việc dâng HẾT THẢY PHẦN MƯỜI, không phải một phần, mà là hết thảy!
a. Phần mười thực sự là vấn đề tin cậy, không phải nơi tiền bạc mà là nơi Đức Chúa Trời!
b. Bạn có thể tin ai nhiều hơn?
MINH HOA.
Một tín đồ của Hội thánh đang gặp rắc rối với ý tưởng dâng phần mười. Ngày kia, ông ta tỏ ra những điều hồ nghi với vị Mục sư của mình. "Thưa Mục sư, tôi thấy mình không thể dâng phần mười thu nhập trong khi tôi phải ôm lấy cả đống hoá đơn như thế nầy". Vị Mục sư đáp: "John ơi, nếu tôi hứa tạo ra sự khác biệt nơi các hoá đơn của ông nếu ông thiếu hụt, ông có nghĩ là ông sẽ thử dâng phần mười chỉ một tháng thôi sao?" Sau khi suy nghĩ một lúc, John đáp: "Được, nếu ông hứa lo chỗ thiếu hụt của tôi, tôi nghĩ tôi có thể dâng phần mười trong một tháng thôi". Vị Mục sư nói tiếp: "Bây giờ, ông nghĩ sao về việc dâng phần mười". "Ông nói ông sẽ bằng lòng đặt lòng tin cậy của ông vào một người như tôi, là kẻ chỉ có ít của cải, nhưng ông không thể tin cậy Cha thiên thượng của mình là Đấng sở hữu cả vũ trụ sao!" Chúa nhựt sau, John đã dâng phần mười của mình, và đã trung tín dâng như thế từ dạo ấy. -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988), p. 461.
3. Quả là mỉa mai khi có những người có xu hướng ít tin cậy vào Đức Chúa Trời hơn là tin cậy vào tiền bạc của họ trong khi những kẻ có ít tiền bạc lại có lòng tin cậy rất lớn nơi Đức Chúa Trời!
a. Về mặt lịch sử đây luôn luôn là trường hợp.
b. Bà goá phụ đã dâng 2 đồng xu của mình, mọi sự bà ta đã có trong thời Chúa Jêsus đang khi kẻ giàu thường chỉ ném mấy đồng xu lẽ mà thôi.
Đôi khi chẳng có gì làm rối trí chúng ta với nhiều tiền bạc, nhìn xem Đức Chúa Trời là điều dễ dàng hơn!
MINH HOA.
Một số người của chúng ta tiếp tục chuyến hành trình truyền giáo ở Đông Âu cách đây mấy tuần. Khi họ quay trở về, họ kể cho tôi nghe thực sự họ có ấn tượng với sự dâng hiến của Cơ đốc nhân tại xứ Rumania. Cơ đốc nhân ở đó không có nhiều tiền, nhưng họ tin họ phải dâng phần mười. Họ nghĩ đấy là tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Nhưng nhà cầm quyền xứ Rumania thì rất là hà khắc, và họ được phép chỉ dâng 2,5% thu nhập của họ cho các tổ chức từ thiện. Họ đang ra sức thu nhỏ lại cơ hội cho bất cứ tổ chức nào chống lại nhà cầm quyền. Cho nên, người Rumania đang tìm những kẻ hở trong luật pháp, hầu cho họ có thể dâng trọn phần mười. Những Cơ đốc nhân người Rumania có ít tiền bạc lắm, và họ tìm cách để dâng 1/10. Chúng ta có nhiều tiền, và chúng ta được tự do dâng hiến khi chúng ta đẹp lòng. Thực ra, chúng ta tạo ra thế phá vỡ thứ thuế ấy khi làm như vậy, và chúng ta đang tìm những kẻ hở trong Kinh thánh để tránh dâng phần mười. Đúng là điều phải lên án. -- Bob Russell, "Take the Risk," Preaching Today, Tape No. 143.
5. Đây là chỗ duy nhứt trong Kinh thánh ở đó chúng ta được mời gọi hãy "KHÁ LẤY ĐIỀU NẦY MÀ THỬ TA" rồi nhìn xem coi điều nầy có tác động và có thực hay không!?!
a. Nhiều lần trong Kinh thánh nói chúng ta không "nên thử Chúa" trừ ra ở đây!
b. Một là nó có tác động, hoặc không có tác động, và bạn có quyền "lấy điều nầy mà thử Chúa".
c. Rõ ràng họ muốn Đức Chúa Trời chúc lành TRƯỚC HẾT, tiếp đến họ sẽ dâng, nhưng sự việc không tác động theo cách nầy. Sự thực, ấy là NẾU Đức Chúa Trời chúc phước trước hết, họ sẽ tìm nhiều lý do tại sao họ vẫn không thể dâng phần mười, đấy là lý do tại sao chúng ta phải khởi sự TRƯỚC HẾT!
6. Có một sự tự do và vui mừng xảy đến khi chúng ta chỉ tin cậy Đức Chúa Trời với việc chăm sóc chúng ta, khi chúng ta đáp ứng bằng đức tin trong lãnh vực dâng phần mười cùng các của dâng nầy.
a. Điều nầy nhất định giúp đỡ lòng tin và sự chúng ta tin cậy nơi Đức Chúa Trời phải tấn tới khi chúng ta trung tín trong sự dâng hiến của mình.
b. Chúng ta học hỏi để thể hiện ra mỗi tuần trong sự tin cậy lúc chúng ta dâng phần mười.
MINH HOẠ.
Có tiếng gõ nơi của lều của một vị giáo sĩ ở châu Phi. Sau khi trả lời, vị giáo sĩ thấy một trong những thiếu niên bản xứ cầm con cá lớn ở trong tay. Cậu thiếu niên ấy nói: "Thưa Mục sư, ông đã dạy chúng con phần mười là gì, vì vậy ở đây – con đem đến cho ông phần mười của con". Khi vị giáo sĩ cầm lấy con cá với vẻ biết ơn, ông hỏi cậu thiếu niên ấy: "Nếu đây là phần mười của con, thì chín con cá kia đâu?" Nghe xong, cậu thiếu niên ấy bật cười rồi nói: "Ồ, chúng bơi trở lại sông rồi. Giờ đây con quay trở lại để bắt chúng”. -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988), p. 458.
7. Đức Chúa Trời hoàn toàn trong sáng về những gì họ có thể trông đợi trong vai trò một quốc gia khi họ học biết sống trung tín trong sự dâng hiến của họ … những cánh cửa sổ của thiên đàng sẽ mở ra và phước hạnh của Ngài sẽ đổ ra với số lượng lớn lao hơn là họ trông đợi nữa.
a. Điều nầy nghe giống như "đầu tư nội bộ" … những kết quả được đảm bảo trước khi đầu tư!
b. Họ sẽ rơi vào chỗ sai lạc như thế nào? Do không dâng hiến!
c. Thực sự chẳng có gì phải mất cả, chỉ có lợi mà thôi!
8. Không có điều chi phải thay đổi nơi Đức Chúa Trời … và buồn thay, với nhiều người ngày nay không có gì thay đổi, họ đã cầm giữ lại không dâng phần mười và các của dâng cho Đức Chúa Trời.
MINH HOẠ.
Một người đến gặp vị Mục sư để hỏi han đôi ba việc. Ông ta rất tin tưởng về việc dâng phần mười, ông ta thường dâng phần mười rất trung tín khi tiền lương mỗi tuần của ông ta chỉ có 250USD. Giờ đây ông ta làm ra 1.000USD một tuần và xưng nhận với Mục sư rằng ông ta đã vật vã với ý tưởng dâng phần mười với số lương cao như thế, nhưng ông ta chẳng có vấn đề gì với việc dâng phần mười ở số lương 250USD một tuần. Ông ta xin Mục sư cầu nguyện cho ông ta, đây là lời cầu nguyện của vị Mục sư: "Lạy Cha, làm ơn đưa người nầy quay lại với tiền lương 250USD một tuần để ông ta có thể quay trở lại với ý chỉ của Ngài và vui vẻ dâng hiến". Không như những gì ông trông mong, nhưng lời cầu nguyện ấy có hiệu quả nơi người tín đồ kia! –nguồn vô danh.
B. Giao ước bị thử nghiệm! (3.11-12)
1. Những kết quả nơi sự trung tín của họ trong việc dâng hiến cho Đức Chúa Trời không những rất rõ ràng đối với họ, mà nó còn rõ ràng đối với nhiều người khác nữa, thậm chí với các dân khác!
a. Đức Chúa Trời sẽ tôn cao mặt giao ước của Ngài, Ngài chúc phước cho họ và giúp đỡ cho mùa màng của họ … dấu hiệu của sự thịnh vượng.
b. Các dân khác sẽ lấy làm ngạc nhiên khi thấy thể nào Đức Chúa Trời đã chúc phước cho họ.
c. Họ sẽ trở thành giỏ bánh của thế gian, một phòng trưng bày những gì có thể xảy ra với sự trợ giúp của Đức Chúa Trời.
2. Các nguyên tắc của Đức Chúa Trời vận hành, và những kết quả có thể thấy được bằng mắt thường và có thể thử nghiệm được trong lãnh vực nầy.
a. Ngay cả tình hình ở trong xứ cũng sẽ thay đổi, đất ấy sẽ trở thành "đất vui thích".
b. Vui mừng là sản phẩm của sự dâng hiến!
MINH HOẠ.
Giáo sĩ hệ phái Trưởng lão mà tôi đến thăm tại Ghana cho tôi biết một việc rất thú vị về Hội thánh Trưởng lão tại xứ Ghana. Tín đồ Trường lão là nhóm Cơ đốc lớn nhất tại xứ ấy. Nhà thờ được thiết lập cách đây hơn 100 năm bởi các tín hữu Trưởng lão Tô cách Lan, và buổi thờ phượng của họ rất đông giống như buổi thờ phượng của người Tô cách Lan vậy. Mới đây họ đã cho phép kinh nghiệm truyền thống của người châu Phi vào trong sự thờ phượng lúc dâng hiến. Đến giờ dâng hiến, họ để cho dân sự nhảy múa. Đó là một phần văn hoá của người châu Phi trong sự thờ phượng thuộc linh, tôn giáo. Họ để cho dân sự nhảy múa khi họ đem những của dâng lên phía trước nhà thờ. Thực sự họ đã quì xuống. Âm nhạc trổi lên, và họ từng cá nhân nhảy múa khi họ đem của dâng đến đĩa dâng hiến. Họ cũng chiếm nhiều thì giờ nữa. Cuộc dâng hiến tiếp tục trong một thời gian dài vì họ nhảy múa suốt dọc cầu thang. Đây là thời điểm mà họ mỉm cười trong suốt buổi thờ phượng. Tôi nghĩ, thú vị thay. Thì giờ duy nhứt trong buổi thờ phượng khi họ mỉm cười là lúc họ dâng hiến tiền bạc của mình. -- Don McCullough, "Whom Do You Serve?" Preaching Today, Tape No. 110.
3. Họ không mất mát gì, đất đai của họ sẽ trở thành một khuôn mẫu những gì xảy ra với sự dâng hiến rời rộng … Đức Chúa Trời chúc phước cho xứ sở nào biết dâng hiến!
a. Điều nầy vẫn còn là sự thực … ngay cả chính Quốc Gia của chúng ta đang tỏ ra điều nầy!
b. Nói chung, những người dâng hiến thường là hạng người rất hạnh phúc.
4. Có một ý thức rất kỳ diệu về sự bình an của Đức Chúa Trời ở trong lòng chúng ta khi chúng ta sống trung tín với Đức Chúa Trời trong lãnh vực nầy của cuộc sống chúng ta, vì tiền bạc tiêu biểu cho mọi sự chúng ta đang làm theo cách nầy hay cách khác.
a. Thà là tin cậy nơi Đức Chúa Trời còn hơn là tin cậy vào chính tiền bạc.
b. Ngay cả đồng tiền của chúng ta nói tốt nhất: "In God We Trust" (chúng ta tin cậy nơi Đức Chúa Trời) … nguyện cứ luôn luôn là như thế!
5. Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn làm việc tốt hơn với sự chúc lành cho bạn hơn là bạn có thể làm để chúc lành cho mình!
MINH HOẠ.
Trong thời buổi có nhiều cửa hàng trong xứ, một cậu bé thường đi mua sắm với mẹ. Nhân viên bán hành luôn luôn nói: "Nầy cháu, cầm lấy cây kẹo nè". Nhưng cậu ta không dám cầm. Nhân viên bán hàng sẽ đến gần cái hộp và trao cho nó. Ngày kia, mẹ nó hỏi: "Sao kỳ vậy, ông ấy yêu cầu con cầm lấy, con không cầm?" Cậu bé đáp: "Vì hai bàn tay của ông ấy to hơn hai bàn tay của con" -- Robert C. Shannon, 1000 Windows, (Cincinnati, Ohio. Standard Publishing Company, 1997).
a. Vậy, lý do tại sao không để cho Ngài chúc lành chứ?
b. Bạn đang ở trong hai bàn tay nhơn lành với ĐỨC CHÚA TRỜI!
6. Vậy, có phải bạn sẽ thử Đức Chúa Trời hay không thử? Đức Chúa Trời phán: "HÃY LẤY ĐIỀU NẦY MÀ THỬ TA".
PHẦN KẾT LUẬN. Tại sao Đức Chúa Trời quan tâm đến việc dâng phần mười? Há Ngài không "sở hữu" muôn vật rồi sao? Về mặt cơ bản, dâng hiến có hai việc: (1. Dâng hiến chứng tỏ hiển nhiên CHÚNG TA công nhận rằng Đức Chúa Trời có quyền chủ tể trên muôn vật; (2. Dâng hiến bao gồm toàn bộ linh hồn chúng ta trong sự thờ phượng. Sự thực, ấy là người nào (nam hay nữ) không giao thác cho Đức Chúa Trời những thứ vật chất trong đời sống của họ là không ký thác phần phi vật chất trong đời sống họ cho Đức Chúa Trời! Nếu luật pháp không mong tới 10% hãy nghĩ xem tình yêu thương sẽ làm gì nào! Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng, bạn vui lòng ở tầm cỡ nào?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét