Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Xuất Êdíptô ký 11-12: "Lễ Vượt Qua - Những Điểm Tương Ứng"



Môise – Hoàng Tử của Israel
Lễ Vượt Qua - Những Điểm Tương Ứng
Xuất Êdíptô ký 11-12
1. Hôm nay, trên khắp thế giới, các vị Mục sư và giáo sư dạy Kinh Thánh đang lo công bố các tin tức quan trọng nhất đã từng được loan ra. Đấng Christ đã sống lại! Đấng Christ quả thật đã sống lại! Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đều đang chia sẻ những lẽ thật nói tới sự sống lại của Chúa Jêsus từ trong Tân Ước, từ các sách Tin lành, Mathiơ, Mác, Luca, và Giăng. Họ sẽ nói tới hòn đá đã bị lăn qua một bên, thiên sứ đến tuyên bố với mấy người đờn bà, về Giăng chạy qua mặt Phierơ chỉ để thấy ngôi mộ trống. Hôm nay tôi muốn chia sẻ cho quí vị chính sứ điệp cung ứng sự sống tối quan trọng ấy, chính những tin tức trọng thể đó…nhưng từ một bối cảnh khác. Tôi muốn nói cho quí vị biết về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus từ trong Cựu Ước, từ bối cảnh Lễ Vượt Qua của người Do thái.
2. Phần nhiều trong quí vị đã xem rồi cuốn phim Hoàng Tử Xứ Ai cập. Phải, trong mấy tuần lễ qua, tôi đã giảng qua một loạt sứ điệp có đề tựa là Môise. Hoàng Tử của Isarel. Thời điểm của chúng ta là hợp lý lắm vì tuần lễ nầy, chính tuần lễ mà các bạn hữu của chúng ta, những người Do thái đang cử hành Lễ Vượt Qua; chúng ta đã biết qua câu chuyện nói tới trình tự của kỳ lễ đó. Khi chúng ta xem xét trình tự ấy kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy bên trong trình tự đó là những tin tức tốt lành nói về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus Đấng Mêsi.
3. Sáng nay chúng ta sẽ xét thật nhanh hình ảnh của Lễ Vượt Qua trong Xuất Êdíptô ký và kế đó rút tỉa ra một số điểm tương ứng rất hay về Đấng Christ.
I. Hình ảnh Lễ Vượt Qua.
A. Lời hứa của Đức Chúa Trời. Thêm một tai vạ nữa (11.1-10).
1. Tuần vừa qua, chúng ta đã đi vào chi tiết 9 nạn dịch đầu tiên: nước hoá thành huyết, ếch nhái, muỗi, ruồi mòng, gia súc bị dịch, ghẻ chốc cương mủ, mưa đá, cào cào và sự tối tăm dày đặc.
2. Chương 10 kết thúc với một cuộc đối mặt sau cùng giữa Môise và Pharaôn vì ông ta không chịu để cho dân sự ra đi. Chương 11 từng phần mô tả tiếp cuộc trao đổi sau cùng đó. Các câu 1-3 là một tiểu đoạn nằm trong dấu ngoặc đơn xảy ra sau khi Môise lìa khỏi Pharaôn.
3. Thực chất chủ yếu trong lời hứa của Đức Chúa Trời là đây. Nếu Pharaôn từ chối không chịu để cho dân Hêbơrơ ra đi, Đức Chúa Trời sẽ khiến cho con trai đầu lòng của từng gia đình trong xứ Ai cập phải chết mất trong đêm đó, ngay lúc nửa đêm. Từ nô lệ hay phạm nhân ở trong tù cho tới cung điện của nhà vua, hết thảy con trai đầu lòng, (ngay cả loài súc vật nữa) sẽ chết mất trong đêm ấy.
4. Thi thiên 78.49 chép: "…Ngài thả nghịch chúng nó cơn giận dữ Ngài…tức là một lũ sứ tai họa”.
5. Đức Chúa Trời đã hứa một "tiếng kêu la inh ỏi", một sự rên rỉ đau khổ sẽ thốt ra trên cả xứ Ai cập đêm đó.
6. Tuy nhiên, Đức Giêhôva hứa rằng Israel sẽ không bị tai vạ kinh khủng nhất nầy chạm tới. Câu 7 chép: "Nhưng, trong cả dân Y-sơ-ra-ên dầu đến một con chó cũng sẽ chẳng sủa hoặc người, hoặc vật; hầu cho các ngươi biết rằng Đức Giê-hô-va phân biệt dân Y-sơ-ra-ên cùng người Ê-díp-tô là dường nào".
7. Tấm lòng của Pharaôn đã bị chai cứng và ông ta không chịu để cho dân sự ra đi. Môise đã bước ra trong "sự giận dữ rất lớn" và phẫn nộ.
B. Chương trình của Đức Chúa Trời. Bữa ăn Lễ Vượt Qua (12.1-28).
1. Trong tương lai, vào ngày "mùng mười" tháng Giêng, mỗi gia đình đều phải chọn lấy một con chiên. Đối với những gia đình ít người, và những ai còn độc thân, họ sẽ phải dùng chung với người lân cận của mình.
2. Chiên con phải là "chẳng tì vít chi" – là con chiên tốt nhứt mà họ có thể tìm gặp. Đây chính là "con đực tuổi giáp niên". Trong nhiều năm sau đó, trình tự nầy phải được giữ theo cho tới "ngày thứ mười bốn" mới là ngày giết chiên con.
3. Vào lối "chiều tối" ai nấy đều phải lo giết chiên con của mình. Huyết lấy từ con sinh phải đem bôi lên hai "cây cột" và "mày cửa" (phía trên cánh cửa).
4. Chiên con không được chiên “nửa chín nửa sống” hay "luộc trong nước". Thay vì thế, con chiên phải được “quay” hết ở trong lửa. Câu 46 cho chúng ta biết thịt phải được ăn nội trong nhà và không được làm một xương nào bị gãy. Phải dọn ra làm hai đĩa, với "bánh không men và rau đắng". Phần thịt nào ăn không hết phải bị thiêu đốt đi.
5. Bữa ăn Lễ Vượt Qua phải được ăn trong trạng huống sẵn sàng. Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy. Phải ăn thịt ấy trong sự "hối hả".
6. Đức Chúa Trời đã hứa tôn cao sự vâng phục của dân sự. Câu 13 chép: "Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Ê-díp-tô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi".
7. Hơn nữa, bữa ăn nầy sẽ là một sự “kỷ niệm" để nhắc cho từng thế hệ dân sự Hêbơrơ nhớ tới sự cao trọng của Đức Chúa Trời.
C. Tai vạ của Đức Chúa Trời. Cái chết của con trai đầu lòng (12.29-30).
1. Thật là thú vị, tai vạ lớn lao nhất trong 10 nạn dịch của Đức Chúa Trời chỉ nằm vỏn vẹn trong hai câu 29-30. Chúng ta hãy đọc hai câu nầy thật kỹ.
2. Đức Chúa Trời đánh hạ "MỌI con đầu lòng tại xứ Êdíptô". Không một ai được buông tha. "Thiên sứ hủy diệt" được nhắc tới trong Thi thiên 78 với "thái tử của Pharaôn" cũng như "con cả người bị tù" cũng như "con đầu lòng của súc vật".
3. Khắp cả xứ Ai cập, từ cửa biển chạy dài cho tới vùng Bắc Phi, hết thảy thượng hạ lưu sông Nile đều có"tiếng kêu la inh ỏi". Các gia đình đều rên rỉ trong nỗi đau thương thống thiết nhất.
4. Hãy chú ý câu 30 "Đang lúc ban đêm Pharaôn…chờ dậy". Hãy tưởng tượng bị đánh thức sau nửa đêm khi nghe thấy hàng ngàn tiếng la inh tai của nhiều phụ nữ đang có lòng đau khổ. Hãy tưởng tượng họ đang chạy ùa qua nhà của quí vị trong bóng tối chỉ để thấy con đầu lòng của mình ngã chết. Hãy tưởng tượng sự việc nầy đang diễn ra tại thị trấn nầy xem. Hãy tưởng tượng âm thanh làm điếc tai của sự than khóc liên tục của cả xứ xem.
5. Trong mười nạn dịch, đây là điều tệ hại nhất "vì chẳng một nhà nào là không có người chết".
D. Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Israel "thoát ra khỏi" Ai cập (12.31-42).
1. Pharaôn cho đòi Môise tới. Khi người của Đức Chúa Trời đến tại cung điện, Pharaôn nói với ông như sau: "Hai ngươi và dân Y-sơ-ra-ên hãy chờ dậy, ra khỏi giữa vòng dân ta mà đi hầu việc Đức Giê-hô-va, như các ngươi đã nói". Ông ta chẳng đưa ra một lời thoả hiệp nào nữa hết.
2. Pharaôn không phải là người duy nhứt nài xin họ hãy ra đi đâu. Câu 30 chép người Ai cập đã "thúc giục" họ hãy ra khỏi "mau mau". Họ nói: "Chúng ta đều chết hết".
3. Hãy cùng tôi quay lại ở 11.1-3. Ở đây Môise nói với dân sự mình phải xin người Êdíptô cung cấp cho họ "những đồ bằng bạc và bằng vàng". Tiểu đoạn nầy cũng chép: "Môi-se cũng là một người rất tôn trọng trong xứ Ê-díp-tô, trước mắt quần thần của Pha-ra-ôn và trước mắt dân ấy". Khi Môise yêu cầu họ cho, họ đã cho.
4. Chúng ta hãy trở lại và đọc 12.35-36. Dân Hêbơrơ đã "lột trần người Êdíptô". Điều nầy nằm trong sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời cho Ápraham ở Sáng thế ký 15.14: "Nhưng, ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều”.
5. Đây gần giống như là họ đã cướp lấy của cải vậy, nhưng đúng ra họ đang thu lấy tiền công của họ trong 430 năm lao động trong tình trạng nô lệ. Về sau số vàng bạc nầy đã được sử dụng để xây dựng đền tạm.
6. Khi sử dụng con số "sáu mươi vạn người đờn ông" trong câu 37, các học giả đã ước lượng rằng có khoảng 2 triệu người Do thái gồm cả đờn bà và trẻ con. Câu 38 chép họ là "một đoàn đông hỗn hợp" gợi ý có một số người Êdíptô đã rời khỏi Ai cập cùng với họ. Họ cũng đem theo thật nhiều "chiên, bò, súc vật".
7. Thị trấn của chúng ta có chừng 200.000 cư dân. Hãy tưởng tượng việc nhóm lại một số người gấp 10 lần số dân cư của chúng ta xem. Hãy hình dung họ đang cùng nhau băng ngang qua vùng thảo nguyên. Một quang cảnh thật tuyệt đẹp!
8. Họ đã đem theo "bánh không men" vì họ "không thế chậm trễ" vì bột đang dậy lên. Họ đã có vàng và bạc, nhưng không có một sự tiếp trợ nào hết. Đức Chúa Trời là sự tiếp trợ của họ, là "bánh hằng sống".
9. Sau "bốn trăm ba mươi năm" họ đã thực thi chuyến xuất Ai cập của họ, họ “thoát ra” khỏi Ai cập.
II. Những điểm tương ứng với Đấng Christ.
- Không những Xuất Ai cập là một câu chuyện lớn lao, câu chuyện ấy còn có rất nhiều ý nghĩa nữa. Mặc dù có rất nhiều, tôi muốn chia sẻ với quí vị bốn điểm tương ứng từ câu chuyện Cựu Ước với Đấng Christ và với sứ điệp Tin Lành.
A. Giống như dân Israel còn ở trong vòng nô lệ cho Ai cập, cũng một thể ấy Con Người ở trong vòng nô lệ cho tội lỗi.
1. Trong 430 năm, dân Do thái đã phục vụ cho người Ai cập. Họ không có một sự chọn lựa nào hết. Mỗi ngày họ lo làm gạch, xây dựng các kim tự tháp, và hầu việc chủ của họ. Nếu họ bất tuân, họ sẽ bị đánh đòn. Nếu họ làm loạn, họ sẽ bị giết. Đấy là cuộc sống của một nô lệ.
2. Mỗi một người chúng ta được sanh vào trong thế gian là một nô lệ cho tội lỗi. Giống như Billy Graham thường nói: "Chúng ta hết thảy đều là tội nhân". Chúng ta phạm tội vì đấy là phần mô tả công việc của chúng ta (Roma 3.10, 23). Chúng ta đã được truyền cho phải lo làm lành, nhưng chúng ta đã làm ác rất tự nhiên.
3. Chúng ta không thể thôi không phạm tội được. Có bao giờ quí vị từng khởi sự một chương trình rồi dứt bỏ chương trình ấy không? Còn quan trọng hơn nữa, có bao giờ quí vị tìm cách làm cho đời sống của mình được thanh sạch mà vẫn luôn thất bại không?
4. Chúng ta không thể thôi không phạm tội, vì tự nhiên chúng ta là hạng nô lệ cho tội lỗi. Đặc biệt Kinh Thánh nói trong Rôma 6 rằng chúng ta là "nô lệ của tội lỗi".
5. Giống như người Do thái không những lìa khỏi Ai cập, chúng ta không chỉ lìa khỏi tội lỗi của chúng ta. Dân Do thái cần tới Đức Chúa Trời giải phóng họ. Chúng ta cần Đức Chúa Trời giải cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta.
B. Giống như con đầu lòng xứ Ai cập ngã chết, cũng một thể ấy Sự Chết đang đến với mọi người.
1. Đức Chúa Trời hứa rằng con đầu lòng trong xứ Ai cập sẽ chết mất. Đây là một "việc chắc chắn". Thời điểm nầy trong năm hết thảy chúng ta đều được nhắc nhớ tới hai điều chắc chắn trong cuộc sống: sự chết và các thứ thuế.
2. Chắc chắn như con đầu lòng ngã chết trong xứ Ai cập, sự chết đang đến với mọi người. Kinh Thánh nói đơn giãn rằng cái điều hiển nhiên đối với mọi người: "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét" (Hêbơrơ 9.27). Hãy chú ý từ ngữ "đã định". Chữ nầy tương tự với "sự ấn định". Hết thảy chúng ta đều có một sự ấn định với sự chết. Một số người có sự ấn định sớm lắm, một số người có sự ấn định trễ, nhưng đừng bao giờ quên rằng hết thảy chúng ta đều có một sự ấn định. Như một thi sĩ có nói: "Đừng xin tiếng chuông rung cho ai khác, vì tiếng chuông rung cho mỗi một người".
Giữa nhiều sự việc, W.C. Fields vốn nổi tiếng vì say sưa trong các nhân vật mà ông đã đóng. Khi ông đang nằm trên giường hấp hối, người bạn đến thăm ông và rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông đang đọc Kinh Thánh. Người bạn liền hỏi: "Có chuyện gì trên thế gian khiến cho ông phải đọc Kinh Thánh thế?" W.C. Fields đáp: "Tôi đang tìm những chỗ sơ hở". Chẳng có một chỗ sơ hở nào hết. Hết thảy chúng ta đều phải chết. Tôi sẽ chết. Quí vị sẽ chết. Có người chết sớm hơn. Có người chết muộn hơn. Thắc mắc là "Chúng ta có sửa soạn để chết chưa?"
3. Sự chết đã gắn thật chặt với tội lỗi không thể thoát ra được. Roma 6.23 chép: "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết..." Chúng ta phạm tội là do bổn tánh. Điều chúng ta KIẾM được từ tội lỗi chúng ta chính là sự chết. Chết phần xác sao? Đúng thế. Nhưng cũng là sự chết đời đời nữa đấy.
C. Giống như huyết của Chiên Con giải cứu dân Do thái, cũng một thể ấy Huyết của Đấng Christ cứu chúng ta.
Hãy hình dung các gia đình Do thái kia giống với cái gì trong đêm Lễ Vượt Qua đầu tiên. Khi họ ăn thịt chiên con, bánh và rau đắng, trông họ giống như kẻ bị lên thần kinh vậy… có thể có người đang thủ thỉ nho nhỏ. Chắc chắn sự lo sợ đang bao phủ lấy bầu không khí. Bậc cha mẹ đã im lặng cầu nguyện cho đứa con đầu lòng của họ. Họ hội ý với nhau khi bóng tối ngày càng dày hơn. Sau đó, trong bóng đêm khi những tiếng rên la đầu tiên của những người Ai cập đang đau khổ đã được nghe thấy, họ bèn kiểm tra và kiểm tra thêm một lần nữa con cái của họ… rồi thở ra một lời thầm nguyện biết ơn Đức Chúa Trời. Huyết đã có hiệu lực. Họ đã được buông tha rồi.
1. Khoảng 1500 năm sau, một vị tiên tri có tên là Giăng đến rao giảng về sự đến gần của Nước Trời. Ông đã làm phép báptêm cho người ta khi họ biết ăn năn tội. Khi ông ngước mắt lên trời lúc đứng ở dòng sông, ông đã nhìn thấy một người đang tới đến cùng ông và ông biết chắc Ngài là ai. Ông nói: "Kìa! Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!" (Giăng 1.29).
2. Kinh Thánh chép: "…không đổ huyết thì không có sự tha thứ" (Hêbơrơ 9.22). Quí vị có nhớ Ađam và Êva ở trong Vườn Êđen không? Khi họ phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời, con gì đã bị giết để che đậy thân thể của họ? Một con thú. Một con chiên. Một con thú có giá trị phải chịu chết. Một con thú có giá trị phải chịu đổ huyết ra để trả cái giá của tội lỗi.
3. Đây là lý do tại sao người ta dâng các thứ của lễ bằng thú vật trong Cựu Ước. Lêvi ký 17.11 chép: "vì sanh mạng của xác thịt ở trong huyết; ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho linh hồn mình; vì nhờ sanh mạng mà huyết mới chuộc tội được".
4. Tuy nhiên, bất luận có bao nhiêu chiên con đã bị giết, huyết của chiên con không hề thực sự cất bỏ tội lỗi của chúng ta được. Hêbơrơ 10.4 chép: "Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được". Hãy nhớ Giăng Báp tít đã gọi Chúa Jêsus bằng gì không? "Kìa! Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!" (Giăng 1.29). Hết thảy những chiên con kia đã phác họa ra thập tự giá của Chúa Jêsus.
5. Giống như huyết Chiên Con Lễ Vượt Qua cứu dân Do thái ra khỏi sự chết theo phần xác, huyết của Chúa Jêsus "Chiên Con của Đức Chúa Trời" cứu chúng ta ra khỏi sự chết thuộc linh.
6. I Côrinhtô 5.7 chép: "Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi". Trong xứ Ai cập đã có một con chiên cho từng gia đình. Khi Đấng Christ Chiên Con của Đức Chúa Trời chịu chết, Chiên Con nầy là dành cho cả gia đình nhân loại.
7. Tại sao chúng ta kỷ niệm Lễ Phục Sinh thay vì Lễ Vượt Qua? Lễ Vượt Qua nhìn tới đàng trước mọi điều Chúa Jêsus đã hoàn tất nơi Lễ Phục Sinh. Lễ Vượt Qua là một bức ảnh. Còn Lễ Phục Sinh là một thực tại.
8. I Phierơ 1.18-19: "…vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít".
D. Giống như dân Do thái đã được cứu do áp dụng huyết của Chiên Con, cũng một thể ấy chúng ta được cứu do áp dụng Đấng Christ vào đời sống của chúng ta.
1. Điều chi sẽ diễn ra một khi có gia đình dân Do thái thất bại không bôi huyết trên mày cửa của họ? Con đầu lòng của họ sẽ chết mất giống như người Ai cập. Tuy nhiên, họ đã đáp ứng bằng đức tin. Hêbơrơ 11.28 chép: "Bởi đức tin người [Môise] giữ lễ Vượt Qua và làm phép rưới huyết, hầu cho đấng hủy diệt chẳng hề hại đến con đầu lòng dân Y-sơ-ra-ên".
2. Dân Do thái chưa có một tiền lệ nào về một hành động như thế. Không có ai từng làm một việc gì giống như việc nầy. Việc nầy thật là buồn cười lắm. Chúng ta có 2000 năm nhiều đời sống được thay đổi là tiền lệ cho chúng ta.
Philip ra đời với triệu chứng Down. Anh đến học lớp 3 cùng với mấy đứa trẻ 8 tuổi khác. Mấy đứa nhỏ ấy không sẵn sàng tiếp nhận Philip với những sự khác biệt của anh. Ngày Chúa nhựt sau Lễ Phục Sinh, vị giáo viên mang một số hộp đựng trứng có vẽ hình nầy hình kia cho lớp học. Mỗi đứa trẻ phải lấy một cái hộp đựng trứng ấy, rồi đi ra ngoài vào cái ngày mùa xuân đẹp trời đó, tìm một dấu hiệu cho cuộc sống mới rồi đặt nó vào trong hộp đó. Sau khi chạy một vòng quanh nhà thờ, các học viên trở lại lớp học rồi đặt mấy cái hộp lên bàn. Mấy đứa nhỏ đứng vây quanh vị giáo viên, giáo viên bắt đầu mở hộp ra, từng cái một. Hết cái nầy sang cái khác, một đoá hoa, một con bướm, hay một chiếc lá, lớp học “ồ” hay “a” lên. Thế rồi cái hộp kia được mở ra, bên trong chẳng có cái gì hết. Mấy đứa nhỏ hô lên: "Sao ngu thế. Như thế không được đâu. Người nầy không làm phần việc được giao cho mình". Philip bật đứng dậy: "Cái hộp đó của tôi". "Philip ơi, anh không làm đúng việc rồi!" Mấy đứa nhỏ la lớn lên: "Không có cái gì ở trong đó hết!" "Tôi đã làm thế đấy", Philip khẳng định: "Tôi đã làm vậy đó. Cái hộp trống trơn, ngôi mộ trống mà!" Sự yên lặng nối theo sau. Từ đó trở đi Philip trở thành một thành viên thường kỳ của lớp học. Anh đã qua đời không lâu sau đó do bị nhiễm trùng. Trong tang lễ, lớp học gồm mấy đứa trẻ 8 tuổi nầy đã đi đưa mà không có một đoá hoa nào hết, nhưng cùng với vị giáo viên lớp Trường Chúa Nhật, mỗi đứa trẻ đặt vào cái hộp trống kia một quả trứng.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét