Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Malachi 3.13-18: "Đúng Là Thái Độ Xấu"



"ĐÚNG LÀ THÁI ĐỘ XẤU?"
Malachi 3.13-18; Thi thiên 73.1-28
PHẦN GIỚI THIỆU.
Thái độ là một việc có thể kiểm soát được trong đời sống chúng ta, nó sẽ tạo ra một sự khác biệt rất lớn nơi chất lượng đời sống chúng ta trên cơ sở hàng ngày, và vì thế tác động cả cuộc đời. TUY NHIÊN … phần lớn chúng ta không xem đó là việc quan trọng, hay chúng ta đùa cợt về nó hoặc xua đuổi nó đi cách nhẹ nhàng.
Rõ ràng là thái độ đang tác động đến mọi sự quanh chúng ta, và nó lèo lái loại đáp ứng mà chúng ta dành cho người khác trong cuộc sống. Thực ra nó hoàn toàn kiểm soát chất lượng đời sống chúng ta bằng nhiều cách thức, và thường tác động đến chất lượng cuộc sống dành cho những kẻ yêu mến chúng ta và đang sống gần gũi với chúng ta!
MINH HOẠ.
Vào ngày 21 tháng 5 năm 1941, tàu chiến Đức không thể đánh chìm, chiếc "Bismark" được phát hiện ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Ngay lập tức, nhiều máy bay và tàu chiến từ Hải quân Hoàng Gia Anh hướng mũi về đó rồi mau chóng bắn vài phát súng, nhưng chiếc Bismark dường như chạy nhanh hơn họ. Khi chiếc Bismark hướng về bờ biển Fresh do người Đức kiểm soát, ở đó nó sẽ được an toàn tránh không bị tấn công, một cảnh tượng kỳ lạ thình lình nổ ra. Trước sự kinh ngạc của mọi người, chiếc tàu chiến khỗng lồ của Hải quân Đức Bismark thình lình tròng trành một hồi rồi trở ra khu vực có tàu chiến của Anh quốc đang nhóm lại với hoả lực mạnh mẽ nhất! Đồng thời chiếc Bismark lại hướng thẳng vào các tàu chiến Anh, dường như nó cũng chạy theo cách choạng vạng ngoằn ngoèo. Điều nầy khiến cho chiếc Bismark trở thành một mục tiêu dễ bắn cho Hải quân Hoàng gia và họ sẽ thành công khi muốn đánh chìm chiếc tàu "không thể đánh chìm" nầy. Điều chi đã xảy ra? Chiếc Bismark rõ ràng có bánh lái trúng nhằm quả ngư lôi nhỏ mà vì vậy chiếc tàu không còn điều khiển hay lèo lái được nữa. Không có bánh lái hoạt động, nó chỉ còn là kẻ đi lang thang vô mục đích và giờ đây rất yếu ớt, dễ trở thành mục tiêu bị nhắm bắn. Thái độ của chúng ta là chiếc bánh lái của chúng ta, và nó cũng có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn nếu nó hoạt động cách thích ứng! – Nguồn vô danh
Vậy tại sao chúng ta lại bàn qua loa lãnh vực nầy trong cuộc sống, lại xem nó nhỏ nhoi nữa? Phần lớn thì giờ chúng ta đang xưng công bình các thái độ xấu của mình, giống như nó là một quyền lập hiến nào đó vậy. Chúng ta thường đổ thừa cho người khác hay hoàn cảnh để xưng công bình các đáp ứng xấu xa của chúng ta, và có người thực sự đang tận hưởng những bữa tiệc đáng tiếc mà họ mở ra cho chính họ.
Kinh thánh dạy chúng ta rằng thái độ có thể quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta với Đức Chúa Trời và với tha nhân … và tác động đường lối chúng ta nếm trải hay thất bại không tận hưởng cuộc sống! Đó là chiếc bánh lái con tàu của chúng ta và quyết định chúng ta trôi giạt vô mục đích quanh cuộc sống trong lớp sương mù hay tìm được số phận mà Đức Chúa Trời đã định cho chúng ta.
I. PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CÓ TÍNH CÁCH HỦY DIỆT (3.13-15; Thi thiên 73.1-16)
A. Những phần thưởng có ngay tức thì (3.13-14)
1. Thái độ của Israel rất kinh khủng!
a. Họ nắm vững các đòi hỏi về sự thờ phượng.
b. Họ nắm vững về kinh tế.
c. Họ nắm vững về sự quấy rối của những kẻ lân cận thù nghịch.
d. Họ nắm vững việc thiếu công bình trong thế gian, những kẻ làm ác cùng kẻ giết người lại tấn tới, có phước; còn người lành đôi khi lại phải chịu phạt rất bất công.
e. Họ nắm vững hôn nhân là một sự thiết lập – được làm chứng bởi tỉ lệ ly dị rất cao đã được nhắc tới trước đây rồi.
f. Con cái của họ chẳng muốn làm gì với tôn giáo của họ … một phần là kết quả của mối hôn nhân tạp với những kẻ không tin Chúa và các mẫu mực cùng những thái độ xấu của họ.
g. Họ nắm vững việc tin nơi Đức Chúa Trời dường như chẳng tạo ra một sự khác biệt nào cả.
2. Những thứ được kể ra như một danh sách khá quen thuộc!
3. Với mọi thứ mà họ đang nắm vững đó, chẳng có gì phải lấy làm lạ nữa khi họ chẳng có một sự vui mừng nào trong cuộc sống hay trong đức tin của họ!
a. Tuy nhiên, đó chẳng phải là cuộc sống, đó là thái độ của họ đối với cuộc sống!
b. Họ bị kéo đến với việc tự yêu mình và tự thoả mãn, vì vậy họ thấy chẳng có gì vui trong bất cứ chi đòi hỏi việc dâng hiến!
c. Họ không khám phá ra quyền phép và sự vui mừng của một đời sống vô kỷ, và họ thất bại không gắn thái độ xấu với đời sống xấu xa của họ!
MINH HOẠ.
Việc quan trọng nhất mà bố tôi từng dạy tôi, ấy là có nhiều việc quan trọng hơn tôi. -- John Ashcroft, Attorney General of the Unites States. Men of Integrity, Vol. 1, no. 2.
4. Rõ ràng là tiêu điểm của họ là khoái lạc riêng của chính họ chớ không phải việc tôn vinh Đức Chúa Trời, hãy chú ý cách họ đáp ứng với bản cáo trạng của Đức Chúa Trời nghịch lại họ: "Các ngươi có nói: Người ta hầu việc Đức Chúa Trời là vô ích; chúng ta giữ điều Ngài dạy phải giữ, và bước đi cách buồn rầu trước mặt Đức Giê-hô-va vạn quân, thì có lợi gì?" (3.14) (gạch dưới để nhấn mạnh)
a. Thái độ của họ chỉ tốt đẹp khi họ hưởng lợi lộc từ một việc gì đó!
b. Họ đã xem sự thờ phượng là việc "bước đi buồn rầu trước mặt Đức Giêhôva" … không có gì phải ngạc nhiên, với thái độ nầy họ thấy sự thờ phượng là một gánh nặng!
c. Họ không thể nhìn lại, đời sống của họ đã được sống theo từng khoảnh khắc.
B. Những đáp ứng bất xứng! (3.15; Thi thiên 73.1-16)
1. Họ khinh khỉnh với việc sống loại đời sống công nghĩa vì họ đã đạt tới mức chấp nhận niềm tin cho rằng kẻ bất nghĩa đã tận hưởng cuộc sống tốt hơn họ đã hưởng với đức tin!
a. Hãy nhìn xem các phản ứng của họ. 3.15: "Rày chúng ta kể kẻ kiêu ngạo là có phước, kẻ phạm sự hung ác là tấn tới: họ đã thử Đức Chúa Trời, và đã được giải thoát!"
b. Bạn đã từng nghe nói thái độ nầy trước đây chưa?
2. Asáp, ông là một trong những vị lãnh đạo của David đối với ban hát Lêvi, đã kinh nghiệm cùng sự thử thách nầy nên đánh mất mục tiêu, trong Thi thiên 73.1-16, ông thuật lại thể nào ông gần vấp ngã với thái độ của chính mình (đọc phân đoạn Kinh thánh từ Thi thiên 73.1-16)
a. Đôi khi điều nầy là thực với một hình thái ngắn hạn mà thôi, mà nó đúng là - "ngắn hạn" đấy thôi.
b. Nếu chúng ta không cẩn thận, khi mọi sự không xuông xẻ, chúng ta cũng có thể mất đi nhận thức, đặc biệt khi chúng ta thấy hạng tội nhân dường như đang sống rất mạnh giỏi.
3. Cả hai, Asáp và Israel đã khám phá ra đâu là thái độ có sức mạnh trong đời sống chúng ta … nó có thể làm thay đổi chất lượng của cuộc sống chúng ta!
MINH HOẠ.
Điều nầy có thể làm cho bạn bị sốc, nhưng tôi tin quyết định có ý nghĩa nhất mà tôi có thể đưa ra trên cơ sở ngày nầy qua ngày kia là sự tôi chọn lựa thái độ. Điều nầy quan trọng hơn quá khứ, học vấn, tiền bạc, thành công hay thất bại, tiếng tăm hay đau khổ, người ta suy nghĩ hay nói gì về tôi, hoàn cảnh hay địa vị của tôi. Thái độ là `sợi dây' giữ tôi đừng lê lết trên hành trình của tôi. Một mình nó nhóm lên ngọn lửa hoặc tấn công vào hy vọng của tôi. Khi các thái độ của tôi đúng đắn, chẳng có một hàng rào nào quá cao, không một đồng trũng nào quá sâu, không một chiêm bao nào là cực kỳ cả, không một thách thức nào quá lớn đối với tôi. -- Charles R. Swindoll. As quoted in Bob Phillips, Phillips' Book of Great Thoughts & Funny Sayings, (Wheaton, IL. Tyndale House Publishers, Inc, 1993), p. 28.
4. Chất lượng cuộc sống dành cho Israel trong thời Malachi có ít việc phải làm với thực tại của mọi cảnh ngộ, nhưng với sự am hiểu thực tại mà họ phải ôm lấy.
a. Họ đã chọn cay đắng thay vì sống tốt đẹp hơn.
b. Họ đã chọn than vãn thay vì thay đổi.
c. Họ đã chọn ôm lấy một thái độ xấu thay vì thay đổi nó.
5. Một sự thay đổi thái độ có thể làm thay đổi đời sống của bạn … ngay cả nếu chẳng có gì thay đổi!
a. Bạn cần phải nhìn thấy bức tranh lớn, chớ không phải chỉ một góc độ thôi.
b. Đây là điều đã giúp xoay Asáp lại, nó cũng sẽ làm thay đổi Israel nữa, nếu họ khởi sự nhìn xem bức tranh lớn lao hơn và không nhìn ở một góc độ nào đó thôi.
II. PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ CÓ TÍNH CÁCH GIẢI CỨU (3.16-18; Thi thiên 73.17-28)
A. Phần củng cố quan trọng (3.16-18)
1. Đâu là giải pháp?
a. Thứ nhứt, một số người trong Israel đã quyết phải hành động thay vì cứ tiếp tục duy trì các thái độ xấu ở chung quanh.
b. Những bước mà họ thực thi ở đây là quan trọng cho chúng ta phải học biết để chinh phục một thái độ xấu.
2. Làm cách nào để thắng hơn một thái độ xấu.
a. Nó khởi sự với một thái độ đúng đắn đối với Đức Chúa Trời! "Bấy giờ những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va…" (3.16a). Thái độ không thể thay đổi cho tới chừng tấm lòng bạn thay đổi!
b. Họ có trách nhiệm phải giải trình với nhau! "Bấy giờ những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va nói cùng nhau,…" (3.16a).
(1. Thật là quan trọng khi nhìn thấy chung quanh đó cũng có người có thái độ đúng đắn nữa! … những người với thái độ đúng đắn trao đổi với nhau!
(2. Những thái độ tốt cần sự củng cố và bạn bè tốt!
(3. Cũng hãy chú ý là với thái độ đúng đắn, Kinh thánh chép: "…Đức Giê-hô-va để ý mà nghe" (3.16b). Đức Chúa Trời lắng nghe khi chúng ta có thái độ đúng đắn!
c. Họ đã hành động để đóng ấn thái độ tốt của họ: "…một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến danh Ngài" (3.16b).
(1. Họ thực hiện việc ghi chép công khai những gì họ sẽ chọn để đáp ứng lại một cách khác biệt hơn phần còn lại của xã hội!
(2. Họ dấn thân vào việc ghi chép … trong một thời gian dài! Đây không phải là quyết định có trong một lúc đâu … và bạn có thể đoán sự ghi chép ấy sẽ được thử nghiệm theo thời gian.
3. Các thái độ không thay đổi nếu không có nổ lực và sự giúp đỡ!
a. Nếu các thái độ của chúng ta dựa theo hoàn cảnh thì họ thay đổi với hoàn cảnh, cũng vậy khi mọi việc ra xuông xẻ thì thái độ của chúng ta cũng vậy, còn khi mọi việc ra tồi tệ thì thái độ của chúng ta cũng thế.
b. Nếu các thái độ của chúng ta dựa theo mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời, chúng có thể vững vàng với bất cứ hoàn cảnh nào vì Đức Chúa Trời không hề thay đổi … cũng vậy chúng ta có thể vững chắc trong thái độ của chúng ta đối với cuộc sống. Đây là ý nghĩa của "kính sợ Đức Giêhôva" … xây dựng đời sống của bạn trên NGÀI chớ không phải trên thế gian.
4. Hãy chú ý Đức Chúa Trời đáp ứng như thế nào đối với nhóm người nầy: "Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Những kẻ ấy sẽ thuộc về ta, làm cơ nghiệp riêng của ta trong ngày ta làm; và ta sẽ tiếc chúng nó như một người tiếc con trai mình hầu việc mình" (3.17).
a. Đức Chúa Trời giải thích rằng đôi khi cần phải dành thì giờ nhìn xem sự khác biệt giữa những gì người công bình nhận được và kẻ bất nghĩa nhận được … nhưng ngày ấy sẽ đến!
b. "Bấy giờ các ngươi sẽ trở lại và sẽ phân biệt giữa kẻ công bình và kẻ gian ác, giữa kẻ hầu việc Đức Chúa Trời và kẻ không hầu việc Ngài" (3.18)
5. KHÔNG PHẢI là khó có được thái độ tốt dầu ở giữa cuộc sống chật vật … hết thảy đều nương vào sự chọn lựa của ý chí họ!
a. Việc duy nhứt chúng ta phải kiểm soát hoàn toàn và không một người nào khác có thể lấy đi khỏi chúng ta, trừ phi chúng ta đầu hàng, đó là ý chí của chúng ta.
MINH HOẠ.
Chúng ta là những người đã sống trong những trại tập trung đều có thể nhớ lại những người qua lại những túp lều để yên ủi kẻ khác, chia sẻ mẫu bánh cuối cùng của họ. Có thể họ thuộc về số ít, nhưng họ cung hiến sự minh chứng đầy đủ rằng mọi sự có thể bị lấy đi khỏi một người trừ ra một việc: cái cuối cùng của sự tự do của con người – ấy là chọn lựa thái độ của một người trong bất cứ hoàn cảnh nào, chọn lựa con đường riêng của một người. -- Viktor Frankl, Man's Search for Meaning -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 41.
b. Điều nầy có dễ không? KHÔNG, không luôn luôn dễ đâu! Nó có quan trọng không? TUYỆT ĐỐI! Nó có tạo ra sự khác biệt không? TUYỆT ĐỐI! Nó có làm thay đổi mọi sự không? Không luôn luôn đâu, nhưng nó luôn luôn làm thay đổi bạn đấy!
6. Sự thờ phượng của Israel có thể là năng động lắm, niềm vui mừng của họ có thể là thực hữu lắm, gia đình của họ có thể vững chắc lắm, kinh tế của họ có thể đổi chiều … nếu họ chỉ nắm lấy quyền điều khiển trên một việc mà họ thực sự đã có quyền … tấm lòng và thái độ của họ đối cùng Đức Chúa Trời và với nhau!
B. Phần mặc khải được cảm thúc (Thi thiên 73.17-28)
1. Làm thể nào Asáp chổi dậy nhanh như vậy, làm thể nào ông nắm được lại ý thức chứ? Nếu điều đó tác động ông, chắc chắn nó sẽ tác động vào chúng ta!
a. Chỗ xoay chiều của ông bắt đầu từ nhà của Đức Chúa Trời: "… Bèn thấy là việc cực nhọc quá cho tôi, cho đến khi tôi vào nơi thánh của Đức Chúa Trời, suy lượng về sự cuối cùng của chúng nó" (Thi thiên 73.16b-17).
b. Quá nhiều lần chúng ta gạt bỏ quyền phép của sự thờ phượng, tầm quan trọng của việc đến với nhà của Đức Chúa Trời.
2. Sự thay đổi của Asáp đã khởi sự tại nhà của Đức Chúa Trời!
a. Trước tiên, ông đã nói rằng gần như ông đã "vấp ngã", tuy nhiên giờ đây ông nói rằng kẻ ác là những kẻ bị đặt tại "nơi trơn trợt…"
b. Asáp nhận ra một quan điểm rộng lớn hơn cần phải nhắm vào thay vì những gì đang có trong lúc bây giờ!
c. Asáp nhận ra sự cuối cùng của kẻ bất nghĩa sẽ là một sự cuối cùng rất khủng khiếp, song sự cuối cùng của chính ông sẽ rất là kỳ diệu nếu ông đồng đi với Đức Chúa Trời … mặc dù khi ấy dường như rất bất công khi phải thiết lập tỉ số.
3. Asáp giờ đây chấp nhận điều chi bất công vì cớ lẽ thật tối hậu và sự công bình.
4. Đôi khi chúng ta phải nhìn biết cuộc sống có thể là một đống hỗn tạp trong lúc bây giờ, nhưng đến cuối cùng nó sẽ ra đàng hoàng!
MINH HOẠ.
Sắc tộc xứ Zambia, ở châu Phi, có một câu nói khôn ngoan như sau: "Nếu bạn muốn có mưa, bạn phải bằng lòng chui xuống bùn" -- Robert C. Shannon, 1000 Windows, (Cincinnati, Ohio. Standard Publishing Company, 1997).
5. Đúng là một sự khác biệt mà khải tỏ nầy đã làm cho Asáp … và cũng sẽ làm y như thế cho chúng ta!
a. Chúng ta không nên quyết định thái độ của chúng ta dựa theo những hoàn cảnh nhất thời, thay vì thế phải dựa trên bổn tánh và các lời hứa của Đức Chúa Trời.
b. Asáp từng rối nùi trong nhận thức của ông, thái độ của ông đã làm thay đổi hết.
6. Vậy thì chúng ta phải xử lý những điều chúng ta trông mong và không thoả lòng như thế nào? Chúng ta thay đổi thái độ của mình đối với chúng rồi tìm cách khảo sát tỉ mỉ xem coi Đức Chúa Trời sẽ sử dụng điều nầy làm ích ra sao! Luôn luôn có một cách để thấy sự việc khác biệt từ một nhận định tích cực.
MINH HỌA.
Một cậu bé có tánh nghe lõm tự nhũ lòng mình khi nó đi qua sân sau, đội mũ bóng chày, cầm lấy bóng và cây gậy. Nó nghe lõm như sau: "Ta là người đập bóng xịn nhất trên thế gian". Khi đó, nó tung quả bóng lên không, đập bóng nhưng hụt: "Đập một quả!" Không nãn lòng, nó nhặt quả bóng lên, ném bóng lên không rồi nhũ lòng: "Ta từng là cầu thủ bóng chày xịn nhất" rồi đập bóng một lần nữa. Nhưng lại hụt. "Đập bóng lần hai!" Nó ngừng lại một chút để coi lại cây gậy và quả bóng một cách cẩn thận. Rồi lần thứ ba nó ném bóng lên không. Nó nói: “Ta là cầu thủ bóng chày xịn nhất từng sống". Nó đập bóng một lần nữa, lần thứ ba lại hụt. Nó kêu la lên: "Wow! Đập bóng lần ba! Đúng là cầu thủ ném bóng! Ta là cầu thủ ném bóng xịn nhất trên thế gian!" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 40.
7. Hãy chú ý Asáp kết thúc sự vật vã của mình như thế nào với một thái độ xấu: "Nhưng lấy làm tốt thay cho tôi đến gần Đức Chúa Trời; Tôi nhờ Chúa Giê-hô-va làm nơi nương náu mình, đặng thuật lại hết thảy các công việc Ngài" (Thi thiên 73.28).
a. Ông làm ba việc.
(1. Đến gần Đức Chúa Trời
(2. Đức Chúa Trời trở thành nơi nương náu của ông
(3. Ông thuật lại công việc của Đức Chúa Trời cho nhiều người khác biết!
b. Asáp phải hành động, để thay đổi hầu cho thái độ của ông phải thay đổi, và cũng một thể ấy với Israel trong thời của Malachi.
8. Hậu quả lối sống của họ nương vào lượng lớn thái độ của họ, điều nầy vẫn rất thực ngày hôm nay.
a. Ấy không phải hoàn cảnh là vấn đề đâu, mà chính cách họ nhìn vào các hoàn cảnh.
b. Chúng ta có quyền trên thái độ của chúng ta … còn bạn thì sao?
9. Nếu bạn vật vã trong lãnh vực nầy, hãy cố gắng tìm cho ra những người với thái độ tốt rồi thực hiện một quyển sách ghi nhớ cùng với họ để bạn sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời và nhìn xem mọi việc từ quan điểm của Ngài chớ không phải quan điểm của chúng ta.
a. Dầu khi sự việc nầy không dễ dàng, nó sẽ được ban thưởng … và sẽ làm thay đổi toàn bộ cái nhìn của bạn về cuộc sống.
b. Đừng làm gì với một thái độ xấu và bạn sẽ tiếp tục có thái độ xấu.
PHẦN KẾT LUẬN. Nương theo cái bánh lái cuộc sống mà chúng ta gọi là "thái độ", chúng ta lèo lái đại dương cuộc sống hoàn hảo như thế nào!?! Khi bánh lái của con tàu tồi tệ, nó sẽ lang thang vô mục đích – và có thể bị đắm! Kinh thánh cho chúng ta biết thái độ quan trọng thể nào để ứng xử khi Kinh thánh chép: "Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy!" (Châm ngôn 23.7). Con tàu của bạn đang trên hành trình tốt đẹp, có phải không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét