Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Hêbơrơ 13:7, 17: "Tôi Cần Sự Giúp Đỡ Của Quí Vị"



Hêbơrơ 13.7, 17
TÔI CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA QUÍ VỊ
1. Sau mấy trăm năm vị Mục sư trọn vẹn được tìm thấy. Ông ấy là một trưởng lão Hội Thánh, là người vừa lòng mọi người.
2. Ông rao giảng đúng 20 phút rồi ngồi xuống.
3. Ông xét đoán tội lỗi, song không hề dẫm lên chân của ai khác.
4. Ông làm việc từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm, làm đủ mọi thứ từ giảng dạy đến quét dọn.
5. Ông thu nhập 400USD một tuần, dâng 100USD cho nhà thờ mỗi tuần, dùng một chiếc xe hơi đời mới nhất, mua thật nhiều sách, mặc loại quần áo hảo hạng, và có một gia đình rất xinh xắn.
6. Ông luôn luôn đứng, sẵn sàng đóng góp cho bất kỳ một lý tưởng nào hay đẹp khác, ông cũng thường giúp đỡ cho những kẻ ăn xin, là những người ở đâu đó đi ngang qua ghé vào nhà thờ.
7. Ông đã được 36 tuổi, và đã giảng đạo 40 năm.
8. Ông cao người, hay mặc quần sọt, và đẹp trai.
9. Ông có đôi mắt màu xanh hay màu nâu, (thích ứng với cơ hội) có mái tóc chẻ làm hai – bên trái, màu đen và thẳng, bên phải, màu nâu và dợn sóng.
10. Ông có một sự khao khát nóng cháy muốn cộng tác với thanh niên, và để nhiều thì giờ ra với các công dân thượng hạng.
11. Ông mĩm cười luôn luôn trong khi giữ bộ mặt hơi nghiêm, nhơn đó người ta thấy ông lúc nào cũng kỉnh kiền.
12. Ông thực hiện mỗi ngày 15 cú điện thoại cho các tín đồ trong Hội Thánh, để toàn bộ thì giờ của mình truyền đạo cho người chưa tin Chúa, và người ta luôn luôn thấy ông đang nghiên cứu Kinh Thánh.
Không may, ông đã ra ngoài tự thiêu và qua đời ở tuổi 32. (Nguồn vô danh, www.bible.org/illus/p-q/p-q-16.htm#TopOfPage).
James A. Scott - "Mục sư là người cung ứng cho hội chúng chỉ những gì họ muốn, đôi lúc dẫn dắt họ vào một chiều cao mới. Nếu Môise nghe theo hội chúng rồi chìu theo họ, dân Israel đã quay trở lại Ai cập và cứ chịu làm nô lệ. Một vị Mục sư có sự hiện thấy là người có thể lay động và khiến cho dân sự phải chạy theo lý tưởng của Đấng Christ" (Leadership, Vol. 16, no. 2. Bible Illustrator).
"Ôi lạy Chúa, hãy cho phép con rao giảng với sự sốt sắng vì mọi điều Đấng Christ đã làm, chớ không phải vì những gì đoàn dân đông suy nghĩ ...vì sự cứu rỗi chúng ta đang có, chớ không phải vì nhóm mà chúng ta đang có. Xin sử dụng con, lạy Chúa, không phải vì đây là thì giờ dành cho sứ điệp, mà vì Ngài đã ban cho con một sứ điệp cho thì giờ nầy" [Leadership, Vol. 12, no. 1. Bible Illustrator].
James Street - "Một vị Mục sư cần tài ứng xử của một nhà ngoại giao, cần sức lực của Samson, cần sự kiên nhẫn của Gióp, cần sự khôn ngoan của Solomon – và cần một cái bao tử gang thép" [ Christian leader, 1903-1954. Men of Integrity, Vol. 1, no. 1].
Martin Luther - "Chức vụ của chúng tôi là một Mục sư thuộc ân điển và ơn cứu rỗi. Chức vụ ấy đưa tới cho chúng ta nhiều gánh nặng và công việc, nguy hiểm và sự thử thách, với ít phần thưởng hay sự biết ơn từ người thế gian. Nhưng chính mình Đấng Christ sẽ là phần thưởng của chúng ta nếu chúng ta làm việc cách trung tín" [Leadership, Vol. 9, no. 1 Bible Illustrator].
Tôi cần sự giúp đỡ của quí vị. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một đặc ân lớn và một trách nhiệm lớn bằng cách kêu gọi tôi trở thành Mục sư của quí vị. Tôi muốn nói cho quí vị biết rằng tôi là Mục sư trọn vẹn, thế nhưng tôi không phải thế đâu. Tôi muốn nói cho quí vị biết rằng tôi vô tội, thế nhưng tôi không phải thế đâu. Tôi muốn nói cho quí vị biết rằng tôi chẳng cần ai giúp đỡ, nhưng tôi đang cần giúp đỡ đây.
Sáng nay tôi muốn chia sẻ cho quí vị một số trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho một vị Mục sư, như đã được tỏ ra trong Hêbơrơ 13.7&17. Tiếp đến, tôi muốn chia sẻ với quí vị hai phương thức mà quí vị có thể giúp đỡ. Một rất rõ ràng và một có thể làm cho quí vị ngạc nhiên đấy.
Trong phân đạon Kinh Thánh của chúng ta, có 5 trách nhiệm của Mục sư được nhắc đến.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình:
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI KHAI TRÌNH – dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em..
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
Tác giả sách Hêbơrơ rõ ràng đang đề cập tới các vị lãnh đạo trong Hội Thánh, những vị Mục sư hay Trưởng lão, họ đã qua đời rồi.
Hãy chú ý ý định của Đức Chúa Trời, ấy là sẽ có những người lãnh đạo hay dẫn dắt trong Hội Thánh.
Khi Phaolô và Banaba tiếp tục chuyến hành trình truyền giáo thứ nhứt mà họ đã lui đi, hầu cho họ có thể chỉ định các nhà lãnh đạo, hay các nhà dẫn dắt trong từng Hội Thánh.
Công vụ Các Sứ Đồ 14.21-23 – “Khi hai sứ đồ đã rao truyền Tin Lành trong thành đó, và làm cho khá nhiều người trở nên môn đồ, thì trở về thành Lít-trơ, thành Y-cô-ni và thành An-ti-ốt, giục các môn đồ, vững lòng, khuyên phải bền đổ trong đức tin, và bảo trước rằng phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời. Khi hai sứ đồ khiến lựa chọn những trưởng lão trong mỗi Hội thánh, cầu nguyện và kiêng ăn xong, thì dâng các người đó cho Chúa là Đấng mình đã tin đến”.
I Timôthê 5.17 – “Các trưởng lão khéo cai trị Hội thánh thì mình phải kính trọng bội phần, nhứt là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ”.
Tôi muốn quí vị chú ý một sự việc. Mục sư là một trong các vị lãnh đạo trong Hội Thánh. Luôn luôn có hơn một trưởng lão trong Hội Thánh. Trong Hội Thánh của chúng ta, chúng ta có ba vị trưởng lão bên cạnh Mục sư chủ toạ, còn có thêm các vị chấp sự, trị sự, họ hầu việc trong Ban Trị Sự Hội Thánh.
I Phierơ 5.1-3 – “Tôi gởi lời khuyên nhủ nầy cho các bậc trưởng lão trong anh em, tôi đây cũng là trưởng lão như họ, là người chứng kiến sự đau đớn của Đấng Christ, và cũng có phần về sự vinh hiển sẽ hiện ra: hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm, chẳng phải quản trị phần trách nhậm chia cho anh em, song để làm gương tốt cho cả bầy”.
Phierơ đang nói cho chúng ta biết:
Trưởng lão lo chăn bầy mà Đức Chúa Trời đã giao.
Trưởng lão hết lòng lo chăn bầy của Đức Chúa Trời.
Trưởng lão không phải chăn bầy vì tiền bạc.
Trưởng lão không phải là một kẻ độc tài, mà là một tấm gương.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
Những vị Mục sư trong sách Hêbơrơ đã truyền đạt Lời của Đức Chúa Trời.
Mục sư ơi, nếu ông thực sự là người của Đức Chúa Trời, ông được Đức Chúa Trời chọn để nói thay cho Đức Chúa Trời.
Đây là một trách nhiệm đáng kính! Một trách nhiệm mà tôi e sợ, có nhiều lúc tôi đã xem nhẹ trách nhiệm đó.
Phaolô nói với Timôthê trong II Timôthê 4.2 – “hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi”.
 Một vị Mục sư cần phải rao giảng Ngôi Lời. Ông không rao giảng sứ điệp riêng của mình, mà lo rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời. Và khi Lời của Đức Chúa Trời không nằm ở trọng tâm của một bài giảng, tôi lấy làm lo.
 Mục sư cần phải sửa soạn để cung ứng đồ ăn cho đúng thì. Mục sư cần phải sửa soạn dù ông phải rao giảng cho một ngôi nhà đầy ắp người, hay cho một ít người trung tín.
 Mục sư cần phải biết quở trách – Nghĩa là ông cần phải chỉ ra và thuyết phục người ta về tội lỗi.
 Mục sư cần phải biết khiển trách – Ông cần phải làm cho người ta xấu hổ, họ cần phải nhìn thấy những tình trạng kinh khủng mà họ đang ở trong đó.
 Mục sư cần phải biết khuyên bảo – Không những ông biết quở trách và khiển trách, mà ông còn biết khích lệ, yên ủi và gây dựng người ta.
 Mục sư cần phải kiên trì – với sự nhẫn nại và giữ lấy đạo.
 Mục sư cần phải dạy dỗ – dạy đạo
Giảng đạo quan trọng như thế nào?
Tuần báo The British Weekly đã cho in ấn bức thư có tính cách châm chọc cách đây mấy năm như sau:
"Thưa ông: Dường như các vị Mục sư cảm thấy bài giảng của họ là rất quan trọng và họ đã để ra nhiều thời gian để sửa soạn chúng. Tôi đã đi nhà thờ rất đều đặn trong 30 năm và có lẽ đã nghe qua 3.000 bài trong số đó. Trước sự sửng sốt của tôi, tôi khám phá ra mình không thể nhớ được một bài nào hết. Tôi lấy làm lạ không biết thì giờ của vị Mục sư để ra cho việc khác chắc là có lợi hơn hay không?"
Trong nhiều tuần lễ, một cơn bão phản ứng đã xảy đến sau đó ... sau cùng đã kết thúc bằng bức thư nầy: "Thưa ông: Tôi đã lập gia đình trong 30 năm trời. Trong suốt thời gian ấy tôi đã dùng 32.850 bữa ăn – hầu hết là do vợ tôi nấu. Thình lình tôi khám phá ra mình không thể nhớ thực đơn của từng bữa ăn. Và rồi ... tôi có ấn tượng ngay lập tức rằng không có các bữa ăn đó, tôi sẽ bị đói mà chết từ lâu rồi" [John Schletewitz, Poway, California. Leadership, Vol. 6, no. 2].
Giảng đạo quan trọng như thế nào?
I Côrinhtô 1.18 – “Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời”.
Nói thẳng ra, giảng đạo là trách nhiệm làm cho nhiều người nam người nữ được dạy dỗ về các vụ việc của Đức Chúa Trời.
II Timôthê 2.1-2 – “Vậy, hỡi con, hãy cậy ân điển trong Đức Chúa Jêsus Christ mà làm cho mình mạnh mẽ. Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác”.
Những người trung tín cần phải được đào tạo để họ có thể lãnh đạo.
Những người trung tín cần phải được đào tạo để họ có thể đào tạo những người trung tín khác.
Và trong khi một vị Mục sư chịu trách nhiệm dạy dỗ mọi người, có sự vùa giúp sẵn có cho ông. Những người nữ lớn tuổi, tin kính trong Hội Thánh phải dẫn dắt những phụ nữ trẻ tuổi hơn.
Tít 2.3-5 – “Các bà già cũng vậy, phải có thái độ hiệp với sự thánh; đừng nói xấu, đừng uống rượu quá độ; phải lấy điều khôn ngoan dạy bảo; phải dạy đờn bà trẻ tuổi biết yêu chồng con mình, có nết na, trinh chánh, trông nom việc nhà; lại biết ở lành, vâng phục chồng mình, hầu cho đạo Đức Chúa Trời khỏi bị một lời chê bai nào”.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
Như tôi đã nói ở trên, các vị Mục sư được đề cập tới ở đây có lẽ đã qua đời rồi. Vì lẽ đó, độc giả của thơ Hêbơrơ cần phải nhớ đức tin của các vị Mục sư nầy và kết quả của phương thức họ đã sinh sống.
Một vị Mục sư phải thực hành đức tin mà mình đang rao giảng.
Một vị Mục sư phải sống theo đường lối mà ông đang bảo hội chúng của mình phải sống theo.
Điều nầy chẳng dễ dàng chút nào. Hãy cầu thay cho các vị Mục sư mà quí vị quen biết kể cả vị Mục sư nầy.
Ward Kimball tốt nghiệp trường Mỹ thuật vào năm 1934 khi ông được Walt Disney thuê làm việc ở dự án mới nhất ở phòng vẻ của ông ta, phim hoạt hình Bạch Tuyết. Kimball đã lao động trong 240 ngày và nhiều đêm để làm cho hoạt cảnh 4 phút rưỡi được sống động trong đó mấy chú lùn bày tỏ ra tình cảm của họ dành cho Bạch Tuyết bằng cách nấu cháo cho nàng ăn. Sau khi Kimball hoàn tất xong phần việc của mình, ông được gọi đến văn phòng của Disney.
Disney nói: “Tôi không biết phải nói sao với anh, vì tôi rất thích hoạt cảnh ấy. Nhưng chúng ta phải cắt bỏ hoạt cảnh đó ra khỏi phim. Hoạt cảnh ấy làm xáo trộn chuyện phim” [Today in the Word, July, 1995, p. 34 http://www.bible.org/illus/p-q/p-q-89.htm#TopOfPage].
Chúng ta là những vị Mục sư cần phải biết chắc rằng chúng ta không làm xáo trộn câu chuyện nói về Chúa Giêxu, bởi dân sự sẽ lệch lạc với tình trạng trước sau không như một của chúng ta.
I Timôthê 4.12 – “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ”.
I Timôthê 4 có một câu khác yên ủi và khích lệ tôi. Câu nầy đoan chắc với Mục sư rằng nếu ông trung tín trong hai lãnh vực, ông sẽ có một đời sống thành công.
I Timôthê 4.16 – “Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con; phải bền đỗ trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu”.
Thứ nhứt, Mục sư cần phải giữ chính bản thân mình.
Ông cần phải phấn đấu để được hiệp nghi với Đức Chúa Trời.
Ông cần phải phấn đấu để sống thật vâng phục.
Ông cần phải phấn đấu để sống trong quyền phép của Đức Thánh Linh.
Ông cần phải phấn đấu để tránh né tội lỗi.
Ông cần phải phấn đấu để đồng đi với Đức Chúa Trời.
Thứ hai, Mục sư cần phải lưu ý luôn về đạo lý của mình, phải chú về sự dạy dỗ của mình. Mục sư cần phải để thì giờ ra trong sự nghiên cứu, phải biết chắc mình đang sẵn sàng để rao giảng và dạy dỗ. Đối với Mục sư nầy thường thì bốn lần một tuần, hai buổi thờ phượng sáng chiều, Lớp Trường Chúa Nhật, và Buổi Nhóm Cầu Nguyện.
Đức Chúa Trời phán, nếu Mục sư chú ý đời sống và sự dạy riêng của mình, ông sẽ được thành công!
Là thuộc viên trong hội chúng, quí vị có quyền hạn và trách nhiệm xem xét đời sống của Mục sư.
Đặc biệt là đức tin của ông, và kết quả của đời sống ông.
Khi xem xét đời sống của vị Mục sư, khi nhìn vào cách ứng xử của ông, không phải để cho quí vị chỉ trích, mà để cho quí vị học đòi theo.
Hãy nhìn vào cách ứng xử của Mục sư trong những lúc khó khăn.
Hãy nhìn vào gia đình của Mục sư, mặc dù nhận biết rằng không một gia đình nào là trọn vẹn.
Hãy nhìn vào hôn nhân của Mục sư và cách thức ông đối xử với vợ của mình.
Hãy nhìn vào phương thức Mục sư xử lý công việc của mình.
Hãy quan sát xem cách Mục sư xử lý với những thất bại và tội lỗi của ông. Có phải ông thực sự ăn năn không? Liệu ông sẽ cáo lỗi và sửa ngay lại mọi việc khi ông làm mất lòng dân sự chăng?
Và khi quí vị nhìn vào mọi điều nầy, làm ơn đừng tìm kiếm sự trọn vẹn, hãy để ý đến sự tấn tới!
Giống như từng người khác, tôi cũng có những tì vít. Nếu quí vị cảm thấy có một phương thức mà tôi chưa sống theo các đòi hỏi nầy, làm ơn nói cho tôi biết, vì tôi muốn sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
Trong câu 7, có lẽ tác giả đang đề cập tới những vị lãnh đạo đã qua đời rồi. Trong câu 17 ông đang nhắc tới những vị còn đang sống.
Khi tôi viết ra sứ điệp nầy trong ngày Thứ Sáu, tôi thấy mới mẻ với tầm quan trọng của mệnh đề “các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em”
Một viên cảnh sát và một nhân viên cứu hoả để ý tới sinh mạng của dân chúng, như đã được tỏ ra bởi các anh hùng mà chúng ta đã nhìn thấy trong thảm hoạ Trung Tâm Thương Mại Thế Giới. Họ có mặt ở đó để canh chừng mạng sống cho nhiều người.
Chúng ta có các bác sĩ và y tá chung quanh, họ có sự thách thức của việc trông chừng sinh mạng của chúng ta. Họ đang ra sức giữ gìn hoặc làm cho chúng ta được khoẻ mạnh.
Một nhân viên bảo vệ ở hồ bơi kia đang trông chừng những người đang bơi trong hồ.
Đức Chúa Trời bão chúng ta trong phân đoạn nầy rằng một vị Mục sư đang tỉnh thức linh hồn của nhiều người.
Một linh hồn sống cho đến đời đời.
Một linh hồn sống cho đến đời đời trong thiên đàng hay trong địa ngục.
Vì vậy, một Mục sư trước tiên lo làm cho nhiều linh hồn được tỉnh thức, hầu cho họ sẽ đạt tới mức nhận biết Đức Chúa Giêxu Christ làm Cứu Chúa.
Một Mục sư cũng biết rõ từng Cơ đốc nhân sẽ đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ và trả lời về cách sống của mình trong vai trò một Cơ đốc nhân. Ông mong mọi việc đều được tốt cho người ấy.
Vì vậy Mục sư cần phải tỉnh thức!
II Timôthê 4.5 – “Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ”.
Mục sư cần phải để ý tới sự tấn tới về mặt thuộc linh của Cơ đốc nhân.
Mục sư cần phải để ý Cơ đốc nhân không được lệch lạc.
Mục sư cần phải để ý xem Cơ đốc nhân xử lý với tội lỗi trong đời sống mình như thế nào!?!
Mục sư cần phải để ý làm cho Cơ đốc nhân tỉnh thức, không rơi vào chỗ ngã lòng và thối lui.
Mục sư cần phải làm cho Cơ đốc nhân tỉnh thức, hầu cho người trở nên mọi sự mà Đức Chúa Trời muốn người phải trở thành.
Mục sư để ý tỉnh thức Cơ đốc nhân về cung cách sống của họ.
Mục sư để ý khi lắng nghe Cơ đốc nhân trình bày.
Mục sư làm cho người ta tỉnh thức khi ông dạy dỗ và rao giảng Lời của Đức Chúa Trời.
Mục sư thức tỉnh khi ông cầu nguyện.
I Phierơ 4.7 – “Sự cuối cùng của muôn vật đã gần; vậy hãy khôn ngoan tỉnh thức mà cầu nguyện”.
Có một sự đòi hỏi cho từng thuộc viên của hội chúng.
Từng thuộc viên của hội chúng cần phải vâng phục những kẻ dẫn dắt linh hồn mình.
Vâng theo và phục theo Lời Đức Chúa Trời đã được rao giảng ra rất là quan trọng.
Nếu Mục sư dạy dỗ chính xác Lời của Đức Chúa Trời, sự dạy dỗ, chức năng lãnh đạo của ông sẽ được người ra bắt chước theo.
Tại sao vậy?
Vì Mục sư đang tỉnh thức linh hồn của anh em!
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI KHAI TRÌNH – dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em..
Mục sư sẽ khai trình về chức vụ của ông và được ban thưởng.
Nhưng theo phân đoạn nầy, Mục sư cũng trình thưa về những người mà ông chăn dắt.
Theo một ý nghĩa, Mục sư khai trình ngay bây giờ, lúc ông cầu nguyện.
Đôi khi ông cầu nguyện với sự vui mừng.
Đôi khi ông cầu nguyện với sự buồn rầu.
Tuy nhiên, tôi tin rằng bản tường trình thật sẽ đến tại Ngôi Phán Xét của Đấng Christ. Chính tại đó mà phần thưởng sẽ được ban ra.
II Côrinhtô 5.10 – “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt”.
Nếu các vị Mục sư quí vị biết sẽ tường trình vui mừng về quí vị, thì có phước cho quí vị đấy.
Nếu Mục sư quí vị biết tường trình với sự đau buồn, điều nầy chẳng có phước cho quí vị đâu.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI KHAI TRÌNH – dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em..
Hãy nhìn xem các trách nhiệm của Mục sư, Tôi cần quí vị giúp đỡ.
Thứ nhứt, lời cầu xin quá rõ ràng. Làm ơn cầu thay cho tôi để tôi sẽ trở thành vị Mục sư mà Đức Chúa Trời muốn tôi phải trở thành.
Thứ hai, làm ơn để cho tôi giúp đỡ cho quí vị.
Cho phép tôi dạy dỗ quí vị.
Cho phép tôi dẫn dắt quí vị.
Hoặc, cho phép tôi nhìn thấy quí vị đã được đào tạo.
Quí vị càng tham dự những buổi thờ phượng, quí vị càng để cho tôi dẫn dắt quí vị hay nhìn thấy quí vị được đào tạo.
Sự dự phần của quí vị trong các khoá huấn luyện của những người nam người nữ sẽ giúp đỡ rất nhiều cho quí vị.
Tôi đang tỉnh thức linh hồn của anh em. Xin giúp tôi làm công việc ấy sao cho thật mỹ mãn.

MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI KHAI TRÌNH – dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em..
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét