Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

I Giăng 1:5-7: "Sự Sáng Đang Chiếu Ra"



1 Giăng 1.5-7
SỰ SÁNG ĐANG CHIẾU RA!
Charles Colson và vài nhà lãnh đạo Cơ đốc từng gặp gỡ Tổng Thống Borja xứ Ecuador để bàn về công tác của Hội truyền giáo Prison Fellowship International trong các trại cải tạo của người Ecuador. Không bao lâu sau đó họ được mời vào ngồi trong những chiếc ghế rất lộng lẫy khi Tổng Thống ngắt ngang cuộc bàn luận bằng một câu chuyện kể lại những năm tháng ông bị tù đày trước khi được bầu chọn làm Tổng Thống.
Ông đã dấn thân vào cuộc tranh đấu cho dân chủ ở Ecuador. Thua về mặt quân sự, ông bị bắt bỏ tù. Không có xử án, họ ném ông vào một xà lim lạnh lẽo không có ánh sáng và chẳng có cánh cửa sổ nào hết. Trong ba ngày ông phải chịu đựng nỗi sợ hãi trong cô độc và sự tối tăm có thể làm cho người ta phát điên lên được.
Ngay lúc dường như không kham nỗi hoàn cảnh đó, cánh cửa thép to lớn bật mở, và có người đã bò vào sự tăm tối ấy. Borja nghe người ấy đang làm cái gì đó trong góc đối diện. Thế rồi cái bóng ấy bò ra, đóng cánh cửa lại, và biến mất.
Nhiều phút đồng hồ sau, căn phòng thình lình bật sáng hẳn ra. Người ấy, có lẽ đã liều mạng sống mình, đã nối lại dây điện để có được ánh sáng đó. Tổng Thống Borja giải thích: "Kể từ giờ phút đó, sự ở tù của tôi có ý nghĩa vì ít nhất tôi có thể nhìn thấy được" [Ronald W. Nikkel in Fresh Illustrations for Preaching & Teaching (Baker), from the editors of Leadership. Bible Illustrator 3.0].

SỰ SÁNG ĐANG CHIẾU RA!

Debby Boone nói: “Trong 2 năm trời, mỗi buổi sáng tôi đã cật lực với Jordan con trai tôi để đưa nó tới trường. Mọi sự đã thay đổi khi nó để hở cánh cửa sổ vào lúc ban đêm. Đến sáng, ánh sáng tràn vào và nó mau chóng thức giấc. Sự hiện diện của ánh sáng đã giải quyết hoàn toàn nan đề của chúng ta” [Debby Boone, Today's Christian Woman, "Heart to Heart.", Bible Illustrator 3.0].

SỰ SÁNG ĐANG CHIẾU RA!

Sáng thế ký 1.1-3 – “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng”.

Giăng 8.12 – “Đức Chúa Jêsus lại cất tiếng phán cùng chúng rằng: Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống”.
SỰ SÁNG ĐANG CHIẾU RA!
Ánh sáng gây ấn tượng!
Ánh sáng là một điều cần thiết!
Ánh sáng làm cho mắt sáng sủa có thể nhìn thấy. Ánh sáng làm cho con người ấm áp có thể sống còn và vụ mùa có thể lớn lên.
Nó chỉ cho người ta thấy dơ bẩn mà rửa ráy sạch sẽ.

Chúng ta trở lại nghiên cứu sách I Giăng sáng nay.
Lẽ đạo của sách I Giăng là sống thực hay Cơ đốc giáo chơn thực.
Như chúng ta thấy sáng nay, quí vị không thể có Cơ đốc giáo chơn thực mà không có sự sáng. Sự sáng đang chiếu ra.

Vừa qua chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu sách I Giăng, chúng ta thấy muốn trở thành một Cơ đốc nhân chơn thật, là người không phải giả hiệu hay nông cạn, chúng ta phải trở thành hạng người phải có sự ràng buộc hoặc phải có một mối tương giao.
Giăng đã viết sách I Giăng để cho các độc giả của ông sẽ ràng buộc với nhau hoặc phải có mối tương giao với Đức Chúa Trời và với nhau.

1 Giăng 1.3-4 – “chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy”.

Theo I Giăng 1.3-4, có một mối ràng buộc ba tao đã được thắt ra.

RÀNG BUỘC VỚI ĐỨC CHÚA CHA
RÀNG BUỘC VỚI ĐỨC CHÚA CON
RÀNG BUỘC VỚI CÁC THÁNH ĐỒ

Trong I Giăng 1.5-7 Giăng dọn ra phần giới thiệu rồi chỉ ra Cơ đốc nhân chơn thật. Ông bắt đầu bằng cách chỉ cho chúng ta thấy sự sáng đang chiếu ra!

I Giăng 1.5-7 – “Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu. Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật. Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.

Chúng ta đang có một bản tóm tắt đơn giản về phân đoạn Kinh Thánh nầy sáng nay.
SỰ KIỆN
HƯ CẤU
MỐI TƯƠNG GIAO
THA THƯ
SỰ KIỆN
“Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu”.

Giăng bắt đầu với một sự kiện tối quan trọng về bổn tánh của Đức Chúa Trời. Sự kiện nầy ông đã tiếp thu từ nơi Đức Chúa Giêxu Christ.
Đây là một sự thật rất quan trọng mà quí vị phải nắm bắt nếu quí vị muốn có một sự hiểu biết chính xác về Cơ đốc giáo. Đức Chúa Trời là sự sáng.

Đây là một lẽ thật đã được thấy trong Cựu ước.

Thi thiên 27.1 – “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi”.

Thi thiên 36.9 – “Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa; Trong ánh sáng Chúa chúng tôi thấy sự sáng”.

Thi thiên 104.1-2 – “Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời tôi, Chúa thật lớn lạ kỳ". Mặc sự sang trọng và oai nghi! Chúa bao phủ mình bằng ánh sáng khác nào bằng cái áo, giương các từng trời ra như cái trại”.

Nói tới Chúa Jêsus, Êsai 49.6 chép:
“ta sẽ khiến ngươi làm sự sáng cho các dân ngoại, hầu cho ngươi làm sự cứu rỗi của ta đến nơi đầu cùng đất”.
J. Vernon McGee chỉ ra như sau: "Khi Giăng nói Đức Chúa Trời là sự sáng, ông đang chỉ ra nhiều góc cạnh về thân vị của Đức Chúa Trời".
Ông tiếp tục liệt kê ra một vài góc cạnh khác mà tôi đang muốn chia sẻ cho quí vị đây.
[J. Vernon McGee, Through the Bible with J. Vernon McGee,Volume 5, (Nashville, Thomas Nelson Publishers, 1983), p. 760].
Thứ nhứt, sự sáng nói tới sự vinh hiển, nét huy hoàng, vẽ đẹp, cùng những điều kỳ diệu của Đức Chúa Trời.

Thi thiên 19. 1 – “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm”.
Sự sáng nói tới sự vinh hiển của Ngài, dù nó chiếu ra từ các ngôi sao vào một buổi tối trời trong, mặt trời lúc mọc hay lặn, hoặc mặt trăng lúc khuyết lúc tròn!

Sự sáng cũng nói tới Đức Chúa Trời đang nhìn xem mọi sự diễn ra. Sự sáng chiếu ra để cho quí vị có thể nhìn thấy được. Đức Chúa Trời là sự sáng, vì vậy Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy rõ mọi sự.

Châm ngôn 15.3 – “Con mắt Đức Giê-hô-va ở khắp mọi nơi, Xem xét kẻ gian ác và người lương thiện”.

Louis Sperry Chafer thường nói: "Tội lỗi kín nhiệm bày ra ở đây đang mở ra công khai trên thiên đàng".

Sự sáng còn nói tới sự hướng dẫn nữa. Chúng ta sử dụng từ ngữ và hát bài ca: "TÔI NHÌN THẤY ÁNH SÁNG". Đức Chúa Trời vui thích khi ban ra sự dẫn dắt cho loài người đặc biệt trong những lúc khó khăn.

Thi thiên 32.8 – “Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi; Mắt ta sẽ chăm chú ngươi mà khuyên dạy ngươi”.

Sự sáng cũng nhắc cho chúng ta nhớ về sự tinh sạch và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Ánh sáng tinh sạch chẳng có một sự bất khiết nào hết. Sự sáng của Đức Chúa Trời không dung chịu một sự bất khiết nào hết, và Ngài là thánh khiết, biệt riêng ra đối với tội lỗi.

I Samuên 2.2 – “Chẳng ai thánh như Đức Giê-hô-va; Chẳng có Chúa nào khác hơn Ngài! Không có hòn đá nào như Đức Chúa Trời của chúng ta”.

“Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu”.
Trong thế gian nầy tính cách của sự sáng thay đổi luôn.
Chúng ta nói trời sáng ra khi trời đang mờ mờ.
Chúng ta nói trời sáng rồi,thậm chí khi có vài đám mây đang che khuất mặt trời.
Chúng ta nhìn ra bên ngoài và nói trời sáng rồi, dù khi trời đang mưa hay có tuyết rơi.
Có một ít tối tăm pha trộn với ánh sáng.
Trong mấy căn phòng nhà của chúng ta, chúng ta có ánh sáng cố định của một hai bóng đèn điện. Nếu một bóng bị đứt đi, chúng ta vẫn còn có ánh sáng, song chỉ có giới hạn thôi. Có một cấp độ tăm tối.

Sự sáng của Đức Chúa Trời không chứa một bóng tối tăm nào. Tất nhiên bóng tối tăm mà Đức Chúa Trời không có chính là bóng tối tăm của tội lỗi. Chẳng có một tội lỗi nào nơi Đức Chúa Trời cả. Chẳng có một thất bại nào nơi Đức Chúa Trời hết. Chẳng có một giới hạn nào nơi Đức Chúa Trời.

Sự sáng nầy rất rực rỡ, khi nói về thể trạng trong tương lai đời đời kia, Khải huyền 21.23 chép: “Thành cũng không cần mặt trời, mặt trăng để soi sáng; vì vinh hiển của Đức Chúa Trời chói lói cho, và Chiên Con là ngọn đèn của thành”.

SỰ KIỆN
Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu.
HƯ CẤU
I Giăng 1.6 – “Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật”.

Nếu có một điều mà hầu hết chúng ta đều không thích, đó là sự giả hình.
Một kẻ giả hình nói một đường và làm một ngã.
Một kẻ giả hình là một kẻ giả hiệu. Người ấy rất mâu thuẫn.
Và tôi có các tin tức dành cho quí vị đây. Đức Chúa Trời, rất thánh khiết, Ngài ghét sự giả hình còn hơn chúng ta ghét nữa.
Gióp 27.8 – “Dẫu kẻ ác được tài sản, Đức Chúa Trời cất lấy linh hồn nó đi”.

Có mối giao thông với Đức Chúa Trời là có một việc chung tất như nhau. Đây là một sự chia sẻ. Đây là một sự cộng tác. Đây là sự ràng buộc!
Có mối giao thông với Đức Chúa Trời, điều nầy gồm có sự cầu nguyện và ở trong Đấng Christ.

Nếu chúng ta xưng mình có mối giao thông với Đức Chúa Trời, và cứ theo thói quen sống theo cung cách tội lỗi, chúng ta đang nói dối, và không thực thi lẽ thật. Chúng ta không nói về tội lỗi thỉnh thoảng mới có, mà nói tới lối sống tội lỗi ở đây.

Có những người xưng nhận Đấng Christ, nhưng họ không thực sự tin cậy Ngài. Lối sống của họ là tối tăm.
Có những Cơ đốc nhân đã tái phạm sau khi được thay đổi, họ đang tỏ ra nhiều về cách sống tối tăm.

Quí vị đến với nhà thờ. Nếu có ai hỏi quí vị có phải quí vị là một Cơ đốc nhân không!?!, đặc biệt trong bối cảnh của nhà thờ, quí vị sẽ trả lời “phải”. Nếu quí vị nói quí vị là một Cơ đốc nhân, quí vị đang ám chỉ rằng quí vị có một mối giao thông với Đức Chúa Trời và với Đấng Christ.

Nhưng quí vị xưng nhận như thế nào ở bên ngoài nhà thờ, nó có mâu thuẫn với lời xưng nhận Cơ đốc của quí vị không?

Quí vị nói quí vị là Cơ đốc nhân, có phải quí vị đang nói dối để thoát ra khỏi mọi rắc rối hay đưa ai đó vào rắc rối chăng?

Quí vị nói quí vị là Cơ đốc nhân, nhưng quí vị đang ăn cắp những thứ không thuộc về mình hoặc bằng cách buông trôi công việc?

Quí vị nói quí vị là Cơ đốc nhân, nhưng có một hình tượng trong cuộc sống, hình tượng ấy đối với quí vị còn quan trọng cả Đức Chúa Trời. Có phải việc gì đó hay ai đó quí vị đang thờ lạy và hầu việc hơn cả Đức Chúa Trời?

Quí vị nói quí vị là Cơ đốc nhân, nhưng có phải đời sống của quí vị là một kiểu cách tư tưởng hay lối sống phi luân?

Quí vị nói quí vị là Cơ đốc nhân, nhưng có phải quí vị đang là nô lệ cho lo lắng, nghi ngờ và/hay sợ hãi?

Một lần nữa, chúng ta không nói tới loại tội lỗi thỉnh thoảng mới có nhiều cho bằng chúng ta đang nói tới loại tội lỗi theo thói quen.
Đời sống của quí vị là dối trá, là hư cấu như thế nào, vì quí vị đang ăn ở trong sự tối tăm và không làm theo lẽ thật?

SỰ KIỆN
Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu.
HƯ CẤU
I Giăng 1.6 – “Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật”.

TƯƠNG GIAO
I Giăng 1.7 – “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau”.
Tôi thích câu nầy vì đây là một câu nói của hy vọng.
Đức Chúa Trời có một chương trình tốt cho tôi và quí vị hơn một lối sống tội lỗi và giả hình.

Nếu quí vị thực sự là một Cơ đốc nhân,
Nếu quí vị đã nhìn nhận tội lỗi mình trước mặt Đức Chúa Trời
Nếu quí vị đã nhìn nhận quí vị không có một sự công bình nào hết để tự cứu lấy mình
Nếu quí vị đã tin cậy Đức Chúa Giêxu Christ chịu chết vì tội lỗi của quí vị hầu cho quí vị nhận được sự sống đời đời
Nếu quí vị đặt trọn vẹn lòng tin nơi Đấng Christ làm Cứu Chúa
Nếu, như một kết quả, Đức Chúa Trời đã thay đổi đời sống của quí vị, quí vị đã đến với sự sáng của Đức Chúa Trời rồi!

Giăng 8.12 – “Đức Chúa Jêsus lại cất tiếng phán cùng chúng rằng: Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống”.

Giăng 20.31 – “Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống”.

Nếu quí vị đã bước vào sự sáng của Đức Chúa Trời nhơn đức tin nơi Đức Chúa Giêxu Christ, quí vị cần phải bước đi trong sự sáng đó.
“Bước đi” ám chỉ một thói quen, một cung cách, một con đường sống.

Khi một người bước đi trong sự sáng của Đức Chúa Trời, người ấy đang bước đi với Đức Chúa Trời. Khi người ấy bước đi trong sự sáng của Đức Chúa Trời, người ấy hiện đang nhìn thấy các lãnh vực tăm tối trong đời sống của mình mà người phải lo xử lý với. Người ấy phải công khai tuyên xưn tội lỗi mình ra với Đức Chúa Trời, xưng nhận nó, rồi lìa bỏ nó.

Thi thiên 139.23-24 – “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi; hãy thử thách tôi, và biết tư tưởng tôi; xin xem thử tôi có lối ác nào chăng, xin dắt tôi vào con đường đời đời”.

Vì vậy, tôi phải bước đi trong sự sáng như thế nào?
Tôi tin chúng ta bước đi trong sự sáng khi chúng ta bước đi trong quyền phép hay sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, Ngài đang ngự trong chúng ta.

Êphêsô 5.9 - (vì trái của sự sáng láng ở tại mọi điều nhân từ, công bình và thành thật).
Nhân từ, công bình và thành thật là mọi dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bước đi trong sự sáng chớ không phải trong tối tăm, khi chúng ta chịu sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.

Galati 5.16 – “Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt”.

Làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt chắc chắn là đang bước đi trong sự tối tăm. Được Đức Thánh Linh dẫn dắt chắc chắn là đang bước đi trong sự sáng.

Galati 5.22-24 – “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: không có luật pháp nào cấm các sự đó. Vả, những kẻ thuộc về Đức Chúa Jêsus Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tự giá rồi”.

Bước đi trong Thánh Linh có nghĩa là nhìn nhận sự thật chúng ta bị đóng đinh trên thập tự giá với Đấng Christ. Chúng ta phải chấp nhận sự thật khi Đấng Christ chịu chết tại đồi Gôgôtha, chúng ta đã chết với Ngài. Chúng ta đã chết với tội lỗi vì vậy chúng ta không còn phải hầu việc tội lỗi nữa. Chúng ta phải kết án tử xác thịt cùng với mọi tư dục của nó.

Thế thì chúng ta bước đi trong Thánh Linh như thế nào? Bước đi trong Thánh Linh là đồng nghĩa với việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh khi chúng ta xưng nhận mọi tội lỗi đã biết của mình.

Chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh khi chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời làm cho chúng ta được đầy dẫy với Thánh Linh của Ngài.
Luca 11.13 – “Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài!”

Chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh khi chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện của chúng ta.
Mác 11.24 – “Bởi vậy ta nói cùng các ngươi: Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi”.

Khi chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh, chúng ta đang bước đi trong Thánh Linh, dưới sự dẫn dắt của Ngài.
Khi chúng ta bước đi trong Thánh Linh, chúng ta đang bước đi trong sự sáng.

Và, theo tiểu đoạn Kinh Thánh của chúng ta, khi chúng ta bước đi trong sự sáng, chúng ta đang có mối giao thông với nhau. Chúng ta đang có mối giao thông với ai ở đây? Chúng ta đang có mối giao thông với Đức Chúa Trời!

Câu 6 ám chỉ tới việc có mối giao thông với Đức Chúa Trời, câu 7 cũng ám chỉ như thế!
Khi chúng ta nhờ Đức Thánh Linh mà tắm mình trong sự sáng của Đức Chúa Trời, chúng ta đang có mối giao thông, chúng ta đang ràng buộc với, chúng ta có mối tương giao với Đức Chúa Trời!

TƯƠNG GIAO
I Giăng 1.7 – “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.

THA THỨ
Câu 7 – “và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.
Sự sáng bày tỏ ra tội lỗi.
Khi chúng ta bước đi trong sự sáng, ánh sáng sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy tội lỗi.
Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng ra rõ ràng đối với chúng ta khi chúng ta bước đi trong ánh sáng của Thánh Linh Ngài.

Chúng ta sẽ không được tự do ở ngoài tội lỗi cho tới chừng nào vào trong thiên đàng.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhận biết tội lỗi.
Khi chúng ta xưng ra tội lỗi đó với Đức Chúa Trời, huyết của Chúa Jêsus sẽ cứ giữ việc tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội.

HUYẾT MÀ CHÚA JÊSUS ĐÃ ĐỔ RA VÌ TÔI
HÃY TRỞ LẠI VỚI ĐỒI GÔGÔTHA,
HUYẾT ẤY BAN CHO TÔI SỨC LỰC
TỪ NGÀY NẦY QUA NGÀY KIA -
HUYẾT ẤY KHÔNG HỀ MẤT QUYỀN NĂNG CỦA NÓ
HUYẾT ẤY CHẢY LÊN NGỌN NÚI CAO NHẤT;
HUYẾT ĐÓ CHẢY XUỐNG TRŨNG THẤP NHẤT.
HUYẾT ẤY BAN CHO TÔI SỨC LỰC
TỪ NGÀY NẦY QUA NGÀY KIA -
HUYẾT ẤY KHÔNG HỀ MẤT QUYỀN NĂNG CỦA NÓ.
[Andrae Crouch, Copyright 1984 by Manna Music, Inc.]

Chúng ta có ơn tha thứ khi chúng ta bước đi trong sự sáng.
SỰ SÁNG ĐANG CHIẾU RA!
SỰ KIỆN
Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu.
HƯ CẤU
I Giăng 1.6 – “Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật”.
TƯƠNG GIAO
I Giăng 1.7 – “Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau”.
THA THỨ
Câu 7 – “và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.
***

I Giăng 1:1-2: "Có Thực Đối Với Quí Vị Không?"



1 Giăng 1.1-2
CÓ THỰC ĐỐI VỚI QUÍ VỊ KHÔNG?

Khi tôi còn nhỏ, có vài loại biểu diễn trên vô tuyến truyền hình:
 Hài kịch Beverly Hillbillies và Tôi Yêu Lucy
 Chương trình biểu diễn đa dạng như Perry Como và Ed Sullivan.
 Những điều thần bí như Perry Mason và Hawaii Five – 0
 Miền Tây Hoang Dã như Bonanza và Gun Smoke
 Chương trình thiếu nhi như Three Stooges và Howdy Doody
 Hoạt hình như Flintstones và Jetsons
 Kịch như Ngôi Nhà Nhỏ Trên Thảo Nguyên và Dallas
 Trò chơi như “Giá phải trả”, và Trại Tập Trung
 Nhạc kịch như “Khi thế giới thay đổi”.

Ngày nay có thể loại biểu diễn mới trên truyền hình. Loại nầy gồm có các chương trình như sau:
 Người sống sót
 Anh cả
 Hiệp sĩ
 Cô gái độc thân
 Người học việc
 Joe trung bình
 Nhà từ thiện
 Yếu tố sợ hãi
 Các chương trình biểu diễn khác.

Những chương trình biểu diễn nầy, có chương trình tôi rất ít xem được gọi là “Thực Tại Truyền hình”. Họ dự trù cho quí vị thấy điều chi đang có thật!

Nhưng tôi hỏi quí vị, điều chi là thực khi đi đến một Đảo hoang để ăn thứ đồ ăn kỳ lạ và đối mặt với những côn trùng và các loài thú nguy hiểm?
Điều chi là thực khi tranh đua với 9 người khác để làm việc cho Donald Trump?
Điều chi là thực khi có những con côn trùng ghê tởm bò khắp cơ thể của quí vị, hay sự sống của quí vị gặp nguy hiểm khi chơi những trò nguy hiểm chết người?
Điều chi là thực khi tranh đua với 9 người khác để có được một “cô bé xinh xinh”?
Mặc dù có người xem giải trí trên truyền hình như thực, hầu hết mọi chuyện chẳng có gì là thực hết. Hầu hết chúng ta sẽ không tìm được mình trong cùng những trạng huống đã được vạch ra trên TV.

Cơ đốc giáo ở nước Mỹ đang chịu khổ từ một vấn đề tương tự.
Cơ đốc giáo được thể hiện không thực bởi những người nhận mình là Cơ đốc nhân.
Đôi khi đó là một hành động.
Đôi khi đó là kết quả của một nhận định sai về Cơ đốc giáo.
Đôi khi đó là hành động đạo đức giả, nói một việc, còn làm là một việc khác.
Đôi khi đó là kết quả của người muốn sống tốt hơn, song không biết làm cách nào sống tốt hơn.
Nhiều Hội Thánh đang ở trong chỗ rối rắm vì Cơ đốc nhân sống không thực.

Warren Wiersbe – “Muốn điều chi là thực và tìm ra điều chi là thực là hai việc khác nhau. Giống như một đứa trẻ đang ăn kẹo bông tại đám xiếc, có nhiều người mong cắn cái gì đó là thực song lại kết thúc với cái miệng chẳng có chi hết. Họ đã phung phí nhiều năm tháng vô ích để đi tìm thực tại. Đây là chỗ mà thư tín thứ nhứt của sứ đồ Giăng bước vào. Đã được viết ra cách đây nhiều thế kỷ, thư tín nầy xử lý với một lẽ đạo còn hiệu lực cho đến đời đời: “sự sống thực” [Warren Wiersbe].
Sau khi nghiên cứu thư tín I Giăng, giống như đưa cái đầu mình vào lò lửa vậy, nhưng mọi lẽ thật trong quyển Sách nầy sẽ giúp cho quí vị biết chắc rằng Cơ đốc giáo của quí vị là thực.

Sáng nay, khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu sách nầy, chúng ta muốn tra xét hai câu đầu tiên.
I Giăng 1.1-2 – “Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống; vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi”.

Có ba việc ở đây là thực đối với sứ đồ Giăng.
Thắc mắc là, phải chăng chúng là thực đối với quí vị?

GIĂNG BƯỚC VÀO, QUÍ VỊ CÓ BƯỚC VÀO KHÔNG?
GIĂNG ĐÃ KINH NGHIỆM, QUÍ VỊ CÓ KINH NGHIỆM CHƯA?
GIĂNG ĐÃ BÀY TỎ RA, QUÍ VỊ CÓ BÀY TỎ RA KHÔNG?

GIĂNG BƯỚC VÀO, QUÍ VỊ CÓ BƯỚC VÀO KHÔNG?

“Điều có từ trước hết” có thể đưa hết thảy chúng ta quay trở lại với cõi quá khứ đời đời, nơi Chúa Giêxu tồn tại trước khi lập nền thế gian. Tuy nhiên, tôi tin rằng Giăng đang đưa chúng ta trở lại với phần bắt đầu chức vụ của Đức Chúa Giêxu Christ ở trên đất.

Đây là phần khởi đầu của thế giới sự sống.
Chúng ta nghĩ tới Chúa Giêxu là “Ngôi Lời”.
Giăng 1.1-2 – “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời”.

Tuy nhiên, trong câu nầy, “Lời” có lẽ đề cập tới sứ điệp. Đây là sứ điệp nói tới sự sống.
Theo câu 2, sự sống đời đời đã ở với Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng ta thấy.
Đức Chúa Giêxu Christ là sự sống.
Đức Chúa Giêxu Christ là sự sống đời đời.
Có một thời điểm khi Giăng cùng các sứ đồ khác bước vào Sứ điệp nói tới Sự Sống hay Tin Lành của Đức Chúa Giêxu Christ.

Làm ơn trở lại với Giăng 1.
Giăng Báp tít đã giảng đạo. Ông đã tự giới thiệu mình là người tiền khu của Chúa Giêxu.
Giăng 1.26-27 – “Giăng trả lời: Về phần ta, ta làm phép báp tem bằng nước; nhưng có một Đấng ở giữa các ngươi mà các ngươi không biết. Ấy là Đấng đến sau ta, ta chẳng đáng mở dây giày Ngài”.

Qua ngày sau, sau khi đưa ra câu nói nầy Giăng đã xác định Chúa Giêxu là Đấng Mêsi.

Giăng 1.29-30 – “Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi. Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta”.

Qua ngày sau, một việc đặc biệt đã xảy ra.
Giăng 1.35-37 – “Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình; nhìn Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời! Hai môn đồ nghe lời đó, bèn đi theo Đức Chúa Jêsus”.
Hai môn đồ của Giăng Báptít, họ đã khởi sự đi theo Chúa Giêxu là Anhrê và người kia là sứ đồ Giăng.
Trong ngày đó họ đã bước vào Tin Lành của Chúa Giêxu.
Anhrê công bố với anh mình là Phierơ, trong Giăng 1.41: “Chúng ta đã gặp Đấng Mê-si (nghĩa là Đấng Christ)”.

Giăng lúc ban đầu đã bước vào Lời Sự Sống.
Ông đã tìm được Đấng Mêsi, Cứu Chúa của mình, là Đức Chúa Giêxu Christ.
Giăng đã bước vào sự sống vì ông đặt đức tin mình nơi một Đấng, Đấng ấy chính là sự sống đời đời.
“Chiên Con của Đức Chúa Trời”, Chúa Giêxu, đã chịu chết vì mọi tội lỗi của Giăng và của quí vị và của tôi nữa! Ngài không chết luôn mà đã sống lại ra khỏi sự chết, bày tỏ chính mình Ngài ra là Đấng có sự sống đời đời.

I Côrinhtô 15.3-4 – “Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh”.

Giăng đã bước vào. Còn quí vị thì sao?
Phải chăng có một thời điểm đặc biệt trong đời sống của quí vị khi quí vị đặt đức tin mình và lòng tin cậy nơi Đức Chúa Giêxu Christ là Đấng đã chịu chết thay cho quí vị để ban cho quí vị sự sống đời đời và sự tha tội?
Quí vị có tin theo hay tin cậy, hay đặt toàn bộ gánh nặng của mình lên Chúa Giêxu là Cứu Chúa của quí vị không?

Giăng 3.36 – “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó”.

Quí vị đặt đức tin mình nơi Đấng Christ vào lúc nào?
Quí vị có thể nói ra thời điểm, và tôi không có ý nói tới ngày và giờ, mà đúng hơn nói tới kinh nghiệm trong đó quí vị đã thực thi sự đầu phục đối với Đấng Christ kìa?
Nếu quí vị không dám chắc mình đã đặt lòng tin cậy nơi Đấng Christ, thì hay nhất là phải biết chắc rồi bước vào bởi đức tin nơi “Lời Sự Sống”.
GIĂNG BƯỚC VÀO, QUÍ VỊ CÓ BƯỚC VÀO KHÔNG?
GIĂNG ĐÃ KINH NGHIỆM. QUÍ VỊ CÓ KINH NGHIỆM CHƯA?

“Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống”.

Giăng đã nghe giảng Lời sự sống.
Khi Chúa Giêxu giảng Bài Giảng Trên Núi, Giăng đã nghe.
Khi Chúa Giêxu nói ra các thí dụ như con chiên lạc mất, đồng tiền lạc mất và đứa con lạc mất, Giăng đã nghe.
Khi Chúa Giêxu chỉnh các ý tưởng không đúng của các sứ đồ, Giăng đã nghe.
Khi Chúa Giêxu đối diện với người Pharisi về sự giả hình của họ, Giăng đã nghe.
Khi Chúa Giêxu dạy dỗ các môn đồ, Giăng đã nghe.
Chúng ta không được ơn nghe Chúa Giêxu phán dạy nghe thấy được hôm nay.
Nhưng Chúa Giêxu đã sai phái các môn đồ Ngài rao giảng.

Mathiơ 28.18-20 – “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”.

Hãy chú ý sự rao giảng mà Chúa Giêxu kêu gọi chúng ta, là các môn đồ Ngài, phải rao giảng không những để cho người ta được cứu rỗi, mà còn làm cho họ được tấn tới nữa, dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi:

Cũng hãy chú ý, là Chúa Giêxu đã ban cho những người được ơn để giúp cho Hội Thánh nầy tấn tới sự trưởng thành nữa.

Êphêsô 4.11-15 – “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ, cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhơn, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ. Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc, nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ”.

Đức Chúa Trời đã ban cho những người được ơn rao giảng để chúng ta nghe hầu cho chúng ta được tấn tới!
Giăng đã nghe. Nhưng quí vị có nghe chưa? Tôi không có ý nói là nhà truyền đạo đã nói lớn đủ nghe đâu. Tôi muốn nói, có phải quí vị đang lắng nghe mọi điều người của Đức Chúa Trời đã nói khi người rao giảng Lời Đức Chúa Trời không? Có phải quí vị đang tìm cách nắm bắt Lời ấy, có hiểu rõ Lời ấy chưa? Hay quí vị lui đi vì cớ thế giới nhỏ bé của quí vị?

Rao giảng Lời Đức Chúa Trời không phải là ý kiến của tôi hay ý kiến của hàng trăm ngàn nhà truyền đạo và các giáo sư Kinh Thánh từng đi trước tôi. Rao giảng Lời Đức Chúa Trời là ý muốn của Đức Chúa Trời. Ý muốn ấy muốn quí vị phải lắng nghe bất luận nhà truyền đạo hay vị giáo sư Kinh Thánh là ai khi người rao giảng lẽ thật!

Và cho phép tôi hỏi quí vị một điều. Vì nhà truyền đạo đang tìm cách truyền đạt Lời Đức Chúa Trời và vì dân sự đang tìm cách lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời, đừng xao lãng. Nên đứng dậy và rời khỏi chỗ nếu đấy là chuyện cần thiết.

“Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy,

Giăng đã thấy gì với đôi mắt của ông?
 Ông đã thấy một người được dòng xuống từ ngả mái nhà. Ông đã thấy Chúa Giêxu chữa lành và tha tội cho người đó.
 Ông đã thấy Chúa Giêxu làm cho kẻ mù được sáng mắt và người què đi được.
 Ông đã thấy đứa bé gái 12 tuổi, con trai của người đờn bà goá, và Laxarơ hết thảy đều sống lại từ kẻ chết.
 Ông đã thấy Chúa Giêxu cho 5.000 người ăn với 5 cái bánh và 2 con cá.
 Ông đã thấy Chúa Giêxu quở biển im lặng, và trong một trường hợp khác đi bộ trên mặt biển.
 Ông đã thấy sự hoá hình của Chúa Giêxu.
 Ông đã thấy Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá.
 Ông đã thấy Chúa sống lại.
 Ông đã thấy Chúa Giêxu thăng thiên về Trời.
Và từ ngữ “thấy” có nghĩa là “thấy với sự hiểu rõ”.
Giăng đã thấy mọi sự nầy và hiểu rõ chúng.
Quí vị có thể thấy cùng các phép lạ đó và nhiều nữa.
Phải, quí vị có thể nhìn thấy cùng các phép lạ đó khi quí vị mở quyển Kinh Thánh ra rồi đọc lấy!
Chúng ta không thấy đủ về Chúa Giêxu và nắm bắt Chúa Giêxu vì chúng ta không dành thì giờ để mở quyển Sách nầy ra rồi nhìn xem Chúa Giêxu!
Và khi quí vị nhìn xem quyển Sách, hãy phấn đấu để hiểu rõ mình đang đọc cái gì!?! Tôi đề nghị với quí vị bắt đầu với phần mà tôi gọi là “Lời cầu nguyện của Độc Giả Kinh Thánh”, Thi thiên 119.18 – “Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa”.

Tôi và nhiều người khác đã để ý, chúng tôi vốn chẳng hiểu chi về Kinh Thánh! Cơ đốc nhân ngày nay không biết tới những câu chuyện quen thuộc trong Kinh Thánh, vì họ không xem qua các lẽ thật sâu sắc của Đức Chúa Trời. Hêbơrơ 5.12 chép: “Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc”.

“Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm

Ngắm ở đây có nghĩa là ‘thấy, chú ý, nhìn ngắm với sự suy gẫm’.
Giăng và các sứ đồ khác đã dành thì giờ để tán thưởng mọi điều họ đã trông thấy. Họ ngắm theo cách chăm chú. Họ có lòng kính sợ trước mọi điều họ đã trông thấy.

Có thực như vậy đối với quí vị khi quí vị đọc Kinh Thánh không? Quí vị có chăm chú xem chăng? Quí vị có suy gẫm những gì quí vị đang xem thấy không?
Có phải quí vị đang có lòng kính sợ đối với Lời của Đức Chúa Trời không?

“Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống;

Chúa Giêxu là thực đối với Giăng.
Giăng đã nhận lãnh cái chạm của Chúa Giêxu.
Giăng đã học biết nương vào lòng của Chúa Giêxu tại bữa tiệc thánh.
Nương như thế giống như ông đã đặt hai bàn tay mình vào các dấu đinh của Chúa Giêxu vậy.

Chúa Giêxu là thực đối với Giăng. Có phải Ngài là thực đối với quí vị không?
Tôi biết quí vị chưa đặt bàn tay của mình vào dấu đinh đâm thủng bàn tay hoặc chưa nương dựa vào lòng của Ngài.
Nhưng có phải Ngài là thực đối với quí vị vì quí vị suy gẫm luôn về Ngài, vì quí vị hay nói luôn về Ngài, vì quí vị để cho Ngài cai quản đời sống của quí vị?
Chúng ta càng nhận biết sự hiện diện của Đấng Christ trong đời sống chúng ta, Ngài sẽ càng thực đối với chúng ta.
Philíp 1.21 – “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy”.

GIĂNG BƯỚC VÀO, QUÍ VỊ CÓ BƯỚC VÀO KHÔNG?
GIĂNG ĐÃ KINH NGHIỆM. QUÍ VỊ CÓ KINH NGHIỆM CHƯA?
GIĂNG ĐÃ BÀY TỎ RA. QUÍ VỊ CÓ BÀY TỎ RA KHÔNG?
(vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi).

Giăng đã bày tỏ kinh nghiệm của ông cho nhiều người khác biết.
Sự sống, Chúa Giêxu đã bày tỏ ra.
Giăng đã nhìn xem Chúa Giêxu.
Giăng đã rờ đến Chúa Giêxu.
Giăng đã được thay đổi bởi Chúa Giêxu.

Giăng và các môn đồ khác đều là những chứng nhân về mọi điều họ đã xem thấy.
Họ cũng là nhân chứng cho sự sống đời đời.
Sự sống đời đời được gói ghém trong một thân vị đời đời, là Đức Chúa Giêxu Christ.
Ngài đã ở với Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Con.
Và Ngài đã bày tỏ ra cho Giăng và các vị Sứ đồ khác.
Giăng 1.14 – “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha”.

Giăng đã bày tỏ cho nhiều người khác biết mọi điều bản thân ông đã kinh nghiệm.
Quí vị đã kinh nghiệm Chúa Giêxu chưa?
Nếu thực vậy, quí vị có một bổn phận phải chia sẻ với người khác những gì quí vị đã nhìn thấy nơi Chúa Giêxu.

Darrell W. Robinson – “Cách đây vài năm có ước lượng cho rằng một ngàn nhân sự và sáu vị Mục sư đưa dẫn một người đến với Đấng Christ. Cũng có ước lượng rằng 95% Cơ đốc nhân hôm nay chưa hề dẫn một linh hồn đến với Đấng Christ. Đây là sự đảo ngược chiến lược của Chúa Giêxu trong công cuộc truyền giáo của Tân ước. Các khuynh hướng nầy phải thay đổi nếu thế giới của chúng ta được chạm đến, và là bằng chứng cho thấy họ đang thay đổi.

“Đọc thấy những điều nghiên cứu của George Barna tỏ ra thì thật là khích lệ. Truyền giáo giữa cá nhân với nhau đang sống động và hiển nhiên. Trong năm qua, hơn 60 triệu người lớn (một phần ba dân số) xưng nhận mình đã chia sẻ mọi niềm tin tôn giáo của họ với hy vọng rằng người được chia sẻ sẽ tiếp nhận Đức Chúa Giêxu Christ làm Cứu Chúa cho riêng họ. Người nào chia sẻ đức tin của họ thường chẳng có ai tin theo cả. Trung bình, các nhân sự chia sẻ với một người mỗi tháng”.

“Niềm hy vọng chạm đến thế giới của chúng ta với Tin lành phải khai thác các nguồn lực sẵn có trong Hội Thánh. Mỗi Hội Thánh đều có một đội quân nhân sự với một sức mạnh làm chứng hiệu quả xuyên thấu cộng đồng của nó” [Darrell W. Robinson]
Còn quí vị thì sao? Lần cuối quí vị cố gắng chia sẻ đức tin mình với ai đó là lúc nào?
Lần cuối cùng quí vị tìm cách mời gọi ai đó đến nhà thờ hay Lớp Trường Chúa Nhật là lúc nào?
Lần cuối cùng quí vị xin Đức Chúa Trời ban cho quí vị một cơ hội làm chứng là lúc nào?

Khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu Thực Tại Cơ Đốc Giáo trong thư tín I Giăng, chúng ta thấy ba việc thực của sứ đồ Giăng.
Chúng có thực đối với quí vị không?

GIĂNG BƯỚC VÀO, QUÍ VỊ CÓ BƯỚC VÀO KHÔNG?
GIĂNG ĐÃ KINH NGHIỆM. QUÍ VỊ CÓ KINH NGHIỆM CHƯA?
GIĂNG ĐÃ BÀY TỎ RA. QUÍ VỊ CÓ BÀY TỎ RA KHÔNG?
“Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống; vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi”.
***

Hêbơrơ 1:1-3: "Đức Chúa Con Đáng Kính Sợ"



Hêbơrơ 1.1-3
ĐỨC CHÚA CON ĐÁNG KÍNH SỢ
(Đây là một bài học đầy đủ với những câu hỏi có tính cách nghiên cứu)
NGHIÊN CỨU SÁCH HÊBƠRƠ #1
 Chúng ta thường nghe từ “kính sợ” theo tiếng mẹ đẻ ngày nay.
 Một vài việc nào chúng ta nghe người ta gọi là đáng “kính sợ”?
 Từ ngữ “kính sợ” có ý nghĩa như thế nào?
 Hãy tra xét định nghĩa của tự điển về “kính sợ”, và quí vị sẽ đến với phần kết luận rằng thực sự chẳng có nhiều thứ được gọi là đáng “kính sợ” đâu!
Một nhân vật có thể sống xứng đáng với từ được mô tả là “đáng kính sợ” chính là Con của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Giêxu Christ. Trong Hêbơrơ 1.1-3 chúng ta thấy rằng Ngài thực sự rất đáng kính sợ.
TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU SÁCH HÊBƠRƠ?
 Sách nầy là phần mô tả thật cảm động về Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta, là Con Đức Chúa Trời và là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta.
 Đây là một quyển sách nói về sự cảnh cáo.
 Đây là một quyển sách nói về sự khích lệ.
 Đây là một quyển sách nói về đức tin.
 Đây là một quyển sách dạy chúng ta biết về Cựu ước cũng như Tân ước.
 Đây là một quyển sách chỉ cho chúng ta thấy điều gì là “tốt hơn”.
PHẦN GIỚI THIỆU
 Tác giả sách Hêbơrơ là tác giả vô danh.
 Trong câu 1 Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã phán dạy trong quá khứ.
 Đức Chúa Trời phán dạy ai?
 Đức Chúa Trời phán bằng các phương thức nào?
 Câu 2 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời phán dạy qua Con Ngài.
 Đâu là sự khác biệt giữa Đức Chúa Trời phán dạy qua một vị tiên tri và qua Con của Ngài?
 Tại sao Đức Chúa Trời phán dạy qua Con của Ngài có chất lượng hơn?
1. ĐỨC CHÚA GIÊXU CHRIST LÀ KẺ KẾ TỰ MUÔN VẬT – Câu 2
 Kẻ kế tự là gì?
 Làm sao Đức Chúa Trời có một kẻ kế tự được, có phải Ngài sẽ chẳng chết chăng?
 Đọc Thi thiên 2.6-9, Philíp 2.8-11, Khải huyền 2.11-15, I Côrinhtô 15.24-28.
2. ĐỨC CHÚA GIÊXU CHRIST LÀ ĐẤNG TẠO HOÁ – Câu 2
Giăng 1.1-3 – “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài”.
Côlôse 1.16 – “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả”.
 Khi Kinh Thánh phán rằng Chúa Giêxu đã dựng nên thế gian, chắc chắn là “có nhiều thời kỳ”.
 Chúa Giêxu không những dựng nên thế gian, mà còn dựng nên thời gian, năng lực, không gian và vật chất. Toàn bộ vũ trụ đều được Ngài dựng nên.
 Điều nầy có tầm quan trọng như thế nào với chúng ta trong mối quan hệ với việc sống đời sống Cơ đốc?
3. ĐỨC CHÚA GIÊXU CHRIST LÀ SỰ CHÓI SÁNG CỦA VINH HIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI - Câu 3
 Đấng Christ là sự “chói sáng” của vinh hiển Đức Chúa Trời.
 Chúa Giêxu chiếu sáng sự vinh hiển Đức Chúa Trời như thế nào?
 Sự sáng láng nầy giúp đỡ cho chúng ta là những Cơ đốc nhân như thế nào?
4. ĐỨC CHÚA GIÊXU CHRIST LÀ SỰ TỎ RA HÌNH ẢNH THÂN VỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Câu 3
 Ngài là sự “tỏ ra chính xác” Đức Chúa Trời.
 Chúa Giêxu phán với Philíp: “Nếu ngươi đã thấy Ta, tức là ngươi đã thấy Cha!” Giăng 14.9
 Côlôse 1.15 – “Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được…”
 Giăng 1.14 – “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha”.
 Khi tỏ ra hình ảnh của thân vị Đức Chúa Trời cho chúng ta, đâu là sự quan trọng của Đấng Christ?
5. ĐỨC CHÚA GIÊXU CHRIST NÂNG ĐỠ MUÔN VẬT – Câu 3
 Hầu hết chúng ta đều đã nhìn thấy các nghệ sĩ chuyên tung hứng. Nghệ sĩ tung hứng ném vài vật lên khoảng không và cứ giữ chúng trong sự họ điều khiển. Đôi khi họ cứ tung hứng, đồng thời lại giữ cơ thể họ cân bằng trên một vật gì đó, và thân người họ quay vòng vật đó. Các nghệ sĩ tung hứng có thể tạo ra sự ngạc nhiên một cách tuyệt đối.
Ngài nâng đỡ muôn vật bởi lời quyền phép của Ngài.
Côlôse 1.17 – “Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài”.
 Nâng đỡ muôn vật, có bao gồm cả đời sống của chúng ta không? Nếu thực vậy, điều nầy có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?
6. ĐỨC CHÚA GIÊXU CHRIST LÀM CHO TỘI LỖI CHÚNG TA ĐƯỢC SẠCH – Câu 3
 Khi nào, ở đâu, tại sao, và làm thế nào Chúa Giêxu làm sạch tội lỗi chúng ta?
 Tại sao việc làm sạch tội nầy là quan trọng chứ?
7. ĐỨC CHÚA GIÊXU CHRIST ĐANG NGỒI BÊN HỮU TAY ĐỨC CHÚA TRỜI – Câu 3
 Ngay bây giờ Chúa Giêxu đang ngồi ở một chỗ danh dự, quyền phép. Ngài chỉ chờ đợi cho tới chừng Đức Chúa Cha phán đã đến lúc phải hành động mà thôi. Khi ấy Ngài sẽ tái lâm.
Thi thiên 110.1 – “Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chơn cho ngươi”.
 Chúa Giêxu đang làm gì bên tay hữu của Đức Chúa Trời?
Hêbơrơ 4.15-16 – “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng”.
Hêbơrơ 7.24-25 – “Nhưng Ngài, vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy”.
I Giăng 2.1-2 – “Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa”.
***

Hêbơrơ 13:7, 17: "Tôi Cần Sự Giúp Đỡ Của Quí Vị"



Hêbơrơ 13.7, 17
TÔI CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA QUÍ VỊ
1. Sau mấy trăm năm vị Mục sư trọn vẹn được tìm thấy. Ông ấy là một trưởng lão Hội Thánh, là người vừa lòng mọi người.
2. Ông rao giảng đúng 20 phút rồi ngồi xuống.
3. Ông xét đoán tội lỗi, song không hề dẫm lên chân của ai khác.
4. Ông làm việc từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm, làm đủ mọi thứ từ giảng dạy đến quét dọn.
5. Ông thu nhập 400USD một tuần, dâng 100USD cho nhà thờ mỗi tuần, dùng một chiếc xe hơi đời mới nhất, mua thật nhiều sách, mặc loại quần áo hảo hạng, và có một gia đình rất xinh xắn.
6. Ông luôn luôn đứng, sẵn sàng đóng góp cho bất kỳ một lý tưởng nào hay đẹp khác, ông cũng thường giúp đỡ cho những kẻ ăn xin, là những người ở đâu đó đi ngang qua ghé vào nhà thờ.
7. Ông đã được 36 tuổi, và đã giảng đạo 40 năm.
8. Ông cao người, hay mặc quần sọt, và đẹp trai.
9. Ông có đôi mắt màu xanh hay màu nâu, (thích ứng với cơ hội) có mái tóc chẻ làm hai – bên trái, màu đen và thẳng, bên phải, màu nâu và dợn sóng.
10. Ông có một sự khao khát nóng cháy muốn cộng tác với thanh niên, và để nhiều thì giờ ra với các công dân thượng hạng.
11. Ông mĩm cười luôn luôn trong khi giữ bộ mặt hơi nghiêm, nhơn đó người ta thấy ông lúc nào cũng kỉnh kiền.
12. Ông thực hiện mỗi ngày 15 cú điện thoại cho các tín đồ trong Hội Thánh, để toàn bộ thì giờ của mình truyền đạo cho người chưa tin Chúa, và người ta luôn luôn thấy ông đang nghiên cứu Kinh Thánh.
Không may, ông đã ra ngoài tự thiêu và qua đời ở tuổi 32. (Nguồn vô danh, www.bible.org/illus/p-q/p-q-16.htm#TopOfPage).
James A. Scott - "Mục sư là người cung ứng cho hội chúng chỉ những gì họ muốn, đôi lúc dẫn dắt họ vào một chiều cao mới. Nếu Môise nghe theo hội chúng rồi chìu theo họ, dân Israel đã quay trở lại Ai cập và cứ chịu làm nô lệ. Một vị Mục sư có sự hiện thấy là người có thể lay động và khiến cho dân sự phải chạy theo lý tưởng của Đấng Christ" (Leadership, Vol. 16, no. 2. Bible Illustrator).
"Ôi lạy Chúa, hãy cho phép con rao giảng với sự sốt sắng vì mọi điều Đấng Christ đã làm, chớ không phải vì những gì đoàn dân đông suy nghĩ ...vì sự cứu rỗi chúng ta đang có, chớ không phải vì nhóm mà chúng ta đang có. Xin sử dụng con, lạy Chúa, không phải vì đây là thì giờ dành cho sứ điệp, mà vì Ngài đã ban cho con một sứ điệp cho thì giờ nầy" [Leadership, Vol. 12, no. 1. Bible Illustrator].
James Street - "Một vị Mục sư cần tài ứng xử của một nhà ngoại giao, cần sức lực của Samson, cần sự kiên nhẫn của Gióp, cần sự khôn ngoan của Solomon – và cần một cái bao tử gang thép" [ Christian leader, 1903-1954. Men of Integrity, Vol. 1, no. 1].
Martin Luther - "Chức vụ của chúng tôi là một Mục sư thuộc ân điển và ơn cứu rỗi. Chức vụ ấy đưa tới cho chúng ta nhiều gánh nặng và công việc, nguy hiểm và sự thử thách, với ít phần thưởng hay sự biết ơn từ người thế gian. Nhưng chính mình Đấng Christ sẽ là phần thưởng của chúng ta nếu chúng ta làm việc cách trung tín" [Leadership, Vol. 9, no. 1 Bible Illustrator].
Tôi cần sự giúp đỡ của quí vị. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một đặc ân lớn và một trách nhiệm lớn bằng cách kêu gọi tôi trở thành Mục sư của quí vị. Tôi muốn nói cho quí vị biết rằng tôi là Mục sư trọn vẹn, thế nhưng tôi không phải thế đâu. Tôi muốn nói cho quí vị biết rằng tôi vô tội, thế nhưng tôi không phải thế đâu. Tôi muốn nói cho quí vị biết rằng tôi chẳng cần ai giúp đỡ, nhưng tôi đang cần giúp đỡ đây.
Sáng nay tôi muốn chia sẻ cho quí vị một số trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho một vị Mục sư, như đã được tỏ ra trong Hêbơrơ 13.7&17. Tiếp đến, tôi muốn chia sẻ với quí vị hai phương thức mà quí vị có thể giúp đỡ. Một rất rõ ràng và một có thể làm cho quí vị ngạc nhiên đấy.
Trong phân đạon Kinh Thánh của chúng ta, có 5 trách nhiệm của Mục sư được nhắc đến.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình:
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI KHAI TRÌNH – dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em..
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
Tác giả sách Hêbơrơ rõ ràng đang đề cập tới các vị lãnh đạo trong Hội Thánh, những vị Mục sư hay Trưởng lão, họ đã qua đời rồi.
Hãy chú ý ý định của Đức Chúa Trời, ấy là sẽ có những người lãnh đạo hay dẫn dắt trong Hội Thánh.
Khi Phaolô và Banaba tiếp tục chuyến hành trình truyền giáo thứ nhứt mà họ đã lui đi, hầu cho họ có thể chỉ định các nhà lãnh đạo, hay các nhà dẫn dắt trong từng Hội Thánh.
Công vụ Các Sứ Đồ 14.21-23 – “Khi hai sứ đồ đã rao truyền Tin Lành trong thành đó, và làm cho khá nhiều người trở nên môn đồ, thì trở về thành Lít-trơ, thành Y-cô-ni và thành An-ti-ốt, giục các môn đồ, vững lòng, khuyên phải bền đổ trong đức tin, và bảo trước rằng phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời. Khi hai sứ đồ khiến lựa chọn những trưởng lão trong mỗi Hội thánh, cầu nguyện và kiêng ăn xong, thì dâng các người đó cho Chúa là Đấng mình đã tin đến”.
I Timôthê 5.17 – “Các trưởng lão khéo cai trị Hội thánh thì mình phải kính trọng bội phần, nhứt là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ”.
Tôi muốn quí vị chú ý một sự việc. Mục sư là một trong các vị lãnh đạo trong Hội Thánh. Luôn luôn có hơn một trưởng lão trong Hội Thánh. Trong Hội Thánh của chúng ta, chúng ta có ba vị trưởng lão bên cạnh Mục sư chủ toạ, còn có thêm các vị chấp sự, trị sự, họ hầu việc trong Ban Trị Sự Hội Thánh.
I Phierơ 5.1-3 – “Tôi gởi lời khuyên nhủ nầy cho các bậc trưởng lão trong anh em, tôi đây cũng là trưởng lão như họ, là người chứng kiến sự đau đớn của Đấng Christ, và cũng có phần về sự vinh hiển sẽ hiện ra: hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm, chẳng phải quản trị phần trách nhậm chia cho anh em, song để làm gương tốt cho cả bầy”.
Phierơ đang nói cho chúng ta biết:
Trưởng lão lo chăn bầy mà Đức Chúa Trời đã giao.
Trưởng lão hết lòng lo chăn bầy của Đức Chúa Trời.
Trưởng lão không phải chăn bầy vì tiền bạc.
Trưởng lão không phải là một kẻ độc tài, mà là một tấm gương.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
Những vị Mục sư trong sách Hêbơrơ đã truyền đạt Lời của Đức Chúa Trời.
Mục sư ơi, nếu ông thực sự là người của Đức Chúa Trời, ông được Đức Chúa Trời chọn để nói thay cho Đức Chúa Trời.
Đây là một trách nhiệm đáng kính! Một trách nhiệm mà tôi e sợ, có nhiều lúc tôi đã xem nhẹ trách nhiệm đó.
Phaolô nói với Timôthê trong II Timôthê 4.2 – “hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi”.
 Một vị Mục sư cần phải rao giảng Ngôi Lời. Ông không rao giảng sứ điệp riêng của mình, mà lo rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời. Và khi Lời của Đức Chúa Trời không nằm ở trọng tâm của một bài giảng, tôi lấy làm lo.
 Mục sư cần phải sửa soạn để cung ứng đồ ăn cho đúng thì. Mục sư cần phải sửa soạn dù ông phải rao giảng cho một ngôi nhà đầy ắp người, hay cho một ít người trung tín.
 Mục sư cần phải biết quở trách – Nghĩa là ông cần phải chỉ ra và thuyết phục người ta về tội lỗi.
 Mục sư cần phải biết khiển trách – Ông cần phải làm cho người ta xấu hổ, họ cần phải nhìn thấy những tình trạng kinh khủng mà họ đang ở trong đó.
 Mục sư cần phải biết khuyên bảo – Không những ông biết quở trách và khiển trách, mà ông còn biết khích lệ, yên ủi và gây dựng người ta.
 Mục sư cần phải kiên trì – với sự nhẫn nại và giữ lấy đạo.
 Mục sư cần phải dạy dỗ – dạy đạo
Giảng đạo quan trọng như thế nào?
Tuần báo The British Weekly đã cho in ấn bức thư có tính cách châm chọc cách đây mấy năm như sau:
"Thưa ông: Dường như các vị Mục sư cảm thấy bài giảng của họ là rất quan trọng và họ đã để ra nhiều thời gian để sửa soạn chúng. Tôi đã đi nhà thờ rất đều đặn trong 30 năm và có lẽ đã nghe qua 3.000 bài trong số đó. Trước sự sửng sốt của tôi, tôi khám phá ra mình không thể nhớ được một bài nào hết. Tôi lấy làm lạ không biết thì giờ của vị Mục sư để ra cho việc khác chắc là có lợi hơn hay không?"
Trong nhiều tuần lễ, một cơn bão phản ứng đã xảy đến sau đó ... sau cùng đã kết thúc bằng bức thư nầy: "Thưa ông: Tôi đã lập gia đình trong 30 năm trời. Trong suốt thời gian ấy tôi đã dùng 32.850 bữa ăn – hầu hết là do vợ tôi nấu. Thình lình tôi khám phá ra mình không thể nhớ thực đơn của từng bữa ăn. Và rồi ... tôi có ấn tượng ngay lập tức rằng không có các bữa ăn đó, tôi sẽ bị đói mà chết từ lâu rồi" [John Schletewitz, Poway, California. Leadership, Vol. 6, no. 2].
Giảng đạo quan trọng như thế nào?
I Côrinhtô 1.18 – “Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại; song về phần chúng ta, là kẻ được cứu chuộc, thì cho là quyền phép của Đức Chúa Trời”.
Nói thẳng ra, giảng đạo là trách nhiệm làm cho nhiều người nam người nữ được dạy dỗ về các vụ việc của Đức Chúa Trời.
II Timôthê 2.1-2 – “Vậy, hỡi con, hãy cậy ân điển trong Đức Chúa Jêsus Christ mà làm cho mình mạnh mẽ. Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác”.
Những người trung tín cần phải được đào tạo để họ có thể lãnh đạo.
Những người trung tín cần phải được đào tạo để họ có thể đào tạo những người trung tín khác.
Và trong khi một vị Mục sư chịu trách nhiệm dạy dỗ mọi người, có sự vùa giúp sẵn có cho ông. Những người nữ lớn tuổi, tin kính trong Hội Thánh phải dẫn dắt những phụ nữ trẻ tuổi hơn.
Tít 2.3-5 – “Các bà già cũng vậy, phải có thái độ hiệp với sự thánh; đừng nói xấu, đừng uống rượu quá độ; phải lấy điều khôn ngoan dạy bảo; phải dạy đờn bà trẻ tuổi biết yêu chồng con mình, có nết na, trinh chánh, trông nom việc nhà; lại biết ở lành, vâng phục chồng mình, hầu cho đạo Đức Chúa Trời khỏi bị một lời chê bai nào”.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
Như tôi đã nói ở trên, các vị Mục sư được đề cập tới ở đây có lẽ đã qua đời rồi. Vì lẽ đó, độc giả của thơ Hêbơrơ cần phải nhớ đức tin của các vị Mục sư nầy và kết quả của phương thức họ đã sinh sống.
Một vị Mục sư phải thực hành đức tin mà mình đang rao giảng.
Một vị Mục sư phải sống theo đường lối mà ông đang bảo hội chúng của mình phải sống theo.
Điều nầy chẳng dễ dàng chút nào. Hãy cầu thay cho các vị Mục sư mà quí vị quen biết kể cả vị Mục sư nầy.
Ward Kimball tốt nghiệp trường Mỹ thuật vào năm 1934 khi ông được Walt Disney thuê làm việc ở dự án mới nhất ở phòng vẻ của ông ta, phim hoạt hình Bạch Tuyết. Kimball đã lao động trong 240 ngày và nhiều đêm để làm cho hoạt cảnh 4 phút rưỡi được sống động trong đó mấy chú lùn bày tỏ ra tình cảm của họ dành cho Bạch Tuyết bằng cách nấu cháo cho nàng ăn. Sau khi Kimball hoàn tất xong phần việc của mình, ông được gọi đến văn phòng của Disney.
Disney nói: “Tôi không biết phải nói sao với anh, vì tôi rất thích hoạt cảnh ấy. Nhưng chúng ta phải cắt bỏ hoạt cảnh đó ra khỏi phim. Hoạt cảnh ấy làm xáo trộn chuyện phim” [Today in the Word, July, 1995, p. 34 http://www.bible.org/illus/p-q/p-q-89.htm#TopOfPage].
Chúng ta là những vị Mục sư cần phải biết chắc rằng chúng ta không làm xáo trộn câu chuyện nói về Chúa Giêxu, bởi dân sự sẽ lệch lạc với tình trạng trước sau không như một của chúng ta.
I Timôthê 4.12 – “Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ”.
I Timôthê 4 có một câu khác yên ủi và khích lệ tôi. Câu nầy đoan chắc với Mục sư rằng nếu ông trung tín trong hai lãnh vực, ông sẽ có một đời sống thành công.
I Timôthê 4.16 – “Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con; phải bền đỗ trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu”.
Thứ nhứt, Mục sư cần phải giữ chính bản thân mình.
Ông cần phải phấn đấu để được hiệp nghi với Đức Chúa Trời.
Ông cần phải phấn đấu để sống thật vâng phục.
Ông cần phải phấn đấu để sống trong quyền phép của Đức Thánh Linh.
Ông cần phải phấn đấu để tránh né tội lỗi.
Ông cần phải phấn đấu để đồng đi với Đức Chúa Trời.
Thứ hai, Mục sư cần phải lưu ý luôn về đạo lý của mình, phải chú về sự dạy dỗ của mình. Mục sư cần phải để thì giờ ra trong sự nghiên cứu, phải biết chắc mình đang sẵn sàng để rao giảng và dạy dỗ. Đối với Mục sư nầy thường thì bốn lần một tuần, hai buổi thờ phượng sáng chiều, Lớp Trường Chúa Nhật, và Buổi Nhóm Cầu Nguyện.
Đức Chúa Trời phán, nếu Mục sư chú ý đời sống và sự dạy riêng của mình, ông sẽ được thành công!
Là thuộc viên trong hội chúng, quí vị có quyền hạn và trách nhiệm xem xét đời sống của Mục sư.
Đặc biệt là đức tin của ông, và kết quả của đời sống ông.
Khi xem xét đời sống của vị Mục sư, khi nhìn vào cách ứng xử của ông, không phải để cho quí vị chỉ trích, mà để cho quí vị học đòi theo.
Hãy nhìn vào cách ứng xử của Mục sư trong những lúc khó khăn.
Hãy nhìn vào gia đình của Mục sư, mặc dù nhận biết rằng không một gia đình nào là trọn vẹn.
Hãy nhìn vào hôn nhân của Mục sư và cách thức ông đối xử với vợ của mình.
Hãy nhìn vào phương thức Mục sư xử lý công việc của mình.
Hãy quan sát xem cách Mục sư xử lý với những thất bại và tội lỗi của ông. Có phải ông thực sự ăn năn không? Liệu ông sẽ cáo lỗi và sửa ngay lại mọi việc khi ông làm mất lòng dân sự chăng?
Và khi quí vị nhìn vào mọi điều nầy, làm ơn đừng tìm kiếm sự trọn vẹn, hãy để ý đến sự tấn tới!
Giống như từng người khác, tôi cũng có những tì vít. Nếu quí vị cảm thấy có một phương thức mà tôi chưa sống theo các đòi hỏi nầy, làm ơn nói cho tôi biết, vì tôi muốn sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
Trong câu 7, có lẽ tác giả đang đề cập tới những vị lãnh đạo đã qua đời rồi. Trong câu 17 ông đang nhắc tới những vị còn đang sống.
Khi tôi viết ra sứ điệp nầy trong ngày Thứ Sáu, tôi thấy mới mẻ với tầm quan trọng của mệnh đề “các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em”
Một viên cảnh sát và một nhân viên cứu hoả để ý tới sinh mạng của dân chúng, như đã được tỏ ra bởi các anh hùng mà chúng ta đã nhìn thấy trong thảm hoạ Trung Tâm Thương Mại Thế Giới. Họ có mặt ở đó để canh chừng mạng sống cho nhiều người.
Chúng ta có các bác sĩ và y tá chung quanh, họ có sự thách thức của việc trông chừng sinh mạng của chúng ta. Họ đang ra sức giữ gìn hoặc làm cho chúng ta được khoẻ mạnh.
Một nhân viên bảo vệ ở hồ bơi kia đang trông chừng những người đang bơi trong hồ.
Đức Chúa Trời bão chúng ta trong phân đoạn nầy rằng một vị Mục sư đang tỉnh thức linh hồn của nhiều người.
Một linh hồn sống cho đến đời đời.
Một linh hồn sống cho đến đời đời trong thiên đàng hay trong địa ngục.
Vì vậy, một Mục sư trước tiên lo làm cho nhiều linh hồn được tỉnh thức, hầu cho họ sẽ đạt tới mức nhận biết Đức Chúa Giêxu Christ làm Cứu Chúa.
Một Mục sư cũng biết rõ từng Cơ đốc nhân sẽ đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ và trả lời về cách sống của mình trong vai trò một Cơ đốc nhân. Ông mong mọi việc đều được tốt cho người ấy.
Vì vậy Mục sư cần phải tỉnh thức!
II Timôthê 4.5 – “Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ”.
Mục sư cần phải để ý tới sự tấn tới về mặt thuộc linh của Cơ đốc nhân.
Mục sư cần phải để ý Cơ đốc nhân không được lệch lạc.
Mục sư cần phải để ý xem Cơ đốc nhân xử lý với tội lỗi trong đời sống mình như thế nào!?!
Mục sư cần phải để ý làm cho Cơ đốc nhân tỉnh thức, không rơi vào chỗ ngã lòng và thối lui.
Mục sư cần phải làm cho Cơ đốc nhân tỉnh thức, hầu cho người trở nên mọi sự mà Đức Chúa Trời muốn người phải trở thành.
Mục sư để ý tỉnh thức Cơ đốc nhân về cung cách sống của họ.
Mục sư để ý khi lắng nghe Cơ đốc nhân trình bày.
Mục sư làm cho người ta tỉnh thức khi ông dạy dỗ và rao giảng Lời của Đức Chúa Trời.
Mục sư thức tỉnh khi ông cầu nguyện.
I Phierơ 4.7 – “Sự cuối cùng của muôn vật đã gần; vậy hãy khôn ngoan tỉnh thức mà cầu nguyện”.
Có một sự đòi hỏi cho từng thuộc viên của hội chúng.
Từng thuộc viên của hội chúng cần phải vâng phục những kẻ dẫn dắt linh hồn mình.
Vâng theo và phục theo Lời Đức Chúa Trời đã được rao giảng ra rất là quan trọng.
Nếu Mục sư dạy dỗ chính xác Lời của Đức Chúa Trời, sự dạy dỗ, chức năng lãnh đạo của ông sẽ được người ra bắt chước theo.
Tại sao vậy?
Vì Mục sư đang tỉnh thức linh hồn của anh em!
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI KHAI TRÌNH – dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em..
Mục sư sẽ khai trình về chức vụ của ông và được ban thưởng.
Nhưng theo phân đoạn nầy, Mục sư cũng trình thưa về những người mà ông chăn dắt.
Theo một ý nghĩa, Mục sư khai trình ngay bây giờ, lúc ông cầu nguyện.
Đôi khi ông cầu nguyện với sự vui mừng.
Đôi khi ông cầu nguyện với sự buồn rầu.
Tuy nhiên, tôi tin rằng bản tường trình thật sẽ đến tại Ngôi Phán Xét của Đấng Christ. Chính tại đó mà phần thưởng sẽ được ban ra.
II Côrinhtô 5.10 – “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt”.
Nếu các vị Mục sư quí vị biết sẽ tường trình vui mừng về quí vị, thì có phước cho quí vị đấy.
Nếu Mục sư quí vị biết tường trình với sự đau buồn, điều nầy chẳng có phước cho quí vị đâu.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI KHAI TRÌNH – dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em..
Hãy nhìn xem các trách nhiệm của Mục sư, Tôi cần quí vị giúp đỡ.
Thứ nhứt, lời cầu xin quá rõ ràng. Làm ơn cầu thay cho tôi để tôi sẽ trở thành vị Mục sư mà Đức Chúa Trời muốn tôi phải trở thành.
Thứ hai, làm ơn để cho tôi giúp đỡ cho quí vị.
Cho phép tôi dạy dỗ quí vị.
Cho phép tôi dẫn dắt quí vị.
Hoặc, cho phép tôi nhìn thấy quí vị đã được đào tạo.
Quí vị càng tham dự những buổi thờ phượng, quí vị càng để cho tôi dẫn dắt quí vị hay nhìn thấy quí vị được đào tạo.
Sự dự phần của quí vị trong các khoá huấn luyện của những người nam người nữ sẽ giúp đỡ rất nhiều cho quí vị.
Tôi đang tỉnh thức linh hồn của anh em. Xin giúp tôi làm công việc ấy sao cho thật mỹ mãn.

MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NHÀ DẪN DẮT – Hãy nhớ những người dẫn dắt mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT ĐẠI BIỂU – đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI NÊU GƯƠNG TỐT – hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ.
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM – hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy: bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em,
MỤC SƯ CỦA QUÍ VỊ LÀ MỘT NGƯỜI KHAI TRÌNH – dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em..
***

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Hêbơrơ 2:5-9: "Quí Vị Nhìn Xem Ai?"



Hêbơrơ 2.5-9 Căn đều Hai bên
QUÍ VỊ NHÌN XEM AI?

Một trong những ân tứ thuộc thể quan trọng nhất mà chúng ta có được từ Đức Chúa Trời là khả năng nhìn xem của chúng ta. Khả năng nhìn rất quan trọng và rất là kỳ diệu. Chúng ta nhìn thấy mọi vẽ đẹp của thiên nhiên và vẽ đẹp của những người thân yêu của chúng ta. Chúng ta nhìn thấy con đường để chúng ta có thể lái xe vào đó, chúng ta nhìn thấy thức ăn để chúng ta có thể nấu nướng, và chúng ta nhìn thấy công việc để chúng ta có thể lo làm nó.
Tuy nhiên, cái nhìn thường trổi hơn cái nhìn về mặt thuộc thể. “Nhìn” thực sự là điều cho thấy chúng ta hiểu được hay nắm bắt được. Khi chúng ta thực sự “nhìn” một vật gì đó, có nghĩa là chúng ta hiểu rõ vật đó hoạt động như thế nào hay tại sao người ta làm việc mà họ đang làm. Cái nhìn thực sự phải gồm cả sự hiểu thấu được bên trong sự vật!
Đức Chúa Trời luôn luôn muốn rằng cái nhìn của chúng ta phải trổi hơn phần thuộc thể mà xâm nhập vào lãnh vực thuộc linh. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhìn xem mọi sự việc có liên quan tới Ngài và về Ngài.
Thật dễ có cái nhìn nghèo nàn về mặt thuộc thể, nhưng rất phong phú về mặt thuộc linh.
Khi người ta muốn nhìn thấy về mặt thuộc thể họ phải có ánh sáng. Khi người ta muốn nhìn thấy về mặt thuộc linh, họ phải có sự sáng. Đức Chúa Trời đã cung ứng cho chúng ta sự sáng để nhìn thấy qua Con của Ngài. Giăng 8.12
Khi quí vị muốn nhìn thấy về mặt thuộc linh, Chúa Giêxu đã sai Thánh Linh Ngài đến cùng chúng ta để ngự vào lòng những ai tin cậy Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của họ. Giăng 16.12-14
Một trong những công cụ mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời dùng để hướng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật, là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta càng nhìn xem Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta càng có nhiều sự thông sáng về mặt thuộc linh.
Sáng nay chúng ta xây sang sách Hêbơrơ. Đây là Sách trong Kinh Thánh nói tới những việc “tốt hơn”. Trong mấy câu chúng ta đọc sáng nay, Hêbơrơ 2.5-9, tác giả đang chỉ ra cho chúng ta thấy Chúa Giêxu thì tốt hơn các thiên sứ. Ông cũng cho chúng ta thấy ba việc mà chúng ta cần phải xem thấy, nếu chúng ta muốn có sự thông sáng về thuộc linh.
Câu 5 – Một trong những lẽ đạo có tính cách tuần hoàn trong sách Hêbơrơ là tính siêu việt của Đấng Christ. Trong chương 1, Chúa Giêxu được chỉ ra là rất siêu việt. Đây là một trong những phương thức cho thấy Ngài là siêu việt đối với các thiên sứ, là những tôi tớ thuộc thể linh của Đức Chúa Trời. Sau phần cảnh cáo ngắn chúng ta đừng để bị lôi cuốn về mặt thuộc linh ở các câu 1-4, tác giả thơ Hêbơrơ trở lại với lẽ đạo siêu việt của Đấng Christ đối với hàng thiên sứ.
Trong câu 5 chúng ta biết rằng sự trị vì thế gian hầu đến sẽ không đặt dưới quyền cai trị của hàng thiên sứ nữa. Tất nhiên, thế gian hầu đến sẽ được đặt dưới sự tể trị của Đức Chúa Con. Nhưng rất quan trọng cho quí vị khi thấy rằng Đức Chúa Con là một con người. Ngài vừa là Trời vừa là Người.
Tại sao điều nầy là quan trọng chứ? Làm ơn hiểu cho rõ tầm quan trọng của việc Chúa Giêxu là một con người.
NHÌN THẤY Ý ĐỊNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Các câu 6 - 8a
Câu 6 – Tác giả thơ Hêbơrơ đang trưng dẫn Kinh Thánh. Địa chỉ phần trưng dẫn không quan trọng đối với tác giả thơ Hêbơrơ khi ông viết mặc dù rõ ràng là ông biết rõ phải tìm phần ấy ở đâu. Chắc chắn đây là một dẫn chứng từ Thi thiên 8.
David lấy làm kinh ngạc nơi sự nhơn từ của Đức Chúa Trời dành cho con người. Và nếu quí vị suy nghĩ về sự nhơn từ đó, ấy chỉ vì sự nhơn từ của Đức Chúa Trời mà mọi người còn tồn tại. Nhưng Đức Chúa Trời không dừng lại ở chỗ dựng nên con người. Chính cái địa vị mà Ngài ban cho con người mới là điều đáng kinh ngạc!
Các câu 7 – 8a –- Con người được dựng nên thấp kém hơn thiên sứ một chút. Con người thấp kém hơn thiên sứ một chút như thế nào?
Thiên sứ là những hữu thể thuộc linh, họ có nhiều tự do để đi đó đi đây. Mặc dù có phương diện thuộc linh nơi con người, con người có tâm linh, con người chủ yếu là một hữu thể vật lý.
Thế nhưng Đức Chúa Trời đội cho con người sự vinh hiển và tôn trọng. Con người có sự vinh hiển và tôn trọng ưu việt hơn từng sanh vật khác. Sáng thế ký 2.7, 1.27
Sáng thế ký 1.26 – “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất”.
Ý định của Đức Chúa Trời ngay từ lúc sáng thế là con người sẽ cai trị đất.
NHÌN THẤY Ý ĐỊNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
NHÌN THẤY SỰ KHÔNG THẬN TRỌNG CỦA CON NGƯỜI – Câu 8b
Hêbơrơ 2.8 – “Và đặt mọi vật dưới chơn người. Đức Chúa Trời đã khiến mọi vật phục Đức Chúa Jêsus như vậy; thì chẳng để cho một vật nào chẳng phục Ngài; song hiện nay chúng ta chưa thấy mọi vật phục Ngài”.
Ý định của Đức Chúa Trời là con người sẽ cai trị đất. Rõ ràng là trong lúc nầy con người chưa cai trị.
Nếu con nai chúng ta săn bắt chịu thần phục con người, thì chẳng có gì phải “tranh cãi” nữa. Thật là dễ cho chúng ta làm quen với một con nai đực có sừng thật nhiều nhánh.
Nếu loài thú hoang dã chịu thần phục con người, Roy, trong gánh xiếc nổi tiếng kia, sẽ không bị cọp vồ.
Rồi khi đến với nông nghiệp, vì chúng ta gieo giống, nhổ cổ và trúng mùa, không có một bảo đảm nào cho một vụ mùa trọn vẹn! Nếu chúng ta thực sự nắm quyền trên đất, muôn vật sẽ phát triển cách kỳ diệu bất cứ lúc nào.
Và con người khi đang nắm quyền trên đất, họ không phải làm một việc gì nặng nhọc về phương diện sinh thái. Thường thì con người không cai trị đúng đắn, gây ra sự ô uế và thậm chí sự hủy diệt các loài vật khiến cho chúng không còn tồn tại hay gần như không còn tồn tại nữa.
Con người rõ ràng chưa cai trị đất hôm nay.
Ý định của Đức Chúa Trời là con người đã cai trị.
Điều chi đã xảy ra?
Đức Chúa Trời đã ban cho con người một điều luật cơ bản. Sáng thế ký 2.15-17
Con người đã vi phạm điều luật cơ bản của Đức Chúa Trời – Sáng thế ký 3.1-6
Vì vậy con người đã phá hỏng điều luật đó. Khi con người bất tuân Đức Chúa Trời, họ mất đi quyền quản trị ở trên đất. Sáng thế ký 3.17-19, 23-24
Con người, qua Ađam đã mất đi vương quốc của mình. Và con người tệ hại, qua Ađam mất đi linh hồn mình. Sự chết đã bước vào thế gian qua tội lỗi của Ađam. Sự chết theo phần xác đã bước vào qua Ađam và sự chết thuộc linh đã bước vào qua Ađam. Giống như Ađam, chúng ta đã phạm tội.
Vì cớ tội lỗi, chúng ta không còn có quyền quản trị đất nữa. Vì cớ tội lỗi, chúng ta không còn có quyền được sự sống đời đời.
Ồ, chúng ta không ăn trái cấm, nhưng chúng ta đã thất bại không hết lòng, hết linh hồn và hết ý yêu mến Giêhôva Đức Chúa Trời của chúng ta. Chúng ta không ăn trái cấm nhưng chúng ta đã nghe theo mọi sự cám dỗ hư ảo của ma quỉ phải nói dối, trộm cắp, lừa đảo, lường gạt và bày ra cơn giận bất công. Êxêchiên 18.4
Nói theo con người, chúng ta không còn có hy vọng gì nữa. Vì cớ chúng ta không thận trọng, không những chúng ta đánh mất quyền quản trị của mình trên đất, mà còn đánh mất chính sự sống của mình nữa!
NHÌN THẤY SỰ CAN THIỆP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – Câu 9
Hêbơrơ 2.9 – “Nhưng Đức Chúa Jêsus nầy, mà đã ở dưới các thiên sứ một chút, chúng ta thấy Ngài, vì sự chết Ngài đã chịu được đội mão triều vinh hiển tôn trọng. Ấy vậy, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus đã vì mọi người nếm sự chết”.
Từ đầu tiên trong câu nầy là từ mà tôi gọi là từ “nhưng” phước hạnh.
Con người đã phá hỏng điều luật cơ bản. Sự con người không thận trọng là điều không thể tha thứ được. Cần phải có hình phạt bởi vì con người đã phá hỏng điều luật cơ bản! Người đã làm buồn lòng Đức Chúa Trời. Quí vị đáng bị hình phạt vì quí vị đã phá hỏng điều luật đó! Quí vị đã làm buồn lòng Đức Chúa Trời.
Chữ “nhưng” phước hạnh xây chúng ta ra khỏi chỗ không thận trọng của con người mà khiến chúng ta nhìn thấy sự can thiệp của Đấng Christ.
Nhưng chúng ta hãy nhìn xem Chúa Giêxu!
Nói con người được dựng nên thấp kém hơn thiên sứ một chút là một việc, còn nói rằng Chúa Giêxu được dựng nên thấp kém hơn thiên sứ là một việc khác.
Vì Chúa Giêxu đã được dựng nên thấp kém hơn thiên sứ, đây là một sự hạ thấp rõ ràng. Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời! Giăng 1.1-2
Và tại sao Chúa Giêxu phải bị thấp hơn thiên sứ một chút? Ngài bị hạ thấp hơn thiên sứ một chút để Ngài có thể chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Philíp 2.6-8
Chúa Giêxu đã nếm sự chết vì quí vị, hầu cho quí vị được sống. Ngài đã trả giá cho tội lỗi của quí vị. Ngài muốn sự tin cậy của quí vị. Nếu quí vị chỉ tin rằng Ngài đã chịu chết cho quí vị, Ngài sẽ ban cho quí vị ơn tha thứ và sự sống đời đời. 1 Giăng 5.11-12
Nhưng còn đất thì sao?
Con người quản trị là đúng theo ý định của Đức Chúa Trời. Đấng Christ là một con người, là Người-Trời.
Nhờ sự chết của Ngài vì cớ tội lỗi, Ngài đã kiếm lại được cho con người quyền quản trị đất. Ngài được tôn cao bằng sự vinh hiển và tôn trọng.
Chúa Giêxu sẽ tái lâm trên đất và dựng nên Nước của Ngài. Một lần nữa Nước của Ngài sẽ có con người quản trị đất. Êsai 11.6-9
Nhờ Chúa Giêxu, con người sẽ trị vì trên đất.
Thế nhưng còn quí vị và tôi thì sao?
Chúng ta sẽ làm gì khi Chúa Giêxu trị vì?
Chúng ta sẽ đồng trị với Ngài! Khải huyền 5.9-10, 2.26
Quí vị có thấy Chúa Giêxu là Đấng đã chịu chết vì quí vị không? Quí vị có tin cậy Chúa Giêxu làm Cứu Chúa của quí vị không?
Nếu quí vị tin, quí vị đang sống trong một địa vị đáng trượng lắm đó.
Một ngày kia, quí vị sẽ đồng trị với Ngài!
Có phải quí vị đang hành xử giống như một nhà quản trị trong tương lai không? Có phải quí vị đang hành xử giống như một con cái của Đức Chúa Trời? Có phải quí vị nhận thức, hiểu biết địa vị của mình đủ để sống như nhà vua mà quí vị sẽ trở thành không?
Theo một ý nghĩa thì Nước của quí vị còn nằm trong tương lai. Quí vị sẽ trị vì với Đấng Christ. Theo một ý khác, Nước của quí vị đang hiện hữu ngay bây giờ. Là con cái của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự đắc thắng trong đời nầy.
Roma 6.10-14
***

Hêbơrơ 2:1-4: "Bỏ Neo Chưa?"



Hêbơrơ 2.1-4
BỎ NEO CHƯA?

Hãy tưởng tượng việc câu cá của quí vị xem. Quí vị đã lái chiếc thuyền máy đi câu vào một con lạch gần bờ biển California. Quí vị tìm một địa điểm tốt, rồi bỏ neo xuống. Nhưng khi quí vị câu cá, các ngọn gió và sóng lớn xô đẩy đã nhấc chiếc neo lên khỏi đáy biển. Khi quí vị tập trung vào việc câu cá, chiếc thuyền của quí vị khởi sự trôi về hướng các vầng đá trên bờ biển. Trong lúc câu, thình lình quí vị ngước mắt nhìn lên và khám phá ra mình đã trôi đi hàng mấy trăm thước cách chỗ thả neo và quí vị đang ở gần với tai hoạ thuyền đang lao vào mấy vầng đá kia. Sự việc nầy đã xảy ra cho Mục sư R. Kent Hughes. [R. Kent Hughes, Preaching the Word, Hebrews Volume 1, (Crossway Books, Good News Publishers, Wheaton, Illinois, 1993) p. 48].
Vậy thì đâu là vấn đề? Mục sư Hughes đã tưởng rằng ông đã bỏ neo rồi, nhưng đã chễnh mãng không chú ý. Ông không tìm cách cho trôi thuyền. Ông không ra sức hướng thuyền về mấy rặng đá kia. Ông không tìm cách rời khỏi chỗ mà ông tưởng mình đã bỏ neo. Sóng lớn và gió hầu như đã làm hết cho ông mọi việc đó.
Chúng ta là những Cơ đốc nhân, hay chúng ta nghĩ chúng ta là Cơ đốc nhân đều có một vấn đề tương tự. Chúng ta nghĩ chúng ta biết Đấng Christ là Cứu Chúa của chúng ta. Chúng ta có lẽ thật của Cơ đốc giáo cùng mọi sự mà Cơ đốc giáo cung cấp. Chúng ta thấy mình đã bỏ neo rồi. Nhưng chúng ta không thực hành Cơ đốc giáo của chúng ta theo cách mà chúng ta đáng phải thực hành. Chúng ta không hoạt động trong mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ. Chúng ta khởi sự trôi giạt đi, và chúng ta thường không nhận biết như thế, cho tới khi những cơn gió giật cùng các lượn sóng lớn đưa chúng ta hướng về tai hoạ riêng. Chúng ta mới hoảng hốt và thấy rằng chúng ta đã trôi giạt xa khỏi Chúa. Chúng ta không có sự gần gũi với Ngài như chúng ta từng có trước đây.
Khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu sách Hêbơrơ sáng nay, chúng ta thấy lời cảnh cáo đầu tiên trong năm lời cảnh cáo mà tác giả thơ Hêbơrơ đã cung ứng cho chúng ta. Ông dạy chúng ta về tính siêu việt của Đấng Christ trong chương 1. Đấng Christ là sứ giả tốt hơn với sứ điệp tốt hơn, Ngài có chức vụ tốt hơn ở bên tay hữu của Đức Chúa Trời, và Ngài tốt hơn các thiên sứ.
Tác giả thơ Hêbơrơ thình lình thôi không giảng trong một phút để ứng dụng vào đời sống chúng ta những gì ông mới vừa nói. Giống như ông đang nói trong Hêbơrơ 2.1-4: “Quí vị nói rằng quí vị đã bỏ neo rồi trong sự cứu rỗi. Tốt hơn là quí vị phải biết chắc hơn là đã bỏ neo nữa”. Trong mấy câu nầy, tôi thấy:
MỘT SỰ THÁCH THỨC
MỘT LỜI CẢNH CÁO
MỘT SỰ TRUYỀN ĐẠT
MỘT SỰ KHẲNG ĐỊNH
MỘT SỰ THÁCH THỨC
Hêbơrơ 2.1 – “Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng”.
Có lẽ quí vị biết ngay lúc nầy khi quí vị nhìn thấy từ ngữ “vậy nên” quí vị cần phải biết “phải làm gì!” trong chỗ ‘vậy nên’ đó.
Trong chương 1 Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã phán với chúng ta qua Con của Ngài.
 Con Ngài là kẻ kế tự muôn vật.
 Con Ngài dựng nên thế gian.
 Con Ngài là sự chói sáng của sự vinh hiển, và là hình bóng của bổn thể Ngài,
 Con Ngài …lấy lời có quyền phép nâng đỡ muôn vật, Con Ngài …làm xong sự sạch tội,
 Con Ngài …ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao;
 Con Ngài tốt hơn hàng thiên sứ.
 Con Ngài một ngày kia cai trị trong sự công bình.
 Con Ngài đã dựng nền đất; và các từng trời cũng là công việc của tay Chúa (câu 10)
 Con Ngài sống đời đời và vì lẽ đó có thể ban cho chúng ta sự sống đời đời.
 Con Ngài, là Con mà Đức Chúa Cha đã phán:…Hãy ngồi bên hữu ta, cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch làm bệ dưới chơn ngươi?
Vì hết thảy mọi điều nầy là sự thực nơi Đức Chúa Con, chúng ta bị thách thức …“Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe”.
Càng phải giữ vững lấy điều mình đã nghe có nghĩa là phải “Chú Ý” cho thật kỹ càng.
Khi quí vị nói chuyện với ai đó và tâm trí của họ chú vào một việc khác như bóng đá hay vở nhạc kịch lãng mạn, quí vị có thấy thú vị không?
Khi quí vị cố gắng dạy dỗ con cái mình điều chi đúng sai, thì sự dạy ấy đi từ lỗ tai nầy sang lỗ tai khác, quí vị có thấy thú vị không?
Khi quí vị giải thích cho ai đó cách làm một sự việc và họ lại làm theo cách ngược lại và vì quí vị không chịu lưu ý, điều đó có thú vị không?
Đức Chúa Trời có đẹp lòng với con cái Ngài hay không khi chúng chẳng chịu chú ý đến Ngài là Đấng Toàn Năng chứ?
 Ngài bảo chúng ta đừng sợ, nhưng chúng ta có chịu chú ý không?
 Ngài bảo chúng ta làm chứng, nhưng chúng ta có chú ý không?
 Ngài bảo chúng ta phải chịu báptêm, nhưng chúng ta có chú ý không?
 Ngài bảo chúng ta phải đi nhóm đều đặn, nhưng chúng ta có chú ý không?
 Ngài bảo chúng ta phải đọc và học thuộc lòng Kinh Thánh, nhưng chúng ta có chú ý không?
 Ngài bảo chúng ta phải trông đợi sự tái lâm của Con Ngài, nhưng chúng ta có chú ý không?
 Ngài bảo chúng ta phải sống những đời sống tin kính, nhưng chúng ta có chú ý không?
 Ngài bảo chúng ta phải đầu phục hết lòng đối với Đấng Christ nếu chúng ta muốn được cứu, nhưng chúng ta có chú ý không?
Điều chi xảy ra nếu chúng ta không chịu chú ý?
“Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng”.
Theo Louis H. Evans Jr., cụm từ “e kẻo trôi lạc chăng” có thể dùng theo nghĩa bóng trong tiếng Hy lạp bằng nhiều cách khác nhau.
 “Trôi lạc” có thể giống như hiện tượng bốc hơi. Những vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời mà chúng ta không chịu chú ý đến, chúng từ từ bốc hơi ra khỏi đời sống chúng ta.
 “Trôi lạc” có thể giống như một chỗ rò rỉ chậm chạp, nhỏ từng giọt, nhỏ từng giọt, nhỏ từng giọt, cho tới chừng không còn chi nữa.
Evans nói: “Lẽ thật nhỏ từng giọt ra khỏi tâm trí có thể là từ từ thiếu kỷ luật, hoặc không phân minh vì hoạt động của lý trí không đủ đối với sự hiểu biết”.
 “Trôi lạc” cũng có thể nói tới việc bị lôi cuốn đi, như chúng ta đã nói trong phần mở đầu của bài giảng nầy. Nếu chúng ta không chịu chú ý phải bỏ neo trong Đấng Christ, chúng ta sẽ trôi giạt như một chiếc thuyền không có bỏ neo hay cột neo lại.
[Louis H. Evans Jr., The Communicator’s Commentary Vol. 10, Hebrews, Lloyd G. Ogilvie, General Editor, (Word Books, Waco Texas, 1985), pp. 66-67].
Vậy, đâu là vấn đề?
Không những chúng ta phải tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta còn phải chú ý để vâng theo nữa.
Không những chúng ta phải tin rằng nhà truyền đạo đang rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta còn phải chú ý để vâng theo nữa.
Không những chúng ta phải tin Chúa Giêxu trong lý trí mình, chúng ta còn phải tương giao từ lòng đến lòng với Ngài bằng cách ở trong Ngài!
Sự thách thức, ấy là phải “chú ý”, e chúng ta để cho những việc mà chúng ta đã nghe “trôi đi” chăng!?!
MỘT SỰ THÁCH THỨC
MỘT LỜI CẢNH CÁO
Hêbơrơ 2.2 – “Vì nên lời thiên sứ rao truyền đã vững chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi”.
Ở một phương thức nào đó, hàng thiên sứ dính dáng vào việc ban bố luật pháp trên Núi Sinai. Họ dính dáng vào việc ban bố Mười Điều Răn cùng các điều răn khác nữa.
Galati 3.19 – “Vậy thì làm sao có luật pháp? luật pháp đã đặt thêm, vì cớ những sự phạm phép, cho tới chừng nào người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã hứa cho; luật pháp được ban ra bởi mấy thiên sứ và truyền ra bởi một người trung bảo”.
Công Vụ các Sứ Đồ 7.53 – “các ngươi đã nhận luật pháp truyền bởi các thiên sứ, nhưng không giữ lấy!...”
Bây giờ, theo Hêbơrơ 2.2 lời nầy được truyền đạt qua hàng thiên sứ là chắc chắn.
Ngôi Lời là sau cùng hết! Ngôi Lời được xem như luật pháp!
Và khi Luật pháp sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi.
Nếu một người ăn cắp, người ấy sẽ bị hình phạt.
Nếu ai đó giết người, người ấy sẽ bị trừng phạt.
Nếu một người phạm thượng chống nghịch Đức Chúa Trời, người ấy sẽ bị trừng phạt.
Và thường thì trong trường hợp phạm thượng và giết người, tội ấy sẽ bị trừng phạt bằng sự chết!
Giờ đây nếu lời được truyền đạt bởi các thiên sứ đến từ Đức Chúa Trời là quan trọng đến nỗi sự phán xét không nhân nhượng sẽ được bày ra cho kẻ vi phạm, tác giả thơ Hêbơrơ tiếp tục nói trong câu 3: “mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?”
Tôi nhìn thấy chữ quan trọng ở đây là “trễ nải”.
Chúng ta rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ai đó trễ nải không lo chăm sóc gia đình của họ.
Chúng ta lấy làm buồn rầu khi một sinh viên trễ nải không chịu lo học hành.
Chúng ta bối rối khi người chồng trễ nải với vợ mình, hay người vợ trễ nải với chồng mình.
Chúng ta kinh hoảng khi bố mẹ trễ nải với con cái của họ, hoặc khi con cái trễ nải với bố mẹ chúng.
Thậm chí còn tệ hại hơn nữa khi một người đã nghe giảng Tin lành hết lúc nầy sang lúc khác, rồi chịu tin đó là sự thật, nhưng lại không tự mình đầu phục Đấng Christ làm Cứu Chúa. Từ trễ nải ấy với phụ âm “T” đứng đầu.
 Và những ai trong chúng ta đã được sanh lại, chúng ta tỏ ra trễ nải đối với Lời Đức Chúa Trời nhiều như thế nào?
 Và chúng ta tỏ ra trễ nải không hết lòng, hết linh hồn và hết ý mà kính mến Giêhôva Đức Chúa Trời chúng ta nhiều như thế nào?
 Và chúng ta tỏ ra trễ nải không cầu nguyện nhiều như thế nào?
 Và chúng ta tỏ ra trễ nải trong việc làm theo những điều chúng ta biết Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải làm nhiều như thế nào?
 Và chúng ta tỏ ra trễ nải không ở trong Đấng Christ nhiều như thế nào?
 Và chúng ta tỏ ra trễ nải không tỏ ra mình được đầy dẫy Đức Thánh Linh nhiều như thế nào?
 Và chúng ta tỏ ra trễ nải không tỏ ra mối tương giao với dân sự Đức Chúa Trời nhiều như thế nào?
 Và chúng ta tỏ ra trễ nải không muốn học thuộc lòng và suy gẫm Kinh Thánh nhiều như thế nào?
 Và chúng ta tỏ ra trễ nải đối với việc làm theo những câu Kinh Thánh mà chúng ta đã học thuộc lòng nhiều như thế nào?
Tác giả thơ Hêbơrơ hỏi: “mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?”
Tại sao lại là sự cứu rỗi lớn chứ?
 Sự cứu rỗi là lớn là vì tình yêu cao sâu của Đức Chúa Trời.
Giăng 3.16 – “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.
 Sự cứu rỗi là lớn vì cái giá mà Chúa Giêxu đã trả để bảo đảm ơn tha thứ.
II Côrinhtô 5.21 – “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.
 Sự cứu rỗi là lớn vì sự sống lại của Chúa Giêxu ra khỏi kẻ chết bảo đảm sự sống lại của chúng ta từ kẻ chết.
I Côrinhtô 15.20 – “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ”.
 Sự cứu rỗi là lớn vì sự thay đổi mà ơn ấy đem lại trong đời sống của các tín đồ thật.
II Côrinhtô 5.17 – “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”.
Có nhiều phương thức khác cho thấy sự cứu rỗi là lớn, nhưng đây là một số phương thức trong số đó. Và chúng ta sẽ không thoát khỏi nếu chúng ta trễ nải chúng.
Nếu chúng ta đã nghe giảng Tin lành, nhưng chưa hề tỏ ra sự đầu phục trong lòng đối với Đấng Christ bởi đức tin, quí vị sẽ không thoát khỏi đâu.
Giăng 3.18 – “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời”.
Khải huyền 20.15 – “Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa”.
Nếu quí vị đã được “sanh lại’ và đã bị trôi lạc xa khỏi Đấng Christ, đừng làm theo những gì quí vị đã làm nữa, quí vị sẽ không thoát khỏi đâu.
II Côrinhtô 5.10-11a – “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt. Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều tin”.
Từng Cơ đốc nhân phải đứng trước mặt Chúa mà trình sổ. Khi Chúa ôn lại đời sống chúng ta rồi chỉ ra sự trễ nải mà chúng ta chưa hề ăn năn, tôi không tin là chúng ta sẽ bật khóc. Tôi tin chúng ta sẽ nhảy múa hay kêu khóc. Chúng ta sẽ không bị xét đoán đi Địa Ngục, song chúng ta sẽ lấy làm bối rối và mất đi phần thưởng.
Cảm tạ Chúa, Ngài sẽ có điều chi đó tốt đẹp để nói về từng Cơ đốc nhân.
I Côrinhtô 4.5 – “Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người; bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh”.
Nhưng có một giá cao cần phải trả, hỡi Cơ đốc nhân, vì cớ sự trễ nải.
Chúng ta cần phải cẩn thận vì sự cảnh cáo có ở đây.
Hêbơrơ 2.2-3 – “Vì nên lời thiên sứ rao truyền đã vững chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi, mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy”.
MỘT SỰ THÁCH THỨC
MỘT LỜI CẢNH CÁO
MỘT SỰ TRUYỀN ĐẠT
Hêbơrơ 2.3 - “mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?”
Ai truyền Tin lành cho con người?
 Chính Con Đức Chúa Trời đã lìa mọi vinh hiển trên Thiên đàng đến truyền đạt cho chúng ta.
 Chính Con Đức Chúa Trời đã bước đi trên đất nầy dạy dỗ con đường cứu rỗi.
 Chính Con Đức Chúa Trời đã bước đi trên đất nầy và dạy chúng ta biết phương cách sống.
Ngài là Đấng được gọi là “Chúa”.
Ngài là Đấng được gọi là “Thầy”.
Ngài là Đấng đáng được gọi bằng những danh xưng nầy.
Giăng 13.13 – “Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; Các ngươi nói phải, vì ta thật vậy”.
Và các phép lạ của Chúa Giêxu hiển nhiên chứng minh rằng mọi điều Ngài đã phán dạy đều là sự thật. Các phép lạ đã chứng minh Ngài chính là Con của Đức Chúa Trời!
Ngài cũng là Đấng từng phán:
Mác 13.31 – “Trời đất sẽ qua đi, song lời ta không bao giờ qua đâu”.
Luca 6.46 – “Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán?”
Ồ quí bạn tôi ơi, nếu chính Con Đức Chúa Trời đã truyền cho chúng ta, há chúng ta không lắng nghe, và phấn đấu hết lòng vâng theo sao?
MỘT SỰ THÁCH THỨC
MỘT LỜI CẢNH CÁO
MỘT MỐI TƯƠNG GIAO
MỘT SỰ KHẲNG ĐỊNH
Hêbơrơ 2.3 – “mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? -là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta”.
Không những Chúa Giêxu đã đến và phán dạy, mà còn có những người đã nghe Ngài nữa, họ khẳng định rằng Ngài đã phán dạy họ.
Chúng ta biết những người nầy, họ là các vị Sứ Đồ.
Nhằm ngày Lễ Ngũ Tuần, Phierơ và các vị sứ đồ khác đã dạn dĩ khẳng định sứ điệp nói tới ơn cứu rỗi. Kế đó họ đã đem Tin lành cho thế gian.
Họ cũng viết ra những gì họ đã khẳng định hầu cho chúng ta có các sách Tin lành, các thơ tín, và sách Khải huyền.
Và Đức Chúa Trời có mặt trong quá trình khẳng định đó.
Hêbơrơ 2.4 – “Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn mình phát ra, để làm chứng với các kẻ đó”.
Thật là quan trọng khi thế gian biết rõ mọi điều các vị Sứ đồ làm chứng đều là sự thật. Vì lẽ đó Ngài khẳng định rằng sứ điệp của họ quyết chắc sứ điệp của Chúa Giêxu là sự thật. Ngài khẳng định sứ điệp của họ bằng cách cho phép họ làm ra các dấu kỳ, sự lạ, đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh đã theo ý muốn Ngài mà phát ra nữa.
Các phép lạ nầy không còn cần thiết nữa vì giờ đây chúng ta có quyển Kinh Thánh trọn bộ rồi. Nhưng cho tới khi quyển Kinh Thánh được nên trọn vẹn rồi, Đức Chúa Trời thường khẳng định thẩm quyền lời dạy của các vị Sứ đồ bằng các phép lạ.
Vì vậy, quí vị đã bỏ neo như thế nào rồi?
Quí vị có chịu chú ý đến những việc mà quí vị đã nghe, hay chúng đã bị bỏ qua và quí vị đang lạc trôi?
Có phải quí vị đang giả vờ làm người mà quí vị không thực như thế?
Có phải quí vị đã trễ nải chăng?
Mathiơ 23.28 – “Các ngươi cũng vậy, bề ngoài ra dáng công bình, nhưng ở trong thì chan chứa sự giả hình và tội lỗi”.
Đây là lúc phải quay trở lại và sửa lại mọi việc với Chúa và hãy khởi sự chú ý?
MỘT SỰ THÁCH THỨC – “Vậy nên, chúng ta phải cùng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng”.
MỘT LỜI CẢNH CÁO – "Vì nên lời thiên sứ rao truyền đã vững chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi, mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?”
MỘT SỰ TRUYỀN ĐẠT - “là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết”.
MỘT SỰ KHẲNG ĐỊNH – “rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta, Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn mình phát ra, để làm chứng với các kẻ đó”.
***

Hêbơrơ 1:14: "Phải Cảm Tạ"



Hêbơrơ 1.4-14
PHẢI CẢM TẠ

Như quí vị biết đấy, Thứ Năm là ngày Lễ Cảm Tạ. Tôi đã yêu cầu quí vị phải dâng lời cảm tạ rồi. (Tôi đã nhận nhiều sự làm chứng trước giờ thờ phượng). Quí vị đã đưa ra những đáp ứng thật là tốt.
Phân đoạn Kinh Thánh sáng hôm nay Hêbơrơ 1.4-14 không phải là phân đoạn mà quí vị thường nghĩ tới là “Phân đoạn Cảm Tạ” đâu! Đây là phân đoạn so sánh Chúa Giêxu với hàng thiên sứ và chỉ ra rằng Chúa Giêxu thì tốt hơn hàng thiên sứ.
Như chúng ta đã nói trong tuần qua, sách Hêbơrơ là một sách chỉ ra cho chúng ta thấy điều chi đó tốt hơn. Từ “tốt hơn” được sử dụng 13 lần trong sách nầy. Đây là sách đã được viết ra cho các Cơ đốc nhân người Do thái, họ đã bị cám dỗ muốn nhảy ra khỏi Cơ đốc giáo mà quay trở lại với Do thái giáo. Trong sách nầy chúng ta gặp những bài học chỉ cho chúng ta thấy vì Đức Chúa Giêxu Christ là tốt hơn, còn có một đường lối tốt hơn cho chúng ta để sống ngay lúc bây giờ.
Tất nhiên đề tài chính của sách Hêbơrơ là chính mình Đức Chúa Giêxu Christ. Và nếu có ai đáng để cho chúng ta phải dâng lời cảm tạ trong dịp Lễ Cảm Tạ hoặc dịp lễ nào khác trong năm, thì hẳn đó phải là Chúa Giêxu. Khi tôi xem xét Hêbơrơ 1.4-14, tôi tìm thấy ít nhất 5 lý do mà chúng ta phải dâng lời cảm tạ Chúa Giêxu. CHÚNG TA SẼ:
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
CẢM TẠ VÌ SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NGÀI – Các câu 11-12
CẢM TẠ VÌ SỰ SIÊU VIỆT CỦA NGÀI – Các câu 13-14
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
Giống như nhiều người đang sống ở Mỹ ngày nay, nhiều người Do thái đã gặp phải vấn đề nầy về thiên sứ. Họ thích suy nghĩ tới các thiên sứ. Họ tôn trọng các thiên sứ. Họ nghĩ rằng các thiên sứ sẽ đưa họ tới gần Đức Chúa Trời hơn.
Thiên sứ thực sự rất đặc biệt.
Họ có thể Linh.
Thi thiên 104.4: “Ngài dùng gió làm sứ Ngài, ngọn lửa làm tôi tớ Ngài”.
Họ thường là sứ giả của Đức Chúa Trời. Xuyên suốt Cựu ước và thậm chí trong Tân ước, các thiên sứ đã phân phát sứ điệp từ Đức Chúa Trời.
Các thiên sứ, trong một phương thức đặc biệt, đều dính dáng tới việc ban bố luật pháp.
Công vụ Các Sứ Đồ 7.52-53: “Há có đấng tiên tri nào mà tổ phụ các ngươi chẳng bắt bớ ư? Họ cũng đã giết những người nói tiên tri về sự đến của Đấng Công bình; và hiện bây giờ chính các ngươi lại đã nộp và giết Đấng đó; các ngươi đã nhận luật pháp truyền bởi các thiên sứ, nhưng không giữ lấy!…”
Mặc dù các thiên sứ rất đặc biệt như thế, Chúa Giêxu vẫn tốt hơn họ.
Hêbơrơ 1.4: “vậy được hưởng danh cao hơn danh thiên sứ bao nhiêu, thì trở nên cao trọng hơn thiên sứ bấy nhiêu”.
Các tên tuổi trong Kinh Thánh đều rất quan trọng. Thường thì cái tên đó phản ảnh tánh tình của một người nào đó.
Khi Chúa Giêxu thanh tẩy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã chịu chết trên thập tự giá, chịu chôn và đã sống lại, Ngài trở về trời và ngồi “bên hữu Đấng rất cao”. Không một thiên sứ nào từng được ngồi bên tay hữu của Đức Chúa Trời. Địa vị đó đã được dành cho Đấng mà Đức Chúa Trời gọi là “Con”.
Thật là một vinh dự khi được ai đó gọi là “bạn” hay “bạn thiết”. Đúng là một vinh dự cao hơn khi được gọi là “con trai” hay “con gái”.
Hêbơrơ 1.5: “Vả, Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Ngươi là Con ta, ngày nay ta đã sanh ngươi? Lại há có khi nào phán: Ta sẽ làm Cha người, Người sẽ làm Con ta?”
Địa vị nầy trong sách Hêbơrơ chứa nhiều trưng dẫn từ Cựu ước. “Ngươi là Con ta; ngày nay ta đã sanh Ngươi” là một trưng dẫn từ Thi thiên 2.7.
Chúa Giêxu luôn luôn là Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Con.
Nhưng có một thời điểm công bố đặc biệt Chúa Giêxu là Đức Chúa Con. Lời công bố ấy phát ra khi Đức Chúa Giêxu Christ sống lại từ kẻ chết.
Công vụ Các Sứ Đồ 13.33: “rằng Đức Chúa Trời bởi khiến Đức Chúa Jêsus sống lại thì đã làm ứng nghiệm lời hứa đó cho chúng ta là con cháu của tổ phụ, y như đã chép trong sách Thi thiên đoạn thứ hai rằng: Con là Con trai ta, ngày nay ta đã sanh Con”.
Roma 1.3-4: “về Con Ngài, theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sanh ra, theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta”.
Phần trưng dẫn thứ hai là Hêbơrơ 1.5: “Vả, Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Ngươi là Con ta, Ngày nay ta đã sanh ngươi? Lại há có khi nào phán: Ta sẽ làm Cha người, Người sẽ làm Con ta?” là một trưng dẫn từ II Samuên 7.14. Phần trưng dẫn nầy, mặc dù phần nào nó nói tới Vua Salômôn, nhìn xa hơn nó nói tới Con Cao Cả thuộc dòng dõi David, là Đức Chúa Giêxu Christ. Có một mối quan hệ cha con trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
Hêbơrơ 1.6: “Còn khi Ngài đưa Con đầu lòng mình vào thế gian, thì phán rằng: Mọi thiên sứ của Đức Chúa Trời phải thờ lạy Con”.
Chúa Giêxu được gọi là “con đầu lòng” hay “con trưởng nam”.
Theo Warren Wiersbe: “Tước hiệu là một đẳng cấp, là vinh dự, vì người con trưởng tiếp nhận phần cơ nghiệp và phước hạnh đặc biệt. Đấng Christ là “Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên (Côlôse 1.15) vì muôn vật được dựng nên trong Ngài; và Ngài là ban đầu sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết (Côlôse 1.18)”.
Khi Chúa Giêxu vào trong thế gian, các thiên sứ đã thờ lạy Ngài, cho thấy tính cách siêu việt của Ngài.
Giờ đây quí vị có thể thắc mắc: “Vì Chúa Giêxu là Con của Đức Chúa Trời, sao tôi phải dâng lời cảm tạ chứ?”
Quí vị đáng phải dâng lời cảm tạ nếu quí vị nhận biết Chúa Giêxu làm Cứu Chúa, nếu quí vị đã được sanh lại. Phải dâng lời cảm tạ khi Đức Chúa Con là Chúa Giêxu ngồi bên hữu tay Đức Chúa Trời, khi Chúa Giêxu Đức Chúa Con có sự tiếp cận đặc biệt với Đức Chúa Cha.
Phải dâng lời cảm tạ vì Chúa Giêxu đang ngồi bên tay hữu Đức Chúa Trời đang cầu thay cho quí vị!
Hêbơrơ 4.14-16: “Ấy vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ đạo chúng ta đã nhận tin. Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng”.
Hêbơrơ 7.24-25: “Nhưng Ngài, vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy”.
1 Giăng 2.1-2: “nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa”.
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
Hêbơrơ 1.8: “Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia, quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng” (Một trưng dẫn từ Thi thiên 45.6).
Quyền bính là gì? Quyền bính là một cây gậy do người cai trị cầm. Cây gậy là biểu tượng cho quyền bính.
Chúa Giêxu chúng ta có một biểu tượng về quyền bính. Cây trượng của Ngài là cây trượng của người công bình. Ngài cai trị và sẽ cai trị trong sự công bình.
Nếu quí vị cũng như tôi không thích một số việc gì đó đã diễn ra trong chính quyền mới đây. Quyết định mà toà án ở Massachusetts đưa ra để hợp pháp hoá hôn nhân là một trường hợp.
Thế nhưng khi Chúa tể trị trong Nước hầu đến của Ngài, Ngài sẽ cai trị trong sự công bình. Mọi sự bất công đều sẽ không còn có nữa.
Êsai 11.1-5: “Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái. Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, tức là thần khôn ngoan và thông sáng, thần mưu toan và mạnh sức, thần hiểu biết và kính sợ Đức Giê-hô-va. Ngài lấy sự kính sợ Đức Giê-hô-va làm vui; chẳng phán xét theo mắt mình thấy, và chẳng cứ sự tai nghe mà đoán định. Nhưng Ngài sẽ dùng sự công bình xét đoán kẻ nghèo, và xử lẽ ngay thẳng cho kẻ nhu mì trên đất. Ngài sẽ đánh thế gian bằng cái gậy của miệng mình, và lấy hơi thở nơi môi mà giết kẻ ác. Sự công bình sẽ làm dây thắt lưng của Ngài, sự thành tín sẽ làm dây ràng hông”.
Phải dâng lời cảm tạ! Có một ngày hầu đến khi chẳng ai còn nói có sự bất công nào ở đâu đó. Và chúng ta, là những Cơ đốc nhân, sẽ đồng trị với Đấng Christ trong Nước của Ngài!
Hêbơrơ 1.9: “Chúa ưa điều công bình, ghét điều gian ác; Cho nên, hỡi Chúa, Đức Chúa Trời của Chúa lấy dầu vui mừng xức cho, Khiến Chúa trổi hơn kẻ đồng loại mình” (Thi thiên 45.7)
Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ về tính siêu việt của Đấng Christ vì tình yêu thương của Ngài dành cho người công bình và ghét tội lỗi.
Nếu chúng ta nhận biết Chúa Giêxu là Cứu Chúa, chúng ta cũng phải yêu mến sự công bình và ghét bỏ tội lỗi! Chúng ta mang lấy danh của Ngài là Cơ đốc nhân và phải xử sự sao cho phù hợp.
1 Giăng 2.6: “Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm”.
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
Hêbơrơ 1.10: “Lại có phán: Hỡi Chúa, ban đầu trước hết Chúa đã dựng nền đất, Và các từng trời cũng là công việc của tay Chúa” (Một trưng dẫn từ Thi thiên 102.25).
Tại sao vũ trụ tồn tại?
Tại sao thế gian tồn tại?
Tại sao chúng ta có những phong cảnh đẹp?
Tại sao những dấu kỳ trong thiên nhiên tồn tại?
Tại sao quí vị tồn tại?
ẤY LÀ VÌ CÔNG VIỆC CỦA TAY ĐỨC CHÚA TRỜI!

Vì sự đẹp đẽ của đấtVì sự vinh hiển của bầu trời,Vì tình yêu mà từ đó chúng ta ra đờiỞ bên trên và quanh chúng ta.

Vì sự đẹp đẽ của từng giờ,Của ban ngày và ban đêm,Núi và trũng, cây cối và hoa lá,Mặt trời và mặt trăng, cùng các ngôi sao sáng.
Vì niềm vui của tai và mắt,Vì niềm vui của tâm trí,Vì sự hài hoà mầu nhiệmGắn ý thức với âm thanh và mắt thấy.

Vì niềm vui của tình yêu nhân loại,Anh, chị, bố mẹ, và con cái,Bạn bè trên đất và bạn bè ở trên cao,Vì tất cả các tư tưởng êm dịu, nhẹ nhàng.

Chúng con ngợi khen Ngài,
là Chúa của muôn vật,Bài thánh ca ngợi khen
với lòng biết ơn của chúng con.
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
CẢM TẠ VÌ SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NGÀI – Các câu 11-12
Câu 8: “Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia”.
Sự tể trị của Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia. Đó là sự ổn định!
Các bậc cầm quyền không luôn luôn ổn định.
Các nền kinh tế, công ăn việc làm luôn luôn không ổn định.
Các cuộc hôn nhân cùng những mối quan hệ khác đều luôn không ổn định.
Tâm trí của chúng ta không luôn luôn ổn định.
Còn Chúa Giêxu thì luôn luôn ổn định.
Ngài luôn luôn hiện hữu và sẽ luôn luôn hiện hữu.
Hêbơrơ 1.10-12: “Lại có phán: Hỡi Chúa, ban đầu trước hết Chúa đã dựng nền đất, Và các từng trời cũng là công việc của tay Chúa. Trời đất sẽ hư đi, nhưng Chúa hằng có; Trời đất sẽ cũ đi như cái áo; Ngài sẽ cuốn nó lại như cái áo choàng, Rồi trời đất sẽ biến đổi, Nhưng Chúa vẫn y nguyên, Các năm của Chúa không hề cùng” (Một trưng dẫn Thi thiên 102.25-27).
Tại sao thế giới nầy không ổn định.
Có một ngày hầu đến khi cái thế giới cũ rích nầy sẽ không còn nữa và bị cuốn đi như cái áo.
Thế giới đó sẽ bị thay bằng một thế giới khác mới mẻ hơn.
II Phierơ 3.10: “Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả”.
Khải huyền 21.1-2: “Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa. Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình”.
Đấng Christ cứ tiếp tục hiện hữu qua thế giới nầy, “Nhưng Chúa vẫn y nguyên, các năm của Chúa không hề cùng”.
Hêbơrơ 13.8: “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi”.
Giờ đây tại sao quí vị và tôi phải dâng lời cảm tạ vì tình trạng ổn định nầy của Chúa chúng ta?
Ngài đã hứa gì với những người chịu tin theo Ngài để được tha thứ và được cứu?
Ngài đã hứa sự sống đời đời!
Giăng 10.27-28: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”.
Chúa Giêxu sẽ không có quyền ban cho chúng ta sự sống đời đời nếu như Ngài không sống đời đời. Ngài không bao giờ chết mất. Ngài là hằng hữu, ổn định!
Phải biết cảm tạ!
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
CẢM TẠ VÌ SỰ TRƯỚC SAU NHƯ MỘT CỦA NGÀI – Các câu 11-12
CẢM TẠ VÌ SỰ SIÊU VIỆT CỦA NGÀI – Các câu 13-14
Hêbơrơ 1.13: “Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch làm bệ dưới chân ngươi?”
Thi thiên 110.1: “Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi”.
Chúa Giêxu siêu việt đối với các thiên sứ.
Chúa Giêxu đang chờ đợi mọi kẻ thù của Ngài sẽ bị đặt dưới bệ chơn Ngài và Ngài sẽ trị vì cho đến đời đời.
Các thiên sứ, không chờ đợi để cai trị.
Các thiên sứ, hiện đang phục sự và sẽ phục sự trong tương lai.
Thực vậy, chúng ta đang và sẽ được hàng thiên sứ phục vụ.
Tôi nghĩ tới ba phương thức mà các thiên sứ phục vụ.
1. CÁC THIÊN SỨ CÔNG BỐ
Một thiên sứ hiện đến nói cho Xachari biết vợ của ông sẽ có một con trai, là Giăng Báptít.
Một thiên sứ đến nói cho Mary biết nàng sẽ là mẹ của Chúa Giêxu.
Một thiên sứ đến loan báo sự Chúa Giêxu giáng sinh cho mấy gã chăn chiên biết.
2. CÁC THIÊN SỨ BẢO HỘ
Ngày kia, thị trấn mà tiên tri Êlisê đang cư ngụ đã bị quân kẻ thù bao vây. Tôi tớ của Êlisê rất hoảng sợ.
II Các Vua 6.15-17: “Tôi tớ của người Đức Chúa Trời chổi dậy sáng sớm đi ra, thấy một đạo binh cùng ngựa và xe đang vây thành. Người nói với Ê-li-sê rằng: Hỡi ôi! chúa, chúng ta sẽ làm sao? Ê-li-sê đáp rằng: Chớ sợ, những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó. Đoạn, Ê-li-sê cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va ôi, xin mở mắt kẻ tôi tớ tôi, để nó thấy được. Đức Giê-hô-va mở mắt người ra, thì người thấy núi đầy những ngựa và xe bằng lửa ở chung quanh Ê-li-sê”.
3. CÁC THIÊN SỨ TIẾP TRỢ
Ngày kia, tiên tri Êli, sau khi đánh một trận lớn cho Đức Giêhôva đã bị Hoàng hậu Giêsabên đe doạ. Ông hoảng sợ rồi bỏ chạy. Tôi nghĩ là ông quá mệt mỏi sau khi cầu nguyện xin lửa giáng xuống từ trời, cầu nguyện xin mưa và chạy trước xe ngựa của Aháp. Giêsabên đã doạ Êli bằng một lời đe doạ nhằm lúc ông yếu đuối.
I Các Vua 19.4-6: “Còn người vào đồng vắng, đường đi ước một ngày, đến ngồi dưới cây giếng giêng, xin chết mà rằng: Ôi Đức Giê-hô-va! đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng sống tôi, vì tôi không hơn gì các tổ phụ tôi. Đoạn, người nằm ngủ dưới cây giếng giêng. Có một thiên sứ đụng đến người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn. Người nhìn thấy nơi đầu mình một cái bánh nhỏ nướng trên than, và một bình nước. Người ăn uống, rồi lại nằm”.
Phải dâng lời cảm tạ.
Thiên sứ là hàng tôi tớ.
Đức Chúa Trời sẽ sử dụng họ công bố, bảo hộ và tiếp trợ.
Nhưng có những tin tức tốt hơn tin nầy.
Phải dâng lời cảm tạ vì Chúa Giêxu là siêu việt hơn hàng thiên sứ.
Chúa Giêxu đang ngự bên tay hữu của Đức Chúa Trời.
Chúa Giêxu là Đấng đáng được cảm tạ và được thờ lạy.
Nếu chẳng phải vì cớ Chúa Giêxu chắc chắn thiên sứ sẽ không tồn tại rồi!

PHẢI DÂNG LỜI CẢM TẠ!
CẢM TẠ VÌ ĐỊA VỊ CON CỦA NGÀI – Các câu 4-7
CẢM TẠ VÌ QUYỀN BÍNH CỦA NGÀI – Các câu 8-9
CẢM TẠ VÌ CÔNG VIỆC CỦA NGÀI – Câu 10
CẢM TẠ VÌ SỰ TRƯỚC SAU NHƯ MỘT CỦA NGÀI – Các câu 11-12
CẢM TẠ VÌ SỰ SIÊU VIỆT CỦA NGÀI – Các câu 13-14
***