Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Sự lộn xộn tiếng nói ở tháp Babên
Mục sư Bob Deffinbaugh
Sáng thế ký 10:1—11:25
Phần giới thiệu
Các bản gia phổ là những phần Kinh Thánh khó đọc nhất trong Lời của Đức Chúa Trời. Ray Stedman thuật lại câu chuyện nói tới cụ Mục sư người Tô cách Lan, ông đang đọc chương 1 sách Tin Lành Mathiơ.
Ông khởi sự đọc: “Áp-ra-ham sanh Y-sác; Y-sác sanh Gia-cốp; Gia-cốp sanh Giu-đa”, và ông xem lướt qua rồi nhìn thấy bảng dang sách theo sau rồi nói: “họ cứ người nầy sanh người kia suốt cả trang nầy và cứ thế sang nửa trang kế”.
Các bảng gia phổ dường như chẳng có gì thú vị cả (một câu nói hay dành cho sự tẻ nhạt), nhưng chúng rất quan trọng. Thí dụ, giả sử bạn cần phải nhận một cú phone từ một vị luật sư. Ông ta nhận ra bạn rồi báo cho bạn biết rằng ông ta đang lo một vụ của người kia rất giàu có mới vừa qua đời, và chỉ có một người thân duy nhứt còn sống. Nếu vị luật sư đó yêu cầu bạn cung ứng danh tánh của ông bà, cha mẹ của bạn, tôi dám chắc các bản gia phổ thình lình sẽ trở thành thứ tư liệu rất hấp dẫn đấy.
Các chương đầu của sách Sáng thế ký dường như gói ghém với các bảng gia phổ. Sau câu chuyện nói tới sự sa ngã của con người, Đức Chúa Trời công bố sự rủa sả giáng trên Ađam và Êva cùng dòng dõi của họ, cũng như giáng trên Satan. Nhưng Đức Chúa Trời cũng cung ứng một lời tiên tri rất quan trọng nói tới sự đến của Đấng Mêsi – dòng dõi của người nữ – là Đấng sẽ hủy diệt Satan:
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (Sáng thế ký 3:15).
Ở Sáng thế ký 4, chúng ta đọc về Cain giết em mình là Abên, nối theo sau là bảng gia phổ nói tới các dòng dõi của Cain ở 4:16-24. Bảng gia phổ nầy đưa chúng ta từ Cain đến Lêméc, là người lấy hai vợ rồi khoe về việc giết một đứa trẻ. Dòng dõi bất kỉnh nầy kết thúc ở nạn lụt.
Sáng thế ký 5 nối theo với bảng gia phổ của Sết, là sự thay thế của Đức Chúa Trời cho Abên. Môise nối tiếp dòng dõi của Sết qua những người như Ênót, Hênóc, và Mêtusêla đến Lêméc, và sau cùng đến Nôê. Câu chuyện nói tới Nôê và nước lụt được ghi lại ở Sáng thế ký 6-9, một bảng gia phổ khác nối theo sau ngay lập tức trong chương 10. Sau câu chuyện nói tới sự lộn xộn các thứ tiếng nói ở Sáng thế ký 11:1-9, Môise cung ứng cho chúng ta bảng gia phổ khác ở Sáng thế ký 11:10-32. Tôi nghĩ chúng ta hết thảy đều đồng ý rằng Môise đã tin các bảng gia phổ nầy là quan trọng cho trí hiểu của chúng ta về nguồn gốc của dòng giống con người. Gần như là các bảng gia phổ nầy sẽ lần theo dòng dõi qua đó Đấng Mêsi được hứa cho sẽ ngự đến.
Sự đóng góp của các bảng gia phổ có thể trở thành chứng cứ khi chúng ta sánh bảng gia phổ của Cain (Sáng thế ký 4:16-24) với bảng gia phổ của Sết (Sáng thế ký 5:1-32):
Bảng gia phổ của Cain Bảng gia phổ của Sết
Không nhắc tới sự chết (đây là việc cuối cùng chúng ta Sự chết thường xuyên được nhắc tới
nói tới)
Từ một kẻ giết người (Cain) đến kẻ giết người khác Từ Sết tới Nôê
(Lêméc)
Ênót, con trai của Cain, một thành phố được đặt Hênóc, đồng đi với Đức Chúa Trời, không thấy nữa
theo tên người
Lêméc – có hai vợ và giết đứa trẻ Lêméc – xem con mình là chìa khóa cho việc cất bỏ
lời rủa sả.
Nhấn mạnh đến các thành tựu về kỷ thuật Nhấn mạnh đến đức tin, đồng đi cùng Đức Chúa Trời
Kết thúc ở nạn lụt Không kết thúc ở nạn lụt. Nôê là đấng cứu tinh
Cả hai bảng gia phổ nầy đều kết thúc với nạn lụt, nhưng với một tư thế hoàn toàn khác biệt. Nạn lụt sẽ quét sạch dòng dõi của Cain; dòng dõi của Sết sẽ được bảo tồn qua Nôê.
Các bảng gia phổ nói tới Sem, Cham, và Giaphết
Sáng thế ký 10:1-32
Thời gian không cho phép chúng ta nghiên cứu bảng gia phổ nầy nhiều như chúng ta mong muốn, nhưng cho phép tôi đưa ra một vài lưu ý.
Sáng thế ký 10 và 11 không nằm theo trình tự của niên đại. Các biến cố được mô tả ở Sáng thế ký 10 xảy ra sau khi có sự lộn xộn của các thứ tiếng nói tại tháp Babên. Điều nầy rất rõ ràng bởi sự kiện trong 10:20 và 10:31, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng sự phân chia của các con của Sem, Cham, và Giaphết là tùy theo tiếng nói của họ. Sự phân chia nầy tùy theo tiếng nói chỉ có thể xảy ra sau khi có sự lộn xộn của các thứ tiếng. Bảng gia phổ ở chương 10 vì thế được đặt cụ thể ở trước các sự cố kia.
Câu chuyện nói tới sự lộn xộn của các thứ tiếng nói ở 11:1-9 góp phần như một lằn ranh giữa hai bảng gia phổ. Bảng gia phổ trong Sáng thế ký 10 cụ thể nằm ngoài trình tự niên đại vì Môise muốn câu chuyện nói tới sự lộn xộn các thứ tiếng góp phần như một lằn ranh phân biệt trong bảng gia phổ của Sem. Hêbe, một dòng dõi của Sem, có hai người con trai, Bêléc và Giốctan (10:25). Ở Sáng thế ký 10:21-31, dòng dõi của Sem được lần theo Giốctan. Sau câu chuyện nói tới sự lộn xộn của các thứ tiếng nói tại tháp Babên, Môise lần theo dòng dõi của Sem qua con trai khác của Hêbe, Bêléc (11:10-26). Chính qua dòng dõi nầy mà bảng gia phổ của Ápraham được lần theo.
Bản gia phổ của Sáng thế ký 10 bao gồm một số việc quan trọng trong lịch sử. Môise dừng lại một chút với Nimrốt, một trong các dòng dõi của Cham. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Nimrốt là một thợ săn có tài, và khởi sự vương quốc của mình ở tháp Babên (10:8-12). Nimrốt, nói khác đi, là một nhà xây dựng thành phố và là nhà sáng lập thành Babên. Chúng ta đã được chuẩn bị cho một nơi gian ác là thành Babên nầy. Chúng ta được cung cấp cho danh tánh của các con trai của Canaan, và mỗi người con nầy đều trở thành tộc trưởng của một trong các xứ của người Canaan mà với họ dân Israel phải xử lý về sau nầy:
“Ca-na-an sanh Si-đôn, là con trưởng nam, và Hếch, cùng họ Giê-bu-sít, họ A-mô-rít, họ Ghi-rê-ga-sít, họ Hê-vít, họ A-rê-kít, họ Si-nít, họ A-va-đít, họ Xê-ma-rít, họ Ha-ma-tít. Kế đó, chi tộc Ca-na-an đi tản lạc” (Sáng thế ký 10:15-18).
“Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát, là xứ của các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-ê-ga-sít và Giê-bu-sít” (Sáng thế ký 15:18-21).
Bảng gia phổ ở Sáng thế ký 10 nhắc tới nhiều người thuộc dòng dõi của Nôê, từ nơi họ mà có dân cư trên thế gian. Các con trai của Giaphết được nói tới trước tiên và có đôi chút vội vã. Sở dĩ như vậy là vì họ sẽ là các thứ dân ở xa đối với dân Israel. Họ tạo nên giống dân Ấn-Âu, là tổ phụ của nhiều người Mỹ. Người Hylạp là một phần của dòng dõi Giaphết. Các dòng dõi của Cham hình thành nên các dân nầy, họ vốn gần gũi với dân Israel – người Babylôn, người Asiri, người Ninive, và người Aicập. Thế thì như chúng ta đã lưu ý ở trên, các con trai của Canaan sẽ trở thành dân Canaan, họ đã bị trục xuất ra khỏi Đất Hứa. Các dòng dõi của Sem sẽ được biết là dân Semit. Đây là dòng dõi mà từ đó Ápraham sẽ đến (11:10-26).
Trong khi chúng ta không có thì giờ để nghiên cứu các bảng gia phổ một cách cẩn thận hơn, tôi dám chắc với bạn rằng chúng là một đề tài rất phong phú cho sự nghiên cứu. Tôi ca ngợi quyển sách của John Sailhamer, nó có thể vùa giúp cho bạn khi nghiên cứu các bảng gia phổ trong sách Sáng thế ký, và trong sách Ngũ Kinh là một tổng thể nữa.
Sự lộn xộn của các thứ tiếng nói tại tháp Babên
Sáng thế ký 11:1-9
“Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng. Nhưng khi ở Đông phương dời đi, người ta gặp một đồng bằng trong xứ Si-nê-a, rồi ở tại đó. Người nầy nói với người kia rằng: Hè! chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất. Đức Giê-hô-va bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đang khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. Thôi! chúng ta, hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên, vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất”.
Môise bắt đầu bằng cách báo cho độc giả biết rằng vào thời điểm nầy, chỉ có một thứ tiếng nói mà thôi, với một từ vựng duy nhứt. Khả năng nói cùng một thứ tiếng đã giúp cho loài người cùng làm việc với nhau, về điều thiện hay điều ác. Khi Đức Chúa Trời trước tiên dựng nên trái đất, Ngài đã ban ra mạng lịnh nầy:
“Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất” (Sáng thế ký 1:28).
Dường như là loài người đã chủ động làm việc trong việc cư trú trên đất trong mấy câu đầu của Sáng thế ký 6. Vấn đề, ấy là họ đang làm đầy dẫy đất với hạng người gian ác. Kết quả là, Đức Chúa Trời phải quét sạch mọi loài sống rồi bắt đầu lại sau nước lụt. Sau nạn lụt, Ngài đã nhắc lại mạng lịnh đã được ban ra ở Sáng thế ký 1:28:
“Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê cùng các con trai người, mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất” (Sáng thế ký 9:1).
Khi chúng ta đến với Sáng thế ký 11, chúng ta thấy rằng loài người đã di chuyển sang hướng Đông đến vùng đất Sinêa, là nơi mà tiên tri Đaniên bị bắt dẫn tù sang đó (Đaniên 1:2). Ở đây, họ quyết định cho sự lưu trú rồi xây một thành phố. Xây dựng một thành phố và định cư là không chu toàn mạng lịnh của Đức Chúa Trời là phải rải ra và làm cho đầy dẫy đất. Đây là một hành động cố ý bất tuân đối với mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Con người tự xét đoán mình với chính lời lẽ của họ:
“Người nầy nói với người kia rằng: Hè! chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất” (Sáng thế ký 9:3-4, phần nhấn mạnh là của tôi).
Những người nầy đã e sợ chính sự việc mà Đức Chúa Trời đã truyền cho họ phải lo làm. Họ sợ phải bị tản lạc khắp trên mặt đất. Họ muốn sống trong sự gần gũi với nhau. Họ thích cuộc sống thành thị hơn lối sống du cư rày đây mai đó. Chúng ta không được thuật cho biết những người nầy đã trông mong có lợi lộc từ chỗ sống chung với nhau trong một thành phố, nhưng chẳng có gì khó tin sự bảo hộ được cung ứng một khi thành phố được xây cất lên mỹ mãn. Có sự an ninh trong thành phố và nguy hiểm ở những nơi xa xôi nhất. Những người nầy chẳng giống với Christopher Columbus. Họ chẳng có một xu hướng mạo hiểm nào cả. Họ muốn xây một thành vững chắc với một cái tháp. Họ cũng muốn làm cho họ được rạng danh. Nói ngắn gọn, họ muốn sự an ninh và ý nghĩa. Đức Chúa Trời đã nhìn xuống cái tháp nầy và thấy rõ nơi mà con người hướng tới. Nếu con người được phép cộng tác với nhau, họ chỉ mau mau sa vào trong tội lỗi mà thôi.
Ở cái nhìn đầu tiên, cách nói ở 11:5 dường như cho rằng Đức Chúa Trời không biết gì về việc xây tháp Babên cho tới khi nó đã trở nên rõ ràng rồi. Với cái nhìn ở bên ngoài, mặc dù Đức Chúa Trời chẳng có cái chạm nào đến các sự cố hiện tại bằng Lời của Ngài, và Ngài không chú ý đến những gì đang diễn ra cho tới chừng mọi sự đã ở ngoài tầm tay. Khi nhìn xuống, có người giả định, Đức Chúa Trời đã nhìn thấy những gì vừa xảy ra. Tôi thường lấy làm buồn về chỗ nầy, cho tới chừng tôi bắt đầu nhìn thấy sự việc theo quan điểm của Môise, là tác giả con người. Mấy người ở tháp Babên nầy tưởng họ đang làm một việc gì đó kinh khủng lắm, một việc rất quan trọng. Họ đang xây một cái thành rất khó tin nổi với cái tháp lên đến tận trời, để làm cho rạng danh họ. Nhưng Môise mô tả sự kiện nầy giống như Đức Chúa Trời chẳng thèm quan tâm đến nó vậy; không phải là Ngài không biết đâu, nhưng việc ấy quá vô nghĩa! Loài người tưởng công việc của họ là kinh khủng lắm. Khi Đức Chúa Trời nhìn xuống, gần như là Ngài đã phán: “Ồ, há đây chẳng phải là cái thành nhỏ bé, xinh xắn sao. Ta phải cúi xuống mới nhìn thấy nó đấy”. Lời lẽ của Thi thiên 113 đặt phần mô tả của Môise vào nhận thức thích đáng của nó:
“Từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, khá ngợi khen danh Đức Giê-hô-va! Đức Giê-hô-va vượt cao hơn các dân. Sự vinh hiển Ngài cao hơn các từng trời. Ai giống như Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi? Ngôi Ngài ở trên cao; Ngài hạ mình xuống Đặng xem xét trời và đất” (Thi thiên 113:3-6).
Loài người tưởng họ đã “vượt cao lắm rồi”, và đây là lúc để Đức Chúa Trời ra tay can thiệp. Chỉ có mỗi mình họ, họ đã vượt quá xa với tội lỗi của họ. Theo ý của tôi, phần mô tả của Đức Chúa Trời về ưu thế của con người là họ hay đùa quá:
“Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đang khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được” (Sáng thế ký 11:6).
Nhất định đây là cách thức chúng ta thích nghĩ về chính mình, có phải không? Việc nầy giống như thái độ mà một số người đã tỏ ra sau khi con người trước tiên đã bước đi trên mặt trăng. Chúng ta bắt đầu cho rằng người ấy có thể làm bất cứ điều chi người đề ra trong lý trí của mình, đặc biệt nếu người Nga và người Mỹ góp chung vốn tinh thông của họ về mặt kỷ thuật.
Nhưng trong sự thổi phồng ưu điểm của con người (ưu điểm về điều ác của họ rất là lớn), Môise đang đối chiếu ưu thế lớn lao của con người với sự khôn ngoan và quyền phép của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Đức Chúa Trời khó mà nhấc ngón tay lên, phải nói như thế. Với một hành động đơn giản, Đức Chúa Trời bất ngờ “cắm phích” vào sự phô bày long trọng của con người về sự cao trọng cả thể của chính mình. Đức Chúa Trời chỉ làm lộn xộn tiếng nói của họ, và mọi sự đều qua đi.
Đây đúng là một cảnh tượng đáng phải có! Bạn không thể hình dung được điều chi giống như thế đâu? Những công nhân đang bận rộn trong việc xây dựng, nói năng với nhau như bình thường. “Nè, Sam, trao dùm tôi mấy khúc gỗ kia nhé!” Những nhà kiến trúc đang chụm đầu vào nhau để bàn bạc một vấn đề về kỷ thuật. Thình lình, mỗi người nói một thứ tiếng, và người kia chẳng thể hiểu được một chữ nào hết. Đây là một sự lộn xộn lớn lắm. Dựa theo chương 10, tôi muốn chỉ ra rằng các thứ tiếng khác nhau có thể đã được phân phát tùy theo các gia đình (theo gia phổ). Thí dụ, người Canaan sẽ nói một thứ tiếng, người Semit nói tiếng khác. Tôi có thể tưởng tượng người ta đang đi tới đi lui, tìm kiếm ai đó nói được tiếng của họ. Và sau cùng, tất cả những người nói cùng một thứ tiếng (theo ý của tôi, một họ gia đình) sau cùng sẽ về lại nơi ở của họ theo tiếng nói của họ mà rời bỏ những người khác.
Trong ánh sáng của Sáng thế ký 11:1-9, chương 10 có một ánh sáng hoàn toàn mới. Tất cả những người nầy đã gây rối thế nào trên toàn bộ mặt đất chứ? Từ bỏ dự án của họ và rải ra khắp đất không phải là sự họ chọn vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời; đây là sự lựa chọn duy nhứt của họ, mọi hoàn cảnh đã được ấn định theo cách thiêng liêng. Môise đưa ra các câu 8 và 9 nghịch lại 4. Có phải dân thành Babên tìm cách ngăn trở việc “tản lạc khắp trên mặt đất” không? Họ muốn như thế đấy, không cứ cách nào. Môise không nói cho chúng ta biết chỉ một lần thôi đâu; ông lặp lại câu nói nầy hai lần: “Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất” (xem các câu 8 và 9). Như có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Người nào tìm cách ngăn trở ý chỉ của Đức Chúa Trời một ngày kia sẽ biết ngay là họ đang “đá lại mũi đót” (Công Vụ các Sứ Đồ 26:14).
Bài học về Babên cho dân Israel trong Cựu Ước
Có một số lẽ đạo mà Môise đã phát triển trong Sách Sáng thế ký, và sự cố ở thành Babên góp phần vào đó. Có lẽ đạo nói tới phước hạnh và sự rủa sả. Đức Chúa Trời đã dựng nên đất là thứ tốt lành, và chính trên sự sáng tạo tốt lành của Ngài mà Ngài đã công bố ra phước hạnh của Ngài. Trong Vườn Êđen, Đức Chúa Trời đã cung ứng phần thử nghiệm đức tin và sự vâng phục của con người. Nếu Ađam và vợ ông tin cậy Lời của Đức Chúa Trời và vâng theo mạng lịnh của Ngài, thì họ sẽ ăn cây sự sống mà tránh cây biết điều thiện và điều ác đi. Ađam đã chọn bất chấp và bất tuân mạng lịnh của Đức Chúa Trời, vì thế ông đã kinh nghiệm sự rủa sả, thay vì phước hạnh sống đời đời ở trong vườn. Sau Ađam, những người đồng đi với Đức Chúa Trời đã trải nghiệm các ơn phước của Ngài (thí dụ, Hênóc), và những người nào bất chấp Lời của Đức Chúa Trời đều bị rủa sả (thí dụ, Cain). Qua Nôê, Đức Chúa Trời đã đem phước hạnh đến cho ông, cho gia đình ông, và cho toàn thể nhân loại (dòng giống con người được cứu qua Nôê). Sự gian ác của con người trong thời của Nôe đã mang sự rủa sả của Đức Chúa Trời giáng trên họ. Dòng dõi của Canaan bị rủa sả vì cớ tội lỗi của Cham. Nếu các dòng dõi của Nôê vâng theo Đức Chúa Trời bằng cách rải ra và làm cho đầy dẫy đất, họ sẽ được phước. Song vì họ tìm cách ngăn trở mạng lịnh của Đức Chúa Trời, dân sự Babên đã bị rủa sả với sự lộn xộn các thứ tiếng nói. Mọi điều nầy sửa soạn cho chúng ta gặp gỡ Ápraham, qua ông tất cả các nước đều sẽ được phước, nhưng người nào rủa sả ông sẽ bị rủa sả lại (Sáng thế ký 12:1-3). Cũng một thể ấy đối với Giao ước với Môise. Người nào vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời đều sẽ được phước (Phục truyền luật lệ ký 28:1-14); người nào bất chấp mạng lịnh của Ngài sẽ bị rủa sả (xem Phục truyền luật lệ ký 28:15-68; cũng xem 30:1, 19). Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhìn thấy rằng ơn phước đến từ sự vâng theo Lời của Đức Chúa Trời, và sự rủa sả giáng trên những kẻ nào bất tuân.
Có lẽ đạo nói tới sự phân rẻ. Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian bởi sự phân rẻ cái nầy với cái kia: sự sáng đối với sự tối tăm; đất với nước; trời với đất. Đức Chúa Trời đã phân biệt con người đối với mọi loài thọ tạo khác bằng cách dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài. Đức Chúa Trời đã dặn dò Ađam và Êva phân biệt giữa cây sự sống và cây biết điều thiện và điều ác. Khi Ađam và Êva phạm tội, Đức Chúa Trời đã phân rẻ họ ra khỏi khu vườn. Không những Đức Chúa Trời phân biệt giữa người nam người nữ, Ngài còn phân biệt giữa thanh sạch và ô uế (xem Sáng thế ký 7:2-3). Và bây giờ, Đức Chúa Trời phân rẻ dòng giống con người thành các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Không bao lâu nữa, Ápraham sẽ được biệt riêng ra đối với những người khác. Dòng dõi của ông, dân Israel, tương tự sẽ dược biệt riêng ra khỏi thế gian.
Có lẽ đạo tinh vi khác rất hiển nhiên trong các chương đầu của sách Sáng thế ký. Đức Chúa Trời đã truyền cho con người phải “rải ra”, nhưng xu hướng tự nhiên của con người là làm ngược lại. Vì thế, chúng ta nhìn thấy những “nhà xây dựng thành phố” xa xưa kia là những kẻ thuộc về dòng dõi bất kính (Cain, 4:16-17; Nimrốt, 10:8-12). Con người có khuynh hướng xúm lại với nhau, thay vì rải ra, như Đức Chúa Trời đã truyền. Con người có khuynh hướng nhắm vào cuộc sống thành thị, thay vì xử lý với những thách thức của đời sống nông thôn. Thật là thú vị khi nhìn thấy trong sách Ngũ Kinh, con người sa ngã có khuynh hướng tiến về phía Đông. Khi Ađam và Êva bị trục xuất ra khỏi vườn, rõ ràng là họ đã đi về hướng Đông, khi thiên sứ đứng chặn ở cổng phía Đông của vườn để ngăn không cho họ vào. Khi Cain trốn đi, ông đã trốn về phía Đông ra khỏi sự hiện diện của Đức Giêhôva (4:16). Các dòng dõi của Cham cũng hướng tới phương Đông (10:30), những kẻ đến định cư trong Babên cũng thế (11:2). Cho nên, khi chúng ta nhìn thấy phong trào nhắm về hướng Đông, chúng ta dám tin chắc rằng phong trào nầy cũng sẽ chẳng có gì khá hơn.
Hết thảy mọi việc nầy sẽ ngược lại với Ápraham. Ông sẽ ra khỏi xứ đi về hướng Đông rồi đi tới phía Tây đến Đất Hứa. Ông sẽ không sống trong thành, mà sống giống như dân du mục vậy. Ông không ở lại trong sự an ninh và an nhàn của gia đình ông. Ông phải đi ra, không phải để tìm kiếm một danh cho chính mình (giống như những kẻ ở trong Babên), nhưng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã hứa làm cho danh ông được cả thể (Sáng thế ký 12:2). Ông vốn biết rõ rằng Đức Chúa Trời không chọn ông vì cớ gia phổ ông rất có ấn tượng. Ápraham sẽ tìm thấy Đức Chúa Trời là thành tín trong từng lời hứa của Ngài. Và Ápraham sẽ học biết rằng rắc rối đến từ chỗ bất tuân, trong khi ơn phước đến từ sự vâng lời.
Thành Babên được giới thiệu cho độc giả ở chương 10 (các câu 8-10) và được đánh dấu thêm nữa ở 11:1-9. Đây là một thành gian ác có nhiều việc phải làm với tương lai của Israel. Đây là nơi mà ở đó Đaniên sẽ bị bắt như một phu tù. Điều đó sẽ trở thành một dấu của sự gian ác, những nhà cầm quyền về sau nầy đều có sự gian ác giống như thế. Những thành phố, giống như con người, đều có khuynh hướng phản ảnh và khuếch đại nguồn gốc của họ suốt phần còn lại sự tồn sinh của họ. Thành Babên có khởi sự rất tồi tệ, và nhiều việc càng ngày càng tệ hại hơn nữa.
Sự cố tại thành Babên có một số phân nhánh rất thực tiễn. Sự rải ra của các cư dân Babên không phù hợp với sự vâng phục của họ, mà phù hợp với sự lộn xộn tiếng nói của họ. Điều nầy khiến cho người ta phải rải ra khắp cả đất. Các dân khác nhau đã được đặt tên ở chương 10 và 11 mỗi dân đều có tiếng nói riêng và văn hóa của riêng họ. Khi dân Israel xử lý với một số dân nầy trong những năm hầu đến, họ sẽ nhớ đến nguồn gốc của chúng. Và khi làm thế, họ sẽ tán thưởng cách thức Đức Chúa Trời đã chọn để đem lại sự ứng nghiệm của mọi lời hứa và mục đích của Ngài.
Sự liên kết của những công dân Babên nầy là vì mục tiêu chống lại Đức Chúa Trời và phấn đấu tạo cho mình một danh. Loại hiệp một nầy rất xa vời đối với sự tin kính. Điều nầy giống như sự liên minh tạm thời của người Pharisi với người Sađusê, và thậm chí với Rome. Mối kết hiệp nầy chẳng kéo dài đâu, và nó chẳng đạt được một điều gì tốt lành cả. Họ kết hiệp trên cơ sở một yếu tố chung – sự thù ghét của họ đối với Chúa Jêsus. Dân Israel thường bị cám dỗ thực hiện những liên minh bất khiết với các nước láng giềng chung quanh và với các nước lớn như Aicập. Nguyện họ tiếp thu được từ sự cố tại thành Babên rằng những mối liên minh bất khiết chỉ đưa thêm rắc rối đến cho họ mà thôi.
Những bài học dành cho các thánh đồ trong từng thời đại
Vào thời điểm tôi đang soạn bài giảng nầy, những cuộc chiến tranh đang diễn ra trên khắp thế giới. Cách đây mấy năm, tôi có nghe Cựu Tổng Thống Jimmy Carter phát biểu tại Đại học đường Wheaton. Ông nói rằng ngay thời điểm đó, Trung tâm Carter đã thống kê được hơn 70 cuộc chiến trên khắp thế giới. Bất cứ ngày nào chúng ta nhặt tờ nhật báo lên, chúng ta có thể đọc thấy về chiến cuộc giữa các quốc gia. Phần nhiều trong số nầy là kết quả của chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa dân tộc nầy là kết quả của các thứ tiếng nói và văn hóa khác nhau. Sự lộn xộn của các thứ tiếng nói tại tháp Babên đã kết quả trong sự xung đột và tranh cạnh và từ dạo ấy, nó đã giữ họ không kết hiệp được với nhau một cách thành công trong sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời. Câu chuyện vắn tắt nầy trong sách Sáng thế ký giải thích thể nào thế giới có nguyên trạng như ngày hôm nay.
Tại thành Babên, con người muốn làm cho mình được rạng danh, để xây một bia tưởng niệm cho chính họ. Tôi nghĩ đây là cách méo mó nhất khi tìm kiếm một loại hình phi đạo đức. Con người không còn sống thọ gần một ngàn năm nữa. Cuộc sống càng rút ngắn đi hơn bao giờ hết. Khi họ qua đi, có ai còn nhớ đến họ không? Họ có để lại loại di sản, loại bia tưởng niệm, để cho người ta ghi nhớ không? Thành phố nầy và cái tháp của nó là câu trả lời, theo lý trí của họ.
Từ đấy, con người đã thực thi các nổ lực tương tự. Nhiều Pharaôn đã xây dựng các kim tự tháp, và nhiều người khác nữa đã nổ lực để lại một vài chứng cớ khác về sự tồn sinh của họ và về sự cao trọng của họ. Song hết thảy những điều nầy chỉ là hư không mà thôi. Giải pháp cho án phạt sự chết là sự sống đời đời, chớ không phải để lại một cái bia tưởng niệm ở sau lưng. Khi tôi đọc phần nầy do Môise viết, tôi chẳng làm sao khác hơn được là thấy mình được nhắc nhớ về Thi thiên mà Môise đã viết, đã được kể trong sách Thi thiên. Theo ý của tôi, có lẽ Môise đã viết Thi thiên nầy khi thế hệ dân Israel đang ngã chết dần trong đồng vắng:
Thi thiên 90
“Lạy Chúa, từ đời nầy qua đời kia Chúa là nơi ở của chúng tôi. Trước khi núi non chưa sanh ra, Đất và thế gian chưa dựng nên, Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời. Chúa khiến loài người trở vào bụi tro, Và phán rằng: Hỡi con cái loài người, hãy trở lại. Vì một ngàn năm trước mắt Chúa Khác nào ngày hôm qua đã qua rồi, Giống như một canh của đêm. Chúa làm chúng nó trôi đi như nước chảy cuồn cuộn; chúng nó khác nào một giấc ngủ, Ban mai họ tợ như cây cỏ xanh tươi: Sáng ngày cỏ nở bông và tốt tươi; Buổi chiều người ta cắt nó và nó héo. Thật, chúng tôi bị hao mòn vì cơn giận của Chúa, Bị bối rối bởi sự thạnh nộ Chúa. Chúa đã đặt gian ác chúng tôi ở trước mặt Chúa, Để những tội lỗi kín đáo chúng tôi trong ánh sáng mặt Chúa. Bởi cơn giận của Chúa, các ngày chúng tôi đều qua đi; Năm chúng tôi tan mất như hơi thở. Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi, Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi; Song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ và buồn thảm, Vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi. Ai biết sức sự giận của Chúa? Tùy theo sự kính sợ xứng đáng cho Chúa, ai biết sức sự nóng nả Chúa? Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, Hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan. Đức Giê-hô-va ơi, xin hãy trở lại. Cho đến chừng nào? Xin đổi lòng về việc các tôi tớ Chúa. Ôi! xin Chúa cho chúng tôi buổi sáng được thỏa dạ về sự nhân từ Chúa, Thì trọn đời chúng tôi sẽ hát mừng vui vẻ. Xin Chúa làm cho chúng tôi được vui mừng tùy theo các ngày Chúa làm cho chúng tôi bị hoạn nạn, Và tùy theo những năm mà chúng tôi đã thấy sự tai họa. Nguyện công việc Chúa lộ ra cho các tôi tớ Chúa, Và sự vinh hiển Chúa sáng trên con cái họ! Nguyện ơn Chúa, là Đức Chúa Trời chúng tôi, giáng trên chúng tôi; Cầu Chúa lập cho vững công việc của tay chúng tôi; Phải, xin lập cho vững công việc của tay chúng tôi” (Thi thiên 90:1-17)
Chính lời lẽ trong câu cuối bắt lấy sự chú ý của tôi: “Phải, cầu Chúa lập cho vững công việc của tay chúng tôi! Phải, xin lập cho vững công việc của tay chúng tôi!” Sát nghĩa hơn: “Hãy củng cố (hoặc cung ứng sự trường tồn – chú thích bên lề của bản Kinh Thánh NASB) công việc của tay chúng tôi”. Làm sao công việc, nổ lực của chúng ta có thể trường tồn được chứ? Chúa Jêsus dạy chúng ta:
“Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó” (Mathiơ 6:19-21).
Không một thứ gì chúng ta nổ lực chất chứa ở trên đất mà còn mãi được đâu. Chỉ thứ chi được chất chứa cho chúng ta ở trên trời mới còn mãi đời đời. Vì thế, chúng ta phải nhắm vào công việc của Đức Chúa Trời, lo làm những công việc nào là đời đời. Khi chúng ta đầu tư vào Nước của Đức Chúa Trời, chúng ta đang đầu tư vào một việc sẽ còn mãi cho đến đời đời. Khi chúng ta chia sẻ Tin Lành và nhìn thấy nhiều người nam và người nữ đến với Đấng Christ, chúng ta đang có bông trái đời đời. Nói ngắn gọn, khi chúng ta làm theo những gì Đức Chúa Trời phán, chúng ta đang đầu tư vào trong cõi đời đời. Đời sống của chúng ta ngắn ngủi, và chúng sẽ kết thúc, nhưng điều chi đã được làm cho Chúa chúng ta sẽ còn mãi cho đến đời đời.
Một trong những việc mà con người đặt lòng tin cậy của họ vào xã hội ngay nay là kỷ thuật hóa. Trong lãnh vực kỷ thuật, thế gian đã trở nên một con đường thật dài. Nhưng thường thì các tiến bộ kỷ thuật đáng kinh ngạc đã được các phương tiện phạm tội ôm lấy một cách mau chóng và rất có hiệu quả. Đức Chúa Trời luôn luôn đã tìm cách chỉ cho con người thấy rằng kỷ thuật hiện đang yên nghỉ trong hai bàn tay của hạng tội nhân rất ích kỷ. Tầm quan trọng của chúng ta và sự an ninh của chúng ta sẽ không còn dựa đúng trên phần kỷ thuật của chúng ta nữa; Nó chỉ có thể tìm được trong lai lịch của chúng ta, và gắn với Đấng Christ, và bởi sự chết (Sáng thế ký 5:24). Nôê đã tìm được ơn với Đức Chúa Trời, và đã đồng đi với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 6:8-9). Chỉ khi chúng ta quên đi từng nổ lực để tự cứu lấy mình, và thôi không phấn đấu để được giống như Đức Chúa Trời qua các nổ lực riêng của chúng ta, chúng ta mới có thể bước vào ơn cứu rỗi mà Ngài đã đạt được cho chúng ta.
Chúng ta phải thành thực trước sự kiện Đức Chúa Trời có đôi lúc báo trước và răn đe. Mạng lịnh của Đức Chúa Trời dành cho con người là rải ra và làm cho đầy dẫy đất. Hạng người vô tín đã nhìn thấy điều nầy giống như cơn ác mộng tệ hại nhất của họ. Những gì đẹp lòng Đức Chúa Trời là khó chịu đối với nhiều người nam người nữ của tháp Babên. Những ai ở ngoài đức tin cần phải được cảnh báo rằng con đường tội lỗi và bất tuân dẫn tới sự chết (xem Châm ngôn 1; Rôma 6:16…). Người nào đạt tới chỗ có đức tin cần phải gom lại những ao ước cùng khoái lạc của họ hầu cho điều chi đẹp lòng Đức Chúa Trời cũng là khoái lạc của chúng ta nữa. Khi chúng ta thấy ý chỉ của Đức Chúa Trời như ngược lại với mọi điều tốt nhứt của mình, chúng ta sẽ nổ lực tìm một “lối thoát” phi Kinh Thánh, giống như xây dựng một thành phố với một cái tháp. Người nào tìm cách tránh né các mạng lịnh rõ ràng của Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn thấy đường lối của họ đầy những rối rắm, và sở dĩ như vậy là vì họ đặt mình vào chỗ chống đối lại Đức Chúa Trời Toàn Năng:
“Nhân sao các ngoại bang náo loạn? Và những dân tộc toan mưu chước hư không? Các vua thế gian nổi dậy, Các quan trưởng bàn nghị cùng nhau Nghịch Đức Giê-hô-va, và nghịch Đấng chịu xức dầu của Ngài, mà rằng: Chúng ta hãy bẻ lòi tói của hai Người, Và quăng xa ta xiềng xích của họ. Đấng ngự trên trời sẽ cười, Chúa sẽ nhạo báng chúng nó. Bấy giờ Ngài sẽ nổi thạnh nộ phán cùng chúng nó, Dùng cơn giận dữ mình khuấy khỏa chúng nó, mà rằng: Dầu vậy, ta đã lập Vua ta Trên Si-ôn là núi thánh ta. Ta sẽ giảng ra mạng lịnh: Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi. Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, Và các đầu cùng đất làm của cải. Con sẽ dùng cây gậy sắt mà đập bể chúng nó; Con sẽ làm vỡ nát chúng nó khác nào bình gốm. Vì vậy, hỡi các vua, hãy khôn ngoan; Hỡi các quan xét thế gian, hãy chịu sự dạy dỗ. Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, Và mừng rỡ cách run rẩy. Hãy hôn Con, e Người nổi giận, Và các ngươi hư mất trong đường chăng; Vì cơn thạnh nộ Người hòng nổi lên. Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!” (Thi thiên 2:1-12)
Sứ điệp của Thi thiên nầy rất đơn giản: hãy thôi đừng phấn đấu chống nghịch lại Đức Chúa Trời và hãy phục theo Ngài. Hãy tin cậy nơi sự cứu rỗi mà Ngài đã cung ứng cho trong Thân Vị và công việc của Đức Chúa Jêsus Christ, và được buông tha ra khỏi cơn thạnh nộ hầu đến của Ngài giáng trên các kẻ thù của Ngài. Người nào nương náu nơi Ngài có phước thay!
Phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta trong sách Sáng thế ký cho chúng ta biết sự hội hiệp đó, tự bản thân và trong nó, chẳng có gì là tốt lành cả. Đây là một sự hội hiệp dựa trên sự đồng dạng. Những con người nầy đã nói cùng một thứ tiếng và có chung một từ vựng. Hết thảy họ đều ao ước muốn lẫn tránh việc rải ra khắp trên mặt đất. Một số nhà thờ tìm cách đạt được sự hội hiệp với tổn phí của lẽ thật. Có những người mà với họ Cơ đốc nhân không thể mang ách chung (xem II Côrinhtô 6:14-18). Một số nhà thờ tìm cách đạt cho kỳ được cái vẻ bề ngoài hiệp một qua cách sử dụng cái phông “nhóm đồng nhất”. Nhóm nầy dựa trên nguyên tắc của con người “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nếu chúng ta có thể tập họp một nhóm lớn đủ để dựng lên một chủng tộc, hay một văn hóa, hoặc một mảng xã hội, khi ấy chúng ta tưởng chúng ta có sự hiệp một. Sự hiệp một Cơ đốc chơn thật được tỏ ra tốt nhứt trong phạm trù của sự đa dạng: đa dạng về xã hội, đa dạng về chủng tộc, đa dạng về văn hóa, đa dạng về kinh tế, đa dạng trong các ân tứ thuộc linh, đa dạng trong những điều tin quyết, và đa dạng trong chức vụ. Đây là một trong những việc mà tôi tán thưởng về Hội Thánh của chúng ta. Chúng ta không có nhiều sự đa dạng như tôi muốn thấy, nhưng chúng ta có thể quan sát hội chúng và nhìn thấy sự đa dạng của màu da, của lai lịch, của tình trạng kinh tế, của các ân tứ thuộc linh, của sự tin quyết, và của các chức vụ khác nhau. Tôi nguyện rằng sẽ có thêm sự đa dạng nữa, và trong sự đa dạng nầy chúng ta sẽ tỏ ra sự hiệp một chơn thật.
Nếu sự bất tuân cố ý của con người đem lại sự lộn xộn các thứ tiếng nói, và sự tranh cạnh hoàn toàn giữa vòng các nhóm dân tộc và ngôn ngữ, thì chính sự vâng phục của một người có thể làm đảo lộn lại sự ấy. Đức Chúa Jêsus Christ đã đến với thế gian nầy trong sự hóa thân thành nhục thể của Ngài, cộng với nhân tính trọn vẹn và thần tính không phai của Ngài. Trong sự vâng phục với ý chỉ của Cha Ngài, Ngài đã chịu chết trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha, làm nên sự chuộc tội một lần đủ cả đối với tội lỗi. Sự đến của Đức Thánh Linh vào ngày lễ Ngũ Tuần và hiện tượng những cái lưỡi sau sự phục sinh của Chúa chúng ta là một loại trái đầu mùa của những việc sẽ đến. Trong dịp Lễ Ngũ Tuần, nhiều người từ nhiều nước đã nhóm lại, và họ đã nghe Đức Chúa Trời được ca ngợi theo chính tiếng bổn xứ của họ (Công Vụ các Sứ Đồ 2:1-13). Nếu tội lỗi của con người ở trong sự chống đối với Đức Chúa Trời đem lại sự lộn xộn của các thứ tiếng, sự vâng phục của Đấng Christ trong sự thuận phục với Đức Chúa Cha mang lại những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hưng, bằng chứng cho sự đảo lộn sự kiện ở thành Babên trong tương lai.
Câu chuyện nói tới tháp Babên nghe như: “xưa quá và xa vắng”, nhưng thực sự câu chuyện ấy không xa lắm đâu như chúng ta suy nghĩ. Chúng ta không có cùng sự ủy thác phải rải ra và làm đầy dẫy đất, vì điều nầy đã xảy ra rồi. Nhưng chúng ta có một mạng lịnh tương tự:
“Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mathiơ 28:18-20).
Chúng ta được truyền cho phải đi khắp thế gian với sứ điệp Tin Lành. Tôi nghĩ rằng phần nhiều người trong chúng ta đang nổ lực tìm kiếm những phương thức để tránh né việc đi ra – có lẽ không phải băng qua đại đương, nhưng ít nhất băng qua con đường kia. Tôi không nói rằng mỗi Cơ đốc nhân cần phải rời bỏ nơi họ đang sinh sống rồi ra nước ngoài cùng với Tin Lành. Tôi đang nói rằng chúng ta hết thảy sẽ bằng lòng đi ra, và chúng ta nên khích lệ nhừng ai muốn đi ra. Chúng ta cũng thích sự an ninh của “cái tổ” nơi chúng ta đang ở nữa. Chúng ta không rúc vào một thành phố, với một cái tháp ngà, mà trong một nhà thờ (đôi khi với một cái tháp). Chúng ta cần phải cẩn thận khi nhóm lại để dạy dỗ, gây dựng và thờ phượng (Hêbơrơ 10:24-25), nhưng chúng ta cũng cần phải “ra ngoài trại quân” nữa.
“Chúng ta có một cái bàn thờ, phàm kẻ hầu việc trong đền tạm không có phép lấy gì tại đó mà ăn. Vả, huyết của con sinh bị thầy tế lễ thượng phẩm đem vào nơi thánh để làm lễ chuộc tội, còn thân thể nó thì đốt đi bên ngoài trại quân. Ấy vì đó mà chính mình Đức Chúa Jêsus đã chịu khổ tại ngoài cửa thành để lấy huyết mình làm cho dân nên thánh. Vậy nên chúng ta hãy ra ngoài trại quân, đặng đi tới cùng Ngài, đồng chịu điều sỉ nhục. Vì dưới đời nầy, chúng ta không có thành còn luôn mãi, nhưng chúng ta tìm thành hầu đến” (Hêbơrơ 13:10-14, phần nhấn mạnh là của tôi).
Ai trong chúng ta là bậc phụ huynh đều biết rõ sự ngần ngại không dám sai con cái mình bước vào những nơi nguy hiểm. Nguyện chúng ta không tìm thấy cùng thứ tội lỗi giống như tội lỗi của dân cư thành Babên.
Vì bây giờ, sự lộn xộn của các thứ tiếng nói ở thành Babên có nhiều hàm ý cho những người nào chọn đi vào trong thế gian với những tin tức tốt lành của Tin Lành. Có nghĩa là chúng ta phải học hỏi để hiểu rõ và để tán thưởng văn hóa của các nhóm sắc tộc khác. Nói như thế có nghĩa là chúng ta phải học hỏi ngôn ngữ của những người mà chúng ta đang đem Tin Lành đến với họ. Nói như thế có nghĩa là phải thắng hơn nhiều trở ngại, như chủ nghĩa dân tộc và thiên kiến (của họ, của chúng ta). Tôi tin rằng khi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh Ngài cho Hội Thánh, Ngài đã ban cho chính mình Ngài hầu cho chúng ta sẽ được mặc lấy quyền phép lo rao giảng Tin Lành trong một môi trường đa văn hóa.
Có một bài học sau cùng từ phân đoạn Kinh Thánh gốc, tôi muốn chỉ ra trong phần kết thúc: Đức Chúa Trời rất là giàu ơn khi ngăn trở chúng ta không theo đuổi tội lỗi một khi chúng ta có khả năng theo đuổi rất là nhanh và thành công. Giao ước của Đức Chúa Trời với Nôê đã có nhiều hàm ý rất quan trọng. Cả thế gian đã thoái hóa mau chóng dường nào, nó đạt ới điểm mà nó phải chịu hủy diệt. Chúng ta nhìn thấy sau nạn lụt, thế gian không đủ thời gian để cho nhân loại trở về với trạng thái mục nát trước kia của nó, nó cần phải bị dời đi một lần nữa. Nhưng khi Đức Chúa Trời hứa không hủy diệt cả thế gian một lần nữa theo cách nầy, tôi tin không cứ cách nào đó Ngài sẽ kềm chế khuynh hướng tội lỗi của con người cho tới thời điểm khi Ngài sẽ sai Cứu Chúa đến, sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên Đấng ấy. (Thế thì sẽ có sự phán xét trong tương lai dành cho những ai thất bại không tiếp nhận sự tiếp trợ ơn cứu rỗi trong Đấng Christ).
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì ngăn trở tình trạng tội lỗi của con người. Ngài đã làm điều nầy trong nhiều phương thức. Ngài đã “ngăn trở” Ađam và Êva không sống trong vườn sau khi họ sa ngã, hầu cho họ sẽ không ăn cây sự sống rồi sống đời đời trong tình trạng tội lỗi của họ. Ngài đã làm giảm đi tuổi thọ của con người, thay vì sống gần 1.000 năm (như chúng ta thấy trong Sáng thế ký 5), tuổi thọ của con người sau cùng bị giảm xuống còn 70 hay 80 năm (hãy nhớ chính Môise là người đã viết ra điều nầy trong Thi thiên 90:10). Ở Sáng thế ký 9, Đức Chúa Trời cũng thiết lập án phạt chính cho tội giết người (đề nghị mạnh mẽ rằng hình phạt nầy làm ngăn trở tình trạng bạo lực). Với nạn lụt, Đức Chúa Trời quét sạch một chủng tộc đã đi tới chỗ tồi tệ hoàn toàn (trừ ra một người). Giờ đây, Đức Chúa Trời đã làm cho lộn xộn các thứ tiếng nói, hầu cho loài người không thể mưu lập với nhau cách dễ dàng chống nghịch Đức Chúa Trời nữa. Việc ban ra luật pháp sẽ là một hình thức ngăn trở khác nhắm vào các khuynh hướng tội lỗi của con người (xem Galati 3:15-29; đặc biệt hãy lưu ý câu 19).
Có bao giờ trong đời sống của bạn, khi bạn thực sự muốn một điều gì đó và Đức Chúa Trời dường như đặt những ngăn trở trên đường lối của bạn, không cho bạn có được những điều bạn ao ước không? Bạn có cảm thấy Đức Chúa Trời dường chống nghịch bạn, thay vì tiếp trợ cho bạn không? Phần đoạn Kinh Thánh nầy nói cho tôi biết, tôi nên cảm tạ Đức Chúa Trời vì trong mọi thời điểm ấy, Ngài đã đứng trong đường lối tôi, không giống như cách “thiên sứ của Đức Giêhôva” đứng trên đường của Balaam (Dân số ký 22:21-25). Tôi lấy làm lạ không biết bao nhiêu lần Đức Chúa Trời đã ngăn trở không để cho tôi phạm tội, trong các phương thức mà tôi không hề công nhận là bàn tay của Ngài? Cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã đứng trên đường lối của chúng ta khi chúng ta muốn làm điều ngược lại với ý chỉ của Ngài.
Sự lộn xộn tiếng nói ở tháp Babên
Mục sư Bob Deffinbaugh
Sáng thế ký 10:1—11:25
Phần giới thiệu
Các bản gia phổ là những phần Kinh Thánh khó đọc nhất trong Lời của Đức Chúa Trời. Ray Stedman thuật lại câu chuyện nói tới cụ Mục sư người Tô cách Lan, ông đang đọc chương 1 sách Tin Lành Mathiơ.
Ông khởi sự đọc: “Áp-ra-ham sanh Y-sác; Y-sác sanh Gia-cốp; Gia-cốp sanh Giu-đa”, và ông xem lướt qua rồi nhìn thấy bảng dang sách theo sau rồi nói: “họ cứ người nầy sanh người kia suốt cả trang nầy và cứ thế sang nửa trang kế”.
Các bảng gia phổ dường như chẳng có gì thú vị cả (một câu nói hay dành cho sự tẻ nhạt), nhưng chúng rất quan trọng. Thí dụ, giả sử bạn cần phải nhận một cú phone từ một vị luật sư. Ông ta nhận ra bạn rồi báo cho bạn biết rằng ông ta đang lo một vụ của người kia rất giàu có mới vừa qua đời, và chỉ có một người thân duy nhứt còn sống. Nếu vị luật sư đó yêu cầu bạn cung ứng danh tánh của ông bà, cha mẹ của bạn, tôi dám chắc các bản gia phổ thình lình sẽ trở thành thứ tư liệu rất hấp dẫn đấy.
Các chương đầu của sách Sáng thế ký dường như gói ghém với các bảng gia phổ. Sau câu chuyện nói tới sự sa ngã của con người, Đức Chúa Trời công bố sự rủa sả giáng trên Ađam và Êva cùng dòng dõi của họ, cũng như giáng trên Satan. Nhưng Đức Chúa Trời cũng cung ứng một lời tiên tri rất quan trọng nói tới sự đến của Đấng Mêsi – dòng dõi của người nữ – là Đấng sẽ hủy diệt Satan:
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (Sáng thế ký 3:15).
Ở Sáng thế ký 4, chúng ta đọc về Cain giết em mình là Abên, nối theo sau là bảng gia phổ nói tới các dòng dõi của Cain ở 4:16-24. Bảng gia phổ nầy đưa chúng ta từ Cain đến Lêméc, là người lấy hai vợ rồi khoe về việc giết một đứa trẻ. Dòng dõi bất kỉnh nầy kết thúc ở nạn lụt.
Sáng thế ký 5 nối theo với bảng gia phổ của Sết, là sự thay thế của Đức Chúa Trời cho Abên. Môise nối tiếp dòng dõi của Sết qua những người như Ênót, Hênóc, và Mêtusêla đến Lêméc, và sau cùng đến Nôê. Câu chuyện nói tới Nôê và nước lụt được ghi lại ở Sáng thế ký 6-9, một bảng gia phổ khác nối theo sau ngay lập tức trong chương 10. Sau câu chuyện nói tới sự lộn xộn các thứ tiếng nói ở Sáng thế ký 11:1-9, Môise cung ứng cho chúng ta bảng gia phổ khác ở Sáng thế ký 11:10-32. Tôi nghĩ chúng ta hết thảy đều đồng ý rằng Môise đã tin các bảng gia phổ nầy là quan trọng cho trí hiểu của chúng ta về nguồn gốc của dòng giống con người. Gần như là các bảng gia phổ nầy sẽ lần theo dòng dõi qua đó Đấng Mêsi được hứa cho sẽ ngự đến.
Sự đóng góp của các bảng gia phổ có thể trở thành chứng cứ khi chúng ta sánh bảng gia phổ của Cain (Sáng thế ký 4:16-24) với bảng gia phổ của Sết (Sáng thế ký 5:1-32):
Bảng gia phổ của Cain Bảng gia phổ của Sết
Không nhắc tới sự chết (đây là việc cuối cùng chúng ta Sự chết thường xuyên được nhắc tới
nói tới)
Từ một kẻ giết người (Cain) đến kẻ giết người khác Từ Sết tới Nôê
(Lêméc)
Ênót, con trai của Cain, một thành phố được đặt Hênóc, đồng đi với Đức Chúa Trời, không thấy nữa
theo tên người
Lêméc – có hai vợ và giết đứa trẻ Lêméc – xem con mình là chìa khóa cho việc cất bỏ
lời rủa sả.
Nhấn mạnh đến các thành tựu về kỷ thuật Nhấn mạnh đến đức tin, đồng đi cùng Đức Chúa Trời
Kết thúc ở nạn lụt Không kết thúc ở nạn lụt. Nôê là đấng cứu tinh
Cả hai bảng gia phổ nầy đều kết thúc với nạn lụt, nhưng với một tư thế hoàn toàn khác biệt. Nạn lụt sẽ quét sạch dòng dõi của Cain; dòng dõi của Sết sẽ được bảo tồn qua Nôê.
Các bảng gia phổ nói tới Sem, Cham, và Giaphết
Sáng thế ký 10:1-32
Thời gian không cho phép chúng ta nghiên cứu bảng gia phổ nầy nhiều như chúng ta mong muốn, nhưng cho phép tôi đưa ra một vài lưu ý.
Sáng thế ký 10 và 11 không nằm theo trình tự của niên đại. Các biến cố được mô tả ở Sáng thế ký 10 xảy ra sau khi có sự lộn xộn của các thứ tiếng nói tại tháp Babên. Điều nầy rất rõ ràng bởi sự kiện trong 10:20 và 10:31, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng sự phân chia của các con của Sem, Cham, và Giaphết là tùy theo tiếng nói của họ. Sự phân chia nầy tùy theo tiếng nói chỉ có thể xảy ra sau khi có sự lộn xộn của các thứ tiếng. Bảng gia phổ ở chương 10 vì thế được đặt cụ thể ở trước các sự cố kia.
Câu chuyện nói tới sự lộn xộn của các thứ tiếng nói ở 11:1-9 góp phần như một lằn ranh giữa hai bảng gia phổ. Bảng gia phổ trong Sáng thế ký 10 cụ thể nằm ngoài trình tự niên đại vì Môise muốn câu chuyện nói tới sự lộn xộn các thứ tiếng góp phần như một lằn ranh phân biệt trong bảng gia phổ của Sem. Hêbe, một dòng dõi của Sem, có hai người con trai, Bêléc và Giốctan (10:25). Ở Sáng thế ký 10:21-31, dòng dõi của Sem được lần theo Giốctan. Sau câu chuyện nói tới sự lộn xộn của các thứ tiếng nói tại tháp Babên, Môise lần theo dòng dõi của Sem qua con trai khác của Hêbe, Bêléc (11:10-26). Chính qua dòng dõi nầy mà bảng gia phổ của Ápraham được lần theo.
Bản gia phổ của Sáng thế ký 10 bao gồm một số việc quan trọng trong lịch sử. Môise dừng lại một chút với Nimrốt, một trong các dòng dõi của Cham. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Nimrốt là một thợ săn có tài, và khởi sự vương quốc của mình ở tháp Babên (10:8-12). Nimrốt, nói khác đi, là một nhà xây dựng thành phố và là nhà sáng lập thành Babên. Chúng ta đã được chuẩn bị cho một nơi gian ác là thành Babên nầy. Chúng ta được cung cấp cho danh tánh của các con trai của Canaan, và mỗi người con nầy đều trở thành tộc trưởng của một trong các xứ của người Canaan mà với họ dân Israel phải xử lý về sau nầy:
“Ca-na-an sanh Si-đôn, là con trưởng nam, và Hếch, cùng họ Giê-bu-sít, họ A-mô-rít, họ Ghi-rê-ga-sít, họ Hê-vít, họ A-rê-kít, họ Si-nít, họ A-va-đít, họ Xê-ma-rít, họ Ha-ma-tít. Kế đó, chi tộc Ca-na-an đi tản lạc” (Sáng thế ký 10:15-18).
“Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát, là xứ của các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-ê-ga-sít và Giê-bu-sít” (Sáng thế ký 15:18-21).
Bảng gia phổ ở Sáng thế ký 10 nhắc tới nhiều người thuộc dòng dõi của Nôê, từ nơi họ mà có dân cư trên thế gian. Các con trai của Giaphết được nói tới trước tiên và có đôi chút vội vã. Sở dĩ như vậy là vì họ sẽ là các thứ dân ở xa đối với dân Israel. Họ tạo nên giống dân Ấn-Âu, là tổ phụ của nhiều người Mỹ. Người Hylạp là một phần của dòng dõi Giaphết. Các dòng dõi của Cham hình thành nên các dân nầy, họ vốn gần gũi với dân Israel – người Babylôn, người Asiri, người Ninive, và người Aicập. Thế thì như chúng ta đã lưu ý ở trên, các con trai của Canaan sẽ trở thành dân Canaan, họ đã bị trục xuất ra khỏi Đất Hứa. Các dòng dõi của Sem sẽ được biết là dân Semit. Đây là dòng dõi mà từ đó Ápraham sẽ đến (11:10-26).
Trong khi chúng ta không có thì giờ để nghiên cứu các bảng gia phổ một cách cẩn thận hơn, tôi dám chắc với bạn rằng chúng là một đề tài rất phong phú cho sự nghiên cứu. Tôi ca ngợi quyển sách của John Sailhamer, nó có thể vùa giúp cho bạn khi nghiên cứu các bảng gia phổ trong sách Sáng thế ký, và trong sách Ngũ Kinh là một tổng thể nữa.
Sự lộn xộn của các thứ tiếng nói tại tháp Babên
Sáng thế ký 11:1-9
“Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng. Nhưng khi ở Đông phương dời đi, người ta gặp một đồng bằng trong xứ Si-nê-a, rồi ở tại đó. Người nầy nói với người kia rằng: Hè! chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất. Đức Giê-hô-va bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đang khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. Thôi! chúng ta, hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên, vì nơi đó Đức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất”.
Môise bắt đầu bằng cách báo cho độc giả biết rằng vào thời điểm nầy, chỉ có một thứ tiếng nói mà thôi, với một từ vựng duy nhứt. Khả năng nói cùng một thứ tiếng đã giúp cho loài người cùng làm việc với nhau, về điều thiện hay điều ác. Khi Đức Chúa Trời trước tiên dựng nên trái đất, Ngài đã ban ra mạng lịnh nầy:
“Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất” (Sáng thế ký 1:28).
Dường như là loài người đã chủ động làm việc trong việc cư trú trên đất trong mấy câu đầu của Sáng thế ký 6. Vấn đề, ấy là họ đang làm đầy dẫy đất với hạng người gian ác. Kết quả là, Đức Chúa Trời phải quét sạch mọi loài sống rồi bắt đầu lại sau nước lụt. Sau nạn lụt, Ngài đã nhắc lại mạng lịnh đã được ban ra ở Sáng thế ký 1:28:
“Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê cùng các con trai người, mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất” (Sáng thế ký 9:1).
Khi chúng ta đến với Sáng thế ký 11, chúng ta thấy rằng loài người đã di chuyển sang hướng Đông đến vùng đất Sinêa, là nơi mà tiên tri Đaniên bị bắt dẫn tù sang đó (Đaniên 1:2). Ở đây, họ quyết định cho sự lưu trú rồi xây một thành phố. Xây dựng một thành phố và định cư là không chu toàn mạng lịnh của Đức Chúa Trời là phải rải ra và làm cho đầy dẫy đất. Đây là một hành động cố ý bất tuân đối với mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Con người tự xét đoán mình với chính lời lẽ của họ:
“Người nầy nói với người kia rằng: Hè! chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất” (Sáng thế ký 9:3-4, phần nhấn mạnh là của tôi).
Những người nầy đã e sợ chính sự việc mà Đức Chúa Trời đã truyền cho họ phải lo làm. Họ sợ phải bị tản lạc khắp trên mặt đất. Họ muốn sống trong sự gần gũi với nhau. Họ thích cuộc sống thành thị hơn lối sống du cư rày đây mai đó. Chúng ta không được thuật cho biết những người nầy đã trông mong có lợi lộc từ chỗ sống chung với nhau trong một thành phố, nhưng chẳng có gì khó tin sự bảo hộ được cung ứng một khi thành phố được xây cất lên mỹ mãn. Có sự an ninh trong thành phố và nguy hiểm ở những nơi xa xôi nhất. Những người nầy chẳng giống với Christopher Columbus. Họ chẳng có một xu hướng mạo hiểm nào cả. Họ muốn xây một thành vững chắc với một cái tháp. Họ cũng muốn làm cho họ được rạng danh. Nói ngắn gọn, họ muốn sự an ninh và ý nghĩa. Đức Chúa Trời đã nhìn xuống cái tháp nầy và thấy rõ nơi mà con người hướng tới. Nếu con người được phép cộng tác với nhau, họ chỉ mau mau sa vào trong tội lỗi mà thôi.
Ở cái nhìn đầu tiên, cách nói ở 11:5 dường như cho rằng Đức Chúa Trời không biết gì về việc xây tháp Babên cho tới khi nó đã trở nên rõ ràng rồi. Với cái nhìn ở bên ngoài, mặc dù Đức Chúa Trời chẳng có cái chạm nào đến các sự cố hiện tại bằng Lời của Ngài, và Ngài không chú ý đến những gì đang diễn ra cho tới chừng mọi sự đã ở ngoài tầm tay. Khi nhìn xuống, có người giả định, Đức Chúa Trời đã nhìn thấy những gì vừa xảy ra. Tôi thường lấy làm buồn về chỗ nầy, cho tới chừng tôi bắt đầu nhìn thấy sự việc theo quan điểm của Môise, là tác giả con người. Mấy người ở tháp Babên nầy tưởng họ đang làm một việc gì đó kinh khủng lắm, một việc rất quan trọng. Họ đang xây một cái thành rất khó tin nổi với cái tháp lên đến tận trời, để làm cho rạng danh họ. Nhưng Môise mô tả sự kiện nầy giống như Đức Chúa Trời chẳng thèm quan tâm đến nó vậy; không phải là Ngài không biết đâu, nhưng việc ấy quá vô nghĩa! Loài người tưởng công việc của họ là kinh khủng lắm. Khi Đức Chúa Trời nhìn xuống, gần như là Ngài đã phán: “Ồ, há đây chẳng phải là cái thành nhỏ bé, xinh xắn sao. Ta phải cúi xuống mới nhìn thấy nó đấy”. Lời lẽ của Thi thiên 113 đặt phần mô tả của Môise vào nhận thức thích đáng của nó:
“Từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, khá ngợi khen danh Đức Giê-hô-va! Đức Giê-hô-va vượt cao hơn các dân. Sự vinh hiển Ngài cao hơn các từng trời. Ai giống như Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi? Ngôi Ngài ở trên cao; Ngài hạ mình xuống Đặng xem xét trời và đất” (Thi thiên 113:3-6).
Loài người tưởng họ đã “vượt cao lắm rồi”, và đây là lúc để Đức Chúa Trời ra tay can thiệp. Chỉ có mỗi mình họ, họ đã vượt quá xa với tội lỗi của họ. Theo ý của tôi, phần mô tả của Đức Chúa Trời về ưu thế của con người là họ hay đùa quá:
“Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đang khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được” (Sáng thế ký 11:6).
Nhất định đây là cách thức chúng ta thích nghĩ về chính mình, có phải không? Việc nầy giống như thái độ mà một số người đã tỏ ra sau khi con người trước tiên đã bước đi trên mặt trăng. Chúng ta bắt đầu cho rằng người ấy có thể làm bất cứ điều chi người đề ra trong lý trí của mình, đặc biệt nếu người Nga và người Mỹ góp chung vốn tinh thông của họ về mặt kỷ thuật.
Nhưng trong sự thổi phồng ưu điểm của con người (ưu điểm về điều ác của họ rất là lớn), Môise đang đối chiếu ưu thế lớn lao của con người với sự khôn ngoan và quyền phép của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Đức Chúa Trời khó mà nhấc ngón tay lên, phải nói như thế. Với một hành động đơn giản, Đức Chúa Trời bất ngờ “cắm phích” vào sự phô bày long trọng của con người về sự cao trọng cả thể của chính mình. Đức Chúa Trời chỉ làm lộn xộn tiếng nói của họ, và mọi sự đều qua đi.
Đây đúng là một cảnh tượng đáng phải có! Bạn không thể hình dung được điều chi giống như thế đâu? Những công nhân đang bận rộn trong việc xây dựng, nói năng với nhau như bình thường. “Nè, Sam, trao dùm tôi mấy khúc gỗ kia nhé!” Những nhà kiến trúc đang chụm đầu vào nhau để bàn bạc một vấn đề về kỷ thuật. Thình lình, mỗi người nói một thứ tiếng, và người kia chẳng thể hiểu được một chữ nào hết. Đây là một sự lộn xộn lớn lắm. Dựa theo chương 10, tôi muốn chỉ ra rằng các thứ tiếng khác nhau có thể đã được phân phát tùy theo các gia đình (theo gia phổ). Thí dụ, người Canaan sẽ nói một thứ tiếng, người Semit nói tiếng khác. Tôi có thể tưởng tượng người ta đang đi tới đi lui, tìm kiếm ai đó nói được tiếng của họ. Và sau cùng, tất cả những người nói cùng một thứ tiếng (theo ý của tôi, một họ gia đình) sau cùng sẽ về lại nơi ở của họ theo tiếng nói của họ mà rời bỏ những người khác.
Trong ánh sáng của Sáng thế ký 11:1-9, chương 10 có một ánh sáng hoàn toàn mới. Tất cả những người nầy đã gây rối thế nào trên toàn bộ mặt đất chứ? Từ bỏ dự án của họ và rải ra khắp đất không phải là sự họ chọn vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời; đây là sự lựa chọn duy nhứt của họ, mọi hoàn cảnh đã được ấn định theo cách thiêng liêng. Môise đưa ra các câu 8 và 9 nghịch lại 4. Có phải dân thành Babên tìm cách ngăn trở việc “tản lạc khắp trên mặt đất” không? Họ muốn như thế đấy, không cứ cách nào. Môise không nói cho chúng ta biết chỉ một lần thôi đâu; ông lặp lại câu nói nầy hai lần: “Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất” (xem các câu 8 và 9). Như có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Người nào tìm cách ngăn trở ý chỉ của Đức Chúa Trời một ngày kia sẽ biết ngay là họ đang “đá lại mũi đót” (Công Vụ các Sứ Đồ 26:14).
Bài học về Babên cho dân Israel trong Cựu Ước
Có một số lẽ đạo mà Môise đã phát triển trong Sách Sáng thế ký, và sự cố ở thành Babên góp phần vào đó. Có lẽ đạo nói tới phước hạnh và sự rủa sả. Đức Chúa Trời đã dựng nên đất là thứ tốt lành, và chính trên sự sáng tạo tốt lành của Ngài mà Ngài đã công bố ra phước hạnh của Ngài. Trong Vườn Êđen, Đức Chúa Trời đã cung ứng phần thử nghiệm đức tin và sự vâng phục của con người. Nếu Ađam và vợ ông tin cậy Lời của Đức Chúa Trời và vâng theo mạng lịnh của Ngài, thì họ sẽ ăn cây sự sống mà tránh cây biết điều thiện và điều ác đi. Ađam đã chọn bất chấp và bất tuân mạng lịnh của Đức Chúa Trời, vì thế ông đã kinh nghiệm sự rủa sả, thay vì phước hạnh sống đời đời ở trong vườn. Sau Ađam, những người đồng đi với Đức Chúa Trời đã trải nghiệm các ơn phước của Ngài (thí dụ, Hênóc), và những người nào bất chấp Lời của Đức Chúa Trời đều bị rủa sả (thí dụ, Cain). Qua Nôê, Đức Chúa Trời đã đem phước hạnh đến cho ông, cho gia đình ông, và cho toàn thể nhân loại (dòng giống con người được cứu qua Nôê). Sự gian ác của con người trong thời của Nôe đã mang sự rủa sả của Đức Chúa Trời giáng trên họ. Dòng dõi của Canaan bị rủa sả vì cớ tội lỗi của Cham. Nếu các dòng dõi của Nôê vâng theo Đức Chúa Trời bằng cách rải ra và làm cho đầy dẫy đất, họ sẽ được phước. Song vì họ tìm cách ngăn trở mạng lịnh của Đức Chúa Trời, dân sự Babên đã bị rủa sả với sự lộn xộn các thứ tiếng nói. Mọi điều nầy sửa soạn cho chúng ta gặp gỡ Ápraham, qua ông tất cả các nước đều sẽ được phước, nhưng người nào rủa sả ông sẽ bị rủa sả lại (Sáng thế ký 12:1-3). Cũng một thể ấy đối với Giao ước với Môise. Người nào vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời đều sẽ được phước (Phục truyền luật lệ ký 28:1-14); người nào bất chấp mạng lịnh của Ngài sẽ bị rủa sả (xem Phục truyền luật lệ ký 28:15-68; cũng xem 30:1, 19). Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải nhìn thấy rằng ơn phước đến từ sự vâng theo Lời của Đức Chúa Trời, và sự rủa sả giáng trên những kẻ nào bất tuân.
Có lẽ đạo nói tới sự phân rẻ. Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian bởi sự phân rẻ cái nầy với cái kia: sự sáng đối với sự tối tăm; đất với nước; trời với đất. Đức Chúa Trời đã phân biệt con người đối với mọi loài thọ tạo khác bằng cách dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài. Đức Chúa Trời đã dặn dò Ađam và Êva phân biệt giữa cây sự sống và cây biết điều thiện và điều ác. Khi Ađam và Êva phạm tội, Đức Chúa Trời đã phân rẻ họ ra khỏi khu vườn. Không những Đức Chúa Trời phân biệt giữa người nam người nữ, Ngài còn phân biệt giữa thanh sạch và ô uế (xem Sáng thế ký 7:2-3). Và bây giờ, Đức Chúa Trời phân rẻ dòng giống con người thành các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Không bao lâu nữa, Ápraham sẽ được biệt riêng ra đối với những người khác. Dòng dõi của ông, dân Israel, tương tự sẽ dược biệt riêng ra khỏi thế gian.
Có lẽ đạo tinh vi khác rất hiển nhiên trong các chương đầu của sách Sáng thế ký. Đức Chúa Trời đã truyền cho con người phải “rải ra”, nhưng xu hướng tự nhiên của con người là làm ngược lại. Vì thế, chúng ta nhìn thấy những “nhà xây dựng thành phố” xa xưa kia là những kẻ thuộc về dòng dõi bất kính (Cain, 4:16-17; Nimrốt, 10:8-12). Con người có khuynh hướng xúm lại với nhau, thay vì rải ra, như Đức Chúa Trời đã truyền. Con người có khuynh hướng nhắm vào cuộc sống thành thị, thay vì xử lý với những thách thức của đời sống nông thôn. Thật là thú vị khi nhìn thấy trong sách Ngũ Kinh, con người sa ngã có khuynh hướng tiến về phía Đông. Khi Ađam và Êva bị trục xuất ra khỏi vườn, rõ ràng là họ đã đi về hướng Đông, khi thiên sứ đứng chặn ở cổng phía Đông của vườn để ngăn không cho họ vào. Khi Cain trốn đi, ông đã trốn về phía Đông ra khỏi sự hiện diện của Đức Giêhôva (4:16). Các dòng dõi của Cham cũng hướng tới phương Đông (10:30), những kẻ đến định cư trong Babên cũng thế (11:2). Cho nên, khi chúng ta nhìn thấy phong trào nhắm về hướng Đông, chúng ta dám tin chắc rằng phong trào nầy cũng sẽ chẳng có gì khá hơn.
Hết thảy mọi việc nầy sẽ ngược lại với Ápraham. Ông sẽ ra khỏi xứ đi về hướng Đông rồi đi tới phía Tây đến Đất Hứa. Ông sẽ không sống trong thành, mà sống giống như dân du mục vậy. Ông không ở lại trong sự an ninh và an nhàn của gia đình ông. Ông phải đi ra, không phải để tìm kiếm một danh cho chính mình (giống như những kẻ ở trong Babên), nhưng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã hứa làm cho danh ông được cả thể (Sáng thế ký 12:2). Ông vốn biết rõ rằng Đức Chúa Trời không chọn ông vì cớ gia phổ ông rất có ấn tượng. Ápraham sẽ tìm thấy Đức Chúa Trời là thành tín trong từng lời hứa của Ngài. Và Ápraham sẽ học biết rằng rắc rối đến từ chỗ bất tuân, trong khi ơn phước đến từ sự vâng lời.
Thành Babên được giới thiệu cho độc giả ở chương 10 (các câu 8-10) và được đánh dấu thêm nữa ở 11:1-9. Đây là một thành gian ác có nhiều việc phải làm với tương lai của Israel. Đây là nơi mà ở đó Đaniên sẽ bị bắt như một phu tù. Điều đó sẽ trở thành một dấu của sự gian ác, những nhà cầm quyền về sau nầy đều có sự gian ác giống như thế. Những thành phố, giống như con người, đều có khuynh hướng phản ảnh và khuếch đại nguồn gốc của họ suốt phần còn lại sự tồn sinh của họ. Thành Babên có khởi sự rất tồi tệ, và nhiều việc càng ngày càng tệ hại hơn nữa.
Sự cố tại thành Babên có một số phân nhánh rất thực tiễn. Sự rải ra của các cư dân Babên không phù hợp với sự vâng phục của họ, mà phù hợp với sự lộn xộn tiếng nói của họ. Điều nầy khiến cho người ta phải rải ra khắp cả đất. Các dân khác nhau đã được đặt tên ở chương 10 và 11 mỗi dân đều có tiếng nói riêng và văn hóa của riêng họ. Khi dân Israel xử lý với một số dân nầy trong những năm hầu đến, họ sẽ nhớ đến nguồn gốc của chúng. Và khi làm thế, họ sẽ tán thưởng cách thức Đức Chúa Trời đã chọn để đem lại sự ứng nghiệm của mọi lời hứa và mục đích của Ngài.
Sự liên kết của những công dân Babên nầy là vì mục tiêu chống lại Đức Chúa Trời và phấn đấu tạo cho mình một danh. Loại hiệp một nầy rất xa vời đối với sự tin kính. Điều nầy giống như sự liên minh tạm thời của người Pharisi với người Sađusê, và thậm chí với Rome. Mối kết hiệp nầy chẳng kéo dài đâu, và nó chẳng đạt được một điều gì tốt lành cả. Họ kết hiệp trên cơ sở một yếu tố chung – sự thù ghét của họ đối với Chúa Jêsus. Dân Israel thường bị cám dỗ thực hiện những liên minh bất khiết với các nước láng giềng chung quanh và với các nước lớn như Aicập. Nguyện họ tiếp thu được từ sự cố tại thành Babên rằng những mối liên minh bất khiết chỉ đưa thêm rắc rối đến cho họ mà thôi.
Những bài học dành cho các thánh đồ trong từng thời đại
Vào thời điểm tôi đang soạn bài giảng nầy, những cuộc chiến tranh đang diễn ra trên khắp thế giới. Cách đây mấy năm, tôi có nghe Cựu Tổng Thống Jimmy Carter phát biểu tại Đại học đường Wheaton. Ông nói rằng ngay thời điểm đó, Trung tâm Carter đã thống kê được hơn 70 cuộc chiến trên khắp thế giới. Bất cứ ngày nào chúng ta nhặt tờ nhật báo lên, chúng ta có thể đọc thấy về chiến cuộc giữa các quốc gia. Phần nhiều trong số nầy là kết quả của chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa dân tộc nầy là kết quả của các thứ tiếng nói và văn hóa khác nhau. Sự lộn xộn của các thứ tiếng nói tại tháp Babên đã kết quả trong sự xung đột và tranh cạnh và từ dạo ấy, nó đã giữ họ không kết hiệp được với nhau một cách thành công trong sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời. Câu chuyện vắn tắt nầy trong sách Sáng thế ký giải thích thể nào thế giới có nguyên trạng như ngày hôm nay.
Tại thành Babên, con người muốn làm cho mình được rạng danh, để xây một bia tưởng niệm cho chính họ. Tôi nghĩ đây là cách méo mó nhất khi tìm kiếm một loại hình phi đạo đức. Con người không còn sống thọ gần một ngàn năm nữa. Cuộc sống càng rút ngắn đi hơn bao giờ hết. Khi họ qua đi, có ai còn nhớ đến họ không? Họ có để lại loại di sản, loại bia tưởng niệm, để cho người ta ghi nhớ không? Thành phố nầy và cái tháp của nó là câu trả lời, theo lý trí của họ.
Từ đấy, con người đã thực thi các nổ lực tương tự. Nhiều Pharaôn đã xây dựng các kim tự tháp, và nhiều người khác nữa đã nổ lực để lại một vài chứng cớ khác về sự tồn sinh của họ và về sự cao trọng của họ. Song hết thảy những điều nầy chỉ là hư không mà thôi. Giải pháp cho án phạt sự chết là sự sống đời đời, chớ không phải để lại một cái bia tưởng niệm ở sau lưng. Khi tôi đọc phần nầy do Môise viết, tôi chẳng làm sao khác hơn được là thấy mình được nhắc nhớ về Thi thiên mà Môise đã viết, đã được kể trong sách Thi thiên. Theo ý của tôi, có lẽ Môise đã viết Thi thiên nầy khi thế hệ dân Israel đang ngã chết dần trong đồng vắng:
Thi thiên 90
“Lạy Chúa, từ đời nầy qua đời kia Chúa là nơi ở của chúng tôi. Trước khi núi non chưa sanh ra, Đất và thế gian chưa dựng nên, Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời. Chúa khiến loài người trở vào bụi tro, Và phán rằng: Hỡi con cái loài người, hãy trở lại. Vì một ngàn năm trước mắt Chúa Khác nào ngày hôm qua đã qua rồi, Giống như một canh của đêm. Chúa làm chúng nó trôi đi như nước chảy cuồn cuộn; chúng nó khác nào một giấc ngủ, Ban mai họ tợ như cây cỏ xanh tươi: Sáng ngày cỏ nở bông và tốt tươi; Buổi chiều người ta cắt nó và nó héo. Thật, chúng tôi bị hao mòn vì cơn giận của Chúa, Bị bối rối bởi sự thạnh nộ Chúa. Chúa đã đặt gian ác chúng tôi ở trước mặt Chúa, Để những tội lỗi kín đáo chúng tôi trong ánh sáng mặt Chúa. Bởi cơn giận của Chúa, các ngày chúng tôi đều qua đi; Năm chúng tôi tan mất như hơi thở. Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi, Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi; Song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ và buồn thảm, Vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi. Ai biết sức sự giận của Chúa? Tùy theo sự kính sợ xứng đáng cho Chúa, ai biết sức sự nóng nả Chúa? Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, Hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan. Đức Giê-hô-va ơi, xin hãy trở lại. Cho đến chừng nào? Xin đổi lòng về việc các tôi tớ Chúa. Ôi! xin Chúa cho chúng tôi buổi sáng được thỏa dạ về sự nhân từ Chúa, Thì trọn đời chúng tôi sẽ hát mừng vui vẻ. Xin Chúa làm cho chúng tôi được vui mừng tùy theo các ngày Chúa làm cho chúng tôi bị hoạn nạn, Và tùy theo những năm mà chúng tôi đã thấy sự tai họa. Nguyện công việc Chúa lộ ra cho các tôi tớ Chúa, Và sự vinh hiển Chúa sáng trên con cái họ! Nguyện ơn Chúa, là Đức Chúa Trời chúng tôi, giáng trên chúng tôi; Cầu Chúa lập cho vững công việc của tay chúng tôi; Phải, xin lập cho vững công việc của tay chúng tôi” (Thi thiên 90:1-17)
Chính lời lẽ trong câu cuối bắt lấy sự chú ý của tôi: “Phải, cầu Chúa lập cho vững công việc của tay chúng tôi! Phải, xin lập cho vững công việc của tay chúng tôi!” Sát nghĩa hơn: “Hãy củng cố (hoặc cung ứng sự trường tồn – chú thích bên lề của bản Kinh Thánh NASB) công việc của tay chúng tôi”. Làm sao công việc, nổ lực của chúng ta có thể trường tồn được chứ? Chúa Jêsus dạy chúng ta:
“Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó” (Mathiơ 6:19-21).
Không một thứ gì chúng ta nổ lực chất chứa ở trên đất mà còn mãi được đâu. Chỉ thứ chi được chất chứa cho chúng ta ở trên trời mới còn mãi đời đời. Vì thế, chúng ta phải nhắm vào công việc của Đức Chúa Trời, lo làm những công việc nào là đời đời. Khi chúng ta đầu tư vào Nước của Đức Chúa Trời, chúng ta đang đầu tư vào một việc sẽ còn mãi cho đến đời đời. Khi chúng ta chia sẻ Tin Lành và nhìn thấy nhiều người nam và người nữ đến với Đấng Christ, chúng ta đang có bông trái đời đời. Nói ngắn gọn, khi chúng ta làm theo những gì Đức Chúa Trời phán, chúng ta đang đầu tư vào trong cõi đời đời. Đời sống của chúng ta ngắn ngủi, và chúng sẽ kết thúc, nhưng điều chi đã được làm cho Chúa chúng ta sẽ còn mãi cho đến đời đời.
Một trong những việc mà con người đặt lòng tin cậy của họ vào xã hội ngay nay là kỷ thuật hóa. Trong lãnh vực kỷ thuật, thế gian đã trở nên một con đường thật dài. Nhưng thường thì các tiến bộ kỷ thuật đáng kinh ngạc đã được các phương tiện phạm tội ôm lấy một cách mau chóng và rất có hiệu quả. Đức Chúa Trời luôn luôn đã tìm cách chỉ cho con người thấy rằng kỷ thuật hiện đang yên nghỉ trong hai bàn tay của hạng tội nhân rất ích kỷ. Tầm quan trọng của chúng ta và sự an ninh của chúng ta sẽ không còn dựa đúng trên phần kỷ thuật của chúng ta nữa; Nó chỉ có thể tìm được trong lai lịch của chúng ta, và gắn với Đấng Christ, và bởi sự chết (Sáng thế ký 5:24). Nôê đã tìm được ơn với Đức Chúa Trời, và đã đồng đi với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 6:8-9). Chỉ khi chúng ta quên đi từng nổ lực để tự cứu lấy mình, và thôi không phấn đấu để được giống như Đức Chúa Trời qua các nổ lực riêng của chúng ta, chúng ta mới có thể bước vào ơn cứu rỗi mà Ngài đã đạt được cho chúng ta.
Chúng ta phải thành thực trước sự kiện Đức Chúa Trời có đôi lúc báo trước và răn đe. Mạng lịnh của Đức Chúa Trời dành cho con người là rải ra và làm cho đầy dẫy đất. Hạng người vô tín đã nhìn thấy điều nầy giống như cơn ác mộng tệ hại nhất của họ. Những gì đẹp lòng Đức Chúa Trời là khó chịu đối với nhiều người nam người nữ của tháp Babên. Những ai ở ngoài đức tin cần phải được cảnh báo rằng con đường tội lỗi và bất tuân dẫn tới sự chết (xem Châm ngôn 1; Rôma 6:16…). Người nào đạt tới chỗ có đức tin cần phải gom lại những ao ước cùng khoái lạc của họ hầu cho điều chi đẹp lòng Đức Chúa Trời cũng là khoái lạc của chúng ta nữa. Khi chúng ta thấy ý chỉ của Đức Chúa Trời như ngược lại với mọi điều tốt nhứt của mình, chúng ta sẽ nổ lực tìm một “lối thoát” phi Kinh Thánh, giống như xây dựng một thành phố với một cái tháp. Người nào tìm cách tránh né các mạng lịnh rõ ràng của Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn thấy đường lối của họ đầy những rối rắm, và sở dĩ như vậy là vì họ đặt mình vào chỗ chống đối lại Đức Chúa Trời Toàn Năng:
“Nhân sao các ngoại bang náo loạn? Và những dân tộc toan mưu chước hư không? Các vua thế gian nổi dậy, Các quan trưởng bàn nghị cùng nhau Nghịch Đức Giê-hô-va, và nghịch Đấng chịu xức dầu của Ngài, mà rằng: Chúng ta hãy bẻ lòi tói của hai Người, Và quăng xa ta xiềng xích của họ. Đấng ngự trên trời sẽ cười, Chúa sẽ nhạo báng chúng nó. Bấy giờ Ngài sẽ nổi thạnh nộ phán cùng chúng nó, Dùng cơn giận dữ mình khuấy khỏa chúng nó, mà rằng: Dầu vậy, ta đã lập Vua ta Trên Si-ôn là núi thánh ta. Ta sẽ giảng ra mạng lịnh: Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi. Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, Và các đầu cùng đất làm của cải. Con sẽ dùng cây gậy sắt mà đập bể chúng nó; Con sẽ làm vỡ nát chúng nó khác nào bình gốm. Vì vậy, hỡi các vua, hãy khôn ngoan; Hỡi các quan xét thế gian, hãy chịu sự dạy dỗ. Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, Và mừng rỡ cách run rẩy. Hãy hôn Con, e Người nổi giận, Và các ngươi hư mất trong đường chăng; Vì cơn thạnh nộ Người hòng nổi lên. Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!” (Thi thiên 2:1-12)
Sứ điệp của Thi thiên nầy rất đơn giản: hãy thôi đừng phấn đấu chống nghịch lại Đức Chúa Trời và hãy phục theo Ngài. Hãy tin cậy nơi sự cứu rỗi mà Ngài đã cung ứng cho trong Thân Vị và công việc của Đức Chúa Jêsus Christ, và được buông tha ra khỏi cơn thạnh nộ hầu đến của Ngài giáng trên các kẻ thù của Ngài. Người nào nương náu nơi Ngài có phước thay!
Phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta trong sách Sáng thế ký cho chúng ta biết sự hội hiệp đó, tự bản thân và trong nó, chẳng có gì là tốt lành cả. Đây là một sự hội hiệp dựa trên sự đồng dạng. Những con người nầy đã nói cùng một thứ tiếng và có chung một từ vựng. Hết thảy họ đều ao ước muốn lẫn tránh việc rải ra khắp trên mặt đất. Một số nhà thờ tìm cách đạt được sự hội hiệp với tổn phí của lẽ thật. Có những người mà với họ Cơ đốc nhân không thể mang ách chung (xem II Côrinhtô 6:14-18). Một số nhà thờ tìm cách đạt cho kỳ được cái vẻ bề ngoài hiệp một qua cách sử dụng cái phông “nhóm đồng nhất”. Nhóm nầy dựa trên nguyên tắc của con người “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nếu chúng ta có thể tập họp một nhóm lớn đủ để dựng lên một chủng tộc, hay một văn hóa, hoặc một mảng xã hội, khi ấy chúng ta tưởng chúng ta có sự hiệp một. Sự hiệp một Cơ đốc chơn thật được tỏ ra tốt nhứt trong phạm trù của sự đa dạng: đa dạng về xã hội, đa dạng về chủng tộc, đa dạng về văn hóa, đa dạng về kinh tế, đa dạng trong các ân tứ thuộc linh, đa dạng trong những điều tin quyết, và đa dạng trong chức vụ. Đây là một trong những việc mà tôi tán thưởng về Hội Thánh của chúng ta. Chúng ta không có nhiều sự đa dạng như tôi muốn thấy, nhưng chúng ta có thể quan sát hội chúng và nhìn thấy sự đa dạng của màu da, của lai lịch, của tình trạng kinh tế, của các ân tứ thuộc linh, của sự tin quyết, và của các chức vụ khác nhau. Tôi nguyện rằng sẽ có thêm sự đa dạng nữa, và trong sự đa dạng nầy chúng ta sẽ tỏ ra sự hiệp một chơn thật.
Nếu sự bất tuân cố ý của con người đem lại sự lộn xộn các thứ tiếng nói, và sự tranh cạnh hoàn toàn giữa vòng các nhóm dân tộc và ngôn ngữ, thì chính sự vâng phục của một người có thể làm đảo lộn lại sự ấy. Đức Chúa Jêsus Christ đã đến với thế gian nầy trong sự hóa thân thành nhục thể của Ngài, cộng với nhân tính trọn vẹn và thần tính không phai của Ngài. Trong sự vâng phục với ý chỉ của Cha Ngài, Ngài đã chịu chết trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha, làm nên sự chuộc tội một lần đủ cả đối với tội lỗi. Sự đến của Đức Thánh Linh vào ngày lễ Ngũ Tuần và hiện tượng những cái lưỡi sau sự phục sinh của Chúa chúng ta là một loại trái đầu mùa của những việc sẽ đến. Trong dịp Lễ Ngũ Tuần, nhiều người từ nhiều nước đã nhóm lại, và họ đã nghe Đức Chúa Trời được ca ngợi theo chính tiếng bổn xứ của họ (Công Vụ các Sứ Đồ 2:1-13). Nếu tội lỗi của con người ở trong sự chống đối với Đức Chúa Trời đem lại sự lộn xộn của các thứ tiếng, sự vâng phục của Đấng Christ trong sự thuận phục với Đức Chúa Cha mang lại những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hưng, bằng chứng cho sự đảo lộn sự kiện ở thành Babên trong tương lai.
Câu chuyện nói tới tháp Babên nghe như: “xưa quá và xa vắng”, nhưng thực sự câu chuyện ấy không xa lắm đâu như chúng ta suy nghĩ. Chúng ta không có cùng sự ủy thác phải rải ra và làm đầy dẫy đất, vì điều nầy đã xảy ra rồi. Nhưng chúng ta có một mạng lịnh tương tự:
“Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mathiơ 28:18-20).
Chúng ta được truyền cho phải đi khắp thế gian với sứ điệp Tin Lành. Tôi nghĩ rằng phần nhiều người trong chúng ta đang nổ lực tìm kiếm những phương thức để tránh né việc đi ra – có lẽ không phải băng qua đại đương, nhưng ít nhất băng qua con đường kia. Tôi không nói rằng mỗi Cơ đốc nhân cần phải rời bỏ nơi họ đang sinh sống rồi ra nước ngoài cùng với Tin Lành. Tôi đang nói rằng chúng ta hết thảy sẽ bằng lòng đi ra, và chúng ta nên khích lệ nhừng ai muốn đi ra. Chúng ta cũng thích sự an ninh của “cái tổ” nơi chúng ta đang ở nữa. Chúng ta không rúc vào một thành phố, với một cái tháp ngà, mà trong một nhà thờ (đôi khi với một cái tháp). Chúng ta cần phải cẩn thận khi nhóm lại để dạy dỗ, gây dựng và thờ phượng (Hêbơrơ 10:24-25), nhưng chúng ta cũng cần phải “ra ngoài trại quân” nữa.
“Chúng ta có một cái bàn thờ, phàm kẻ hầu việc trong đền tạm không có phép lấy gì tại đó mà ăn. Vả, huyết của con sinh bị thầy tế lễ thượng phẩm đem vào nơi thánh để làm lễ chuộc tội, còn thân thể nó thì đốt đi bên ngoài trại quân. Ấy vì đó mà chính mình Đức Chúa Jêsus đã chịu khổ tại ngoài cửa thành để lấy huyết mình làm cho dân nên thánh. Vậy nên chúng ta hãy ra ngoài trại quân, đặng đi tới cùng Ngài, đồng chịu điều sỉ nhục. Vì dưới đời nầy, chúng ta không có thành còn luôn mãi, nhưng chúng ta tìm thành hầu đến” (Hêbơrơ 13:10-14, phần nhấn mạnh là của tôi).
Ai trong chúng ta là bậc phụ huynh đều biết rõ sự ngần ngại không dám sai con cái mình bước vào những nơi nguy hiểm. Nguyện chúng ta không tìm thấy cùng thứ tội lỗi giống như tội lỗi của dân cư thành Babên.
Vì bây giờ, sự lộn xộn của các thứ tiếng nói ở thành Babên có nhiều hàm ý cho những người nào chọn đi vào trong thế gian với những tin tức tốt lành của Tin Lành. Có nghĩa là chúng ta phải học hỏi để hiểu rõ và để tán thưởng văn hóa của các nhóm sắc tộc khác. Nói như thế có nghĩa là chúng ta phải học hỏi ngôn ngữ của những người mà chúng ta đang đem Tin Lành đến với họ. Nói như thế có nghĩa là phải thắng hơn nhiều trở ngại, như chủ nghĩa dân tộc và thiên kiến (của họ, của chúng ta). Tôi tin rằng khi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh Ngài cho Hội Thánh, Ngài đã ban cho chính mình Ngài hầu cho chúng ta sẽ được mặc lấy quyền phép lo rao giảng Tin Lành trong một môi trường đa văn hóa.
Có một bài học sau cùng từ phân đoạn Kinh Thánh gốc, tôi muốn chỉ ra trong phần kết thúc: Đức Chúa Trời rất là giàu ơn khi ngăn trở chúng ta không theo đuổi tội lỗi một khi chúng ta có khả năng theo đuổi rất là nhanh và thành công. Giao ước của Đức Chúa Trời với Nôê đã có nhiều hàm ý rất quan trọng. Cả thế gian đã thoái hóa mau chóng dường nào, nó đạt ới điểm mà nó phải chịu hủy diệt. Chúng ta nhìn thấy sau nạn lụt, thế gian không đủ thời gian để cho nhân loại trở về với trạng thái mục nát trước kia của nó, nó cần phải bị dời đi một lần nữa. Nhưng khi Đức Chúa Trời hứa không hủy diệt cả thế gian một lần nữa theo cách nầy, tôi tin không cứ cách nào đó Ngài sẽ kềm chế khuynh hướng tội lỗi của con người cho tới thời điểm khi Ngài sẽ sai Cứu Chúa đến, sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên Đấng ấy. (Thế thì sẽ có sự phán xét trong tương lai dành cho những ai thất bại không tiếp nhận sự tiếp trợ ơn cứu rỗi trong Đấng Christ).
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì ngăn trở tình trạng tội lỗi của con người. Ngài đã làm điều nầy trong nhiều phương thức. Ngài đã “ngăn trở” Ađam và Êva không sống trong vườn sau khi họ sa ngã, hầu cho họ sẽ không ăn cây sự sống rồi sống đời đời trong tình trạng tội lỗi của họ. Ngài đã làm giảm đi tuổi thọ của con người, thay vì sống gần 1.000 năm (như chúng ta thấy trong Sáng thế ký 5), tuổi thọ của con người sau cùng bị giảm xuống còn 70 hay 80 năm (hãy nhớ chính Môise là người đã viết ra điều nầy trong Thi thiên 90:10). Ở Sáng thế ký 9, Đức Chúa Trời cũng thiết lập án phạt chính cho tội giết người (đề nghị mạnh mẽ rằng hình phạt nầy làm ngăn trở tình trạng bạo lực). Với nạn lụt, Đức Chúa Trời quét sạch một chủng tộc đã đi tới chỗ tồi tệ hoàn toàn (trừ ra một người). Giờ đây, Đức Chúa Trời đã làm cho lộn xộn các thứ tiếng nói, hầu cho loài người không thể mưu lập với nhau cách dễ dàng chống nghịch Đức Chúa Trời nữa. Việc ban ra luật pháp sẽ là một hình thức ngăn trở khác nhắm vào các khuynh hướng tội lỗi của con người (xem Galati 3:15-29; đặc biệt hãy lưu ý câu 19).
Có bao giờ trong đời sống của bạn, khi bạn thực sự muốn một điều gì đó và Đức Chúa Trời dường như đặt những ngăn trở trên đường lối của bạn, không cho bạn có được những điều bạn ao ước không? Bạn có cảm thấy Đức Chúa Trời dường chống nghịch bạn, thay vì tiếp trợ cho bạn không? Phần đoạn Kinh Thánh nầy nói cho tôi biết, tôi nên cảm tạ Đức Chúa Trời vì trong mọi thời điểm ấy, Ngài đã đứng trong đường lối tôi, không giống như cách “thiên sứ của Đức Giêhôva” đứng trên đường của Balaam (Dân số ký 22:21-25). Tôi lấy làm lạ không biết bao nhiêu lần Đức Chúa Trời đã ngăn trở không để cho tôi phạm tội, trong các phương thức mà tôi không hề công nhận là bàn tay của Ngài? Cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã đứng trên đường lối của chúng ta khi chúng ta muốn làm điều ngược lại với ý chỉ của Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét