Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá: "SỰ BAN RA LUẬT PHÁP, Phần I"



Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
SỰ BAN RA LUẬT PHÁP, Phần I

Mục sư Bob Deffinbaugh
Mục đích truyền giáo của Luật pháp
Cha vợ tôi là Larry Oubre, là một trong những học viên tin kính nhất của Lời Đức Chúa Trời mà tôi được ơn nhìn biết, và tôi đã học biết cẩn thận lắng nghe khi ông nói tới việc vận dụng Kinh thánh sao cho đúng đắn. Vào dịp Lễ Giáng Sinh, tôi trao đổi với ông về sứ điệp nầy và về chỗ khó xử mà tôi đang ra sức hình dung để nhắm vào đề tài “Ban ra luật pháp”, trước đây tôi đã giảng đề tài nầy trong khoảng 20 bài học, và gom tóm nó lại chỉ vài sứ điệp mẫu theo kiểu “bức tranh lớn”. Ông bảo tôi nên khởi sự ở phần cuối – với lời công bố của Tân Ước về mục đích của Luật pháp Cựu Ước – rồi quay trở lại với Cựu ước và chỉ ra mục đích của luật pháp luôn luôn là như nhau. Theo lời khuyên khôn ngoan của ông, đấy chính xác là phần tiếp cận mà tôi đã dùng đến.
Tân Ước
Không một người công bình
Rôma 3:1-18
Trong ba chương đầu của Sách Rôma, Phaolô giới thiệu phần bàn luận rất cẩn thận nhắm vào thắc mắc: “Làm sao người ta được công bình trước mặt Đức Chúa Trời?” Phần thứ nhứt của sự bàn bạc của ông là giải thích thể nào con người KHÔNG được công bình ở trước mặt Đức Chúa Trời.
Ông giải thích rằng mặc dù sự thông biết về Đức Chúa Trời đã được phổ biến qua thiên nhiên, qua lương tâm và qua Luật pháp đã được tỏ ra, tất cả loài người, cả người Do thái và các dân Ngoại, đều đã thất bại không hoàn tất được sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời.
Ở chương 3, Phaolô đưa chỗ bàn luận của ông đến phần kết luận hợp lý của nó. Ở câu 9, ông tuyên bố thẳng thừng rằng “người Giu-đa và người Gờ-réc thảy đều phục dưới quyền tội lỗi”. Khi ấy ông bảo vệ lời tố cáo rất mạnh nghịch lại hết thảy mọi người bằng cách quay lại với các phân đoạn Kinh thánh Cựu Ước. Lời lẽ ông sử dụng ở đây không thể đơn giản hơn, rõ ràng hơn hay có sức mạnh hơn!
“như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chân nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó” (Rôma 3:10-18).
Rôma 2, câu 6 đến câu 8, Phaolô đã nói rằng Đức Chúa Trời …
“là Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm: ai bền lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết, thì báo cho sự sống đời đời; còn ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, thì báo cho họ sự giận và cơn thạnh nộ”.
Có hai hạng người được nói tới ở đây: (1) “ai bền lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết” (những người đã nhận được sự sống đời đời), và (2) “ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình” (những người nhận lãnh cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời). Theo phần bàn luận của Phaolô, có bao nhiêu người trong hạng thứ nhứt?
KHÔNG CÓ AI HẾT, MỘT NGƯỜI CŨNG KHÔNG!!!
Hãy xem lại Rôma 3:10-18. Trừ ra Đức Chúa Jêsus Christ, chính mình Ngài, có bao nhiêu người trong lịch sử là công bình đủ để phu phỉ sự đòi hỏi của luật pháp Đức Chúa Trời? Không có một người! Không có ai hết! Không hề có!
Có bao nhiêu người thành thật nắm lấy sáng kiến tìm kiếm Đức Chúa Trời?
“Chẳng có MỘT NGƯỜI hiểu biết, chẳng có MỘT NGƯỜI NÀO tìm kiếm Đức Chúa Trời; CHÚNG NÓ đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có MỘT NGƯỜI NÀO làm điều lành, DẪU MỘT NGƯỜI cũng không” (phần nhấn mạnh là của tôi).
Các giới từ (theo bản Kinh thánh Anh ngữ) ở đây là rõ ràng, đơn giản, và có sức mạnh, và chẳng có chỗ nào dành cho sự giải thích cả.
Khi con người tìm cách tạo ra một lỗ hỗng trong phần bàn luận nầy để họ có thể nói ai đó là tốt đủ đối với Đức Chúa Trời, họ đang ném bỏ sự mặc khải rõ ràng và quí báu của Đức Chúa Trời Toàn Năng, và họ đang thay thế mặc khải ấy bằng sự dại dột của chính họ. Thế gian đầy dẫy với các thứ tôn giáo do con người lập nên, họ đã muốn tạo ra lỗ hỗng nầy – phần nhiều trong số đó tự nhận mình là Cơ đốc nhân.
Con người làm rất nhiều việc gọi là lành ở dáng dấp bề ngoài của họ, song Đức Chúa Trời biết rõ mọi lòng của con người. Ngài biết các động lực của chúng ta, và Lời của Ngài tuyên bố rằng, chúng ta là hạng tội nhân vô dụng, nung nấu trong lòng của chúng ta là các thứ xấu xa, ô uế. Chúng ta thậm chí không biết làm thể nào để khởi sự sống sao cho thật công bình nữa.
Hết thảy thế gian phải trình sổ cho Đức Chúa Trời
Rôma 3:19-20
Đỉnh cao mọi sự Phaolô đã nói ở ba chương đầu tiên được thấy ở Rôma 3:19-20. Và lẽ thật trong hai câu nầy tuyệt đối là nền tảng cho sự hiểu biết thích ứng mục đích thật của luật pháp Môise:
“Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời; vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi (phần nhấn mạnh là của tôi).
Luật pháp không hề được dự trù để xưng người ta là công bình đâu. Nó được dự trù để minh chứng sự không công bình của con người – để chiếu ánh sáng thánh khiết của Đức Chúa Trời vào sự bất khiết của con người hầu cho không một thắc mắc nào về những gì mọi người cho là xứng đáng.
Nếu Israel có thể đạt được một chỗ đứng công bình trước mặt Đức Chúa Trời qua việc tuân giữ luật pháp, khi ấy sẽ chẳng cần đến một Cứu Chúa nữa mà chi.
Galati 3:21-22
Galati 3:21-22, Phaolô nói:
“Vậy thì luật pháp nghịch cùng lời hứa của Đức Chúa Trời hay sao? chẳng hề như vậy; vì nếu đã ban cho một luật pháp có thể làm cho sống, thì sự công bình chắc bởi luật pháp mà đến. Nhưng Kinh Thánh đã nhốt hết thảy mọi sự dưới tội lỗi, hầu cho điều chi đã hứa, bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ mà được ban cho những kẻ tin”.
Vì vậy, Tân Ước nói rõ ràng và mạnh mẽ về sự thực luật pháp không thể xưng một người là công bình đâu. Điều ấy là quan trọng đấy. Tầm nhận định luôn luôn là 20-20. Chúng ta đã thấy qua một số dẫn chứng Cựu ước từ các tác phẩm của Phaolô, nhưng có phải các phân đoạn Cựu Ước nầy đủ để nói rõ cho con người sống trong thời Cựu Ước biết rằng họ hoàn toàn không thể giữ luật pháp – đang khi luật pháp được ban ra để minh chứng họ quả là bất khiết?
Chúng ta sẽ nhìn thấy Cựu Ước cũng mạnh mẽ và khăng khăng y như Tân ước về vấn đề nầy.
Sự thực của vấn đề là đây: Do thái giáo – Do thái giáo theo Cựu ước – KHÔNG, và KHÔNG BAO GIỜ, làm cho con người trở thành tác giả của sự công bình riêng hay là tác giả của ơn cứu rỗi cho riêng mình.
Cựu Ước
Sau sự giải cứu lạ lùng của Đức Chúa Trời để Israel ra khỏi Ai cập, Ngài đã dẫn họ qua đồng vắng hướng về Núi Đức Chúa Trời, là Núi Sinai. Dọc đường, Israel đã lằm bằm vì họ sợ họ sẽ ngã chết vì đói khát trong sa mạc. Bất chấp sự lằm bằm của họ, Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho họ thật lạ lùng về mana – bánh mỗi ngày xuống từ trời. Ngài khiến cho nước chảy ra từ hòn đá ở giữa sa mạc để họ sẽ không bị khát. Đến tháng thứ ba sau khi họ rời khỏi Ai cập, Ngài đưa họ đến chân núi. Xuất Êdíptô ký 19 trình bày lời tựa cho 10 Điều Răn và cho hết thảy phần còn lại của luật pháp Môise. Các phân đoạn Kinh thánh ngay lập tức đi trước và theo sau 10 Điều răn trình bày phần mô tả đáng sợ về sự tỏ ra sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trên núi đúng y như văn mạch ghi về phần ban ra luật pháp.
Đức Chúa Trời không phải là con người. Ngài là Thánh và Ngài hoàn toàn khác hơn con người
Xuất Êdíptô ký 19:10-25; 20:18-21
“Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy đi đến cùng dân sự, khiến dân giữ mình thánh sạch ngày nay và ngày mai, cùng phải giặt áo xống mình. Qua ngày thứ ba, dân khá sẵn sàng, vì ngày đó Đức Giê-hô-va sẽ giáng lâm trước mắt dân sự tại núi Si-na-i. Vả, ngươi hãy phân định giới hạn cho dân sự ở chung quanh núi, và dặn rằng: Khá giữ mình đừng leo lên núi, hoặc đụng đến chân; hễ kẻ nào đụng đến thì sẽ bị xử tử. Chớ ai tra tay vào mình người đó, nhưng người đó phải bị liệng đá hoặc bắn tên; bất luận vật hay người, cũng chẳng để cho sống đâu. Khi kèn thổi lên, dân sự sẽ đến gần núi. Môi-se xuống núi đến cùng dân sự, khiến họ giữ mình thánh sạch, và giặt áo xống mình. Người dặn dân sự rằng: Trong ba ngày hãy sẵn sàng chớ đến gần đàn bà. Qua sáng ngày thứ ba, có sấm vang chớp nhoáng, một áng mây mịt mịt ở trên núi, và tiếng kèn thổi rất vang động; cả dân sự ở trong trại quân đều run hãi. Môi-se bèn biểu dân ra khỏi trại quân nghinh tiếp Đức Chúa Trời; dân sự dừng lại tại chân núi. Vả, bấy giờ, khắp núi Si-na-i đều ra khói, vì Đức Giê-hô-va ở trong lửa giáng lâm nơi đó; khói ra khác nào khói của lò lửa lớn kia, và cả hòn núi đều rung động cách kịch liệt. Tiếng kèn càng vang động; Môi-se nói, Đức Chúa Trời đáp tiếng lại. Đức Giê-hô-va giáng-lâm trên chót núi Si-na-i, đòi Môi-se lên, Môi-se bèn lên. Đức Giê-hô-va phán rằng: Hãy xuống cấm dân sự đừng xông pha đến gần Đức Giê-hô-va mà nhìn, e nhiều người trong bọn phải chết chăng. Dầu những thầy tế lễ đến gần Đức Giê-hô-va cũng phải giữ mình thánh sạch, kẻo Ngài hại họ chăng. Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Dân sự chẳng được lên núi Si-na-i đâu, vì Ngài có cấm chúng tôi mà phán rằng: Hãy phân định giới hạn chung quanh núi, và phân biệt nơi đó là đất thánh. Đức Giê-hô-va phán rằng: Hãy đi xuống, rồi đem A-rôn lên cùng ngươi, song những thầy tế lễ và dân sự chớ xông pha đặng lên đến gần Đức Giê-hô-va, e Ngài hại họ chăng. Vậy, Môi-se đi xuống, nói lại cho dân sự nghe” (Xuất Êdíptô ký 19:10-25).
"Vả, cả dân sự nghe sấm vang, tiếng kèn thổi, thấy chớp nhoáng, núi ra khói, thì run rẩy và đứng cách tận xa. Dân sự bèn nói cùng Môi-se rằng: Chính mình người hãy nói cùng chúng tôi thì chúng tôi sẽ nghe; nhưng cầu xin Đức Chúa Trời chớ phán cùng, e chúng tôi phải chết chăng. Môi-se đáp rằng: Đừng sợ chi, vì Đức Chúa Trời giáng lâm đặng thử các ngươi, hầu cho sự kính sợ Ngài ở trước mặt các ngươi, cho các ngươi không phạm tội. Vậy, dân sự đứng cách tận xa, còn Môi-se đến gần đám mây đen kịt có Đức Chúa Trời ngự ở trong” (Xuất Êdíptô ký 20:18-21).
Dân Israel lấy làm kinh khủng về Đức Chúa Trời trong ngày ấy! Họ không thể chịu được tiếng phán trực tiếp của Đức Chúa Trời, vì vậy họ xin Ngài phán với họ qua Môise, đây chính xác là điều Đức Chúa Trời đã dự trù trong chỗ đầu tiên. Đức Chúa Trời xác định rằng Ngài có thể tiêu diệt Israel. Sẽ chẳng có một thắc mắc nào dành cho Israel là Đức Chúa Trời không phải giống như họ nghĩ đâu! Và Ngài chẳng giống với bất cứ điều chi trong sự sáng tạo mà họ có thể nhìn thấy hay nghe thấy hoặc nếm hoặc rờ đến.
Như trong sự thờ lạy hình tượng, làm sao Đức Chúa Trời được mô tả theo hình thái của một tạo vật khi rõ ràng là Ngài trổi cao hơn tạo vật của Ngài? Làm sao Ngài được mô tả trong hình thái bất cứ điều chi đã có trong lý trí khi một khi con người không thể nhìn thấy Ngài, không thể hiểu được Ngài, và không thể đứng để nghe tiếng phán của Ngài chứ?
Mọi sự mà Đức Chúa Trời đã làm để giải phóng dân Israel ra khỏi Ai cập, và mọi dấu lạ họ trông thấy từ lợi thế của họ nơi chân núi, đã góp phần tạo ra sự thực rằng Đức Chúa Trời của họ hoàn toàn khác hơn họ tưởng. Đây là bối cảnh, phạm trù cho phần khởi đầu của luật pháp, và cho sự làm chứng của luật pháp đối với sự phân rẻ của con người ra khỏi Đức Chúa Trời.
Con bò con vàng
Xuất Êdíptô ký 32-33
Sau khi cung ứng phần mặc khải về các điều răn, quy tắc và những sự dạy về đền tạm và chức thầy tế lễ, Đức Chúa Trời gọi Môise đi lên núi để nhận lãnh hai bảng đá với 10 Điều Răn mà ngón tay Đức Chúa Trời đã chạm khắc lên đó.
“Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự. Môi-se bèn chờ dậy cùng Giô-suê, kẻ hầu mình, rồi Môi-se đi lên núi Đức Chúa Trời. Người bèn nói cùng các trưởng lão rằng: Hãy đợi chúng tôi tại đây cho đến chừng nào trở về cùng các ngươi. Nầy, A-rôn và Hu-rơ ở lại cùng các ngươi, ai có việc chi hãy hỏi hai người đó. Vậy, Môi-se lên núi, mây che phủ núi. Sự vinh quang của Đức Giê-hô-va ở tại núi Si-na-i; trong sáu ngày mây phủ núi, qua ngày thứ bảy Đức Giê-hô-va ngự trong đám mây gọi Môi-se. Cảnh trạng của sự vinh quang Đức Giê-hô-va nơi đỉnh núi, trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, khác nào như đám lửa hừng. Môi-se vào giữa đám mây, lên núi, ở tại đó trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm” (Xuất Êdíptô ký 24:12-18).
Dân Israel đã làm gì trong 40 ngày Môise còn ở trên đỉnh núi? Họ đang vi phạm hiển nhiên hai điều răn đầu tiên!
“Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ. Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất” (Xuất Êdíptô ký 20:2-4).
Có câu nào rõ ràng hơn câu nầy chăng?
Bây giờ, tôi nhìn thấy – có phải con bò con kia mang lấy bất kỳ ảnh tượng nào với thứ mà dân Israel đã tình cờ gặp gỡ trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời? Có thể, giống như một con bò con?!
Đức Chúa Trời mới vừa ban cho Israel các điều răn của Ngài – và dân Israel không thể đợi để phá vỡ chúng!
Đức Chúa Trời nói rõ ràng rằng dân Israel đáng bị quét sạch trong ngày ấy. Ngài đã đe dọa hủy diệt họ và khởi sự một lần nữa với Môise. Môise đã cầu thay trước mặt Đức Chúa Trời và kêu nài vì tiếng tăm của Đức Chúa Trời giữa vòng các nước (32:12) và vì những lời hứa vô điều kiện của Đức Chúa Trời với Ápraham, Ysác và Giacốp (32:13) là nền tảng trong sự nài xin Đức Chúa Trời kiên nhẫn với Israel và tiếp tục đi lại giữa vòng họ. Đức Chúa Trời đã động lòng thương xót, và, trong khi Ngài thi hành một sự phán xét đau đớn nghịch lại Israel trong ngày ấy, Ngài đã không hủy diệt họ.
Israel có khá hơn sau vụ việc nầy không? Chúng ta hãy xem lại.
Sự Israel từ chối không chịu vào Đất Hứa
Dân số ký 14
Trong tháng thứ hai của năm thứ hai sau khi Xuất Ai cập, Đức Chúa Trời đã dẫn dân Israel hành trình từ Núi Sinai qua đồng vắng hướng tới Kađe Banêa. Từ Kađe, Ngài truyền cho dân Israel phải vào trong xứ rồi chiếm lấy nó. Đức Chúa Trời đã thề rằng Ngài sẽ đánh trận thay cho họ và chính mình Ngài sẽ bố trí cho các nước để Israel sẽ cư ngụ ở đó trong sự bình an – nếu họ chỉ tin cậy Ngài mà vào trong xứ. Hết thảy chúng ta đều biết rõ câu chuyện rồi. Các thám tử đã nhìn thấy những gã giềnh giàng ở trong xứ. Mười trong mười hai thám tử đã nói: “Không thể vào trong xứ được!” Và dân Israel đã từ chối không chịu đi lên.
Một lần nữa, Đức Chúa Trời nổi giận với dân Israel vì cớ thái độ bất trung và loạn nghịch của họ, và một lần nữa Ngài đã đe dọa hủy diệt họ rồi khởi sự lại với Môise. Và, một lần nữa, Môise đã cầu thay cho dân Israel và nài xin với Đức Chúa Trời, KHÔNG dựa theo điều chi về dân Israel xứng đáng với lòng thương xót của Ngài, mà dựa theo tiếng tăm của Đức Chúa Trời giữa vòng các nước (14:13-16), các lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời cho Ápraham, Ysác và Giacốp để ban xứ ấy cho họ (14:16), và chính bổn tánh của Đức Chúa Trời (14:17-19). Đức Chúa Trời đã tha cho dân Israel (14:20). Ngài phán rằng Ngài sẽ không hủy diệt họ, nhưng Ngài sẽ hình phạt họ, và những ai đã phạm tội sẽ không được vào trong đất hứa.
Thế hệ thứ hai sau khi Xuất Ai cập
Phục truyền luật lệ ký 9:4-7
Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Israel qua những chuyến phiêu lưu của họ trong đồng vắng 40 năm, cho tới chừng toàn bộ thế hệ đã từ chối không vào đất hứa hư mất hết trừ ra Giôsuê và Calép, Môise, và mấy người con trai của Arôn.
Trong Sách Phục truyền luật lệ ký, chúng ta thấy thế hệ mới dân Israel đóng trại bên bờ đông của sông Giôđanh, đã thắng hơn các nước theo tà giáo ở bờ đông của dòng sông, và tự tin băng qua bờ phía tây để chiếm lấy xứ. Ở thời điểm nầy, Đức Chúa Trời phán điều nầy với họ:
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã đuổi chúng nó khỏi trước mặt ngươi, chớ nói trong lòng rằng: Ay vì cớ sự công bình tôi mà Đức Giê-hô-va khiến tôi vào nhận lấy xứ nầy; thật là bởi gian ác của các dân tộc đó, nên Đức Giê-hô-va mới đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi. Ngươi vào nhận lấy xứ của các dân tộc ấy, chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi, hay là lòng chánh trực của ngươi đâu, nhưng vì cớ sự gian ác của chúng nó, nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi, để làm cho ứng nghiệm lời hứa Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi, là Ap-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Vậy, khá biết rằng chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cho ngươi nhận lấy xứ tốt tươi nầy đâu; bởi ngươi vẫn là một dân cứng cổ. Hãy nhớ lại, chớ quên rằng, trong đồng vắng ngươi đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Từ ngày ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến chốn nầy, ngươi thường phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va” (Phục truyền luật lệ ký 9:4-7, phần nhấn mạnh là của tôi).
Phước hạnh và sự rủa sả
(Hãy ước đoán xem những điều nào dân Israel nhận lãnh!)
Phục truyền luật lệ ký 27-30
Gần cuối sách Phục truyền luật lệ ký, Đức Chúa Trời đặt trước mặt dân Israel các ơn phước của sự vâng lời và những lời rủa sả của việc bất tuân đối với Luật pháp, và kế đó Ngài nói rõ ràng với họ ở chương 30 rằng họ sẽ kinh nghiệm những sự rủa sả. Và chỉ sau đó, họ mới xây lại cùng Đức Chúa Trời và Ngài sẽ làm phép cắt bì tấm lòng của dòng dõi họ để kính sợ Ngài và phục sự Ngài. Điều đó đã không xảy ra!
E rằng bạn nghĩ những sự rủa sả của Giao ước với Môise là những lời đe dọa vu vơ, hãy đọc sách Giêrêmi và Ca thương xem, và bạn sẽ thấy những lời rủa sả đã ứng nghiệm cho đến chi tiết đau đớn sau cùng trong cuộc vây thành Jerusalem lần thứ nhì bởi Nêbucátnếtsa!
Sự ủy nhiệm của Giôsuê
Phục truyền luật lệ ký 31:16-21
Trong chương sau cùng của sách Phục truyền luật lệ ký, chúng ta thấy câu chuyện nói tới phần cuối đời của Môise và việc chuyển giao cái áo choàng lãnh đạo cho Giôsuê. Ở phần ủy nhiệm cho Giôsuê, Đức Giêhôva phán như vầy với Môise:
“Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Kìa, ngươi sẽ an giấc với các tổ phụ ngươi; dân sự nầy sẽ dấy lên và thông dâm cùng các thần khác trong xứ mà họ sẽ vào, bỏ ta và bội giao ước ta đã lập cùng họ. Trong ngày ấy, cơn thạnh nộ ta sẽ phừng lên cùng họ, ta sẽ bỏ họ, giấu mặt ta đi, khiến cho họ bị tiêu nuốt; nhiều sự tai vạ và buồn thảm sẽ xông hãm vào họ. Trong ngày đó họ sẽ nói rằng: Há có phải vì Đức Chúa Trời không ngự giữa tôi, nên những tai vạ nầy xông hãm vào tôi chăng? Còn ta, trong ngày đó, sẽ giấu mất mặt ta đi, vì cớ các tội ác của dân đã làm, trở theo các thần khác. Vậy bây giờ, hãy chép bài ca nầy và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên; hãy để trong miệng họ, để bài ca nầy dùng làm chứng cho ta nghịch cùng dân Y-sơ-ra-ên. Vì ta sẽ đưa dân nầy vào xứ, ta đã thề hứa cùng tổ phụ chúng nó; tức là xứ đượm sữa và mật; chúng nó sẽ ăn no nê và mập béo; đoạn, trở đi hầu việc các thần khác, khinh dể ta, và bội giao ước của ta. Khi tai vạ nhiều và sự gian truân đã xông hãm dân nầy, thì bấy giờ, bài ca nầy sẽ rền lên làm chứng nghịch cùng nó, vì miệng của dòng dõi nó sẽ không quên. Vả, ta biết những ý tưởng của nó đã kết nên ngày nay, trước khi đưa nó vào xứ mà ta đã thề ban cho” (Phục truyền luật lệ ký 31:16-21).
Theo câu 21, Đức Chúa Trời biết rõ trước khi họ vào đất hứa, dân Israel đã miệt mài trong lòng họ một thái độ bất trung và không tin đối cùng Đấng Cứu Tinh của họ. Ngài biết rõ một khi Ngài đã đưa họ vào trong xứ, họ sẽ vòng tay ôm lấy các thần giả dối của dân Canaan và sẽ quên Đức Chúa Trời của họ.
Môise đã qua đời không vào trong đất hứa, và Giôsuê nắm lấy chiếc áo choàng lãnh đạo.
Bài diễn văn từ giả của Giôsuê
Giôsuê 24
Qua tôi tớ của Ngài là Giôsuê, Đức Chúa Trời dẫn dắt dân Israel băng qua sông Giôđanh rồi vào trong đất hứa.
Sau khi chinh phục xứ, sau khi Đức Chúa Trời đã đánh trận cho dân Israel và đã tiêu diệt 60 thành được phòng thủ vững chắc, sau khi lãnh thổ đất hứa đã được phân chia giữa vòng các chi phái Israel, Giôsuê đã ban cho Israel bài diễn văn từ giả của ông ở Giôsuê 24. Ông đã ôn lại những việc làm mạnh mẽ của Đức Chúa Trời xuyên suốt cả lịch sử Israel, và ông kêu gọi dân sự ở câu 14 phải: “kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va”.
Dân sự tuyên bố rằng quả thật, họ sẽ quên các thần kia và sẽ phục sự Đức Giêhôva, và họ đã công nhận những việc làm giàu ơn của Ngài vì ích cho họ (24:16-18). Nhưng hãy nhìn vào lời lẽ của Giôsuê dành cho họ xem:
“Các ngươi không đủ sức phục sự Đức Giê-hô-va, vì là Đức Chúa Trời thánh, Đức Chúa Trời kỵ tà, Ngài chẳng tha sự trái mạng và tội lỗi của các ngươi. Nếu các ngươi bỏ Đức Giê-hô-va, đi hầu việc các thần ngoại bang, thì Ngài sẽ trở lòng giáng họa cho các ngươi sau khi đã làm ơn cho các ngươi” (Giôsuê 24:19-20 – phần nhấn mạnh là của tôi).
Đức Chúa Trời là Thánh và Israel không phải là thánh, và họ sẽ KHÔNG có khả năng vâng theo Ngài. Ngài sẽ không hướng con mắt mù nhìn vào tội lỗi của họ – họ sẽ phải trình sổ.
Dân sự một lần nữa thề rằng họ sẽ hầu việc Đức Chúa Trời và sẽ vâng theo tiếng phán của Ngài. Giôsuê đã dựng lên một hòn đá thật lớn tại chỗ đó để ghi nhớ giao ước của họ vâng theo Đức Chúa Trời, và ông nói:
“Kìa, hòn đá này sẽ dùng làm chứng cho chúng ta; vì nó có nghe mọi lời Đức Giê-hô-va đã phán cùng chúng ta; nó dùng làm chứng cho các ngươi, e các ngươi bỏ Đức Chúa Trời mình chăng” (Giôsuê 24:27).
Thế hệ sau khi chinh phục đất hứa
Các Quan Xét 2:6-10
“Khi Giô-suê đã cho dân sự về, thì mọi người Y-sơ-ra-ên, ai nấy đều đi vào sản nghiệp mình, đặng nhận lấy xứ. Dân sự phục sự Đức Giê-hô-va trong trọn đời Giô-suê và trọn đời các trưởng lão còn sống lâu hơn Giô-suê, là những kẻ đã thấy các công việc lớn lao mà Đức Giê-hô-va đã làm ra vì Y-sơ-ra-ên. Đoạn, Giô-suê, con trai của Nun, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, qua đời, tuổi được một trăm mười; người ta chôn người trong địa phận về sản nghiệp người, tại Thim-nát-Hê-re trên núi Ep-ra-im, về phía bắc núi Ga-ách.”.
Theo sau cái chết của Giôsuê, việc được ghi lại về dân Israel là đây:
“Hết thảy người đời ấy cũng được tiếp về tổ phụ mình; rồi một đời khác nổi lên, chẳng biết Đức Giê-hô-va, cũng chẳng biết các điều Ngài đã làm nhân vì Y-sơ-ra-ên” (Các Quan Xét 2:10).
Thời kỳ Các Quan Xét
Mỗi người đều làm theo mắt mình cho là phải
Không cần phải giữ nhịp, tác giả sách Các Quan Xét trình bày cho chúng ta với các câu 11-23, trong đó chúng ta thấy con đường xoắn ốc suy giảm thuộc linh trong xứ Israel suốt thời kỳ Các Quan Xét. Đức Chúa Trời đã đánh dân Israel bởi tay của các kẻ thù họ vì cớ những sự gớm ghiếc của họ. Mỗi lần, họ kêu la với Ngài, và Ngài dấy lên một quan xét để giải cứu họ. Khi ấy, ngay khi họ được giải phóng ra khỏi một kẻ thù, họ liền bước vào chỗ bất trung đồi bại đối với Đức Chúa Trời, và chu kỳ đã khởi sự lại.
“Bấy giờ dân Y-sơ-ra-ên làm ác trước mặt Đức Giê-hô-va, hầu việc các thần tượng của Ba-anh, bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, là Đấng đã đem họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô; họ tin theo các thần khác của những dân tộc ở xung quanh, quì lạy các thần đó và chọc giận Đức Giê-hô-va. Vậy, chúng nó bỏ Đức Giê-hô-va, hầu việc Ba-anh và At-tạt-tê. Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi phừng lên cùng Y-sơ-ra-ên, Ngài phó chúng vào tay kẻ cướp bóc, và chúng nó bóc lột họ; Ngài bán Y-sơ-ra-ên cho các kẻ thù nghịch chung quanh, và Y-sơ-ra-ên không còn thế chống cự nổi được trước kẻ thù nghịch mình. Bất luận chúng đi đến đâu, tay của Đức Giê-hô-va vẫn nghịch cùng chúng đặng giáng họa cho, y như Đức Giê-hô-va đã phán và đã thề cùng chúng. Chúng bị cơn hoạn nạn lớn lao thay. Song Đức Giê-hô-va dấy lên những quan xét giải cứu chúng khỏi tay kẻ cướp bóc. Nhưng chúng cũng không nghe các quan xét vì chúng hành dâm cùng các thần khác, và quì lạy trước mặt các thần ấy. Chúng vội xây bỏ con đường mà tổ phụ mình đã đi, chẳng bắt chước theo tổ phụ vâng giữ các điều răn của Đức Giê-hô-va. Vả, khi Đức Giê-hô-va dấy lên các quan xét cho Y-sơ-ra-ên, thì Đức Giê-hô-va ở cùng quan xét đó, và trọn đời quan xét, Ngài giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay kẻ thù nghịch mình; vì Đức Giê-hô-va lấy lòng thương xót họ tại cớ những tiếng rên siếc mà họ thở ra trước mặt những kẻ hà hiếp và làm tức tối mình. Kế sau, khi quan xét qua đời rồi, Y-sơ-ra-ên lại làm ác hơn các tổ phụ mình, tin theo các thần khác, hầu việc và thờ lạy trước mặt các thần ấy: Y-sơ-ra-ên không khứng chừa bỏ việc làm ác hay là lối cố chấp của họ. Bởi cớ đó, cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi phừng lên cùng Y-sơ-ra-ên, và Ngài phán rằng: Vì dân tộc nầy có bội nghịch giao ước của ta đã truyền cho tổ phụ chúng nó, và vì chúng nó không có nghe lời phán ta, nên về phần ta, ta cũng chẳng đuổi khỏi trước mặt chúng nó một dân nào mà Giô-suê để lại khi người qua đời. Ta sẽ dùng các dân tộc đó thử thách Y-sơ-ra-ên, để xem thử chúng nó có giữ và đi theo đường của Đức Giê-hô-va, như tổ phụ chúng nó chăng. Ấy vậy, Đức Giê-hô-va để cho các dân tộc nầy ở lại trong xứ, không vội đuổi chúng nó đi, và cũng không phó chúng nó vào tay Giô-suê” (Các Quan Xét 2:11-23).
“họ đã từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó nữa”
I Samuên 8
Ở cuối thời kỳ Các Quan Xét, trong I Samuên 8:5, dân sự nói cùng Samuên: “Bây giờ, xin hãy lập trên chúng tôi một vua đặng đoán xét chúng tôi, y như các dân tộc khác đã có rồi”. Đức Chúa Trời đã cho phép họ có vua của họ là con người, nhưng Ngài nói rõ những điều có trong lòng của dân Israel khi họ đưa ra đòi hỏi nầy: “…họ đã từ chối ta đó, hầu cho ta chẳng cai trị chúng nó nữa” (8:7). Họ đã có Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên vũ trụ làm Vua của họ, song họ không muốn tin cậy Ngài. Họ muốn tin cậy nơi một con người – giống như tất cả các dân khác vậy.
Các Vua của xứ Israel Và xứ Giuđa
Israel đã nhận lấy vua của họ, rồi vì thế bắt đầu một loạt dài những tình tiết liên quan tới các vì vua thỉnh thoảng là những người có đức tin, nhưng hầu hết là hạng người không có đức tin và thờ lạy hình tượng bất trung đối với ĐỨC GIÊHÔVA; dân tộc tiếp tục một xu hướng thuộc linh hoàn toàn xuống dốc, cho tới chừng tình trạng tội lỗi và khăng khăng của họ lâu đủ để Đức Chúa Trời trục xuất tất cả các chi phái phía bắc và phía Nam vào cuộc lưu đày cho người Asiri và Babylon
Các tiên tri – Tố cáo, không tán thành
Trong và sau thời kỳ các vua, chúng ta thấy các tác phẩm của những vị tiên tri. Và các tác phẩm nầy đầy dẫy với những lời tố cáo của Đức Chúa Trời nghịch lại Israel – những lời tố cáo bất trung theo từng thời kỳ, tà dâm thuộc linh trong hình thức thờ lạy hình tượng, tấm lòng chai cứng, cứ bội đạo luôn, tấm lòng họ đầy dẫy với bạo lực, bất công và tàn nhẫn đối với những góa phụ, trẻ mồ côi và người khác chủng tộc – sự áp bức giữa vòng họ. Không có lòng thương xót, không có sự công bình, không ngay thẳng.
Israel đã được Đức Chúa Trời tuyển chọn để trở thành công cụ phước hạnh cho tất cả các nước (Sáng thế ký 12:3-4). Nhưng ở đâu luật pháp được chiếu cố, phước hạnh lạ lùng không đến qua sự vâng lời của Israel – thay vì thế nó đến qua sự bất tuân của Israel!
“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Êsai 53:4-6).
Sao vậy?
Okay, vậy thì mọi sự nầy có ý nói tới điều gì?
Nó có ý nói rằng chẳng có một cơ sở nào trong Kinh thánh cho Israel tự xem họ là công bình cả! Mà ngược lại, đã có từng cơ sở trong Kinh thánh cho Israel tự xem mình là không công bình, là bất khiết và tuyệt vọng trong chỗ có cần đến sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về ơn tha thứ và sự công bình!
Thất bại tuyệt đối và liên tục của con người khi muốn thỏa mãn tiêu chuẩn thánh khiết mà Đức Chúa Trời đòi hỏi không phải là một ý niệm lần đầu tiên được trình bày trong Tân Ước đâu. Nó đã được trình bày ở Sáng thế ký 3, và nó thể hiện trong từng cơ hội con người xử lý với Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời xử lý với con người. Điều nầy rất rõ ràng sau sự Sa Ngã, rất rõ ràng sau Nước Lụt, rất rõ ràng sau khi bị tan rãi tại tháp Babên. Điều nầy rất rõ ràng trong từng thế hệ sau khi Đức Chúa Trời kêu gọi Ápraham từ giữa các dân trên thế gian để trở thành cha của một dân thuộc riêng về ông. Trong từng thế hệ và ở từng thời điểm của lịch sử, ở đó con người là kẻ nhận lãnh ân điển và sự độ lượng của Đức Chúa Trời, con người hoàn toàn đáp ứng với bàn tay giơ cao lên, với một tấm lòng loạn nghịch, và với cái cổ cứng ngắc.
Kỳ thực cho đến thời Đấng Christ hiện đến trong hình thể con người, thì rất rõ nét cho Israel thấy rằng Luật pháp không thể xưng công bình cho họ – không phải vì Luật pháp là xấu đâu, mà vì HỌ rất gian ác – họ và từng dân khác nữa! Đây là bằng chứng chung nhất của Kinh thánh kể từ sự sa ngã của Ađam. Và chính bằng chứng nầy Phaolô đã chỉ ra ở Rôma 3. Đấy là chỗ mà chúng ta khởi sự.
Luật pháp trong mọi đặc điểm của nó có ý chỉ ra bản chất thật của con người theo ánh sáng bổn tánh của Đức Chúa Trời. Và con người đã thất bại trước tiêu chuẩn ấy một cách hoàn toàn và trọn vẹn. Như vậy đấy, vì đấy là những gì đã được dự trù phải xảy ra. Đấy là lý do tại sao luật pháp đã được ban ra ở chỗ đầu tiên – để mọi miệng sẽ ngậm lại và từng người phải trình sổ cho Đức Chúa Trời vì tội lỗi của mình!
Tuân giữ Luật pháp và các việc lành sẽ không xưng bạn là công bình ở trước mắt Đức Chúa Trời đâu. Luật pháp không thể làm như vậy. Luật pháp sẽ không thể làm như vậy được!
Tiêu chuẩn thật của luật pháp
Mathiơ 5:21-48
Ở câu 20 của Mathiơ 5, Chúa Jêsus đưa ra câu nói nầy:
“Vì ta phán cho các ngươi rằng, nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng”.
Thế là thắc mắc sẽ như vầy đây: “Đức Chúa Trời đòi hỏi loại công bình nào?”
Chúa Jêsus đi thẳng vào Luật pháp.
“Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị tòa án xử đoán. Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hành phạt” (Mathiơ 5:21-22).
Kế đó, Ngài đi từ cấp độ lời nói của một người đến cấp độ tư tưởng bề trong của một người:
“Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi” (Mathiơ 5:27-28).
Chúa Jêsus chỉ ra sự dạy của Ngài về tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời ở câu 48 – một trong những câu nói rõ ràng và đơn giản nhất trong Kinh thánh: “Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn”. Tôi đã nghe các nhà truyền đạo và giáo sư thần học tìm cách làm giảm đi những gì nó muốn nói. Nhưng thắc mắc đang ở trên bàn trong phân đoạn nầy là: “Loại công bình nào đáng được tiếp nhận đối với Đức Chúa Trời”, và câu trả lời là: “SỰ CÔNG BÌNH CỦA NGÀI!” Người nào làm cho lời công bố nầy của Chúa chúng ta ra kém đơn sơ hay kém mạnh mẽ hơn nó có thì người ấy chỉ hoài công với Tin lành và với sự hư mất của linh hồn người ấy!
Tôi tin chắc rằng phần nhiều sự dạy của Chúa Jêsus trong suốt chức vụ trên đất của Ngài đã được dự trù để đem luật pháp vào khuôn khổ như tiêu chuẩn trọn vẹn và không đổi của Đức Chúa Trời – để tỏ ra rằng tiêu chuẩn thật của luật pháp là một tiêu chuẩn cao hơn người Do thái diễn dịch nó nữa. Nói ngắn gọn, để sửa soạn cho con người tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa, Chúa Jêsus đã làm việc để tỏ cho loài người thấy rằng tiêu chuẩn của luật pháp là một tiêu chuẩn mà loài người không thể tự họ thỏa mãn được vì nó đã và vẫn đang là tiêu chuẩn của chính bổn tánh thánh khiết của Đức Chúa Trời!
Hạ then cài xuống
Những gì dân Israel đã làm với tiêu chuẩn thật của luật pháp là một sự tiếp cận phổ thông cho con người và cho tôn giáo của con người. Bạn thân tôi là Bruce Beaty nói như vầy đây:
“Một tôn giáo lấy việc tuân giữ luật pháp làm nền tảng cho sự công bình phải đạt được việc tuân giữ luật pháp. Muốn làm như thế, thì phải hạ then cài xuống – hạ thấp tiêu chuẩn mà luật pháp đòi hỏi xuống”.
Đấy đúng là những gì Israel đã làm với luật pháp Môise. Họ đã đối xử với luật pháp giống như một vấn đề ngoại tại, cách xử sự bề ngoài để họ có thể thuyết phục bản thân họ rằng họ đã làm thỏa tiêu chuẩn của nó. Và vì không có đủ luật lệ để che phủ từng phương diện trong đời sống hàng ngày của họ, họ đã thêm vào hơn 600 điều luật nữa để che đậy mọi vấn đề. Điều nầy hết thảy chẳng là gì hết ở trước mắt Đức Chúa Trời vì luật pháp luôn luôn là một vấn đề của tấm lòng, chớ không phải là sự trình diễn bề ngoài, và tiêu chuẩn của luật pháp luôn luôn là tiêu chuẩn thánh khiết của chính mình Đức Chúa Trời!
Người nào hạ thấp tiêu chuẩn của luật pháp, họ đã gạt bỏ phần làm chứng hữu hiệu nhất của Lời Đức Chúa Trời và đã thay thế nó với toàn bộ những điều dối trá nhất! Tin lành nói tới Đức Chúa Jêsus Christ kêu gọi chúng ta phải gạt bỏ sự xưng công bình dại dột của chính chúng ta – đồng ý với Đức Chúa Trời rằng chúng ta đã chết trong tội lỗi mình và hoàn toàn vô dụng không làm cho mình ra đáng nhận ở trước mặt một Đức Chúa Trời thánh khiết. Chỉ khi ấy chúng ta mới sẵn sàng tiếp nhận ơn ban tha thứ và sự sống đời đời của Đức Chúa Trời!
Rồi tôi phải nói điều nầy với tất cả các tín đồ. Nếu bạn nghĩ bạn trổi hơn điểm mà ở đó bạn cần phải nghĩ đến khuynh hướng trở lại với việc tuân giữ luật pháp, tốt hơn bạn nên có một cái nhìn khác đi. Ngay cả Sứ đồ Phierơ đã vấp ngã về vấn đề nầy. Ông đã đồng đi với Chúa Jêsus trong toàn bộ chức vụ của Ngài ở trên đất. Ông đã nhìn thấy nhiều dấu lạ, sự đóng đinh trên thập tự giá, và Đấng Christ đã phục sinh. Ông đã được đầy dẫy với Đức Thánh Linh và được Đấng Christ đại dụng để rao giảng tin lành cho tha nhân, thế mà ông đã vấp ngã đối với luật pháp và phải bị quở trách bởi chẳng ai khác hơn là Sứ đồ Phaolô như đã được ghi lại ở Galati 2:11-21. Nếu điều đó đã xảy ra cho Phierơ, nó có thể xảy ra cho bạn đấy.
Quí bạn ơi, hãy cẩn trọng. Thiên về với luật pháp bởi bất kỳ danh xưng nào khác vẫn là thiên về với luật pháp, và điều đó KHÔNG PHẢI và không hề là cơ sở cho sự xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu bạn lập luật nhắm vào cách xử sự bề ngoài của chúng ta, và bạn đang tìm cách xét đoán người khác theo cơ sở những luật lệ đó, bạn đang phạm vào sự thiên về với luật pháp. Điều nầy thường xảy ra trong Hội thánh.
Và tôi cũng nói điều nầy với các tín đồ: Nếu bạn thêm việc làm vào tin lành, bạn sẽ vấp ngã trước ân điển của Đức Chúa Trời, và tin lành của bạn sẽ không phải là tin lành được tỏ ra trong Kinh thánh của Đức Chúa Trời. Tin lành không phải là một sự mặc cả! Tin lành không phải là một lời hứa vâng phục mà con người lập ra đối với Đức Chúa Trời! Tin lành là ân ban sự sống đời đời được ban ra cho những ai đã chết trong tội lỗi của họ cho tới chừng Đức Chúa Trời nhắc họ lên khỏi quyền của sự tối tăm rồi trồng họ vào trong Nước của Con yêu dấu Ngài, nhơn đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ!
Và điều đó đưa chúng ta đến với các tin tức tốt lành.
Những Tin Tức Tốt Lành!
Rôma 3:21-31
Rôma 3:21 và theo sau, có một chỗ nâng cao trong sự bàn bạc của Phaolô – một sự nâng cao từ tin xấu đến tin tốt. Một sự nâng cao từ sự xét đoán bao quát mọi người đến ân ban rời rộng của Đức Chúa Trời, ơn ấy cứu con người ra khỏi sự xét đoán đó nhơn đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ.
“Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời, mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho, đã bày tỏ ra ngoài luật pháp: tức là sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, cho mọi người nào tin, chẳng có phân biệt chi hết, vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia, trong buổi Ngài nhịn nhục; tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus. Vậy thì sự khoe mình ở đâu? Đã bị trừ bỏ rồi. Bởi luật pháp nào? Luật pháp của việc làm chăng? Không phải, nhưng bởi luật pháp của đức tin; vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp. Hay là, Đức Chúa Trời chỉ là Đức Chúa Trời của dân Giu-đa sao? Há chẳng phải cũng là Đức Chúa Trời của dân ngoại ư? Phải, Ngài cũng là của dân ngoại nữa; Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm cho kẻ chịu cắt bì được xưng công bình bởi đức tin, cũng làm cho kẻ không chịu cắt bì được xưng công bình bởi đức tin nữa. Vậy, chúng ta nhân đức tin mà bỏ luật pháp hay sao? Chẳng hề như vậy! Trái lại, chúng ta làm vững bền luật pháp” (Rôma 3:21-31).
Dòng cuối là đây – cho tới chừng bạn là con cái của Đức Chúa Trời nhơn đức tin nơi Con của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ – mọi nổ của bạn tuân theo tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời không thể kết quả ở chỗ nào khác hơn là minh chứng tình trạng hư mất và sự xét đoán của bạn!
“Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (II Côrinhtô 5:21).
Đây là sự công bình của Ngài, chớ không phải của chúng ta! Hỡi các tín hữu, khi bạn đã ở trên thiên đàng 10.000 năm, đấy VẪN LÀ sự công bình của Đức Chúa Jêsus Christ, chớ không phải là sự công bình riêng của bạn giúp cho bạn đứng thánh khiết và không xấu hổ trong sự hiện diện của Ngài!
Nếu bạn chưa hề nắm lấy Đức Chúa Trời nơi Lời của Ngài – nếu bạn chưa hề tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ là phương tiếp trợ cho tội lỗi của bạn và là phương thức duy nhứt để sống công bình trước mắt Đức Chúa Trời, tôi mời bạn hãy làm điều ấy ngay hôm nay – ngay bây giờ – ngay nơi bạn đang sinh sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét