Mác 14:1-9
TÌNH YÊU QUÁ ĐỘ
Phần giới thiệu: Chúng ta đã đến với một chương đáng buồn trong sách Mác. Các câu nầy tỏ ra sự thù ghét của con người trong mọi sự bẩn thỉu của nó. Theo các câu 1-2, những người Do thái tôn giáo đã chán ngấy Chúa Jêsus và sự giảng dạy của Ngài. Họ muốn Ngài chết đi và họ không quan tâm họ phải làm gì để nhìn thấy điều đó diễn ra.
Câu 1 chép rằng họ muốn “tìm mưu đặng bắt Ngài”. Cụm từ “tìm mưu” đề cập tới “một cái mẹo gì đó”. Họ đang ra sức bày mưu gài bẫy Chúa Jêsus hầu cho họ có thể kết án tử hình Ngài.
Tại sao họ lại giận dữ như thế chứ? Họ bối rối vì Chúa Jêsus đã tỏ ra thái độ giả hình của họ. Họ xưng mình là hạng người thuộc linh, tin kính và Chúa Jêsus đã minh chứng họ chẳng khác gì hơn là những tay tôn giáo dõm. Chúa Jêsus làm cho họ ra ngu dại trước mặt đám dân đông, và họ không chịu nổi sự ấy!
Họ cũng giận dữ vì Chúa Jêsus làm hại cho công việc làm ăn của họ. Các cấp lãnh đạo tôn giáo đã điều khiển việc buôn bán tại Đền Thờ. Họ chấp thuận cho người nào bán những con chiên, các loài chim cùng các khoản khác được sử dụng trong những của lễ. Họ trả thù lao cho những kẻ bán dạo đến buôn bán ở đó, và cho phép những kẻ đổi bạc dựng lên các túp lều của họ ở đó. Họ cũng thâu lấy tỉ lệ phần trăm của các thứ được đem bán ở đó. Khi Chúa Jêsus đánh đuổi những kẻ bán buôn và các kẻ đổi bạc ra khỏi đền thờ, họ quyết định ở trong lòng rằng Chúa Jêsus phải bị dứt bỏ!
Khi chúng ta chuyển sang phân đoạn nầy, chúng ta sẽ khám phá lẽ thật cho rằng tiền bạc là vấn đề đối với một số người. Họ sẽ luôn vui vẻ cho tới chừng nào bạn sử dụng tiền bạc cho điều chi họ không đồng ý với, khi ấy họ sẽ tỏ ra nổi giận.
Trong khi phân đoạn Kinh thánh nầy tỏ ra bản chất của con người ở chỗ tệ hại nhất, cũng có một bức tranh ở đây nói tới bản chất con người ở chỗ tốt nhứt của nó nữa. Chúa Jêsus đối chiếu sự thù ghét của kẻ thù Ngài ngược lại với tình yêu vô điều kiện của các môn đồ yêu dấu của Ngài.
Các câu nầy vẽ ra một hình ảnh nói tới Tình Yêu Quá Độ. Tôi muốn bạn cùng với tôi xem loại tình yêu mà mỗi tấm lòng được chuộc đều đáng phải có dành cho Cứu Chúa. Tôi muốn bạn nhìn vào Tình Yêu Quá Độ ở bề mặt của nó. Tôi muốn bạn nhìn vào tình yêu nầy thật năng động hầu cho chúng ta sẽ bị tác động để tỏ ra chính loại tình yêu vô điều kiện, vô kỷ, nung nấu, vô hạn, quá độ dành cho Đức Chúa Jêsus Christ.
Tôi muốn rao giảng về Tình Yêu Quá Độ. Tôi muốn chỉ ra Sự Bày Tỏ Tình Yêu Quá Độ; Sự Thất Vọng của Tình Yêu Quá Độ; và Sự Bảo Vệ của Tình Yêu Quá Độ. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét các tư tưởng nầy hôm nay.
I. SỰ BÀY TỎ TÌNH YÊU QUÁ ĐỘ (câu 3)
A. Bối cảnh cho sự tỏ ra – Các biến cố nầy đã diễn ra trong thị trấn nhỏ Bêthany, thị trấn nầy nằm ở sườn phía Nam của Núi Ôlive, chỉ cách thành Jerusalem chừng vài dặm đường thôi. Bêthany là địa điểm mà Chúa Jêsus rất ưa thích. Ngài có một số bạn hữu thân cận sinh sống ở đó. Mấy người bạn nầy là anh chị em ruột, và tên của họ là Mary, Mathê và Laxarơ. Chúa Jêsus thường đến thăm họ tại nhà và hay tiếp lấy sự mến khách của họ, Luca 10:38-42. Chính Laxarơ nầy đã chết và đã được Chúa Jêsus đem trở lại với sự sống, Giăng 11:1-44. Vì vậy, Bêthany là một địa điểm rất đặc biệt đối với Chúa Jêsus.
Chúng ta cũng được thuật cho biết rằng biến cố nầy đã xảy ra trong ngôi nhà của một người được gọi là “Simôn, người phung”. Cái tên ấy cho thấy rằng người nầy đã được Chúa Jêsus chữa lành khỏi bịnh phung và dọn một bữa tiệc tôn vinh Chúa và cảm tạ Ngài vì những gì Ngài đã làm trong đời sống của ông ta.
Nếu Chúa từng làm việc gì đó cho bạn, bạn sẽ phải cảm tạ vì điều đó! Rõ ràng, Chúa Jêsus đã cứu mạng của Simôn. Tấm lòng của người nầy đang tràn đầy với tình yêu và sự biết ơn đối với những gì Chúa Jêsus đã làm cho ông ta và ông ta muốn cảm tạ Chúa! Tôi ngợi khen Chúa vì hạng người có lòng phấn khích về những điều Chúa đã làm cho họ. (Minh họa: Những gì Ngài đã làm cho chúng ta trong Chúa Jêsus! Ngài xứng đáng cho sự ngợi khen, tình yêu, sự tôn kính và sự thờ phượng của chúng ta!)
Trong câu chuyện của Giăng, chúng ta được thuật cho biết trong chính biến cố nầy, Mathê có mặt ở đó phục vụ, Laxarơ, là người mà Chúa Jêsus làm cho sống lại từ kẻ chết, có mặt ở đó và Mary cũng thế. Thực ra, chính Mary là người thực hiện sự bày tỏ ra tình yêu quá độ nầy đối với Đức Chúa Jêsus Christ, Giăng 12:1-8.
Đây là bối cảnh của tình yêu. Vây quanh Chúa Jêsus phần lớn là những người thành thật yêu mến Ngài, và những người nào thực sự có lòng quan tâm đến Ngài. Hãy chú ý những điều họ đang làm. Kinh thánh chép: “Ngài đang ngồi bàn ăn”. Họ đang cùng nhau thưởng thức mối tương giao qua một bữa ăn. Bạn có biết phần nhiều mối tương giao mà người ta đã có với Chúa Jêsus trong sách Tin Lành đều được kinh nghiệm trong một bữa ăn không? Tôi cũng thích như vậy đấy! Tôi nghĩ thật là tuyệt vời khi chúng ta nhóm lại đặng thờ phượng, cầu nguyện, làm chứng, ca hát, và những việc khác nữa chúng ta đang làm tại Hội thánh. Có một việc thực sự rất đặc biệt về việc ngồi xuống với bạn để tương giao qua một bữa ăn. Một số người lại chẳng thích như thế. Họ không tin vào việc “ăn uống ở nhà thờ”. Điều đó cũng tốt thôi, nhưng không che phủ được ý định của tôi! Tôi muốn thưởng thức mối tương giao với các thánh đồ của Đức Chúa Trời qua một bữa ăn!
B. Sự hy sinh trong sự tỏ ra đó – Khi Chúa Jêsus ngồi vào bàn ăn, Mary bước vào phòng. Nàng đem theo với mình “một cái bình bằng ngọc” đựng đầy “dầu cam tòng”. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng loại dầu nầy “thật quí giá”. Nàng đập bể ra mà đổ dầu thơm trên đầu Chúa Jêsus. Giăng cũng nói cho chúng ta biết rằng nàng “đã xức dầu cho chơn của Chúa Jêsus, và dùng tóc mình mà lau chơn Ngài”. Đây là một sự tỏ ra tình yêu cực kỳ xứng đáng cho chúng ta để thì giờ ra với nó.
Cái bình nầy thực sự là một cái vỏ. Bên trong cái vỏ ấy là một thứ được gọi là “dầu cam tòng”, hay chỉ là “dầu”. Đây là loại dầu có màu đỏ được rút ra từ một thứ thực vật trồng bên Ấn độ. Đây là thứ dầu thơm được sử dụng trong quá trình ướp xác chết. Dầu nầy rất đắt tiền, chỉ có người giàu có mới có thể mua sắm nó. Kinh thánh cho chúng ta biết ở câu 5 rằng bình dầu ấy có giá tới “300 đơniê”. Đây là tiền lương một năm đối với một công nhân trung bình. Theo thời giá hôm nay, món quà của Mary đáng giá khoảng 20.000USD. Đây là một món quà cực kỳ đắt.
Khi Mary bước vào phòng, đập bể cổ của cái bình ấy, nàng đổ một số dầu lên đầu của Chúa, phần còn lại nàng đổ trên hai bàn chơn của Ngài. Khi ấy, nàng sấp mình xuống trước mặt Chúa Jêsus, lau hai chơn Ngài bằng tóc của mình. Đây là một món quà cực kỳ đắt! Giăng nói rằng khi nàng làm như vậy, “cả nhà thơm nứt mùi dầu đó” Giăng 12:3. Đây là một món quà cực kỳ đắt!
C. Phát biểu trong sự bày tỏ – Tại sao Mary làm điều nầy? Có phải nàng đang tìm cách gây ấn tượng cho những người nhóm lại dự tiệc chăng? Có phải nàng tìm cách chứng minh nàng yêu mến Chúa Jêsus nhiều là dường nào không? Tôi nghĩ hành động kính mến cực kỳ nầy là dành cho chỉ một mình Đấng Christ mà thôi. Khi nàng đến trong ngày ấy, đập bể cái bình, xức dầu cho Chúa và dùng tóc mình lau chơn Ngài, nàng đang đưa ra một sự phát biểu! Thực vậy, nàng đang đưa ra vài phát biểu.
+ Nàng đưa ra phát biểu về sự phục tùng đối với Ngài. Khi nàng đập bể cái bình, chẳng có cái gì xoay trở lại được hết! Toàn bộ số dầu sẽ phải được sử dụng. Sự phục tùng của nàng đối với Ngài là vô điều kiện và hoàn toàn.
+ Nàng đưa ra phát biểu về giá trị của Ngài đối với nàng. Có lẽ nàng đã tiết kiệm cả đời mình mới có thể mua được số dầu đó. Có lẽ nàng để dành dầu ấy cho sự chôn cất mình. Khi nàng đập bể bình dầu đó rồi đổ nó ra, nàng đang nói cho Chúa Jêsus biết rằng: “đối với tôi Ngài có ý nghĩa nhiều hơn bất cứ điều chi trong thế gian!”
+ Nàng đang đưa ra phát biểu về giá trị của nàng đối với bản thân mình. Bởi hành động nầy, Mary đang tỏ ra rằng Chúa Jêsus có ý nghĩa nhiều hơn chính tiếng tăm của nàng. Nàng đã hy sinh sự tự hào của nàng để phục vụ Ngài. Nàng đang nói: “Tôi yêu mến Ngài nhiều đến nỗi tôi không quan tâm ai nghĩ gì về sự tôi tỏ ra tình yêu quá độ của mình!” Có hai việc mà nàng đã minh chứng cho lẽ thật nầy.
+ Thứ nhứt, chỉ có hạng kỵ nữ người ta nhìn thấy xỏa tóc xuống ở nơi công cộng. Vào thời điểm đó, nàng không quan tâm ai sẽ nghĩ gì ở đây, nàng chỉ muốn bày tỏ ra tình yêu quá độ của nàng đối với Chúa của nàng!
+ Thứ hai, chỉ có hạng nô lệ mới rửa chơn của người khác. Khi một người đến nhà của bạn, bạn phải cung ứng nước để họ có thể rửa chơn, hoặc nếu bạn có nô lệ, bạn bảo họ phải rửa chơn cho khách. Mary đã giữ lấy địa vị nô lệ ở trước mặt Chúa! Nàng tự hạ mình xuống trước mặt Ngài và nàng đã phục vụ Ngài vì nàng yêu mến Ngài.
+ Nàng đưa ra phát biểu về giá trị của cải của nàng. Đối với Mary, chẳng có gì trong thế gian là có giá trị đối với nàng cho bằng Chúa Jêsus. Nàng yêu mến Ngài với tình yêu quá độ và mọi sự nàng có là thuộc về Ngài không cứ cách nào. Nàng yêu mến Chúa nhiều hơn nàng yêu các đồ vật của mình!
Thường thì trong thời buổi ấy, người ta hay nhỏ một vài giọt dầu thơm lên đầu của một khách danh dự khi họ đến nhà của bạn. Mary đã đập bể rồi đổ từng giọt lên đầu Chúa Jêsus vì nàng yêu mến Ngài!
+ Nàng đưa ra phát biểu về sự xứng đáng của Ngài đáng được thờ lạy và phục vụ. Tại sao Mary làm điều nầy? Phải, nàng đã làm điều nầy vì nàng rất biết ơn. Nàng rất biết ơn vì Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chuộc của nàng. Ngài đã cứu linh hồn nàng ra khỏi tội lỗi và nàng đã đầy dẫy với tình yêu vì hành động ấy. Nàng cũng đã làm vậy vì Chúa đã làm cho anh trai nàng là Laxarơ sống lại từ kẻ chết. Nàng cũng phủ lút với tình yêu dành cho Ngài vì nàng bằng lòng phó hết mọi sự nàng có trong một hành động thờ phượng vô kỷ cực kỳ. Ở đỉnh cao của việc làm ấy, Mary đã tin rằng Chúa Jêsus sắp sửa chịu chết trên một cây thập tự, câu 8. Nàng đã tin vào một lẽ thật mà các môn đồ không thể nắm bắt được. Sâu xa như nàng đã biết, đây sẽ là lần cuối cùng nàng phải phục vụ Ngài và tôn vinh Ngài. Nàng đã nắm bắt được cơ hội và thực thi nó vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!
+ Tôi dám chắc còn có nhiều phát biểu nữa được đưa ra bởi hành động của Mary.
(Lưu ý: Khi nào là lần cuối cùng bạn dâng cho Chúa một của lễ về tình yêu quá độ? Khi nào là lần cuối cùng bạn phá vỡ tài khoản nhà băng để thờ phượng Ngài? Khi nào là lần cuối cùng bạn gạt qua một bên sự tự hào của mình rồi dâng cho Ngài sự thờ phượng, tôn vinh và ngợi khen? Khi nào là lần cuối cùng bạn phục vụ Chúa với sự vô kỷ, Ngài là Đấng đã cứu linh hồn bạn ra khỏi Địa Ngục? Chừng nào thì bạn sẽ đặt mọi sự bạn có, mọi sự hiện có, mọi sự bạn quan tâm lên bàn thờ hy sinh đặt ở trước mặt Ngài?
Chúng ta không nhìn thấy nhiều về tình yêu quá độ dành cho Chúa Jêsus trong thời buổi nầy. Có rất ít người yêu mến Ngài hơn họ yêu bản thân họ, lịch làm việc của họ, tài sản hay sự an nhàn của họ. Có rất ít người bằng lòng phục vụ Ngài mà chẳng nghĩ có cái gì đó đổi lại. Có rất ít người chịu hy sinh sự tự hào và của cải của họ hầu cho Chúa được tôn cao qua sự dâng hiến của họ. Chẳng có nhiều người yêu mến Ngài một cách quá độ cả!
Hãy nhìn vào chính đời sống của bạn theo ánh sáng những phát biểu đức tin của Mary.
+ Có phải bạn hoàn toàn phục tùng Chúa Jêsus với sự thờ phượng và tình yêu quá độ không? Đấy là ý muốn của Ngài dành cho đời sống của chúng ta, Rôma 12:1-2.
+ Có phải Chúa Jêsus có giá trị nhiều hơn những thứ mà bạn đang có trong đời chăng? Có phải bạn bằng lòng phó hết mọi sự bạn có hầu cho bạn tỏ ra tình yêu quá độ dành cho Ngài không?
+ Có phải Ngài có giá trị nhiều hơn sự tự hào của bạn không? Có phải bạn đã đạt tới chỗ trong sự bạn đồng đi với Ngài mà ở đó bạn chẳng màng đến người khác sẽ nghĩ gì về bạn chăng? Bạn có bằng lòng chịu xấu hổ nếu điều đó đem lại sự vinh hiển cho Ngài?
+ Thế giới hư mất nầy cần phải chứng kiến những sự bày tỏ của chúng ta về tình yêu quá độ dành cho Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là thời điểm Hội thánh sấp mình xuống trong tình yêu với Chúa Jêsus một lần nữa.
Tình yêu ấy còn sâu xa hơn người mời bạn gái mình đến một ngày kia rồi nói: “Em yêu, anh yêu em! Anh muốn trèo lên đỉnh núi cao nhất vì em! Anh muốn bơi qua dòng sông sâu nhất vì em! Anh muốn đánh trận trong một khu rừng đầy sư tử vì em! Anh yêu em! Và, nếu trời không mưa tối nay, anh sẽ đến mà gặp em”.
Thường thì chúng ta yêu Chúa khi mọi sự suông sẻ. Chúng ta yêu mến Ngài giữa 11 và 12 giờ vào ngày Chúa nhựt. Chúng ta yêu mến Ngài khi việc yêu mến Ngài phù hợp với kế hoạch làm việc của chúng ta!
Chúng ta yêu mến Ngài khi yêu mến Ngài không ngăn trở những gì chúng ta muốn làm, nơi chúng ta muốn đi và những gì chúng ta muốn đạt được trong cuộc sống. Chúng ta yêu mến Ngài với một mục đích, nhưng rất ít người dám yêu Ngài với sự từ bỏ táo bạo. Rất ít người dám yêu Ngài với thứ tình yêu quá độ chơn thật!
Chúng ta đối xử với nhà của Ngài giống như nhóm lại thờ phượng không bắt buộc. Chúng ta đến mỗi lần một tuần rồi hành động tỏ ra giống như Đức Chúa Trời cần phải được tôn vinh vậy. Chúng ta ném đồng đô la vào chiếc đĩa đựng tiền dâng rồi nghĩ chúng ta đã dâng hiến. Chúng ta sống đời sống theo lịch làm việc của riêng mình và bởi các luật lệ phép tắc riêng và nói chúng ta đang sống cho Chúa. Chúng ta nhặng xị lên, rồi than phiền về mọi sự trong thế gian và chúng ta muốn mọi người phải nhìn biết một Cơ đốc nhận “xịn” như chúng ta. Chúng ta đang sống giả hình giống như các thầy thông giáo và người dòng Pharisi!
Nguyện món quà của Mary làm cho chúng ta phải xấu hổ về tình yêu nhạt nhẽo, nửa vời dành cho Ngài là Đấng đã làm mọi sự cho chúng ta! Tôi không thể nói thay cho bạn, song phân đoạn Kinh thánh nầy đang thuyết phục tấm lòng của tôi! Tôi muốn yêu mến Ngài với thứ tình yêu quá độ kia. Tôi muốn yêu mến Ngài nhiều đến nỗi Ngài tể trị trên tôi và mọi sự tôi có cùng những gì tôi sẽ có. Tôi muốn yêu mến Ngài mà không xấu hổ, không sợ hãi và không kiêu ngạo dại dột để rồi phải lệch hướng. Tôi muốn yêu mến Ngài giống như Mary đã yêu Ngài. Rốt lại, Ngài đã làm thật nhiều cho tôi, và có lẽ còn nhiều hơn cả Ngài đã làm cho nàng!)
I. Sự tỏ ra tình yêu quá độ
II. SỰ THẤT VỌNG CỦA TÌNH YÊU QUÁ ĐỘ (các câu 4-5)
(Minh họa: Sự Mary tỏ ta tình yêu quá độ rất là tuyệt vời cần phải nắm bắt lấy. Tôi muốn các câu nói được thốt ra ở các câu 4-5 chưa hề được thốt ra. Thế nhưng, chúng ta cần lẽ thật được dạy dỗ trong hai câu đó. Chúng ta cần được nhắc nhớ về sự thật không phải ai cũng tán thưởng sự thờ phượng quá độ. Không phải ai cũng nghĩ Chúa là xứng đáng cho sự ngợi khen như thế. Thực vậy, có người dường như tin sự kêu gọi của họ trong cuộc sống cũng rẻ rúng như tình yêu của họ dành cho Chúa vậy. Có một lời ở đây dành cho và nói tới hạng người có thái độ ấy).
A. Một cuộc tấn công – Kinh thánh cho chúng ta biết rằng một số người đứng ở đó bị cảm thúc với “sự căm phẫn”. Cụm từ có ý nói “không đẹp lòng”. Họ không thấy vui vẻ với điều Mary đã làm cho Chúa Jêsus! Họ đã đi xa hơn khi nói rằng hành động thờ phượng vô kỷ của nàng chẳng khác gì hơn một sự “xài phí”. Cụm từ ấy để cập tới một việc bị “hủy diệt hoàn toàn; đổ nát; và hư mất”. Họ đã nhìn vào thứ dầu xức trên đầu và quanh chơn Ngài rồi nói: “Đúng là xài phí! Bình dầu đã bị bể và giờ đây chẳng còn đáng giá gì nữa!”
B. Một sự tính toán – Khi ấy, một trong số các môn đồ, theo Giăng 12:4-5, đó là Giuđa Íchcariốt, đã tính bình dầu ấy có giá “300 đơniê”. Hay, như tôi đã nói ở trên, cái giá ấy khoảng 20.000USD.
C. Một lời cáo giác – Khi ấy Giuđa, và phần còn lại, tuyên bố rằng bình dầu nên được bán đi. Khi ấy họ sẽ lấy tiền rồi bố thí cho kẻ nghèo. Nghe thì hay đấy, và âm điệu nó rất thuộc linh. Tuy nhiên, Giăng 12:6 chép: “Người nói vậy, chẳng phải lo cho kẻ nghèo đâu, song vì người vốn là tay trộm cắp, và giữ túi bạc, trộm lấy của người ta để ở trong”.
Khi Giuđa Íchcariốt thốt ra mọi điều ông ta nói về cái bình dầu, thêm mười một giọng nói vang lên trong sự đồng ý. Vấn đề ở đây, Giuđa là tay trộm cắp, Giăng 12:6. Nếu bình dầu được bán đi và số tiền được giao cho Giuđa giữ, một phần nhỏ sẽ được đem bố thí cho kẻ nghèo, nhưng đại đa số sẽ lọt vào túi của ông ta!
(Lưu ý: Đây là một bối cảnh rất đáng buồn. Ở đây là một phụ nữ vốn yêu mến Chúa Jêsus nhiều hơn nàng yêu mến mạng sống, sự giàu có hay của cải của nàng. Nàng đã hy sinh lòng tự hào và bình dầu quí giá của mình vì nàng muốn thờ lạy và tôn vinh Chúa Jêsus. Nàng đã thờ lạy Ngài cách công khai, cách rộng mở, cách hy sinh và theo cách quá độ. Nàng đã từ bỏ mọi sự mình có để thờ lạy Ngài. Sự thờ phượng của nàng vốn quá độ và đắt giá!
Tuy nhiên, tình yêu quá độ của nàng bị hiểu sai và bị giải thích sai bởi các môn đồ của Chúa. Họ đã chế nhạo nàng và tìm cách làm cho cảm xúc của nàng ra tồi tệ đối với sự việc mà nàng đã làm cho Chúa Jêsus. Tại sao họ lại đối xử với nàng như thế chứ?
Họ đã đối xử với nàng như thế là vì họ không có cùng tấm lòng yêu thương dành cho Chúa Jêsus mà nàng đã có. Nàng yêu mến Ngài nhiều hơn cuộc sống và nàng bằng lòng dâng cho Ngài mọi sự nàng đã có trong sự đáp ứng. Họ đã khó chịu vì họ không nghĩ Ngài là xứng đáng với loại tình yêu mà nàng nghĩ Ngài xứng đáng.
Chúng ta vẫn nhìn thấy loại tâm lý nầy đang hiển hiện. Người ta dâng mình vào đủ loại theo đuổi trong cuộc sống. Một số người dâng mình vào việc kiếm tiền và người ta gọi họ là một người thành công. Có người dâng mình vào các bộ môn thể thao, họ trở thành vận động viên siêu sao và người ta gọi họ là bậc anh hùng. Có người dâng mình vào chính trị và người ta gọi họ là cấp lãnh đạo cao trọng. Có người dâng mình vào các trường đại học và người ta nói tới họ là thuộc hạng tri thức tuyệt vời là dường nào. Nhưng, khi bạn để cho một thanh niên hay thanh nữ dâng mình vào một đời sống phục vụ cho Đức Chúa Jêsus Christ và người ta sẽ nói: “Đúng là xài phí!”
Tôi đến với phần kết luận rằng bất luận bạn làm gì trong cuộc sống, nếu bạn không làm việc ấy vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và tôn cao Chúa Jêsus thì đúng việc ấy là phí thì giờ, tiền bạc và năng lực! Như nhà thi sĩ nói:
Chỉ có một đời sống,
Không bao lâu nữa sẽ qua đi.
Chỉ có mọi việc làm ra
cho Đấng Christ sẽ còn lại mà thôi).
Tôi không quan tâm bạn làm ra bao nhiêu tiền bạc; bạn tiếp thu bao nhiêu học vấn; bạn làm cho dân sự ở quanh bạn nhiều chừng nào, hay bất cứ gì bạn muốn kể ra; nếu bạn làm không phải làm những gì cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, việc ấy sẽ chẳng là gì cả. Đó là một sự phung phí! Đấy là những gì Chúa Jêsus đã phán, Mác 8:36-37.
(Lưu ý: Tất nhiên, bạn đang nhìn thấy cùng việc ấy trong Hội thánh. Có nhiều lúc khi Hội thánh quyết định làm một việc gì đó mà một số người trong Hội thánh sẽ không đồng ý với. Thường thì điều đó có ý nói rằng Hội thánh đang tiêu xài tiền bạc vào một việc mà họ không nhất trí với, hay một việc mà họ muốn gắn cho cái nhãn là “xài phí”. Khi điều nầy xảy ra, một số người sẽ thôi không dâng phần mười, giống như họ muốn sửa phạt Hội thánh vì tiêu xài tiền bạc theo cách mà họ không tán thành. Chính những người đó sẽ mở ra một chiến dịch chỉ trích hầu tìm cách và đem nhiều người khác gia nhập vào quan điểm nhận định của họ.
Cho phép tôi tiếp tục báo cáo hôm nay và nói cho bạn biết rằng cần phải có tiền để điều hành một Hội thánh. Nếu một Hội thánh muốn lớn lên, mở rộng chức vụ của nó và cung ứng mọi sự cho các thuộc viên của nó, nó cần phải có nhiều tài nguyên. Nếu bạn có một vấn đề với Hội thánh ấy, bạn cần phải đưa vấn đề đó cho Chúa. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không đe dọa Đức Chúa Trời bằng cách giữ lại những thứ thuộc về Ngài. Kinh thánh chép: “Một phần mười thuộc về Đức Giêhôva”, Lêvi ký 27:30. Đấy là một trò chơi nguy hiểm khi tham dự, và cuối cùng bạn là người thua cuộc, Malachi 3:8-10; Habacúc 1).
(Lưu ý: Tại sao người ta lại hành động và suy nghĩ theo cách nầy chứ? Rốt lại, sở dĩ như thế là vì họ đang sống giống như Giuđa. Giuđa lấy làm khó chịu vì ông ta chẳng nhận được một thứ gì từ những điều đã được cung ứng. Vì ông ta cảm thấy chẳng có gì, ông ta đã lên tiếng đã kích! Cũng một thể ấy với dân sự ngày hôm nay. Họ nhìn thấy Chúa đang làm việc, chúc phước rồi rời đi, họ không thích mọi sự đã được làm ra như thế nào, họ tấn công nó. Thật chẳng khác gì hơn là lối suy nghĩ lấy cái tôi làm trọng! Người nào suy nghĩ như thế có thể chẳng nhìn thấy gì khác hơn là mặt vật chất của cuộc sống. Họ chỉ trích và họ phàn nàn về mọi điều Hội thánh đang xử lý với các thứ của dâng. Họ chỉ chú về vật chất và chẳng có một suy tưởng nào về các sự thuộc linh. Nếu mọi sự bạn nhìn thấy chỉ nằm trong các giới hạn của đồng đôla, bạn sẽ bỏ sót nhiều thứ mà Chúa đang làm trong thế gian nầy. Ngài muốn nhiều cá nhân và nhiều Hội thánh phải yêu mến Ngài theo cách quá độ kìa!)
(Lưu ý: Bạn đang đối mặt với lẽ thật nầy hôm nay: nếu bạn quyết định dâng cho Chúa Jêsus sự thờ phượng quá độ, bạn sẽ bị chỉ trích bởi những người không cảm thấy phương thức bạn đang làm cho Ngài. Nếu bạn lớn tiếng, làm chứng, kêu la và dâng cho Ngài sự khen ngợi bằng lời lẽ và trông thấy được bằng mắt thường, bạn sẽ bị chỉ trích, phê phán bởi hạng người không làm theo như vậy. Nếu bạn dâng mọi tài nguyên của bạn cho Ngài, bạn sẽ bị chỉ trích bởi những kẻ nghĩ đấy là “xài phí”. Nếu Hội thánh của bạn lớn lên và sử dụng các tài nguyên mà Đức Chúa Trời ban cho Hội thánh để mở rộng các chức vụ của nó, một số người sẽ chỉ trích phê phán những gì Hội thánh đang lo làm.
Khi ấy, đáp ứng của chúng ta sẽ ra sao? Đâu là đáp ứng của Mary? Sâu xa như chúng ta biết, nàng không có đưa ra một đáp ứng nào cả. Nàng vốn yêu mến Chúa Jêsus, đã dâng cho Ngài sự thờ phượng quá độ mà chẳng màng gì đến mọi hậu quả! Nói khác đi, chỉ cứ giữ lòng yêu mến Ngài, cứ dâng cho Ngài. Cứ ngợi khen Ngài. Cứ trụ mãi vào việc tỏ ra tình yêu quá độ, còn Ngài sẽ nhận lấy sự vinh hiển!)
I. Sự tỏ ra tình yêu quá độ
II. Sự thất vọng của tình yêu quá độ
III. SỰ BẢO VỆ TÌNH YÊU QUÁ ĐỘ (các câu 6-9)
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus nhìn biết mọi điều người của Ngài đang suy nghĩ và đang nói tới, Ngài bước đến để bảo vệ cho Mary. Khi Chúa Jêsus xử lý với Mary, Ngài đưa ra vài phát biểu khẳng định lẽ thật Ngài bằng lòng tiếp nhận món quà tình yêu quá độ của nàng. Những phát biểu nầy nói rõ ràng rằng Chúa Jêsus đã nhìn thấy sự hy sinh của nàng vì sự thực đấy là món quà tình yêu quá độ! Chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào các phát biểu nầy hôm nay).
+ Mác 14:6: “Hãy để mặc người; sao các ngươi làm rầy người mà chi? Người đã làm một việc tốt cho ta” – Tôi nghĩ rõ ràng là từ câu nói nầy tấm lòng của Chúa đã lấy làm buồn rầu bởi thái độ của người của Ngài. Mary đã dâng cho Ngài tình yêu quá độ và họ chẳng dâng gì cho Ngài hết! Nàng đã dâng cho Ngài điều tốt nhứt nàng đã có và họ đang công kích nàng chỉ vì yêu mến Chúa Jêsus! Họ đã nhìn vào món quà của nàng rồi họ gọi đấy là “xài phí”.
Chúa Jêsus đã nhìn vào những gì nàng đã làm và Ngài phán: “Người đã làm một việc tốt cho ta”. Từ ngữ “tốt” có nghĩa là “tuyệt vời”. Các môn đồ đã nói: “Việc nầy là xài phí!” Chúa Jêsus đã phán: “Việc nầy rất là tuyệt vời!” Những gì Mary đã làm là quá độ, và điều ấy làm cho các môn đồ có tánh tham phải khó chịu; nhưng điều đó đã chúc phước cho Chúa Jêsus. Ngài đã lấy hành động tầm thường của Mary khi xức dầu cho đầu và lau chơn của Ngài rồi nâng việc ấy lên lãnh vực của công việc thuộc linh.
Kinh thánh nói rõ rằng dân sự của Đức Chúa Trời cần phải dấn thân vào các việc lành, Êphêsô 2:10; Giacơ 2:18; I Phierơ 2:9. Có phải bạn biết cách lấy một hành động tầm thường rồi nâng nó lên thành một hành động thờ phượng thuộc linh không? Mọi sự bạn phải làm là làm điều ấy chỉ cho Chúa mà thôi! Khi bạn làm dù là việc nhỏ nhất cho sự vinh hiển của Ngài, nó trở thành một hành động của tình yêu và sự thờ phượng quá độ, Mathiơ 10:40-42.
Có thể đấy là một của lễ về tiền bạc; một bài hát ngợi khen; một sự làm chứng hạ mình; một tiếng hô; một bàn tay giơ cao lên; một lời nói tử tế; một chén nước lạnh; hay bất cứ điều chi khác mà bạn muốn kể ra. Nếu điều đó được dâng lên vì sự vinh hiển của Ngài và nhơn danh Ngài, nó trở thành một hành động thờ phượng quá độ cho sự vinh hiển của Ngài!
Mọi sự ấy được làm cho ai bạn muốn làm cho họ. Nếu bạn muốn làm các việc ấy cho chính mình, bạn có phần thưởng rồi. Nếu bạn làm các việc ấy chỉ cho tha nhân, bạn có phần thưởng của mình rồi. Nếu bạn làm các việc ấy cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, như một hành động của tình yêu và sự thờ phượng quá độ, bạn sẽ có phần thưởng của Ngài!
+ Mác 14:7: “Vì các ngươi hằng có kẻ khó khăn ở cùng mình, khi nào muốn làm phước cho họ cũng được; nhưng các ngươi chẳng có ta ở luôn với đâu” – Chúa Jêsus không nói rằng chúng ta sẽ không nên giúp cho kẻ khó khăn. Chúng ta sẽ giúp cho họ và chúng ta sẽ làm hết sức mình để thỏa mãn các nhu cần của những người ở chung quanh chúng ta. Chúa Jêsus chỉ muốn nói rằng Mary đã chiếm được cơ hội! Kẻ nghèo sẽ luôn luôn có ở đấy, song nàng biết Chúa Jêsus sắp sửa bước lên thập tự giá để chịu chết cho tội lỗi và cho hạng tội nhân. Nàng đã nắm lấy cơ hội mà nàng có được và nàng đã dâng lên cho Ngài thứ tình yêu và sự thờ phượng quá độ.
Cũng một thể ấy với chúng ta! Những đời sống chúng ta đang sống đây, chúng hết sức qua mau. Chúng ta phải học biết nắm bắt những thời điểm ấy khi chúng ta được cung ứng cho các cơ hội để hầu việc Chúa. Khi chúng ta đang ở trong phục vụ tốt đẹp, thuộc linh và Chúa đang vận hành trong quyền phép và sự vinh hiển, đừng đánh mất cơ hội. Hãy dâng cho Ngài tình yêu quá độ kia! Khi cơ hội tự thể hiện để làm chứng, dâng hiến, phục vụ Ngài, đứng đánh mất cơ hội! Hãy dâng cho Ngài tình yêu quá độ xứng đáng với Ngài! Khi bạn có các phương tiện và cơ hội để dâng vào công việc của Chúa, đừng đánh mất cơ hội! Hãy đầu tư vào công việc của Chúa và dâng cho Ngài sự thờ phượng quá độ ấy!
Không bao lâu nữa, đời sống của chúng ta qua mất đi. Kinh thánh thách thức chúng ta phải nắm bắt cơ hội, Giăng 9:4; Êphêsô 5:16. Đấy là lý do tại sao tôi không thể hạ thấp cơ hội rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao chúng ta phải trung tín trong nhà của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần phải năng động trong sự QUAN TÂM và các chức vụ truyền giáo khác của Hội thánh chúng ta. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần phải có mặt trong lớp Trường Chúa Nhựt. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần phải đến với buổi nhóm cầu nguyện, đấy là lý do tại sao chúng ta cần phải ủng hộ chức vụ của thanh niên chúng ta. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần phải thúc đẩy Hội thánh với sự hiện diện của chúng ta, những lời cầu nguyện, thì giờ và của cải của chúng ta. Ngày sẽ đến khi chúng ta sẽ không còn có cơ hội mà chúng ta đang có hôm nay!
+ Mác 14:8: “Người đã làm điều mình có thể làm được” – Có nhiều việc mà Mary không thể làm. Nàng không thể dọn cho Ngài một bữa ăn, chỉ vì không có thì giờ. Nàng không thể may cho Ngài một cái áo, một lần nữa, chỉ vì không có thì giờ. Nàng không thể đến được chỗ của Ngài ở vườn Ghếtsêmanê hay ở đồi Gôgôtha. Nàng không thể dẹp hết được sự xấu hổ, sự chối bỏ, sự thù ghét hay bất kỳ một nổi đau nào khác mà Chúa Jêsus đã kinh nghiệm. Có nhiều điều mà nàng không thể làm được. Thế nhưng, có một việc mà nàng có thể làm! Nàng đã có nguyên cái bình dầu bằng ngọc thật đắt tiền. Nàng đã tiết kiệm dầu ấy cho chính mình, song nàng lại chọn chính giờ phút ấy để đem thứ mình có rồi sử dụng nó cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!
Có một bài học rất hay ở đây dành cho các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể làm hết mọi sự, nhưng chúng ta phải học biết nắm lấy những gì mình có và làm những gì mình có thể làm với nó! Bạn không thể truyền giáo cho cả thế gian, nhưng bạn có thể nói cho một người biết trong một lúc về Chúa Jêsus! Bạn không thể cho từng người đói trong thế gian ăn, nhưng bạn có thể cho ai đó ăn. Bạn không thể giúp hết mọi người được, nhưng bạn có thể giúp một người nào đó! Bạn không thể làm hết mọi sự ấy, nhưng bạn có thể nắm lấy những gì mình có rồi sử dụng nó cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!
Tôi không thể đứng giảng ở khắp mọi nơi được, nhưng tôi có thể đi qua các cánh cửa mà Đức Chúa Trời ban cho tôi! Tôi không thể cung ứng mọi sự mà Hội thánh có cần, nhưng tôi có thể dâng phần mười của mình và các thứ của lễ cho Chúa sử dụng trong thân thể địa phương nầy. Tôi không thể dạy từng nhà truyền đạo những việc mà tôi đã học được, nhưng tôi có thể dạy những người mà Đức Chúa Trời đưa đến trong các lớp học của tôi. Bổn phận của tôi là làm những gì tôi có thể!
Đấy là mọi sự Đức Chúa Trời đang yêu cầu bạn đấy! Hãy làm những gì bạn có thể! Bạn không thể làm hết mọi sự, nhưng có một số việc mà bạn có thể làm! Hãy cầu nguyện, làm chứng, làm việc, dâng hiến, trung tín, đọc Kinh thánh, ủng hộ Hội thánh, giúp đỡ người lân cận, dạy lớp Trường Chúa Nhựt; hãy làm những gì bạn có thể! Đồng thời, bạn không thể làm những việc bạn đang làm bây giờ cho đến đời đời được, nhưng bạn có thể dạy nhiều người khác cách làm việc ấy đều họ có thể bước đi khi bạn không thể.
Một trong những ngày nầy tôi sẽ phải chết đi. Tôi sẽ giảng bài giảng cuối cùng của mình, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện sau cùng của tôi rồi dâng buổi thờ phượng sau cùng của tôi cho Chúa Jêsus và cho Hội thánh của Ngài. Khi ngày ấy đến, tôi muốn Ngài sẽ nói về tôi: “Ông ấy đã làm những gì ông ấy có thể làm được!” Đấy là điều bạn cũng muốn nữa, có phải không? Có phải bạn đang làm mọi sự mà bạn có thể làm được? Có phải bạn đang làm mọi sự bạn có thể?
+ Mác 14:8: “nàng đã xức xác cho ta trước để chôn” – Chúa Jêsus đã nói cho các môn đồ của Ngài biết Ngài sẽ bước lên thập tự giá để chịu chết vì tội lỗi. Họ không hề tin theo Ngài! Họ đã nghi ngờ Ngài cho tới sau khi Ngài đã chết và đã sống lại! Mặt khác, Mary, đã tin theo Chúa! Nàng biết rõ nơi mà Ngài đang hướng đến. Nàng đã bước đi bởi đức tin và nàng biết rõ mình sẽ không có mặt ở đó khi họ đặt thi thể Ngài trong ngôi mộ. Nàng đã phục vụ Ngài bởi đức tin, với lòng tin chắc rằng mọi sự Ngài đã phán đều là sự thật
Có bài học khác mà chúng ta có thể tiếp thu từ món quà tình yêu quá độ của Mary. Nàng đã dâng cho Ngài tình yêu, sự thờ phượng, sự phục vụ và hy sinh, vì nàng đã đồng đi với Ngài bởi đức tin.
Đấy là những gì Ngài mong muốn nơi chúng ta. Ngài chỉ muốn chúng ta yêu mến Ngài, tin cậy Ngài và tin theo Ngài. Ngài không muốn chúng ta phải có hết những câu trả lời. Ngài chỉ muốn chúng ta tin theo Ngài.
+ Ngài muốn chúng ta phải tin cậy Ngài với mọi nhu cần của mình – Mathiơ 6:25-34; Philíp 4:19
+ Ngài muốn chúng ta tin cậy Ngài với sự chúng ta phục vụ cho Ngài – Hêbơrơ 13:5
+ Ngài muốn chúng ta nắm lấy Ngài bởi Lời của Ngài và tin cậy Ngài làm những gì là đúng!
+ Mác 14:9: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, việc người đã làm cũng sẽ được nhắc lại để nhớ đến người” – Đây là một câu nói đáng kinh ngạc! Các môn đồ đã nhìn vào những gì Mary đã làm và họ đã kêu lên: “Xài phí!” Chúa Jêsus đã nhìn vào đấy và Ngài phán: “Tuyệt vời!” Chúa Jêsus đã phán rằng món quà tình yêu quá độ nầy từ Mary sẽ được thuật lại bất cứ đâu Tin Lành được rao giảng! Trong 2.000 năm, câu nói ấy đã được chứng mình là sự thật! Trong 2.000 năm, người ta đã bị tác động để dâng món quà quá độ của Mary cho Chúa Jêsus. Trong 2.000 năm con người đã được phước, bị thách thức và bị khuấy đảo bởi những gì người phụ nữ nầy đã làm!
Chúa Jêsus đã lấy những gì Mary đã làm và Ngài đặt nó vào trong cái mà Mục sư Jerry Vines gọi là “Chiếc Hộp Ký Ức Của Ngài”. Đấy không phải là mọi sự mà Đức Chúa Trời có ở trong đó đâu! Ngài có hai đồng xu mà người đàn bà góa đã dâng trong Đền Thờ. Thuộc về Ngài là cái bình ngọc chứa dầu cam tòng đã bị bể kia. Ngài có vàng, nhũ hương và một dược của mấy thầy bác sĩ. Ngài có sự thờ phượng của mấy gã chăn chiên. Ngài có sự làm chứng của kẻ bị quỉ ám ở xứ Gađara, mười người phung, người bị mù từ thuở sanh ra, người nằm bên ao Bêtếtđa trong 38 năm, và nhiều người khác nữa. Ngài có đức tin của tên cướp đang hấp hối kia, thầy đội Lamã, và Xachê. Ngài có thái độ biết ơn của người đàn bà bị bịnh mất huyết, Giairu, bà góa ở thành Nain, và nhiều người khác nữa. Ngài có mọi sự nầy và nhiều nữa trong chiếc hộp ký ức của Ngài. Ngài không bao giờ quên và hết thảy họ sẽ được ban thưởng vì tình yêu, đức tin, và sự thờ phượng của họ dành cho Đức Chúa Jêsus Christ!
Minh họa: Trong đền tạm, có những dụng cụ được gọi là “khay” hay “hộp”. Những cái hộp nầy được sử dụng để chứa mấy cái bấc được đốt ở trong Đền tạm. Khi một cái bấc được sử dụng, nó không bị ném bỏ đi, nó được cất lại trong mấy cái “khay”. Những cái bấc ấy được dùng để đốt trong Đền tạm và tạo ra ánh sáng ở bên trong đó. Chúng tiêu biểu cho sự phục vụ Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đang dạy cho chúng ta biết rằng mọi sự tiêu biểu cho sự thờ phượng thật dành cho Ngài sẽ không bao giờ bị bỏ quên. Những thứ ấy đã được Ngài lưu ý và chúng có giá trị cho đến đời đời. Sẽ có một ngày khi Ngài ban thưởng cho các tôi tớ Ngài về sự phục vụ của họ trong sự thờ phượng quá độ dành cho sự vinh hiển Ngài. Minh họa: Mác 9:41: “Còn ai nhân danh ta mà cho các ngươi một chén nước, vì các ngươi thuộc về Đấng Christ, quả thật, ta nói cùng các ngươi, người ấy sẽ không mất phần thưởng mình đâu” (Minh họa: Mathiơ 25:34-40). (Minh họa: Phaolô – II Timôthê 4:6-8!)
Phần kết luận: Mary đã làm những gì nàng có thể và nàng đã được ban thưởng xứng đáng. Bạn có làm những gì bạn có thể không? Có phải bạn đang làm những gì bạn có thể? Có phải bạn dâng cho Chúa của chúng ta những bày tỏ của sự thờ phượng quá độ? Có phải Ngài đã phán với bạn về vấn đề nầy? Tôi biết Ngài đã phán với tôi về sự ấy. Tôi muốn dâng cho Ngài mọi sự vinh hiển, thờ phượng và ngợi khen mà ngài đáng được. Khi tôi nghĩ đến mọi sự mà Ngài đã làm cho tôi, tôi biết Ngài còn đáng được nhiều hơn thế nữa.
Hôm nay, tôi thách thức bạn nhìn vào cách bạn đang hầu việc Ngài và cách bạn đang yêu mến Ngài. Có chỗ nào cần phải cải thiện không? Nếu Ngài đã phán với tấm lòng của bạn, dù là cấp độ nào, hãy đến với Ngài ngay bây giờ và làm theo những gì Ngài muốn bạn lo làm.
Có người cần phải đến và cần được cứu. Có người cần phải đến và ăn năn về một thái độ xấu. Có người cần phải đến rồi dâng cho Ngài thứ tình yêu quá độ ngay bây giờ. Có người cần phải đến làm cho mọi sự ra ngay thẳng với các tín hữu, hội thánh và Chúa của mình.
Hết thảy chúng ta đều cần phải xem xét mọi động lực, tình cảm và sự thờ phượng của mình. Khi bạn xem xét những gì Mary đã làm, tình yêu của bạn được sánh với điều gì? Có phải tình yêu ấy là quá độ chăng? Hay, có phải tình yêu ấy dường như đang thiếu thốn chăng? Hãy lắng nghe tiếng phán của Ngài! Hãy làm theo những gì Ngài phán dạy bạn ngay bây giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét