Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá: "Giờ tốt đẹp nhất của Ápraham"



Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Giờ tốt đẹp nhất của Ápraham
Mục sư: Bob Deffinbaugh
Sáng thế ký 18:1—26:35
Phần giới thiệu:
Tôi có nhận được thư từ Frank, bạn tôi, trong tuần qua, ông đã viết đang khi ông cùng với vợ là Donna, đang chờ phi cơ ở không cảng. Bà đang bận lo ghi ô chữ Kinh thánh. Khi Donna đứng dậy đi mua thức ăn liền, Frank đã quyết định trêu chọc bà. Ông chụp lấy trò chơi ô chữ ấy, tìm một chỗ với năm khoảng trống, rồi viết tên ông FRANK vào. Khi bà quay trở lại, Frank khó mà tìm cách che giấu được ý đồ của mình. Chỉ mất vài phút thôi, Donna nhìn thấy việc làm của Frank, và bà cười khúc khích. Khi ấy, với cái liếc mắt, bà bắt đầu bật cười lớn hơn, rồi nói: “Đúng … đúng, thế là TRỌN VẸN, TRỌN VẸN rồi!!” Bà cứ cười như thế. Frank không thể đứng yên lâu hơn được và sau cùng lên tiếng hỏi có gì vui như thế!?! Bà trao trò chơi ô chữ cho Frank, bảo ông hãy nhìn vào con số ngang 46. Số 46 đọc: “NGƯƠI HÃY RA PHÍA SAU TA--------”..
Frank không mong tên của ông được điền vào chỗ phải ghi tên của Satan. Chúng ta giả sử có số ngang 47, với các chỗ trống, và câu ấy đọc như sau: “CHA ĐỨC TIN”. Tôi nghĩ Ápraham sẽ lấy làm ngạc nhiên hơn khi thấy tên mình được ghi vào các chỗ trống đó. Ông là một nhân vật cao cả của đức tin, cho đến cuối cùng, nhưng điều nầy không rõ ràng cho chúng ta trước đó trong đời sống của Ápraham. Đề tựa của bài học nầy là “Giờ tốt đẹp nhất của Ápraham”. Có vài bằng chứng tuyệt vời về đức tin trong các chương 18-25, nhưng tất cả không phải là tấm gương của đức tin, như chúng ta sẽ thấy. Trước khi chúng ta bắt đầu bài học ở chương 18, chúng ta hãy ôn lại tóm tắt các biến cố dẫn tới điểm mầy trong đời sống của Ápraham.
Theo Êtiên, sự kêu gọi nguyên thủy của Ápram đã đến với ông đang khi ông còn ở tại Urơ (Công Vụ các Sứ Đồ 7:2-3). Chính ở xứ Urơ mà Charan, cha của Lót, qua đời (Sáng thế ký 11:28). Ápram không rời ngay gia đình mình mà đi thẳng tới xứ Canaan; thay vì thế, chính cha ông là Tharê, dẫn Ápram và nhiều người khác đến Charan, họ định cư ở đó (11:31). Tại Charan, Tharê qua đời (11:32). Chỉ khi ấy Ápram đi thẳng đến xứ Canaan, trong sự vâng theo lời kêu gọi của Đức Chúa Trời. Tại đó, Đức Chúa Trời công bố giao ước của Ngài với Ápram và các dòng dõi của ông, bởi đó Ngài sẽ ban cho Ápram đất Canaan. Tại đây, Ngài sẽ làm cho Ápram thành một dân lớn, và Ngài sẽ chúc phước cho cả thế gian qua dòng dõi của ông (12:1-3). Ápram đi qua xứ, dựng lên nhiều bàn thờ và kêu cầu danh Chúa. Khi Ápram còn ở tại Negev, cực nam của xứ Canaan, một cơn hạn hán trầm trọng đã diễn ra. Ápram xuống xứ Aicập, dự tính tạm trú ở đó cho đến chừng hạn hán đã qua. Cái điều đáng ngờ là Ápram sẽ qua Aicập trong chỗ thứ nhứt (xem Sáng thế ký 26:1-5), nhưng sự nói dối của ông nhất định không phải là một hành động của đức tin. Ông và Sarai đồng ý nói cho những người Aicập nầy biết rằng Sara là em gái của ông, nói như thế khiến cho nàng đủ tư cách để tiến đến hôn nhân, và nhơn đó (họ lý luận) cứu Ápram khỏi chết. Đối với Pharaôn thì không phải mất nhiều thời gian mới nghe nói về Sara và đưa nàng vào cung điện mình. Những của lễ hồi môn bắt đầu đổ ra. Chính những nạn dịch mà Đức Chúa Trời giáng trên Aicập đã khiến cho Pharaôn phải cẩn thận nhiều hơn về Sarai. Ápram đã xưng nhận sự nói dối của họ, và không lâu sau đó, họ đã trên đường trở về quê hương, được người của Pharaôn hộ tống, nhưng không phải là không có nhiều chiến lợi phẩm từ xứ Aicập. Pharaôn chẳng phiền hà gì khi nắm lấy Đức Chúa Trời của Ápram, là Đấng đã dẫn đến những trận dịch giáng trên ông và xứ sở của ông.
Khi Ápram và Lót cả hai đều thịnh vượng, phần đất ấy không thể ủng hộ cả hai người và cũng ủng hộ người Canaan còn cư ngụ trong xứ. Ápram đã ban cho Lót sự chọn lựa nơi định cư, và Lót đã chọn chỗ dường như là đất tốt nhứt. Sự lựa chọn của Lót đã đặt ông vào thành Sôđôm, là nơi sẽ mang lại nhiều hậu quả không hay (13:1-13; 14:1...). Đức Chúa Trời đã hứa với Ápram rằng Ngài sẽ ban đất cho ông và căn dặn ông phải đi khắp cả xứ (13:14-18). Trước đó khá lâu, Lót bị lọt vào giữa cuộc xung đột quyền lực, rồi bị bắt đi làm phu tù bởi các vua đã chống đối và đánh bại vua thành Sôđôm cùng bốn vua khác nữa (14:1-12). Ápram và các đồng minh của ông giải cứu Lót, nhưng trước khi vua Sôđôm đến chào Ápram như người chiến thắng, Mênchixêđéc ra đón ông trên đường, nhắc cho ông nhớ rằng chính Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên trời và đất, là Đấng ban cho ông sự chiến thắng (14:17-24). Đức Chúa Trời tái khẳng định giao ước của Ngài với Ápram ở chương 15, thêm chi tiết là con được hứa sẽ là con của Ápram; con nầy sẽ ra từ thân thể của Ápram (15:4). Trong quá trình thực thi giao ước, Đức Chúa Trời tỏ ra cho Ápram thấy rằng các dòng dõi của ông sẽ chịu đựng tình trạng nô lệ trong 400 năm trước khi họ chiếm lấy xứ (15:12-21).
Ở chương 16, Sarai đối diện với Ápram với một thử nghiệm, một thử nghiệm mà dường như ông đã thất bại. Khi Đức Chúa Trời làm cho bà bị son sẻ, bà đề nghị Ápram lấy Aga, con đòi của bà, rồi sanh một con trai qua Aga. Ápram bằng lòng, song khi Aga có thai, Sarai trở nên cay đắng và giận dữ. Sarai đối đãi Aga rất nghiệt ngã đến nổi phải bỏ trốn, nhưng Đức Giêhôva tìm ra nàng và thuyết phục nàng quay trở lại chịu lụy Sarai, bảo đảm với Aga rằng Ngài sẽ chúc phước cho con của nàng.
Đến lúc chúng ta đến với chương 17, chúng ta thấy Ápram đã 99 tuổi và vẫn chưa có kẻ tế tự. Đức Chúa Trời bảo đảm với Ápram rằng ông và Sarai sẽ có một con trai rồi dặn ông tên của đứa trẻ sẽ là Ysác. Đức Chúa Trời đã đổi tên của Ápram thành Ápraham (“cha của nhiều người”) và tên của Sarai thành Sara (“công chúa”). Ngài đã thiết lập nghi thức cắt bì như một dấu của giao ước Ngài với Ápraham cùng các dòng dõi của ông.
Sự mến khách lúc giữa trưa
Sáng thế ký 18
Ápraham và Sara sống trong vùng núi, quan sát cả đồng trũng bên dưới, ở đó các thành Sôđôm và Gômôrơ nằm ở một khoảng xa xa. Lúc giữa trưa, khi mặt trời ở chỗ nóng nhất của nó, Ápraham đang có giấc “ngủ trưa” ngay tại cửa trại mình. Khi ông nhìn lên, ông nhìn thấy ba “người” ở đàng xa. Ápraham chổi dậy rồi chạy ra đón, thúc giục họ vào nhà của mình ngồi nghỉ một chút. Mấy người ấy tiếp nhận lời mời tử tế nầy, và Ápraham thấy đến lúc phải dọn bữa ngon lành gồm bánh mới hấp, bò con ngon, mỡ sữa và sữa. Trong suốt bữa ăn, mấy người kia hỏi Ápraham Sara vợ ông đâu rồi!?! (tôi tin rằng lý trí của Ápraham đang quay vòng vòng, lấy làm lạ không biết sao mấy người nầy biết tên của vợ ông!?!) Một trong số họ (tôi tin đó là CHÚA) khi ấy nói cho Ápraham biết rằng bà sẽ có một con trai đúng kỳ nầy vào năm sau (câu 10).
Sara ở trong trại ở đàng sau Ápraham, lắng nghe cuộc đối đáp với sự thích thú lắm. Khi bà nghe lời công bố rằng bà sẽ có con, bà đã cười thầm, lấy làm thích thú với tư tưởng bà và Ápraham sẽ có con trong lúc tuổi đã cao. Đây chẳng phải là cái cười nhạo báng của sự vô tín đâu; tôi nghĩ đấy là cái cười của việc bị sốc hoàn toàn, cái cười giống như đáp ứng của tôi khi nhận được danh hiệu: “người đàn ông ăn mặc đẹp nhất ở Dallas” vậy. Có cái cười mừng rỡ kinh ngạc:
“Khi Đức Giê-hô-va dẫn các phu tù của Si-ôn về, Thì chúng tôi khác nào kẻ nằm chiêm bao. Bấy giờ miệng chúng tôi đầy sự vui-cười, Lưỡi chúng tôi hát những bài mừng rỡ. Trong các dân ngoại người ta nói rằng: Đức Giê-hô-va đã làm cho họ những việc lớn” (Thi thiên 126:1-2).
Tuyệt đối đây là điều rất khó tin – một đứa con ở tuổi 90, với người chồng khi ấy ở tuổi 100. Chúa biết chính xác đáp ứng thầm lặng mà Sara đã có vì Ngài đọc được các tư tưởng của bà. Ngài – không phải là một trong các thiên sứ đâu – đã thách thức Ápraham về đáp ứng của Sara. Sara đã cố gắng chối về việc ấy, song Đức Giêhôva vốn biết rõ hơn nhiều.
Thái độ mến khách của Ápraham rất có ấn tượng, nhưng đỉnh cao của chương 18 đến ở phần cuối của chương chớ chẳng phải ở phần đầu. Có một ý thức rất mạnh về sự thân mật giữa Đức Chúa Trời và Ápraham, bắt đầu ở câu 16. Ápraham, trong sự mến khách theo cung cách Đông phương, đã bước theo một khoảng xa xa với các thực khách vừa rời đi của mình. Khi ấy Đức Chúa Trời mới hé lộ (cho các thiên sứ?) rằng Ngài không giấu với Ápraham điều chi Ngài sắp sửa làm. Các phân đoạn Kinh thánh khác đề cập tới Ápraham là “thiết hữu của Đức Chúa Trời”, và tôi có khuynh hướng tin rằng “tình bạn” nầy rất rõ ràng ở đây.
Khi Đức Chúa Trời tỏ ra Ngài sắp sửa phán xét thành Sôđôm và Gômôrơ, Ápraham xen vào, không phải vì ích của kẻ ác đâu, mà vì người công bình đang cư ngụ trong các thành phố nầy. Có thể mối quan tâm chính của Ápraham đang nhắm vào cháu trai mình là Lót và gia đình của Lót, nhưng sự kêu nài của ông còn rộng hơn thế. Sự luận lẽ của ông, ấy là sự công bình đòi hỏi một người phải phân biệt giữa người công bình và kẻ ác. Đây là chỗ mà Giôna đã bỏ sót. Suy nghĩ của ông không phải là suy nghĩ của Đức Chúa Trời. Giôna muốn nhìn thấy toàn thành phố Ninive phải bị tiêu diệt hết, kể cả trẻ con và gia súc. Đức Chúa Trời sẽ không hình phạt người vô tội cùng với kẻ có tội (xem Giôna 4).
Trên nguyên tắc thì có sự nhất trí, vấn đề duy nhứt là: Có bao nhiêu người công bình có cần để Đức Chúa Trời cầm giữ lại không phán xét thành Sôđôm và Gômôrơ? Cuộc thương lượng khởi sự ở 50 người công bình và sau cùng còn có 10 người thôi. Ápraham dám giả định rằng con số sẽ được tìm thấy, hoặc ông nghĩ là việc tìm kiếm sẽ rút lại thành một con số nào đó ít hơn. Ápraham làm theo cách nầy. Ông đã suy nghĩ giống như Đức Chúa Trời, và chắc chắn Đức Chúa Trời đã lấy làm vui nơi sự can thiệp của ông.
Sự hủy diệt thành Sôđôm và sự giải cứu Lót
Sáng thế ký 19
Sự thể cho thấy, dường như là Đức Giêhôva lấy làm thích thú chỉ trong việc xử lý với Ápraham mặt đối mặt, trong khi chỉ có hai thiên sứ đến tại cổng thành Sôđôm. Lót có mặt tại địa điểm chào đón họ, không phải là ông biết họ là ai hay họ đến để làm gì! Ông biết rõ rằng những người khách lạ không được an ninh trong thành phố gian ác nầy, như thời gian chắc chắn sẽ tỏ ra. Ông thúc giục mấy người nầy đừng ngủ trong khuôn viên thành phố mà hãy ở lại trong nhà của ông. Ông cũng dọn một bữa tiệc để đãi hai người nầy. (Tôi có thể nhìn thấy thiên sứ nầy nói với thiên sứ kia: “Sao những con người nầy lo ăn uống nhiều đến thế? Tôi no ứ rồi. Một bữa ăn trưa quá ngon lành ở chỗ Ápraham, và bây giờ một bữa tiệc cho buổi chiều. Tôi không thể đợi để quay về trời lại”).
Họ chưa ổn định gì cho buổi tối khi có tiềng ồn ào nơi cửa. Đấy chẳng phải là một tốp người đâu, không phải một băng thanh thiếu niên xấu đâu; đây là một mảng lớn nam dân cư của thành Sôđôm. Đám đông nầy kể cả người già kẻ trẻ và nhiều người ở từng các nơi trong thành phố, con số nhiều đến nỗi họ đã bao vây ngôi nhà của Lót (19:5). Họ quá lanh lợi khi để những dự tính của họ ai nấy đều nhận biết. Họ muốn lạm dụng tình dục với các thực khách của Lót.
Lót đã cam kết về sự an ninh của các thực khách của mình, và vì thế ông bước ra ngoài cửa để lý luận với đám đông. Ông thúc giục những người trong thành nên bắt lấy con gái của ông thay vì họ phải làm những gì họ mong muốn. Khi chúng ta đọc về kế hoạch của Lót đối với con gái của ông, chúng ta lấy làm kinh hãi, và thực như thế. Nhiều nổ lực đã được thực hiện để giải thích mọi hành động của Lót: (1) Đây là thông lệ của thời buổi ấy; cái điều phải suy nghĩ là Lót từng đưa số người nầy vào nhà của mình, ông phải bảo hộ cho họ. (2) Vì cớ sự đồi bại của thành phố ấy, Lót đã không mong mấy người nầy lấy làm thích thú nơi hai con gái của ông. Trong khi tôi nhất trí rằng thông lệ là phải hiến sự bảo hộ cho những ai đang ở dưới mái nhà của bạn (hay bên bàn tiệc của bạn), tôi sẽ tiếp cận vấn đề nầy theo cách khác. Tôi nghĩ rằng chẳng có lỗi lầm gì nơi các hành động của Lót. Như bạn tôi là Don Grimm đã chỉ ra, đây là một trường hợp xử thế theo tình huống. Lót sẽ không bao giờ hiến hai con gái của ông còn đồng trinh cho những người trong thành ấy dưới hoàn cảnh bình thường. Nhưng đây là cơn khủng hoảng. Việc trao hai cô con gái cho những người thuộc thành phố nầy chỉ là việc tệ hại hơn trong hai việc tệ hại, việc tệ hại lớn hơn là mấy thực khách sẽ bị đối xử tàn tệ. Theo ý của tôi, đây là một tình trạng khẫn cấp. Ông lý luận rằng hoàn cảnh khó khăn đòi hỏi những đánh giá eo hẹp.
Bây giờ, e chúng ta sẽ xét đoán chỉ một mình Lót, cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng những gì Ápraham đã làm chẳng có gì khác biệt, và có lẽ còn tệ hại hơn. Sara là một phụ nữ, qua bà dòng dõi được hứa cho sẽ đến (trong trường hợp ông đã biết rõ điều nầy ở chương 12 có thể bàn cãi, nhưng chẳng có thắc mắc nào khi chúng đến với chương 20). Sara là vợ của Ápraham, và để cứu lấy mạng sống của ông, ông đã bằng lòng trao bà vào cuộc hôn nhân với người đàn ông khác. Trong cả hai trường hợp (Pharaôn ở chương 12 và Abimêléc ở chương 20), ấy chẳng phải Ápraham là người chặn đứng đám cưới; mà là chính Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, một người phải kết luận rằng Ápraham sẽ ngồi đó thụ động trong khi vợ mình trở thành vợ của người khác. Trong lý trí của Ápraham, chẳng còn có một giải pháp nào khác, và thà là mất vợ còn hơn là mất mạng sống mình. Chắc chắn việc làm nầy thiếu mất lý tưởng của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân như đã được đề ra trong Êphêsô 5:22-33.
Chúng ta biết rằng vợ của Lót đã bị hóa thành muối, vì bà đã ngó lại sau, ngược lại với lời cảnh báo của thiên sứ. Theo ý của tôi thì Bà Lót đã lớn lên trong thành Sôđôm. Khi Lót lần đầu tiên quay trở lại xứ Canaan từ Aicập, ông ta đã chia tay với Ápraham, đi về phía Đông đến thành Sôđôm (chương 13). Chúng ta biết Ápraham đã sống trong đất Canaan gần 11 năm trước khi có Íchmaên (xem 16:3). Ápraham đã 75 tuổi khi ông rời Charan (12:4). Ông đã được 86 tuổi khi Íchmaên chào đời (16:16). Ápraham được 99 tuổi vào thời điểm Đức Chúa Trời công bố sự ra đời của Ysác đúng kỳ vào năm tới (17:15-16, 19, 21). Điều nầy có ý nói rằng Lót đã sống trong đất Canaan đã được hơn 20 năm. Trong khi Môise cẩn thận thuật lại cho chúng ta biết hết thảy những người rời Urơ đến Charan, và hết thảy những ai rời Charan đến xứ Canaan (11:24-32), chẳng có nói gì tới vợ của Lót ở đó. Vợ ông không được nhắc tới bất cứ đâu trong văn mạch cho tới chừng Sôđôm và Gômôrơ bị hủy diệt ở chương 19. Chúng ta không đọc về Bà Lót phụ giúp sửa soạn bữa ăn cho các thiên sứ, như Sara đã làm. Có một xu hướng cho rằng Bà Lót là thiếu nữ người Sôđôm, và vì cớ đó, bà chẳng sốt sắng chịu rời thành Sôđôm. Không có gì phải ngạc nhiên, bà đã ngó lại sau, không biết cha mẹ, bạn bè, và gia đình hết thảy đều còn ở đó trong Sôđôm hay không!?! Nhưng khi đã đề cập đến vấn đề nầy, Lót cũng chẳng lấy làm thích về việc rời khỏi thành Sôđôm nữa. Các thiên sứ phải túm lấy ông ta, hai cô con gái của ông ta, và vợ ông ta (trong lúc đó), rồi lôi ông ta ra khỏi thành Sôđôm. Lót đã bị phân tâm về việc rời khỏi thành Sôđôm.
Lúc đầu, Lót đã thành công trong việc thuyết phục Đức Chúa Trời rằng ông cần phải cư ngụ gần thành Troa. Nhưng có một việc đã khiến Lót phải đổi ý rồi trốn lên núi, nhưng không phải lên vùng núi mà Ápraham sinh sống. Tác dụng của điều nầy, ấy là chẳng có ai cưới hai con gái của Lót, hầu cho họ có thể mang theo danh của ông. Hai cô con gái của Lót bèn quyết định sinh con cái cho cha qua cha của họ. Câu chuyện rất bẩn thỉu đến nỗi chúng ta không cần phải đi sâu vào, ngoại trừ chỉ ra một việc đã và đang rất quan trọng: hai cô con gái của Lót đã làm một việc duy nhứt những gì họ học được từ cha của họ, sử dụng cách xử thế theo tình huống trong một hoàn cảnh “khẫn cấp”, và nhơn đó thỏa hiệp với các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về hôn nhân và tình dục. Cha của họ sẵn sàng và bằng lòng trao họ cho đám dân đông tại thành Sôđôm; tại sao lại chẳng bằng lòng thỏa hiệp với họ để giữ dòng giống của cha chứ? Kết quả, ấy là cả hai cô con gái đều có thai qua cha của họ, và đây là nguốn gốc của dân Môáp và dân Ammôn (19:37-38).
Từ những gì chúng ta đọc về Lót trong Sáng thế ký 12-19, chúng ta sẽ chẳng có khuynh hướng suy nghĩ cao kỳ về ông. Vì lẽ đó, chúng ta phải tự nhắc nhớ mình về đánh giá của Phierơ về tình trạng thuộc linh của Lót:
“nếu Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia, (vì người công bình nầy ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ bèn cảm biết đau xót trong lòng công bình mình), thì Chúa biết cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ, và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét” (2 Phierơ 2:7-9, phần nhấn mạnh là của tôi).
Là người công bình không phải giống như người trọn vẹn. Lót có thể là người công bình, nhưng ông đã thất bại trong nhiều phương diện.
Đừng nói không bao giờ
Sáng thế ký 20
Trong Sáng thế ký 20, Môise để Lót lại đó rồi trở về với nhân vật trọng tâm của phân đoạn Kinh thánh – Ápraham – ông đang trên đường đến Ghêra. Ápraham mới vừa được cho hay đứa con được hứa cho sẽ là con của ông với Sara. Ông được truyền cho biết rằng đứa con sẽ ra đời cùng thời điểm nầy sang năm. Như vậy có nghĩa là Sara sẽ có thai trong vòng ba tháng của lời hứa. Và những gì Ápraham làm là rời Charan đi sang Ghêra trong đất của người Philitin (26:1). Và ở đó, Ápraham và Sara lặp lại chính tội lỗi họ đã phạm phải trong xứ Aicập, nhiều năm trước đó. Có người nghĩ rằng họ đã học bài học của họ. Có người hy vọng rằng đức tin của họ giờ đây đã lớn đủ để tin cậy Đức Chúa Trời chăm sóc họ. Và thế mà bối cảnh Aicập lại tái diễn. Abimêléc, Vua của Ghêra, đã lấy Sara như là vợ của mình. Nếu tôi là một trong các thiên sứ, nhìn xuống biến cố nầy, tôi sẽ hỏi xin vài viên aspirin. Làm sao mà Ápraham lại dại dột như thế chứ? Làm sao mà ông lại gây nguy hiểm cho Sara và đặt lời hứa của Đức Chúa Trời vào chỗ liều lĩnh như thế chứ (nói theo con người)?
Nếu tôi nghĩ rằng các mục đích và lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời đều nương vào sự trung tín của chúng ta, chúng ta phạm sai lầm. Ấy chẳng phải sự trung tín của Ápraham giải cứu cái ngày đó, mà là sự thành tín của Đức Chúa Trời. Môise là tiên tri của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta biết rõ trong chính văn mạch nầy (câu 7), và thế mà ông không nói với Abimêléc về Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời là Đấng phán cùng Abimêléc, và trong một phương thức lôi kéo sự chú ý của ông ta:
“Nhưng trong cơn chiêm bao ban đêm, Đức Chúa Trời hiện đến cùng vua A-bi-mê-léc mà phán rằng: Nầy, ngươi sẽ chết bởi cớ người đàn bà mà ngươi đã bắt đến; vì nàng có chồng rồi” (Sáng thế ký 20:3).
Abimêléc là người có “tai để nghe”. Ông khẳng định rằng ông lấy Sara là vô tội, và sở dĩ như thế là vì cả Ápraham và Sara họ đều nói dối. Đức Chúa Trời bảo Abimêléc rằng Ngài đã giữ cho nhà vua không phạm tội, và như thế khỏi chết. Giờ đây ông ta phải trả Sara về lại cho chồng bà ấy. Ngài ám chỉ rằng Ápraham là một vị tiên tri và ông sẽ cầu thay cho nhà vua và dân sự của vua, để họ sẽ được chữa lành và không chết. Ở các câu 17 và 18, chúng ta được thuật cho biết rằng lời cầu nguyện của Ápraham cho nhà vua và người nhà của vua đều khiến họ có thể có con cái, vì Đức Chúa Trời đã đóng tử cung của từng phụ nữ trong nhà của vua. Chẳng có một cơ hội nào cho Sara mang thai trong ngôi nhà ấy, vì chẳng có cơ hội nào cho bất kỳ ai mang thai ở đó, cho tới khi Ápraham cầu thay xin chữa lành vì ích cho họ. Đức Chúa Trời đoan chắc rằng lời hứa của Ngài với Ápraham sẽ được ứng nghiệm, bất chấp tội lỗi của Ápraham.
Việc bắt lấy sự chú ý của tôi ở chương 20, ấy là Đức Chúa Trời phán với Ápraham qua Abimêléc, mà không phải ngược lại, mặc dù Ápraham là một vị tiên tri. Chính Abimêléc, một nhà vua theo tà giáo, ông ta quở trách Ápraham, là tiên tri của Đức Chúa Trời. Đúng là một sự đối ngược với chương 18, ở đó Ápraham đồng đi với Đức Chúa Trời, và ở đó Đức Chúa Trời tỏ ra các mục đích của Ngài cho Ápraham là một người bạn. Những gì Ápraham tỏ ra cho Abimêléc lộn xộn nhất. Ông xưng rằng ông đã nói dối vì sợ hãi. Ông tỏ ra rằng nhận định của ông về Đức Chúa Trời là bất xứng, vì ông cho rằng ở đâu chẳng có “sự kính sợ Đức Chúa Trời”, Đức Chúa Trời không thể bảo hộ ông (câu 11). Mặc dù Đức Chúa Trời đã hứa làm một dân lớn ra từ Ápraham, ông đã tin rằng người xứ Ghêra sẽ giết ông (câu 11). Và có lẽ rắc rối nhất trong mọi sự, Ápraham nhìn nhận rằng đây là chính sách đã thiết lập, ông và Sara đã làm theo trong nhiều năm trời, ở bất cứ đâu họ đi đến (các câu 12-13). Điều nầy khiến cho chúng ta phải lấy làm lạ, trong trường hợp hai ca về tội lỗi như thế nầy đã được ghi lại ở Sáng thế ký 12 và 20 là hai lần họ đã làm thế, hoặc đây là hai trường hợp giữa vòng nhiều lần khác nữa. Ápraham đã tiếp lấy sứ điệp, nhưng không phải theo cách ông ưa thích, và điều nầy là vì cớ tội lỗi.
Sự đến của Ysác và sự ra đi của Íchmaên
Sáng thế ký 21
Những nổi sợ của Ápraham đều là vô căn cứ, và sự thành tín của Đức Chúa Trời là không thể chối cãi được. Hai lần ở câu 1, chúng ta được thuật cho biết rằng Đức Chúa Trời đã ban cho Sara và Ápraham một con trai: “theo như Lời Ngài đã phán”. Đứa trẻ sẽ ra đời, và như đã được dặn dò (17:19), họ đặt tên cho nó là Ysác (câu 3). Bạn có thể tưởng tượng ra điều nầy không? Vào thời điểm mà Ápraham và Sara đáng phải mua Geritol (một thứ trợ lực cho người cao tuổi), họ lại mua (đáng phải nói như thế) tã lót và thức ăn cho em bé. Ápraham đã 100 tuổi (câu 5), và Sara đã 90 tuổi (17:17). Trong sự vâng theo lời dặn dò của Đức Chúa Trời, Ápraham đã làm phép cắt bì cho Ysác khi người mới được 8 ngày tuổi.
Khi Ysác thôi bú, họ có một bữa tiệc thật đặc biệt, tại đó chàng thanh niên Íchmaên đã chế nhạo Ysác. Đối với Sara, đây là cọng rơm đã làm gãy lưng con lạc đà. Bà nổi giận, đòi Ápraham phải đuổi đứa trẻ và mẹ nó đi (câu 10). Ápraham buồn lòng lắm bởi đòi hỏi của Sara (câu 11). Trong gần 13 năm, Ápraham đã sống với những tưởng rằng Íchmaên sẽ là con trai duy nhứt của mình, và nhơn đó là kẻ kế tự các ơn phước giao ước của ông. Bởi sự kiện nầy, tôi tin rằng Ápraham đã đạt tới chỗ yêu thương đứa trẻ nầy. Đuổi Aga và Íchmaên đi sẽ làm tan nát cõi lòng ông. Tôi tin trong khi Sara đã đúng trong suy nghĩ đứa trẻ phải ra đi, bà đã sai trong động lực của mình. Tôi e rằng bà muốn sự việc đúng đắn trong những lý lẽ sai lầm.
Mọi sự nầy là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Ápraham và Sara, và Ysác. Ông được sữa soạn cho phần thử nghiệm quan trọng của Ápraham về đức tin ở chương 22. Ở đó, Đức Chúa Trời phán cùng Ápraham:
“Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho” (Sáng thế ký 22:1b-2, phần nhấn mạnh là của tôi).
Nếu Íchmaên vẫn còn sống chung với Ápraham, câu nói nầy có thể không được thốt ra. Phần thử nghiệm còn khó khăn hơn nhiều sau khi Ápraham đã đuổi Íchmaên đi, một cách thường xuyên.
Đức Chúa Trời bảo Ápraham hãy nghe theo vợ mình và làm theo như bà đã nói. Ngài lặp lại một lần nữa, rằng dòng dõi của Ápraham sẽ được tính qua Ysác, chớ không phải qua Íchmaên đâu. Trong một phương thức khác hơn ở chương 22, Ápraham bị buộc phải hy sinh con của mình là Íchmaên. Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ chúc phước cho Íchmaên, nhưng không phải như dòng dõi được hứa của Ápraham. Và vì thế, “vào lúc sáng sớm”, Ápraham đã cung ứng các thứ tiếp trợ cho Aga, rồi đuổi nàng ta đi. Trong đồng vắng Bêesêba, Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho Aga và con trai nàng, Ngài hứa khiến Íchmaên trở thành một dân lớn. Đứa trẻ lớn lên trở thành một cung thủ lỗi lạc, và chúng ta được thuật cho biết rằng Aga có một con dâu người Ai cập, là bản xứ của nàng (16:3). Điều nầy được chỉ ra như một tương phản với mọi nổ lực tỉ mỉ của Ápraham để cưới vợ cho Ysác từ Phađan Aram (xem chương 24).
Phần còn lại của chương 21 phải thực hiện với Abimêléc. Đức Chúa Trời đã làm cho Abimêléc phải kinh khủng, để ông ta không dám làm hại Ápraham, và để cho ông ta trả Sara lại cho chồng nàng. Nhưng các mối quan hệ không còn như đáng phải có giữa Abimêléc và Ápraham. Abimêléc và quan tổng binh của mình đã đến thăm Ápraham, công nhận rằng Đức Chúa Trời chắc chắn đã ở cùng ông. Ông muốn Ápraham thề với ông rằng sẽ chẳng dối gạt ông ta một lần nữa. Đúng là một điều rất thú vị cho một người theo tà giáo nói với một vị tiên tri. Ápraham sẽ bước vào một hiệp ước với Abimêléc, nhưng chưa bước vào đó cho tới chừng họ đã giải quyết một cuộc xung đột về cái giếng nước mà người của Abimêléc đã xưng nhận là của họ. Sau khi đã định liệu các vấn đề nầy, Abimêléc và Phicôn, quan tổng binh người, đã trở về lại xứ Philitin.
Thử nghiệm quan trọng nhất của đời sống Ápraham
Sáng thế ký 22
Đây là một con đường dài và nhọc nhằn cho Ápraham, nhưng giờ đây ông cần phải tiếp lấy phần thử nghiệm tối hậu về đức tin của ông. Ông đã được sửa soạn bởi nhiều thử nghiệm trải qua bao năm tháng. Một số thử nghiệm đã vận dụng rất tốt. Ông đã tin theo Đức Chúa Trời và rời Charan đến với vùng đất Canaan. Ông đã tin theo lời hứa của Đức Chúa Trời rằng ông sẽ một con trai, thậm chí trong lúc cao tuổi rồi (Sáng thế ký 15:6). Ông đã để cho Lót lựa chọn phần đất tốt (chương 13), và ông đã cầu thay cho người công bình khi Đức Chúa Trời sắp sửa hủy diệt thành Sôđôm và Gômôrơ (chương 18). Những lần khác ông không vận dụng tốt. Trong một cơn đói kém, ông đã lìa đất hứa Canaan rồi đi qua kiều ngụ ở Aicập (Sáng thế ký 12). Với ít nhất hai cơ hội, ông đã lo sợ cho mạng sống mình rồi nói dối về lai lịch của Sara, vợ ông (Sáng thế ký 12, 20). Ông đã nghe theo vợ mình, là Sarai, rồi lấy Aga làm hầu mình, sanh ra Íchmaên qua nàng (Sáng thế ký 16). Trong hầu hết (nếu không phải là tất cả) những thử nghiệm nầy, mọi sự việc đều là vấn đề sống chết. Có phải Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho Ápram trong kỳ đói kém, và nhơn đó buông tha mạng sống của ông? Có phải Đức Chúa Trời sẽ bảo hộ cho Ápraham và Sara, để ông sẽ không phải nói dối về mối quan hệ của họ? Có thể nào Ápraham và Sara, dù cao tuổi sắp qua đời không thể có con, vẫn có một đứa con trong lúc tuổi già của họ?
Ở chương 22, Đức Chúa Trời truyền cho Ápraham phải bắt Ysác con trai ông đem lên núi mà Ngài sẽ chỉ cho rồi dâng nó làm của lễ thiêu tại đó. Một người chỉ có thể hình dung ra đáp ứng nhất thời của Ápraham. Độc giả có thể nghĩ tới một cuộc tranh chiến riêng tư đã diễn ra trong tấm lòng của Ápraham. Tôi tin chắc rằng đã có một cuộc tranh chiến, nhưng chắc chắn rằng việc nhìn biết những đau khổ riêng tư của ông sẽ không minh chứng cho việc gây dựng đối với hàng độc giả. Và vì thế Môise chỉ nói cho chúng ta biết rằng Ápraham đã làm theo những gì Đức Chúa Trời đã truyền ra.
Vào lúc sáng sớm, ông thắng lừa, hai đầy tớ, củi để chụm lửa, lửa, con dao và đứa con yêu dấu của ông, rồi nhắm thẳng vào nơi phải dâng của lễ. Đau khổ dường bao khi Ápraham nghe biết con trai mình bắt đầu nắm bắt được tính độc nhất vô nhị của chuyến đi nầy:
“Ysác bèn nói cùng cha mình: “Hỡi Cha?” Người đáp: “Con ơi, Cha đây?” Ysác nói: “Củi đây, lửa đây, nhưng cihe6n con đâu có đặng làm của lễ thiêu?” Áp-ra-ham rằng: Con ơi! chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn lấy chiên con đặng dùng làm của lễ thiêu; rồi cả hai cha con cứ đồng đi” (Sáng thế ký 22:7b-8).
Ở một mặt, câu trả lời của Ápraham có tính cách thoái thác; ở mặt kia, câu trả lời ấy dường như tỏ ra đức tin nơi Đức Chúa Trời, vì khi Ápraham để các tôi tớ mình lại sau, ông đã nói với họ: “Hãy ở lại đây với con lừa; ta cùng đứa trẻ sẽ đi đến chốn kia đặng thờ phượng, rồi sẽ trở lại với hai ngươi” (22:5b, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúng ta biết nhiều về những gì đã diễn ra trong tâm trí của Ápraham từ các trước giả sách Rôma và sách Hêbơrơ:
“Người cậy trông khi chẳng còn lẽ trông cậy, cứ tin, và trở nên cha của nhiều dân tộc, theo lời đã phán cho người rằng: Dòng dõi ngươi sẽ như thể ấy. Người thấy thân thể mình hao mòn, vì đã gần đầy trăm tuổi, và thấy Sa-ra không thể sanh đẻ được nữa, song đức tin chẳng kém. Người chẳng có lưỡng lự hoặc hồ nghi về lời hứa Đức Chúa Trời, nhưng càng mạnh mẽ trong đức tin, và ngợi khen Đức Chúa Trời, vì tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa, Ngài cũng có quyền làm trọn được. Cho nên đức tin của người được kể cho là công bình” (Rôma 4:18-22).
“Bởi đức tin, Áp-ra-ham dâng Y-sác trong khi bị thử thách: người là kẻ đã nhận lãnh lời hứa, dâng con một mình, là về con đó mà Đức Chúa Trời có phán rằng: Ấy bởi trong Y-sác mà ngươi sẽ có một dòng dõi lấy tên ngươi mà kêu. Người tự nghĩ rằng Đức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại; cũng giống như từ trong kẻ chết mà người lại được con mình” (Hêbơrơ 11:17-19, phần nhấn mạnh là của tôi).
Trong cả hai phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta được thuật cho biết rằng Ápraham đã lý luận bởi đức tin. Nếu tôi có thể đóng ngoặc đơn nhận thức trong cả hai phân đoạn nầy, cách lý luận của Ápraham sẽ là một kiểu như sau đây:
“Đức Chúa Trời đã hứa với tôi rằng tôi sẽ có một con trai. Chắc chắn Ngài đã nói rõ rằng con của tôi sẽ sanh ra cho cả Sara và chính mình tôi. Đức Chúa Trời đã chờ đợi để ban cho chúng tôi đứa con nầy cho tới lúc dường như là bất khả thi, và nói theo con người là như vậy, bất khả thi. Tuy nhiên, tôi đã đạt tới mức tin cậy nơi Đức Chúa Trời, bất luận Ngài nói gì, và Ngài đã làm điều đó! Chúng tôi đều sắp chết cả, đâu mong gì có con, và thế mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi một sự sống mới – đứa con quí báu. Đức Chúa Trời đã tạo ra sự sống từ chỗ chết! Giờ đây, Đức Chúa Trời đã truyền cho tôi phải lấy đi sự sống của con trai tôi. Tôi biết rằng đây là đứa con qua nó những lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời sẽ được ứng nghiệm. Và, tôi biết rằng Đức Chúa Trời có thể mang lại sự sống từ chỗ chết, vì Ngài đã làm rồi trong sự ra đời của Ysác. Vì lẽ ấy, tôi phải kết luận rằng nếu tôi làm cho con tôi chết, Đức Chúa Trời sẽ làm cho nó sống lại từ kẻ chết”.
Và chúng ta đọc thấy Ápraham đã trói con mình, đặt nó lên bàn thờ, và sửa soạn đâm dao vào ngực nó. Chỉ khi ấy Đức Chúa Trời từ trên trời kêu gọi Ápraham hãy dừng tay lại. Bởi mọi hành động của ông, Ápraham đã chứng tỏ đức tin mình và sự ông bằng lòng vâng theo Đức Chúa Trời với cái giá đắt nhứt trong mọi giá. Chỉ khi ấy Ápraham mới nhìn thấy con chiên đực, sừng của nó mắc vào trong bụi gai gần đó. Như Ápraham đã kỳ vọng (câu 8), Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho con sinh (câu 13). Và Ápraham đã dâng của lễ, không phải với con trai mình, mà với con chiên Đức Chúa Trời đã chu cấp cho. Cho nên, chẳng có gì phải lấy làm lạ khi Ápraham đặt tên cho chỗ đó là “Trên núi Đức Giêhôva sẽ có sắm sẵn”.
Và bây giờ, là lần cuối cùng trong đời sống của Ápraham (như Kinh thánh ghi lại), giao ước với Ápraham đã được tái khẳng định:
“Thiên sứ của Đức Giê-hô-va từ trên trời kêu Áp-ra-ham lần thứ nhì mà rằng: Đức Giê-hô-va phán rằng: Vì ngươi đã làm điều đó, không tiếc con ngươi, tức con một ngươi, thì ta lấy chính mình ta mà thề rằng: sẽ ban phước cho ngươi, thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 22:15-18).
Đúng là một chuyến đi đầy sự vui mừng cho Ápraham và Ysác. Tôi lấy làm lạ không biết nó nói gì khi họ trên đường trở về nhà. Tôi lấy làm lạ không biết Ápraham sẽ nói gì với các tôi tớ mình – và đặc biệt là Sara – về những gì đã diễn ra trên núi trong ngày ấy. Trong Tân Ước chúng ta đọc:
“Cha các ngươi là Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của ta; người đã thấy rồi, và mừng rỡ” (Giăng 8:56).
Thực sự tôi không dám chắc khi nào điều nầy xảy ra, nhưng tôi có khuynh hướng nghĩ rằng biến cố nầy trên Núi Môria (chính địa điểm mà Đền Thờ được xây dựng – II Sử ký 3:1) phải là một trong những thời điểm mà Ápraham đã có một cái nhìn thoáng qua ngày của Đấng Christ.
Những câu sau cùng của chương 22 dường như là những câu nói được đóng trong ngoặc đơn, và có thể là như thế, song chúng rất quan trọng vì chúng cho chúng ta biết rằng Ápraham đã hay rằng vợ của Nacô, em mình đã sanh con cái cho người, một trong số đó là Bêtuên, là cha của Rêbeca. Không bao lâu nữa chúng ta sẽ thấy (chương 24), Ápraham sẽ sai tôi tớ mình đi tìm một người vợ cho Ysác con trai ông, và người nữ ấy sẽ là Rêbeca.
Quê hương là nơi mà tấm lòng đặt ở đó
Sáng thế ký 23
Sara đã sống đến 127 tuổi, và rồi bà qua đời ở tại Hếprôn. Điều nầy giới thiệu cho Ápraham với một thử nghiệm khác. Ông phải quyết định thực sự đâu là quê hương. Thường thì khi người ta qua đời ở một nơi xa, chúng ta đem thi hài về “quê” để chôn cất. Với cái chết của Sara, thì quyết định đâu là “quê nhà” cũng đến nữa. Ông đã đưa thi hài của bà trở lại Charan, ở đó Tharê đã qua đời và (mặc nhiên) đã được chôn cất (11:32). Ápraham phải chôn cất vợ mình, và ông vẫn chưa sở hữu phần đất nào trong xứ Canaan. Các dòng dõi của ông sẽ chiếm lấy xứ, hơn 400 năm sau đó (15:7-21). Và Ápraham buộc phải mua một nơi an táng từ Éprôn, người Hêtít (23:3-18).
Một người phải lấy làm lạ, tại sao phải chú trọng nhiều vào việc mô tả sự việc nầy. Chắc chắn điều nầy sẽ rất thú vị cho những người trong chúng ta đang sinh sống ở Tây phương, nhiều thế kỷ về sau. Câu chuyện không được viết ra chỉ để cho chúng ta thấy phong phú về mặt văn hoá đâu; mà nó được ghi lại để chứng tõ rằng toàn bộ đời sống của Ápraham đã được sống bởi đức tin, không nhìn thấy sự ứng nghiệm của lời hứa nầy của Đức Chúa Trời (lời hứa chiếm lấy xứ Canaan):
“Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất. Những kẻ nói như thế, tỏ rõ rằng mình đang đi tìm nơi quê hương. Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành” (Hêbơrơ 11:13-16).
Chúng ta phải nhớ rằng Ápraham là một dân du mục. Ông thường xuyên tới lui trong xứ để tìm vùng đất nhiều cỏ xanh cho bầy gia súc của ông và thực phẩm. Việc mua lấy nơi an táng nầy là một việc giống như thả neo đối với Ápraham. Việc mua lấy xẻo đất nầy và chôn cất thi hài người vợ yêu dấu mình là một hành động long trọng của đức tin, và một lời công bố rằng đây là quê hương.
Những sự sắp đặt sau cùng: Một người vợ cho Ysác
Sáng thế ký 24
Chương 24 ghi lại công việc quan trọng sau cùng mà Ápraham xử lý trước khi ông qua đời. Thật vậy, ý thức cấp bách quan trọng về vấn đề nầy phù hợp với sự thực ông biết cái chết của mình đã gần kề rồi. Không có một chỗ nào tôi nhìn thấy Đức Chúa Trời ban cho Ápraham những huấn thị về người vợ cho con trai ông. Chúng ta biết rằng Ápraham rất đặc biệt trong những huấn thị mà ông ban cho tôi tớ ông:
“Vả, Áp-ra-ham đã già, tuổi đã cao; trong mọi việc Đức Giê-hô-va đã ban phước cho người. Áp-ra-ham nói cùng người đầy tớ ở lâu hơn hết trong nhà mình, có quyền quản trị các gia tài, mà rằng: Xin hãy đặt tay lên đùi ta, và ta sẽ biểu ngươi chỉ Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của trời và đất, mà thề rằng: ngươi không cưới một cô nào trong bọn con gái của dân Ca-na-an, tức giữa dân ấy ta trú ngụ, làm vợ cho con trai ta. Nhưng hãy đi về quê hương ta, trong vòng bà con ta, cưới một người vợ cho Y-sác, con trai ta. Người đầy tớ thưa rằng: Có lẽ người con gái không khứng theo tôi về xứ nầy; vậy, có phải tôi dẫn con trai ông đến xứ mà ông đã ra đi khỏi chăng? Áp-ra-ham nói rằng: Hãy cẩn thận, đừng dẫn con ta về xứ đó! Giê-hô-va Đức Chúa Trời trên trời, là Đấng đã đem ta ra khỏi nhà cha ta và xứ sở ta, có phán và thề rằng: Ta sẽ cho dòng dõi ngươi xứ nầy! Chính Ngài sẽ sai thiên sứ đi trước ngươi, và nơi đó ngươi hãy cưới một vợ cho con trai ta. Nếu người con gái không khứng theo, thì ngươi sẽ khỏi mắc lời của ta biểu ngươi thề; mà dẫu thế nào đi nữa, chớ đem con ta về chốn đó. Đoạn, người đầy tớ để tay lên đùi Áp-ra-ham chủ mình, và thề sẽ làm theo như lời người đã dặn biểu” (Sáng thế ký 24:1-9, phần nhấn mạnh là của tôi).
Có ba việc rất rõ ràng: (1) Ápraham muốn cưới vợ cho Ysác trước khi ông qua đời. Ysác cần phải có một người vợ, để ông có thể tiếp tục nối dòng Ápraham, và hầu cho Giao Ước sẽ chuyển qua các dòng dõi của ông. (2) Người vợ nầy không thể là một người nữ Canaan, mà phải sanh ra từ một trong các người thân của Ápraham. (3) Dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, Ysác không được trở về lại xứ mà Ápraham từ đó đi ra.
Tôi chẳng tìm được một chỗ nào Đức Chúa Trời ban cho Ápraham các huấn thị đặc biệt về người vợ cho Ysác. Trong khi cái điều khả thi là Đức Chúa Trời đã dặn dò Ápraham về vấn đề nầy, và Môise chỉ không ghi lại điều đó cho chúng ta biết, tôi có khuynh hướng nghĩ rằng Ápraham đã đạt tới phần kết nầy bằng cách lý luận của đức tin, cũng một cách như ông đã lý luận với Đức Chúa Trời sẽ làm cho con trai ông sống lại từ kẻ chết nếu ông đem dâng nó làm của lễ thiêu cho Chúa (xem ở trên). Ápraham vốn biết rõ sự ứng nghiệm các lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời cho ông sẽ được ứng nghiệm qua Ysác và các dòng dõi người (17:19). Ysác sẽ cần một người vợ để thực hiện sự nối dòng. Ápraham cũng biết rõ Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông đến định cư trong xứ Canaan và phải lìa quê hương mình, gia đình mình ở Phađan Aram. Ông biết rõ ông không thể quay trở lại, và điều nầy có ý nói rằng con trai ông cũng không được trở về đó. Đức Chúa Trời đã hứa chúc phước cho dòng dõi của Ápraham trong xứ Canaan.
Mảng lý luận khác cần phải thực hiện với tính cần thiết của việc cưới vợ cho Ysác từ những người bà con của Ápraham tại Phađan Aram. Tôi tớ của ông cần phải cưới cho Ysác một người vợ tại đó trong Phađan Aram, từ một trong những người bà con của chủ mình, nhưng ông không để cho Ysác đi đến nơi đó. Làm sao mà Ápraham đã đến với phần kết nầy chứ? Có ít nhứt hai yếu tố tôi có nghĩ tới, chúng có thể góp phần vào những điều tin quyết mạnh mẽ của Ápraham. Thứ nhứt, Ápraham vốn biết rõ rằng người Canaan là một dân gian ác, và Đức Chúa Trời sẽ trục xuất họ đi, vì cớ tội lỗi của họ. Điều nầy sẽ không xảy ra trong mấy trăm năm nữa, nhưng rồi thì nó cũng sẽ xảy ra thôi (15:12-21). Đức Chúa Trời sẽ trục xuất dân Canaan rồi ban xứ Canaan cho các dòng dõi của Ápraham. Vậy thì, làm sao con ông có thể kết hôn với một người nữ Canaan cho được? Hơn nữa, Ápraham đã chứng kiến sự hủy diệt thành Sôđôm và Gômôrơ. Thêm vào với điều nầy, ông đã nhìn thấy tác dụng mà người xứ Canaan đã có trên Lót và trên gia đình của ông ta. Nếu vợ của Lót là một người Canaan, đây là minh chứng trông thấy được về mối nguy hiểm của việc kết hôn với dân Canaan. Và vì thế, Ápraham kết luận rằng ông phải cưới một người vợ cho con trai mình từ chính dân tộc của ông. Họ có thể chưa tin cậy hoàn toàn nơi Đức Chúa Trời của Israel, song họ chẳng đồi bại giống như dân Canaan.
Chương nầy đi vào chi tiết quan trọng mô tả thể nào tôi tớ của Ápraham sắp sửa chu toàn mọi ước ao của chủ mình. Người nầy đúng là một tôi tớ trung tín và kỳ diệu. Dường như ông ta đã dự phần vào đức tin của chủ mình, vì ông ta cầu nguyện xin sự hướng dẫn và ngợi khen Đức Chúa Trời khi những lời cầu nguyện của ông được nhậm (24:12, 26). Ông rất sốt sắng muốn trở lại xứ Canaan với người vợ của Ysác mau mau như có thể được. Trong một phương thức nào đó, ông còn đi xa hơn những sự hướng dẫn của chủ mình, như có thể thấy được bởi thử nghiệm mà ông ta đã dùng. Ông ta không những tìm kiếm một người nữ với đúng tổ phụ, không những tìm một người nữ xinh đẹp, mặc dù Rêbeca chắc chắn có cả hai điều đó. Ông ta muốn một người nữ có đức hạnh, một tôi tớ thực. Ông đến tại cái giếng mà người bà con hay đến đó, rồi ông cầu nguyện rằng người nữ trong sự lựa chọn của Đức Chúa Trời sẽ tỏ ra thái độ mến khách đối với ông bằng cách cho ông uống nước, cũng như cho bầy lạc đà của ông nữa. Rêbeca là câu trả lời cho những lời cầu nguyện của ông, và chỉ khi ấy người tôi tớ mới hay rằng cô chính là con gái của Bêtuên, con trai của Nacô, là em của Ápraham (22:20-24; 24:24). Một người vợ cho Ysác đã được tìm thấy, và không bao lâu sau đó người tôi tớ nầy đã trên đường về quê nhà cùng với nàng. Sứ mệnh của ông ta đã hoàn tất, và giờ đây Ápraham đã sẵn sàng để qua đời. Chúng ta đọc thấy sự chết của ông ở chương 25.
Vai trò của Ápraham trong tấm thảm kịch cứu chuộc
Đức Chúa Trời đã khởi sự với một người nam và một người nữ trong Vườn Êđen. Họ đã phạm tội, nhận chìm toàn bộ sự sáng tạo vào trong tội lỗi và hỗn độn. Đức Chúa Trời đã hứa với Êva rằng dòng dõi của bà sẽ hủy diệt Satan và sẽ cung ứng một giải pháp cho tội lỗi (Sáng thế ký 3:15). Tưởng chừng đâu “dòng dõi” ấy sẽ là Abên, nhưng anh của người là Cain đã giết người chết đi (Sáng thế ký 4). Đức Chúa Trời đã thay thế Abên với Sết, và dòng dõi của ông được lần theo trong bảng gia phổ ở Sáng thế ký 5, kết thúc với Nôê. Đức Chúa Trời đã hủy diệt toàn bộ địa cầu, nhưng buông tha cho Nôê và gia đình ông, hầu cho “dòng dõi” của người nữ sẽ được bảo toàn. Chính qua Sem con trai của Nôê mà “dòng dõi” sẽ đến, vì chính dòng dõi của Sem mà Ápraham đã ra đời (Sáng thế ký 11). Đức Chúa Trời đã làm lộn xộn tiếng nói của con người tại tháp Babên (11:1-9), hầu cho nhiều nước sẽ thành hình (chương 10). Từ giữa các nước nầy, Đức Chúa Trời đã chọn dựng nên một dân tộc mới, qua họ Ngài sẽ ban phước cho tất cả các nước. Dân nầy sẽ đến từ một người, là Ápraham. Qua sự kêu gọi và dẫn dắt thiêng liêng, Đức Chúa Trời đã đưa Ápraham tới xứ Canaan rồi lập một giao ước với người ở đó. Bởi các phương tiện thử thách đa dạng, Đức Chúa Trời đã khiến Ápraham trở thành một con người của đức tin. Trong thử thách quan trọng nhất của Ápraham về đức tin (dâng Ysác làm của lễ thiêu), Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về thể nào Ngài sẽ mang lại sự cứu chuộc cho con người. Chính qua sự hy sinh con duy nhứt trong sự lựa chọn của Ngài mà tội lỗi của con người sẽ được chuộc. Đây là một lẽ mầu nhiệm mà chẳng có ai hiểu nổi lúc bấy giờ, nhưng chính tại đó chúng ta nhìn lại rồi thấy rằng đây thực sự là một giây phút của tiên tri. Chính tại đó trên Núi Môria (núi đền thờ tại thành Jerusalem) mà Đấng Mêsi bị con người chối bỏ và chịu chết nơi tay của hạng tội nhân trên thập tự giá của người La mã. Đồng thời, Ápraham đã nhìn thấy ngày ấy bởi đức tin và đã vui mừng về ngày ấy (Giăng 8:56).
Những bài học từ đời sống của Ápraham cho Israel xưa kia
Những bài học dành cho dân Israel xưa kia (những người trong thời của Môise và sau đó) có rất là nhiều. Dân Israel trong thời của Môise vừa mới bước vào một giao ước với Đức Chúa Trời – Giao ước với Môise. Với tất cả những điều răn cùng những sự dạy dỗ của nó, dân Israel có thể trở thành hạng người thiên về với luật pháp. Trong khi người Do thái trong thời của Chúa Jêsus tự hào tuyên bố rằng họ là dòng dõi của Ápraham, họ chẳng giống gì với ông đâu. Sở dĩ như vậy là vì họ đã thực hành hai điều sai trái. Thứ nhứt, dòng dõi theo phần xác ấy đặt một người vào phạm trù ai sẽ được phước. Chúng ta có thể thấy rõ là mọi ơn phước trong Giao ước với Ápraham đã được áp dụng một cách rất đặc biệt. Thứ hai, Ápraham là “cha của đức tin” chớ không phải “cha của sự cứu rỗi bởi việc làm”. Những việc lành của ông không cứu được Ápraham. Ápraham đã được cứu bởi ân điển, và bất chấp nhiều tội lỗi. Ước mong người có kết luận sai trái cho rằng Ápraham đã được cứu bởi các việc lành của ông phải xem lại. Ông đã được xưng công bình, dựa theo đức tin, chớ không dựa theo việc làm (15:6). Ông đã được xưng công bình trước khi ông chịu phép cắt bì, và nhiều năm trời trước khi luật pháp được ban ra. Chính vì Giao ước với Ápraham mà nhiều người đã được cứu, chớ không phải vì nhiều người phấn đấu để giữ Giao ước với Môise. Phaolơ sẽ làm cho vấn đề nầy ra rõ ràng ở Galati 3 và các chỗ khác nữa. Giao ước với Môise đã được ban ra sau Giao ước với Ápraham, chớ không phải làm phu phỉ nó, những để kềm chế tội lỗi cho tới chừng Đấng Christ ngự đến và Giao ước Mới. Giao ước với Môise không thể cứu; nó chỉ có thể tỏ ra tội lỗi của chúng ta, và nhu cần của chúng ta về sự cứu rỗi mà thôi. Giao ước với Ápraham ngó trông về thập tự giá ở đồi Gôgôtha và về sự cứu rỗi mà Chúa chúng ta hoàn tất ở đó.
Đời sống của Ápraham cho chúng ta thấy ông không được cứu vì cớ sự trung tín của ông đối với Đức Chúa Trời, mà vì cớ sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với ông. Hơn nữa, Ápraham đã thất bại. Ông đã tin cậy nơi Đức Chúa Trời, song rất bất toàn. Trải qua nhiều năm tháng, Đức Chúa Trời đã đào sâu và làm cho đức tin của ông được phong phú. Nhưng đời sống của Ápraham cho chúng ta thấy rõ ràng rằng ơn cứu rỗi của Ápraham không phải là kiếm được; mà là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Ơn ấy không dựa theo các việc làm của Ápraham, mà dựa trên những lời hứa giao ước và chọn lọc của Đức Chúa Trời.
Dân Israel là những người trước tiên nghe câu chuyện của Môise thuật lại về ơn kêu gọi và đời sống của Ápraham là những người đã sẵn sàng ở ngay lối vào xứ Canaan. Chính phân đoạn Kinh thánh của chúng ta cho biết dân Israel ở ngay vùng đất nầy sắp sửa thuộc về họ. Chính thế hệ nầy chắc chắn sẽ kinh nghiệm đặc ân chiếm lấy vùng đất Canaan, ít nhất là từng phần. Môise đã cung ứng cho dân Israel nầy cơ sở cho việc họ chiếm lấy đất ấy. Ông cũng báo cho họ biết rằng sự chiếm đóng thành công của họ xứ Canaan đã được nói tiên tri nhiều năm trước đó (Sáng thế ký 15:12-21). Từng hồi từng lúc, dân Israel đã đe dọa quay trở lại Aicập, thay vì tiến tới chiếm lấy xứ Canaan. Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta nói rất rõ rằng xứ Canaan là “quê hương” cho dân sự của Đức Chúa Trời. Câu chuyện nói tới đúng là một sự khích lệ và động viên đã được ban ra cho dân Israel, họ sắp sửa chiếm lấy đất đó.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta cũng làm minh họa cho lẽ thật nói rằng vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời sẽ mang lại nhiều phước hạnh, trong khi sự bất tuân mang lại sự khó khăn. Thật vậy, đối với người chưa tin Chúa, bất tuân mang lại sự phán xét thiêng liêng. Trong sự giải cứu Lót và sự hủy diệt thành Sôđôm, chúng ta thấy cả hai: sự nhơn từ và sự nghiêm khắc của Đức Chúa Trời:
“Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét; nếu Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình, với bảy người khác mà thôi; nếu Ngài đã đoán phạt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy phá đi khiến hóa ra tro, để làm gương cho người gian ác về sau; nếu Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia, (vì người công bình nầy ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ bèn cảm biết đau xót trong lòng công bình mình), thì Chúa biết cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ, và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét, nhất là những kẻ theo lòng tư dục ô uế mình mà ham mê sự sung sướng xác thịt, khinh dể quyền phép rất cao. Bọn đó cả gan, tự đắc, nói hỗn đến các bậc tôn trọng mà không sợ” (2 Phierơ 2:4-10).
Sự công bình đem lại ơn phước, và tội lỗi đem lại sự phán xét.
Sau cùng, phân đoạn Kinh thánh cung ứng cho chúng ta với huấn thị đầy năng quyền về hôn nhân khác chủng tộc. Đức Chúa Trời rõ ràng đã ngăn cấm dân Israel không được kết hôn khác chủng tộc với dân Canaan:
“Khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi vào xứ mình sẽ nhận được, đuổi khỏi trước mặt ngươi nhiều dân tộc, là dân Hê-tít, dân Ghi-rê-ga-sít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít, tức bảy dân tộc lớn và mạnh hơn ngươi, khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phó cho các dân ấy cho, và ngươi đánh bại chúng, thì phải diệt hết chúng đi, chớ lập giao ước cùng, và cũng đừng thương xót lấy. Ngươi chớ làm sui gia với chúng, chớ gả con gái mình cho con trai họ, cũng đừng cưới con gái họ cho con trai mình, vì các dân tộc nầy sẽ dụ con trai ngươi lìa bỏ ta mà phục sự các thần khác, rồi cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng ngươi, diệt ngươi cách vội vàng. Nhưng đối cùng các dân đó, các ngươi phải làm như vầy: phá những bàn thờ, đập bể những pho tượng, đánh hạ các thần A-sê-ra và đốt những hình chạm của chúng nó. Vì ngươi là một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi; Ngài đã chọn ngươi trong muôn dân trên mặt đất, đặng làm một dân thuộc riêng về Ngài” (Phục truyền luật lệ ký 7:1-6; cũng xem Xuất Êdíptô ký 34:11-16; Giôsuê 23:9-13).
Lót có thể góp phần như một minh họa tiêu cực về kết hôn khác chủng tộc với người Canaan, nhưng phần nhấn mạnh chú về sự Ápraham tìm kiếm một người vợ tin kính cho con trai mình nhấn mạnh điều nầy từ quan điểm tích cực. Nguyện dân Israel tiếp thu việc kết hôn với một người vợ tin kính có tầm quan trọng là dường nào, chớ không phải kết hôn với một người Canaan.
Các bài học dành cho hạng thánh đồ hôm nay
Phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta về các trách nhiệm trong gia đình. Cả mặc tiêu cực (Lót) và tích cực (Ápraham) chúng ta nhìn thấy có một người vợ tin kính quan trọng là dường nào. Vợ của Lót cũng bị trói buộc với thế giới của bà. Vợ của Ápraham là Sara hiển nhiên trở thành một tấm gương cho sự hạ mình và đầu phục (1 Phierơ 3:6). Sara đã trợ giúp Ápraham trong việc tỏ ra sự mến khách (18:6); Rêbeca cũng là một người nữ đầu phục tỏ ra sự mến khách (24:17-20). Vợ của Lót (không thấy tên tuổi) thậm chí không được nhắc tới cho tới chừng chạy trốn ra khỏi thành Sôđôm, và không ở trong một thứ ánh sáng được ưa thích. Chiều dài và chi tiết cuộc tìm kiếm của tôi tớ Ápraham để cưới vợ cho Ysác là một hàm ý cho thấy chọn một người bạn đời tin kính quan trọng là dường nào.
Ápraham đã nhất thời bằng lòng hy sinh vợ mình để cứu lấy mạng sống mình, giống như Lót đã bằng lòng hy sinh hai con gái của ông để bảo hộ cho các thực khách của mình. Nhưng Ápraham đạt tới chỗ yêu thương vợ con của mình. Chính khi ấy, đức tin của Ápraham sẽ được đưa vào cuộc thử nghiệm tối hậu, hy sinh con trai của ông là Ysác. Có bao nhiêu người trong chúng ta trong vai trò cha mẹ dám đặt con cái mình lên trên cả Đức Chúa Trời? Người nào đã khởi sự nghèo nàn – Ápraham – đã kết thúc thật mỹ mãn. Ông yêu thương Ysác nhiều lắm, Ápraham đã bằng lòng vâng theo Đức Chúa Trời, thậm chí nếu có phải cất đi mạng sống của con ông. Làm ơn đừng hiểu sai những gì tôi muốn nói ở đây. Hãy chú ý đến sự thực Đức Chúa Trời không để cho Ápraham phải theo Ngài với sự hy sinh của Ysác. Nhưng khi đạt tới mức kính mến Đức Chúa Trời trước tiên, trên cả gia đình, đức tin của chúng mạnh mẻ là dường nào?
“Có đoàn dân đông cùng đi với Đức Chúa Jêsus; Ngài xây lại cùng họ mà phán rằng: Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta” (Luca 14:25-27).
Có nhiều người ngày nay đang hy sinh gia đình của họ, nhưng làm thế không nằm trong sự vâng theo Đức Chúa Trời. Họ hy sinh gia đình họ trên bàn thờ của lợi riêng. Ở Luca 14:25-27 (trên đây), Chúa Jêsus không những đòi hỏi các môn đồ Ngài phải kính mến Ngài nhiều hơn gia đình của họ, Ngài khẳng định rằng các môn đồ Ngài kính mến Ngài nhiều hơn bản thân họ. Các môn đồ Ngài phải vác lấy thập tự giá của chính họ, họ phải chết tư lợi hàng ngày, để bước theo Ngài. Tôi tin Ápraham yêu thương Ysác nhiều hơn chính mạng sống và vui sướng thế chỗ cho con của ông (hay vợ ông). Nhưng khi Đức Chúa Trời đặt đức tin của Ápraham vào cuộc thử nghiệm, ông đã chọn Đức Chúa Trời đứng trên mọi sự khác, và mọi người khác, kể cả bản thân ông.
Ápraham và Lót minh họa cho sự dại dột về cách xử thế tùy theo hoàn cảnh. Cách xử thế theo hoàn cảnh phụ thuộc vào sự vâng phục các mạng lịnh tuyệt đối trước sự phán xét mọi cảnh ngộ khó khăn của con người. Có khi đây là một sự lựa chọn giữa những điều được gọi là “cái đỡ tệ hại hơn trong hai cái tệ hại”. Hai cô con gái của Lót vốn biết rõ đây là sự sai trái khi có con với cha của họ, nhưng họ cảm thấy rằng không có đứa con nào hết lại là tệ hại hơn. Họ đã không tin cậy Đức Chúa Trời ban cho họ những người chồng; họ cho rằng hoàn cảnh hiện tại của họ vốn khó thay đổi đặng. Và điều nầy, khi Đức Chúa Trời mới vừa ban cho mấy người bà con của họ (Ápraham và Sara) một đứa con trong lúc họ cao tuổi rồi! Nhưng hai cô con gái của Lót chỉ biết làm theo những gì họ đã trông thấy và nghe chính cha ruột của họ làm mà thôi. Đối với Lót, sự sỉ nhục và làm tổn thương các thực khách của mình (họ chẳng cần một sự bảo hộ nào cả) còn tệ hại hơn việc cưỡng hiếp hai cô con gái của ông còn đồng trinh. Đây là trường hợp xử thế theo hoàn cảnh khác nữa. Ápraham đã làm chính xác đúng việc ấy khi ông bằng lòng hy sinh sự thanh sạch của vợ mình (và cả dòng dõi được hứa cho nữa) để bảo hộ bản thân ông tránh khỏi một tình huống nguy hiểm.
Xử thế theo hoàn cảnh là sai vì cớ một lập luận cơ bản. Lập luận ấy, đó là Đức Chúa Trời đặt chúng ta vào những hoàn cảnh mà ở đó chúng ta phải phạm tội. Kinh thánh nói rất khác:
“Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được” (I Côrinhtô 10:13).
“Chớ có ai đang bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai. Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Hỡi anh em yêu dấu, chớ tự dối mình: mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào” (Giacơ 1:13-17).
Đức Chúa Trời không hề đặt chúng ta vào những hoàn cảnh mà ở đó phạm tội là con đường thoát duy nhứt. Xử thế theo hoàn cảnh nói khác đi. Đức Chúa Trời đặt chúng ta vào những hoàn cảnh mà ở đó rõ ràng là không có lối thoát. Ngài đưa dân Israel vào trong Biển Đỏ, với quân Aicập ở đàng sau đang truy kích họ. Nhưng Đức Chúa Trời làm vậy để tỏ ra tình yêu thương và quyền phép của Ngài, phân rẻ Biển Đỏ ra làm hai, để nó tạo một “con đường thoát” cho dân sự của Ngài, trong khi là phương tiện hủy diệt cho kẻ thù của họ. Xử thế theo hoàn cảnh từ chối không tin cậy vào khả năng giải cứu của Đức Chúa Trời khi tình huống dường như bất khả thi. Xử thế theo hoàn cảnh tác động bởi mắt thấy, chớ không phải bởi đức tin. Còn chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ không phải bởi mắt thấy (II Côrinhtô 5:7).
Đời sống của Ápraham sẽ dạy cho chúng ta biết rằng những người nam người nữ của đức tin, thậm chí đức tin lớn đi nữa, là không trọn vẹn đâu. Có nhiều dấu vít trong đời sống của Ápraham, nhưng ông là một người tin cậy Đức Chúa Trời vì ơn cứu rỗi đời đời của ông. Ông là một người không cứ cách nào đã nắm bắt “dòng dõi” được hứa cho ông bao gồm cả “dòng dõi”, dòng dõi qua họ cái nắm bắt chết chóc của tội lỗi sẽ bị bẻ gãy đi:
“Vả, các lời hứa đã được phán cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi người. không nói: Và cho các dòng dõi người, như chỉ về nhiều người; nhưng nói: Và cho dòng dõi ngươi, như chỉ về một người mà thôi, tức là Đấng Christ” (Galati 3:16).
“Cha các ngươi là Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của ta; người đã thấy rồi, và mừng rỡ” (Giăng 8:56).
Ápraham vốn hiểu rõ ông là một tội nhân, và ơn cứu rỗi của ông đặt trên sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về “dòng dõi”, “dòng dõi” được hứa cho trong Sáng thế ký 3:15, “dòng dõi” ấy là Đức Chúa Jêsus Christ. Chính sự chết của Ngài trên đồi Gôgôtha đã trả giá cho tội lỗi, đã đánh bại Satan một lần đủ cả. Chính trong Ngài mà chúng ta phải đặt đức tin mình để được tha tội và được cứu cho đến đời đời.
Cũng hãy chú ý rằng đức tin của Ápraham là “đức tin phục sinh”; Ápraham đã tin nơi một Đức Chúa Trời là Đấng có thể làm cho kẻ chết sống lại (Hêbơrơ 11:19). Đức Chúa Trời đã ban cho ông và Sara – họ trông như đã chết – đứa con mà Ngài đã hứa. Đức Chúa Trời sẽ làm cho đứa con ấy sống lại từ kẻ chết, nếu cần thiết. Sự thể chẳng cần thiết cho Ngài làm cho Ysác sống lại vì Đức Chúa Trời đã cung ứng một sự thay thế cho Ysác. Ngay lập tức, Đức Chúa Trời đã cung ứng một con chiên đực, nhưng Đức Chúa Trời đã cung ứng còn tối hậu hơn thế: “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Êsai 52:13—53:9). Qua việc làm cho Chúa chúng ta sống lại từ kẻ chết, Đức Chúa Trời xác quyết mọi lời nói và việc làm của Ngài, và đã chứng tỏ rằng Ngài vốn đẹp lòng với sự hy sinh đời đời của Chúa chúng ta (Rôma 1:4).
Đức tin của Ápraham là đức tin Đức Chúa Trời ban cho, là đức tin mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ápraham, và là đức tin mà Đức Chúa Trời khiến cho lớn lên, qua thời gian cùng những rối rắm. Giống như Ápraham, các thánh đồ lớn lên trong đức tin ở giữa nhửng thử thách và hoạn nạn. Những điều nầy không được đưa vào đời sống chúng ta để làm tan vỡ chúng ta, mà để gây dựng chúng ta trong đức tin.
1. “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đang đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời. Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy. Vả, sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta” (Rôma 5:1-5).
2. “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào” (Giacơ 1:2-4).
3. “Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em, là kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu rỗi gần hiện ra trong kỳ sau rốt! Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra” (1 Phierơ 1:3-7).
Đời sống của Ápraham không những mô tả quá trình lớn lên của đức tin ông, mà còn mô tả bông trái của nó nữa. Hãy xem các dấu hiệu nói tới sự trưởng thành chúng ta có thể nhìn thấy trong đời sống của Ápraham, quá trình ấy cũng đánh dấu sự trưởng thành của chúng ta nữa.
1. Sự vâng phục. Ápraham đã vâng theo Đức Chúa Trời trong đức tin.
2. Sự mến khách. Ápraham được đánh dấu bởi sự mến khách (chương 18), và Lót (chương 19) và Rêbeca (chương 24). Không có gì phải lấy làm lạ, đây là một trong những đức tính của một trưởng lão (I Timôthê 3:2).
3. Thân mật với Đức Chúa Trời. Ápraham đã trở thành “bạn hữu của Đức Chúa Trời” (Giacơ 2:23), một người mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra với những lời hứa và mục đích của Ngài.
4. Sự cầu thay. Ápraham đã đạt tới chỗ quên mình, và quan tâm đến nhiều người khác. Sự cầu thay của ông với Đức Chúa Trời ở chương 18 là một trong những dấu hiệu đỉnh cao của tình trạng thuộc linh trong đời sống ông.
5. Ảnh hưởng. Tôi tin rằng đức tin của Ápraham đã chạm đến nhiều người khác ở quanh ông. Tôi nghĩ điều nầy có thể được thấy nơi đức tin và sự đầu phục của Sara (1 Phierơ 3:6), và trong sự trưởng thành thuộc linh của tôi tớ đáng tin cậy của Ápraham (Sáng thế ký 24).
6. Hãy bớt đi sự nương cậy vào đời nầy và mỗi ngày càng nương cậy, vâng phục, và tương giao với Đức Chúa Trời nhiều hơn. Nơi sự bắt đầu đời sống của Ápraham, dường như là Ápraham đòi hỏi phần xác chứng bề ngoài nhiều hơn, khẳng định theo đời nầy nhiều hơn (xem Sáng thế ký 15:8), song khi thời gian trôi qua, chỉ một mình Lời của Đức Chúa Trời là cơ sở đủ cho sự tin cậy và vâng lời (Sáng thế ký 22).
Tôi cầu xin rằng từng người trong các bạn đều đạt tới độ tin cậy nơi Đức Chúa Trời của Ápraham về ơn cứu rỗi đời đời của các bạn, các bạn và tôi, giống như Ápraham, sẽ tấn tới trong đức tin của chúng ta, sống trung tín cho đến cuối cùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét