Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá: "Giacốp"



Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Giacốp

Mục sư Bob Deffinbaugh
Sáng thế ký 27:1—35:29
Phần giới thiệu
Tôi đã đứng giảng mấy đám tang trong cuộc đời của tôi — cho đủ hạng người, họ đã sống trong nhiều loại hoàn cảnh khác nhau. Khi tôi giảng ở một đám tang, tôi luôn luôn bắt đầu với phần tóm tắt tiểu sử của người quá cố. Tôi tìm cách nhắm vào một số điểm tích cực của họ và gợi nhớ một số ký ức đẹp đẽ. Khi ấy, tôi tiếp tục rao giảng Tin Lành, dù người ấy có được cứu hay chưa!?! Thường thì không quá khó không tìm được điều chi tích cực để nói về người đã chết ấy. Tôi đã có một cơ hội thực sự chẳng tìm được điều tích cực nào để nói hết, nhưng tôi tin giảng về đám tang của Giacốp sẽ cho thấy có nhiều thách thức hơn. Có lẽ tôi sẽ noi theo trường hợp của một người bà con của tôi. Bà ấy luôn luôn có cái gì đó tích cực để nói về mọi người. Thậm chí là về ma quỉ, có lẽ bà sẽ nói: “Đúng, ít nhất là sự bền đỗ của hắn!” Tôi nghĩ tôi có thể nói như thế về Giacốp, hay: “Đúng, ít nhất là sự bền đỗ của ông ấy!”
Một trong số bạn hữu của tôi cho tôi biết đừng quá nhọc nhằn về Giacốp, vì ông ấy thấy mình bị đồng hóa với Giacốp. Tôi biết ngay bạn tôi đang cảm nhận ra sao rồi! Tôi có thể dễ dàng đồng hóa với Giacốp. Ông ấy là một loại “Phierơ” của Cựu Ước, với đủ thứ lớp xi đánh bóng hẳn lên. Tuy nhiên, nhân vật Giacốp nầy là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong sách Sáng thế ký. Gần như là nửa quyển Sáng thế ký xử lý với Giacốp và khoảng thời gian ông sinh sống trong đó. Trong phân đoạn Kinh thánh gốc, Đức Chúa Trời sẽ đặt tên lại cho Giacốp, gọi ông là “Israel”. Giacốp là tổ phụ của dân tộc Israel. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời rất thường đề cập tới Israel là “Giacốp”, và thực sự khó thấy lý do tại sao phải như vậy.
Giacốp rất nổi tiếng, cuộc đời của ông quả là một mớ hỗn độn. Gần cuối đời mình, Giacốp được dẫn đến trước mặt của Pharaôn, là người đã hỏi ông sống bao nhiêu năm:
“Đoạn, Giô-sép dẫn Gia-cốp, cha mình, đến yết-kiến Pha-ra-ôn. Gia-cốp chúc phước cho Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn hỏi Gia-cốp rằng: Ngươi hưởng thọ được bao nhiêu tuổi? Gia-cốp tâu rằng: Những năm tôi sống ở đời phiêu lưu hết thảy là một trăm ba mươi năm; các năm của đời tôi lấy làm ngắn-ngủi và lại nhọc nhằn, chẳng bằng những năm bình sanh của tổ phụ tôi khi người ở phiêu lưu đó. Gia-cốp chúc phước cho Pha-ra-ôn một lần nữa, rồi lui ra khỏi mặt người” (Sáng thế ký 47:7-10).
Tại sao Giacốp nói ra một việc như vậy chứ? Ông là một người được hứa cho nhiều ơn phước trong Giao ước với Ápraham, vị tộc trưởng của dân Israel. Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi nầy khi chúng ta nghiên cứu đời sống của ông. Khi chúng ta xem xét Giacốp, chúng ta sẽ học được một việc quan trọng về Đức Chúa Trời, và về chính bản thân chúng ta nữa.
Như tôi đã chỉ ra rồi, đời sống và thời thế của Giacốp nhận được nhiều sự chú ý trong Sáng thế ký hơn bất kỳ người nào khác trong quyển sách. Bài học nầy lấy đề tựa “Giacốp”, và bài học kế tiếp và sau cùng của sách Sáng thế ký sẽ lấy đề tựa “Giôsép”. Sự thực của vấn đề, ấy là đời sống của Giôsép là quan trọng chủ yếu vì cớ cái chạm của đời sống ấy trên Giacốp và các con trai của ông. Vì thế, bài học kế tiếp của chúng ta cũng sẽ nói về Giacốp nữa.
Phần nghiên cứu của chúng ta “Từ Sự Sáng tạo Đến Thập Tự Giá”, là một nghiên cứu về các điểm xoay chiều trong “tấn thảm kịch cứu chuộc chưa mở ra” từ sách Sáng thế ký đến các sách Tin lành. Chúng ta không thể nghiên cứu bất kỳ phân đoạn nào theo chiều sâu, nhưng chúng ta phải tự hạn chế mình cho một cái nhìn tổng quan. Cũng thực như thế về đời sống của Giacốp. Trong bài học nầy, tôi sẽ hạn chế sứ điệp của tôi trong cái tổng quan về những điểm xoay chiều trong cuộc đời của…
Giacốp, Nhà Đấu Vật Từ Trong Tử Cung
Sáng thế ký 25:20-26
Cuộc vật lộn của Giacốp bắt đầu từ trong tử cung của mẹ mình. Rêbeca không có khả năng mang thai cho tới chừng Ysác cầu thay với Đức Chúa Trời vì ích cho nàng. Khi ấy nàng thọ thai, và không lâu sau đó có điều chi rất bất thường đã xảy ra trong thai của nàng. Khi nàng cầu hỏi Chúa về điều nầy, Đức Giêhôva cho nàng biết không những trong lòng nàng là cái thai đôi, mà còn có hai quốc gia, và đứa lớn trong thai đôi nầy sẽ phục đứa nhỏ. Khi hai người con trai ra đời, Êsau ra trước, theo sau là Giacốp đang nắm lấy gót của Êsau. Sự ra đời của Giacốp là một hàm ý chỉ ra những việc sẽ xảy đến.
Giacốp Mua Quyền Trưởng Nam Của Êsau
Sáng thế ký 25:27-34
Khi hai đứa con lớn lên, Êsau trở thành tay thợ săn và thường dong ruổi ngoài đồng ruộng. Ông cũng có tiên vị về cuộc chơi hoang dã, giống như cha mình. Êsau là con cưng của Ysác. Mặt khác, Giacốp là đứa con của mẹ mình. Trong một cơ hội, Êsau trở về nhà từ đồng ruộng và đói lắm. Giacốp vừa hầm món canh thịt thật ngon, và Êsau yêu cầu cho mình ăn món ấy. Giacốp đã “bán” tô canh ấy cho anh của mình để đổi lấy quyền con trưởng của Êsau, đây là điều mà Êsau rất xem thường. Dường như là Êsau chắc chắn đã sai lầm khi xem thường quyền trưởng nam của mình, Giacốp không nặng lòng xét đoán các hành vi của anh mình. Êsau không bị dối gạt trong sự chuyển nhượng nấy. Dường như Giacốp đã làm một việc rất thông minh, tuy nhiên đã lồng vào trong việc ấy những gì thuộc về luật pháp. Việc kiếm được ơn phước của Ysác là một vấn đề rất khác biệt.
Nhận Lãnh Ơn Phước Của Ysác Dưới Cái Lốt Giả Dối
Sáng thế ký 27
Sự cố nầy bày ra chuổi sự sống của Giacốp. Đây là một câu chuyện đầy dẫy với mưu mẹo. Có một cuộc phấn đấu giữa Ysác (ông muốn chúc phước cho Êsau con mình, thay vì là Giacốp) còn vợ ông là Rêbeca (bà muốn biết chắc Giacốp được chúc phước cho). Cả hai vợ chồng dường như bằng lòng dối gạt (hay ít nhất sự việc một cách bí mật chống lại) người bạn đời của họ. Khi Ápraham biết rõ ngày của mình đã được đếm hết rồi, ông tìm cách cưới một người vợ cho Ysác con trai mình. Nhưng khi Ysác biết mình sắp qua đời, ông đã tìm cách công bố ơn phước của mình trên Êsau. Hầu như rất khó nghĩ là Ysác lại chẳng biết gì đến Lời của Đức Chúa Trời báo cho vợ ông rõ rằng “đứa lớn sẽ phục đứa nhỏ” (25:23). Về một việc, tôi không thể tưởng tượng Rêbeca không nói cho Ysác biết thật nhiều lần bà nổ lực củng cố việc trợ giúp cho Giacốp kiếm được quyền cai quản trên “anh” mình là Êsau.
Ysác gọi con trai mình là Êsau đến gặp ông và công bố dự tính chúc phước cho Êsau. Ông yêu cầu con trai mình phải đi săn thịt rừng, và rồi dọn một món ngon cho ông tùy theo sở thích của ông (rốt lại, đây là mối ràng buộc hay có của họ – xem 25:28), sau đó ông sẽ chúc phước cho Êsau. Mọi sự nầy dường như được dự tính để loại bỏ cả Rêbeca và đứa con “của bà ấy”, là Giacốp. Nhưng giống như Sara (xem 18:10), Rêbeca đã lắng nghe ở bên kia tấm lều (27:5). Bà mau mau gọi Giacốp, nói cho ông biết mọi điều cha ông sắp làm, và rồi đề xuất một chương trình để phá hỏng mọi nổ lực của ông. Giacốp chẳng màng gì đến tính đạo đức trong mọi hành động của mình hơn mẹ mình. Những sự dè dặt của ông tập trung vào phần hậu của kế hoạch nầy và mọi hậu quả dành cho ông nếu vỡ lỡ ra. Mẹ ông bảo đảm với ông rằng việc dối gạt Ysác là khả thi và bà sẽ gánh lấy mọi hậu quả nếu chuyện vỡ lỡ ra.
Và bối cảnh ấy đã xảy ra. Giacốp khoác lấy lớp áo của anh mình, có lẽ rộng gấp ba lần tầm cỡ của ông. Và thêm nữa, ông có lớp da dê quấn quanh hai cánh tay và cổ mình. Ysác không dễ bị thuyết phục đâu. Ông nhận ra giọng nói là giọng của Giacốp, chớ không phải giọng Êsau, và Giacốp bảo đảm với cha mình rằng ông là Êsau. Khi Ysác lấy làm kinh ngạc sao con trai mình lại đi săn mau như thế, Giacốp mau chóng đưa ra câu trả lời: “Ấy nhờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của cha xui tôi gặp mau vậy” (27:20). Ít nhất là hai lần Giacốp đã bảo đảm với cha mình rằng ông là Êsau, là con trưởng của Ysác (27:19, 24). Ysác cũng hồ nghi, song khi ông đến gần rồi ngửi thấy mùi áo của Êsau con mình, ông thỏa lòng rồi công bố ơn phước nầy trên Giacốp:
“Gia-cốp bèn lại gần và hôn người. Y-sác đánh mùi thơm của áo con, liền chúc phước cho, và nói rằng: Nầy, mùi hương của con ta Khác nào mùi hương của cánh đồng mà Đức Giê-hô-va đã ban phước cho. Cầu xin Đức Chúa Trời cho con sương móc trên trời xuống, Được màu mỡ của đất, Và dư dật lúa mì cùng rượu. Muôn dân phải phục con, Các nước phải quì lạy trước mặt con! Hãy được quyền chủ các anh em, Các con trai của mẹ con phải quì lạy trước mặt con! Ai rủa sả con sẽ bị rủa sả lại, Ai cầu phước cho con, sẽ được ban phước lại!” (Sáng thế ký 27:27-29).
Đặc biệt hãy chú ý hai dòng sau cùng của câu 29. Ấy là Ysác vừa nhắc lại phần sau cùng của giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Ápraham:
“Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 12:1-3, phần nhấn mạnh là của tôi).
Dường như Ysác đang nổ lực lập Êsau làm kẻ kế tự Giao ước với Ápraham, thay vì là Giacốp. Dường như Ysác cũng đang tìm cách làm đảo lộn lời lẽ Đức Chúa Trời đã phán cùng Rêbeca vợ ông:
“Nhưng vì thai đôi làm cho đụng nhau trong bụng, thì nàng nói rằng: Nếu quả thật vậy, cớ sao đều nầy xảy đến làm chi? Đoạn nàng đi hỏi Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va phán rằng: Hai nước hiện ở trong bụng ngươi, và hai thứ dân sẽ do lòng ngươi mà ra; dân nầy mạnh hơn dân kia, và đứa lớn phải phục đứa nhỏ” (Sáng thế ký 25:22-23, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chỉ sau khi Ysác hay được mình bị gạt, và ơn phước của ông đã được truyền cho Giacốp, ông mới đưa ra hai ơn phước nầy; cái trước cho Êsau, và cái kia cho Giacốp:
“Y-sác cha người, đáp rằng: Nầy, nơi con ở sẽ thiếu màu mỡ của đất, cùng sương-móc trên trời sa xuống. Con sẽ nhờ gươm mới được sống. Và làm tôi tớ cho em con. Song khi con lưu lạc rày đó mai đây, sẽ bẻ cái ách của em trên cổ con vậy” (Sáng thế ký 27:39-40).
“Y-sác bèn gọi Gia-cốp, chúc phước cho … . Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng ban phước cho con, làm con sanh sản, thêm nhiều và trở nên một đám dân đông. Cầu xin Ngài ban cho con và dòng dõi con phước lành của Áp-ra-ham, hầu cho xứ con đã kiều ngụ sẽ làm sản nghiệp cho con, tức xứ Ngài đã ban cho Áp-ra-ham!” (Sáng thế ký 28:1a, 3-4).
Tôi tin rằng chính hai ơn phước sau cùng nầy mà tác giả thơ Hêbơrơ đã đề cập đến:
“Bởi đức tin, Y-sác chúc phước cho Gia-cốp và Ê-sau về những sự hầu đến” (Hêbơrơ 11:20).
Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể nói Ysác bởi đức tin đã ban ơn phước trước tiên (cho Giacốp). Ysác đã nổ lực bác bỏ sự lựa chọn của Đức Chúa Trời về Giacốp. Điều đó khó có thể là một hành động của đức tin. Tôi nghĩ đức tin của Ysác là rõ ràng khi chương trình vòng vèo của ông được tỏ ra và được tể trị theo cách thiêng liêng. Chính khi Ysác công bố “ơn phước” trên Êsau ở 27:39-40, buộc Êsau phải phục theo em của mình. Chỉ khi ấy Ysác mới chúc phước cho Giacốp bằng cách công bố trên ông những ơn phước trong Giao ước với Ápraham. Bởi đức tin, Ysác sau cùng công bố các ơn phước phù hợp với Lời của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra.
“Trừ cơn đói kém thứ nhất trong đời Áp-ra-ham, bấy giờ tại xứ lại có một lần nữa. Y-sác bèn đi đến A-bi-mê-léc, vua Phi-li-tin, tại Ghê-ra. Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Chớ xuống xứ Ê-díp-tô; hãy ở lại xứ mà ta sẽ chỉ cho. Hãy ngụ trong xứ nầy, ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và ta sẽ làm thành lời ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi. Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, sẽ cho họ các xứ nầy; hết thảy dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước; vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta. Vậy, Y-sác ở tại Ghê-ra” (Sáng thế ký 26:1-5).
Cái điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là mục đích mà vì đó Môise cung ứng cho chúng ta một câu chuyện chi tiết nói tới sự dối gạt Ysác bởi Giacốp là con trai của ông. Tôi muốn đưa ra cho bạn thấy rằng mục đích đã được đề ra cho độc giả thấy, bằng những lời lẽ đi trước câu chuyện nầy (Sáng thế ký 26:34-35) cũng như những lời lẽ theo sau đó (Sáng thế ký 27:41—28:10):
“Khi Ê-sau được bốn mươi tuổi, cưới Giu-đít, con gái của Bê-ê-ri, người Hê-tít; và Bách-mát, con gái của Ê-lôn, cũng người Hê-tít. Hai dâu đó là một sự cay đắng lòng cho Y-sác và Rê-be-ca” (Sáng thế ký 26:34-35).
“Họ đem lời Ê-sau, con lớn, thuật lại cùng Rê-be-ca, thì người sai gọi Gia-cốp, con út mình, mà nói rằng: Nầy, Ê-sau, anh con, toan giết con để báo thù. Vậy, bây giờ, hỡi con, hãy nghe lời mẹ, đứng dậy, chạy trốn qua nhà La-ban, cậu con, tại Cha-ran, và hãy ở cùng người ít lâu, cho đến lúc nào cơn giận của anh con qua hết. Khi cơn giận anh con bỏ qua rồi, và nó quên việc con đã gây nên với nó, thì mẹ sẽ biểu con về. Có lẽ đâu mẹ phải chịu mất cả hai đứa trong một ngày ư? Rê-be-ca nói cùng Y-sác rằng: Tôi đã chán, không muốn sống nữa, vì cớ mấy con gái họ Hếch. Nếu Gia-cốp cưới một trong mấy con gái họ Hếch mà làm vợ, tức một người con gái trong xứ như các đứa đó; thôi, tôi còn sống mà chi? Y-sác bèn gọi Gia-cốp, chúc phước cho và dặn rằng: Con chớ chọn một người vợ nào hết trong bọn con gái Ca-na-an. Hãy đứng dậy, đi qua xứ Pha-đan-A-ram, tại nhà Bê-tu-ên, ông ngoại con, và cưới ở đó một người vợ trong các con gái của La-ban, là cậu con. Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng ban phước cho con, làm con sanh sản, thêm nhiều và trở nên một đám dân đông. Cầu xin Ngài ban cho con và dòng dõi con phước lành của Áp-ra-ham, hầu cho xứ con đã kiều ngụ sẽ làm sản nghiệp cho con, tức xứ Ngài đã ban cho Áp-ra-ham! Rồi Y-sác sai Gia-cốp đi qua xứ Pha-đan-A-ram, đến nhà La-ban, con trai Bê-tu-ên, vốn người A-ram, lại là anh của Rê-bê-ca, mẹ của Gia-cốp và Ê-sau. Ê-sau thấy Y-sác đã chúc phước cho Gia-cốp, và sai đi qua xứ Pha-đan-A-ram đặng cưới vợ; và trong lúc đang chúc phước có dặn rằng: Chớ cưới vợ trong bọn con gái Ca-na-an; lại đã thấy Gia-cốp vâng lời cha mẹ đi qua xứ Pha-đan-A-ram đó, thì biết rằng bọn con gái Ca-na-an không vừa ý Y-sác, cha mình; nên người bèn đi đến nhà Ích-ma-ên (ngoài hai người vợ đã có rồi) cưới thêm nàng Ma-ha-lát, con gái của Ích-ma-ên, cháu nội của Áp-ra-ham và em của Nê-ba-giốt. Gia-cốp từ Bê-e-Sê-ba đi đến Cha-ran” (Sáng thế ký 27:42—28:10).
Tôi thấy câu chuyện nói tới sự Giacốp dối gạt Ysác được đặt trong một phạm trù hôn nhân rộng lớn hơn. Hai câu cuối của chương 26 cho chúng ta biết Êsau đã 40 tuổi khi ông cưới hai người nữ Hêtít, và điều nầy khiến cho Ysác và Rêbeca đau buồn lắm. Bạn sẽ nhớ lại rằng Ysác cũng 40 tuổi khi ông cưới Rêbeca (25:20). Nếu Êsau 40 tuổi, thì Giacốp cũng 40 tuổi, tuy nhiên ông chưa có người vợ nào hết. Những ơn phước giao ước ban cho Ápraham và các dòng dõi ông sẽ được chuyển qua cho ông. Thế thì lúc nào Giacốp sẽ nhận được một người vợ? Sáng thế ký 24 là phần mô tả rất chi tiết thể nào Ápraham cưới vợ cho Ysác từ giữa vòng những người bà con của ông, thay vì từ giữa vòng người xứ Canaan. Ápraham cũng mạnh mẽ quyết tâm cho dù dưới bất kỳ cảnh ngộ nào Ysác không được trở về xứ Phađan Aram.
Sau khi Giacốp đã dối gạt cha mình rồi cướp đi ơn phước của anh mình, Êsau đã giận dữ đến nỗi đã tính giết chết Giacốp. Ông chỉ chờ đợi cái chết của cha mình (một điều hãy còn lâu cho dù Êsau hay Ysác nghĩ đến). Rêbeca nghe mọi dự tính của Êsau và bày cách để cứu mạng con trai mình. Khi bà nói với Giacốp ở 27:42-45, bà chẳng nói gì với ông về sự hôn nhân. Bà chỉ cảnh cáo Giacốp về chương trình của Êsau định giết ông mà thôi. Bà giục giã Giacốp con trai mình phải trốn sang anh của bà là Laban ở Phađan Aram, ở đó ông phải ở lại “ít ngày” chờ Êsau nguôi giận.
Cuộc hôn nhân của Giacốp là cái cớ để buộc ông phải trốn tránh Êsau anh mình để giữ lấy mạng sống. Khi Rêbeca nói với Ysác chồng mình, bà chẳng nói gì về chương trình của Êsau định giết chết Giacốp. Bà chỉ ra rằng Êsau đã lấy những đứa con gái họ Hếch, và bà không thể sống nếu điều nầy xảy ra cho Giacốp con trai bà. Để đáp lại, Ysác gọi Giacốp vào rồi bảo ông sang Phađan Aram để tìm một người vợ từ những thiếu nữ con gái của cậu Giacốp là Laban. Ysác không tìm cách giữ Giacốp đừng sang Phađan Aram, giống như Ápraham đã giữ ông không đi tới đó. Ông không cảnh báo Giacốp chở ở lại đó. Ông chỉ bảo Giacốp lên đường mà thôi.
Mục đích của mọi sự nầy là cả Ysác hay Rêbeca cũng không xem vấn đề hôn nhân nầy là long trọng như họ đáng phải có. Đây là một vấn đề quan trọng còn hơn là cái cớ nữa. Đồng ưng thuận, Ysác và Rêbeca đã siết chặt tay họ khi Êsau cưới hai người nữ Hê-tít, nhưng họ dường như không ban cho ông một huấn thị nào về vấn đề nầy. Họ để cho ông cứ tự lo liệu cho mình (28:6-9). Giờ đây, Êsau đã kết hôn rồi, nhưng Giacốp thì chưa. Bố mẹ ông vẫn chẳng làm gì để lo cho ông một người vợ. Chỉ sau khi Rêbeca hay được rằng Êsau dự tính giết Giacốp thì bà và Ysác mới sai Giacốp đi. Sự dối gạt Ysác và việc cướp đi ơn phước của Ysác là lý do tại sao Giacốp đi đến xứ Phađan Aram. Giacốp không dự tính có một người vợ theo tư thế tin kính. Những hoàn cảnh của ông đã buộc ông vào một tình huống mà trong đó ông có được những người vợ từ gia đình của mẹ mình. Đúng là một sự tương phản với chương 24, ở đây Ápraham cố ý tìm một người vợ cho con trai của ông. Chính những hoàn cảnh, chớ không phải đức tin, cũng không phải sự vâng lời, đã khiến cho Giacốp nhận được vợ mình ở Phađan Aram. Theo cảm xúc của tôi thì nếu Đức Chúa Trời không buộc Giacốp trở lại xứ Canaan, ông sẽ ở lại vô hạn định trong xứ Phađan Aram, xa cách vùng đất phước hạnh.
Đến Phađan Aram rồi quay về
Sáng thế ký 28:10—35:29
Giacốp mau mau rời Canaan để đến Phađan Aram, sốt sắng ra đi để tránh cơn giận của anh mình. Trên đường đi, ông đến tại Bêtên, ông qua đêm ở đây. Trong đêm, Giacốp đã nhận được một sự hiện thấy rất quan trọng:
“tới một chỗ kia, mặt trời đã khuất, thì qua đêm tại đó. Người lấy một hòn đá làm gối đầu, và nằm ngủ tại đó; bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó. Nầy, Đức Giê-hô-va ngự trên đầu thang mà phán rằng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, cùng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đang nằm ngủ đây. Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam bắc, và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước. Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ nầy; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi. Gia-cốp thức giấc, nói rằng: Thật Đức Giê-hô-va hiện có trong nơi đây mà tôi không biết! Người bắt sợ và nói rằng: Chốn nầy đáng kinh khủng thay! Đây thật là đền Đức Chúa Trời, thật là cửa của trời! Người dậy sớm, lấy hòn đá của mình dùng gối đầu, dựng đứng lên làm cây trụ, đổ dầu lên trên chót trụ đó; rồi đặt tên chốn nầy là Bê-tên; còn nguyên khi trước tên thành là Lu-xơ. Gia-cốp bèn khấn vái rằng: Nếu Đức Chúa Trời ở cùng tôi, gìn giữ tôi trong lúc đi đường, cho bánh ăn, áo mặc, và nếu tôi trở về bình an đến nhà cha tôi, thì Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời tôi. Hòn đá đã dựng làm trụ đây sẽ là đền Đức Chúa Trời, Và tôi sẽ nộp lại cho Ngài một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ cho tôi” (Sáng thế ký 28:11-22).
Sự hiện thấy của Giacốp có một số mục đích rất quan trọng. Một mặt, đây là một sự công bố trực tiếp có tính cách thiêng liêng với Giacốp rằng ông là kẻ kế tự Giao ước với Ápraham (28:13-15). Thêm nữa, sự hiện thấy ấy chứa một lời hứa từ Đức Chúa Trời rằng mặc dù ông đã rời khỏi xứ Canaan, Đức Chúa Trời sẽ bảo hộ ông ở bên ngoài xứ rồi sẽ đem ông an toàn về quê nhà. Đây cũng là một lời công bố không những nói tới sự lựa chọn của Đức Chúa Trời về Ápraham, Ysác, và bây giờ là Giacốp, mà còn về sự lựa chọn của Ngài đối với vùng đất nầy là nơi mà Đức Chúa Trời đã gặp gỡ con người. Đây là một sứ điệp mà Giacốp đã chiếm lấy. Đức Chúa Trời đã có mặt ở nơi nầy trong một phương thức rất đặc biệt, và Giacốp chưa nhìn biết mãi cho tới bây giờ. Đây là “cửa của trời” (28:17).
Phần kết luận là rõ ràng. Chẳng có một chỗ nào khác trên đất giống như vùng đất nầy, xứ Canaan. Đức Chúa Trời đã hiện diện ở đó trong một phương thức rất đặc biệt. Đây là vùng đất mà Đức Chúa Trời giờ đây đã hứa ban cho Giacốp cùng các dòng dõi của ông. Đây cũng là vùng đất mà Giacốp sắp sửa rời đi. Chỉ có một kết luận hợp lý đến từ giấc chiêm bao nầy: Nếu Đức Chúa Trời đặc biệt không cứ cách nào đó hiện diện tại địa điểm nầy, thế thì Giacốp nhất định sẽ cần phải quay trở lại đây. Có thể ông đã cần rời địa điểm nầy trong một thời gian ngắn, nhưng Đức Chúa Trời sẽ bảo hộ ông và sẽ đem ông về lại an toàn. Không một chỗ nào khác sẽ trở thành quê hương thường trực của Giacốp.
Đáp ứng của Giacốp đối với chiêm bao nầy là một điều gì đó kém hơn sự thỏa lòng. Ông không ngợi khen Đức Chúa Trời vì ơn phước mà Ngài mới vừa công bố với ông. Ông không thề trở lại chốn nầy, bất luận là như thế nào! Điều tốt nhứt ông có thể làm là đưa ra một lời hứa, dự trên một số chữ “nếu”:
Nếu Đức Chúa Trời sẽ cùng đi với ông,
Nếu Đức Chúa Trời bảo hộ ông trên đường,
Nếu Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cần của ông, và
Nếu Đức Chúa Trời sẽ đem ông an toàn về lại xứ Canaan,
Khi ấy Giacốp sẽ lập Đức Giêhôva làm Đức Chúa Trời của ông (các câu 20-21).
Khi ấy Giacốp sẽ dâng phần mười (hay một phần mười) cho Ngài (câu 22).
Sau khi nói xong, Giacốp dựng một hòn đá làm bia tưởng nhớ rồi đi đường mình đến xứ Phađan Aram.
Giống như tôi tớ của Ápraham, Giacốp tìm được vợ mình bên cái giếng gần nhà của Laban. Môise cho chúng ta biết về một sự cố đã diễn ra bên cái giếng nầy, điều nầy cung ứng cho chúng ta hiểu rõ về bổn tánh của Giacốp. Giacốp đến bên cái giếng trong đồng ruộng. Có thể đây cũng chính là cái giếng mà tôi tớ của Ápraham đã đến nhiều năm trước đó. Ba bầy chiên đang nằm nghỉ bên cạnh cái giếng. Có một hòn đá to đậy trên giếng, và không có ai chịu làm gì để gỡ hòn đá xuống khỏi giếng hầu cho các bầy kia có thể uống nước. Giacốp quan sát trong một lúc, rồi ông chẳng làm chi khác hơn là hỏi thăm tại sao họ không đem hòn đá to kia xuống, để cho các bầy chiên uống nước, và rồi để cho chúng đi ăn cỏ. Khi ấy trông chúng giống như đang nằm nghỉ đấy thôi.
Những người chăn bầy có một câu trả lời hợp lý. Họ đang đợi những người khác, họ sẽ đến rồi dời tảng đá đi; khi ấy họ mới cho bầy của mình uống nước. Sau đó, người nào dỡ hòn đá đi sẽ lo đậy giếng lại. Tôi hiểu sự giải thích nầy như sau:
“Đây không phải là giếng của chúng tôi. Nó thuộc về người khác. Chúng tôi phải mua nước từ ông ấy. Mỗi ngày chúng tôi sắp hàng bên cái giếng với bầy của mình, và người chủ sai tôi tớ mình ra mở cái giếng ra. Họ họ mở giếng ra rồi, lúc đó chúng tôi mới cho bầy mình uống nước. Khi chúng tôi cho bầy uống nước xong, họ sẽ đậy giếng lại và rời đi. Chúng tôi làm như thế hết ngày nầy sang ngày khác”.
Đây không phải là cái giếng “tự lo liệu” đâu. Bạn phải mua nước của nó. Những người chăn bầy không có quyền dỡ giếng ra và để cứu lấy họ. Họ phải đợi người chủ hay các tôi tớ của người cho phép họ đến gần cái giếng. Họ phải trả tiền về số nước mà họ đã dùng. Điều nầy hoàn toàn hợp lý, nhưng nó chẳng có ý nghĩa gì với Giacốp cả. Khi Rachên đến với bầy chiên của nàng, Giacốp quyết định không chờ đợi nữa. Ông dời hòn đá đi rồi cho các bầy của nàng uống nước. (Đúng là một sự đảo ngược rất thú vị đối với lần thăm viếng trước đây của tôi tớ Ápraham. Trong trường hợp nầy, mẹ của Giacốp đã cung cấp nước cho người đầy tớ, và rồi nàng mới cho bầy lạc đà của ông ta uống).
Câu chuyện nầy cho chúng ta biết một sự việc quan trọng về Giacốp. Gã nầy chẳng màng đến “luật lệ”. Ông không màng đến sự việc sẽ xảy ra thế nào! Nếu điều chi chẳng có ý nghĩa đối với ông – hay nếu điều đó là bất tiện nghi – khi ấy Giacốp sẽ cố ý bất chấp luật lệ. Giacốp đã viết ra nhiều điệp khúc rất hay cho một bài hát đương thời “Tôi đã làm việc theo cách của tôi”. Thế là ông đã làm, và ông thường trả một giá rất cao vì đã làm như vậy.
Tôi tin rằng Môise dự định để cho chúng ta so sánh và đối chiếu cách xử sự của Giacốp tại cái giếng nầy với cách xử sự của tôi tớ Ápraham bên cái giếng ở chương 24. Ở chương 24, ấy chẳng phải Ysác là người có mặt bên giếng, mà là tôi tớ của Ápraham. Người đầy tớ đã cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt ông để gặp đúng người vợ cho Ysác, và rồi ông dâng lời ngợi khen Đức Chúa Trời vì cớ việc ấy. Người đầy tớ của Ápraham đã tìm kiếm một người nữ nào là bà con của Ápraham, nhưng cũng là một phụ nữ có tánh tốt nữa. Mặt khác, Giacốp ngay lập tức đem lòng yêu đương với Rachên, dựa theo bề ngoài và nhân cách của nàng, chớ không dựa theo tánh tình của nàng. Ông không cầu nguyện trước khi ông gặp Rachên, giống như ông không cầu nguyện sau khi ông gặp được nàng. Thay vì thế, Ysác bật khóc và hôn Rachên.
Giacốp nhận lãnh nhiều hơn ông mặc cả khi ông thương lượng với Laban để cưới vợ. Ông tính cưới Rachên làm vợ, và khi ông mặc cả với Laban, đấy là những gì ông nghĩ mình có thể có được. Khi Giacốp cầu hỏi bàn tay của Rachên trong hôn nhân, lời lẽ của Laban được lựa chọn rất cẩn thận: “Thà cậu gả nó cho cháu hơn là gả cho một người khác; hãy ở với cậu” (29:19b). Tôi chắc lưỡi mỗi lần tôi đọc phần còn lại câu chuyện cưới xin của Giacốp. Giacốp đưa tân nương của mình vào trong lều, cuộc hôn nhân của ông được hoàn thành tại đó. Đến sáng, Giacốp thức dậy với tân nương của mình trong ánh sáng ban ngày, chỉ để nhận ra ông đã cưới Lêa. Ông nổi giận lên; ông đầy dẫy với sự phẫn nộ công bình, rồi ông tỏ điều nầy với Laban:
“Sáng bữa sau, mới biết là nàng Lê-a, thì Gia-cốp hỏi La-ban rằng: Cậu đã đãi tôi cách chi vậy? Có phải vì Ra-chên mà tôi mới giúp việc cho nhà cậu chăng? Sao cậu lừa-gạt tôi? La-ban đáp rằng: Phong tục ở đây chẳng phải được gả em út trước, rồi chị cả sau. Hãy ở với đứa nầy trọn một tuần đi, rồi ta sẽ gả luôn đứa kia cho; về đứa kia cháu phải giúp công cho cậu thêm bảy năm nữa” (Sáng thế ký 29:25-27).
Laban là một kẻ rất khôn ngoan. Có lẽ ông biết Giacốp yêu Rachên nhiều đến nỗi Giacốp sẽ làm việc thêm bảy năm khác để cưới nàng. Ông chẳng đưa ra một lời xin lỗi nào về mọi việc làm của mình, tỏ ra những gì tôi tin Giacốp vốn biết rõ đấy là phong tục: con gái lớn phải lấy chồng trước, và kế đó là (những) đứa con gái nhỏ hơn. Một lần nữa, Giacốp chẳng thấy thú vị gì trong việc chạy theo những luật lệ, mà chỉ nhắm vào việc có được điều ông mong muốn mà thôi. Có lẽ, Giacốp cũng không tránh được việc nhìn thấy sự công bình trong những gì đã xảy ra. Ông đã gạt cha để có được ơn phước của cha, và khi làm như thế, ông đã giả mình (nhỏ hơn) thay cho Êsau (lớn hơn). Bây giờ, Đức Chúa Trời để cho Laban thay con gái lớn (Lêa) cho con gái nhỏ (Rachên). Giacốp đã tiếp lấy một liều thuốc của chính mình.
Thật là quan trọng khi nhìn thấy sự chọn lựa của Giacốp về Rachên hơn Lêa rất giống với sự lựa chọn của Ysác về Êsau hơn Giacốp. Những ơn phước của Đức Chúa Trời đã ở trong chỗ chẳng thích ứng với sở thích của Ysác lẫn Giacốp. Đức Chúa Trời đã chúc phước cho Giacốp hơn Êsau, giống như Ngài đã chúc phước cho Lêa hơn Rachên. Lêa sanh sáu người con trai và một con gái, và tớ gái của nàng đã sanh cho Giacốp thêm hai con trai nữa, trong khi Rachên sanh chỉ có hai con trai mà thôi, và tớ gái của nàng hai con trai khác (Sáng thế ký 35:22-27). So sánh theo cá nhân, Lêa nhiều con trai gấp ba lần Rachên (6 so với 2). Về sự chọn lọc, Lêa và tớ gái của nàng đã sanh nhiều con trai cho Giacốp gấp hai lần Rachên và tớ gái của nàng sanh cho Giacốp (8 so với 4).
Tuy nhiên, có nhiều điều để nói về sự so sánh nấy. Rachên đã qua đời sớm hơn Lêa và được chôn dọc đường (Sáng thế ký 35:19), trong khi Lêa sống thọ hơn và được chôn trong đất thổ mộ của gia đình (49:29-32). Đối với tôi, Lêa có trực giác thuộc linh nhiều hơn Rachên (hãy so sánh 29:32, 33, 35; 30:8). Thí dụ, chính Rachên là người đã đánh cắp các pho tượng của gia đình cha nàng (31:19). Nàng dường như cũng rất giống với chồng mình (xem 30:8). Bạn sẽ để ý thấy rằng hai con trai của Rachên là Giôsép và Bêngiamin không đóng một vai trò chủ chốt nào trong chức năng lãnh đạo thuộc linh của dân tộc Israel, trong khi Lêvi và Giuđa (cả hai con trai của Lêa) đóng vai ấy.
Qua quá trình rất phức tạp và đấu tranh, Giacốp đã có được hai người vợ, hai người hầu trong khi ở tại Phađan Aram. Bốn người nữ nầy đã sanh cho Giacốp mười hai người con trai, họ sẽ trở thành những tộc trưởng của dân tộc Israel. Trong hành trình 20 năm của ông tại Phađan Aram, Giacốp đã trở thành một người giàu có, phần lớn với phí tổn của Laban và các con trai ông ta. Sự thịnh vượng của ông đã đến theo một cách khác hơn là ông tưởng tượng. Trong 14 năm đầu ở lại với Laban, Giacốp đã làm việc cho Laban với cái giá hai người vợ. Nhưng khi Giacốp sẵn sàng ra đi với hai người vợ, Laban giục ông ở lại rồi tính công cho ông, vì Giacốp đã làm cho ông trở thành một người giàu có (30:26-30). Giacốp đã hiến cho Laban một sự thương lượng mà ông khó có thể từ chối. Laban chẳng trả cho ông một thứ chi hết, mà chỉ dành cho ông những con chiên, con dê nào có sọc, có rằn và có đốm, và những con chiên có màu đen. Một khi đây là những con hiếm hoi, Laban nghĩ ông khó mà thua được, và thế là ông đã đồng ý.
Giacốp không bằng lòng gán sự thịnh vượng của mình cho Đức Chúa Trời, và vì thế ông nghĩ ra một kế sách thật khéo léo, bởi đó ông nghĩ mình sẽ có lợi với tổn phí của Laban. Ông cho rằng ông có thể tác động vào con của bầy gia súc bằng cách vận dụng môi trường của chúng. Và ông đã cắt những nhánh cây, lột vỏ ra, để cho bầy gia súc ngó thấy, và ông đặt những nhánh cây ấy gần với con mạnh nhứt và tốt nhứt trong các bầy của Laban (30:37-43). Từ mọi kết quả, kế sách của ông dường như có hiệu lực:
“Đoạn, Gia-cốp lấy nhành bạch dương, nhành bồ đào và nhành bá-tiên tươi, lột vỏ để bày lằn da trắng ở trong ra. Người để những nhành đã lột vỏ trong máng trước mặt con chiên, là nơi các thú đó đến uống; khi đến uống nước thì con chiên có giao hiệp nhau. Các con chiên ngó thấy những nhành đó mà giao hiệp nhau thì sanh chiên con có sọc, có rằn và có đốm. Gia-cốp để riêng chiên con ra, rồi để chiên cái trong bầy của La-ban trước mặt các con có sọc và có sắc đen; nhưng bầy mình thì riêng ra, không để gần bầy của La-ban. Vả, mọi lần các con chiên mạnh mập giao hiệp, thì Gia-cốp để các nhành đó dưới mắt trong máng uống nước, đặng chúng nó đối nhành mà giao hiệp cùng nhau. Nhưng khi nào con chiên gầy ốm, thì người không để nhành như vậy; thế thì, các chiên con gầy ốm để về phần La-ban, còn chiên con mạnh mập lại về phần Gia-cốp. Vậy, người trở nên rất giàu, có nhiều bầy súc vật, tôi trai, tớ gái, lạc đà và lừa” (Sáng thế ký 30:37-43).
Theo con mắt của tôi, tôi có thể thấy Giacốp đang lột vỏ hết cây nầy tới cây khác, cười thầm khi nghĩ mình khéo léo là dường nào. Sau cùng, ông chiếm được ưu thế ngay cả với Laban; thực vậy, ông đã chiếm lấy thế thượng phong. Ngày và đêm Giacốp đã làm việc với kế sách nầy, bằng lòng nổ lực cực kỳ vì ông đang làm cho mình được thịnh vượng. Và rồi một ngày kia, Đức Chúa Trời khiến cho ông nhận rõ nguyên nhân thực của sự thịnh vượng mà ông đang có:
“Đang trong lúc chiên giao hiệp nhau, ta nhướng mắt lên, chiêm bao thấy các chiên đực đang giao hiệp cùng chiên cái đều có sọc, có rằn và có đốm. Thiên sứ Đức Chúa Trời phán cùng ta trong mộng rằng: Hãy Gia-cốp! Ta bèn thưa: Có tôi đây. Thiên sứ rằng: Hãy nhướng mắt lên mà nhìn: hết thảy chiên đực đang giao hiệp cùng chiên cái đều có sọc, có rằn và có đốm; vì ta đã thấy cách La-ban ăn ở cùng ngươi rồi. Ta đây là Đức Chúa Trời của Bê-tên, tức nơi ngươi đã thoa dầu đầu cây trụ và đã khấn vái ta. Bây giờ, hãy đứng dậy, ra khỏi xứ nầy và trở về xứ của bà con ngươi” (Sáng thế ký 31:10-13).
Đây đúng là một sự khải thị gây sốc! Sự thịnh vượng của ông tuyệt đối chẳng có gì phải làm với hết thảy những nhành cây kia mà ông đã lột vỏ và đặt có chiến lược giữa vòng các bầy gia súc đó. Trong chiêm bao, Đức Chúa Trời đã tỏ ra rằng chỉ có những con chiên “có sọc, có rằn và có đốm” đang giao phối. Con sanh ra đều có sọc, có rằn và có đốm vì chỉ có những con đực có sọc, có rằn và có đốm đang giao phối. Việc nầy chẳng có gì phải làm với những nhành cây đã lột vỏ. Đức Chúa Trời đã khiến cho điều nầy xảy ra vì cớ lời hứa giao ước của Ngài với Giacốp, và vì Laban đã đối xử với Giacốp trong một tư thế rất bất công. Mọi nổ lực của Giacốp đều là những gắng sức vô ích. Chúng chẳng được gì cả. Mọi “việc làm” của ông đều chẳng ra gì hết khi quan tâm đến ơn phước của ông, giống như mọi việc làm của chúng ta đều chẳng là gì hết khi quan tâm đến ơn cứu rỗi (xem Tít 3:3-7).
Một lần nữa, trong Sáng thế ký sự thịnh vượng đem lại một sự phân cách (xem Sáng thế ký 13:6-13; 26:12-17; cũng xem 36:6-8). Sự giàu có của Laban, thích ứng với sự có mặt của Giacốp trong 14 năm đầu đó, giờ đây đã được chuyển từ Laban cùng các con trai ông sang cho Giacốp. Các con trai của Laban tất cả đều nhận rõ vấn đề nầy và rất cay đắng đối với Giacốp (31:1-2). Chính lúc bấy giờ Đức Chúa Trời phán cùng Giacốp, dặn dò ông phải trở về xứ Canaan (31:3). Tôi không tin Giacốp sẽ bằng lòng rời khỏi Phađan Aram nếu mối quan hệ của ông với Laban cùng các con trai của ông ta không căng thẳng như vậy. Nhưng giờ đây ông còn sẵn sàng hơn nhiều. Ông nhóm vợ con, gia súc lại rồi ra đi chẳng nói một lời với Laban.
Khi Laban hay được Giacốp và gia đình ông cùng các bầy gia súc đã trốn đi, ông đã giận dữ vì nghĩ Giacốp đã gạt ông theo cách nầy. Thậm chí ông rất buồn khi khám phá ra rằng sự vắng mặt của Giacốp tương xứng với sự mất đi các hình tượng của gia đình ông (31:19, 30). Tôi tin Laban đã xem xét và có ý giết chết Giacốp, nhơn đó thâu hồi lại mấy đứa con gái, cháu ngoại và bầy gia súc của mình. Đức Chúa Trời đã mau đặt một dấu chấm hết cho bất cứ một tư tưởng nào như thế bằng cách cảnh cáo Laban trong một chiêm bao không được nói nặng với Giacốp (31:24, 29). Vì cớ sự cảnh cáo nầy, Laban đã quở nhẹ Giacốp, và rồi tìm cách lấy lại các pho tượng của mình. Phù hợp với sự ranh mảnh của Rachên, Laban không tìm thấy chúng. Sau khi tiếp lấy sự đổ ra “căm phẫn công bình” của Giacốp, Laban ép Giacốp lập một giao ước – một loại hiệp ước không xâm lược – với ông, và rồi hai người trở theo ngả riêng mình mà đi.
Sự Giacốp trở về xứ Canaan không phải là mọi sự mà độc giả mong muốn nó sẽ như thế. Đức Chúa Trời đã dặn dò Giacốp trở về quê hương và với những người thân của mình:
“Đức Giê-hô-va phán cùng Gia-cốp rằng: Hãy trở về xứ của tổ phụ ngươi, chốn bà con ngươi, ta sẽ phù hộ ngươi” (Sáng thế ký 31:3).
Chúng ta mong Giacốp trở lại với Bêtên, là nơi ông nằm chiêm bao (28:10-22), nhưng Giacốp dường như đang ở trong sự vội vã khi đến đó. Dọc đường, “thiên sứ của Đức Chúa Trời” gặp Giacốp và gia đình của ông (32:1-2). Mối quan tâm chính của Giacốp là Êsau anh mình, là người đã quyết định giết ông trước khi ông trốn sang Phađan Aram. Giacốp sai các sứ giả đi trước ông để thông báo cho Êsau biết rằng không bao lâu nữa ông sẽ về đến. Các sứ giả của ông trở lại để báo cho Giacốp biết rằng Êsau đang trên đường đến gặp ông, cùng với 400 người có vũ trang. Chắc chắn Giacốp giả định rằng anh của ông sắp sửa tấn công.
Giacốp rất sợ hãi và chia đoàn tùy tùng của mình ra thành hai nhóm, ông nghĩ rằng nếu một nhóm bị tấn công, thì nhóm kia sẽ tránh thoát và tồn tại. Khi ấy ông cầu xin sự bảo hộ của Đức Chúa Trời:
“Đoạn, Gia-cốp cầu rằng: Hỡi Đức Chúa Trời của tổ phụ Áp-ra-ham tôi! Đức Chúa Trời của cha Y-sác tôi, tức là Đức Giê-hô-va! Ngài có phán dạy tôi rằng: Hãy trở về xứ ngươi và nơi bà con ngươi, rồi ta sẽ làm ơn cho ngươi! Tôi lấy làm hèn mọn không đáng chịu các ân huệ và các điều thành thực mà Ngài đã làm cho kẻ tôi tớ Ngài; vì lúc trước khi qua sông Giô-đanh chỉ có cây gậy tôi, mà ngày nay tôi lại trở nên hai đội quân nầy. Vậy, cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu tôi khỏi tay Ê-sau, anh tôi, vì e người đến đánh tôi và đánh luôn mẹ với con nữa. Vả, Ngài có nói rằng: Quả thật vậy, ta sẽ làm ơn cho ngươi, và làm cho dòng dõi ngươi đông như cát bãi biển, người ta sẽ không biết sao đếm được, vì đông đúc quá” (Sáng thế ký 32:9-12).
Sau khi cầu nguyện, Giacốp sắp đặt một tặng phẩm cho anh mình, sắp thành một vài nhóm hay “những làn sóng” gia súc. Mọi sự nầy Giacốp hy vọng sẽ làm nguôi cơn giận của anh mình và kết quả trong sự tiếp nhận của anh mình.
Đêm đó, Giacốp có một cuộc đấu vật bất thường với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 32:22-32). Tôi phải nhận rằng đây là một sự kiện rất khó hiểu. Suy nghĩ về Giacốp đang vật lộn thì chẳng có gì là khó. Ông đã làm điều nầy từ trong tử cung (25:22-23), và rất nhiều lần trong đời sống của ông, ông đã vật vã mới kiếm được ưu thế trên một số người. Vợ của ông là Rachên, cũng một thể ấy (xem 29:8). Có hai việc làm cho tôi phải bối rối về cuộc đấu vật nầy. Việc thứ nhứt, ấy là đã có giao chiến rồi. Có thể nào Đức Chúa Trời không thể thắng hơn Giacốp trong một cuộc đấu vật chứ? Tất nhiên là Ngài có thể, và Ngài đã thắng hơn. Với một cái chạm đơn sơ, Ngài đã làm trật gân hông của Giacốp. Tôi tin Đức Chúa Trời muốn ban cho Giacốp ấn tượng rằng ông đã thắng hơn và ông đã chiếm thế thượng phong, y như nhìn thấy những gì ông cầu xin khi dường như ông đã có lợi thế hơn. Giacốp không bằng lòng để cho Ngài đi trừ phi Đức Chúa Trời chúc phước cho ông. Chắc chắn đấy là quá trình từ Giacốp mà chúng ta nhìn thấy trước đó, khoác lấy y phục của anh mình, cổ và hai cánh tay mang lấy lớp da thú. Ông đã đúng khi hiểu rằng mọi sự đều đến từ Đức Chúa Trời.
Một việc khác nữa luôn luôn làm cho tôi phải bối rối về câu chuyện nầy, ấy là Đức Chúa Trời đã hỏi: “Tên ngươi là chi?” Ông đáp: “Giacốp”. Người lại nói: “Tên ngươi sẽ chẳng làm Gia-cốp nữa, nhưng tên là Y-sơ-ra-ên, vì ngươi đã có vật lộn cùng Đức Chúa Trời và người ta; ngươi đều được thắng” (Sáng thế ký 32:27b-28). Làm sao có người nào đấu vật với Đức Chúa Trời và thắng hơn Ngài? Một sự khả thi, ấy là Đức Chúa Trời không phán với sự tham khảo đến quá khứ, mà với tham khảo đến tương lai. “Phước hạnh” nầy Đức Chúa Trời công bố trên Giacốp, ấy là ông, là người duy nhứt đã đấu vật với cả Đức Chúa Trời và con người, giờ đây đắc thắng với Đức Chúa Trời và con người. Ấy chẳng phải cuộc đấu vật của ông đã mang lại cho ông ơn phước của Đức Chúa Trời, nhưng thay vì thế là ân điển của Đức Chúa Trời. Giacốp hiện nhìn thấy rằng ông đang đấu vật không phải với người khác, mà là với Đức Chúa Trời. Chúng ta khó ghi biến cố nầy là một sự thắng hơn Đức Chúa Trời cho Giacốp, theo ý nghĩa người nầy đã chống lại Đức Chúa Trời thật thành công, và đã chiến thắng. Giacốp đã nắm bắt được tầm quan trọng của giờ phút nầy: ông đã nhìn thấy Đức Chúa Trời và đã sống để thuật lại sự việc đó.
Việc đáng buồn trong cuộc đấu vật nầy với Đức Chúa Trời, ấy là sự việc ấy dường như có rất ít đụng chạm trên Giacốp. Giacốp mà chúng ta thấy sau sự cố đáng kinh ngạc nầy cũng y là cụ Giacốp mà chúng ta đã nhìn thấy lâu nay. Sau khi cuộc đấu vật đã qua đi, Giacốp dường như thay đổi đường lối mình theo một phương thức tích cực: khi gia đình ông sắp sửa gặp gỡ Êsau, Giacốp đi lên phía trước, thay vì trốn ở đàng sau (xem 23:3).
Cuộc gặp gỡ với Êsau thật suông sẻ, rất đáng kinh ngạc. Giacốp gặp anh mình, là người đã tiếp đón ông với hai cánh tay rộng mở, mặc dù ông đã dối gạt và đã cướp đi ơn phước của anh mình. Những người có vũ trang đi kèm với Êsau dường như là những người mà ông đem theo để bảo vệ cho Giacốp, chớ không phải để giết ông. Giacốp mạng mẽ kháng cự lại sự tử tế của Êsau đi kèm với ông, ông thúc giục anh mình nên đi trước, và bảo đảm rằng ông sẽ bắt kịp. Theo ý kiến của riêng tôi, Giacốp vẫn còn sợ anh mình và không muốn sống gần ông ấy một chút nào cả. Giacốp luận rằng nhịp độ đi của ông chỉ giữ anh mình lại và ông thích đưa các bầy của mình đi chậm hơn, vì ích của chúng. Và với sự việc nầy, Êsau đã đi lên trước về quê nhà mình ở Sêirơ.
Những việc nối theo sau chẳng khích lệ cho lắm. Dường như là Giacốp đã nói dối Êsau khi ông hứa sẽ theo kịp Êsau (33:14):
“Nội ngày đó, Ê-sau bắt đường trở về Sê-i-rơ. Gia-cốp đi đến Su-cốt; bèn cất một nhà cho mình ở, và mấy cái lều cho súc vật; cho nên họ đặt tên chốn nầy là Su-cốt. Gia-cốp ở xứ Pha-đan-A-ram đến thành Si-chem thuộc về xứ Ca-na-an, được bình an. Người đóng trại trước thành, bèn mua miếng đất chỗ người đóng trại, giá một trăm miếng bạc của con Hê-mô, cha Si-chem. Nơi đó người lập một bàn thờ, đặt tên là Ên-Ên-ô-hê-Y-sơ-ra-ên [Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời]” (Sáng thế ký 33:18-20, phần nhấn mạnh là của tôi).
Tại sao Giacốp phải “cất một nhà cho mình ở” và “cất mấy cái lều cho súc vật” ở Sucốt (33:17) nếu ông dự tính đi thẳng tới Sêirơ, là nơi Êsau sinh sống? Khi ấy Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Giacốp đã đến tại thành Sichem, và từ những gì chúng ta đã đọc ở chương 34, sự việc cho thấy dường như là Giacốp dự tính ở lại đó vô hạn định. Tôi nghĩ thật là hợp lý khi kết luận rằng Giacốp đã không dự định đi đâu khác gần nơi Êsau sinh sống vì ông rất sợ Êsau.
Đina, con gái của Lêa, đi vào thành Sichem để thăm một số thiếu nữ ở đó (34:1). Trong khi nàng có mặt trong thành, Sichem, là hoàng tử xứ đó, đã nhìn thấy Đina, đã bắt lấy và cưỡng hiếp nàng (34:2). Giacốp đã nghe nói về sự việc nầy, khi các con trai ông đã đi ra ngoài đồng, nhưng ông chẳng làm gì về sự việc đó. Sichem rất ham muốn Đina và muốn lấy nàng làm vợ. Anh ta đã nhờ cha mình đi gặp Giacốp để xem coi cuộc hôn nhân sẽ được sắp đặt ra sao. Giacốp đã bằng lòng, nhưng điều nầy có ý nói sự kết thúc của dân Israel trước khi nó thực sự bắt đầu. Nếu họ cứ ở lại trong Sichem, kết hôn chéo với dân xứ Canaan, dân Israel sẽ bị che phủ bởi dân Canaan, là điều chính xác những gì Haman, cha của Sichem đã hứa với các đồng bào của mình (34:20-24).
Các anh của Đina rất đỗi giận dữ bởi tội ác mà Sichem đã phạm nghịch lại em gái của họ, và họ không để cho anh ta yên với sự việc đó. Bằng cách lừa đảo, Simêôn và Lêvi khẳng định rằng họ không thể để cho em gái mình kết hôn với bất cứ ai chưa chịu phép cắt bì. Cũng thực một thể ấy với bất kỳ một người nữ Israel nào khác. Và thế là những người nam của Sichem đều bằng lòng chịu phép cắt bì. Đến ngày thứ ba sau khi chịu phép cắt bì, những người nam của Sichem đang khi chịu đau đớn, và nhất định không ở trong bất kỳ điều kiện nào để đánh trận. Simêôn và Lêvi đã đột nhập vào thành Sichem và giết hết thảy những người nam, bắt đi vợ con, của cải của họ làm chiến lợi phẩm. Họ bắt đầu bằng cách giết Haman và Sichem con trai người rồi cứu em gái mình là Đina (34:16).
Giacốp đã giận dữ bởi hành động mà các con của mình làm ra. Ông sợ sự trả thù từ “bạn bè và gia đình” của những kẻ mà các con trai mình đã giết. Giacốp chủ yếu quan tâm đến mọi hậu quả của cuộc tàn sát nầy, chớ không quan tâm đến các vấn đề đạo đức trong đó. Các con trai ông lý luận rất hay: “Chúng tôi nỡ chịu người ta đãi em gái chúng tôi như con đĩ sao?” (34:31b).
Nếu Giacốp dự tính sống gần Sichem, điều nầy không còn khả thi được nữa. Họ phải ra khỏi nơi đó trước khi bất kỳ người thân nào nổ lực tìm cách báo thù vì cuộc tàn sát nầy. Đức Chúa Trời một lần nữa phán cùng Giacốp, Ngài bảo ông phải rời đi:
“Đức Chúa Trời phán cùng Gia-cốp rằng: Hãy chổi dậy, đi lên Bê-tên mà ở, và hãy lập nơi đó một bàn thờ cho Đức Chúa Trời, là Đấng hiện ra cùng ngươi đang lúc chạy trốn khỏi Ê-sau, anh ngươi” (35:1).
Và thế là Giacốp và gia đình của ông mau chóng đến tại Bêtên. Một lần nữa, Giacốp bị đẩy đi bởi một cơn khủng hoảng.
Hơn 20 năm sau khi trốn chạy khỏi xứ Canaan và Êsau anh mình, sau cùng Giacốp trở về lại Bêtên, là nơi mà Đức Chúa Trời đã hiện ra lần đầu tiên với ông. Ở đây, Giacốp dựng lên một bàn thờ. Cũng chính ở đây mà Đêbôra, vú của Rêbeca, đã qua đời và được chôn bên dưới cây dẻ bộp (35:8). Đức Chúa Trời một lần nữa hiện ra cùng Giacốp, tái khẳng định giao ước của Ngài:
“Khi ở xứ Pha-đan-A-ram đến, Đức Chúa Trời lại hiện ra cùng Gia-cốp nữa, ban phước cho người, và phán rằng: Tên ngươi là Gia-cốp, sau nầy sẽ chẳng gọi Gia-cốp nữa, nhưng sẽ đặt là Y-sơ-ra-ên. Rồi Ngài đặt tên người là Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời lại phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy sanh sản và thêm nhiều; một dân cho đến nhiều dân đều sẽ do nơi ngươi mà sanh, cùng các vua sẽ do nơi mình ngươi mà ra. Xứ ta đã cho Ap-ra-ham và Y-sác thì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi. Đức Chúa Trời bèn ngự lên khỏi nơi Ngài đã phán cùng Gia-cốp. Người dựng một cây trụ đá tại nơi Đức Chúa Trời đã phán cùng mình, dâng lễ quán và tưới dầu vào. Đoạn, Gia-cốp đặt tên nơi Đức Chúa Trời đã phán cùng mình là Bê-tên” (Sáng thế ký 35:9-15).
Khi Giacốp đi lên từ Bêtên, Rachên lâm bồn và sanh đứa con trai thứ nhì, nàng đặt tên là “Ben-oni” (đứa con buồn rầu của tôi), nhưng Giacốp đổi tên nó thành Bêngiamin (đứa con của tay hữu ta). Rachên qua đời và được chôn dọc đường (35:19-20). Chúng ta biết rằng Lêa đã qua đời sau đó và được chôn trong đất thổ mộ của gia đình (49:29-32). Chúng ta không được kể cho biết sự hội hiệp với Ysác diễn ra như thế nào, nhưng chỉ nói Giacốp và Êsau đã hiệp lại chôn ông sau khi ông qua đời ở tuổi 180 (35:28-29).
Phần kết luận:
Câu chuyện kể về Giacốp đã xong hết rồi. Môise sẽ tiếp tục mô tả công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của ông cho tới chương cuối của sách Sáng thế ký. Có một số bài học cần phải tiếp thu từ Giacốp, những điều thấy được từ phân đoạn Kinh thánh gốc. Cho phép tôi kết thúc sứ điệp nầy bằng cách chỉ ra một số bài học nầy.
Có một sự phù hợp giữa hành trình của Giacốp đến Phađan Aram và hành trình sau đó của ông đến Aicập, cùng với gia đình ông. Một vài chi tiết làm cho tôi phải chú ý về sự ra đi của Giacốp và về sau trở lại Bêtên. Thứ nhứt, Giacốp đi đến xứ Phađan Aram là một cá nhân không xu dính túi; ông trở về với sự giàu có rất lớn, nhiều vợ và con cái. Tương tự, Giacốp và gia đình ông xuống xứ Aicập trong lúc có đói kém, với sự giàu có nhỏ thôi, nhưng khi dân Israel rời khỏi Aicập, họ đi ra với sự giàu có rất lớn. Thứ hai, Giacốp trở về xứ Canaan với phần lớn sự giàu có của Laban, vì Laban đã tìm cách ngược đãi ông (31:1, 11-12). Phần lớn sự giàu có dân Israel đem ra khỏi Aicập đã được ban cho họ bởi người Aicập, họ sốt sắng muốn nhìn thấy dân Isarel ra đi. Sự giàu có mà họ ban ra thực sự là sự “hồi báo” cho công lao động của họ. Thứ ba, Giacốp đã được rào đón bởi thiên sứ của Đức Chúa Trời (32:1-2). Dân Israel đã được các thiên sứ chăm sóc (Xuất Êdíptô ký 14:19; 23:20, 23; 32:34; 33:2; Dân số ký 20:16; Thi thiên 78:25, 49). Thứ tư, Giacốp rời xứ Canaan vì cớ cơn giận và thù ghét của anh mình (các chương 27-28; 35:1). Giôsép bị bán làm nô lệ trong xứ Aicập vì cớ sự thù ghét của các anh mình (Sáng thế ký 37). Khi ông trở về, anh ông và ông đã làm hòa lại (chương 33). Giôsép và các anh ông tương tự cũng làm hòa lại (Sáng thế ký 45). Thứ năm, Giacốp và gia đình ông bỏ đi các thần ngoại giáo (35:2-4). Dân Israel tương tự được dặn dò phải bỏ đi các tà thần mà tổ phụ họ đã thờ lạy trong xứ Aicập (Giôsuê 24:14; cũng xem Amốt 5:25-26). Thứ sáu, Đức Chúa Trời giáng sự kinh khủng trên tất cả những ai chống đối lại sự trở về của Giacốp (35:5). Cũng vậy, các nước cũng nghe thấy sự đắc thắng của Đức Chúa Trời trên Aicập khi dân Isarel ra khỏi đó và lấy làm kinh khủng (Xuất Êdíptô ký 15:14-16; Dân số ký 22:3-4; Giôsuê 2:10-11).
Hành trình của Giacốp trong xứ Phađan Aram là một khúc dạo đầu và là một nguyên mẫu cho hành trình xuống Aicập của Israel. Hành trình nầy được dự trù để chứng tỏ cách Đức Chúa Trời giữ các lời hứa giao ước của Ngài, Ngài bảo hộ và tiếp trợ cho dân sự của Ngài. Như Đức Chúa Trời đã chăm sóc cho Giacốp (Israel), cũng vậy, Ngài đã chăm sóc cho dân Israel.
Trong thời của Chúa chúng ta, người Do thái đã đem lòng tự hào về lai lịch của họ với Ápraham. Họ khoe họ là con cháu của Ápraham (xem Mathiơ 3:9; Giăng 8:33, 39). Tôi chẳng nghĩ được có một chỗ nào có ai khoe về sự thực họ là dòng dõi của Giacốp. Đức Chúa Trời đã chọn đặt cho Giacốp cái tên là “Israel” vì dân Israel sẽ giống như tổ phụ của họ. Trong nhiều cách thức, lịch sử của Israel là một tái khởi động lại cuộc đời của Giacốp. Có bao nhiêu lần những mục đích và lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Israel đã được Chúa làm cho ứng nghiệm, và không phải bởi sự vâng phục của đức tin. Đời sống của Giacốp không phải là một đời sống của đức tin, mà là một đời sống đầy phấn đấu và vật lộn, với Đức Chúa Trời và với con người. Giacốp không cung ứng cho chúng ta với một tấm gương một nhân vật có đức tin, mà đời sống ông chắc chắn minh họa cho sự thành tín của Đức Chúa Trời, bất chấp sự bất trung của con người:
“nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được” (II Timôthê 2:13).
Giacốp dạy cho chúng ta cách xử lý về việc “chạy trước trong cuộc sống”. Giacốp là một người biết rõ về việc đòi hỏi cho bản thân mình, về việc “nhìn thẳng vào con số 1”. Ông còn bằng lòng thăng tiến với phí tổn của người khác. Lên tới điểm nầy trong đời sống ông, tôi thấy chẳng có sự hạ mình, và không có một chức năng tôi tớ nào cả. Ông đã nắm lấy từng cơ hội để được lợi cho riêng mình nhiều hơn, với phí tổn của người khác. Đời sống của ông là một sự tương phản đối với điều chúng ta được dạy dỗ ở sách Philíp:
“Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa. Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Philíp 2:3-11).
Giacốp đúng là một tương phản đối với Chúa của chúng ta (ở trên), và với những con người như Timôthê và Êphápra:
“Vả, tôi mong rằng nhờ ơn Đức Chúa Jêsus, kíp sai Ti-mô-thê đến cùng anh em, để tới phiên tôi, tôi nghe tin anh em, mà được yên lòng. Thật vậy, tôi không có ai như người đồng tình với tôi để thật lòng lo về việc anh em: ai nấy đều tìm lợi riêng của mình, chớ không tìm của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng anh em đã biết sự trung tín từng trải của người; và biết người là trung thành với tôi về việc Tin Lành, như con ở với cha vậy. Nên tôi mong sai người đến nơi anh em liền, vừa khi tôi sẽ rõ sự tình tôi ra thể nào; tôi lại có lòng trông cậy nầy trong Chúa, là chính mình tôi không bao lâu sẽ đến” (Philíp 2:19-24, phần nhấn mạnh là của tôi).
Giacốp chưa học được sự nghịch lý Cơ đốc, rằng một người cứu lấy mạng của mình bằng cách từ bỏ nó, và người kiếm được nhiều bằng cách bố thí. Không may, Giacốp là hình ảnh của nhiều người thành công hôm nay – ông tìm cách thành công bằng cách đánh lừa nhiều người khác. Và cái điều mỉa mai trong đó, ấy là sự lừa đảo và kế hoạch của Giacốp chẳng góp phần gì vào sự thành công của ông, mà tất cả là do Đức Chúa Trời, và thuộc về ân điển. Việc duy nhứt kế hoạch đã mang về cho ông là những mối quan hệ tan vỡ và sự thù nghịch mà thôi.
Chắc chắn có một bài học trong phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta liên quan tới hôn nhân và gia đình. Chúng ta học từ Êsau các mối nguy hiểm của sự kết hôn với dân khác. Đây là mối đe dọa quan trọng cho dân tộc Israel, vì chính qua người Do thái mà Đấng Mêsi được hứa cho sẽ đến. Điều nầy cũng rất nguy hiểm vì những người vợ dân Ngoại sẽ xây tấm lòng của dân Israel sang thờ lạy các thần của họ. Chúng ta chọn ai làm người bạn đời của đời sống chúng ta là rất quan trọng cho hôm nay nữa. Kết hôn với người ngoài đức tin không những là sai lầm (xem I Côrinhtô 7:39; cũng xem II Côrinhtô 6:14-18), mà đó cũng có nhiều hậu quả rất đau lòng. Chúng ta hãy học từ Giacốp rằng chúng ta sẽ không chọn một người vợ trên cơ sở dáng dấp bề ngoài, thay vì thế phải trên cơ sở bổn tánh tin kính.
Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể nhìn thấy chế độ đa thê tạo ra đủ loại nan đề. Chúng ta đọc thấy thể nào Giacốp yêu Rachên, chớ không yêu Lêa, và tấm lòng của chúng ta không đặt vào Lêa, người vợ không được yêu thương. Mặt khác, chúng ta phải tự hỏi mình: “Chúng ta mong đợi gì?” Hôn nhân không bao giờ được thiết kế là một điều gì khác hơn là mối quan hệ “một nam, một nữ”. Tôi cần phải yêu thương vợ tôi, có nghĩa là tôi phải xem trọng và đánh giá nàng cao hơn mọi người khác. Làm sao một người đàn ông có thể có hai vợ và yêu thương họ đồng nhau cho được? Sự chọn lựa cưới một người nữ bao gồm quyết định đánh giá nàng cao hơn bất kỳ ai khác. Điều nầy chỉ có thể xảy ra với một người nữ mà thôi. Chế độ đa thê luôn luôn có nhiều nan đề của nó.
Chắc chắn chúng ta có thể tiếp thu được về chức năng làm cha mẹ từ gương xấu của Ysác và Rêbeca. Lỗi đầu tiên, ấy là cả Ysác và Rêbeca đều ưa thích một trong hai đứa con của họ, nhiều đến nỗi một người phải lấy làm lạ không biết đứa con có được yêu nhiều hơn người bạn đời của họ hay không!?! Rêbeca chắc chắn không phục theo chồng của mình rồi, nhưng Ysác lại không trung thực trong mọi cách xử sự đối với vợ mình. Ysác và Rêbeca dường như không dạy cho con cái họ về việc đồng đi với Đức Chúa Trời và về sự lựa chọn một người vợ tin kính. Họ đau khổ vì những kết quả của việc làm cha mẹ không được tốt, nhưng đã không làm gì để điều chỉnh lại sự việc ấy. Phần lớn nổi buồn của họ là do họ làm theo ý riêng mình, vì tội lỗi của họ được khuếch tán trong đời sống của con cái họ.
Giacốp dường như thể hiện ra cái điều mà tôi gọi là “Cơ đốc giáo khủng hoảng”. Trong đời sống của ông hết ngày nầy sang ngày khác, ông sống y như những người theo tà giáo, ít cung ứng sự chú ý vào những vụ việc của Đức Chúa Trời. Ông dùng những phương tiện mới mẻ lo chạy trước, thay vì sử dụng đức tin, được luyện tập qua sự hạ mình và chức năng làm tôi tớ. Chỉn khi nào lưng ông dựa vào tường và ông chẳng có sự chọn lựa nào khác nữa thì ông mới kêu cầu Đức Chúa Trời giải cứu ông. Chẳng có một chỗ nào gợi ý về cách ăn ở hàng ngày trong mối thông công với Đức Chúa Trời. Có vài đỉnh cao thuộc linh quan trọng trong đời sống của ông (tỉ như chiêm bao của ông ở Bêtên), nhưng điều nầy chẳng tạo ra một sự thay đổi nào khả thi.
Có bao nhiêu người trong chúng ta đang sống loại đời sống nầy? Chúng ta đi theo đường vui sướng của mình, sử dụng những kế sách của mình riêng, tìm kiếm thêm nhiều lợi ích của chúng ta. Chỉ khi mọi chương trình của chúng ta sụp đổ, hay khi mối nguy hiểm thực sự hiện ra lờ mờ ở đường chân trời, chúng ta mới xây lại cùng Đức Chúa Trời. Chỉ khi chúng ta cầu nguyện và đọc Lời của Ngài. Từng hồi từng lúc, chúng ta có thể có một “đỉnh cao” kinh nghiệm thuộc linh hay gặp gỡ với Đức Chúa Trời, nhưng chẳng có bông trái nào kết quả thường trực hết. Chúng ta đừng sống như Giacốp, chỉ xây lại với Đức Chúa Trời trong lúc khủng khoảng. Chúng ta hãy ở trong Ngài, bước đi bởi đức tin, chớ không phải bởi mắt thấy, đặt lợi ích của nhiều người khác trên chính lợi ích của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét