Mác 14:1-9
NÀNG ĐÃ LÀM ĐIỀU NÀNG CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
Phần giới thiệu: "Một thương gia Cơ đốc đang hành trình sang Hàn quốc. Ở thửa ruộng nằm bên lề con đường là một thanh niên đang kéo một cái ách thô sơ trong khi một cụ già tay cầm cày ở phía sau. Nhà thương gia kia lấy làm thích thú và chụp ngay một tấm hình.
Ông nói với vị giáo sĩ, là người giải thích và hướng dẫn chuyến đi: "Tôi nghĩ mấy người nầy rất nghèo khổ”.
Câu đáp thật là êm ả: "Phải, hai người ấy là Cơ đốc nhân đấy. Khi nhà thờ của họ đang được xây dựng, họ sốt sắng muốn dâng điều chi đó cho việc xây dựng, song họ không có tiền bạc. Vì vậy họ quyết định bán đi con bò duy nhứt rồi dâng hết vào trong Hội thánh. Mùa xuân nầy họ phải tự mình kéo cày”.
Vị thương gia im lặng trong một lúc. Thế rồi ông nói: “Đó là một sự hy sinh thực sự”.
Vị giáo sĩ nói: "Họ không cho đó là hy sinh đâu. Họ nghĩ là họ may mắn khi họ có một con bò để bán!”
Khi vị doanh nhân kia về đến quê nhà, ông trao bức tranh cho vị Mục sư của mình rồi kể lại sự thể cho ông ấy nghe. Rồi ông nói thêm: 'Tôi muốn gấp đôi sự dâng hiến của mình vào Hội thánh và phải làm công việc cày bừa kia. Mãi cho tới bây giờ tôi chưa hề dâng cho Đức Chúa Trời điều chi có ý nghĩa hy sinh thực sự cả".
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta đang nói tới loại hy sinh ấy. Phân đoạn nói tới loại hy sinh được cho là đánh dấu đời sống của từng tín hữu một. Đây là loại hy sinh nói tới hạng người như Phaolô trong Rôma 12:1: "Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em".
Minh họa: Nội dung. Chúa Jêsus đang trên đường đến với đồi Gôgôtha. Khi Ngài bước đi, một phụ nữ rỏ ra nổi sâu thẳm tình yêu và lòng tôn kính của nàng đối với Ngài bằng một sư hy sinh rất đắt giá. Hành động yêu thương của nàng bị nhiều người khác hiểu lầm, nhưng lại được Chúa Jêsus khen ngợi. Thực vậy, Ngài nói với những kẻ ở xung quanh Ngài biết rằng nàng đã làm mọi sự mà nàng có thể làm, và sự hy sinh của nàng sẽ được ghi nhớ và kể lại cho đến đời đời. Thực vậy, tôi đang chu toàn lời tiên tri ấy tối nay.
Tôi muốn chúng ta nhìn vào phân đoạn Kinh thánh nầy trong ít phút tối nay, và khi chúng ta thực hiện điều ấy, tôi muốn chúng ta xem xét tư tưởng: Nàng Đã Làm Điều Nàng Có Thể Làm Được. Khi chúng ta suy nghĩ về sự hy sinh mà nàng đã làm cho Chúa, chúng ta cần phải tự hỏi mình: Còn chúng ta thì sao? Có phải chúng ta đã làm điều chúng ta có thể làm được cho Ngài? Có phải chúng ta đã được ban cho mọi sự hiện có để dâng không? Hãy chú ý ba lãnh vực mà nàng đã làm được điều nàng có thể làm. Khi chúng ta chú ý, hãy dò xét tấm lòng của bạn và xem xét một khi bạn nghĩ Nàng đã làm điều mà nàng có thể làm được.
I. TRONG LÃNH VỰC HY SINH (các câu 3-4)
A. Nàng đã đập bể bình dầu rồi đổ nó ra trên đầu của Chúa Jêsus. Bình dầu nầy có giá trị 300 đơniê. Một đơniê là tiền công một ngày của người công nhân trung bình. Vì lẽ đó, trong các giới hạn của hiện tại, bình dầu ấy đáng giá 15.000USD. Loại dầu thơm nầy được sản xuất ra từ một thực vật hiếm có trồng bên Ấn độ. Nó rất đắt tiền và nhiều người đã tiết kiệm trong nhiều năm trời mới có thể cung ứng thứ dầu nầy cho chính tang sự của họ. Tuy nhiên, người phụ nữ nầy, chúng ta tin người ấy là Mary, Giăng 12, đã đổ dầu ấy ra trên đầu Chúa Jêsus.
B. Hai thông tục xưa ở đông phương hiện đang có ở đây. Thông tục thứ nhứt phải làm với việc đập bể cái ly. Khi một người đặc biệt đến dùng bữa tại một nhà kia, thường cái ly họ dùng bị đập bể để ngăn một người kém địa vị hơn không sử dụng cái ly đó trong tương lai. Điều nầy có thể đã có trong lý trí của Mary khi nàng đập bể bình ngọc ấy. Thông tục khác phải làm với các nghi thức lo chôn cất. Sau khi thi thể của người quá cố đã được rửa ráy và xức dầu, cái bình chứa các hương liệu thơm bị đập bễ và các mảnh vỡ bị chôn theo với người đó. Có lẽ điều nầy đã có trong lý trí của Mary.
Tuy nhiên, tôi muốn hình dung nàng đã đập bễ cái bình để nàng trút từng giọt dầu thơm lên Chúa Jêsus.
C. Bất chấp là lý do nào, có một việc rất rõ ràng: Mary đã dâng mọi sự nàng có cho Chúa Jêsus vì sự vinh hiển của Ngài! Tôi lấy làm lạ, có phải chúng ta đã đập bễ cái bình ngọc đời sống chúng ta rồi đổ chính mình ra, từng giọt cho Ngài? Đây là tư tưởng đã chiếm hữu tâm trí của Phaolô khi ông đối diện với chính sự chết của mình, II Timôthê 4:6!
D. Chúng ta phải nhìn vào đời sống của chúng ta rồi tự hỏi mình: không biết chúng ta có dâng mọi sự chúng ta có và đang có cho Ngài chưa!?! Bạn thấy đấy, sự hy sinh của Mary là sự tỏ ra tối hậu về tình yêu và sự thờ phượng của nàng cho Chúa Jêsus. Nàng đã dâng mọi sự nàng đã có! Có phải chúng ta đã đặt mọi sự chúng ta có trên bàn thờ dâng cho Ngài không? Hãy suy nghĩ về việc nầy cách long trọng xem. Bạn đã dâng gì cho Ngài và bạn đã giúp gì cho bản thân mình và cho tha nhân?
I. Trong lãnh vực hy sinh
II. TRONG LÃNH VỰC PHỤC VỤ (câu 8)
A. Câu nói của Chúa Jêsus về sự hy sinh của Mary đã tóm tắt chiều sâu sự phục vụ của nàng dành cho Ngài. Ngài chỉ nói rằng nàng đã làm mọi sự hiện có trong năng lực của nàng. Cụm từ "điều nàng có thể làm được" đề cập tới mọi sự mà nàng đã có. Có nhiều việc Mary không thể làm cho Chúa Jêsus, nhưng trong việc xức dầu cho Ngài với bình dầu đắt giá ấy, nàng đã dâng cho Ngài mọi sự mà nàng đã có. Sự phục vụ của nàng là tuyệt đối.
Khi những kẻ hay phê phán cong cái lưỡi của họ lên, Chúa Jêsus phán với họ rằng những gì Mary đã làm là đáp ứng với cơ hội một lần trong đời để hầu việc Chúa, câu 7.
B. Khi cơ hội tự nó tỏ ra, Mary đã nắm lấy lợi thế và đã kinh nghiệm ơn phước một lần trong đời đó.
C. Hàm ý cho chúng ta rất rõ ràng buổi tối hôm nay. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời phán với tấm lòng chúng ta, đấy là lúc bước tới mà hầu việc Đức Chúa Trời. Thường thì chúng ta bỏ qua những giây phút đặc biệt phục vụ Chúa Jêsus khi chúng ta bất chấp sự thúc đẩy và chức năng lãnh đạo của Đức Thánh Linh. Đấy là lý do tại sao Kinh thánh cảnh báo chúng ta phải cẩn thận e chúng ta dập tắt Thánh Linh của Đức Chúa Trời, I Têsalônica 5:19.
(Minh họa: Có bao nhiêu lần chúng ta bất chấp sự thúc đẩy của Thánh Linh Đức Chúa Trời và bỏ qua nhiều cơ hội hầu việc Chúa? Cho tới chừng nào chúng ta đến tận chỗ khi Ngài phán dạy, chúng ta mới lập tức đáp ứng, chúng ta sẽ không bao giờ làm được mọi sự chúng ta có thể làm cho Ngài. Cái điều Chúa đang tìm kiếm là những người nào biết đem mọi sự họ có mà đầu phục, mọi sự họ đang có và mọi sự họ hy vọng là ý muốn của Chúa. Ngài đang tìm kiếm người nào biết nắm lấy địa vị tôi tớ ở trước mặt Ngài. Ngài đang tìm kiếm hạng người biết đáp ứng khi Ngài phán cùng họ. Ngài đang tìm kiếm những người mà về họ Ngài có thể phán: "Họ đã làm điều họ có thể làm được").
I. Lãnh vực hy sinh
II. Lãnh vực phục vụ
III. LÃNH VỰC ĐẦU PHỤC (các câu 3, 8)
A. Trong thời của Đấng Christ, người ta không ngồi vào bàn để ăn các thứ thức ăn của họ đâu. Loại bàn mà họ sử dụng thật thấp so với nền nhà, và người ta tựa vào bàn lúc ăn. Điển hình là đầu của họ ở gần cái bàn khi chơn của họ ở phía kia. Điều nầy có ý nói rằng người nào muốn đến với một người đang trong tư thế ấy sẽ phải cao hơn người tựa vào bàn. Vì lẽ đó, có thể cho rằng Mary được xem là trong tư thế quì gối khi đến gần Chúa Jêsus, để xức dầu lên đầu Ngài.
Trong giây phút đó, Mary đã đưa ra một phát biểu long trọng về sự đầu phục. Bằng cách quì gối bên Ngài và xức dầu cho Ngài, nàng đã công bố đức tin của nàng nơi Ngài là Đấng Mêsi. Nàng đã nói cho mọi người, những ai đã nhìn thấy nàng làm điều nàng đã làm biết rằng đức tin của nàng đã đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Nàng, trong giờ phút đó, đã đem mọi sự mà đầu phục Ngài!
B. Hành động yêu thương và thờ phượng của nàng cũng lập ra một phát biểu lớn lao về Đấng mà nàng tin Chúa Jêsus phải trở thành. Bạn thấy đấy, đã có bốn giai cấp con người được xức dầu trong thời buổi ấy: Các Vua (II Các Vua 9:3), Thầy Tế Lễ (Xuất Êdíptô ký 29:7), Tiên tri (I Các Vua 19:16) và kẻ chết (Giăng 19:39-40; Luca 23:56; Mác 16:1). Tôi tin rằng bởi hành động vô kỷ của nàng, Mary đã công nhận Chúa Jêsus phải là tất cả những việc ấy trong tấm lòng của nàng.
Chắc chắn, Chúa Jêsus là tất cả mọi sự nầy. Ngài là Vua các vua, Khải huyền 19:16. Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Hêbơrơ 3:1. Ngài là Tiên Tri, Mathiơ 13:31. Ngài đã chết, nhưng sống cho đến đời đời, Khải huyền 1:18. Đây là những gì Mary đã tin về Chúa Jêsus và nàng chứng tỏ sự đầu phục của nàng đối với Ngài là tất cả mọi sự ấy bởi hành động kính sợ và thờ phượng của nàng.
C. Mary còn chạm đến Chúa Jêsus đã và đang là ai nhiều hơn các môn đồ của Ngài nữa. Nàng đã tin rằng Ngài sắp sửa gục chết. Họ không tin! Rõ ràng là nàng biết rõ thi thể của Ngài sẽ không được xức dầu sau khi chết, vì vậy nàng đã làm điều đó trước kỳ. Chắc chắn là đức tin của nàng đã giúp cho nàng nhìn thấy bên kia thập tự giá và ngôi mộ đến một ngày khi Chúa Jêsus sẽ sống lại từ kẻ chết và chiếm lấy ngôi vinh hiển trên Thiên đàng. Nàng tuyệt đối đầu phục đối với Đức Chúa Jêsus Christ.
D. Còn bạn thì sao? Có phải bạn có sự đầu phục cùng cấp độ như Mary không? Có phải đời sống bạn đang sống tỏ ra bạn đang quì gối trước mặt Ngài là Chúa và Đức Chúa Trời tuyệt đối không? Khi Mary đạt tới chỗ ấy, thực sự nàng đã làm mọi sự mà nàng có thể làm được. Khi chúng ta đạt tới chỗ đó, chúng ta có thể không đi xa hơn với Chúa Jêsus. Ở điểm đó, Ngài sẽ là mọi sự và chúng ta sẽ chẳng là gì cả. Chúng ta sẽ thấy mình lạc mất trong sự vinh hiển của Ngài. Có phải bạn đến tận đó, hay có phải các mảng đời sống của bạn vẫn còn chưa chịu đầu phục? Giống như Mary đã đập bể bình dầu để từng giọt sẽ được trút ra, chúng ta hãy đập bễ đời sống của mình tại bàn thờ của Ngài hầu cho Ngài có thể nhận từng giọt vinh hiển sau cùng từ chúng ta. Đấy là cái giá của sự đầu phục!
(Minh họa: Có một câu chuyện từ vùng Trung Đông nói tới bốn anh em, họ quyết định đến dự một bữa tiệc. Khi rượu vốn là đắt tiền, họ kết luận rằng mỗi người sẽ mang một lượng bằng nhau rồi thêm vào đó một phần chung. Tuy nhiên, một trong mấy anh em, suy nghĩ tránh né tổn phí của phần đóng góp như vậy nên quyết định đem nước theo thay vì đem rượu. Anh ta nói: "Chẳng ai để ý đâu".
Nhưng tại bữa tiệc khi rượu đã đổ ra chẳng phải là rượu nữa. Đấy chỉ là nước thôi. Từng người trong số họ đều nghĩ như nhau: "Chắc mấy người kia rồi. Nước đâu có tốn hao gì!"
Và hãy nghĩ đến việc không muốn phục vụ người khác là căn bịnh của người Bắc Mỹ trong thế kỷ thứ 20 xem! Không, bất cứ đâu bạn đi đến trong thế gian, bạn sẽ thấy mọi người đều thích có một tôi tớ chớ không ai muốn trở thành một tôi tớ cả).
Phần kết luận: Nàng đã làm điều mà nàng có thể làm được! Tôi lấy làm lạ không biết Chúa Jêsus có khả năng nói y như thế về đời sống của tôi hay không nữa? Liệu Ngài có dám nói như thế về chính đời sống của bạn không?
Minh họa: William và Mary Tanner đang băng qua đường rầy xe lửa cách đây mấy năm khi chơn của Mary bị trợt và bị kẹt giữa đường ray và nẹp gỗ. Nàng cố thoát ra khi xe lửa đến gần khúc quanh. Chồng nàng nổ lực trong tuyệt vọng khi muốn giải phóng cho nàng ra khỏi đó. Khi chiếc xe lửa đến gần hơn, Mary nhận ra thời gian không còn nữa rồi. "Bill, hãy để mặc em, hãy để mặc em!" nàng kêu lên. Khi nhìn thấy mọi nổ lực của mình đều vô ích, anh mau chổi dậy rồi ôm lấy nàng trong vòng tay của mình để bảo hộ nàng như có thể được. Trong khi nhiều người khác đứng gần đó rùng vai trong kinh khiếp, chiếc xe lửa cứ lao tới. Người ta báo lại rằng ngay trước khi đầu máy đụng phải họ, họ đã nghe người cam đảm kia kêu lên: "Mary, anh sẽ ở lại bên em!"
Mặc dù người nầy không thể cứu được vợ mình, sự yêu thương của anh không hề phai nhạt, và theo ý nghĩa nầy đây là một hình ảnh cụ thể nói tới cấp độ hy sinh mà Chúa Jêsus trông mong từ chúng ta. Nàng đã làm điều mà nàng có thể làm được. Còn chúng ta thì sao?