Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá: "Những năm tháng vàng son của Israel"


Từ Sự Sáng Tạo Đến Thập Tự Giá
Những năm tháng vàng son của Israel
Mục sư Bob Deffinbaugh
Sách Giôsuê
Phần giới thiệu
Có một tấm hình trong album gia đình của bố mẹ tôi luôn luôn khắc ghi trong tâm trí của tôi. Hình ấy được chụp trong kỳ nghỉ của gia đình chừng mấy ngày ở Công viên quốc gia Glacier. Chúng tôi đã mượn một túp lều và dụng cụ ở ngoài trời khác từ một người bà con và đã kinh nghiệm chuyến phiêu lưu cắm trại lần đầu tiên. Chúng tôi tìm được một chỗ đất bằng phẳng và cách xa những rặng đá lớn, và chính ở đây chúng tôi đã dựng túp lều lên. Khi ấy, chúng tôi chẳng biết gì về giông bão ở vùng núi hoặc dựng lều ở thế đất cao ráo. Chúng tôi chẳng có ý niệm gì từ hướng nào gió và mưa sẽ ụp đến, nhưng chúng tôi đã học biết hết mọi sự nầy trước khi bóng đêm đã trôi qua!
Tấm hình gia đình chúng tôi đã được chụp vào ban trưa, ngay trước túp lều. Bầu trời xanh lơ và chẳng gợn một chút mây. Nó giống như một kỳ nghỉ rất trọn vẹn của gia đình. Sau khi hết thảy chúng tôi đều vào bên trong lều lúc chiều, cuộn mình trong các túi ngủ, thì cái điều bất ngờ kia đã xảy ra. Một trận bão mùa hè thình lình ụp đến trên chúng tôi. Đã có mưa rất nặng hạt, kèm theo là sấm sét. Cơn mưa thổi ngay cửa lều chúng tôi, đối mặt với trận bão. Nước đã tụ lại nơi trũng, túp lều của chúng tôi đã cắm ở đó. Không lâu sau đó, đã có ít nhất chừng ba cm nước mưa bên trong cái lều đó. Các túi ngủ của chúng tôi đều ướt đẫm, và em tôi cứ hát bài “Chúa Jêsus yêu em” càng lớn tiếng thêm. Chúng tôi vội vã cuốn lều, các túi ngủ và mọi thứ khác, đưa hết vào xe, rồi lái đến một nhà nghỉ, ở đó chúng tôi có thể khô ráo.
Một số việc khởi sự rất ngon lành lại kết thúc với một tư thế thật khác biệt. Phần kỳ nghỉ nầy của gia đình đã nhắc cho tôi nhớ đến mối quan hệ của Sách Giôsuê với sách tiếp theo đó, là sách Các Quan Xét. Sách Giôsuê là “dấu hiệu” của sự thành công trong lịch sử Israel. Những việc dường nhọc nhằn đã trở nên khá hơn. Một khi đã lạc quan đối với tương lai rồi thì ai sẽ giúp gì được nữa? Nhưng khi chúng ta đến với sách kế đó, là sách Các Quan Xét, mọi việc cứ ngày càng trượt xuống thật thấp. Ở đây, mọi sự càng tồi tệ thêm.
Sao lại như thế được chứ? Làm sao Israel lại mau tuột nhanh chóng từ những thành công của mình trong thời Giôsuê xuống tới các thất bại trong thời kỳ Các Quan Xét? Một số sự việc nầy phải đợi cho tới bài học kế của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ tiếp cận sách Giôsuê với hai con mắt rộng mở, với sự nhìn biết những gì tương lai đang nắm giữ. Chúng ta hãy thưởng thức “thời hoàng kim” của sách Giôsuê, nhưng chúng ta cũng phải sửa soạn cho những thời kỳ xấu xa không bao lâu nữa sẽ xảy đến.
Cấu trúc của sách Giôsuê
Cấu trúc của sách Giôsuê rất là rõ ràng:
Các chương 1-12: Chiếm lấy xứ và thắng hơn dân xứ Canaan
Các chương 13-21: Phân chia xứ
Các chương 22-24: Các biến cố kết thúc và lời lẽ khích lệ và cảnh cáo của Giôsuê
Trong phần nghiên cứu nầy, chúng ta sẽ hướng sự chú ý của mình vào hai tiểu đoạn đầu và cuối của quyển sách. Tiểu đoạn đầu đầy dẫy với các biến cố phấn khích mô tả việc băng qua sông Giôđanh cùng việc chiếm lấy xứ. Tiểu đoạn sau cùng rất giống với lời lẽ của Môise trong sách Phục truyền luật lệ ký. Giôsuê thúc giục dân sự phải vòng tay ôm lấy giao ước của Đức Chúa Trời làm của riêng mình, và rồi cảnh cảo rằng họ sẽ không thể giữ được lời hứa của họ.
Một nhận định về việc chiếm lấy xứ Giôsuê 1:1—12:24
Chương 1
Chương thứ nhứt của sách Giôsuê đầy dẫy với lời lẽ dạy dỗ và khích lệ. Đức Chúa Trời hướng dẫn Giôsuê lãnh đạo dân Do thái băng qua sông Giôđanh và chiếm lấy xứ. Khi Ngài làm như vậy, Đức Chúa Trời ban ra các lời hứa nầy:
“Phàm nơi nào bàn chân các ngươi đạp đến, thì ta ban cho các ngươi, y như ta đã phán cùng Môi-se. Địa phận các ngươi sẽ lan ra từ đồng vắng và Li-ban này cho đến sông cái, là sông Ơ-phơ-rát, tràn cả xứ dân Hê-tít cho đến biển cả về hướng mặt trời lặn. Trót đời ngươi sống, thì chẳng sẽ ai được chống cự trước mặt ngươi. Ta sẽ ở cùng ngươi như ta đã ở cùng Môi-se; ta sẽ không lìa ngươi, không bỏ ngươi đâu. Hãy vững lòng bền chí, vì ngươi sẽ dẫn dân này đi nhận lấy xứ mà ta đã thề cùng tổ phụ ban cho chúng nó. Chỉ hãy vững lòng bền chí, và cẩn thận làm theo hết thảy luật pháp mà Môi-se, tôi tớ ta, đã truyền cho ngươi; chớ xây qua bên hữu hoặc bên tả, để hễ ngươi đi đâu cũng đều được thạnh vượng. Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước. Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giôsuê 1:3-9, phần nhấn mạnh là của tôi).
Cùng với những sự bảo đảm của Đức Chúa Trời, đã có những lời khuyên nhũ và mạng lịnh. Giôsuê cần phải mạnh mẽ và can đảm (1:6-7); ông không được sợ hãi (1:9). Ông đã lãnh đạo dân sự băng qua sông Giôđanh và chiếm lấy xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa với các tổ phụ họ (1:6). Ông cần phải chú ý đến Luật pháp mà Đức Chúa Trời đã ban ra qua Môise. Ông cần phải học thuộc luật pháp ấy và chú ý thật cẩn thận, không được vi phạm bất kỳ một mạng lịnh nào trong đó (1:7-8).
Khi ấy Giôsuê đưa ra những huấn thị cho các chi phái Rubên, Gát, and Manase – các chi phái ấy đã chọn ngụ ở bên bờ phía Đông sông Giôđanh – nhắc cho họ nhớ rằng họ phải trợ giúp các anh em mình chiếm lấy xứ bên bờ Tây sông Giôđanh trước khi họ có thể hiệp với gia đình mình trên phần đất của riêng họ ở phía Đông sông Giôđanh. Đáp ứng của những người Do thái nầy với lời lẽ của Giôsuê thật đáng kinh ngạc:
“Những người ấy thưa cùng Giô-suê rằng: Chúng tôi sẽ làm mọi điều ông dặn biểu, và đi khắp nơi nào ông sai chúng tôi sẽ vâng theo ông trong mọi việc y như đã vâng theo trong mọi việc như đã vâng theo Môi-se. Chỉn nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời ông ở cùng ông, y như Ngài đã ở cùng Môi-se vậy! Phàm ai nghịch mạng không vâng theo lời ông trong mọi điều ông dặn biểu chúng tôi, thì người đó sẽ bị xử tử; chỉ ông hãy vững lòng bền chí” (Giôsuê 1:16-18)
Môise đã truyền cho các tổ phụ họ phải chiếm lấy xứ, và họ đã từ chối, lại đe dọa giết chết ông nữa và chỉ định một nhà lãnh đạo mới, là người sẽ đưa họ trở lại Aicập (Dân số ký 14:1-4, 10). Ngược lại, thế hệ nầy hứa làm theo Giôsuê, và thậm chí còn khích lệ ông phải mạnh dạn và can đảm nữa! Họ đe dọa xử tử bất cứ ai dám chống đối Giôsuê.
Chương 2
Lần nầy Giôsuê phái chỉ có hai thám tử (2:1), điều nầy chắc chắn có quan hệ với sự thất bại của thế hệ đầu tiên ở Cađe khi chỉ có 2 trong 12 thám tử mang về “tin tức tốt lành”. Mọi hành động của Giôsuê rõ ràng là mong một loại báo cáo tốt đẹp từ hai thám tử nầy. Đức Chúa Trời đã xen vào trong một phương thức như thế để chắc chắn có một “tin tức tốt lành”. Hai thám tử lên đường đến thành Giêricô, nằm ở sườn phía Đông của sông Giôđanh. Nơi duy nhứt phải ở trong thành là nhà của Raháp, một kỵ nữ. (Ai sẽ nghi ngờ về những người lạ ngụ trong nhà nàng chứ?)
Hai thám tử đã tìm gặp một phụ nữ có đức tin nơi Raháp. Vua của thành Giêricô đã hay được sự đến của hai thám tử, và ông ta biết họ đã đến tại nhà của Raháp. Nhà vua bèn đòi Raháp phải giao hai người ấy cho ông ta. Raháp đã chọn bảo hộ hai người nầy, thay vì giao họ cho nhà vua. Nàng biết rõ là dân Do thái sẽ thắng hơn Giêricô và dân xứ Canaan:
“mà nói rằng: Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này, sự kinh khủng vì cớ các ông đã bắt lấy chúng tôi, và cả dân của xứ đều sờn lòng trước mặt các ông. Vì chúng tôi có hay khi các ông ra khỏi xứ Ê-díp-tô, thì Đức Giê-hô-va đã khiến nước Biển đỏ bày khô trước mặt các ông, và điều các ông đã làm cho Si-hôn và Óc, hai vua dân A-mô-rít, ở bên kia sông Giô-đanh, mà các ông đã diệt đi. Chúng tôi có hay điều đó, lòng bèn tan ra, chẳng ai trong chúng tôi còn can đảm trước mặt các ông nữa; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này” (Giôsuê 2:9-11)
Raháp đã mặc cả với hai thám tử buông tha cho nàng và gia đình nàng, nếu nàng bảo hộ cho họ. Họ đã đồng ý, và hai thám tử đã thoát ra khỏi thành phố, được dòng xuống bức tường bởi một sợi dây từ cửa sổ nhà Raháp (2:15). Hai thám tử trốn trong vùng núi rồi lên đường trở về lại với trại quân của Israel. Họ đã đến gặp Giôsuê đem theo các tin tức tốt lành:
“Hai người nói cùng Giô-suê rằng: Quả thật, Đức Giê-hô-va đã phó cả xứ vào tay chúng ta; và lại, hết thảy dân của xứ đều sờn lòng trước mặt chúng ta” (Giôsuê 2:24)
Báo cáo của Raháp không những là phương tiện giải cứu của chính nàng; mà nó còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng cho dân Israel lòng can đảm khi tấn công thành Giêricô.
Chương 3
Đây quả là ngày trọng đại trong lịch sử của dân Do thái, một ngày mà Đức Chúa Trời sẽ tôn vinh Giôsuê, chứng tỏ với dân Do thái rằng bàn tay của Ngài đang ở trên vị tân lãnh tụ của họ, giống như bàn tay ấy đã ở trên Môise vậy:
“Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê rằng: Ngày nay ta khởi tôn ngươi lên trước mặt cả Y-sơ-ra-ên, để chúng nó biết rằng ta sẽ ở cùng ngươi như ta đã ở cùng Môi-se vậy” (Giôsuê 3:7, phần nhấn mạnh là của tôi).
Khi họ sửa soạn băng qua sông Giôđanh, Giôsuê thốt ra lời lẽ nầy với dân sự:
“Giô-suê bèn nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Hãy lại gần, nghe lời của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi. Đoạn, người nói: Nhờ điều này các ngươi sẽ biết rằng Đức Chúa Trời hằng sống ngự giữa các ngươi, và Ngài sẽ đuổi khỏi trước mặt các ngươi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân Hê-vít, dân Phê-rê-sít, dân Ghi-rê-ga-sít, dân A-mô-rít, và dân Giê-bu-sít. Này, hòm giao ước của Chúa cả thế gian đi trước các ngươi vào sông Giô-đanh … và khi những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước của Đức Giê-hô-va, là Chúa cả thế gian, mới để bàn chân mình dưới nước sông Giô-đanh, thì nước của sông, tức nước từ nguồn chảy xuống, sẽ chia ra, và dồn lại thành một đống” (Giôsuê 3:9-11, 13).
Khi các thầy tế lễ bước vào sông Giôđanh, nước thôi chảy, dồn lại thành đống ra một khoảng xa. Điều nầy chắc chắn được dự định gợi lại trong tâm trí của dân sự phép lạ trước kia khi dân Do thái băng qua Biển Đỏ, đi trên đất khô. Các thầy tế lễ khiêng hòm giao ước đứng ở giữa sông Giôđanh, khi dân sự đi ngang qua.
Chương 4
Đức Chúa Trời truyền cho Giôsuê phải dựng lên một bia tưởng niệm, một sự nhắc nhớ về điều nầy và các thế hệ trong tương lai biết về một việc lớn lạ mà Đức Chúa Trời đã làm cho dân sự Ngài. Mười hai người (mỗi người một chi phái) phải ra đến tận đáy sông và dời đi một hòn đá. Những hòn đá nầy cần phải được mang đến chỗ đóng quân của họ bên bờ tây sông Giôđanh, và các hòn đá nầy cần phải được chất thành một đống để làm một bia tưởng niệm. Dường như là bia tưởng niệm thứ hai đã được dựng lên ở giữa dòng sông Giôđanh. Mười hai hòn đá từ đất khô đã được mang đến chỗ mà hòm giao ước vẫn còn đứng ở đó, ở giữa dòng sông (4:9). Tác giả báo cho hàng độc giả của mình biết rằng đống đá nầy vẫn còn ở đó (dưới nước) vào thời điểm ông viết ra tác phẩm của mình (4:9).
Ngày ấy, một phép lạ không tưởng đã diễn ra, một phép lạ được dự trù khích lệ dân Do thái biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đi trước mặt họ để vùa giúp họ đánh bại dân xứ Canaan rồi chiếm lấy xứ (xem 3:9-13). Đây cũng là phương tiện Đức Chúa Trời tôn vinh Giôsuê, hầu cho dân sự sẽ tôn trọng và nghe theo ông, y như họ đã tôn trọng và nghe theo Môise vậy:
“Ngày đó, Đức Giê-hô-va khiến Giô-suê được tôn trọng trước mặt cả Y-sơ-ra-ên, và chúng kính sợ người trọn đời người, như đã kính sợ Môi-se vậy” (Giôsuê 4:14).
Đây cũng là cách Đức Chúa Trời khích lệ dân Do thái biết vâng theo Ngài và làm kinh khủng cho dân xứ Canaan nào dám chống đối dân sự của Ngài:
“hầu cho các dân tộc thế gian biết rằng tay của Đức Giê-hô-va là rất mạnh, và cho các ngươi kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi luôn luôn. Vả, các vua A-mô-rít ở bên kia sông Giô-đanh về phía tây, và các vua Ca-na-an ở gần biển vừa hay rằng Đức Giê-hô-va đã làm cho nước sông Giô-đanh bày khô trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, cho đến chừng đã đi qua khỏi, thì lòng họ kinh khiếp và nao sờn vì cớ dân Y-sơ-ra-ên” (Giôsuê 4:24-5:1).
Chương 5
Khi họ đã qua bên kia sông Giôđanh, Đức Chúa Trời đã truyền cho dân Do thái phải chịu phép cắt bì. Trong khi thế hệ đầu tiên rời Aicập đã chịu phép cắt bì, họ không làm phép cắt bì cho con cái của họ (5:5-7). Đây là cách mà thế hệ mới nầy sẽ công khai vòng tay ôm lấy giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với các tổ phụ họ và giờ đây đang lập với họ. Câu nầy cung ứng nhiều dữ liệu và không nên bỏ qua:
“Khi người ta làm phép cắt bì cho hết thảy dân sự xong rồi, thì họ ở lại chỗ mình trong trại quân cho đến chừng nào lành” (Giôsuê 5:8).
Câu ấy nhắc cho chúng ta nhớ đến một sự cố trước đây, được ghi lại trong Sách Sáng thế ký:
“Mọi người đi ra cửa thành mình đều nghe theo lời Hê-mô và Si-chem, con trai người, và hết thảy người nam đi ra cửa thành mình đều chịu phép cắt bì. Đến ngày thứ ba, khi mọi người đang đau đớn, thì hai con trai Gia-cốp, là Si-mê-ôn và Lê-vi, anh nàng Đi-na, cầm mỗi người một thanh gươm, thừa khi ai nấy yên ổn, xông vào thành giết hết thảy người nam. Hai người lại lấy gươm giết Hê-mô và Si-chem, con trai người, đem nàng Đi-na ra khỏi nhà Si-chem, rồi đi. Vì cớ họ làm mất danh giá em gái mình, nên các con trai Gia-cốp xông vào những xác chết và phá cướp thành; bắt các bầy chiên, bò, lừa, cùng vật chi trong thành và ngoài đồng; cướp đem đi hết tài vật, các con trẻ và đàn bà, cùng mọi vật chi ở trong nhà vậy” (Sáng thế ký 34:24-29, phần nhấn mạnh là của tôi).
Khi Sichem tự mình ràng buộc với Đina, em gái của Simêôn và Lêvi, hai người anh giận dữ nầy đã gạt gẫm bước vào một hiệp ước với người thành Sichem, với điều kiện mọi người nam trong thành Sichem phải phục theo nghi thức cắt bì. Trong thời gian ba ngày chờ lành vết thương, khi người thành Sichem còn trong đau đớn và trong tình trạng yếu ớt, các con trai của Giacốp đã giết người nam rồi cướp đi vợ, con, bầy gia súc của họ làm chiến lợi phẩm.
Điều nầy cho chúng ta biết rằng, khi dân Do thái phục theo phép cắt bì ngay sau khi qua sông Giôđanh, điều nầy không những là một hành động vâng phục mà còn là một hành động có đức tin nữa. Băng qua sông Giôđanh sẽ được cư dân Canaan giải thích là một hành động xâm lược, một hành động gây chiến tranh. Dân sự thành Giêricô (chưa nhắc tới các dân khác nữa) sẽ đưa ra từng lý do hầu đánh trả chống lại dân Do thái, trước khi họ đến gần hơn. Tính khả thi của một kẻ thù tấn kích sau khi băng qua sông Giôđanh là rất thực, và vì thế phục theo phép cắt bì sẽ trở thành nhược điểm bị tấn công trong mấy ngày. Nếu dân Canaan tấn công Israel vào thời điểm nầy, họ sẽ ở vào điểm yếu ớt nhất của họ trong vai trò một dân tộc. Bất chấp những liều lĩnh và cơn đau hiện có, dân Do thái đã vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời.
Theo sau phép cắt bì của họ, dân Do thái đã tuân giữ Lễ Vượt Qua ở đồng bằng Giêricô (5:10). Còn hơn thế nữa, họ đã ăn bánh không men lần đầu tiên (5:11). Thực đơn thay đổi từ thời điểm nầy trở đi. Thế hệ nầy không còn ăn mana nữa (5:12). Bữa ăn đầu tiên quả thật rất là thích thú.
Bấy giờ một việc lạ lùng đã diễn ra. Khi Giôsuê tiếp cận thành Giêricô, có một người xuất hiện trước mặt ông, tay cầm thanh gươm trần. Giôsuê đến gần rồi hỏi người nầy đến đó là vì Israel hay chống lại họ. Đây là một thắc mắc rất hợp lý, nhưng chắc chắn Giôsuê đã cảm thấy an toàn khi hỏi như vậy. Rốt lại, đây không chỉ là một người, và đàng sau người là một đạo quân rất oai nghi. Tuy nhiên, Giôsuê chưa sửa soạn đối với câu trả lời mà người nầy đã ban ra cho ông:
“Người đáp: không, bây giờ ta đến làm tướng đạo binh của Đức Giê-hô-va. Giô-suê bèn sấp mặt xuống đất, lạy, và hỏi rằng: Chúa truyền cho tôi tớ Chúa điều gì? Tướng đạo binh của Đức Giê-hô-va nói cùng Giô-suê rằng: Hãy lột giày khỏi chân ngươi, vì nơi ngươi đứng là thánh. Giô-suê bèn làm như vậy”(Giôsuê 5:14-15, phần nhấn mạnh là của tôi).
Nhiều người cảm thấy đây là sự tỏ ra của Đấng Christ trước khi hóa thân thành nhục thể, và tôi có khuynh hướng đồng ý như thế. Không có gì phải lấy làm lạ khi Giôsuê mau lột giày mình ra rồi sấp mình xuống trước vị “Quan Tướng Đạo Binh” nầy. Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ tới một sự kiện trước đây trong sách Ngũ Kinh:
“Môi-se bèn nói rằng: Ta hãy tẻ bước lại đặng xem sự lạ lớn nầy, vì cớ sao bụi gai chẳng tàn chút nào. Đức Giê-hô-va thấy người tẻ bước lại xem, Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi rằng: Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se! Người thưa rằng: Có tôi đây! Đức Chúa Trời phán rằng: Chớ lại gần chốn nầy, Hãy cổi giầy ngươi ra, vì chỗ ngươi đang đứng là đất thánh. Rồi Ngài lại nói: Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Môi-se liền che mặt, vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời” (Xuất Êdíptô ký 3:3-6, phần nhấn mạnh là của tôi).
Và Giôsuê đang có phiên bản riêng về “bụi gai cháy”; ông có một sự gặp gỡ trực tiếp với Đức Chúa Trời. Ông nhận lãnh các huấn thị cho trận chiến của mình từ chẳng ai khác hơn là vị “Quan Tướng Đạo Binh” của các lực lượng vũ trang của Israel. Chương trình Ngài đang tỏ ra là một chương trình mà chẳng có một lãnh tụ quân sự nào có thể hình dung được, như không bao lâu nữa chúng ta sẽ thấy.
Chương 6
Tôi thích câu chuyện nầy. Chương bắt đầu với phần mô tả một vấn đề rất thực về quân sự:
“Vả, Giê-ri-cô đã đóng cửa mình cách nghiêm nhặt trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, không người nào vào ra” (Giôsuê 6:1).
Dân Israel xử lý thế nào với sự thực thành Giêricô là một thành có phòng thủ kiên cố, với các bức tường thành và hai cánh cổng rất kiên cố? Sau khi báo động bởi sự hiện diện của quân đội Israel, hai cánh cổng nầy đã bị đóng thật chặt; không một người nào được vào hay rời khỏi thành phố nầy. Nếu dân Do thái tìm cách trèo vào các bức tường, họ sẽ mất đi nhiều sinh mạng đấy. Nếu họ nổ lực đánh phá hai cổng thành, cùng sự việc ấy sẽ xảy ra. Họ sẽ thắng hơn hai cánh cổng nầy khả thi ra sao?
Đức Chúa Trời có giải pháp trọn vẹn, một giải pháp mà chẳng ai hề tra xét đến, vì đấy là một phép lạ. Vị sứ giả thiêng liêng không hề nói cho Giôsuê biết làm thể nào dân Israel sẽ đột nhập vào thành được hoặc làm sao dân sự thành Giêricô sẽ bị đánh bại. Sở dĩ như thế là vì dân Do thái bị buộc phải hành động theo đức tin:
“Bởi đức tin, các tường thành Giê-ri-cô đổ xuống, sau khi người ta đi vòng quanh bảy ngày. Bởi đức tin, các tường thành Giê-ri-cô đổ xuống, sau khi người ta đi vòng quanh bảy ngày (Hêbơrơ 11:30).
Vị Quan Tướng Đạo Binh báo cho Giôsuê biết rằng dn Israel cần phải đi quanh thành phố mỗi ngày một lần trong sáu ngày. Những người có vũ trang phải đi trước, thổi kn ln. Các thầy tế lễ theo sau, khiêng hòm giao ước và thổi kèn. Tiếp đến phần còn lại của các đạo quân theo ở đàng sau, trổi kèn họ lên. Tuy nhiên, dân sự cần phải giữ im lặng. Bối cảnh nầy rất đáng kinh ngạc! Bạn có thể tưởng tượng dân sự thành Giêricô xếp hàng trên các bức tường thành, họ nhìn xuống với cả sợ hãi và lấy làm lạ khi dân Israel diễu hành quanh thành phố. Những tiếng kèn trổi lên, nhưng dân sự thì giữ im lặng. Sau cùng, đến ngày thứ bảy, dân Israel diễu hành quanh thành phố bảy lần, và khi tiếng kèn trổi lên, dân sự đồng hô lên lớn tiếng, không biết được (theo ý của tôi) về điều chi sẽ xảy ra.
Trước sự ngạc nhiên của mọi người (những người đi diễu hành bên ngoài thành, và những kẻ đứng trên các bức tường ở bên trong đang nhìn xuống) các bức tường thành sụp xuống. Theo ý của tôi thì nhiều (nếu không phải là hầu hết) các binh lính có vũ trang trong thành Giêricô, một là họ đứng trên bức tường hay gần đó, sẵn sàng chống trả với dân Israel nếu họ tấn công thành phố. Khi các bức tường sụp xuống, điều nầy đã giết chết nhiều bình lính của thành Giêricô. Và người nào còn sống sót đều hoàn toàn mất cả nhuệ khí đi. Hệ thống phòng thủ của họ đã bị hủy diệt hoàn toàn. Trong những điều họ tin cậy và tìm được an ninh lại là công cụ làm sự hủy diệt cho chính họ. Trở ngại ngăn Israel xâm nhập (các bức tường thành và hai cánh cổng) đã vụn nát ở trước mặt họ. Mọi sự dân Israel phải làm là “hoàn tất công việc”, và họ đã hoàn tất. Họ hoàn toàn tiêu diệt dân sự và thành phố, chẳng để lại một người nào sống sót.
Tuy nhiên có một phép lạ khác, ít nhất theo tôi đọc câu chuyện. Đức Chúa Trời đã hủy diệt thành phố bằng cách làm cho các bức tường thành sụp xuống, tuy nhiên Ngài đã buông tha cho Raháp và gia đình nàng, ngôi nhà của họ nằm trong (hay trên) một phần của bức tường. Chắc chắn phần nầy của bức tường không bị sụp xuống, như phần còn lại đã bị sụp đổ. Và thế là hai thám tử được sai vào trong nhà của Raháp để đem nàng và gia đình nàng ra trong sự an toàn, dưới sự bảo hộ của Israel. Vì Raháp cung ứng nơi trú ẩn cho hai thám tử, Đức Chúa Trời đã ban cho Raháp và gia đình nàng nơi trú ẩn trong Israel. Còn tốt hơn thế nữa, tên của Raháp đã được ghi lại trong sổ sự sống, và nàng được tìm gặp trong đại sảnh đức tin (Hêbơrơ 11:31; Giacơ 2:25).
Chương 7
Có một vấn đề với chiến thắng của Israel đối với dân sự thành Giêricô, và tác giả đã nói ra điều đó ở câu 1:
“Song dân Y-sơ-ra-ên có phạm một tội về vật đáng diệt; vì A-can, con trai của Cạt-mi, cháu của Xáp-đi, chắt của Xê-rách về chi phái Giu-đa, có lấy vật đáng diệt và cơn giận của Đức Giê-hô-va nổi phừng lên cùng dân Y-sơ-ra-ên” (Giôsuê 7:1).
Acan đã bất tuân các huấn thị mà Môise đã ban ra trước đây:
“Nhưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ lần lần đuổi các dân tộc nầy khỏi trước mặt ngươi; ngươi không thế diệt chúng nó mau, e những thú rừng thêm nhiều lên mà hại ngươi chăng; song Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ phó chúng nó cho ngươi, và khiến cho sa vào sự kinh hoàng dữ dội, cho đến chừng nào chúng nó bị diệt mất. Ngài sẽ phó các vua chúng nó vào tay ngươi, ngươi phải xóa danh các vua đó khỏi dưới trời, chẳng còn một ai chống cự trước mặt ngươi, cho đến chừng nào ngươi đã diệt chúng nó. Các ngươi phải thiêu đốt những tượng chạm về các thần chúng nó. Chớ tham lam, cũng chớ lấy cho mình bạc hay vàng bọc các tượng ấy, e ngươi phải mắc bẫy chăng; vì vật ấy lấy làm gớm ghiếc cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Chớ đem vàng gớm ghiếc nầy vào nhà mình, e ngươi cũng đáng bị diệt như nó. Khá gớm ghê và hiềm nó đến đều, vì là một vật đáng diệt” (Phục truyền luật lệ ký 7:22-26, phần nhấn mạnh là của tôi).
Còn hơn thế nữa, Acan đã bất tuân các huấn thị đặc biệt của Giôsuê, được ban ra ngay trước khi dân Israel chiếm lấy thành Giêricô:
“Cái thành và mọi vật ở trong sẽ bị phú dâng cho Đức Giê-hô-va như vật đáng diệt; chỉ một mình Ra-háp là kỵ nữ, với hết thảy người ở cùng nàng trong nhà sẽ được sống, vì nàng đã giấu sứ giả của chúng ta sai đến. Nhưng hãy cẩn thận về vật các ngươi phú dâng diệt đi; vì nếu khi đã phú diệt rồi, các ngươi đoạt lấy của đáng diệt đó, thì các ngươi sẽ gây cho trại quân Y-sơ-ra-ên đáng bị diệt, và gieo sự loạn lạc vào trong đó. Phàm bạc, vàng, và hết thảy vật bằng đồng cùng bằng sắt đều sẽ biệt riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va; các vật đó sẽ nhập kho của Đức Giê-hô-va” (Giôsuê 6:17-19, phần nhấn mạnh là của tôi).
Tội lỗi của Acan đã mang lại tai họa lớn, không những giáng trên chính mình ông ta và gia đình của ông ta, mà còn giáng trên cả dân Israel nữa. Điều nầy hiển nhiên không bao lâu sau đó. Thành phố kế tiếp mà dân Israel phải xử lý là thành Ahi. Khi các thám tử được đi sai tiếp cận sức mạnh quân sự của thành phố, dường như họ quá tự tín:
“Đoạn trở về cùng Giô-suê mà rằng: Lấy làm vô ích đem cả dân sự đi lên đó; nhưng hãy cho chừng vài ba ngàn người đi lên đó mà đánh thành A-hi. Chớ làm cho mệt nhọc cả dân chúng đi đó; vì người A-hi ít quá” (Giôsuê 7:3).
Có thể là hai hay ba ngàn người cũng đủ chiếm lấy thành phố, đặc biệt với sự trợ giúp của Đức Chúa Trời. Nhưng không thể có như thế đâu, nhất là lần nầy. Khi dân Israel đối mặt với dân thành Ahi trong chiến trận, kẻ thù của họ đã chiếm tay trên rồi đánh đuổi các lực lượng dân Israel phải chạy trối chết. Ba mươi sáu người ngã chết trong trận đánh nầy. Giôsuê và cả dân Israel lấy làm kinh khủng và bối rối nơi sự thất bại của họ. Điều chi đã sai lầm khả thi? Đức Chúa Trời phán cùng Giôsuê:
“Bấy giờ, Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê rằng: Hãy đứng dậy; sao ngươi sấp mặt xuống đất như vậy? Y-sơ-ra-ên có phạm tội; chúng nó bội nghịch giao ước ta đã truyền cho đến nỗi dám lấy vật đáng diệt, ăn cắp vật đó, làm dối trá, và để trong bao mình. Bởi cớ đó, dân Y-sơ-ra-ên không thế chống cự nổi trước mặt kẻ thù nghịch mình, phải xây lưng trước mặt chúng nó, vì Y-sơ-ra-ên đã trở nên kẻ bị rủa sả. Nếu các ngươi không cất khỏi giữa mình vật đáng diệt ấy, thì ta không còn ở cùng các ngươi nữa” (Giôsuê 7:10-12).
Khi ấy đặt dân Israel vào tiến trình loại trừ, cho tới chừng sự việc tỏ ra Acan là kẻ phạm tội. Giôsuê thúc giục Acan phải làm thanh sạch tội lỗi của mình, và ông ta đã làm theo:
“A-can thưa cùng Giô-suê rằng: Phải, tôi đã phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, và này là điều tôi đã làm: Tôi có thấy trong của cướp một cái áo choàng Si-nê-a tốt đẹp, hai trăm siếc lơ bạc, và một ném vàng nặng năm mươi siếc lơ; tôi tham muốn các món đó, và lấy nó; kìa, các vật ấy đã giấu dưới đất giữa trại tôi, còn bạc thì ở dưới” (Giôsuê 7:20-21).
Bạn phải dành cho Acan một sự khen ngợi vì đã công khai nhìn nhận tội lỗi của mình, mà chẳng đưa ra một lời cáo lỗi nào hết. Song tội lỗi của ông ta là nghiêm trọng; nó đã làm cho Israel phải trả giá bại trận nơi tay của kẻ thù họ, và tội lỗi ấy đã phải trả giá bằng 36 sinh mạng. Vì thế, với sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, Acan và gia đình ông ta bị ném đá cho tới chết và thi thể họ bị thiêu đi. Cơn giận của Đức Giêhôva bèn ngưng lại.
Chương 8
Đức Chúa Trời đã khích lệ Giôsuê không được sợ hãi mà phải thật can đảm. Ngài căn dặn ông phải lấy toàn bộ quân đội mà tấn công thành Ahi. Kế hoạch trận đánh chiếu theo ưu thế thất bại trước đây của Israel nơi tay các chiến binh thành Ahi. Ba mươi ngàn binh lính của Giôsuê phục binh ở phía sau thành Ahi. Giôsuê và quân đội của ông khi ấy tấn công thành ở mặt trước. Giôsuê và quân đội của ông giả thua rồi bắt đầu rút lui. Nhiều lực lượng của thành Ahi truy kích Giôsuê và quân đội của ông. Khi những người còn ở lại canh giữ bên trong thành Ahi thấy những điều đã xảy ra, họ muốn lao vào “giết chóc”, vì vậy họ để thành phố lại mà truy kích Giôsuê cùng người của ông. Những binh sĩ phục ở sau thành khi ấy tràn vào trong thành rồi thiêu đốt thành ấy cho tới tận nền. Khi dân sự thành Ahi quay nhìn lại rồi thấy thành của họ bị thiêu đốt trong ngọn lửa, họ biết họ chẳng còn một chỗ nào để đi nữa. Giờ đây họ bị lọt bẫy giữa những kẻ phục ở sau lưng họ và những người giả thua đang ở trước mặt họ.
Đức Giêhôva khi ấy căn dặn Giôsuê giơ gươm lên hướng về thành Ahi, vì Ngài đã ban thành cho ông (8:18). Ông giơ gươm lên cho tới chừng chiến thắng đã trọn vẹn (8:26). Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhớ về một sự cố trước đây trong sách Ngũ Kinh có liên quan đến Môise và Giôsuê:
“Vả, khi đó, dân A-ma-léc đến khêu chiến cùng Y-sơ-ra-ên tại Rê-phi-đim. Môi-se bèn nói cùng Giô-suê rằng: Hãy chọn lấy tráng sĩ cho chúng ta, ra chiến đấu cùng dân A-ma-léc; ngày mai ta sẽ đứng nơi đầu nổng, cầm gậy của Đức Chúa Trời trong tay. Giô-suê bèn làm y như lời Môi-se nói, để cự chiến dân A-ma-léc; còn Môi-se, A-rôn và Hu-rơ lên trên đầu nổng. Vả, hễ đang khi Môi-se giơ tay lên, thì dân Y-sơ-ra-ên thắng hơn; nhưng khi người xụi tay xuống, dân A-ma-léc lại thắng hơn. Tay Môi-se mỏi, A-rôn và Hu-rơ bèn lấy đá kê cho người ngồi, rồi ở hai bên đỡ tay người lên; tay người chẳng lay động cho đến khi mặt trời lặn. Giô-suê lấy lưỡi gươm đánh bại A-ma-léc và dân sự người. Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy chép điều nầy trong sách làm kỷ niệm, và hãy nói cho Giô-suê biết rằng ta sẽ bôi sạch kỷ niệm về A-ma-léc trong thiên hạ. Môi-se lập lên một bàn thờ, đặt tên là "Giê-hô-va cờ xí của tôi"; và nói rằng: Bởi vì A-ma-léc có giơ tay lên nghịch cùng ngôi Đức Giê-hô-va, nên Đức Giê-hô-va chinh chiến với A-ma-léc từ đời nầy qua đời kia” (Xuất Êdíptô ký 17:8-16, phần nhấn mạnh là của tôi).
Y như Môise đã dặn dò (Phục truyền luật lệ ký 27), Giôsuê dựng lên một bàn thờ cho Đức Giêhôva trên Núi Êbanh. Ở đây, họ dâng lên những của lễ thiêu và khắc Luật pháp trên hòn đá. Phân nửa dân Israel đứng trước Núi Garixim và phân nửa kia đứng trước Núi Êbanh. Giôsuê đọc lớn tiếng các ơn phước và những sự rủa sả của luật pháp khi dân sự lắng nghe.
Chương 9
Ở chương 9, chúng ta đọc thấy một trong những thất bại của Giôsuê và các cấp lãnh đạo dân Israel. Thất bại nầy chẳng phải là cố ý đâu, song nó là kết quả của sự họ vô ý khi bước vào một hiệp ước với dân thành Gabaôn. Tiếng đồn về chiến thắng của Israel đối với thành Giêricô và thành Ahi đã đến tận tai các vua sống ở phía tây sông Giôđanh, họ hình thành một liên minh để đánh trận với dân Israel. Các cư dân của thành Gabaôn đã thực hiện một sự tiếp cận khác. Họ, giống như Raháp, bị thuyết phục rằng dân Israel sẽ đắc thắng, rồi vì thế họ đề ra một kế hoạch dối gạt.
Người Gabaôn đã dọn sạch từng cửa hàng của Đội Cứu Thế và Chí Nguyện Quân trong khu vực, tìm kiếm thứ áo xống và giày dép cũ rích. Họ cũng mang theo những ổ bánh đã cũ, mốc meo. Những thứ nầy được sử dụng để thuyết phục dân Israel tin rằng người Gabaôn đã từ xa đến, từ một nơi rất xa. Sự thể cho thấy dường như sắc dân nầy đã có một số tri thức về luật pháp, hay ít nhất về cách xử lý của dân Israel với các dân khác. Các nguyên tắc hàng đầu dành cho chính sách đối ngoại của dân Israel được thấy trong sách Phục truyền luật lệ ký:
“Khi ngươi đến gần một cái thành đặng hãm, trước phải giảng hòa cùng nó. Nếu thành đó đáp hòa và mở cửa cho ngươi, thì toàn dân sự ở đó sẽ nạp thuế và phục dịch ngươi. Ví bằng thành không khứng hòa, nhưng khai chiến cùng ngươi, bấy giờ ngươi sẽ vây nó. Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ phó nó vào tay ngươi, rồi ngươi giết hết thảy người nam bằng lưỡi gươm. Song ngươi phải thâu cho mình những đàn bà, con trẻ, súc vật, và mọi vật chi ở trong thành, tức là mọi của cướp được. Ngươi sẽ ăn lấy của cướp của quân nghịch mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ban cho ngươi. Ngươi phải đối đãi như vậy cùng các thành ở cách xa ngươi, không thuộc về những dân tộc nầy. Nhưng trong các thành của những dân tộc nầy, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp, thì chớ để sống một vật nào biết thở; khá tận diệt dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, dân Giê-bu-sít, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phán dặn, để chúng nó không dạy các ngươi bắt chước làm theo những sự gớm ghiếc chúng nó đã làm, đặng cúng thờ các thần chúng nó, e các ngươi phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi chăng” (Phục truyền luật lệ ký 20:10-18).
Tính đến sự kiện dân Israel sẽ sống bởi luật pháp của Đức Chúa Trời, dân Gabaôn cho rằng họ là những dân sống “rất xa” đối với Israel, thay vì là những dân sống trong đất mà Đức Chúa Trời đã ban cho Israel. Không cẩn thận cầu hỏi về vấn đề nầy (chắc chắn là không cầu hỏi ý chỉ của Đức Chúa Trời), các cấp lãnh đạo của Israel tin theo lời của người Gabaôn rồi lập một hiệp ước với họ, y như họ là một dân ở xa vậy. Chỉ sau khi hiệp ước đã được lập rồi dân Israel mới hay rằng họ đã bị lừa gạt. Vì họ đã đưa ra lời thề, họ sẽ không đi ngược lại với lời thề của họ được. Tuy nhiên, dân Gabaôn đã bị bắt làm xâu thật khó nhọc.
Chương 10
Câu chuyện về người Gabaôn chưa xong đâu. Mối liên minh của các vua Amôrít được nhắc tới lần đầu tiên ở Giôsuê 9:1-2 giờ đây được xử lý thật chi tiết ở chương 10. Các vua nầy rất bối rối khi hay rằng người Gabaôn đã bước vào một hiệp ước với dân Israel vì Gabaôn là một thành lớn, và đây là những chiến minh mạnh sức (10:2). Thay vì có Gabaôn là một đồng minh, sắc dân nầy giờ đây là kẻ thù của họ. Các vua liên minh cảm thấy họ phải tấn công Gabaôn và trung lập hóa họ. Khi người Gabaôn nhận ra họ sẽ bị tấn công, họ gửi lời đến các đồng minh của họ là dân Israel, giờ đây bị buộc phải trợ giúp cho họ.
Giôsuê tập trung cả quân đội đi ra đặng giải cứu Gabaôn. Đức Chúa Trời đã khích lệ Giôsuê và dân Israel đừng sợ hãi, bảo đảm với họ rằng Ngài sẽ ban cho họ chiến thắng các kẻ thù của họ (10:8). Một cuộc điều quân suốt cả đêm (leo núi gần 25 dặm, và từ mực nước biển trung bình đến 4.000 feet) đưa họ đến thành Gabaôn vào lúc sáng sớm, làm cho các vua phải kinh ngạc. Đức Giêhôva đã ban cho Israel một chiến thắng rất lớn tại Gabaôn. Khi các binh lính Amôrít trốn chạy, Đức Chúa Trời đã sai mưa đá đến trên họ, giết họ nhiều hơn là họ chết bởi gươm nữa (10:11). Cuộc chiến đã hoàn tất mỹ mãn, nhưng chiến thắng liên tục bị đe dọa bởi bóng tối tăm hầu đến. Và thế là Giôsuê đưa ra một lời thỉnh cầu, và câu trả lời dành cho ông là:
“Ngày mà Đức Giê-hô-va phó dân A-mô-rít cho dân Y-sơ-ra-ên, thì Giô-suê thưa cùng Đức Giê-hô-va tại trước mặt Y-sơ-ra-ên, mà rằng: Hỡi mặt trời, hãy dừng lại trên Ga-ba-ôn; Hỡi mặt trăng, hãy ngừng lại trên trũng A-gia-lôn! Mặt trời bèn dừng, mặt trăng liền ngừng, Cho đến chừng dân sự đã báo thù quân nghịch mình. Điều đó há không có chép trong sách Gia-sa sao? Mặt trời dừng lại giữa trời, và không vội lặn ước một ngày trọn” (Giôsuê 10:12-13).
“Từ trước và về sau, chẳng hề có ngày nào như ngày đó, là ngày Đức Giê-hô-va có nhậm lời của một loài người; vì Đức Giê-hô-va chiến cự cho dân Y-sơ-ra-ên” (Giôsuê 10:14).
Có phải Đức Chúa Trời đã sử dụng các thế lực thiên nhiên để chia Biển Đỏ ra làm hai khi Môise lãnh đạo dân Israel không? Đức Chúa Trời chẳng lo gì khi chăm sóc cho dân sự của Ngài dưới quyền lãnh đạo của Giôsuê. Đức Chúa Trời vốn mạnh sức để giải cứu. Ngài sử dụng mọi sự trong thiên nhiên để bảo hộ dân sự Ngài.
Chiến thắng lớn lao của Israel đối với các vua Amôrít đã bẻ gãy sức chống đối ở trọng tâm xứ Palestine. Rất phấn khởi bởi sự thành công của họ và sự bảo đảm về sự hiện diện đầy năng quyền của Đức Chúa Trời giữa vòng họ, dân Israel đã mở một chiến dịch chống lại phần phía Nam xứ Palestine (10:28-39). Chiến thắng của họ ở phương Nam rất có ấn tượng:
“Vậy, Giô-suê đánh toàn xứ, nào miền núi, nào miền nam, nào đồng bằng, nào những gò nỗng, và các vua mấy miền đó. Người không để thoát khỏi một ai hết; phàm vật có hơi thở thì người diệt hết đi, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truyền dặn. Ấy vậy, Giô-suê đánh các vua đó từ Ca-đe-Ba-nê-a cho đến Ga-xa, và toàn xứ Gô-sen cho đến Ga-ba-ôn. Qua một lượt thì Giô-suê bắt các vua này và chiếm lấy xứ họ, bởi vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên chinh chiến cho Y-sơ-ra-ên. Đoạn, Giô-suê và cả Y-sơ-ra-ên trở về trại quân ở Ghinh-ganh” (Giôsuê 10:40-43).
Chương 11
Mọi sự còn chừa lại cho Giôsuê và đội quân liên kết của dân Israel là phải đánh bại các vua ở phía bắc. Từ điểm nầy trở đi, đánh bại dân Canaan sẽ là phần việc của từng chi phái. (Đây là phần việc mà họ sẽ thất bại không hoàn tất được, như chúng ta thấy trong sách Các Quan Xét). Một liên minh các vua phương bắc đã được thiết lập, nhưng điều nầy không giúp họ tránh được bại trận nơi tay của Giôsuê và dân Israel. Chiến thắng của Giôsuê được tóm lại trong một phương thức gắn sự vâng phục của ông đối với các mạng lịnh của Đức Chúa Trời với chiến thắng của ông đối với các kẻ thù của Israel:
“Mạng lịnh mà Đức Giê-hô-va đã truyền cho Môi-se, tôi tớ Ngài, thì Môi-se đã truyền lại cho Giô-suê, và Giô-suê làm theo phàm điều gì Đức Giê-hô-va phán dặng Môi-se, Giô-suê không bỏ sót gì hết. Vậy, Giô-suê chiếm lấy cả xứ này, nào núi, nào cả miền nam, nào toàn xứ Gô-sen, nào đất thấp và đồng bằng, nào núi Y-sơ-ra-ên cùng xứ thấp nó, từ phía núi trụi mọc lên phía Sê-i-rơ cho đến Ba-anh-Gát trong trũng Li-ban, tại chân núi Hẹt-môn. Người bắt hết thảy vua các miền đó, đánh và giết đi. Giô-suê đánh giặc cùng các vua này lâu ngày. Chẳng có một thành nào lập hòa cùng dân Y-sơ-ra-ên, trừ ra dân Hê-vít ở tại Ga-ba-ôn. Dân Y-sơ-ra-ên nhờ giặc giã mà chiếm lấy hết thảy. Vì Đức Giê-hô-va để cho lòng các vua ấy cố chấp mà chinh chiến cùng Y-sơ-ra-ên, hầu cho họ bị diệt đi, không được thương xót, y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se. Trong lúc đó, Giô-suê đi trừ diệt dân A-na-kim, nào ở trong núi, ở Hếp-rôn, ở Đê-bia, ở A-náp, hay là ở trên khắp núi Giu-đa và núi Y-sơ-ra-ên; Giô-suê tận diệt chúng nó luôn với các thành của họ. Chẳng còn người A-na-kim nào trong xứ Y-sơ-ra-ên, chỉ ở tại Ga-xa, Gát, và Ách-đốt thì có. Vậy, Giô-suê chiếm cả xứ, y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se, và ban xứ cho Y-sơ-ra-ên làm sản nghiệp, tùy sự chia phân từng chi phái. Bấy giờ, xứ được bình tịnh, không còn giặc giã” (Giôsuê 11:15-23).
Các biến cố kết thúc của sách Giôsuê
Giôsuê 22-24
Các chương 13-21 của sách Giôsuê về sự phân phối đất đai. Các quyền lực to lớn của Đất Hứa đã bị đánh bại, nhưng còn nhiều phần còn lại cần phải chinh phục (13:1-6). Đây sẽ phần việc cho từng chi phái và không phải là bổn phận của các lực lượng liên kết của Israel nữa. Theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời, Giôsuê khi ấy phân chia đất đai, với từng chi phái chịu trách nhiệm chiếm lấy trọn phần cơ nghiệp của mình.
Ở chương 13, có một câu chuyện tuy ngắn, nhưng rất quan trọng:
“Trong những người mà dân Y-sơ-ra-ên dùng gươm giết, thì có thuật sĩ Ba-la-am, con trai của Bê-ô” (Giôsuê 13:22).
Ngày đền nợ của Balaam sau cùng đã đến. Lời nhận xét ngắn gọn nầy, theo một phương thức nào đó, củng cố lời bình mà chúng ta thấy có ở Giôsuê 22:17, chúng ta sẽ đề cập tới với sự ngắn gọn.
Giờ đây Giôsuê là một cụ già (13:1; 23:1). Thì giờ ra đi của ông đã đến gần rồi. Bây giờ, các thế lực chính trong xứ Canaan đã bị đánh bại, đây là lúc để cho các chi phái Israel về với cơ nghiệp của họ. Ở chương 22, Giôsuê gửi trả các chi phái Rubên, Gát và Manase về với vợ con của họ ở phía Đông sông Giôđanh kèm theo lời khích lệ và cảnh cáo nầy:
“Bấy giờ, Giô-suê gọi người Ru-bên, người Gát, và phân nửa chi phái Ma-na-se, mà nói rằng: Các ngươi đã giữ theo mọi điều Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, truyền cho các ngươi, và có vâng theo tiếng ta trong mọi điều ta dặn biểu. Trong khoảng lâu ngày nay, các ngươi không có bỏ anh em mình cho đến ngày nay, và có vâng giữ mọi điều phải vâng giữ, tức là mạng lịnh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi. Nên bây giờ, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi ban sự an nghỉ cho anh em các ngươi, y như lời Ngài đã phán. Vậy, hãy đi trở về trại các ngươi trong xứ thuộc về các ngươi mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, đã ban cho các ngươi ở bên kia sông Giô-đanh. Song phải cẩn thận làm theo điều răn và luật pháp mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, đã truyền cho các ngươi, tức là thương yêu Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo đường lối Ngài, giữ các điều răn Ngài, tríu mến Ngài, và hết lòng hết ý phục sự Ngài” (Giôsuê 22:1-5)
Khi họ trở về, các chi phái nầy dựng lên một bàn thờ gần sông Giôđanh (22:10). Lời lẽ nầy đến tận tai các anh em của họ ở phía Tây sông Giôđanh. Cái điều đáng ngại, ấy là những người ở bên kia sông đã bắt đầu tẻ tách ra khỏi đức tin của họ, và những người ở phía Đông sông Giôđanh đã quyết định phải xử lý vấn đề nầy:
“Khi dân Y-sơ-ra-ên hay được điều đó, cả hội chúng Y-sơ-ra-ên bèn hiệp lại tại Si-lô, đặng kéo lên hãm đánh họ. Dân Y-sơ-ra-ên sai Phi-nê-a, con trai thầy tế lễ Ê-lê-a-sa, đến cùng người Ru-bên, người Gát, và phân nửa chi phái Ma-na-se tại xứ Ga-la-át; cũng có mười trưởng tộc theo người, một trưởng tộc cho mỗi chi phái Y-sơ-ra-ên; mỗi người trong họ là trưởng tộc của hàng ngàn người Y-sơ-ra-ên. Chúng đến gần người Ru-bên, người Gát, và phân nửa chi phái Ma-na-se trong xứ Ga-la-át, mà nói rằng: Cả hội chúng của Đức Giê-hô-va có hỏi như vầy: Sự bất trung này mà các ngươi đã phạm cùng Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là chi? Vì sao ngày nay các ngươi bỏ Đức Giê-hô-va, mà lập một bàn thờ đặng phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va? Tội ác của Phê-ô gây vạ cho cả hội chúng của Đức Giê-hô-va, mà đến bây giờ chúng ta chưa rửa sạch được, há là một việc nhỏ mọn cho chúng ta sao? Ngày nay các ngươi lại bỏ Đức Giê-hô-va ư! Vả, nếu ngày nay các ngươi phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va, ngày mai chắc Ngài sẽ nổi giận cùng cả hội chúng Y-sơ-ra-ên. Song nếu đất các ngươi nhận được bị ô uế, thì hãy đi qua đất mà Đức Giê-hô-va đã chiếm lấy, là nơi đã lập đền tạm của Đức Giê-hô-va, và hãy lập nghiệp ở giữa chúng ta; nhưng chớ phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va, và đừng phân rẽ chúng ta ra, mà lập một bàn thờ kình địch cùng bàn thờ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta. A-can, con trai Xê-rách, há chẳng có phạm một tội bất trung về vật đáng diệt, và cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va há chẳng nổi phừng cùng cả hội chúng Y-sơ-ra-ên sao? Và người ấy chẳng phải một mình chết vì tội mình đâu!” (Giôsuê 22:12-20, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúng ta hay được rằng những bận tâm của các chi phái phía Tây là vô căn cứ, và bàn thờ nầy chỉ là một tưởng niệm để giữ tâm trí họ hướng về Đức Chúa Trời của họ. Sự việc đáng khích lệ về biến cố nầy, ấy là dân sự của Đức Chúa Trời hoàn toàn nhắm vào việc vâng theo Đức Chúa Trời, và vì thế họ bằng lòng đánh trận với đồng bào Israel của họ, nếu cần thiết, để giữ không phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời. Lời lẽ trên đây chứng tỏ rằng dân Israel đã học được không những từ các mạng lịnh của Đức Chúa Trời, mà còn từ lịch sử nữa. Họ đã cảnh báo bất cứ dấu hiệu nào bất tuân đối với các mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Họ nhớ cách thức Balaam đã làm cho họ suy yếu (câu 17), và họ nhớ tới mọi hậu quả tội lỗi của Acan (câu 20). Họ đã quyết vâng theo Đức Chúa Trời và xử lý với người nào nổi loạn chống nghịch Ngài theo luật pháp. Đúng đây là một biến cố đáng khích lệ.
Lời lẽ của Giôsuê trong hai chương cuối của sách Giôsuê thì tương tự với lời lẽ của Môise trong các chương kết thúc của sách Phục truyền luật lệ ký. Giống như Môise, Giôsuê đã rất già (23:1), và thời điểm qua đời của ông đã gần kề (23:14). Giôsuê tập trung dân Israel lại để phát ra sứ điệp sau cùng. Giôsuê đã nhắc cho dân Israel nhớ đến mọi sự mà Đức Chúa Trời đã làm – những việc mà họ đã tận mắt mình trông thấy (23:3). Giống như Môise, Giôsuê đã thúc giục dân Israel phải cẩn thận vâng theo luật pháp của Đức Chúa Trời và đừng tẻ tách ra khỏi luật pháp ấy cho dù là thế nào đi nữa (23:6). Họ phải cẩn thận không liên hiệp với dân xứ Canaan, không vòng tay ôm lấy bất kỳ sự thờ lạy hình tượng nào của họ (23:7-8, 11-13). Giôsuê đã nhắc cho dân sự nhớ rằng không một lời hứa nào của Đức Chúa Trời mà chẳng ứng nghiệm (23:14-15a). Họ cũng phải nhớ rằng từng lời phán xét mà Đức Chúa Trời hứa sẽ giáng xuống họ nếu họ thất bại không vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời (23:15b-16).
Ở chương 24, Giôsuê đã nhắc cho dân Israel nhớ tới gốc rễ của họ, những gốc rễ dạy dỗ họ về tình trạng thờ lạy hình tượng. Ông nhắc cho họ nhớ rằng gốc rễ của Ápraham đều thờ lạy hình tượng:
“Giô-suê nói cùng cả dân sự rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Tổ phụ các ngươi, là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham, và Na-cô, thuở xưa ở phía bên sông, và hầu việc các thần khác” (Giôsuê 24:2).
Đức Chúa Trời đã xét đoán người Aicập và các thần của họ trong sự xuất Aicập, thế mà rõ ràng có một số người Do thái đã vòng tay ôm lấy sự thờ phượng các thần Aicập:
“Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va, và phục sự Ngài cách thành tâm và trung tín; hãy bỏ xa các thần mà tổ phụ các ngươi hầu việc bên kia sông, và tại xứ Ê-díp-tô; phải phục sự Đức Giê-hô-va” (Giôsuê 24:14, phần nhấn mạnh là của tôi).
Giôsuê thách thức thế hệ mới của dân Israel mặc lấy giao ước của Đức Chúa Trời làm của riêng mình. Họ phải chọn bước theo Ngài:
“Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va” (Giôsuê 24:15)
Dân sự đáp ứng lại bằng cách bảo đảm với Giôsuê rằng họ trọn vẹn muốn bước theo Đức Chúa Trời:
“Dân sự bèn đáp rằng: Chúng tôi quyết hẳn không lìa bỏ Đức Giê-hô-va mà hầu việc các thần khác! Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chúng tôi; ấy chính Ngài đã đem chúng tôi và tổ phụ chúng tôi lên khỏi xứ Ê-díp-tô, tức khỏi nhà nô lệ; Ngài đã làm trước mặt chúng tôi những phép lạ này, và phù hộ chúng tôi, hoặc trọn dọc đường đi, hoặc trong các dân mà chúng tôi trải qua. Đức Giê-hô-va đã đuổi khỏi trước mặt chúng tôi các dân tộc và dân A-mô-rít vốn ở trong xứ; vì vậy, chúng tôi cũng sẽ phục sự Đức Giê-hô-va, bởi Ngài là Đức Chúa Trời của chúng tôi” (Giôsuê 24:16-18)
Một người có thể nghĩ rằng Giôsuê sẽ quá đỗi vui mừng trước đáp ứng của họ, và ông sẽ ngợi khen và khích lệ họ. Thay vì thế, Giôsuê đã cảnh cáo họ rằng họ sẽ không thể giữ lấy lời hứa của họ:
“Giô-suê nói cùng dân sự rằng: Các ngươi không đủ sức phục sự Đức Giê-hô-va, vì là Đức Chúa Trời thánh, Đức Chúa Trời kỵ tà, Ngài chẳng tha sự trái mạng và tội lỗi của các ngươi. Nếu các ngươi bỏ Đức Giê-hô-va, đi hầu việc các thần ngoại bang, thì Ngài sẽ trở lòng giáng họa cho các ngươi sau khi đã làm ơn cho các ngươi” (Giôsuê 24:19-20, phần nhấn mạnh là của tôi).
Dân Israel không bằng lòng chấp nhận lời lẽ của Giôsuê. Mặc dù Giôsuê đã cảnh báo họ, họ cứ khăng khăng rằng họ sẽ giữ lòng trung tín với Đức Chúa Trời:
“Dân sự bèn nói cùng Giô-suê rằng: Không đâu; vì chúng tôi sẽ phục sự Đức Giê-hô-va. Vậy, Giô-suê nói cùng dân sự rằng: Các ngươi làm chứng lấy cho mình rằng chính các ngươi đã chọn Đức Giê-hô-va để phục sự Ngài. Dân sự đáp rằng: Chúng tôi làm chứng về điều đó. Vậy bây giờ, hãy cất các thần ngoại bang khỏi giữa các ngươi đi, hãy xây lòng về cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên. Dân sự đáp cùng Giô-suê rằng: Chúng tôi sẽ phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, và nghe theo tiếng Ngài” (Giôsuê 24:21-24).
Giôsuê lập ra một khế ước giữa dân sự và Đức Chúa Trời của họ, nhưng lời lẽ cảnh cáo của ông rất rõ ràng. Khế ước của họ sẽ đóng vai trò như một bằng chứng nghịch lại họ (24:27). Y như Môise đã cảnh cáo về sự bất tuân của Israel trong tương lai, Giôsuê cũng làm y như thế. Một thời gian ngắn sau khế ước nầy, Giôsuê đã qua đời và được chôn cất trong vùng núi Épraim. Hài cốt của Giôsép, được dân Israel mang về từ Aicập, được chôn cất ở Sichem ở đất thổ mộ của gia đình. Êlêasa, con trai Arôn, cũng qua đời và được chôn cất. Tôi tin tác giả đang nói rõ ràng rằng thế hệ dân Israel trung tín nầy lần lượt đều quá cố hết.
Có nhiều ý nghĩa đối với cái chết của thế hệ Giôsuê, vì có nhiều việc sẽ không bao giờ trở y như nguyên cũ nữa:
“Y-sơ-ra-ên phục sự Đức Giê-hô-va trọn lúc sanh tiền của Giô-suê và các trưởng lão mà biết mọi việc Đức Giê-hô-va đã làm vì Y-sơ-ra-ên” (Giôsuê 24:31).
Phần kết luận
Sách Giôsuê là một câu chuyện nói tới sự thành công. Trong sự đối chiếu thẳng thừng với thế hệ thứ nhứt của Israel, những người đã từ chối không đánh trận với dân Canaan, và những kẻ đe dọa giết Môise rồi trở lại với Aicập, thế hệ nầy đã dạn dĩ tấn công kẻ thù. Họ đi ra chiến trận “bởi đức tin” (Hêbơrơ 11:30). Sự thất bại duy nhứt của thế hệ nầy đã gánh chịu trên chiến trường là một thất bại nhỏ (36 người chết) tại thành Ahi, thích ứng với tội lỗi của Acan.
Đây là thế hệ được đánh dấu bởi sự vâng phục của họ. Họ đã trung tín bước theo các lịnh lạc của Giôsue, và họ đã vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời (xem 4:10; 8:27, 30-31; 11:15; 22:2). Họ không nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời hay nghịch với Giôsuê. Thậm chí họ đã khích lệ Giôsuê phải vững lòng bền chí nữa (1:16-18). Họ đã than phiền có một lần, và trong trường hợp nầy, sự than phiền của họ là hợp lý (9:18). Họ đã nắm lấy một tình huống được xem trầm trọng coi như là khởi đầu thờ lạy hình tượng (22:10-34).
Đức Chúa Trời đã khiến cho các thất bại của dân Israel “hiệp lại làm ích cho” (Rôma 8:28). Khi Acan phạm tội, những người thành Ahi đã thắng một chiến thắng nhất thời đối với dân Israel. Nhưng chính thất bại nầy đề ra bối cảnh cho lần giao chiến kế đó với họ, theo một phương thức kết thúc trong chiến thắng long trọng cho dân Israel. Trong cuộc đối mặt lần thứ nhì giữa Israel và Ahi, các chiến binh bên phía Giôsuê đã giả vờ rút lui trong sợ hãi, y như họ đã rút lui lần thứ nhứt vậy. Vì cớ “đắc thắng” lần đầu tiên, dân sự thành Ahi đã bỏ trống thành phố để truy kích dân Israel, vì thế đã để cho các chiến sĩ Israel phục sẵn vào thành rồi phóng hỏa nó cho đến tận nền. Thế là thất bại thứ nhứt của Israel đề ra bối cảnh cho lần giao chiến thứ nhì tại thành Ahi, rồi kết thúc trong chiến thắng.
Quyết định dại dột lập một hiệp ước với dân Gabaôn cũng được Đức Chúa Trời đại dụng làm ích cho. Vì cớ hiệp ước nầy, năm vua Amôrít đã hình thành một liên minh rồi tấn công Gabaôn. Điều nầy buộc dân Israel phải đến trợ giúp họ, thích ứng với hiệp ước họ đã lập với dân Gabaôn. Trận chiến kết cuộc là một chiến thắng vĩ đại dành cho Israel và bẻ gãy trục chống đối của người xứ Canaan ở trung tâm xứ Palestine.
Thắc mắc mà chúng ta sẽ đưa ra là đây: “Chúng ta giải thích sự thành công của Israel như thế nào đây?” Có phải thành công là vì chức năng lãnh đạo của Giôsuê không? Chắc chắn Giôsuê là một nhân vật vĩ đại và là một nhà lãnh đạo có tài, nhưng có phải ông tốt hơn Môise nhiều không? Tôi nghĩ là không! Có phải vì thế hệ nầy là tốt hơn thế hệ thứ nhứt chăng? Tôi không nghĩ như vậy đâu. “Chẳng có một người nào công bình, dẫu một người cũng không” (Rôma 3:10). Tôi nghĩ có một cách giải thích duy nhứt mà thôi: Thật là cần thiết cho thế hệ nầy phải tin cậy và vâng theo Đức Chúa Trời, hầu cho mọi lời hứa của Ngài sẽ được ứng nghiệm.
“Phàm nơi nào bàn chân các ngươi đạp đến, thì ta ban cho các ngươi, y như ta đã phán cùng Môi-se. Địa phận các ngươi sẽ lan ra từ đồng vắng và Li-ban này cho đến sông cái, là sông Ơ-phơ-rát, tràn cả xứ dân Hê-tít cho đến biển cả về hướng mặt trời lặn. Trót đời ngươi sống, thì chẳng sẽ ai được chống cự trước mặt ngươi. Ta sẽ ở cùng ngươi như ta đã ở cùng Môi-se; ta sẽ không lìa ngươi, không bỏ ngươi đâu” (Giôsuê 1:3-5, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Thế thì, Đức Giê-hô-va ban cho Y-sơ-ra-ên cả xứ mà Ngài đã thề ban cho tổ phụ họ. Dân Y-sơ-ra-ên nhận làm sản nghiệp, và ở tại đó. Đức Giê-hô-va làm cho tứ phía đều được an nghỉ, y như Ngài đã thề cùng tổ phụ họ, chẳng có một kẻ thù nghịch nào còn đứng nổi trước mặt họ. Đức Giê-hô-va phó hết thảy kẻ thù nghịch vào tay họ. Trong các lời lành mà Đức Giê-hô-va đã phán cho nhà Y-sơ-ra-ên, chẳng có một lời nào là không thành: thảy đều ứng nghiệm hết” (Giôsuê 21:43-45, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Nầy, ngày nay ta sẽ đi đường cả thế gian phải đi; vậy, hãy hết lòng hết ý nhận biết rằng trong các lời lành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã phán về các ngươi, chẳng có một lời nào sai hết, thảy đều ứng nghiệm cho các ngươi; thật chẳng một lời nào sai hết!” (Giôsuê 23:14, phần nhấn mạnh là của tôi)
Tôi được nhắc nhớ tới lời lẽ của Môise, được ghi lại cho chúng ta trong Sách Phục truyền luật lệ ký :
“nhưng cho đến ngày nay Đức Giê-hô-va không ban cho các ngươi một tấm lòng để biết, mắt để thấy hay là tai để nghe!” (Phục truyền luật lệ ký 29:4)
Vì lẽ đó, tôi tin rằng Đức Chúa Trời ban cho thế hệ dân Israel nầy tấm lòng và ý chí biết vâng phục, hầu cho Ngài có thể chúc phước cho họ với xứ sở nầy, như Ngài đã hứa, và phù hợp với giao ước của Ngài. chìa khóa cho sự thành công của Israel không tìm thấy với con người, mà nó được tìm thấy trong sự thành tín của Đức Chúa Trời. Bài thánh ca “Thành Tín Chúa Rất Lớn Thay” chắc chắn bắt lấy lẽ thật đáng kinh ngạc nói tới sự thành tín cao cả của Đức Chúa Trời đối cùng thế hệ Israel nầy.
Nếu thế hệ nầy thành công như vậy, thế thì tại sao Giôsuê lại tắt ngang với tư thế tiêu cực trong chương cuối của sách Giôsuê? Tôi tin câu trả lời là thích ứng với những gì chúng ta đã quan sát. Ấy chẳng phải là sự con người trung tín với Đức Chúa Trời đem lại các ơn phước của Đức Chúa Trời đâu, mà chính sự thành tín của Đức Chúa Trời đối cùng con người là nguyên nhân của mọi hạnh phước của chúng ta. Giôsuê đã thúc giục một thế hệ mới bước theo Đức Chúa Trời, và đúng như thế. Nhưng sự tin cậy của họ đặt nơi chính mình họ, nơi sự trung tín của chính họ. Và chính vì sự tự tín của họ mà Giôsuê đã bung ra vang dội lời cảnh báo thật mạnh mẽ. Họ sẽ không bao giờ sống theo lời hứa của họ, và Giôsuê vốn biết rõ sự ấy, y như Môise biết rõ như vậy. Dân Israel sẽ quên hết mọi sự mà Đức Chúa Trời đã làm cho họ, những việc mà chính mắt họ đã nom thấy. Họ sẽ lìa bỏ Đức Chúa Trời mà xây hướng về thần tượng. Và vì cớ sự loạn nghịch của họ, Đức Chúa Trời sẽ đem sự phán xét giáng trên cả dân tộc.
Bài học cho Cơ đốc nhân ngày nay
Có nhiều bài học dành cho chúng ta từ bài nghiên cứu nầy. Thứ nhứt, chúng ta hãy tiếp thu những gì có cần cho sự thành công của chúng ta trong cuộc sống. Nếu những sự “thành công” của chúng ta thực sự là thành công, thế thì những sự nầy đã đến từ bàn tay của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xét xem:
“Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! A-men” (Rôma 11:36)
“Bởi vì, ai phân biệt ngươi với người khác? Ngươi há có điều chi mà chẳng đã nhận lãnh sao? Nếu ngươi đã nhận lãnh, thì sao còn khoe mình như chẳng từng nhận lãnh?” (I Côrinhtô 4:7)
Chúng ta cần phải cẩn thận vì chúng ta không dám chắc mình sẽ giữ lòng trung tín. Kinh thánh rất rõ ràng trong những lời cảnh báo về sự tự tín:
“Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã. Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được. Hỡi kẻ yêu dấu của tôi, vậy nên hãy tránh khỏi sự thờ lạy hình tượng” (I Côrinhtô 10:12-14, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúng ta sẽ phấn đấu để sống thật trung tín. Nhưng chúng ta không dám cho rằng chúng ta sẽ sống trung tín. Chính một mình Đức Chúa Trời là Đấng thành tín hoàn toàn, và chúng ta phải đặt lòng tin cậy nơi sự thành tín của Ngài, chớ không đặt vào sự trung tín của mình.
Đức Chúa Trời không những là trung tín, mà Ngài còn đầy năng quyền nữa. Sách Giôsuê đầy dẫy với các trường hợp nói tới quyền phép của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng thành tín cũng là Đấng toàn năng. Trong sách Giôsuê, chúng ta thấy Đức Chúa Trời ngưng dòng chảy của sông Giôđanh lại, để cho dân sự Ngài có thể băng qua mà vào trong Đất Hứa. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời cung ứng sự giải cứu cho các thám tử qua một kỵ nữ – Raháp. Chúng ta đọc thấy Đức Chúa Trời hủy diệt kẻ thù của Ngài với trận mưa đá, và khiến cho mặt trời đứng yên. Chúng ta đang hầu việc một Đức Chúa Trời đáng kính sợ. Còn có điều chi chúng ta phải run sợ khác hơn Ngài chăng?
Chúng ta được nhắc nhớ bởi sách Giôsuê rằng thất bại của dân tộc luôn luôn là một thế hệ. Mỗi thế hệ phải lựa chọn hầu việc Đức Chúa Trời hay không!?! (xem Phục truyền luật lệ ký 29:9-15; 30:15-20; Giôsuê 24:15). Dân Israel được truyền cho họ phải cẩn thận dạy dỗ con cái họ các đường lối của Chúa (Phục truyền luật lệ ký 4:5-6, 10, 40; 31:12-13; Giôsuê 4:6, 21-22; 14:9). Chúng ta cũng phải cẩn thận dạy dỗ con cái mình các đường lối của Chúa (Êphêsô 6:4). Mỗi thế hệ phải được khích lệ bước theo Đức Chúa Trời. Mỗi thế hệ phải lựa chọn họ sẽ làm theo như thế hay không!?!
Vấn đề khác về tư tưởng và sự bàn bạc, ấy là vấn đề lừa đảo, hay nói thẳng ra, dối trá. Trong sách Giôsuê (và trong Tân Ước), chúng ta thấy rằng Raháp, là kỵ nữ, được kể ra trong đại sảnh đức tin (Hêbơrơ 11:31; xem Giacơ 2:25) và thậm chí trong bảng gia phổ của Chúa chúng ta (Mathiơ 1:5). Chúng ta giải thích thế nào về sự thực nàng đã nói dối với dân tộc của nàng về các thám tử? Và rồi có sự dối gạt của người Gabaôn. Khi đọc về sự dối trá của người xứ Canaan, chẳng có gì phải ngạc nhiên hết, nhưng cơ sở của những sự dối trá của mỗi sự việc là sự thực Đức Chúa Trời sẽ ban cho dân Israel chiến thắng. Đây là một thức ăn dành cho tư tưởng. Và e bạn nghĩ rằng Đức Chúa Trời mềm dẻo đối với sự nói dối, hãy nhớ tới Anania và Saphira (Công Vụ các Sứ đồ 5:1-11).
Sách Giôsuê nhắc cho chúng ta nhớ tới các hậu quả gây tàn phá của “tội lỗi trong trại quân”. Tội lỗi của Acan dường như không đáng kể đối với một số người, song không như thế đối với Đức Chúa Trời. Ở chỗ thứ nhứt, chính sự bất tuân đối với các huấn thị rất là rõ ràng (xem Phục truyền luật lệ ký 7:25-26; Giôsuê 6:17-19). Tội lỗi không những làm cho tội nhân phải sa bại, mà nó còn gây hại cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời nữa. Có một hậu quả chung của tội lỗi, và đây là lý do tại sao tội lỗi không thể bị xem nhẹ trong Hội Thánh.
“Có tin đồn ra khắp nơi rằng trong anh em có sự dâm loạn, dâm loạn đến thế, dẫu người ngoại đạo cũng chẳng có giống như vậy: là đến nỗi trong anh em có kẻ lấy vợ của cha mình. Anh em còn lên mình kiêu ngạo! Anh em chẳng từng buồn rầu, hầu cho kẻ phạm tội đó bị trừ bỏ khỏi vòng anh em thì hơn! Về phần tôi, thân dầu xa cách mà lòng ở tại đó, (vì anh em và lòng tôi được hội hiệp với quyền phép của Đức Chúa Jêsus, là Chúa chúng ta), nên tôi đã dường như có mặt ở đó, nhân danh Đức Chúa Jêsus là Chúa chúng ta, tuyên án kẻ phạm tội đó rằng, một người như thế phải phó cho quỉ Sa tan, để hủy hoại phần xác thịt, hầu cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Jêsus. Thật anh em chẳng có cớ mà khoe mình đâu! Anh em há chẳng biết rằng một chút men làm cho cả đống bột dậy lên sao? Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ, chớ dùng men gian ác độc dữ, nhưng dùng bánh không men của sự thật thà và của lẽ thật. Trong thơ tôi viết cho anh em, có dặn đừng làm bạn với kẻ gian dâm, đó tôi chẳng có ý nói chung về kẻ gian dâm đời nầy, hay là kẻ tham lam, kẻ chắt bóp, kẻ thờ hình tượng, vì nếu vậy thì anh em phải lìa khỏi thế gian. Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa, hoặc chắt bóp, cũng không nên ăn chung với người thể ấy. Vì chưng có phải tôi nên đoán xét kẻ ở ngoài sao? Há chẳng phải anh em nên đoán xét những người ở trong sao? Còn như kẻ ở ngoài, thì Đức Chúa Trời sẽ đoán xét họ. Hãy trừ bỏ kẻ gian ác khỏi anh em” (I Côrinhtô 5:1-13).
Giôsuê chắc chắn là một hình bóng của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Chính Ngài đã lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời vào trong Đất Hứa. Chính Ngài là Đấng không hề chịu thất bại. Chính với Ngài mà Đức Chúa Trời đã hứa không một lời nào của Ngài phán ra mà thất bại (Giôsuê 23:14). Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi danh được ban cho Chúa chúng ta – Jêsus – cũng là danh “Giôsuê”:
Danh Giôsuê, một hình thái của Jehoshua (yehoshua`), cũng xuất hiện trong hình thái Jeshua (yeshua`, Nêhêmi 8:17), có ý nghĩa “Đức Giêhôva là sự giải cứu” hay “sự cứu rỗi, … .”
Giôsuê 24:31, chúng ta được truyền cho biết:
“Y-sơ-ra-ên phục sự Đức Giê-hô-va trọn lúc sanh tiền của Giô-suê và các trưởng lão mà biết mọi việc Đức Giê-hô-va đã làm vì Y-sơ-ra-ên”
Dân sự của Đức Chúa Trời được bảo đảm bao lâu Giôsuê còn sống. Có phải bạn và tôi không được bảo đảm một khi “Giôsuê” của chúng ta đang sống đời đời?
“Mọi điều đó càng thêm rõ hơn nữa, khi chúng ta thấy một thầy tế lễ khác dấy lên, giống như Mên-chi-xê-đéc, lập lên không theo luật lệ của điều răn xác thịt, nhưng theo quyền phép của sự sống chẳng hay hư hay hết. Vả, nầy là lời làm chứng cho Ngài rằng: Con làm thầy tế lễ đời đời Theo ban Mên-chi-xê-đéc. Như vậy, điều răn trước kia vì không quyền không ích nên đã bị bỏ rồi; bởi chưng luật pháp không làm trọn chi hết, lại có một sự trông cậy hay hơn đem vào thay cho luật pháp, và bởi sự trông cậy đó chúng ta đến gần Đức Chúa Trời. Vả lại, sự thay đổi nầy chẳng phải là không có lời thề mà được làm ra. Những thầy tế lễ khác không bởi lời thề mà được lập lên, nhưng Ngài đã được lập lên bằng lời thề, bởi Đấng đã phán cùng Ngài rằng: Chúa đã thề rồi, và không hối lời thề ấy đâu; Con làm thầy tế lễ đến đời đời. Vì thế, Đức Chúa Jêsus đã trở nên Đấng bảo lãnh cho một cái giao ước rất tôn trọng hơn cái trước. Vả lại, số thầy tế lễ rất nhiều, vì sự chết nên không giữ luôn được chức vụ. Nhưng Ngài, vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy” (Hêbơrơ 7:15-25, phần nhấn mạnh là của tôi).
“Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi!” (Hêbơrơ 13:8)
Sau cùng, tôi lưu ý rằng giờ tốt nhứt của Israel đã đến trong lúc họ có những thách thức lớn lao nhứt, ở bề mặt của sự chống đối và nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta thường bị cám dỗ nên suy nghỉ rằng sự hiện diện của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong những lúc an bình và thịnh vượng. Thực tại cho thấy rằng chúng ta bám chặt vào Đức Chúa Trời khi cuộc sống đang đẩy nhọc nhằn hướng về phía chúng ta. Cũng một thể ấy cho thế hệ đó. Hãy suy nghĩ xem, Israel chỉ mất đi vị lãnh tụ quan trọng nhứt của mọi thời đại (Môise), và họ đã gánh lấy hậu quả của cả một thế hệ đang dãy chết trong đồng vắng. Các thế lực lớn hơn trọng hơn đã đe dọa họ. Chính trong thời kỳ nhọc nhằn nhứt mà Israel đã kinh nghiệm sự tốt nhứt trong mọi thời đại.
Tôi chẳng làm chi được trừ ra suy nghĩ đến sự nầy có quan hệ với Hội Thánh của chúng ta. Trong mấy năm qua, chúng ta đã mất đi vài nhà lãnh đạo chính. Không phải tốn quá nhiều năm trước khi thế hệ thứ nhứt cấp lãnh đạo qua đi. Khi ấy Hội Thánh của chúng ta sẽ ra sao nào? Chúng ta không nhất thiết phải sợ hãi, vì Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho chúng ta, y như Ngài đã tiếp trợ cho dân Israel vậy. Đức Chúa Trời đã có một Giôsuê đang chờ đợi chấp cánh. Công việc của Đức Chúa Trời cứ tiếp tục chẳng có một sự bế tắc nào hết; thực vậy, công việc ấy cứ tiếp tục tốt hơn dưới quyền lãnh đạo của Môise. Những ngày thách thức có thể đang ở trước mặt chúng ta, quí bạn ơi, nhưng Đức Chúa Trời vẫn thành tín hôm nay y như Ngài đã thành tín trong thời của Giôsuê. Và vì thế tôi kết luận bằng cách nhắc cho bạn nhớ lời lẽ của câu gốc của chúng ta: “Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi” (Giôsuê 1:9).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét