Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Mác 14:10-11: "KẺ GIẢ VỜ TÀI TÌNH"



Mác 14:10-11
KẺ GIẢ VỜ TÀI TÌNH

Phần giới thiệu: Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta xử lý với một người có tên là Giuđa Íchcariốt. Không một chút nghi ngờ, ông ta là môn đồ khét tiếng là xấu xa trong tất cả các môn đồ. Tên của ông ta xuất hiện ở phần cuối danh sách các môn đồ, trừ ra ở Công Vụ các Sứ Đồ 1, ở đây tên của ông ta không thấy xuất hiện. Mỗi lần ông ta được nhắc tới trong Kinh thánh, Lời của Đức Chúa Trời nhắc cho chúng ta nhớ rằng ông ta là một kẻ phản bội, ông ta đã phản bội Chúa Jêsus cho tới khi Ngài gục chết.
Giuđa là một sự thất bại trong vai trò một môn đồ. Ông ta đã tiếp thu cùng một sự dạy mà nhiều người khác đã tiếp thu. Ông ta đã nhìn thấy các phép lạ và đã dấn thân vào cùng một chức vụ. Tuy nhiên, Giuđa không hề đạt tới đức tin cứu rỗi trong Đức Chúa Jêsus Christ. Giuđa đã sử dụng ba năm với Đức Chúa Jêsus Christ và ông ta đã chết trong sự hư mất. Nhiều người khác đã được biến đổi trong thời gian họ ở với Chúa; chỉ có Giuđa là chai lì, căm ghét và khó chịu đối với mặt thuộc linh.
Mười một môn đồ kia đã được Đức Chúa Trời đại dụng trong những phương thức rất đáng kinh ngạc. Đời sống của họ tỏ ra lẽ thật cho thấy hạng người bình thường có thể được Chúa sử dụng trong các phương thức thật phi thường. Mặc khác, Giuđa đứng như một lời cảnh cáo khắc nghiệt về những mối nguy hiểm của những cơ hội bị phí mất, sự chai cứng của tấm lòng, tư dục gian ác, và tình trạng vô ý tứ về mặt thuộc linh.
Trong khi Giuđa là một thất bại trong vai trò là một môn đồ, ông ta là một kẻ giả hình thành công nhất trong mọi thời đại. Ông ta đã đóng vai của mình tuyệt mỹ đến nỗi không một ai trừ ra chính mình Chúa Jêsus nhìn biết Giuđa là một kẻ giả dạng và rất nguy hiểm. Ông ta là một người tầm thường và bình thường giống như phần còn lại các môn đồ. Ông ta bình thường đến nỗi ông ta không hề nổi bật lên đối với những người khác. Ông ta núp đàng sau lớp ngụy trạng giả hình và chẳng một ai trừ ra Chúa Jêsus mới phát hiện ra điều nầy.
Phân đoạn nầy tỏ ra Giuđa khi ông ta ngấm ngầm mưu kế nộp Con của Đức Chúa Trời vào trong tay của kẻ thù Ngài, Minh họa: Nội dung. Chúng ta sẽ nắm lấy cơ hội mà phân đoạn nầy cung ứng cho chúng ta để nhìn biết Giuđa Íchcariốt thêm một chút nữa. Chúng ta cần phải lắng nghe và chú ý những bài học ra từ đời sống của nhân vật bí hiểm nầy.
Mục sư John MacArthur nhắc cho chúng ta nhớ rằng Giuđa và đời sống của ông ta dạy cho chúng ta biết hai lẽ thật cơ bản:
1. Thật là dễ đến gần Chúa Jêsus rồi kết giao mật thiết với Ngài mà vẫn còn cứng lòng trong tội lỗi.
2. Giuđa là một sự nhắc nhớ rõ ràng: các mục đích của Đức Chúa Trời vẫn đứng vững vàng. Bất luận ai đó có thể làm gì đi nữa, họ sẽ không bao giờ ngăn trở được chương trình của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Đức Chúa Trời luôn luôn hoàn tất mọi sự mà Ngài quyết định thực hiện, Êsai 46:10-11; Êphêsô 1:11.
Với các tư tưởng nầy trong trí, tôi muốn rao giảng về Giuđa Íchcariốt hôm nay. Tôi muốn chỉ ra một số điều mà Kinh thánh dạy về con người nầy, mà chúng ta sẽ gọi là Kẻ Giả Vờ Tài Tình. Tôi muốn bạn nhìn thấy Giuđa và Nhân Cách Của Ông Ta; Giuđa và Những Đặc Ân Của Ông Ta; Giuđa và Nan Đề Của Ông Ta; Giuđa và Kế Hoạch Của Ông Ta; và Giuđa và Án Phạt Của Ông Ta.
Tôi nguyện rằng Chúa sẽ sử dụng các bài học từ đời sống của người nầy để khiến chúng ta nhìn sâu vào linh hồn của chúng ta; e chúng ta sẽ bị bắt gặp là những kẻ giả vờ. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét Kẻ Giả Vờ Tài Tình hôm nay.
I. GIUĐA VÀ NHÂN CÁCH CỦA ÔNG TA (câu 10)
(Minh họa: Chúng ta thực sự không biết nhiều về Giuđa Íchcariốt từ bản tường trình Kinh thánh. Ông ta được nhắc tới 20 lần trong các sách Tin Lành và hai lần trong sách Công Vụ các Sứ đồ. Ông ta chỉ phát biểu trong hai cơ hội. Ông ta là một người rất khó hiểu và ông ta là một sự kín nhiệm. Tuy nhiên, từ những gì Kinh thánh nói về ông ta, chúng ta có thể tiếp thu một vài lẽ thật quan trọng về con người nầy và đời sống của ông ta).
A. Xem xét cái tên của ông ta – Tên của ông ta là “Giuđa”. Đây là từ Hylạp đề cập đến tên “Giuđa” trong Cựu Ước. Giuđa là con trai của Giacốp và là tổ phụ của chi phái quyền lực lớn nhất trong các chi phái của Israel.
Tên ấy có hai ý nghĩa khả thi “Đức Giêhôva lãnh đạo” hay “Người mà Đức Giêhôva ngợi khen”. Tên nầy cho thấy rằng bố mẹ ông đã có hy vọng về tương lai của ông. Có lẽ họ là một gia đình tôn giáo rất sâu sắc, họ hy vọng rằng ông sẽ được Đức Chúa Trời lãnh đạo và đời sống ông sẽ đem lại sự khen ngợi cho danh của Đức Giêhôva. Họ biết rất ít về con trai họ sẽ bị dẫn dắt, và đem lại sự ngợi khen cho ma quỉ.
Giuđa đứng như một minh chứng sống cho việc có một cơ nghiệp tin kính không phải là đủ để cứu rỗi linh hồn. Có bố mẹ Cơ đốc không thể bảo đảm ơn cứu rỗi của linh hồn. Cần phải xây khỏi tội lỗi để vòng tay ôm lấy sứ điệp Tin Lành bởi đức tin. Cần phải có một sự gặp gỡ với Đức Chúa Jêsus Christ, sự gặp gỡ ấy làm thay đổi đời sống, cứu rỗi cho linh hồn.
B. Xem xét xuất thân của ông ta – Họ của ông ta là “Íchcariốt”. Danh xưng nầy cho chúng ta biết đôi điều về nơi xuất thân của Giuđa. Từ ngữ “Íchcariốt” được rút ra từ chữ Hybálai. “Ish” nghĩa là “người”. “cariot” đề cập tới thị trấn “Karioth”. Vì thế, Giuđa được gọi là “người của thành Karioth”. Karioth là một thị trấn khiêm hạ nằm cách phía Nam thành Jerusalem 23 dặm.
Kinh thánh cho chúng ta biết rằng tên của cha ông ta là “Simôn”, Giăng 6:71; 13:2, 26. Simôn là một cái tên rất bình dị trong thời kỳ đó. Chẳng có gì biết được từ gia đình của ông ta. Giuđa là một con người bình thường xuất thân từ một người bình thường trong một thị trấn rất bình thường ở xứ Giuđê.
C. Xem xét tình trạng biệt lập của ông ta – Một khi ông ta xuất thân từ xứ Giuđê, Giuđa là người duy nhứt trong 12 người không xuất thân từ xứ Galilê. Phần còn lại các môn đồ đều xuất thân từ phần phía Bắc của xứ sở. Phần nhiều trong số họ đều biết rõ nhau. Một số là anh em ruột. Các người khác đều là bạn đồng nghiệp và bạn hữu trước khi họ đạt tới mức nhìn biết Chúa Jêsus.
Là một người lạ thực sự duy nhứt trong nhóm có nghĩa là Giuđa sẽ tách biệt đối với các môn đồ khác. Họ sẽ chẳng nhìn biết về gia đình hay lai lịch của ông ta. Sự thực là dân sự từ các khu vực phía Nam Israel thường cảm thấy họ giỏi giang hơn dân sự từ phía bắc.
Các sự kiện nầy đã khiến cho Giuđa phải giữ một mực thước thấp hơn và giúp ông ta ngụy trang thái độ giả hình của mình. Trong khi chẳng có chứng cớ nào cho rằng các người khác đã loại trừ Giuđa, ông ta có thể cảm thấy như mình là một người ngoài cuộc vậy. Những tư tưởng tự nhiên đó đã giúp ông ta xưng công bình sự phản bội chống lại Chúa Jêsus và sự trộm cắp của ông ta đối với phần còn lại các môn đồ.
Chúng ta biết rằng Giuđa đã thực thi đường lối của mình ở một chỗ được tin cậy. Các môn đồ khác đã chọn ông làm thủ quỹ của nhóm, nhưng Giuđa đã sử dụng vị trí ấy để lấy cắp từ túi bạc, Giăng 12:6. Câu nầy cho chúng ta biết rằng Giuđa “...trộm lấy của người ta để ở trong”. Từ ngữ “trộm lấy” có ý nói “tước đi; chôm chỉa”. Giuđa là một tên trộm. Điều nầy đã được nói rất rõ trong Lời của Đức Chúa Trời.
(Lưu ý: Thật là thú vị khi thấy rằng trong từng danh sách liệt kê các môn đồ, Giuđa Íchcariốt luôn luôn đứng ở cuối hết. Điều nầy minh họa cho cái hố sâu phân biệt Giuđa ra khỏi Đức Chúa Jêsus Christ. Ông ta bị biệt lập đối với phần còn lại các môn đồ vì cớ lai lịch của ông ta. Ông ta cũng bị tách ra khỏi họ về mặt thuộc linh. Ông ta là người vô tín duy nhứt trong đám đông!)
(Lưu ý: Đây là một sự nhắc nhớ rõ ràng là bạn không bao giờ biết được tình trạng thật của tấm lòng của những người ở chung quanh bạn. Các môn đồ khác không hề hình dung nổi Giuđa là một kẻ phản bội cho tới lúc ông ta đã phản bội Chúa Jêsus. Họ luôn luôn cho rằng ông ta là một trong số họ. Có lẽ ngay cả Giuđa đã tin rằng mọi sự đều suông sẻ hết. Đồng thời, điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng tấm lòng luôn luôn là xấu xa, Giêrêmi 17:9. Điều nầy cũng thách thức chúng ta phải biết chắc rằng chúng ta đang ở trong mối quan hệ cứu rỗi với Đức Chúa Jêsus Christ, II Phierơ 1:10; II Côrinhtô 13:5).
I. Giuđa Và Nhân Cách Của Ông Ta
II. GIUĐA VÀ NHỮNG ĐẶC ÂN CỦA ÔNG TA
(Minh họa: Nghiên cứu về đời sống của Giuđa cho thấy rằng ông ta đã hưởng cùng nhiều đặc ân giống như các môn đồ chân chính của Chúa Jêsus. Một vài người trong số họ được nhắc tới trong bản tường trình của Mác về sự lựa chọn mười hai môn đồ bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Mác 3:13-19).
A. Cách ông ta được kêu gọi (Mác 3:13) – Chẳng có thắc mắc gì ở chỗ Giuđa được “chọn” bởi Đấng Christ. Ông ta đã được Ngài chọn để làm trọn một chương trình thiêng liêng.
Ba lời tiên tri trong Cựu Ước cần phải được xem xét ngay ở đây.
+ Thi thiên 41:9 – “Đến đỗi người bạn thân tôi, mà lòng tôi tin cậy, và đã ăn bánh tôi, cũng giơ gót lên nghịch cùng tôi”. Ở Giăng 13:18, Chúa Jêsus phán rằng lời tiên tri nầy sẽ được ứng nghiệm trong sự Ngài bị phản bội.
+ Thi thiên 55:12-14 – “Vì chẳng kẻ thù nghịch sỉ nhục tôi; bằng vậy, tôi có thể chịu được; Cũng chẳng kẻ ghét tôi dấy lên cùng tôi cách kiêu ngạo; Bằng vậy, tôi đã có thể ẩn mình khỏi nó. Nhưng chính là ngươi, kẻ bình đẳng cùng tôi, bậu bạn tôi, thiết hữu tôi. Chúng tôi đã cùng nhau nghị bàn cách êm dịu; Chúng tôi đi với đoàn đông đến nhà Đức Chúa Trời”. Phân đoạn nầy cũng nói tới sự Giuđa phản bội Chúa Jêsus.
+ Xachari 11:12-13 – “Ta nói cùng chúng nó rằng: Nếu các ngươi lấy làm tốt, thì hãy cho tiền công ta; bằng không thì đừng cho. Chúng nó bèn cân tiền công cho ta, là ba chục miếng bạc. Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy lấy giá tốt mà chúng nó định cho ta đó, đem quăng cho thợ gốm! Ta bèn lấy ba chục miếng bạc mà quăng cho thợ gốm tại trong nhà Đức Giê-hô-va”. Phân đoạn nầy cũng được ứng nghiệm khi Chúa Jêsus bị phản bội, Mathiơ 27:9-10.
Chúa Jêsus nói rõ ràng rằng khi Ngài chọn Giuđa, Ngài biết rõ ông ta là ai và ông ta sẽ làm gì, Giăng 6:70. Mọi sự Giuđa đã làm, là một phần trong chương trình cứu chuộc được ấn định bởi Đức Chúa Trời trước khi sáng thế, Công Vụ các Sứ Đồ 2:23.
Rõ ràng là từ bản tường trình Tin Lành cho thấy Giuđa đã được chọn để bị nguyền rủa chớ không để được cứu rỗi! Có sự căng thẳng ở đây giữa sự tể trị thiêng liêng và trách nhiệm của con người. Chẳng có một sự tranh cãi nào về sự thực Đức Chúa Jêsus Christ đã bị định trước phải chịu khổ vì tội lỗi, Khải huyền 13:8. Cũng chẳng có nghi ngờ gì về Giuđa Íchcariốt phải chịu trách nhiệm khi phản bội Chúa, Mác 14:21.
Trong khi Giuđa ra đời để làm trọn những lời tiên tri xưa kia có quan hệ tới việc phản bội Đấng Christ, ông ta không bị buộc phải làm một việc gì đi ngược lại ý chí của ông ta. Ông ta được Đức Chúa Trời chọn để làm một kẻ phản bội Đấng Christ; nhưng Giuđa đã phản Chúa Jêsus vì ông ta muốn thế. Vì vậy, trong khi Giuđa được Đức Chúa Trời chọn cho vai trò mà ông ta đã làm ứng nghiệm vai trò đó một cách sẵn lòng.
Có người đã nói: “Có công bằng không một khi Đức Chúa Trời xét đoán Giuđa vì đã làm theo ý chỉ của Chúa?” Đây chính là phần bình luận mà Phaolô đã lường trước và đã giải đáp ở Rôma 9:19-24: “Vậy thì ngươi sẽ hỏi ta rằng: Sao Ngài còn quở trách? Vì có ai chống lại ý muốn Ngài được chăng?… Nhưng, hỡi người, ngươi là ai, mà dám cãi lại cùng Đức Chúa Trời? Có lẽ nào cái bình bằng đất sét lại nói với kẻ nắn nên mình rằng: Sao ngươi đã làm nên ta như vậy? Người thợ gốm há chẳng có quyền trên đất sét, cùng trong một đống mà làm ra hạng bình để dùng việc sang trọng, lại hạng khác để dùng việc hèn hạ sao? Nếu Đức Chúa Trời muốn tỏ ra cơn thạnh nộ và làm cho biết quyền phép Ngài, đã lấy lòng khoan nhẫn lớn chịu những bình đáng giận sẵn cho sự hư mất, để cũng làm cho biết sự giàu có của vinh hiển Ngài bởi những bình đáng thương xót mà Ngài đã định sẵn cho sự vinh hiển, thì còn nói chi được ư? Đó tôi nói về chúng ta, là kẻ Ngài đã gọi, chẳng những từ trong người Giu-đa, mà cũng từ trong dân ngoại nữa”. Giuđa không bị xét đoán vì ông ta phản bội Chúa Jêsus. Giuđa bị xét đoán từ lâu trước đó vì ông ta là một tội nhân bị hư mất, Giăng 3:18, 36.
Điều nầy làm phát sinh thắc mắc: “Liệu Giuđa có được cứu không?” Phải! Nếu ông ta xây trở lại với Đấng Christ bởi đức tin, ông ta sẽ được cứu. Ông ta có từng cơ hội. Các thí dụ nói tới gã tôi tớ bất trung, người không có áo lễ dự đám cưới, và mười người nữ đồng trinh hết thảy đều được sắp đặt để nói với Giuđa và xây ông ta ra khỏi các kế hoạch gian ác kia.
Tuy nhiên, Chúa biết rõ trước khi Ngài chọn Giuđa rằng Giuđa sẽ nộp Ngài vào trong tay của kẻ thù Ngài. Vì vậy, trong khi Giuđa có thể được cứu, điều nầy sẽ không bao giờ là một khả năng có thật cho ông ta.
B. Cách ông ta đến (Mác 3:13) – Khi Chúa Jêsus kêu gọi Giuđa, ông ta bằng lòng đi theo Chúa. Ông ta đã đi theo Chúa Jêsus vì ông ta tin Chúa Jêsus sẽ đánh bại Rôma và giải phóng dân Israel. Ông ta không đi theo một Đấng Cứu Thế; ông ta đang đi theo một Con Người mà ông ta nhìn thấy là một nhà cách mạng.
C. Cách ông được lập (Mác 3:14) – Giuđa được “lập” bởi Chúa Jêsus. Từ ngữ nầy có ý tưởng nói tới sự đào tạo. Chúa Jêsus bắt lấy 12 người rồi khiến cho họ sẵn sàng cho sứ mệnh mà Ngài sắp sửa sai phái họ để hoàn thành. Ông ta được biệt riêng ta cho một mục đích đặc biệt.
D. Cách ông ta được liên kết (Mác 3:14) – Giống như các môn đồ khác, Giuđa được chọn để “ở cùng Ngài”. Hãy hình dung sự việc ấy xem! Mỗi ngày Giuđa cùng với các môn đồ khác chứng kiến bổn tánh và lòng thương xót của Đấng Christ. Họ đã nghe lời dạy của Ngài và họ nhìn thấy mọi việc làm của Ngài. Từng ngày một là một sự tỏ ra ân điển của Đức Chúa Trời cho Giuđa và cho phần còn lại các môn đồ.
Từng phép lạ, từng thí dụ, từng bài giảng, từng sự tỏ ra lòng thương xót, đều đã được Chúa Jêsus ấn định để tỏ ra lai lịch của Ngài cho người của Ngài biết. Mười một người trong số họ đều đã nhận lãnh sứ điệp; còn Giuđa thì không hề. Chúa Jêsus đã tìm cách chạm đến tấm lòng của Giuđa với nhiều cách thức, và với nhiều cơ hội, nhưng Giuđa đã làm cho lòng mình chai cứng chống lại từng nổ lực của Chúa khi Ngài muốn chạm đến ông ta.
Một số người có một thời khó nhọc với ý tưởng cho rằng Giuđa có thể sống với Chúa Jêsus trong hơn ba năm mà vẫn không tin theo Đấng Christ. Tuy nhiên, chúng ta thấy cùng sự việc nầy xảy ra ở chung quanh chúng ta trong mọi lúc mọi khi. Người ta ngồi trong nhà thờ cả một đời, nghe giảng Lời của Đức Chúa Trời, sự rao giảng Tin Lành, những lời cầu nguyện của dân sự Đức Chúa Trời, và bằng chứng hiển nhiên về quyền phép cứu rỗi của Ngài trong đời sống của những người ở chung quanh họ, mà vẫn có một số trong các người ấy ngã chết trong tội lỗi của họ rồi đi thẳng vào Địa Ngục. Đây là một thảm họa thực sự! Đừng để cho điều đó xảy ra với bạn!
E. Cách ông ta được ủy thác (Mác 3:14) – Giuđa được sai đi phục vụ cùng với phần còn lại các môn đồ. Ông ta đã có cùng sự tin cậy và cùng sự chỉ định mà hết thảy họ đều có. Ông ta đang làm việc cho Chúa Jêsus giống như các người khác.
F. Cách ông ta được công nhận (Mác 3:15) – Giuđa, và phần còn lại các môn đồ, đều được mặc lấy quyền phép để rao giảng Tin Lành, chữa lành kẻ đau và đuổi quỉ. Khi họ trải đi khắp xứ, sự giảng dạy của họ đều có sự tỏ ra của quyền phép Đức Chúa Trời.
Người què được đi, kẻ mù được thấy, người điếc được nghe và cứ thế. Người nào bị trói buộc trong tội lỗi của họ được đưa đến đức tin với Đấng Christ bởi sự giảng dạy của mười hai môn đồ. Ngày cả Giuđa đã rao giảng với năng quyền, làm ra nhiều phép lạ, giải phóng kẻ bị quỉ ám và nhìn thấy nhiều người được cứu. Nói khác đi, Giuđa không thể phân biệt đối với các người khác trong công tác của ông làm cho Chúa.
Đấy là một tư tưởng rất nghiêm túc! Giuđa là một cọng cỏ lùng ở giữa lúa mì chẳng có ai biết hết trừ ra Chúa Jêsus. Ngay cả tôi không dám chắc rằng Giuđa đã biết nữa. Trong mọi sự chúng ta biết, ông ta đã bị cuốn hút vào công tác hầu việc Đấng Christ, và nhìn thấy bông trái của công tác ấy, đến nỗi ông ta đã tin quyết trong lòng rằng mọi sự đều suông sẻ giữa ông và Chúa. Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết rằng nhiều người sẽ đối diện với Đức Chúa Trời trong tình trạng ấy vào ngày phán xét, Mathiơ 7:21-23. Phải biết chắc bạn không phải là một người trong số họ!
I. Giuđa Và Nhân Cách Của Ông Ta
II. Giuđa Và Những Đặc Ân Của Ông Ta
III. GIUĐA VÀ NAN ĐỀ CỦA ÔNG TA
A. Sự nhầm lẫn của ông ta – Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Giuđa đến gặp các cấp lãnh đạo tôn giáo vì ông ta muốn “nộp” Chúa Jêsus. Tại sao Giuđa lại muốn nộp Chúa Jêsus sau khi ông ta đã để ra nhiều thì giờ mật thiết như thế với Chúa chứ?
Giống như những ai đã bước theo Chúa Jêsus, Giuđa nghĩ rằng Chúa Jêsus đã đến để làm công việc của Đấng Mêsi. Họ đã trông thấy các phép lạ của Ngài, quyền phép của Ngài thắng hơn ma quỉ, Satan và thiên nhiên. Họ đã nghe theo đường lối Ngài dạy dỗ và đã nhìn thấy phương thức Ngài sinh sống, và họ tin rằng Ngài là sự ứng nghiệm các lời tiên tri mà Cựu Ước nói về Đấng Mêsi.
Giống như những người kia, Giuđa đã trông mong Đức Chúa Jêsus Christ lật đổ Rôma và phá vỡ ách áp bức của người Lamã. Ông ta nghĩ Chúa Jêsus sẽ giải phóng Israel, thiết lập vương quốc phục hưng trong xứ Israel, và ban thưởng rời rộng cho những kẻ bước theo Ngài.
Khi rõ ràng Chúa Jêsus sẽ không làm các việc nầy, Giuđa đã vỡ mộng với Chúa. Các môn đồ khác từ từ hiểu ra rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, nhưng họ cũng hiểu Ngài sẽ hoàn tất sứ mệnh của Ngài trong một phương thức mà họ không thể nắm bắt được. Giuđa chưa hề đạt tới sự hiểu biết đó.
Giuđa đã theo Chúa Jêsus vì ông ta muốn có quyền lực và tiền bạc. Ông ta chưa hề vòng tay ôm lấy vương quốc thuộc linh của Đấng Christ. Tại sao ông ta cứ ở với Chúa Jêsus chứ? Tôi nghĩ ông ta đang tìm kiếm một cách thức để sử dụng Chúa Jêsus để làm giàu cho bản thân mình. Chúng ta cũng phải nhớ rằng Giuđa đã giữ số tiền mà nhóm nhỏ đã thâu được khi họ trải đi từ chỗ nầy đến nơi kia, và ông ta đã lấy cắp từ đó.
Vì vậy, một phần nan đề với Giuđa đã khởi sự từ việc nhầm lẫn đối với lai lịch và chức vụ của Chúa Jêsus. Khi thời gian qua đi, ông ta đã vỡ mộng và lòng yêu mến mà ông ta đã có đối với Chúa Jêsus đã đổi thành thù hận.
(Lưu ý: Có người sẽ cố gắng cứu chữa cho bản chất của Giuđa ngay ở đây. Họ muốn chúng ta phải tin rằng Giuđa đã nộp Chúa với một nổ lực làm cho bàn tay của Đấng Christ được mạnh mẽ hơn. Họ tin rằng Giuđa đã nộp Chúa để cho Chúa Jêsus buộc phải bước vào chiến tranh với các kẻ thù Ngài.
Điều đó bay là là trên bề mặt của Lời Đức Chúa Trời. Giuđa không trông mong có một nguồn thu nhập tốt. Ông ta muốn Chúa Jêsus chết đi. Kinh thánh nói rõ rằng mọi điều Giuđa đã làm, ông ta đã làm theo mạng lịnh và ý thích của Satan, Giăng 13:27).
B. Tánh tham lam của ông ta – Chúng ta đã biết rồi Giuđa là một tên trộm. Ông ta chôm chỉa từ túi tiền. Lòng tham của ông ta đứng ở bối cảnh trung tâm tại Giăng 12:4-6. Đây là lần đầu tiên Giuđa phát biểu trong các sách Tin Lành. Khi ông ta nói, ông ta than phiền về cách thức số tiền được chi ra.
Ông ta đang hưởng một bữa tiệc được tổ chức để tôn cao Chúa Jêsus ở tại làng Bêthany. Khi bữa tiệc được dọn ra, một phụ nữ có tên là Mary bước vào phòng. Nàng mang theo bình ngọc đựng dầu cam tòng hương, là thứ dầu đắt tiền mà người giàu có hay sử dụng. Nàng đập bể cái bình ấy rồi đổ dầu ra trên đầu và chơn của Chúa Jêsus và khởi sự dùng tóc nàng mà lau chơn Ngài.
Khi Giuđa nhìn thấy điều nầy, sự tính toán trong đầu óc ông ta bắt đầu chạy nhanh hơn thời gian. Ông ta ước tính rằng bình dầu của nàng có giá trị khoảng “300 đơniê”, hay tiền công một năm của một công nhân trung bình. Với tiền tệ của chúng ta, khoảng US$20.000.
Giuđa đã giận dữ! Ông ta không tin rằng Chúa Jêsus xứng đáng với loại dầu đắt tiền ấy. Bởi chữ mà ông gọi là “phí”, Giuđa đã bị ngăn trở không lấy cắp được một phần tiền nếu như bình dầu được đem bán đi.
Khi Giuđa thốt ra điều nầy, ông ta bị quở trách thật ôn tồn bởi Chúa Jêsus. Giuđa vẫn không chịu ăn năn và ông ta không xem xét lại tấm lòng của chính mình. Ông ta cứ khẳng định thái độ thù ghét của mình đối với Chúa Jêsus và ngay lập tức tìm cách làm thể nào đặng ông ta nộp Ngài cho người Do thái.
Đây là một bối cảnh buồn vui lẫn lộn. Ở một mặt, Chúa Jêsus được xức dầu với tình yêu thương cực kỳ bởi Mary. Ở mặt kia, Ngài được xức dầu với thái độ thù ghét cực kỳ bởi Giuđa.
Thật là thú vị khi để ý thấy rằng lúc các môn đồ kia nghe thấy sự chống đối phát sinh bởi Giuđa, họ đã hùa theo ý kiến của ông, Mathiơ 26:8. Thái độ giả hình của ông ta trọn vẹn đến nỗi ngay cả các môn đồ khác cũng bắt theo.
Điều nầy góp phần như một lời cảnh cáo cho tấm lòng chúng ta hôm nay! Phải rất cẩn thận ở chỗ bạn đang bước theo ai!?! Có một số người, họ yêu mến các thứ vật chất nhiều hơn họ yêu mến Chúa. Có một số người, họ sống để tỏ ra đường lối riêng của họ nhiều hơn là họ khao khát các đường lối của Ngài. Hạng người thể ấy sẽ dẫn bạn vào trong rắc rối. Bạn không nên đi theo một người nào khác hơn là chính mình Chúa Jêsus!
C. Sự xét đoán của ông ta – Người ta nhìn vào Giuđa và lấy làm lạ làm thể nào một người có thể làm được mọi sự mà ông ta đã làm, nhìn thấy mọi sự mà ông ta đã thấy, và gần gũi với Chúa Jêsus như thế mà lại bị hư mất. Có người cho rằng Giuđa đã được cứu, nhưng ông ta đã đánh mất ơn cứu rỗi của mình. Đấy là sự dại dột! Ơn cứu rỗi tự nhiên có tính cách đời đời và không thể bị tước đi. Giuđa chưa hề được cứu!
Ông ta đã bị hư mất khi ông ta giảng đạo. Ông ta đã bị hư mất khi ông ta đuổi quỉ. Ông ta đã bị hư mất khi ông ta chữa lành cho kẻ đau. Ông ta đã bị hư mất khi ông ta lắng nghe bài giảng trên núi. Ông ta đã bị hư mất khi ông ta đã nhìn thấy các phép lạ cả thể của Chúa Jêsus. Ông ta đã bị hư mất khi ông ta nhìn thấy Chúa Jêsus làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết. Ông ta đã bị hư mất khi ông ta phản bội Chúa Jêsus. Ông ta đã bị hư mất khi ông ta tự tử. Ông ta đã bị hư mất khi ông ta mở mắt mình ra trong Địa Ngục!
Đây là những gì Chúa Jêsus phán về Giuđa: Giăng 6:70-71. Chúa Jêsus đã nhìn thẳng vào Giuđa và gọi ông ta là “quỉ”. Ông ta trông như một thánh đồ, còn Chúa phán ông ta là một con “quỉ”. Ông ta đã hành xử giống như phần còn lại của các môn đồ, còn Chúa phán ông ta là một con “quỉ”. Ông ta là một nhà truyền đạo, nhưng ông ta là một con “quỉ”. Ông ta được mọi người tin cậy, nhưng ông ta là một con “quỉ”. Giuđa chẳng khác gì hơn sói đội lốt chiên. Ông ta là một con “quỉ”!
Đây là một ý tưởng rất nghiêm túc! Kẻ bị mất có thể làm bất cứ việc gì mà người được cứu có thể làm, và có thể người ấy còn làm tốt hơn nữa là. Chỉ vì một người giảng đạo, cầu nguyện, làm chứng, bố thí, làm việc trong nhà thờ, nhóm lại, v.v…, không minh chứng rằng người ấy đã được cứu. Một kẻ bị hư mất có thể làm hết mọi sự ấy, và người ấy có thể làm mọi việc ấy với sự thành công. Bạn không thể lấy những gì bạn làm mà gắn vào mối quan hệ của bạn với Đấng Christ được.
Được cứu là bởi đức tin, Êphêsô 2:8-9. Phải có giây phút thuận phục khi bạn đến với Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin, ăn năn tội và kêu cầu nơi Ngài để được cứu. Nếu giây phút đó thiếu mất trong đời sống của bạn, thế thì bạn đang bị hư mất đấy!
Giuđa Íchcariốt chẳng khác gì hơn bất kỳ người bị hư mất nào khác. Chúa Jêsus đã phán với người Do thái rằng họ là dòng dõi của ma quỉ, và họ đang hành xử giống như cha của họ, Giăng 8:44. Có một sự tương đồng về mặt gia đình không thể chối bỏ được. Người nào thuộc về ma quỉ sẽ minh chứng điều đó bằng cách hành xử giống như ma quỉ, Êphêsô 2:1-3.
Tôi không muốn làm tổn thương ai hết hôm nay, song bạn cần phải nghe điều nầy. Tôi nói những điều nầy là vì tôi yêu thương bạn. Tôi nói những điều đó là vì tôi là một người giảng Tin Lành. Tôi nói những điều đó là vì tôi quan tâm đến linh hồn của bạn.
Nếu bạn chưa hề được cứu, bạn đang sống giống như Giuđa. Có một phần trong bạn đang được Satan điều khiển. Bạn lấy làm lạ tại sao bạn làm những việc mà bạn đang làm. Bạn lấy làm lạ tại sao bạn có thể phá vỡ cái vòng tội lỗi trong đời sống của bạn. Lý do rất đơn giản, bạn cần một người Cha mới. Bạn cần được sanh lại. Khi bạn được sanh lại, mọi sự trong đời sống của bạn sẽ thay đổi, II Côrinhtô 5:17. Khi bạn được sanh lại, bạn sẽ được giải phóng ra khỏi sự áp bức của ma quỉ.
I. Giuđa Và Nhân Cách Của Ông Ta
II. Giuđa Và Những Đặc Ân Của Ông Ta
III. Giuđa Và Nan Đề Của Ông Ta
IV. GIUĐA VÀ KẾ HOẠCH CỦA ÔNG TA
A. Dính dáng vào sự phản bội – Sau khi bị Chúa Jêsus quở trách tại bữa tiệc, Giuđa đi gặp các cấp lãnh đạo Do thái và thương lượng để nộp Chúa Jêsus vào tay họ. Mathiơ 26:14-16 cho chúng ta biết rằng cái giá mà họ trả là “ba mươi miếng bạc”. Theo Xuất Êdíptô ký 21:32, đây là cái giá của một nô lệ. Giá ấy chẳng phải là nhiều tiền đâu, song theo Giuđa thì Đức Chúa Jêsus Christ xứng với cái giá ấy! Ông ta đã ghét Chúa Jêsus đến nỗi ông ta đã nộp Ngài với chẳng một giá trị gì hết.
Đồng thời, Giuđa đã nộp Chúa Jêsus để lấy US$25 theo tiền tệ của chúng ta hiện nay. Số tiền ấy có nhiều không? Không nhiều đâu, nhưng người ta bán Ngài đi với cái giá đó. Lớp người trẻ nộp Chúa Jêsus vì vài giây phút khoái lạc với một người bạn trai hay bạn gái. Có người nộp Ngài bằng cách chọn theo lối sống của họ hơn là lối sống của Ngài. Nhiều người khác nộp Ngài vì mọi cảm xúc của họ bị tổn thương vì điều nầy hay điều kia. Có người nộp Ngài để lấy rượu, có người lấy ma túy, có người vì tình dục hay khoái lại nào đó theo đời nầy. Vô luận bạn nộp Ngài để lấy thứ gì, cái giá đó chẳng xứng đáng chi khi sánh với giá trị của linh hồn bạn, Mác 8:36-37.
B. Dính dáng với sự phạm thượng – Sự việc đã được tiến hành và Giuđa đã cho mấy cái bánh xe phản bội khởi động. Giuđa đã lấy số tiền và lẫn vào trong nhóm tưởng chừng như chẳng có việc gì xảy ra. Ông ta đã chờ cơ hội để tiêu diệt Chúa Jêsus.
Cơ hội của ông ta đã đến chỉ mấy ngày sau khi dự Lễ Vượt Qua. Trong bữa ăn ấy, Giuđa đã vượt quá lằn ranh. Ông ta đã tới một điểm không còn có chỗ quay trở lại. Chúng ta không có thì giờ để đi hết các chi tiết của biến cố, song một vài chi tiết trong số đó đã tỏa ra thứ ánh sáng khó tin nhắm vào bản chất của Giuđa.
Giăng ghi lại rằng trong bữa ăn, Chúa Jêsus đã dạy cho người của Ngài một bài học cần nhớ nhiều về sự hạ mình. Chúa Jêsus đã chổi dậy khỏi bàn, quấn lấy khăn quanh người rồi nắm lấy địa vị của một tôi tớ, rửa chơn cho 12 môn đồ. Thậm chí Ngài còn rửa chơn cho Giuđa nữa! Giuđa, với sự nhìn biết những điều mình sắp sửa làm, chỉ ngồi hoàn toàn bất động bởi hành động yêu thương của Chúa. Ngay cả Phierơ đã phản kháng khi Chúa tìm cách rửa chơn cho ông, Giăng 13:1-11. Trong cuộc trao đổi của Ngài với Phierơ, Chúa Jêsus đã nói rõ rằng Ngài biết rõ một trong số các môn đồ của Ngài bị hư mất và sẽ phản Ngài.
Về sau trong bữa ăn, Chúa Jêsus còn nói thẳng thừng hơn nữa. Trong các câu 19-30, Chúa Jêsus chỉ rõ sự phản bội có ở trong lòng của Giuđa. Mọi sự nầy là một nổ lực để thức tỉnh lương tâm của ông ta và để ban cho Giuđa một cơ hội để ăn năn, nhưng ông ta không khứng.
Chúa Jêsus thậm chí trao cho Giuđa “miếng bánh”, Giăng 13:25-27. “Miếng bánh” là một mẫu bánh được nhúng vào trong hỗn hợp nước trái cây giống như mứt vậy. Được trao cho “miếng bánh” bởi chủ tiệc là hình thức yêu thương và tôn trọng hoàn toàn. Chúa Jêsus đã tôn vinh Giuđa và đã nổ lực phá vỡ mối thù hận ghim ở trong lòng của con người. Giuđa không xây khỏi chương trình của ông ta, ông ta chỉ muốn rời đi và lo liệu công việc của cha mình.
Giăng 13:27 là một câu rất thú vị. Trong khi Giuđa luôn luôn là một con cái của ma quỉ, giờ đây ông ta hoàn toàn bị Satan chiếm hữu. Từng tư tưởng, từng việc làm, từng hành động đều được dàn dựng cẩn thận bởi chính mình Satan. Nói như thế không có nghĩa là Giuđa đang làm những việc nầy ngược lại ý muốn của mình đâu. Giuđa là một người tham gia sẵn lòng trong chương trình của ma quỉ. Giuđa có thể tự mình phục theo Chúa và mọi việc đã đổi ra khác rồi, nhưng ông ta tự mình phục theo Satan và Satan bằng lòng sử dụng Giuđa làm cái bình của hắn để hoàn thành mọi ý đồ gian ác của hắn.
Sau khi Giuđa rời đi, Chúa Jêsus thiết lập Lễ Tiệc Thánh. Tôi thấy cái điều đáng ngạc nhiên, ấy là trong khi Chúa Jêsus căn dặn các môn đồ chơn thật của Ngài về hành động thờ phượng long trọng nhất được ban ra cho Hội thánh; Giuđa đã ở ngoài lo thực hiện hành động phản bội nghiêm trọng nhất mà thế gian đã từng nom thấy.
Họ hoàn tất bữa ăn và họ đi đến Vườn Ghếtsêmanê. Trong khi họ đến đó, Chúa Jêsus đưa ra lời cầu nguyện với tư cách thầy tế lễ thượng phẩm. Tất nhiên, Giuđa vốn biết rõ nơi mà họ sẽ đến, Luke 22:39; Giăng 18:2. Vì vậy, ông ta cùng với một đám đông các binh lính, đã đến để bắt lấy Chúa Jêsus, Mathiơ 26:47. Mấy tên lính đến đó, họ đã sẵn sàng đề lâm trận, Giăng 18:3. Khi họ đến tại Vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đón họ rồi tự nhận dạng mình công khai với họ, Giăng 18:4-5.
Giuđa đã cung ứng cho mấy tên lính một dấu hiệu bởi đó họ có thể nhận ra người nào là Chúa Jêsus. Giuđa nói rằng người mà ông ta hôn sẽ là Chúa Jêsus, Mathiơ 26:48. Khi đám đông đến để bắt Chúa Jêsus, Chúa đã tự nhận mình với họ, vì vậy chẳng cần đến việc Giuđa ôm hôn Ngài. Giuđa đầy dẫy thù ghét đối với Chúa Jêsus không cứ cách nào, Mác 14:45.
Một nụ hôn nói tới tình yêu thương, tình cảm, sự dịu dàng và thân mật. Khi Giuđa bước đến gần Chúa Jêsus, ông ta không cung ứng cho Ngài chỉ một nụ hôn thôi đâu. Thì của động từ cho thấy rằng ông ta hôn lấy hôn để Ngài. Cách tỏ ra tình yêu và tình cảm giả dối nầy dành cho Chúa Jêsus chỉ làm cho công việc của ông ta càng đen tối hơn mà thôi. Buồn thay, đối với Giuđa, ông ta đã hôn chính hai cánh cổng Thiên Đàng, ngã chết rồi đi thẳng đến Địa Ngục!
Đêm đó, Giuđa đã phạm thượng Lễ Vượt Qua. Ông ta đã xúc phạm Con của Đức Chúa Trời, ông ta đã xúc phạm Chiên Con của Đức Chúa Trời. Ông ta đã phạm vào một hành động phạm thượng nghiêm trọng nhất mà thế gian đã từng chứng kiến!
I. Giuđa Và Nhân Cách Của Ông Ta
II. Giuđa Và Những Đặc Ân Của Ông Ta
III. Giuđa Và Nan Đề Của Ông Ta
IV. Giuđa và kế hoạch của ông ta
V. GIUĐA VÀ ÁN PHẠT CỦA ÔNG TA
A. Nổi thất vọng của ông ta – Sau khi Chúa Jêsus bị bắt, Giuđa bắt đầu có những quặn thắt hối hận về những gì ông ta đã làm. Ông ta không hề đạt tới chỗ ăn năn, nhưng ảnh hưởng nặng nề mà Satan đã kềm giữ ông ta đã lắng bớt xuống và ông ta nhận ra những gì mình đã làm. Ông ta cố gắng trả lại số tiền, song đã quá trễ rồi, Mathiơ 27:3-4. Sự việc đã được thực hiện và Chúa Jêsus đang trên đường của Ngài đến với thập tự giá. Satan đã sử dụng Giuđa cho các mục đích của hắn và rồi vứt bỏ hắn giống như ông ta là miếng bã mía vậy.
Ngay lúc nầy, Giuđa chẳng còn ham muốn gì về ơn cứu rỗi nữa hết. Ông ta chẳng thấy thú vị gì trong việc tin theo Chúa Jêsus. Ông ta không còn muốn làm hòa lại với Đức Chúa Trời nữa. Giuđa đã băng qua khỏi lằn ranh. Cánh cửa cứu rỗi đã đóng lại trong đời sống của ông ta cho đến đời đời. Ông ta là tấm gương trọn vẹn của một “lý trí đầy tội lỗi”.
Từ ngữ “đầy tội lỗi” có nghĩa là “vô giá trị”. Ở Rôma 1:28, từ ngữ nầy được sử dụng nói tới những ai nghĩ Đức Chúa Trời là vô dụng, vì vậy Đức Chúa Trời đã phó họ vào một tâm trí vô dụng. Kết quả là, họ đã tự mình hư xấu, lao vào những việc chẳng xứng đáng nữa.
Giuđa đã thấy Chúa Jêsus, mọi công việc của Ngài, sự dạy của Ngài, những lời Ngài xưng nhận rồi nói: “Ngài quả là vô dụng!” Vì lẽ đó, Chúa đã từ bỏ Giuđa. Ngài đã từ bỏ ông ta, để cho ông ta đi theo sự lựa chọn của riêng mình. Giuđa sẽ đời đời bị hư mất và bị tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời.
B. Cái chết của ông ta – Khi Giuđa nhìn thấy mình không hãm lại được điều mình đã làm, ông ta đã ném số tiền vào Đền Thờ, rồi đi ra tự tử bằng cách treo cổ mình, Mathiơ 27:5.
Rõ ràng, ông ta không thể làm được sự ấy, vì nhánh cây bị gãy hay sợi dây đã bị đứt và thi thể của ông ta rơi xuống vực rồi nứt bụng đổ ruột ra mà chết ở bên dưới, Công Vụ các Sứ Đồ 1:18. Số tiền Giuđa đã bỏ lại ở Đền Thờ đã được dùng để mua một miếng ruộng để chôn những khách lạ, Mathiơ 27:6-10. Giuđa là người đầu tiên đã được chôn cất ở đó. Đấy là kết cuộc thê thảm cho một đời sống bi thảm!
Thật là thú vị khi xem xét các việc làm của những thầy cả thượng phẩm. Họ đã bố thí cho Giuđa số tiền để nộp Chúa Jêsus và khi Giuđa trả lại họ số tiền ấy, họ từ chối không nhập vào kho vì đấy là “tiền của huyết” và không nên nhập vào kho.
Mối quan tâm của họ về luật pháp nằm ở đâu khi họ âm mưu bắt lấy Chúa Jêsus? Đâu là sự cân nhắc của họ khi họ xét đoán Ngài phải chết khi sử dụng các nhân chứng và lời dối giả? Đây là mối quan tâm của họ về đúng sai khi họ giết chết Đấng Mêsi của họ chứ?
Đấy là cách thức của sự giả hình! Nó chẳng lo toan một điều gì trừ ra đạt cho kỳ được cứu cánh của nó. Họ đã nhận được điều họ mong muốn và đấy là mọi sự mà họ đã quan tâm!
C. Sự nguyền rủa của ông ta – Công Vụ các Sứ Đồ 1:25 chép rằng khi Giuđa chết, ông ta đã đi đến “nơi ở của nó”. Cụm từ đơn giản ấy có ý nói rằng ông ta đã đi đến một nơi dọn sẵn cho ông ta và hạng người giống như ông ta: ông ta đã đi thẳng vào địa ngục!
Giống như chắc chắn có một chỗ được gọi là thiên đàng được Chúa Jêsus sắm sẵn cho các thánh đồ của Đức Chúa Trời, Giăng 14:1-3, có một chỗ được gọi là Địa Ngục dành cho ma quỉ và cho những kẻ nào chịu theo nó, Mathiơ 25:41.
Từng tội nhân bị hư mất, từng kẻ giả hình tôn giáo, từng môn đồ giả dối sẽ đi Địa Ngục khi họ qua đời. Điều nầy đã được nói rất rõ bởi nhiều phân đoạn Kinh thánh. Hãy xem xét những câu sau đây và lắng nghe cho rõ sứ điệp của chúng.
+ Mathiơ 25:46: “Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời”.
+ Mathiơ 3:12: “Tay Ngài cầm nia mà dê thật sạch sân lúa mình và Ngài sẽ chứa lúa vào kho, còn rơm rạ thì đốt trong lửa chẳng hề tắt”.
+ Mathiơ 13:40: “Còn người ta nhổ cỏ lùng mà đốt trong lửa thể nào, thì ngày tận thế cũng sẽ như vậy”.
+ Mathiơ 13:42: “và quăng những người đó vào lò lửa, là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng”.
+ Mathiơ 13:50: “ném những kẻ ác vào lò lửa; ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng”.
+ Mác 9:43-48: “Nếu tay ngươi làm cho ngươi phạm tội, hãy chặt nó đi; thà rằng một tay mà vào sự sống, còn hơn đủ hai tay mà sa xuống địa ngục, trong lửa chẳng hề tắt. Đó là nơi sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết, và là nơi lửa chẳng hề tắt. Lại nếu chân ngươi làm cho ngươi phạm tội, hãy chặt nó đi; thà rằng què chân mà vào sự sống, còn hơn đủ hai chân mà bị quăng vào địa ngục. Đó là nơi sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết, và là nơi lửa chẳng hề tắt. Còn nếu mắt ngươi làm cho ngươi phạm tội, hãy móc nó đi; thà rằng chỉ một mắt mà vào nước Đức Chúa Trời, còn hơn đủ hai mắt mà bị quăng vào địa ngục, đó là nơi sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết và là nơi lửa chẳng hề tắt”.
+ II Têsalônica 1:9: “Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài”.
+ Khải huyền 14:10-11: “thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thạnh nộ không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh nộ Ngài; và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ”.
+ Khải huyền 20:10-15: “Còn ma quỉ là đứa đã dỗ dành chúng, thì bị quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời. Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đang ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy. Biển đem trả những người chết mình chứa; Sự chết và Âm phủ cũng đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. Đoạn, Sự Chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa”.
Nếu bạn không có Chúa Jêsus, Địa Ngục là nơi bạn sẽ qua cõi đời đời ở đó. Đến cuối cùng, bạn có là một người làng giếng nhơn đức cỡ nào đi nữa. Vô luận bạn là một thuộc viên nhà thờ đến cỡ nào đi nữa. Chẳng nhằm nhò gì với số tiền bạn có hay các việc làm công đức mà bạn đã làm. Vấn đề là mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Jêsus Christ kìa. Nếu bạn đã được cứu, bạn sẽ di thẳng đến Thiên Đàng. Nếu bạn bị hư mất, bạn sẽ đi thẳng đến Địa Ngục! Đừng để cho việc ấy xảy ra với bạn! Hãy đến với Chúa Jêsus và được cứu hay phải biết chắc điều đó ngay hôm nay!
Phần kết luận: Giuđa là một kẻ giả vờ rất tài tình, nhưng sự giả hình của ông ta không phải là không bị thách thức. Chúa Jêsus đã đặt nhiều rào chắn trên con đường của ông ta. Giuđa đã đi thẳng xuống Địa ngục vì cớ sự vô tín của ông ta, nhưng ông ta phải nhọc nhằn lắm để đến tại đó.
Từng bài giảng, từng hành vi tử tế, từng phép lạ là một lời kêu gọi từ Chúa Jêsus phải ăn năn tội và tin theo Ngài. Khi Chúa Jêsus nói cho các môn đồ Ngài biết rằng một trong số họ là “quỉ”, đấy là lời kêu gọi phải ăn năn. Khi Chúa Jêsus rửa chơn cho Giuđa và tỏ ra một trong số họ là bất khiết, đấy là một sự thách thức đối với sự giả hình của ông ta. Khi Chúa Jêsus trao cho Giuđa “miếng bánh” lúc ăn tối, đấy là lời kêu gọi ông phải xây khỏi con đường mà ông đang bước theo. Giuđa đã leo qua từng trở ngại mà Chúa yêu thương đã đặt trên con đường của ông ta rồi cứ tiếp tục trên đường mình đến với Địa Ngục.
Còn bạn thì sao? Có phải bạn đã được cứu một cách chơn thật bởi ân điển của Đức Chúa Trời hôm nay không? Có phải bạn đang ở trong mối quan hệ đức tin riêng tư với Đức Chúa Jêsus Christ không? Có phải bạn nhìn xem Ngài bởi đức tin để linh hồn bạn được cứu không? Có phải bạn tin cậy Ngài, huyết đổ ra của Ngài và sự sống lại của Ngài là con đường của bạn đến với Thiên Đàng không?
Hay, có phải bạn đang đếm các việc lành của mình để bạn bước vào đó chăng? Có phải bạn đang trông mong được vào trong Thiên đàng vì bạn là một thuộc viên Hội thánh chăng? Điều đó chẳng có kết quả đối với Giuđa và điều đó sẽ chẳng có kết quả cho bạn đâu. Nếu bạn muốn vào trong Thiên đàng, bạn phải được sanh lại, Giăng 3:3, 7. Nếu bạn muốn không vào Địa Ngục, bạn phải có Chúa Jêsus, Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ Đồ 4:12.
Nếu bạn chưa được cứu, hãy đến với Ngài hôm nay. Nếu bạn đã được cứu, bạn cần phải cảm tạ Ngài vì ân điển của Ngài trong sự kêu gọi bạn, biến đổi bạn và gìn giữ bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét