Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Mác 14:32-41: "MỘT NƠI KIA GỌI LÀ GHẾTSÊMANÊ"



Mác 14:32-41
MỘT NƠI KIA GỌI LÀ GHẾTSÊMANÊ
Phần giới thiệu: Phần nghiên cứu sách Tin Lành Mác của chúng ta đưa chúng ta đến gần giây phút Chúa Jêsus sẽ phó mạng sống Ngài cho tội lỗi và hạng tội nhân trên cây thập tự. Khi Chúa Jêsus đến gần với giờ ấy, các biến cố trong đời sống của Ngài bắt đầu chuyển biến với một tốc độ thật khó tin. Khi các biến cố sau cùng nầy mở ra trong đời sống của Chúa chúng ta, chúng ta được phép chứng kiến một trong những việc cực kỳ tàn ác và các biến cố thánh khiết nhất cùng song hành bày ra. Phân đoạn Kinh thánh ở trước mặt chúng ta hôm nay là một trong những phân đoạn thánh khiết nhất.
Khi chúng ta một lần nữa hiệp với Chúa Jêsus cùng người của Ngài, họ đang ở giữa một buổi tối có nhiều sự kiện quan trọng. Họ vừa dự xong Lễ Vượt Qua, các câu 12-26. Họ rời khỏi căn phòng mà ở đó họ tổ chức Lễ Vượt Qua rồi bắt con đường từ thành Jerusalem đi xuống Trũng Kít-rôn đến một nơi kia gọi là Ghếtsêmanê. Trên đường đến vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã bàn với các môn đồ Ngài tất cả các lẽ thật quan trọng chứa trong Giăng các chương 14-17. Ngài dạy dỗ họ về thiên đàng, sự bình an của Đức Chúa Trời, sự đầu phục Chúa, sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, và Ngài đã dâng một lời cầu nguyện thật kỳ diệu và đầy năng quyền ở Giăng 17. Tất cả mọi sự nầy đã diễn ra khi họ bắt con đường đến tại Vườn Ghếtsêmanê.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta chú trọng vào những gì đã xảy ra khi họ đến tại một nơi kia gọi là Ghếtsêmanê. Tôi muốn chúng ta cùng nhau dành thì giờ hôm nay để xem xét những gì đã diễn ra trong vườn tối hôm ấy. Vào buổi tối ấy, Ghếtsêmanê đã trở thành một khu vườn mà Chúa Jêsus và người của Ngài đã dành thì giờ đi đến. Trong đêm ấy, Ghếtsêmanê đã trở thành một chỗ mà ở đó công việc đời đời đã được giải quyết vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Tôi muốn chỉ ra một số sự thực về vườn Ghếtsêmanê khi tôi rao giảng về đề tài: một nơi kia gọi là Ghếtsêmanê.
Tôi muốn bạn nhìn thấy đây là Một Nơi Của Áp Lực; Một Nơi Của Sự Cầu Nguyện; và Một Nơi Của Những Việc Quan Trọng. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét các sự thực nầy, vì chúng có nhiều điều dạy dỗ chúng ta hôm nay.
I. ĐÂY LÀ MỘT NƠI CỦA ÁP LỰC (các câu 32-34)
(Minh họa: Tên của ngôi vườn nầy là “Ghếtsêmanê”. Có lẽ nó thuộc về một người bạn của Chúa. Trong khi nó nổi tiếng trong thời của chúng ta, và vẫn còn tồn tại bên ngoài thành Jerusalem, trong thời của Chúa có lẽ nó là một ngôi vườn nhỏ bao quanh bởi một bức tường và có một cổng canh chừng, câu 32.
Đây là nơi mà Chúa Jêsus thường viếng thăm với người của Ngài, Luca 22:39. Ghếtsêmanê dường như là một nơi trú ẩn của Chúa. Đây là nơi mà Ngài có thể tìm được sự tĩnh mịch tránh đoàn dân đông và chức vụ đã chiếm hữu đời sống của Ngài. Đây là nơi mà Ngài có thể tìm được giờ phút riêng tư để tương giao với Cha Ngài. Đây là một nơi thánh tránh mọi cuộc tấn công của kẻ thù Ngài. Đây là một nơi để lấy sức lại đối với những ngày dài của chức vụ. Đây là một nơi rất đặc biệt cho Chúa và cho người của Ngài.
Danh xưng Ghếtsêmanê nguyên là tiếng Aram. Từ ngữ có ý nói “ép dầu ôlive”. Ghếtsêmanê đã, và đang là một chỗ mà ở đó những cây ôlive mọc lên và cho trái của nó. Trái ôlive được tuyển chọn, được đặt trong một bàn ép và dầu ôlive quí giá được chiết ra từ trái ôlive chịu áp lực ghê gớm của bàn ép.
Chúa Jêsus và người của Ngài đến tại vườn Ghếtsêmanê. Ngài để tám trong số môn đồ lại tại cổng vườn. Ngài đem Phierơ, Giacơ và Giăng theo với Ngài và họ đi sâu hơn vào trong vườn.
Tại sao mấy người nầy bị tách ra? Dường như họ là lãnh đạo giữa vòng nhóm. Họ sẽ nhìn thấy và nghe được những việc sẽ giúp đỡ cho họ khi họ lãnh đạo các môn đồ khác trong tương lai. Chúa Jêsus đã cung ứng cho ba người nầy một thời gian trong chức vụ đặc biệt để họ có thể giúp đỡ cho nhiều người khác lớn lên. Đồng thời, Chúa vẫn làm như thế hôm nay!
Ngài sẽ đặt một số người của Ngài vào những tình huống mà ở đó họ có thể nhìn thấy, lắng nghe và kinh nghiệm những việc mà người khác không thể tưởng tượng được. Ngài làm như vậy đặng Ngài có thể sử dụng họ để dạy dỗ người khác biết về quyền năng ân điển và sự dầy dẫy của Ngài, Minh họa: Phierơ – Luca 22:31-32.
Vào đêm ấy, Chúa chúng ta sẽ bước vào “bàn ép ôlive” và thứ dầu tuyệt vời của ân điển và sự đầu phục đối với Đức Chúa Cha sẽ được chiết ra từ đời sống của Chúa. Đối với Chúa Jêsus, vườn Ghếtsêmanê sẽ là một nơi của nhiều áp lực ghê gớm. Phân đoạn Kinh thánh nầy cho chúng ta biết về một số áp lực Ngài đã đối mặt với trong đêm ấy).
A. Có áp lực từ bên trong – Chính ngôn ngữ của mấy câu nầy tỏ ra lẽ thật Đức Chúa Jêsus Christ đang ở trong một thời điểm thử thách gắt gao về tình cảm và về thuộc linh.
+ Ngài rất kinh hãi và sầu não – Cụm từ nầy có ý nói “kinh hãi ụp đến”. Từ ngữ có ý tưởng “ngạc nhiên kinh khủng”. Chúa Jêsus vốn biết rõ điều chi sẽ xảy đến, nhưng khi Ngài nhìn vào cái chén mà Ngài sắp phải uống, Ngài kinh hãi và bị sầu não phủ lút. Không một người nào khác từng kinh nghiệm nổi khổ của linh hồn như điều đã giáng trên Ngài.
+ Ngài rất nặng nề – Nói tới một tình trạng “sầu khổ ghê lắm”.
+ Ngài phán Linh hồn ta buồn rầu – Cụm từ nầy sát nghĩa có ý nói “bị phủ lút với đau buồn”. Chúng ta có chữ “periphery” (ngoại vi) từ chữ nầy và nó có ý nói “bị vây quanh”. Chúa Jêsus bị “buồn rầu vây phủ”.
+ Ngài phán cho đến chết – Cụm từ nầy có ý nói rằng Chúa Jêsus đã “ở ngay thời điểm của sự chết” khi Ngài cầu nguyện trong vườn Ghếtsêmanê. Có lẽ nói tới một người phải chết chỉ vì quá đau buồn.
Lời của Đức Chúa Trời đang nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus bị phủ lút về mặt tình cảm và về mặt thuộc linh bởi những gì Ngài kinh nghiệm khi Ngài bước vào Vườn Ghếtsêmanê đêm hôm ấy. Hãy suy nghĩ về áp lực mà Chúa đã chịu.
Ngài biết Ngài sắp sửa gánh chịu nổi đau ghê gớm lắm về phần xác. Ngài biết Ngài sắp sửa trở nên tội lỗi trên một cây thập tự. Ngài biết Ngài sắp sửa bị phán xét bởi Cha của Ngài. Ngài biết rõ, lần đầu tiên trong cõi đời đời, sẽ có một ổ khóa bóp lại trong mối tương giao không gãy vỡ mà Ngài đã thưởng thức với Cha của Ngài. Ngài biết Ngài sẽ bị dân tộc, các môn đồ và Cha Ngài bỏ rơi. Ngài biết Ngài sắp sửa bị xét xử, bị chối bỏ và bị kết án tử hình bởi chính những người Ngài đến để cứu họ. Ngài biết rõ nhà cầm quyền đầy quyền lực nhất của con người trên đất sắp sửa đổ cơn giận của nó trên chính mình Ngài.
Những tư tưởng về những điều Ngài sắp sửa gánh chịu thực sự phủ lút tâm trí của Ngài. Đây là thời điểm của áp lực cực kỳ ghê gớm. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài đã chịu đựng những thử thách về mặt thuộc linh và về tình cảm rồi ra đến đồi Gôgôtha hầu cho chúng ta sẽ được cứu.
B. Có áp lực từ bên ngoài – Khi chúng ta đọc câu chuyện của Luca nói tới sự thương khó của Chúa trong vườn Ghếtsêmanê, ông ghi lại điều nầy: “Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” Luca 22:44. Khi Ngài cầu nguyện, Ngài đã cầu nguyện với sự khẫn thiết đến nỗi các mao mạch ở trán Ngài bắt đầu vỡ ra. Mồi hôi và máu cùng trộn lẫn với nhau rồi rơi xuống đất.
Trong khi Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt, thân thể mà Ngài sống trong đó là thân thể mỏng manh của con người giống như thân thể của chúng ta vậy. Thân thể của Ngài biết rõ nổi yếu đuối, nó cảm nhận sự đau đớn, nó biết đói, thèm ngủ và mệt mõi. Đấy chỉ là một thân thể mà thôi. Khi Chúa Jêsus cầu nguyện trong đêm đó, các áp lực về tình cảm và về thuộc linh đã ụp lên Chúa Jêsus hầu như nhiều hơn thân thể Ngài có thể chịu đựng được. Nhưng, Ngài đã chịu đựng các áp lực ấy! Ngài đã gánh chịu sự thương khó của vườn Ghếtsêmanê và Ngài đưa nó đến đồi Gôgôtha, ở đó Ngài đã chịu chết vì tội lỗi của chúng ta!
C. Có áp lực của địa ngục – Tôi không có bằng chứng nào theo Kinh thánh để ủng hộ vấn đề nầy, nhưng tôi sẽ chia sẻ với bạn những điều tôi tin. Theo ý của tôi thì Chúa Jêsus đã ở dưới sự tấn công của Satan trong vườn Ghếtsêmanê. Tôi tin rằng Satan đang ra sức chất hết gánh nặng lên Chúa Jêsus với nổi khổ về tình cảm và buồn rầu, hắn muốn làm cho Ngài phải gục chết ngay ở đó. Đây có thể là lý do tại sao chúng ta thấy một thiên sứ được sai đến từ trời để thêm sức cho Chúa trong thời gian Ngài ở trong vườn Ghếtsêmanê, Luca 22:43.
Ngược lại với dư luận đương thời, Satan không muốn Chúa Jêsus bước lên thập tự giá. Tôi đã nghe các nhà truyền đạo nói rằng Địa ngục đã vui mừng khi Chúa Jêsus gục chết. Không một điều gì có thể đi quá sự thật! Satan biết thập tự giá sẽ rung lên tiếng chuông báo tử của Ngài. Satan biết rõ đồi Gôgôtha là mục tiêu tối hậu của Đức Chúa Cha. Satan biết rõ như thế, tại đồi Gôgôtha, Chúa Jêsus sẽ đánh bại tội lỗi và Satan. Đấy là lý do tại sao Satan đã ra sức ngăn chặn thập tự giá kể từ khi con người phạm tội tại Vườn Êđen. Đấy là lý do tại sao hắn đã cám dỗ Cain giết chết Abên. Đấy là lý do tại sao hắn cứ tìm cách làm sa bại dòng huyết mà từ đó Đấng Mêsi sẽ hiện đến. Đấy là lý do tại sao hắn cảm động vua Hêrốt giết hết thảy con trẻ ở thành Bếtlêhem khi mấy thầy bác sĩ đến tìm kiếm Vua của người Do thái. Đấy là lý do tại sao Satan đã cám dỗ Chúa Jêsus đội lấy mão triều thiên bằng cách tránh né thập tự giá. Tôi tin rằng Satan cũng làm hết sức mình tìm cách giết chết Chúa Jêsus tại vườn Ghếtsêmanê.
Có các áp lực ngoại tại. Đức Chúa Jêsus Christ đã đắc thắng tại vườn Ghếtsêmanê và đã thắng hơn ma quỉ hầu cho Ngài có thể bước lên thập tự giá và chịu chết vì tội lỗi của chúng ta.
I. Đây là một nơi của áp lực
II. ĐÂY LÀ MỘT NƠI CỦA SỰ CẦU NGUYỆN (các câu 35-36)
(Minh họa: Chúa Jêsus để tám người của Ngài tại cổng vườn. Ngài đem ba người vào sâu trong vườn với Ngài. Ngài bảo ba người nầy, Phierơ, Giacơ và Giăng, phải đợi Ngài và phải “tỉnh thức” trong khi Ngài đi cầu nguyện. Từ ngữ có ý nói “phải nghiêm ngặt chú ý vào một việc gì đó”. Mấy người nầy phải coi chừng đừng để có gì đó rắc rối xảy ra, và họ cần phải cầu nguyện với Ngài, và có lẽ, cầu thay cho Ngài khi Ngài cầu nguyện, câu 38.
Chúa Jêsus đi vào sâu trong vườn Ghếtsêmanê để cầu nguyện. Tôi muốn nhìn xem Ngài cầu nguyện trong vài phút hôm nay).
A. Đối tượng sự cầu nguyện của Ngài – Chúa Jêsus sấp mặt xuống đất rồi bắt đầu kêu cầu với Cha của Ngài. Ngài nhắc tới Đức Chúa Cha trước tiên là “Aba”. Đây là một từ theo tiếng Aram tương đương với chữ “cha” của chúng ta. Đây là một từ ngữ nói tới sự mật thiết. Đây là một từ được sử dụng trong các gia đình Do thái lúc bấy giờ, nhưng đây là một từ mà chẳng một người Do thái nào từng sử dụng khi họ trò chuyện với Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã thưởng thức sự mật thiết ấy với Cha của Ngài đến nỗi Ngài cảm thấy xứng đáng nhất khi gọi Đức Chúa Trời là “Cha”.
Trong Ngài, chúng ta có cùng đặc ân ấy! Phaolô đã nói ở Rôma 8:15: “Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha!” Qua Chúa Jêsus, chúng ta có cùng những đặc ân mà Chúa Jêsus đã thưởng thức. Chúng ta được đưa đến một chỗ mật thiết tuyệt đối với Đức Chúa Cha!
Khi Chúa Jêsus cầu nguyện, Ngài nói: “A-ba lạy Cha, mọi việc Cha làm được cả; xin Cha cất chén nầy khỏi con...”. Khi bạn đọc lời cầu nguyện nầy, đừng suy nghĩ một chút nào là Chúa Jêsus đang cố gắng tìm cách thoát ra khỏi thập tự giá. Ngài ra đời vì mục đích ấy, Giăng 18:37. Ngài là “Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế”, Khải huyền 13:8. Không một ai buộc Ngài phải bước lên thập tự giá cả. Ngài nói với người Pharisi: “Ấy vì ta phó sự sống mình để được lấy lại. Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng tự ta phó cho; ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại; ta đã lãnh mạng lịnh nầy nơi Cha ta” Giăng 10:17-18.
Nếu Chúa Jêsus không cầu nguyện để tránh né thập tự giá, Ngài cầu nguyện điều gì tại vườn trong buổi tối đó? Trong câu chuyện của Mathiơ, ông ghi lại lời lẽ của Chúa như sau: “Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con!” Mathiơ 26:39. Có lẽ Chúa Jêsus đang cầu xin Đức Chúa Cha không biết hoàn thành ơn cứu rỗi theo cách khác là khả thi trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Cha có được hay không!?! Giống như thể Ngài đã cầu xin: “Nếu có cách nào khác, cho phép con làm theo cách ấy”.
Hãy suy nghĩ về điều đó, Chúa Jêsus sắp sửa trở nên tội lỗi trên thập tự giá, II Côrinhtô 5:21. Lần đầu tiên trong cõi đời đời, Ngài sẽ bị phân cách khỏi cha của Ngài, Mác 15:34. Ngài sẽ bị bỏ quên, bị bỏ rơi và bị Cha Ngài xét đoán. Những tư tưởng về việc uống cái chén đắng kia đã phủ lút tâm trí của Con vô tội của Đức Chúa Trời! Cái “chén” ấy tiêu biểu cho mọi cơn thạnh nộ và thù ghét của Đức Chúa Trời nghịch lại với tội lỗi. Cái “chén” ấy tiêu biểu cho cơn thạnh nộ đầy trọn của Đức Chúa Trời sắp sửa đổ ra trên Chúa Jêsus.
Trong khi sự nhận biết mọi việc mà Ngài sắp sửa gánh chịu về phần xác đã gây kinh khủng cho tâm trí của Đấng Christ, Ngài không e sợ nổi đau đớn của thập tự giá. Tuy nhiên, chính tư tưởng phải trở nên tội lỗi, chịu phán xét và bị Đức Chúa Trời lìa bỏ đã gây ra cảm xúc phản kháng đối với Con vô tội của Đức Chúa Trời.
Tôi cũng muốn nhắc cho bạn nhớ rằng Chúa Jêsus đã ở ngay thời điểm của sự chết ở trong vườn. Có khả năng Ngài đã cầu nguyện xin được sống để Ngài có thể bước lên thập tự giá. Ngài không muốn chết ở đây. Ngài muốn hoàn tất phần việc mà Cha Ngài đã giao phó cho.
B. Áp lực trong sự cầu nguyện của Ngài – Như tôi đã nhắc tới ở trên, tôi nghĩ Satan đã chống đối Ngài khi Ngài cầu nguyện. Tôi tin Chúa Jêsus đã ở dưới sự tấn công kịch liệt của Satan ở trong vườn đến nỗi Ngài e Ngài sẽ chết ngay tại đó. Đây là thời điểm của áp bức thuộc linh mà chẳng một người nào khác đã từng kinh nghiệm.
Phân đoạn Kinh thánh cho thấy rằng Chúa Jêsus đã cầu xin Đức Chúa Cha ba lần ở trong vườn. Từng lời cầu nguyện có lẽ phù hợp với thời điểm tấn công của Satan. Ma quỉ đã ba lần làm kiệt sức Ngài trên hòn núi Cám dỗ; cho thấy hắn đã thực hiện ba nổ lực để ngăn chặn Con Đức Chúa Trời trong vườn Ghếtsêmanê. Tôi ngợi khen Chúa vì Chúa Jêsus đã đắc thắng!
C. Sự vâng phục trong lời cầu nguyện của Ngài – Khi Chúa Jêsus kết thúc lời cầu nguyện của Ngài, Ngài đã tỏ ra sự vâng phục tuyệt đối trước ý muốn của Cha Ngài. Ngài không muốn bị phân cách đối với Cha của Ngài. Ngài không muốn kinh nghiệm cơn thạnh nộ của Cha Ngài. Ngài không muốn trở nên tội lỗi, nhưng Ngài bằng lòng chịu như thế vì đấy là chương trình của Đức Chúa Cha cho đời sống của Ngài.
Cụm từ “Ta sẽ” và “Ngươi sẽ” làm cho chúng ta nhìn biết rằng đây là thời điểm thử nghiệm thực sự dành cho Cứu Chúa. Trong khi Chúa Jêsus là vô tội và không thể phạm tội, Ngài đã đối diện với thời điểm thử thách rất khắc nghiệt, Hêbơrơ 4:15. Giống như Ngài đã chịu đựng trên hòn núi Cám dỗ ba năm rưỡi trước đó, Ngài đã đạt được chiến thắng lớn lao bằng cách giữ sự thuận phục theo ý chỉ của Cha Ngài.
(Lưu ý: Cho phép tôi chấm dứt ở đây và nói rằng tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã đắc thắng trong vườn Ghếtsêmanê. Ngài có thể rời khỏi chúng ta trong đêm đó. Không một ai buộc Ngài phải chịu chết. Không một ai buộc Ngài phải trở nên tội lỗi vì chúng ta. Không một ai buộc Ngài phải chịu những điều Ngài đã chịu.
Ngài đã bằng lòng chịu như thế! Ngài đã chịu như thế để chúng ta có một phương thức để được cứu. Ngài đã chịu thế để khi một linh hồn hư mất kêu la với Đức Chúa Cha trong danh của Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa, sẽ sẵn có sự cứu rỗi ở đó. Ngài đã chịu thế vì Ngài yêu thương chúng ta, Giăng 3:16; Rôma 5:8; Khải huyền 1:5. Ngài đã chịu thế để chúng ta sẽ không phải đi Địa Ngục. Tôi cảm tạ Chúa vì Ngài đã gánh chịu đau khổ và đã trả giá hầu cho chúng ta được cứu!
Bạn có tin nơi Chúa Jêsus không? Có phải bạn được cứu bởi ân điển của Ngài không? Có phải sự chết của Ngài trở thành sự chết của bạn không? Có phải huyết của Ngài tẩy sạch mọi tội lỗi của bạn không? Có phải bạn nhận biết Ngài là Cứu Chúa của bạn không? Ồ, bạn có thể đấy! Nếu bạn chịu đến với Ngài, Ngài sẽ cứu bạn và thay đổi đời sống của bạn và được sự sống đời đời. Hãy đến với Chúa Jêsus và tiếp nhận Ngài vào tấm lòng của bạn hôm nay!)
I. Đây là một nơi của áp lực
II. Đây là một nơi của sự cầu nguyện
III. ĐÂY LÀ MỘT NƠI CỦA NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG (các câu 37-41)
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus cầu nguyện trong vườn đêm hôm đó, hai loạt những việc quan trọng đã được bày ra. Những việc quan trọng nầy tỏ ra sự tương phản giữa Cứu Chúa và hạng tội nhân).
A. Những việc quan trọng của Chúa – Chúa Jêsus có việc quan trọng không ai đếm xỉa đến trong đời sống của Ngài. Ngài đã sống để làm theo ý chỉ của Cha Ngài. Lúc Ngài 12 tuổi, Ngài phán: “Ngài thưa rằng: Cha mẹ kiếm tôi làm chi? Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao?” Luca 2:49. Về sau, Ngài phán: “Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai ta đến, và làm trọn công việc Ngài” Giăng 4:34. Và: “Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến” Giăng 6:38.
Thập tự giá của đồi Gôgôtha và sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá ấy không hề bị thắc mắc! Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy để chịu chết vì tội lỗi và hạng tội nhân, và đấy là những gì Ngài đã làm. Ý chỉ của Cha Ngài là mọi sự mà Ngài đã sống cho! Ngài đã làm phu phỉ hoàn toàn chương trình của Đức Chúa Cha trên đồi Gôgôtha, Giăng 19:30. Đấy là một lẽ thật mà hết thảy chúng ta đều có thể vui mừng hôm nay!
B. Những việc quan trọng cho người của Ngài – Đang khi Chúa Jêsus cầu nguyện và vật vã với gánh nặng lớn lao nhất mà bất kỳ ai cũng từng tìm cách gánh vác, các môn đồ lại say ngủ. Chúa Jêsus đã truyền cho họ phải “thức canh”, nhưng họ đã mệt mõi và hết thảy đều đã ngủ gục. Chính ba người nầy đã ngủ gục mặc dù có sự hóa hình, Mathiơ 17. Bây giờ, họ ngủ gục qua sự phấn đấu thuộc linh trọng đại nhất mà thế gian đã từng chứng kiến.
Mấy người nầy đã có đặc ân chứng kiến Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Cao Cả của Thiên Đàng khi Ngài tiếp cận với Đức Chúa Cha Chí Thánh. Họ đã có một đặc ân mà chẳng có ai khác từng thưởng thức, và họ đã ngủ suốt trong lúc đó! Đúng là một thảm họa!
Việc quan trọng của Chúa chúng ta là ý muốn của Cha Ngài. Việc quan trọng của họ là bản thân họ và các nhu cần riêng của họ. Giờ đây, trong lời biện hộ của họ, sự việc hoàn toàn muộn màng rồi. Trời đã quá nửa đêm. Giấc ngủ cũng là một sự thoái thác. Mấy người nầy, khi đã nghe được mọi việc, chắc chắn họ đã ngã lòng, thất bại và nhầm lẫn. Có lẽ là họ đã ngủ vùi là cần thiết hơn là lãnh đạm.
Sự việc đã xảy ra như thế, không thể là lời cáo lỗi của họ là ngủ gục khi Chúa bảo phải “thức canh”. Sự thực cho thấy rằng họ không tin tất cả những việc mà Ngài đã nói cho họ biết về sự phản bội và sự chết của Ngài. Có lẽ họ nghĩ Ngài chỉ gây xúc động thôi, vì vậy họ đã đi ngủ.
Chúa Jêsus trở lại và thấy họ đang nằm ngủ. Khi Ngài đến nơi rồi, Ngài phán cùng Phierơ. Hãy chú ý Ngài gọi ông là “Simôn”, câu 37. Đây là tên cũ của Phierơ. Tên ấy có nghĩa là “lắng nghe”. Phierơ đã không lắng nghe Chúa và ông đã không hành động giống như người mới Phierơ. Ông đã hành động giống như người cũ Simôn. Ông đã không hành động như “hòn Đá”. Phierơ vừa khoe rằng ông sẵn sàng chịu chết với Chúa Jêsus, câu 31. Giờ đây, ông không thể tỉnh thức khi Chúa cầu nguyện khoảng một giờ đồng hồ.
Chúa Jêsus cảnh cáo người của Ngài phải thức canh và cầu nguyện vì thời điểm thử thách và cám dỗ sẽ xảy đến trên đường lối của họ và họ sẽ cần tới sự trợ giúp về mặt thuộc linh hầu cho vượt qua được thời điểm thử thách ấy. Họ đã biết rất ít và chẳng bao lâu nữa thì lời tiên đoán ấy sẽ được ứng nghiệm.
Chúa Jêsus rời đi để cầu nguyện lần thứ nhì và mỗi lần Ngài trở lại, Ngài thấy họ vẫn còn ngủ say. Phân đoạn Kinh thánh nầy dạy cho chúng ta biết rằng người của Ngài đã bước đi dưới một loạt những việc quan trọng khác hơn Ngài đã bước đi. Ngài đã sống để làm phu phỉ ý muốn của Cha Ngài, họ đã sống để làm thỏa lòng họ và thỏa mãn các nhu cần riêng của họ. Hãy tưởng tượng thể nào họ thất bại không đứng được với Ngài trong giờ nhọc nhằn nhất của Ngài, điều đó đã thêm vào nỗi đau đớn và ý thức về sự cô độc và trống vắng của Ngài.
Bài học từ phân đoạn Kinh thánh nầy rất là rõ ràng. Chúa Jêsus đã đạt được chiến thắng vì Ngài đã thận trọng và tỉ mỉ trong sự cầu nguyện. Ngài đã nương vào Cha của Ngài và Cha của Ngài đã ban cho Ngài sự chiến thắng. Người của Ngài đã nương vào bản thân họ, và khi thì giờ thử thách của họ đến, họ bèn thất bại, câu 50.
Nếu chúng ta muốn thưởng thức chiến thắng trong giờ thử thách và cám dỗ của mình, chúng ta phải học biết nương vào Chúa và quyền phép của Ngài. Chúng ta không đứng với sức riêng của mình, nhưng đứng với sức của chính Ngài, Êphêsô 6:10-12. Bao lâu chúng ta nương vào bản ngã mình, chúng ta bị định cho phải thất bại. Khi chúng ta để cho người cũ “Simôn” trong chúng ta cai quản chúng ta, chúng ta có thể chẳng trông mong gì khác hơn là thất bại trong đời sống Cơ đốc của chúng ta. Nhưng, khi chúng ta phục theo quyền phép của Ngài và sự cai quản của Ngài trong đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ thành công khi chúng ta sống cho Ngài và bước đi theo ý chỉ của Ngài.
Các môn đồ đã bước theo một khuôn mẫu định trước trong đời sống của chúng ta. Hãy nhìn vào khuôn mẫu ấy.
+ Họ đã tự tín, câu 31. Họ tưởng họ có thể đứng vững theo sức riêng của họ.
+ Họ đã ngủ gục, câu 37. Họ đã dửng dưng đối với điều ác ở quanh họ và họ thiếu cảnh giác về đạo đức và về thuộc linh.
+ Họ bị cám dỗ, câu 50. Họ được kêu gọi phải suy nghĩ về bản thân họ trước tiên và nổi loạn chống nghịch chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của họ.
+ Họ đã phạm tội, câu 50…. Họ đã nương vào bản thân họ, bất chấp quyền lực của Satan và họ đã vấp ngã vào trong tội lỗi. Không một tín đồ nào là nhà vô địch đối với ma quỉ!
+ Họ kinh nghiệm tai họa, câu 50… Giống như sự cám dỗ không được đối diện với bằng quyền phép Đức Chúa Trời dẫn tới tội lỗi. Tội lỗi không được xưng ra và không được thanh tẩy dẫn tới thảm họa thuộc linh!
+ Đừng suy nghĩ trong một phút chính việc ấy không thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta! Chính khuôn mẫu đó sẽ tự tỏ ra trong đời sống của chúng ta khi chúng ta bước đi trong năng lực của xác thịt. Chúng ta phải ở gần Chúa và thanh sạch nếu chúng ta muốn tránh việc trở thành một cuộc đắm tàu thuộc linh!
Phần kết luận: Tôi cảm tạ Chúa vì cái nhìn thoáng qua nầy vào các biến cố trong vườn Ghếtsêmanê. Đúng là một sự vui mừng khi nhìn biết Cứu Chúa của chúng ta đã đánh mọi chiến trận thay cho chúng ta và Ngài đã đắc thắng mỗi chiến trường đó!
Nếu phân đoạn Kinh thánh nầy đòi hỏi bất cứ điều chi từ chúng ta, nó đang đòi hỏi sự thờ phượng của chúng ta. Khi chúng ta suy gẫm mọi sự mà Chúa đã chịu vì chúng ta trong đêm đó, sự suy nghĩ ấy sẽ đưa chúng ta đến với hai đầu gối trong sự thờ phượng, Suy nghĩ ấy sẽ làm đầy dẫy tấm lòng của chúng ta với sự ngợi khen Ngài. Suy nghĩ ấy sẽ khiến chúng ta muốn giơ cao hai bàn tay thánh khiết lên mà ngợi khen Ngài. Suy nghĩ ấy sẽ khiến chúng ta muốn vui mừng trong các bài hát và tung hô. Suy nghĩ ấy sẽ làm đầy dẫy chúng ta với một sự ao ước muốn thờ phượng và tôn vinh Ngài!
Nếu chúng ta sống giống như các môn đồ trong phân đoạn Kinh thánh nầy, điều nầy sẽ khiến chúng ta phải tỉnh thức không buồn ngủ nữa và luôn bận rộn cho Chúa. Đây là một giờ đồng hồ kêu gọi phải hành động, chớ không phải đây là thời điểm để dân sự của Đức Chúa Trời phải ngủ gục.
Nếu bạn chưa được cứu hôm nay, bối cảnh Cứu Chúa chịu thương khó trong vườn Ghếtsêmanê sẽ khiến cho bạn muốn đến với Ngài để được cứu hôm nay.
Có phải Ngài phán với tấm lòng bạn hôm nay không? Nếu đúng như thế, hãy đến khi Ngài kêu gọi. Hãy yêu mến Ngài! Hãy ngợi khen Ngài! Hãy thờ phượng Ngài! Hãy tôn cao Ngài! Hãy tin theo Ngài! Hãy tiếp nhận Ngài!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét