Mác 14:41-42
MỘT BUỔI TỐI SỐNG TRONG Ô NHỤC
Phần giới thiệu: Vào ngày 8 tháng Chạp năm 1941, Tổng Thống Hoa Kỳ, Franklin Delano Roosevelt, đã thốt ra những lời lẽ sau đây: “Hôm qua, ngày 7 tháng Chạp năm 1941 — một ngày sống trong ô nhục — nước Mỹ thình lình bị tấn công bởi hải quân và không quân của Đế quốc Nhật”. Câu nói nầy đã được thốt ra khi có cuộc tấn công đáng kinh ngạc bởi các lực lượng Nhật bản nhắm vào căn cứ Hải quân của Mỹ ở Hawaii. Cuộc tấn công bởi Nhật bản, và câu nói bởi Roosevelt, là các thứ xúc tác buộc nước Mỹ phải bước vào Đệ II Thế Chiến.
Có nhiều ngày giờ ô nhục khác trong lịch sử của con người. Từ ngữ “ô nhục” có ý nói “có một tiếng tăm rất xấu xa”. Giữa vòng những ngày ô nhục trong lịch sử nước Mỹ là một số ngày sau đây:
+ Ngày 29 tháng 10 năm 1929 – Thị trường chứng khoán sụp đổ dẫn tới suy sụp trầm trọng.
+ Ngày 22 tháng 11 năm 1963 – Cuộc ám sát Tổng Thống John F. Kennedy ở Dallas, Texas.
+ Ngày 4 tháng 4 năm 1968 – Cuộc ám sát Mục sư Martin Luther King ở Memphis, TN.
+ Ngày 22 tháng Giêng năm 1973 – Ngày Tòa Án Tối Cao Mỹ đưa ra quyết định về luật phá thai. Quyết định nầy đã hợp thức hóa tình trạng phá thai, kết quả trong sự chết của hàng triệu trẻ chưa ra đời.
+ Ngày 11 tháng 9 năm 2001 – Ngày mà những kẻ khủng bố Hồi giáo nhắm vào Hoa kỳ bằng cách chiếm các máy bay dân dụng đâm thẳng vào các mục tiêu của họ trên nước Mỹ.
+ Những ngày giờ nầy, cùng với nhiều ngày khác nữa, đã được khắc ghi vào tinh thần của người Mỹ.
Phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta nói cho chúng ta biết về các biến cố của một đêm ô nhục diễn ra cách đây 2.000 năm. Buổi tối Chúa Jêsus bị bắt, rồi bị đóng đinh trên thập tự giá, là Một Đêm Sống Trong Ô Nhục. Đây là một đêm đầy dẫy với sự phản bội, thù hận và tàn bạo, nó đứng sững như một trong những ngày ô nhục nhất trong lịch sử nhân loại.
Các biến cố của đêm ô nhục ấy có đôi điều dạy dỗ chúng ta hôm nay. Chúng có đôi điều để nói về Cứu Chúa của chúng ta và chúng có đôi điều để nói tới tình trạng của con người.
Tôi muốn lấy mấy câu Kinh thánh ở trước mặt chúng ta rồi giảng luận về các biến cố đã diễn ra trong đến đó. Tôi muốn rao giảng về Buổi Tối Sống Trong Ô Nhục. Tôi muốn bạn nhìn thấy đấy là Buổi Tối Của Âm Mưu; Buổi Tối Của Lòng Dạn Dĩ; Buổi Tối Của Những Thỏa Hiệp; và Buổi Tối Của Lòng Thương Xót. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét các biến cố nầy hôm nay.
I. BUỔI TỐI CỦA ÂM MƯU
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus đã cầu nguyện xong với Cha của Ngài, các câu 35-36, Chúa Jêsus công bố với người của Ngài rằng thì giờ Ngài bị nộp đã đến, các câu 41-42.
Trong khi Chúa còn đang nói, Giuđa xuất hiện với một tốp đông các binh lính. Họ đã đến đó đặng bắt lấy Chúa Jêsus và Giuđa, kẻ phản bội đã dẫn họ tới đó.
Chúng ta hãy dành vài phút để đi qua các câu 43-46 và xem xét một vài lẽ thật được tỏ ra ở đây).
+ Chúng ta được thuật cho biết lãnh đạo của nhóm ấy là “Giuđa”. Hắn là một người đã từng đi lại với Chúa Jêsus trong mối quan hệ mật thiết trong hơn ba năm trời. Hắn là một người đã nghe giảng Tin Lành nói tới ân điển trong nhiều cơ hội. Tuy nhiên, Giuđa đã chối bỏ Tin Lành ấy, giống như hắn đã chối bỏ Đức Chúa Jêsus Christ vậy.
Dường như rõ ràng là Giuđa đã đi theo Chúa Jêsus là vì tiền bạc. Hắn đã lấy cắp từ túi tiền ủng hộ Chúa Jêsus và người của Ngài, Giăng 12:6. Giuđa có lẽ đã tin, lúc ban đầu, rằng Chúa Jêsus sẽ lật đổ Rôma và dựng lên một vương quốc mới trong xứ Israel. Có lẽ hắn đã đi theo Chúa Jêsus với hy vọng dấn thân vào hành động. Hắn muốn làm giàu.
Khi rõ ràng là Chúa Jêsus sẽ không dựng lên một vương quốc, và làm cho những kẻ theo Ngài được giàu có, Giuđa đã thương lượng với các kẻ thù của Chúa, các cấp lãnh đạo tôn giáo của người Do thái, rồi bán Chúa Jêsus cho họ để lấy “ba mươi miếng bạc”, Mác 14:10-11; Mathiơ 26:15. Giuđa đã lập mưu với các kẻ thù của Chúa hầu nộp Ngài, và khi Giuđa biết rõ chỗ Chúa Jêsus sẽ sử dụng thì giờ của Ngài, Giăng 18:2, Giuđa đã dẫn họ đến chỗ có mặt Chúa Jêsus.
+ Rõ ràng, người Do thái tin rằng Chúa Jêsus sẽ đứng ra chiến đấu. Giăng 18:3 thuật lại cho chúng ta biết rằng Giuđa đã cùng đến với “một cơ binh cùng những kẻ…”. Một “cơ binh” có ý nói tới một “đội lính” Lamã có số lượng khoảng 600 người với quân số đầy đủ. Rõ ràng, một phần trong số nầy là binh lính Lamã và một phần là các thành phần canh gát trong Đền Thờ. Dù là thế nào, khi họ đến để bắt Chúa Jêsus, họ đã được vũ trang đến tận răng, câu 43. Các binh lính Lamã mang theo các thanh gươm ngắn kiểu Lamã, trong khi cảnh vệ của Đền Thờ đã mang theo gậy gộc. Họ đã sẵn sàng để hành động.
+ Giuđa không phải là đơn độc trong âm mưu nầy. Mục đích của hắn phải đạt được là cho Tòa Công Luận Do thái, câu 43 và nhà cầm quyền Lamã, Giăng 18:3, 12.
+ Khi họ đến tại Vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã bước ra đón họ, Giăng 18:4. Ngài hỏi họ đang tìm ai? Họ đáp là Ngài và Ngài sẵn sàng xác nhận chính mình Ngài.
Mặc dù Chúa Jêsus bảo họ Ngài là ai rồi, Giuđa vẫn đến bên Ngài rồi hôn nơi má Ngài. Hôn trong xã hội thời ấy là một dấu tôn trọng và tình cảm. Loại hôn nầy là một hình thức đặc biệt chỉ ra sự tôn trọng và danh dự. Một người sẽ hôn người kia nơi chơn để tỏ ra sự tôn kính, ở mu bàn tay, nơi vạt áo, hay ở lòng bàn tay. Giuđa đã chọn ôm lấy và hôn Ngài nơi gò má, loại hôn nầy tỏ ra tình yêu và tình cảm thật sâu sắc. Cái hôn ấy thường được để dành cho người nào có mối quan hệ thật mật thiết, gần gũi với người thực hiện nụ hôn.
Khi Giuđa hôn Chúa, đấy chỉ là cái mổ nơi gò má. Từ ngữ “hôn” có ý nói tới “một loạt những nụ hôn”. Giuđa đã giữ việc hôn Chúa. Khi Giuđa làm điều nầy, mấy tên lính đã ụp đến rồi bắt lấy Chúa Jêsus và dẫn Ngài đi. Đồng thời, Chúa Jêsus chẳng đưa ra một sự kháng cự nào cả! Ngài đã thể hiện chính xác y như Êsai đã nói: “Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” Êsai 53:7.
(Lưu ý: Các việc làm mà Giuđa đã phạm vào đêm ấy góp phần như một lời cảnh báo về các mối nguy hiểm của sự bội đạo. Giuđa đã sống gần gũi với Đức Chúa Jêsus Christ giống như bất kỳ người nào đã từng sống. Hắn đã nghe Tin Lành từ môi miệng của “Đấng Tác Giả và Thành Toàn của đức tin chúng ta”. Hắn đã chứng kiến tình yêu thương và ân điển rất năng động mỗi ngày. Hắn đã nhìn thấy quyền phép của Đức Chúa Trời giống như nhiều người khác đã nom thấy.
Hắn đã nghe biết lẽ thật. Hắn đã nhìn thấy lẽ thật. Thậm chí hắn đã công nhận lẽ thật, Mathiơ 27:4. Tuy nhiên, Giuđa đã chết và đã đi Địa Ngục vì hắn thất bại không tin theo lẽ thật. Giuđa thực sự đã hôn hai cánh cổng Thiên đàng, ngã chết rồi đi thẳng đến Địa Ngục.
Đừng để cho điều đó xảy đến với bạn! Bộ điều đó có thể xảy đến sao? Đúng đấy, điều đó có thể xảy đến! Hãy lắng nghe lời lẽ của chính Đức Chúa Jêsus Christ: “Nên ta đã bảo rằng các ngươi sẽ chết trong tội lỗi mình; vì nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi” Giăng 8:24.
Khi bạn đến với phần cuối của cuộc đời mình,thắc mắc: “Ngươi xử lý thế nào với Chúa Jêsus?” Không một điều chi khác sẽ là quan trọng. Không một điều gì khác sẽ là vấn đề. Không một điều chi khác sẽ đáng được xem xét. Chúa Jêsus, và mối quan hệ của bạn với Ngài, sẽ quyết định bạn sẽ sống đời đời ở trên Thiên đàng hay không, hoặc phải chịu nguyền rủa đau khổ đời đời trong Địa Ngục, 1 Giăng5:12).
I. Buổi tối của âm mưu
II. BUỔI TỐI CỦA LÒNG DẠN DĨ
+ Khi tôi đọc mấy câu nầy, có một việc chỉ ra lòng dạn dĩ của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài bước ra đón mấy tên lính khi chúng tới đến, Giăng 18:4. Ngài đối diện với họ khi họ đang thi hành sứ mệnh của họ, Giăng 18:4. Ngài sẵn sàng xác nhận bản thân Ngài trước mặt họ, Giăng 18:5. Ngài chẳng kháng cự họ khi họ bắt lấy Ngài, Mác 14:46.
+ Chúa Jêsus đối mặt với mấy tên lính khi họ đang làm nhiệm vụ của họ. Ngài thách thức lòng dạn dĩ của họ vì họ từ chối không bắt Ngài khi Ngài sẵn sàng đã có mặt sẵn trong Đền Thờ hết ngày nầy sang ngày khác, Mác 14:48-49.
+ Đức Chúa Jêsus Christ không phải là thứ hoa violet hay co mình lại đâu. Ngài không chút sợ hãi. Ngài biết rõ Ngài đang ở trong ý chỉ trọn vẹn của Cha Ngài, Mác 14:49.
Ngài biết rõ mọi sự Ngài sắp sửa đối diện với đã được Cha Ngài định trước rồi. Chúa Jêsus biết rõ điều chi có ở trước mặt Ngài. Ngài hiểu rõ rồi đây người của Ngài sẽ từ bỏ Ngài, Ngài biết dân Do thái sẽ chối bỏ Ngài. Ngài biết rõ về sự bạo lực mà Ngài sắp sửa phải gánh chịu. Ngài biết rõ họ sẽ đánh đập Ngài, nhiếc móc Ngài, khạc nhổ trên Ngài, đánh đập Ngài với roi bò cạp, và Ngài biết rõ họ sẽ đóng đinh Ngài trên thập tự giá giữa hai tên cướp. Ngài biết rõ mọi sự nầy, tuy nhiên Ngài đối diện chúng với lòng dạn dĩ.
Tại sao chứ? Ngài đã làm thế vì Ngài đã cam kết phục theo ý chỉ của Cha Ngài, Giăng 4:34. Chúa Jêsus đã hoàn tất công việc ấy tại đồi Gôgôtha, Giăng 19:30. Ngài đã làm thế vì Ngài yêu thương bạn, Rôma 5:8. Ngài đã chịu thế vì đấy là hy vọng duy nhứt mà chúng ta có để được cứu, Hêbơrơ 9:22. Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy vì giây phút nầy và Ngài không tìn cách thoái thác nó. Cách xử sự của Ngài là một trong những sự can đảm và mạnh mẽ nhất.
+ Tôi ngợi khen Ngài vì lòng dạn dĩ của Ngài ở bề mặt của sự tàn bạo, thù hận, chối bỏ, bạo lực, đau khổ và xét đoán. Tôi ngợi khen Ngài vì Ngài có sự dũng cảm chịu đựng và ý chí để đối diện với mọi sự xảy đến trên đường lối của Ngài hầu cho chúng ta sẽ được cứu rỗi.
+ Nếu tôi muốn hỏi bạn, thì đây là câu ấy: bạn có tin cậy Chúa Jêsus để linh hồn bạn được cứu chưa?
I. Buổi tối của âm mưu
II. Buổi tối của lòng dạn dĩ
III. BUỔI TỐI CỦA THỎA HIỆP
+ Khi Chúa Jêsus đã bị bắt, từng môn đồ một đã bỏ chạy trong sợ hãi, câu 50. Một thanh niên vô danh, mà nhiều người tin đấy là Mác, các câu 51-52, đã bỏ chạy, để lại áo xống mình trong tay của mấy tên lính.
+ Các môn đồ không bao giờ tưởng tượng giờ phút nầy sẽ xảy đến, Mác 14:31. Tất cả họ đều tin ở trong lòng rằng họ sẽ đứng với Chúa Jêsus cho đến cuối cùng. Tất cả họ đều thực sự tin rằng họ sẽ đồng chết với Ngài và thậm chí chết cho Ngài nữa. Phierơ đã tỏ ra sự can đảm nhất khi ông rút gươm mình ra để bảo vệ Chúa, câu 47.
Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus bị bắt, và khi Ngài không kháng cự lại, các môn đồ đã bị lay động cho đến tận cốt lõi niềm tin của họ, và tất cả họ đã bỏ chạy. Từ ngữ “lìa bỏ” có nghĩa là “từ bỏ ai đó hay để họ lại đàng sau”. Từ ngữ “trốn” có ý nói “tìm kiếm an ninh bằng cách bỏ chạy; biến đi”. Số người nầy thực sự đã bỏ chạy rồi biến đi trong bóng đêm, họ tin chắc rằng họ sẽ đứng với Chúa Jêsus, nhưng khi giờ thử thách đến, họ đã biến đi trong bóng đêm rồi để Chúa Jêsus lại một mình với các kẻ thù của Ngài.
+ Chúng ta đừng quá nhọc nhằn với số người nầy. Chúng ta đừng khoe khoang về những điều chúng ta đã làm nếu chúng ta thấy mình ở trong tình huống của họ. Tôi muốn nghĩ rằng mình sẽ trung tín với Chúa Jêsus, nhưng bạn không bao giờ biết được đâu!
+ Vào ngày 20 tháng 4 năm 1999, Eric Harris và Dyn Klebold tiếp tục hành vi bạo lực bắn giết tại Trường Trung học Columbine gần Littleton, CO. Họ đã giết 12 học sinh và giáo viên trong ngày ấy và làm bị thương 23 người khác. Giữa vòng các nạn nhân của họ là một sinh viên có tên là Cassie Bernall. Eric Harris tìm gặp Cassie ẩn trốn dưới bàn máy vi tính. Nó quì gối xuống bên cạnh Cassie rồi hỏi: “Có phải mày tin nơi Đức Chúa Trời không?” Khi Cassie đáp: “Có”, Harris đã giết Cassie. Bạn sẽ làm gì chứ?
+ Trong thời Liên Bang Sô Viết cũ, binh lính bước vào một nơi nhóm, ở đó các Cơ đốc nhân nhóm lại đặng kín đáo thờ phượng Chúa. Mấy tên lính bước vào rồi hét lên: “Nếu ai là người không tin Chúa, hãy lập tức rời khỏi đây! Nếu ai là người tin Chúa, hãy sắp hàng dọc theo bức tường!” Phần lớn trong đám đông đều rời khỏi nơi ấy. Một vài tín đồ trung tín đi tới bức tường và đến với sự chết của họ, từ chối không làm nhục Chúa là Đấng đã mua lấy họ. Bạn sẽ làm gì chứ?
+ Trong thời của Hoàng đế Lamã là Nero, đã có một tốp lính ai cũng biết là những “tay đấu vật của Hoàng đế”. Số người nầy đã kiếm được sự thành công lớn bằng cách đấu vật trong các hí trường Lamã và thề trung thành với Nero bằng lời lẽ nầy: “Chúng tôi, các đấu sĩ, chiến đấu vì Ngài, Ôi Hoàng đế; đem lại chiến thắng cho Ngài và từ Ngài, mão miện của kẻ chiến thắng”.
Khi quân Lamã đánh trận ở xứ Gaul, không một binh lính nào dũng cảm hay trung thành hơn. Nhưng tin tức đến với Nero cho hay rằng nhiều binh lính Lamã đã tiếp nhận đức tin Cơ đốc. Một chiếu chỉ được phát ra cho Tướng Vespasian người Lamã, chiếu chỉ ấy ghi như sau: “Nếu có tên lính nào bám theo đức tin Cơ đốc, họ phải chết!”
Chiếu chỉ được tiếp nhận trong cái chết của mùa đông, khi binh lính đóng trại gần một cái hồ đã đóng băng. Với tấm lòng lắng xuống, Vespasian đã triệu binh lính mình lại rồi đưa ra câu hỏi: “Có phải ai trong các ngươi đang bám theo đức tin Cơ đốc? Nếu có, hãy bước ra phía trước!”
Lập tức, bốn mươi đấu sĩ bước tới phía trước, chào kính rồi đứng nghiêm. Vespasian dừng lại một chút. Ông ta không trông mong nhiều, cũng chẳng chọn nhiều binh lính như thế. Tìm cách thoát ra khỏi tình thế chẳng đặng đừng nầy, Vespasian tuyên bố: “Ta sẽ đợi câu trả lời của các ngươi vào lúc mặt trời lặn”. Mặt trời đã lặn rồi và một lần nữa thắc mắc ấy dậy lên. Một lần nữa, bốn mươi đấu sĩ bước ra phía trước.
Vespasian nài nĩ họ hãy bỏ đi thứ đức tin của họ, song chẳng thành công. Sau cùng ông ta nói: “Chiếu chỉ của Hoàng đế ai nấy đều phải tuân theo, nhưng ta không bằng lòng nhìn thấy đồng đội các ngươi phải làm đổ máu các ngươi. Ta ra lịnh cho các ngươi phải đi diễu hành xuống cái hồ băng giá kia, và Ta sẽ để các ngươi lại với sự thương xót của sức mạnh thiên nhiên”.
Bốn mươi đấu sĩ bị quất bằng roi rồi đi thẳng vào trung tâm của hồ đóng băng kia. Khi họ bước đi, họ đã bắt nhịp bài ca của đấu trường: “Bốn mươi đấu sĩ, chiến đấu cho Ngài, Ôi hỡi Đấng Christ; đem lại chiến thắng cho Ngài và từ Ngài, mão triều thiên của kẻ đắc thắng”. Qua nhiều giờ của đêm ấy, Vespasian đã đứng bên ngọn lửa trại và lắng nghe bài ca của các đấu sĩ khi tiếng hát ấy nhỏ dần đi.
Khi bình minh ló dạng, một đấu sĩ, đã thắng hơn áp lực, trườn chầm chậm tới bên ngọn lửa; và trong lúc đau đớn cực kỳ, anh ta đã đoạn tuyệt với Chúa của mình. Từ từ, nhưng rõ ràng từ cái hồ đóng băng kia tiếng của bài hát vang lên: “Bốn mươi đấu sĩ, chiến đấu cho Ngài, Ôi hỡi Đấng Christ; đem lại chiến thắng cho Ngài và từ Ngài, mão triều thiên của kẻ đắc thắng”
Vespasian đã nhìn vào đấu sĩ đang trườn đến gần với ngọn lửa. Mặc lấy chiến bào, Vespasian đã chạy ùa xuống băng giá kia và kêu la: “Bốn mươi đấu sĩ, chiến đấu cho Ngài, Ôi hỡi Đấng Christ; đem lại chiến thắng cho Ngài và từ Ngài, mão triều thiên của kẻ đắc thắng” Bạn sẽ làm gì chứ?
I. Buổi tối của âm mưu
II. Buổi tối của lòng dạn dĩ
III. Buổi tối của thỏa hiệp
IV. BUỔI TỐI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
(Minh họa: Ở giữa mọi thảm họa và thử thách đã thể hiện họ trong đêm đó, bản chất không tì vít của Đức Chúa Jêsus Christ được chiếu ra thật sáng láng. Cho dù Ngài bị Giuđa nộp, bị các môn đồ lìa bỏ và bị kẻ thù bắt lấy, Đức Chúa Jêsus Christ là bức tranh trọn vẹn nói tới ân điển và tình yêu thương. Hãy chú ý các phương thức mà lòng thương xót của Ngài được tỏ ra trong mấy câu nầy).
+ Chúa Jêsus tỏ ra lòng thương xót cho Giuđa Íchcariốt – Giuđa là một kẻ phản bội! Giuđa đã bán Chúa Jêsus để lấy cái giá của một nô lệ. Giuđa đã dẫn môt đám đông đến bắt Chúa Jêsus. Giuđa đã đến gặp Chúa Jêsus rồi phản bội Ngài bằng một nụ hôn.
Khi Giuđa làm điều nầy, Chúa Jêsus không phản ứng trong giận dữ. Theo Mathiơ 26:50, Chúa Jêsus phán: “...Bạn ơi! vậy thì vì việc nầy mà ngươi đến đây sao?...” Chúa Jêsus đã nhìn vào đôi mắt của kẻ nộp Ngài cho đến chết và Chúa Jêsus đã gọi hắn là “bạn”. Đây là một từ ngữ đề cập tới tình “đồng chí” của một người, “cộng sự” của Ngài, “bạn thiết” của Ngài. Đây là cách rỏ ra tình yêu thương và ý muốn tốt lành.
Chúa Jêsus biết rõ những gì Giuđa đang làm. Chúa Jêsus biết rõ Giuđa đã chối bỏ Chúa và Tin Lành. Chúa Jêsus biết rõ Giuđa là một kẻ giả hình, dối trá và là kẻ phản bội. Chúa Jêsus biết rõ Giuđa đã định hướng đến với Địa Ngục. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã chìa tay ra với Giuđa thêm một lần nữa!
Đây không phải là lần đầu tiên Chúa Jêsus đã tìm cách chìa tay ra với Giuđa. Chúa Jêsus đã nói cho Giuđa biết rằng hắn là một “con quỉ”, Giăng 6:70. Đây là một nổ lực để chìa tay ra với hắn! Khi Chúa Jêsus nói cho người của Ngài biết rằng một trong số họ sẽ phản Ngài, Mác 14:18, đấy là một nổ lực để chìa tay ra với hắn ta. Khi Chúa Jêsus trao cho Giuđa miếng bánh trong bữa ăn Lễ Vượt Qua, đây là một nổ lực khác để xây Giuđa ra khỏi kế hoạch gian ác, Giăng 13:26. Chúa Jêsus đã ban cho Giuđa từng cơ hội để ăn năn! Giuđa đã từ chối không tin theo Chúa Jêsus và hắn đã chết trong sự hư mất.
Chúa đang làm y như thế đối với bạn, hỡi bạn đang bị hư mất kia! Sự thực bạn đang sống và chưa ở trong Địa Ngục hôm nay là minh chứng nói tới ân điển của Chúa trong đời sống của bạn. Ngài đang ban cho cơ hội khác để ăn năn. Mỗi lần bạn nghe một bài giảng Tin Lành, Đức Chúa Trời đang chìa tay ra với bạn đấy. Mỗi lần bạn chạm vai với một Cơ đốc nhân, Đức Chúa Trời đang chìa tay ra với bạn đấy. Mỗi lần bạn hít vào một hơi thở, Đức Chúa Trời đang chìa tay ra với bạn đấy! Ngài làm thế vì Ngài không muốn bạn phải đi Địa Ngục. Ngài làm thế hầu cho bạn đến với Ngài để được cứu. Ngài làm thế vì Ngài yêu thương bạn. Đừng để phí mất các cơ hội nầy! Hãy đến với Chúa Jêsus trong khi bạn có thể. Ngày sẽ đến khi Chúa thôi không kêu gọi nữa và Ngài sẽ từ bỏ bạn đối với sự lựa chọn của bạn, Sáng thế ký 6:3; Êsai 55:6. Ngài sẽ để cho bạn đi thẳng vào Địa Ngục, nếu đấyà điều mà bạn chọn lựa!
+ Chúa đã tỏ ra lòng thương xót với một người tên là Manchu – Khi mấy tên lính bắt lấy Chúa Jêsus, một trong các môn đồ phản ứng bằng cách tấn công tôi tớ của thầy cả thượng phẩm với gươm của mình, câu 47. Giăng cho chúng ta biết vị môn đồ mạnh mẽ ấy là Phierơ và tôi tớ kia tên là Manchu, Giăng 18:10. Khi Phierơ chém đứt tai của Manchu, Chúa Jêsus đã đáp ứng lại bằng cách chìa tay ra trong sự thương xót chữa lành tai của gã tôi tớ nầy, Luca 22:51.
Manchu có lẽ đã được sai đi với đám đông để phục vụ trong vai trò một nhân chứng đối với sự bắt lấy Chúa Jêsus. Có lẽ hắn có mặt ở đó để hắn có thể trở lại với chủ mình rồi trình cho ông ta một báo cáo đầy đủ về mọi chi tiết liên quan tới sự bắt lấy Chúa Jêsus. Manchu là một trong số kẻ thù, tuy nhiên Chúa Jêsus đã rờ đến hắn và đã chữa lành cho hắn ta.
Tôi thường suy nghĩ đến Manchu. Tôi thường lấy làm lạ, không biết hắn có được cứu hay không nữa!?! Chúng ta chẳng có một tường trình nào về những việc hắn đã làm. Hãy suy nghĩ về điều nầy trong một phút xem. Manchu đã đứng gần với Chúa Jêsus đủ để nhìn thấy gương mặt của Ngài, nghe được giọng nói của Ngài, cảm nhận được cái chạm của Ngài, và để kinh nghiệm tình yêu thương và ơn thương xót của Ngài. Hắn đã ở gần Chúa Jêsus như bất kỳ ai có thể đứng gần, thế mà hắn bị hư mất.
Có những người giống như thế hôm nay trong phòng nhóm nầy. Bạn đã nghe giảng về Tin Lành. Bạn đã ở trong sự hiện diện của Ngài. Có lẽ bạn đã nghe thấy giọng nói của Ngài và đã cảm nhận được cái chạm của Ngài. Đúng là một thảm họa khi phải ngã chết mà chưa từng thực sự nhìn biết Ngài. Đấy sẽ trường hợp đối với nhiều người. Có nhiều người đã từng ở gần với những vụ việc của Đức Chúa Trời, nhưng họ chưa hề được cứu, Mathiơ 7:21-23. Đừng để điều đó là sự thực của bạn đấy. Hãy đến với Chúa Jêsus và được cứu hôm nay!
+ Chúa đã tỏ ra ơn thương xót đối với mấy tên lính – Khi mấy tên lính đến tại vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã bước ra để đón họ. Ngài đã hỏi họ: “Các ngươi tìm ai?” họ đáp: “Jêsus người Naxarét”. Chúa Jêsus đã phán với họ: “Ta là người ấy”. Đúng ra, Ngài đã phán: “TA LÀ”! Đây là lời công bố về lai lịch của Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng. Khi Chúa Jêsus công bố danh xưng giao ước của Ngài, mấy tên lính té sấp xuống mặt đất trước mặt Ngài, Giăng 18:4-5.
Chúa Jêsus có thể hủy diệt họ với chỉ Lời của Ngài, song Ngài không làm thế. Ngài đã ban cho họ một sự chứng tỏ về quyền phép của Ngài vì Ngài cũng đang tìm cách chìa tay ra với họ nữa. Họ đã chối bỏ nổ lực của Ngài khi chìa tay ra với họ và họ đã chạy theo con đường đã định của họ.
Từng người bị hư mất trong thế gian đã đối diện với một sự tỏ ra về sự cao trọng và vinh hiển của Đức Chúa Trời, Thi thiên 19:1-4; Rôma 1:18-22. Từng hơi thở trong không khí, từng giọt nước uống, từng nhịp tim đập, từng lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn, từng miếng đồ ăn, mỗi ngày khi họ thức giấc, từng giây phút trong từng ngày đều là ân điển và sự thương xót của Ngài đang bày tỏ ra. Tất cả mọi sự mà tôi đã nhắc tới và vô số những điều khác nữa, đều là một sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời đến với tội nhân phải quay về Ngài để được cứu.
Từng hồi từng lúc không khí đầy dẫy trong hai buồng phổi của bạn, Đức Chúa Trời đang phán: “Hãy đến cùng ta mà được cứu!” Từng nhịp tim đập là ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời để cho bạn biết ăn năn. Mỗi lúc mặt trời mọc là Đức Chúa Trời đang nhắc cho bạn nhớ rằng có một Thiên Đàng. Mỗi khi mặt trời lặn nói cho bạn biết rằng có một Địa Ngục. Mỗi ơn phước nói tới tình yêu thương của Ngài. Từng trũng thấp kia là một lý giải về ân điển của Ngài.
Đừng chối bỏ ơn kêu gọi của Chúa! Hãy đến với Ngài đang khi còn có dịp tiện. Hãy đến với Ngài đang khi còn có hy vọng. Hãy đến với Ngài đang khi Ngài kêu gọi. Hãy đến với Ngài hôm nay!
+ Chúa Jêsus đã tỏ ra ơn thương xót đối cùng Phierơ, phần còn lại các môn đồ và với Hội thánh – Khi Phierơ chém đứt tai của Manchu, Phierơ đã hành động trong xác thịt. Ông đã khoe rằng ông sẵn sàng chịu chết với Chúa Jêsus và minh chứng cho quyết tâm của ông bằng cách bằng lòng chiến đấu đánh nhau với mấy tên lính. Nếu Chúa Jêsus không can thiệp, Phierơ sẽ ngã chết trong đêm đó. Chúa, trong sự thương xót đối với Phierơ và các môn đồ khác, đã chữa lành cho Manchu. Khi Ngài làm thế, Phierơ cùng các môn đồ khác được buông tha.
Có phải bạn biết Hội thánh đã đến gần tới chỗ chết mất là dường nào trước khi Hội thánh được khai sinh không? Nếu mấy tên lính tấn công các môn đồ trong đêm ấy, chính những người sẽ đem Tin Lành đi đến các đầu cùng đất sẽ ngã chết tại đó. Nếu điều đó xảy ra, sẽ không có một bài giảng nào ra từ Phierơ nhằm vào ngày lễ Ngũ Tuần cả. Sẽ chẳng có sách Công Vụ các Sứ đồ. Tin Lành sẽ không bao giờ được Phaolô đưa đến châu Âu. Sứ điệp sẽ không đến tận nước Mỹ và chúng ta sẽ không hề được cứu.
Bởi hành động mạnh mẽ, bị xác thịt tác động, Phierơ gần như đã hủy diệt Hội thánh. Chúa Jêsus đã tỏ ra ơn thương xót vì Phierơ đã được buông tha, cùng với phần còn lại các môn đồ. Vì họ đã được tha, họ sẵn sàng cất tiếng lên thốt ra sứ điệp Tin Lành. Vì họ đã được tha, Tin Lành đã đến với chúng ta một ngày kia. Vì họ đã được tha, tôi có một sứ điệp để rao giảng cho bạn hôm nay.
Phần kết luận: Các biến cố của buổi tối ô nhục vẫn còn dội lại qua các bức màn của thời gian. Biến cố lớn lao nhất giữa vòng tất cả các biến cố của buổi tối hôm ấy là quyết tâm của Chúa nhịn chịu bất cứ điều gì đã đến trên đường lối của Ngài hầu cho Ngài có thể “phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” Mác 10:45.
Cứu Chúa của chúng ta đã ban bố mọi sự hầu cho bạn có thể được ban sự sống cho. Đổi lại, bạn phó chi cho Ngài?
+ Bạn có dâng đức tin cho Ngài chưa? Bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng và vào đời sống của bạn chưa? Có phải bạn đã tin theo đạo Tin Lành? Có phải bạn đã được cứu?
+ Có phải bạn đã dâng cho Ngài sự thờ phượng, ngợi khen và tình yêu đối với mọi sự Ngài đã gánh chịu vì bạn? Chừng nào thì bạn mới thực sự cảm tạ và ngợi khen Ngài vì Ngài là ai và những gì Ngài đã làm cho bạn?
+ Có phải bạn đã xây lưng lại với thế gian và mọi khoái lạc của nó để bạn có thể sống cho Ngài?
Có phải Ngài phán với tấm lòng của bạn hôm nay không? Ngài đang bảo bạn phải làm gì? Liệu bạn sẽ vâng theo Ngài, hay bạn sẽ rời khỏi chỗ nầy và vẫn không thay đổi? Nếu tôi là bạn, tôi sẽ làm theo những gì Ngài bảo bạn phải lo làm.