Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Mác 14:53-65: "ISRAEL NƠI NGAI PHÁN XÉT"



Mác 14:53-65
ISRAEL NƠI NGAI PHÁN XÉT
Phần giới thiệu: Đúng là một buổi tối đầy sự thăng trầm cho Đức Chúa Jêsus Christ. Thứ nhứt, đã có đỉnh cao tuân giữ Lễ Vượt Qua với các môn đồ của Ngài trên phòng cao. Đã có chỗ thấp kém, Giuđa Íchcariốt rời bỏ Cứu Chúa để đi ra rồi nộp Ngài cho kẻ thù của Ngài. Đã có đỉnh cao chức vụ của Ngài với các môn đồ khi họ đi khỏi thành Jerusalem, qua Trũng Kítrôn đến vườn Ghếtsêmanê. Có trũng thương khó thuộc linh khi Ngài cầu nguyện trong vườn. Đã có cao điểm đầu phục tuyệt đối và hoàn toàn của Ngài đối với ý chỉ của Cha Ngài. Đã có điều thấp hèn của việc Giuđa hôn Ngài và binh lính tới bắt Ngài.
Dẫu thế nào đi nữa, bữa tối nầy thật là trọng đại. Trước khi bình minh ló dạng, Chúa Jêsus đã đối mặt với nhiều điều khó khăn. Phân đoạn Kinh thánh mà chúng ta đang nghiên cứu hôm nay cho chúng ta biết về một trong những thời điểm khó khăn ấy. Ở mấy câu nầy, chúng ta có các chi tiết cuộc xét xử Chúa chúng ta trước mặt Tòa Công Luận của người Do thái.
Trong cuộc xét xử nầy, Chúa Jêsus bị tố cáo và bị xét đoán bởi chính những người mà Ngài đã đến để cứu họ trong thế gian nầy. Họ đã bắt Ngài, buộc tội Ngài, tố cáo Ngài rồi kết án Ngài, họ tin rằng họ đang xét xử Chúa Jêsus trong đêm đó. Thực ra, Ngài đang xét đoán họ!
Thật vậy, phân đoạn Kinh thánh nầy không tỏ ra Chúa Jêsus chịu xét xử nhiều cho bằng nó tỏ ra Israel đang chịu xét xử. Theo một ý nghĩa rất thực, Israel đang đứng trước ngôi phán xét. Họ đang ở trong sự hiện diện của Đấng Mêsi, Vua, Đức Chúa Trời và Quan Án của họ, nhưng họ quá mù quáng không thể nhìn biết Ngài là ai nữa. Dân Israel đã ở trong cuộc xét xử vào buổi tối hôm ấy. Họ bị xét đoán bởi Chúa vinh hiển và họ bị cáo là có tội.
Tôi muốn rao giảng về Israel Nơi Ngai Phán Xét. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy các lãnh vực trong cuộc xét xử nầy, ở đó họ đứng trong tội lỗi ở trước mặt Chúa. Họ Phạm Tội Trong Sự Triệu Tập Của Họ; Họ Phạm Tội Trong Sự Đối Mặt Của Họ; và Họ Phạm Tội Trong Sự Xét Đoán Của Họ.
Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu các lãnh vực nầy trong cuộc xét xử Chúa hôm nay. Trong mấy câu nầy, chúng ta thấy sự phán xét của một dân tộc, nhưng chúng ta cũng thấy điều chi diễn ra khi một cá nhân chối bỏ Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy chú ý cùng với tôi các lãnh vực phạm tội của Israel khi tôi rao giảng đề tài Israel Nơi Ngai Phán Xét.
I. HỌ PHẠM TỘI TRONG CUỘC TRIỆU TẬP CỦA HỌ (các câu 53-59)
(Minh họa: Khi Chúa Jêsus bị bắt trong vườn Ghếtsêmanê, trước tiên Ngài bị dẫn tới nhà của Anne, Giăng 18:13. Ông ta là cha vợ của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đương niên là Caiphe, và hiển nhiên là một nhân vật được xem là có ảnh hưởng đáng kể giữa vòng người Do thái. Sau khi Anne đã tra gạn Chúa Jêsus xong, ông ta bèn chuyển Ngài sang cho Caiphe, Giăng 18:24.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta xử lý với cuộc xét xử của Chúa trước Tòa Công Luận. Tòa Công Luận là toà án tối cao gồm 71 thành viên của xứ Israel. Từ ngữ “Tòa Công Luận” sát nghĩa có ý nói “ngồi lại với nhau”. Họ là các quan chức cai trị của xứ sở. Các thành viên của hội đồng được chọn vì sự trưởng thành và vì sự khôn ngoan của họ. Người ta trông mong họ xét xử thật công bằng và vô tư trong mọi vụ việc của họ. Thầy tế lễ thượng phẩm nắm hết các thủ tục tố tụng và vì thế ông ta nắm lấy chặng giữa trong việc xét xử Chúa.
Chúng ta chỉ có thể suy nghĩ, nhưng dường như rõ ràng khi có lời cho hay Giuđa đang dẫn lính tới địa điểm của Chúa Jêsus, Tòa Công Luận đã bắt đầu triệu tập lại. Những con người tôn giáo, đầy quyền lực nầy có thể ngửi được mùi máu. Họ đã muốn tiêu diệt Chúa Jêsus một thời gian rồi, và lần nầy là cơ hội của họ. Vì vậy, họ cùng nhau nhóm lại đặng xét xử Ngài.
Cuộc triệu tập của họ là bất hợp pháp ở một số cấp độ. Bản chất bất hợp pháp trong các thủ tục của họ đã làm cho mọi luật lệ của họ chẳng còn có hiệu lực nữa, nhưng mấy cái bánh xe của sự tể trị thiêng liêng đang chuyển động và chúng sẽ không dừng lại cho tới chừng nào Chúa Jêsus gục chết trên thập tự giá.
Tôi muốn dành ra một phút để chia sẻ với bạn mấy lý do cho thấy tại sao cuộc xét xử nầy là bất hợp pháp.
A. Cuộc xét xử bất hợp pháp vì thời điểm triệu tập của nó – Luật lệ của người Do thái, được quy định trong hệ thống pháp đình của họ, đã cấm họ không được xét xử lúc ban đêm hay trong một ngày lễ lạc. Tổ chức xét xử vào một trong các thời điểm nầy sẽ ngăn trở toàn thể hội đồng không nhóm lại được, và ngăn trở kẻ bị cáo không đưa ra được lời biện hộ có hiệu lực, lại còn khó khăn thêm cho những người làm chứng đến với cuộc xét xử nữa. Cuộc xét xử nầy rõ ràng đã vi phạm các điều khoản nầy, một khi nó được tổ chức lúc ban đêm và nhằm vào ngày Lễ Vượt Qua.
B. Cuộc xét xử bất hợp pháp vì địa điểm nó được tổ chức – Chính luật lệ của người Do thái duy trì rằng mọi cuộc xét xử được Tòa Công Luận tổ chức cần phải được tổ chức ở Đại Sảnh Hewn Stones, là địa điểm có nền của Đền Thờ. Điều luật nầy đã bị vi phạm vì cuộc xét xử đã được tổ chức trong dinh thự riêng của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm.
C. Cuộc xét xử bất hợp pháp vì cách thức nó được tổ chức – Có nhiều vấn đề với cuộc xét xử Chúa Jêsus trong đêm đó. Giữa vòng những việc bất hợp pháp trong cuộc xét xử Ngài là những việc sau đây:
1. Những cuộc xét xử là bất hợp pháp trong đêm trước ngày Sa-bát vì luật lệ của người Do thái đòi hỏi hoãn một ngày trước khi kết án.
2. Một bản án có tội chỉ có thể được kết vào ngày sau cuộc xét xử.
3. Tòa Công Luận không đưa ra những bản án nghịch lại kẻ bị kiện, họ chỉ có thể nghiên cứu bản án do những người khác soạn ra.
4. Những bản án nghịch lại Chúa Jêsus đã bị đổi luôn trong suốt cuộc xét xử. Trước tiên Ngài bị kết án với lời đe dọa hủy diệt Đền Thờ. Sau đó, Ngài bị kết án với tội phạm thượng. Thế rồi, khi Ngài đứng trước mặt Philát, những bản án của Ngài lại bị thay đổi nữa. Lần nầy, Ngài bị kết án với việc xưng nhận mình là Vua dân Giuđa và về việc cấm nộp thuế cho Rôma.
5. Đức Chúa Jêsus Christ không được phép biện hộ trước toàn án. Mọi bản án nghịch lại Ngài đã được nghiên cứu kỷ lưỡng và Ngài chỉ được phép đòi các nhân chứng của riêng Ngài.
6. Tòa Công Luận tuyên bố án tử hình. Theo luật thì Tòa Công Luận không thể kết án hay thi hành án tử hình.
D. Cuộc xét xử bất hợp pháp vì lý do nó được tổ chức – Cuộc xét xử nầy không phải là tìm kiếm sự thật có tội hay vô tội của một người. Cuộc xét xử nầy đã xong rồi trước khi nó khởi sự! Trong con mắt của Tòa Công Luận, Chúa Jêsus là có tội trước khi cuộc xét xử bắt đầu. Ngài không có một cơ hội nào để rời khỏi cuộc xét xử nầy với bất cứ một điều chi khác hơn bản án có tội và án tử hình!
E. Cuộc xét xử bất hợp pháp vì những nhân chứng mà họ cho đòi – Khi bạn đọc phân đoạn Kinh thánh nầy, bạn có thể nhìn thấy các cấp lãnh đạo Do thái có vấn đề. Người ta chắc chắn đã đi ra và “đã kiếm” những nhân chứng để xác nhận nghịch lại Chúa Jêsus. Từ ngữ “tìm kiếm” có ý nói “săn lùng, tìm cho ra”. Hạng người nầy chỉ được phép bước tới phía trước rồi đưa ra vào lời tố cáo nghịch lại Chúa Jêsus mà thôi.
Câu 56 cho biết rằng “có nhiều kẻ làm chứng dối nghịch cùng Ngài”. Có nhiều người đã tiến ra phía trước bằng lòng nói dối vì người Do thái. Họ đã nói dối nghịch lại Đấng chẳng làm chi khác hơn là làm lành, và Ngài chẳng nói gì khác hơn là lẽ thật.
Vấn đề với các nhân chứng của họ, ấy là chẳng một bằng chứng nào trong số đó ăn ý với nhau cả. Theo luật pháp, bằng chứng của các nhân chứng trong một cuộc xét xử phải ở trong sự nhất trí trọn vẹn, Phục truyền luật lệ ký 17:6; 19:15; Dân số ký 5:30.
Sau cùng, theo các câu 57-58 và Mathiơ 26:60-61, hai trong số những chứng dối nầy đã nhận câu chuyện của họ rất là thực. Họ nói với tòa án rằng Chúa Jêsus đã dọa hủy diệt Đền Thờ và xây lại nó chỉ trong ba ngày. Ngay cả các phiên bản của họ về những điều Chúa Jêsus đã phán đã không hiệp với nhau, câu 59.
Chữ “đền thờ” ở câu 58 ám chỉ đến Nơi Thánh, chớ không phải cả khuôn viên Đền Thờ. Họ đang tố cáo Chúa Jêsus về sự đe dọa hủy diệt nơi thánh khiết nhất trong khắp xứ Israel. Đối với hai lỗ tai của họ, điều nầy thật là hoàn toàn phạm thượng. Thêm vào với lời xưng nhận lố bịch nầy Ngài sẽ xây lại Đền Thờ trong ba ngày khi nó đã được xây cất trong gần 50 năm.
Sự thực là, Chúa Jêsus không nói ra những điều mà họ xưng Ngài đã nói. Ở Giăng 2:19, Chúa Jêsus đã phán như vầy: “Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!” Khi Ngài phán như thế, Ngài không ám chỉ khuôn viên Đền Thờ tại thành Jerusalem. Ngài đang ám chỉ đến chính thân thể của Ngài sẽ bị hủy diệt trên thập tự giá và sống lại từ kẻ chết ba ngày sau đó, Giăng 2:21. Và, nếu bạn mở lại rồi đọc lời lẽ của Chúa Jêsus, Ngài không hề phán Ngài sẽ hủy diệt bất cứ sự gì. Ngài phán, và tôi đóng ngoặc: “Nếu các ngươi phá đền thờ nầy, Ta sẽ dựng lại nó trong ba ngày”. Những lời vu cáo của họ là một sự bịa đặt hoàn toàn!
(Lưu ý: Tôi thấy điều đáng buồn, ấy là không một người nào tiến ra phía trước để biện hộ cho Chúa trong đêm đó. Họ không tìm kiếm các bạn hữu của Ngài, họ tìm kiếm những người nào sẽ làm chứng nghịch lại Ngài, nhưng có một số người ở đó có thể chổi dậy vì Chúa Jêsus. Thí dụ, Giăng đang có mặt ở đó, Giăng 18:15. Tại sao Giăng không tiến ra phía trước và làm chứng chứ? Simôn Phierơ đã có mặt ở đó, câu 54. Ông đã ngồi cạnh ngọn lửa của kẻ thù và đóng kín miệng của mình. Chúng ta sẽ nhìn vào Simôn Phierơ chi tiết hơn vào tuần tới. Nếu họ tìm kiếm, họ sẽ thấy có nhiều người đã đứng với Chúa Jêsus. Những người như Laxarơ, Xachê, những kẻ từng là người phung, Giairu, bà hóa thành Nain, người bị quỉ ám ở Gadarene, người đàn bà với bịnh mất huyết, v.v… Nhưng, họ không tìm cách giúp đỡ; họ chỉ hứng thú trong việc tìm ra lỗi lầm và tự mình tống khứ Chúa Jêsus một lần đủ cả.
Thật là xấu hổ đối với mọi người mà Đức Chúa Jêsus Christ đã giúp đỡ, đã phục vụ cho, đã cho ăn, đã chữa lành, đã chúc phước và đã dạy dỗ, không một ai bằng lòng bước ra rồi đứng với Ngài trong cái đêm khủng khiếp ấy. Trong khi có nhiều người đang bằng lòng đặt sinh mạng của họ vào lằn ranh vu cáo Chúa Jêsus, Phục truyền luật lệ ký 9:16-19. Nếu một người bị xác chứng là một kẻ làm chứng dối, hắn sẽ nhận lãnh cùng án phạt sẽ giáng trên người mà họ đã nói dối nghịch cùng. Nói chung, chúng ta không biết rõ các hoàn cảnh xoay quanh cuộc xét xử. Có lẽ không một ai, ngay cả Giăng và Phierơ, biết chính xác những gì đang xảy ra trong cuộc xét xử.
Tấm lòng tôi như tan nát khi nghĩ đến Chúa Jêsus đang đứng ở đó, giữa vòng các kẻ thù, tất cả chỉ có một mình. Khi tôi suy nghĩ về những gì Ngài đã chịu đựng trong đêm đó, tôi lấy làm lạ tôi sẽ làm gì nếu như tôi có mặt ở đó).
(Lưu ý: Những gì chúng ta nhìn thấy trong mấy câu nầy là một bức họa rõ ràng nói tới tấm lòng của con người. Những người nầy không quan tâm việc Chúa Jêsus là vô tội. Họ không quan tâm Ngài chẳng làm việc chi sai trái. Họ không quan tâm Ngài là Đấng Mêsi của họ và Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Họ thù ghét Ngài vì Ngài là mối đe dọa con đường sống của họ. Họ thù ghét Ngài nhiều đến nỗi họ bằng lòng nói dối, phá vỡ luật pháp của chính họ rồi xét đoán một người vô tội tới chết).
Việc ấy ngày nay cũng như vậy đấy! Vẫn có những người trong thế giới của chúng ta, họ thù ghét danh của Chúa Jêsus nhiều đến nỗi họ sẽ làm bất cứ điều gì trong năng lực của họ để hủy diệt Ngài và tất cả những ai chịu theo Ngài. Chúng ta sẽ nhìn thấy sự thù ghét ấy tỏ ra trong xã hội của chúng ta, và những việc sẽ diễn ra còn tệ hại nhơn. Minh họa: Giăng 15:20: “Hãy nhớ lời ta đã nói cùng các ngươi: Đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt bớ ta, ắt cũng bắt bớ các ngươi; bằng họ đã giữ lời ta, ắt cũng giữ lời các ngươi”.
I. Họ phạm tội trong cuộc triệu tập của họ
II. HỌ PHẠM TỘI TRONG SỰ ĐỐI MẶT CỦA HỌ (các câu 60-62)
A. Caiphe và nỗi xấu hổ của ông ta (câu 60) – Khi cuộc xét xử tiếp tục, Caiphe có một vấn đề rất thực. Thật là khó kết án Chúa Jêsus với sự làm chứng của những nhân chứng mâu thuẫn, vì vậy ông ta thay đổi chiến thuật. Ông ta bị thất bại với những thủ tục như thế, vì vậy ông ta nhìn nhận vai trò của bên nguyên rồi tiếp tục tấn công. Ông ta bị bối rối bởi sự thực Chúa Jêsus không chịu mở miệng để bài bác những lời nói dối mà các nhân chứng giả đã nói về Ngài. Vì thế, ông ta kêu gọi Chúa Jêsus hãy tự biện hộ cho mình.
B. Đấng Christ và sự im lặng của Ngài (câu 61a) – Khi đáp ứng với mọi tra hỏi của Caiphe, Chúa Jêsus đã làm thinh. Ngài từ chối không đề cao mọi lời dối trá của kẻ thù Ngài. Trong phân đoạn nầy, Chúa Jêsus đang làm ứng nghiệm lời tiên tri xưa của tiên tri Êsai. Êsai 53:7: “Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng”.
C. Caiphe và giải pháp của ông ta (câu 61b) – Khi nhìn thấy sự bài bác của Chúa Jêsus, Caiphe liền thay đổi chiến thuật một lần nữa. Ông ta buộc Chúa Jêsus phải thề trước mặt Đức Chúa Trời. Ở Mathiơ 26:63, Caiphe nói: “Ta khiến ngươi chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề...”, đây là một nổ lực buộc Chúa Jêsus phải trả lời. Caiphe đã lo liệu xong với những nhân chứng nào không đồng ý. Ông ta đã hoàn tất xong cuộc xét xử. Ông ta đã xong việc với Chúa Jêsus. Vì vậy, ông ta đi thẳng vào trọng tâm vấn đề của Tòa Công Luận với Chúa.
Ông ta hỏi Chúa Jêsus thẳng thừng: “ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời chăng?” Câu hỏi nầy đã được đưa ra để khiến Chúa tự buộc tội mình và nói ra về những việc đã từng ghi chép mà họ đã nghe nói về Ngài. Giờ đây, xưng mình là Đấng Mêsi không phải là phạm thượng nữa rồi, mà điều đó sẽ trở thành phạm thượng trong con mắt của những kẻ tự xưng mình có thần tính. Bằng cách đưa ra câu hỏi nầy, Caiphe hy vọng khiến Chúa Jêsus phải tự buộc tội mình.
Đồng thời, Caiphe là một kẻ giả hình! Đây là một nhân vật vô liêm sĩ và gian ác đến nỗi ông ta cứ mãi lo tìm kiếm những nhân chứng giả phải nói dối về Chúa Jêsus, nhưng đồng thời, ông ta xưng mình là thánh đến nỗi ông ta thậm chí sẽ không xưng ra danh của Đức Chúa Trời. Ông ta sẽ không sử dụng danh của Đức Chúa Trời, nhưng gọi Ngài là “Đấng Phước Hạnh”. Chẳng có một con người nào nguy hiểm đối với lý tưởng của Đấng Christ hơn kẻ giả hình tôn giáo. Người nào xưng mình yêu mến Đức Chúa Trời ở mặt nầy, đang khi làm việc chống lại Đức Chúa Trời ở mặt kia là người lẫn tránh với mọi giá!
D. Đấng Christ và câu nói của Ngài (câu 62) – Chúa Jêsus không làm cho Caiphe phải thất vọng. Chúa Jêsus mở miệng Ngài ra rồi nói hai từ xét đoán Ngài phải bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài thốt ra hai từ xác định Ngài với các kẻ thù Ngài. Hai từ mà Chúa Jêsus đã nói không được thốt ra bởi môi miệng của người Do thái trong mấy trăm năm. Khi Chúa Jêsus mở miệng Ngài ra, Ngài đã phán: “TA LÀ”.
Tôi có cần nhắc cho bạn nhớ đây là danh giao ước của Đức Chúa Trời không? Khi Môise hỏi Đức Giêhôva ông sẽ nói cho họ biết ai sai phái ông, ông phải nói cho họ biết: “Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi” Xuất Êdíptô ký 3:14.
Đây là lời Chúa Jêsus xưng nhận rõ ràng Ngài là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt. Đây là câu nói rõ ràng với người Do thái rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài tiếp tục nói cho họ biết một ngày kia, họ sẽ đối mặt với Ngài trong sự phán xét!
Các cấp lãnh đạo Do thái yếu đuối kia tưởng họ đã nắm quyền làm chủ trong đêm đó. Họ tưởng họ đã bắt được Chúa Jêsus ở chỗ mà họ muốn bắt lấy Ngài. Không một điều gì vượt quá sự thật! Họ không tin rằng Ngài là Đấng mà Ngài hiện xưng nhận, nhưng sự thiếu đức tin của họ không làm thay đổi sự thực Ngài đã và đang là ai. Ngài đã xét đoán họ đúng ở chỗ đó. Ngài đã hủy diệt họ bằng lời của Ngài. Ngài đã khiến cho đất há miệng ra và nuốt lấy họ khi còn sống. Tuy nhiên, Ngài đã không xét đoán họ. Ngài đang dành giữ sự phán xét của Ngài cho một ngày trong tương lai!
Sự thực cho thấy Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài là con đường cứu rỗi duy nhứt. Ngài là Quan Án Công Bình sẽ xét đoán thế gian một ngày kia, Giăng 5:22. Một ngày kia, mỗi người bị hư mất đã từng sống, kể cả hạng người bất kỉnh trong mấy câu nầy, sẽ đứng trước mặt Chúa Jêsus trong ngày phán xét, Khải huyền 20:11-15. Ngài sẽ đưa hết thảy họ vào trong Địa Ngục vì họ chối bỏ Ngài.
Đừng để cho điều đó trở thành số phận của họ. Bạn sẽ bị hư mất hôm nay, nhưng bạn không cứ phải giữ lấy tình trạng ấy. Hãy đến với Chúa Jêsus rồi tin theo Ngài và Ngài sẽ cứu lấy linh hồn bạn và dời cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời ra khỏi đời sống của bạn. Bạn không nên sống giống như Caiphe mù quáng kia, bạn sẽ được cứu, nếu bạn chịu đến với Đức Chúa Jêsus Christ, Rôma 10:9.
I. Họ phạm tội trong cuộc triệu tập của họ
II. Họ phạm tội trong sự đối mặt của họ
III. HỌ PHẠM TỘI TRONG SỰ XÉT ĐOÁN CỦA HỌ (các câu 62-65)
A. Tuồng kịch của họ (các câu 63-64a) – Khi Caiphe nghe thấy lời lẽ của Chúa Jêsus, ông ta đã nghe mọi sự ông ta cần phải nghe. Trong lý trí của ông ta, thì chẳng cần gì đến nhân chứng nữa. Chẳng cần gì phải xét xử nữa. Chẳng còn cần bằng chứng về tội lỗi của Chúa nữa. Caiphe tin rằng ông ta đã nghe thấy sự phạm thượng, khi thực ra, ông ta đã nghe thấy lẽ thật!
Caiphe đã xé áo mình. Đây là phản ứng gây xúc động đối với những gì ông ta xem là phạm thượng. Đây là cách làm mang tính biểu tượng được ấn định để chuyển tải nổi kinh khiếp nơi bề mặt tội ác kinh khủng nghịch cùng Đức Chúa Trời. Caiphe tưởng mình đang gây xúc động, khi thực ra, ông ta còn làm hơn thế nữa!
Lêvi ký 21:10 chép: “Thầy tế lễ được quyền trọng hơn các anh em mình, - đã được rưới dầu xức trên đầu mình, được biệt riêng ra thánh, để mặc mình bằng bộ áo thánh, - chẳng nên để đầu trần và xé áo mình”. Khi Caiphe xé áo mình, ông ta tự làm mất tư cách mình. Ông ta không nhận ra việc ấy, nhưng ông ta mới chỉ bước ra khỏi sự hiện diện của Đấng còn siêu việt hơn chính ông ta. Caiphe đã công bố tình trạng ông không còn xứng đáng giữ lấy chức Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của Israel.
Đấng đang đứng trước mặt ông ta thì đủ tư cách cho chức vụ ấy! Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm nầy sẽ thực thi ơn cứu chuộc với huyết của chính Ngài trên thập tự giá. Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết, thăng thiên về trời để chuộc lấy cô dâu của Ngài, và Ngài sẽ chiếm lấy ngôi bên tay hữu của Đức Chúa Trời để cầu thay cho dân sự của Ngài. Caiphe chỉ mới bước qua một bên để dọn đường cho Đấng siêu việt và xứng đáng để làm Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm cao cả của chúng ta! Hãy lắng nghe những gì Kinh thánh nói về Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta: “Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta có cần dùng, thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời: không như những thầy tế lễ thượng phẩm khác, cần phải hằng ngày dâng tế lễ, trước vì tội mình, sau vì tội dân; Ngài làm việc đó một lần thì đủ cả, mà dâng chính mình Ngài làm tế lễ. Vì luật pháp lập những người vốn yếu đuối làm thầy tế lễ thượng phẩm; nhưng lời thề có sau luật pháp thì lập Con, là Đấng đã nên trọn lành đời đời” Hêbơrơ 7:26-28.
B. Quyết định của họ (câu 64b) – Toàn thể tòa công luận đều nghị án: “Có tội!” Họ tuyên bố Chúa Jêsus là đáng chết và họ xét đoán Ngài với số phận ấy. Số người đó chẳng khác gì hơn là những kẻ giả hình, giả vờ phẫn nộ thậm chí khi họ sử dụng các chiến thuật hạ cấp để xét đoán Ngài. Nhưng, đấy là đường lối của kẻ ác!
C. Sự nguyền rủa của họ (câu 65) – Sau khi Chúa Jêsus bị kết án, bản chất thật của số người nầy đã lộ ra. Những nhà lãnh đạo tôn giáo có giáo dục, được luyện lọc, họ xây hướng về Chúa Jêsus giống như một bầy chó dữ. Số người nầy đã khạc nhổ trên mặt của Cứu Chúa! Họ đã che đầu Ngài lại rồi đánh Ngài, lại đòi Ngài nói cho họ biết ai đã làm chuyện ấy. Khi những nhà lãnh đạo tấn công Chúa Jêsus, các tôi tớ đã theo sau quất nơi mặt Ngài với những nhánh chà là trong tay họ. Đúng là một bối cảnh rất kinh khiếp! Bối cảnh ấy làm cho tôi nổi giận mỗi khi tôi đọc lại nó!
Nhưng, đây là sự ứng nghiệm lời tiên tri!
+ Êsai 50:6: “Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; ai mắng hoặc giổ trên ta, ta chẳng hề che mặt”.
+ I Phierơ 2:23: “Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề hăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình”.
Bởi sự chối bỏ công khai của họ đối với Chúa Jêsus, và bởi sự hèn nhát trong sự họ công kích chống nghịch Ngài, số người nầy đã đưa dân tộc họ đến với sự phán xét của Đức Chúa Trời, và họ đã phó chính linh hồn họ cho những ngọn lửa của Địa Ngục!
Phần kết luận: Israel đã đứng tại ngai phán xét và họ bị thấy là thiếu sót. Họ bị đặt trên cán cân và thấy là kém thiếu. Dân tộc đã chối bỏ Chúa Jêsus, rồi kết quả là, họ đã ở dưới sự phán xét kinh khủng của Đức Chúa Trời. Israel đã trả một giá rất cao cho sự họ chối bỏ Đấng Mêsi của họ.
Dù họ biết hay không biết, bạn cũng phải đứng trước mặt Chúa Jêsus trong ngày phán xét. Giống như những người Do thái tôn giáo kia, bạn phải quyết định bạn sẽ tin theo Ngài hay chối bỏ Ngài. Nếu bạn tin theo Ngài, Ngài sẽ cứu lấy linh hồn bạn. Nếu bạn chối bỏ Ngài, Ngài sẽ xét đoán linh hồn bạn trong Địa Ngục.
Điều nào sẽ xảy ra cho bạn đây? Khi bạn gặp Chúa Jêsus một ngày kia, và bạn sẽ gặp đấy, liệu bạn sẽ gặp Ngài là Chúa và Cứu Chúa của bạn không? hay, liệu bạn sẽ đối mặt với Ngài là Quan Án của bạn?
Bạn có chịu vòng tay ôm lấy Ngài với sự biết ơn vì cái giá mà Ngài đã trả để chuộc lấy hạng tội nhân không? Hoặc, bạn sẽ khạc nhổ nơi mặt Ngài giống như mấy người Do thái kia chăng?
Bạn đã nghe sứ điệp rồi, giờ đây là lúc cho bạn phải quyết định bạn đứng ở phía nào về Chúa Jêsus. Có phải Ngài là kẻ nói dối đáng bị nhiếc móc và bị giết không? hay, có phải Ngài là Chúa, là Đấng đáng được yêu thương và vâng phục?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét