Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Mác 15:22-32: "MỘT CHỖ ĐƯỢC GỌI LÀ GÔGÔTHA"



Mác 15:22-32
MỘT CHỖ ĐƯỢC GỌI LÀ GÔGÔTHA

Phần giới thiệu: Trước khi thế gian được dựng nên, Đức Chúa Trời đưa một chương trình đáng kinh ngạc vào hành động. Trước khi có mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao cùng những hành tinh được dựng nên; trước khi Đức Chúa Trời dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài; trước khi có sự sáng chiếu trên vũ trụ; Đức Chúa Trời đã quyết định sai Con Ngài đến chịu chết vì hạng tội nhân. Hãy lắng nghe một vài câu quí báu từ Lời của Đức Chúa Trời.
+ Khải huyền 13:8: “Hết thảy những dân sự trên đất đều thờ lạy nó, là những kẻ không có tên ghi trong sách sự sống của Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế”.
+ Êphêsô 1:4: “trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời”.
+ Tít 1:2: “trông cậy sự sống đời đời, là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ muôn đời về trước”.
+ I Phierơ 1:19-20: “bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít, đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em”.
Tôi biết chúng ta có một thời gian khó nhọc khi muốn nắm bắt các lẽ thật đó, song kỳ thực là, nếu bạn đã được cứu, bạn đã có mặt trên bảng lòng của Đức Chúa Trời từ lâu lắm rồi. Đức Chúa Trời đã quyết định rằng Ngài sẽ cứu bạn trong Đức Chúa Jêsus Christ, trước khi Ngài dựng nên thế gian. Khi ấy, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài vào trong thế gian để chịu chết trên thập tự giá hầu cho bạn được cứu. Những gì Đức Chúa Trời đã hình thành trong cõi đời đời đều đã ứng nghiệm đúng kỳ! Hãy lắng nghe một lần nữa I Phierơ 1:20: “đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em”.
Từng giây phút trong đời sống của Chúa chúng ta, từ khi Ngài còn ở trong thai cho đến khi Ngài bị bắt, bị xét xử, đều đã được ấn định để dẫn Ngài tới chính giây phút mà chúng ta nghiên cứu hôm nay. Theo một ý nghĩa rất thực, Đức Chúa Jêsus Christ đã chào đời để chịu chết. Ngài đã đến trong thế gian nầy để Ngài có thể phó mạng sống Ngài làm giá chuộc cho dân sự Ngài, hầu cho họ sẽ được cứu cho đến đời đời, Mathiơ 1:21; Mác 10:45.
Hôm nay, chúng ta sẽ đi theo Cứu Chúa của chúng ta đến đồi Gôgôtha. Chúng ta sẽ quan sát khi Ngài chịu thương khó vì tội lỗi của chúng ta. Chúng ta hãy bước theo Ngài với ý định tham khảo Một Nơi Được Gọi Là Gôgôtha. Ở Mác 15:22, Kinh thánh chép: “Họ đem Đức Chúa Jêsus đến nơi kia, gọi là Gô-gô-tha...”. Đây là một nơi rất kinh khiếp, song rất vinh hiển có trong sự chú ý của tôi hôm nay.
Tôi muốn bạn nhìn thấy vài sự thực về Một Nơi Được Gọi Là Gôgôtha hôm nay. Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus khi Ngài bằng lòng phó mạng sống Ngài để chuộc lấy chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Tôi nguyện rằng hạng tội nhân hư mất sẽ nhìn thấy nhu cần của mình về một Đấng Cứu Thế. Tôi cũng nguyện rằng từng thánh đồ của Đức Chúa Trời thực sự đã được chuộc sẽ nhớ đến cái giá khủng khiếp mà Ngài đã trả cho chúng ta và chúng ta sẽ rơi vào tình yêu với Chúa Jêsus một lần nữa. Bởi sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, tôi muốn rao giảng về Một Nơi Được Gọi Là Gôgôtha.
I. ĐÂY LÀ MỘT NƠI CỦA SỰ LỰA CHỌN (các câu 22-23)
+ Khi mấy tên lính đến tại đồi Gôgôtha với Chúa Jêsus, họ cho Ngài uống “rượu hòa với một dược”. Đây là một hỗn hợp gây mê. Hỗn hợp nầy không được định làm sự yên ủi cho kẻ bị xét đoán; nó được định để cho sự thuận tiện của mấy tên lính. Họ không lo nhiều về Chúa Jêsus cũng những kẻ bị xét đoán khác đã chịu khổ. Mấy tên lính cho họ uống vì hỗn hợp ấy giữ các tù phạm không vùng vẫy khi họ bị đóng đinh trên cây thập tự. Họ đã làm thế vì hỗn hợp ấy làm cho công việc họ được dễ dàng hơn. Các tù phạm bị mê mẫn không còn cựa quậy gì với mấy tên lính nữa. Họ không lăn lộn và gào thét chống lại cơn đau khi bị đóng đinh trên thập tự giá nhiều như những kẻ trước tiên không bị gây mê.
+ Khi Chúa Jêsus bị buộc phải uống thứ gây mê đó, Ngài đã từ chối. Tại sao Ngài lại từ chối chứ? Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy để chịu chết cho tội lỗi, Giăng 18:37. Ngài đã đến để uống cho hết cáu cặn trong cái chén thạnh nộ của Cha Ngài, Mác 14:36; Êsai 51:17. Ngài đã đến để chịu chết cho người vô tội, I Phierơ 3:18; II Côrinhtô 5:21.
Thực sự chẳng có một sự lựa chọn nào cho Chúa Jêsus trong ngày ấy. Ngài có mặt ở đó để hoàn tất chương trình cứu chuộc của Cha Ngài. Ngài có mặt ở đó để biến Tin Lành ân điển ra hiện thực. Ngài có mặt ở đó để mở ra cánh cửa cứu rỗi rồi mở rộng nó ra hầu cho hết thảy những ai chịu đến với Chúa Jêsus có thể đến và được cứu!
+ Chúa Jêsus muốn thực hiện những điều Ngài sắp sửa làm với một lý trí tỉnh táo. Chúa Jêsus bằng lòng gánh chịu mọi thương khó về phần xác, về lý trí, về thuộc linh và về tình cảm của thập tự giá, mà không cần bất cứ một sự giảm thiểu nào hết. Ngài ao ước gánh chịu trọn lượng án phạt mà tôi đáng phải chịu. Ngài đã chịu thế vì tôi và tôi ngợi khen Ngài vì sự ấy.
+ Chúa Jêsus cũng đã thực hiện những điều Ngài đã chịu để làm ứng nghiệm lời tiên tri từ ngàn xưa. Êsai 53:7-8: “Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp, và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt?”
Mấy tên lính không phải buộc Chúa Jêsus trên cây thập tự ấy. Họ không phải kềm giữ Ngài khi họ đóng những mũi đinh vào hai tay và hai chơn của Ngài. Họ không phải chịu đựng những lời rủa sả và gào thét của Ngài khi họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự. Không, như tác giả bài hát ghi nhận: “Ngài chịu thế cả thảy vì Ngài yêu tôi!”
I. Đây là một nơi của sự lựa chọn
II. ĐÂY LÀ MỘT NƠI ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ (các câu 24-28)
+ Kinh thánh là một quyển sách thật lạ lùng. Tất cả bốn trước giả Tin Lành đều viết về sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, song bản thân biến cố thì không hề được mô tả. Những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử con người được mô tả sơ sài bằng câu nói: “họ đóng đinh Ngài trên thập tự giá”. Ngày Đức Chúa Trời giương cao ngọn cờ thánh nói tới tình yêu đời đời dành cho hạng tội nhân bị co lại thành một câu chỉ có từng ấy chữ. (4 chữ theo bản Kinh thánh Anh ngữ)
Kinh thánh không cung ứng cho chúng ta biết nhiều qua cách thức mô tả, nhưng Kinh thánh khiến cho chúng ta nhìn biết rằng sự đóng đinh Chúa Jêsus trên cây thập tự ở đồi Gôgôtha là một biến cố rất quan trọng. Thật vậy, thập tự giá là trọng tâm của toàn bộ lịch sử. Ngày mà Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá là ngày mà tội lỗi và Satan bị đánh bại cho đến đời đời đối với tất cả những người nào tin.
+ Sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá là một biến cố đáng có cho cái nhìn kỷ càng hơn. Sự đóng đinh Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá là một biến cố sẽ bắt lấy tấm lòng của người được chuộc. Sự ấy sẽ đầy dẫy chúng ta với sự khen ngợi và thờ lạy. Đó là một biến cố sẽ khiến cho tội nhân bị hư mất phải dừng lại rồi nhìn lên trời với sự kinh ngạc và đức tin hướng tới một Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương tội nhân bị hư mất để cho Con Ngài phải chịu chết trong một tư thế như vậy.
Frederick Farrar, trong quyển sách do ông viết có đề tựa The Life Of Christ (Cuộc Đời Của Đấng Christ), mô tả sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá theo cách nầy:
Chết bởi sự đóng đinh trên thập tự giá dường như bao gồm hết mọi nổi đau đớn và cái chết rất là khủng khiếp và rùng rợn – hoa mắt, vọp bẻ, khát, đói, tình trạng mất ngủ, sốt cao, xấu hổ, xấu hổ công khai, chịu đựng khổ hình lâu dài, kinh khiếp, các vết thương dẫn tới cái chết – tất cả sẽ dẫn tới điểm mà tai đó họ phải chịu đựng, nhưng tất cả chỉ dừng lại tại điểm mà người bị hành quyết không còn cảm biết gì nữa hết.
Tình trạng không tự nhiên làm cho từng phút thêm phần đau đớn; các mạch máu bị rách toạt và các sợi gân bị chằng ra rất là đau đớn; các vết thương, bị viêm loét do bị bày ra, dần dần hoại đi [khi nạn nhân phải mất vài ngày mới gục chết]; các động mạch – đặc biệt ở đầu và bao tử – bị phình ra và bị máu dồn ép, và trong khi từng nổi đau cứ tiếp tục tăng lên từ từ, lại còn có một cơn khát nước dữ dội lắm, và tất cả những sự chịu đựng theo phần xác nầy đã gây ra một sự kích thích và lo sợ ở bên trong, nó tạo ra viễn cảnh về chính sự chết – về sự chết, là kẻ thù vô danh, với sự đến gần của nó, con người thường phải rùng mình – mang tới phương diện giải thoát ngọt ngào và tốt đẹp.
Có một việc rất rõ ràng. Những cuộc hành quyết trong thế kỷ đầu tiên không giống như những cuộc hành hình trong thời hiện đại, vì họ không tìm kiếm một cái chết không đau đớn, mau chóng cũng không thể hiện một lượng nghiêm chỉnh nào dành cho tội phạm. Ngược lại, họ đã tìm cách hành hình thật đau đớn hoàn toàn sỉ nhục người ấy. Và thật là quan trọng khi chúng ta hiểu rõ vấn đề nầy, vì nó giúp chúng ta nhìn biết sự thương khó trong cái chết của Đấng Christ.
+ Thủ tục đóng đinh trên thập tự giá có thể được tóm tắt như sau: Cây thập tự được đặt trên mặt đất và nạn nhân được đặt trên đó. Những cây đinh, (dài khoảng 7 inches và với đường kính 3/8 inch) được đóng ngay nơi cổ tay. Điểm đóng sẽ ngay vào động mạch, gây ra sốc đau đớn lan ra khắp hai cánh tay. Có thể họ đặt các mũi đinh giữa khúc xương để chẳng có một xương nào bị gãy.
Các nghiên cứu cho thấy rằng những mũi đinh có lẽ đâm thủng qua những xương nhỏ nơi cổ tay, một khi những mũi đinh xuyên qua lòng bàn tay sẽ không chịu nổi trọng lượng của cơ thể. Theo thuật ngữ đời xưa, cổ tay được coi là một phần của bàn tay.
Dựng đứng tại bối cảnh đóng đinh vào thập tự giá sẽ là vị trí thẳng, gọi là trụ, đứng cao khoảng 7 feet. Ở trung tâm những cây trụ đôi khi có một chỗ ngồi, gọi là ghế đá, góp phần ủng hộ cho nạn nhân. Cây thập tự khi ấy được đỡ lên bên mấy cây trụ. Hai chơn lúc đó đã bị đóng đinh vào cây trụ. Để đóng đinh như thế, hai đầu gối phải khụm lại, ở tư thế rất khó chịu.
Khi thập tự giá được dựng thẳng lên, có lực căng nơi hai cổ tay, hai cánh tay và hai vai, kết quả trong sự lật khớp nơi vai và gân khuỷu tay. Hai cánh tay, ở vào tư thế khiến cho nạn nhân rất khó thở, và không thể hít không khí trọn được cho một lần thở. Nạn nhân chỉ có nước thở hắt mà thôi. (Điều nầy có thể giải thích lý do tại sao Chúa Jêsus đưa ra những câu nói ngắn khi ở trên thập tự giá). Khi thời gian trôi qua, các bắp thịt, từ chỗ bị mất máu, thiếu oxygen và tư thế phức tạp của cơ thể, sẽ rơi vào tình trạng vọp bẻ trầm trọng và co giật liên tục.
Đấy là một số những điều mà Chúa Jêsus đã gánh chịu khi cứu lấy hạng tội nhân. Bạn đã được cứu chưa? Nếu bạn đã được cứu rồi, hãy để cho thập tự giá cảm động bạn ở một tình trạng vâng phục cao độ và sự kính sợ dành cho Ngài. Nếu bạn chưa được cứu, ồ hỡi tội nhân, hãy đến với Ngài hôm nay và được cứu bởi ân điển Ngài.
+ Sự chết của Jêsus người Naxarét và hai tên cướp ngày ấy chỉ là công việc thường lệ đối với người Lamã. Sự chết của ba người Do thái không hề tạo ra một đốm sáng nào trên màn hình radar của Rome. Tôi muốn bạn nhìn biết rằng đang khi thế gian không nhìn thấy ý nghĩa của mọi điều xảy ra trong ngày ấy, sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ đã tạo ra những tin tức trên Thiên Đàng!
Đức Chúa Cha đã chứng kiến cái chết của Đức Chúa Con, và Ngài đã thỏa lòng, Êsai 55:11. Án phạt của tội lỗi đã được trả cho đến đời đời và hạng tội nhân có thể được cứu. Sự đóng đinh Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá đã mở ra một con đường đến với Đức Chúa Trời, con đường ấy sẽ không bao giờ bị đóng lại. Giờ đây, tất cả những ai chịu đến với Ngài bởi đức tin, tin cậy sự chết trên thập tự giá và sự sống lại từ kẻ chết của Ngài là hy vọng được cứu duy nhứt của họ, sẽ được cứu cho đến đời đời bởi ân điển của Đức Chúa Trời. (Minh họa: Rôma 10:9; 13). Đấy là những gì Ngài đã thực hiện để chuộc lấy chúng ta ra khỏi tội lỗi!
I. Đây là một nơi của sự lựa chọn
II. Đây là một nơi đóng đinh trên thập tự giá
III. ĐÂY LÀ MỘT NƠI RẤT ĐỘC ÁC (các câu 24, 29-32)
(Minh họa: Con người thích nghĩ rằng con người về mặt cơ bản là rất tốt. Sự thực thì khác xa lắm! Con người, trong thể trạng tự nhiên, hoàn toàn bị vấy bẩn rồi, là hư hoại tuyệt đối. Bị để lại đó, con người sẽ luôn luôn chọn con đường hướng hạ, con đường gian ác. Đấy là sự dạy của Êphêsô 2:1-3 và Rôma 3:10-23. Chẳng có điều tốt lành nào nơi con người cả. Con người bị ô uế trong vô vọng và rất là gian ác. Con người không thể làm lành, và họ không thể đổi được chính tấm lòng của mình. Thực vậy, họ chẳng có ước muốn thay đổi nữa là.
Chiều sâu tình trạng băng hoại xấu xí của con người đã thể hiện rõ nét trong ngày ấy tại đồi Gôgôtha. Con người đã đến mặt đối mặt với Đấng Tạo Hóa của mình. Con người không sấp mình xuống trước mặt Ngài. Con người không chịu thờ lạy Ngài. Con người không tôn cao Ngài. Khi con người đến mặt đối mặt với Đấng Tạo Hóa trên đồi Gôgôtha, con người đã giết Đức Chúa Trời mình.
Đúng như thế! Có nhiều người tại đồi Gôgôtha ngày ấy là hạng người rất khuôn phép, bởi các tiêu chuẩn của người khác. Họ sống nhơn đức với người lân cận của họ. Họ đã trả các món nợ của họ. Họ sống đời sống của họ và dấy lên nhiều gia đình của họ. Có nhiều người nhìn xem họ và sẽ gọi họ là nhơn đức. Hạng người được gọi là “nhơn đức” đó đã giết Đức Chúa Trời khi họ được cung ứng cho cơ hội! Hãy lưu ý thể nào sự độc ác của con người đã được tỏ ra tại một nơi được gọi là Gôgôtha).
+ Sự độc ác tỏ ra qua mấy tên lính, câu 24 – Sau khi mấy tên lính đã đóng đinh Chúa Jêsus vào cây thập tự, họ ngồi xuống nơi chơn Ngài rồi bắt thăm chỉ để lấy của cải duy nhứt mà Ngài đã có trên thế gian nầy, chính cái áo nơi lưng của Ngài. Điều nầy đã được thực hiện để làm ứng nghiệm lời tiên tri đời xưa, Thi thiên 22:18.
Mọi hành vi của những người nầy thể nào cũng tỏ ra tấm lòng chai cứng và gian ác ấy. Mấy tên lính cứng lòng nầy đã xây một con mắt mù và một lỗ tai điếc trước nổi thống khổ của Chúa Jêsus trong ngày ấy. Chẳng có một chút thương xót nào dành cho Đức Chúa Jêsus Christ ngày ấy tại đồi Gôgôtha!
+ Sự độc ác bày ra bởi đám dân đông đi ngang qua đó, các câu 29-30 – Khi Chúa Jêsus bị treo trên cây thập tự tại đồi Gôgôtha, có một đám đông tụ tập lại để xem Ngài và hai người kia chịu chết. Cụm từ “những kẻ đi ngang qua đó” nằm trong một thì động từ cho thấy “họ cứ đi qua đi lại”. Nói khác đi, chẳng có ngơi nghỉ trong hành động. Hết người nầy tới người kia, người ta cứ qua lại bên thập tự giá của Chúa Jêsus.
Khi họ đi như thế, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng họ “lắc đầu”. Trong xã hội thời ấy, đây là một dấu hiệu khinh dễ và nhạo báng. Số người nầy đã thù ghét Chúa Jêsus và muốn Ngài phải chết!
Kinh thánh cũng cho chúng ta biết rằng họ “mắng nhiếc Ngài”. Cụm từ “mắng nhiếc” có ý nói “phạm thượng”. Họ đã lặp đi lặp lại những lời kết án giả dối gán nơi Chúa Jêsus bởi các cấp lãnh đạo người Do thái. Họ đã chế nhạo lời xưng nhận của Ngài cho rằng Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết, câu 29b. Họ chế nhạo lời xưng nhận của Ngài là Cứu Chúa của thế gian, câu 30. (Minh họa: Luca19:10; Mác 10:45).
Những người đi ngang qua đó bên cạnh Chúa Jêsus ngày ấy chẳng màng đến những thương khó của Ngài. Họ chẳng màng Ngài đã chịu khổ hình cay đắng. Họ chẳng màng Ngài sắp sửa gục chết. Mọi sự họ quan tâm đến là nhiếc móc Ngài khi Ngài chịu chết. Đấy là hành động của con người! Đấy là những gì hạng người không có Đức Chúa Jêsus Christ thực sự giống với. Đây cũng chính là tinh thần khiến cho dân chúng đến đứng bên lề rồi gọi một người muốn tự tử hãy nhảy xuống khỏi tòa cao ốc đi. Họ có khả năng đưa ra những hành vi đồi bại nhất có thể tưởng tượng được! (Minh họa: Đâu cần nhìn xa hơn, Nước Đức phát xít và cuộc diệt chủng; tội diệt chủng tại Sudan; sự độc ác của thiên kiến; v.v…).
+ Sự độc ác tỏ ra bởi các thầy tế lễ, các câu 31-32 – Giữa vòng đám đông người tụ tập lại ở đó ngày ấy là chính hạng người chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Jêsus ở chỗ thứ nhứt; các thầy tế lễ cả và mấy thầy thông giáo. Giờ đây, hãy in hình ảnh ấy trong trí bạn. Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vào thập tự giá và Ngài đã gục chết. Hai người kia cũng bị đóng đinh vào cây thập tự và bị treo ở đó trong sự xấu hổ và đau đớn công khai.
Nếu có bất kỳ một nhóm người nào trong thành Jerusalem, họ bị tình yêu, lòng thương xót, và mối quan tâm tin kính tác động, thì lẽ ra phải là số người nầy. Thế nhưng, họ chỉ đi qua đi lại bên thập tự giá. Họ không cầu nguyện. Họ không đưa ra lời lẽ yên ủi và khích lệ. Họ không đưa ra những lời lẽ thương cảm hay xin lỗi.
Khi số người nầy đi qua đi lại bên cạnh thập tự giá, họ “nhiếc móc” Chúa Jêsus. Từ ngữ ấy có ý nghĩa “đùa giỡn với ai đó”. Nói khác đi, họ đang chơi một trò: đi qua đi lại rồi chế nhạo Chúa Jêsus khi Ngài gục chết. Họ đã nhạo báng Ngài là Cứu Chúa, câu 31. Họ xưng rằng Ngài không có khả năng để cứu nhiều người khác.
Cái điều mà họ không biết, ấy là Chúa Jêsus đã ở trên cây thập tự, không phải vì Ngài không thể xuống được. Chúa Jêsus ở trên cây thập tự vì Ngài không xuống khỏi đó. Ngài có thể dễ dàng tự cứu lấy mình trong ngày ấy. Chúa Jêsus đã ở trên cây thập tự hầu cho Ngài có thể cứu dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ!
Thế thì, họ có sự táo tợn khi mắng nhiếc Chúa Jêsus, thậm chí khi Ngài đang gục chết. Họ chế nhạo Ngài xưng mình là Vua của Israel. Họ nói rằng nếu Ngài xuống khỏi thập tự giá, họ sẽ tin. Kỳ thực, Chúa Jêsus chẳng làm gì trong ngày ấy sẽ dẫn họ đến chỗ có đức tin. Họ sẽ không tin Chúa Jêsus dù cho có chuyện gì đi nữa! Họ đã bị phó hoàn toàn cho tội lỗi của họ!
Số người nầy là minh chứng rành rành cho thấy chỉ tôn giáo thôi không có quyền biến hạng người gian ác ra thánh cho được. Tôn giáo của họ không nhập vào tận tấm lòng của họ được. Họ biết về Đức Chúa Trời, nhưng họ không nhìn biết Đức Chúa Trời. Họ sống rất tôn giáo, nhưng họ bị hư mất. Hạng người tôn giáo bị hư mất có mặt giữa hạng người đồi bại nhất mà bạn sẽ từng gặp gỡ. Tại sao chứ? Họ “có hình thức tin kính, song họ chối bỏ quyền phép ấy”. Điều đó khiến cho họ có khả năng xưng công bình những xúc phạm ghê khiếp nhất theo danh xưng của tôn giáo họ!
+ Sự độc ác tỏ ra bởi những người bị xét đoán khác, câu 32 – Ngày ấy tại đồi Gôgôtha, ngay cả hai tên kia, khi sắp chết còn thả ra sự thù hận và căm ghét của họ đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng họ đã “nhiếc móc” Ngài. Cụm từ nầy có ý tưởng “tìm lỗi”. Từ ấy cũng có nghĩa là “lấy ác báo thiện”.
Hai người sắp chết nầy đã chứng minh rằng họ chẳng khác gì hơn hạng tội nhân gian ác khi họ nhạo báng Cứu Chúa sắp gục chết trên thập tự giá. Họ đang tỏ ra bản chất của Ađam ngay cả khi họ gục chết. Tất nhiên, Luca nói cho chúng ta biết một trong hai người nầy đã đến với đức tin. Đức Chúa Trời đã mở mắt người và người đã xây sang Chúa Jêsus rồi cầu xin được cứu rỗi, và Chúa đã cứu linh hồn của người nầy trong ngày ấy, Luca 23:39-43.
Nơi người ấy, chúng ta nhìn thấy phương thức cứu rỗi. Ấy chẳng phải bởi việc làm. Ấy chẳng phải bởi các việc làm tôn giáo. Ấy chẳng phải bởi sống nhơn đức. Mà chỉ bởi đức tin nơi Chúa Jêsus và công tác đã hoàn tất của Ngài trên cây thập tự. Sự cứu rỗi xảy ra khi một tội nhân hư mất đặt đức tin mình nơi Tin lành ân điển, I Côrinhtô 15:3-4.
+ Tôi không có thời gian để trụ lại ở tư tưởng nầy, vì vậy tôi chỉ nhắc tới tư tưởng ấy hôm nay. Bạn đã được trình bày cho biết về Gôgôtha! Có người ở đó rất giống như bạn.
+ Có thể bạn trông giống như mấy tên lính kia, chẳng nghĩ đến ai trừ ra chính mình. Hãy lấy mọi thứ bạn có thể vì bạn nghĩ cuộc sống mọi sự quy về cho bạn.
+ Có thể bạn giống như đám dân đông ấy, hư mất và sống không có Đức Chúa Trời, chỉ xây một con mắt mù và một lỗ tai điếc vào Đấng duy nhứt có thể cứu lấy bạn. Bạn nhiếc móc ơn cứu rỗi và sự tái sanh. Bạn nghĩ cứu rỗi chỉ là một trò đùa.
+ Có thể bạn sống giống như các thầy tế lễ cả và mấy thầy thông giáo. Bạn sống rất tôn giáo, song bạn bị hư mất. Bạn biết nhiều về Đức Chúa Trời, nhưng bạn không nhìn biết Đức Chúa Trời. Bạn là một người nhơn đức, đạo đức lắm. Bạn là một thuộc viên của nhà thờ. Bạn là một người láng giềng tốt bụng. Bạn không uống rượu hay rủa sả. Tuy nhiên, bạn chưa hề sấp mình xuống trước mặt Chúa Jêsus rồi kêu cầu Ngài để được cứu rỗi. Cho tới chừng nào bạn làm việc ấy, bạn đang bị hư mất ở trong tội lỗi của mình!
+ Có thể bạn sống giống như hai tên cướp nọ; đang hấp hối nhưng rõ ràng có Cứu Chúa đứng kề bên, sẵn sàng để cứu. Hãy nhìn xem Ngài hôm nay, rồi giống như tên cướp biết ăn năn kia, kêu cầu Chúa Jêsus thì Ngài sẽ cứu lấy linh hồn bạn và bảo đảm cõi đời đời của bạn. Ngài sẽ cứu bạn ra khỏi Địa Ngục và ban cho bạn một quê hương ở Thiên đàng!
+ Bạn có mặt ở đó trong ngày Chúa Jêsus chịu chết. Một là bạn ở trong Ngài khi Ngài gục chết, hay bạn là một trong những kẻ đã nhiếc móc Ngài khi Ngài gục chết! (Minh họa: Rôma 6:6; Galati 2:20).

Phần kết luận: Các biến cố tại đồi Gôgôtha ngày ấy có ý nghĩa gì đối với bạn? Bạn có thể quay nhìn lại khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá ấy và vui mừng nơi lẽ thật Ngài chịu chết vi tội lỗi của bạn không? Hoặc, có phải bạn quay nhìn lại ngày ấy rồi nói: “Sao chứ? Đấy là một câu chuyện hay, nhưng tôi không thấy câu chuyện ấy tác động nơi tôi chút nào”.
Các biến cố đã xảy ra trong ngày ấy tại Một Nơi Được Gọi Là Gôgôtha, một là bạn được cứu hoặc bạn sẽ bị rủa sả, đều nương vào những gì bạn xử lý với chúng. Nếu bạn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của bạn, đồi Gôgôtha trở thành sự cứu rỗi của bạn. Nếu bạn từ chối không tin Chúa Jêsus, chọn lấy tội lỗi, con đường riêng và ý riêng của mình hơn là ý Ngài, thế thì đồi Gôgôtha trở thành sự rủa sả của bạn đấy.
Thập tự giá ở đồi Gôgôtha là lằn ranh phân biệt của con người! Ở bên nầy là người được chuộc; những người đã tin cậy Chúa Jêsus và được cứu bởi ân điển. Đám đông ấy sẽ lên Thiên Đàng.
Ở bên kia là những người từ chối không sấp mình xuống trước mặt Ngài. Đây là đám đông hướng tới Địa Ngục. Họ bị hư mất!
Nếu bạn ở bên người được chuộc, bạn nên vui mừng vì Đức Chúa Trời đã giàu ơn đối với bạn, kêu gọi bạn ra khỏi tội lỗi và cứu lấy bạn bởi ân điển Ngài.
Nếu bạn bị hư mất, bạn nên ấp ủ tiếng gọi của Ngài và hãy đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay đi. Ngài sẽ cứu lấy bạn, nếu bạn chịu đến với Ngài! Thay đổi bên chẳng có gì là quá trễ đâu!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét