Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Khải huyền 1:5: "Ba thắc mắc trong dịp Lễ Giáng Sinh"



Ba thắc mắc trong dịp Lễ Giáng Sinh
Khải huyền 1:5

“lại từ nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng thành tín, sanh đầu nhất từ trong kẻ chết và làm Chúa của các vua trong thế gian!” (Khải huyền 1:5).
Bạn sẽ không bao giờ biết một đứa trẻ sẽ ra thể nào đâu!?!
Tôi cảm thấy mình giống như một chuyên gia về đề tài nầy cách đây một năm. Ngày Lễ Cảm Tạ vừa qua, đứa cháu nội mới của tôi đã đến đây trong một cuộc thăm viếng của gia đình. Phần còn lại của gia đình cũng đến nữa, bố mẹ nó đã đến cùng với nó, nhưng Knox là ngôi sao của buổi trình diễn suốt ngày cuối tuần vừa qua.
Hết thảy chúng tôi đều có công việc phải lo làm, và công việc của tôi là ẳm đứa cháu nội bốn tháng tuổi (nó còn bé lắm) rồi đi lòng vòng ở trong nhà. Đây thực sự chẳng phải là một “việc làm” chi cả. Từ lâu lắm rồi, tôi đã ẳm bố nó rồi đi lòng vòng ở trong nhà tại Norwalk, California. Chính trong thế kỷ vừa qua, một cụm từ rất hay nhắc cho tôi nhớ đến việc năm tháng dần trôi qua. Tôi thực sự vui sướng vì tôi có thể nhìn quanh và thấy ba thế hệ ở trong cùng một căn phòng: ông nội, cha, và con. Khi tôi ẳm Knox, tôi sẽ hát cho nó nghe. Thường thì tôi khởi sự với “Con là ánh mặt trời của ta, ánh mặt trời duy nhứt của ta”, một bài hát tôi nhớ cha tôi thường hay hát. Tiếp đến, tôi hát những bài ca Giáng Sinh và những bài thánh ca, kể cả bài tôi thường hát cho Josh nghe: “Kẻ ác chạy trốn dầu không ai đuổi theo; Nhưng người công bình mãnh dõng như một sư tử” (xem Châm ngôn 28:1). Tôi cứ lặp đi lặp lại giai điệu khi Josh còn là một đứa trẻ, và giờ đây tôi hát bài ấy cho con trai nó nghe, là cháu nội của tôi.
Về cháu nội của tôi, tôi chỉ dám nói rằng nó rất là dễ thương. Công việc chăn cháu nội như thế nầy hoàn toàn khác với việc làm một người cha mặc dù tôi không thể giải thích chính xác việc ấy. Tôi thấy mình suy nghĩ về đứa trẻ nhỏ ấy rồi cầu nguyện cho nó và lấy làm lạ không biết rồi đây nó sẽ ra thể nào nữa!
Bố mẹ và ông bà đều lấy làm lạ về những đứa bé kể từ khi thời gian bắt đầu. Cũng thực như vậy đấy khi Chúa Jêsus chào đời. Luca 2:19 cho chúng ta biết rằng sau khi mấy gã chăn chiên đến viếng Mary và chắc chắn đã chia sẻ những gì các thiên sứ đã nói với họ, nàng “ghi nhớ mọi lời ấy và suy nghĩ trong lòng". Chắc chắn có nhiều điều phải suy nghĩ:
“Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng" (Luca 1:33).
“ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa” (Luca 2:11).
“có một thanh gươm sẽ đâm thấu qua lòng ngươi” (Luca 2:35).
Câu hỏi của Mark Lowry: Hỡi Mary, Nàng Có Biết Không? đã khiến cho có những thắc mắc theo cách nầy:
Mary ơi, nàng có biết rằng con trẻ của nàng là Chúa của muôn vật không?
Mary ơi, nàng có biết rằng con trẻ của nàng một ngày kia sẽ tể trị trên các nước không?
Có phải nàng biết rằng con trẻ ấy là Chiên Con trọn vẹn của Thiên đàng không?
Con trẻ đang ngủ trên tay nàng chính là Đấng Ta Là vĩ đại đấy.
Nàng không hề biết con trẻ rồi đây sẽ ra thể nào, có phải không?
Con trẻ nầy rồi đây sẽ trở thành Cứu Chúa của thế gian. Nhưng không phải mọi người đều nhìn biết hay hiểu hoặc tin như thế đâu. Khi chúng ta dọn lòng cho dịp Lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy tự nhắc nhớ một lần nữa thực sự Chúa Jêsus là ai!?! Khải huyền 1:5 hiến một bức tranh có ba phần nói về Chúa của chúng ta. Câu nầy là một phần trong lời giới thiệu của Giăng cho quyển sách nầy, ở đây ông tự giới thiệu bản thân mình rồi ao ước độc giả của mình nhận được ân điển và sự bình an. Đây là phần mô tả nói tới Đức Chúa Jêsus Christ: “là Đấng làm chứng thành tín, sanh đầu nhất từ trong kẻ chết và làm Chúa của các vua trong thế gian!”
Ba cụm từ nầy giúp chúng ta hiểu rõ lai lịch thật của con trẻ chào đời tại thành Bếtlêhem. Mỗi cụm từ trả lời cho thắc mắc mà chúng ta muốn biết về Đức Chúa Jêsus Christ.
Thắc mắc # 1: Tôi có thể tin cậy Ngài chăng?
Thắc mắc thứ nhứt là thắc mắc cơ bản nhất trong mọi thắc mắc. Nhiều người nam người nữ trong thế hệ nầy đã nhiều lần nghe đến danh của Chúa Jêsus. Cái điều họ muốn biết thật là đơn giãn – "Tôi có thể tin cậy Ngài chăng?” Trong một thế giới bịp bợm về tôn giáo, đây là chỗ mà chúng ta phải bắt đầu. Chúng ta khám phá ra câu trả lời trong tước hiệu thứ nhứt của Giăng khi nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Ông gọi Chúa Jêsus là “Đấng làm chứng thành tín”. Một người làm chứng phải nói ra những điều mình đã thấy và nghe. Một Đấng làm chứng thành tín là Đấng có bằng chứng của Ngài rất đáng tin cậy trong mọi thời điểm.
Giăng có ý nói rằng Đức Chúa Jêsus Christ đáng được tin tưởng khi nói ra lẽ chơn thật. Khi Ngài nói, Ngài chỉ nói ra lẽ chơn thật mà thôi. Lời lẽ của Ngài tuyệt đối là chơn thật và có thẩm quyền. I Timôthê 6:13 nói tới: “Trước mặt Đức Chúa Trời là Đấng ban sự sống cho mọi vật, và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng tốt nơi Bôn-xơ Phi-lát”. Ngài đã nói gì khi Ngài đứng trước mặt Philát? "Nầy, vì sao ta đã sanh và vì sao ta đã giáng thế: ấy là để làm chứng cho lẽ thật. Hễ ai thuộc về lẽ thật thì nghe lấy tiếng ta” (Giăng 18:37). Đức Chúa Jêsus Christ là người nói ra lẽ thật tối thượng, và người nào muốn tìm thấy lẽ thật phải nghe theo Ngài.
Sau khi viết ra cách đây mấy trăm năm, một nhà chú giải đã nói rằng tước hiệu “Đấng làm chứng thành tín” có ý nói tới bốn việc:
Những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy, Đấng Christ làm cho ai nấy đều nhìn biết.
Ngài đã dạy dỗ không màng đến lời lẽ của con người.
Ngài đã thành tín thậm chí cho tới chết.
Ngài sẽ tỏ ra lẽ thật cho đến cuối cùng.
Tôi thích câu nói nầy của Mục sư John Watson:
“Không một ai từng khám phá lời lẽ mà Chúa Jêsus đã thốt ra, họ nghĩ chẳng có lời nào hay hơn lời Ngài. Không một hành động nào của Ngài mà chẳng chạm đến ý thức đạo đức của chúng ta. Không một điều nào là thiếu lý tưởng cả. Ngài tạo ra nhiều sự kinh ngạc, song hết thảy đấy đều là sự kinh ngạc trọn vẹn”
Mỗi người phải xử lý với vấn đề nền tảng nầy về Chúa Jêsus – Chúng ta có thể tin cậy Ngài hay không? Có người sẽ trả lời `có’, nhiều người khác sẽ đáp `không’. Cho tới chừng nào vấn đề nầy được an định rồi, khi nói tới các vấn đề khác thì chẳng phải bận tâm nữa.
Cách đây nhiều năm, Bob Harrington, Mục sư Tuyên úy của Bourbon Street, và Madeline Murray O’Hair, nhà vô thần nổi tiếng, họ đã có một cuộc tranh luận trên chương trình Donohue của đài truyền hình. Tới một chỗ kia, có người trong hàng ghế khán giả đã hỏi Bà O’Hair sẽ làm gì khi Chúa Jêsus tái lâm. Khi ấy, bà ta đã trả lời ra sao? Với sự tin cậy rất lớn, bà ấy đáp: “Tôi không làm gì cả, vì vậy tôi phải lo lắng về sự ấy”. Đối với câu hỏi đó, Mục sư Bob Harrington đáp: “Kinh thánh chứa 318 câu nói tới sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ. Bà chỉ nói Ngài sẽ không tái lâm. Qua đây quí vị đã nhận 318 câu trong quyển sách của Đức Chúa Trời và qua đó quí vị đã nhận một câu từ quyển sách của O’Hair. Giờ đây, quí vị sẽ tin theo ai?"
Đấy là câu hỏi rất quan trọng!
Bạn sẽ tin theo ai? Chúng ta giả sử bạn không muốn lấy theo lời nói của tôi đi. Hãy tự mình đọc lấy những gì đã được ghi chép đã. Hãy dành ra 30 ngày để đọc câu chuyện Tin Lành đi. Hãy tự mình đọc lấy câu chuyện rồi đến với phần kết luận của chính mình. Tôi sẽ nói cho bạn biết những điều tôi tin sẽ xảy ra. Nếu bạn đọc với một tâm trí cởi mở, bạn sẽ đến với phần kết luận khó tránh được: ấy là những điều Chúa Jêsus đã phán đều là sự thật, rằng Ngài là lẽ thật, và Lời của Ngài đáng được tin cậy cho đến đời đời.
Tôi sẽ chẳng thốt ra điều gì để tìm cách chứng minh sự ấy cho bạn. Tôi chỉ thách thức bạn phải đọc câu chuyện ấy cho chính mình mà thôi. Hãy trang bị cho chính lý trí của mình. Khi bạn trang bị xong, bạn sẽ thấy rõ là Ngài hoàn toàn đáng tin cậy.
Tôi có thể tin cậy Ngài chăng? Phải, tôi có thể đấy, vì Ngài là Đấng làm chứng thành tín.
Thắc mắc # 2: Có phải Ngài có quyền cứu giúp tôi không?
Câu nầy tự nhiên dẫn tới một câu hỏi khác. “Nếu tôi tin cậy Ngài, có phải Ngài có quyền cứu giúp tôi không?” Câu trả lời được thấy có trong tước hiệu thứ nhì của Giăng khi nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Ông gọi Ngài là: “sanh đầu nhứt từ trong kẻ chết”. Điều nầy ám chỉ đến sự sống lại của Ngài từ kẻ chết. Khi Ngài sống lại từ kẻ chết, Ngài là Đấng “sanh đầu nhứt từ trong kẻ chết”. Chính xác thì nói như thế có nghĩa gì chứ? Có nghĩa là: Ngài là người đầu tiên đã sống lại từ kẻ chết không còn chết nữa. Trong suốt chức vụ của Ngài, Chúa Jêsus đã làm cho một số người sống lại từ kẻ chết, gồm có Laxarơ là người đã chết mất trong bốn ngày rồi (Giăng 11). Mỗi cơ hội đều là một phép lạ đáng nhớ, song họ đều có chung một điều nầy: tất cả những người Chúa Jêsus làm cho sống lại chắc chắn đã chết một lần nữa.
Nhưng không phải như thế đối với chính mình Chúa Jêsus.
Khi Ngài ra khỏi mộ địa vào sáng Chúa nhật phục sinh, Ngài đã sống lại một lần đủ cả. Khi Ngài rời khỏi mồ mả, Ngài đã ra khỏi đó để làm ích cho. Chúa Jêsus là người đầu tiên sống lại từ kẻ chết với ý thức rằng Ngài là người đầu tiên trong một chuổi những người đã sống lại từ kẻ chết không bao giờ chết lại nữa.
Tôi tìm được sự yên ủi ở chỗ nầy. Trải qua nhiều năm tháng, tôi đã cử hành nhiều đám tang. Tôi biết đứng tại nghĩa trang là như thế nào, rồi tìm cách phát biểu một điều gì đó đem lại sự hy vọng trước bề mặt tàn nhẫn của sự chết. Thật là chẳng dễ cầu nguyện khi có người bạn yêu dấu đã bị cất đi khỏi bạn. Không có gì phải ngạc nhiên khi Kinh thánh gọi sự chết là “kẻ thù sau cùng” (I Côrinhtô 15:26).
Trong những giờ phút ấy, tôi tìm được sức lực ở một việc và chỉ trong một việc mà thôi. Chúa Jêsus đã thắng hơn mồ mả và đã làm những việc mà không một con người hay chết nào làm được. Ngài đã sống lại từ kẻ chết để không bao giờ chết nữa. Điều gì xảy ra cho những ai chịu tin theo Ngài? Cảm tạ Đức Chúa Trời, chúng ta không bị để lại trong ngạc nhiên hay phải tìm hiểu. Chính mình Đức Chúa Trời đã phán dạy về đề tài nầy. I Têsalônica 4:14 chép: "Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài”.
“Vì nếu chúng ta tin”. Thật là đơn giãn và thật là khó nói ra như thế lắm. Bạn sẽ chẳng bao giờ dám tin vào sự sống lại khi có mặt trong một nghĩa trang. Nếu bạn vào trong một nghĩa trang rồi chờ đợi một sự sống lại, bạn sẽ phải chờ lâu lắm đấy. Rốt lại, sự sống lại cuối cùng đã xảy ra cách đây hơn 2.000 năm rồi. Nhưng chúng ta có Lời của Đức Chúa Trời, Lời ấy quan trọng hơn bất cứ điều chi chúng ta có thể nhìn thấy với hai con mắt của mình. Đức tin của chúng ta nơi sự sống lại của kẻ chết không đặt vào những gì con mắt của mình trông thấy. Đức tin của chúng ta đặt vào hành động của Đức Chúa Trời, bởi đó Ngài đã làm cho Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết. Nếu Đức Chúa Trời có thể làm được sự ấy, Ngài có thể làm bất cứ điều gì.
Có phải Chúa Jêsus có quyền cứu giúp bạn không? Ngài có quyền đấy, vì Ngài là Đấng sanh đầu nhứt từ kẻ chết.
Thắc mắc # 3: Có chắc Ngài sẽ lo liệu cho tương lai của tôi không?
“Giả sử tôi tin cậy Ngài, và giả sử Ngài có quyền cứu giúp tôi, có chắc Chúa Jêsus sẽ lo liệu cho tương lai của tôi không?” Câu trả lời đến trong tước hiệu sau cùng của Giăng khi nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Rất là hấp dẫn trong phạm trù của tước hiệu ấy. Ông gọi Chúa Jêsus là: “Chúa của các vua trong thế gian”. Từ ngữ nói tới “Chúa” có ý nói Ngài là thẩm quyền tối hậu trên tất cả các vua của trần gian. Họ cao trọng đấy, song Ngài thì cao trọng hơn. Họ oai quyền đấy, song Ngài thì oai quyền hơn. Hàng triệu người phải trả lời cho họ, song họ phải trả lời với Ngài. Không những Ngài là một trong các vị vua. Ngài tể trị cả thảy họ.
Khi Mục sư John Piper giảng về cụm từ nầy, ông trình bày như sau:
Nếu George Bush thưa với Chúa Jêsus: “Ngài tể trị trên tôi như thế nào chứ? Tôi có chức vụ theo sự bầu chọn của dân chúng Hoa kỳ, một quốc gia đầy quyền lực, và bởi sự tấn phong và sự sắp đặt của hiến pháp”, Chúa Jêsus sẽ đáp: “Ta có chức vụ làm Chúa trên ngươi do sự lựa chọn của Đức Chúa Trời và qua sự sống lại của ta từ kẻ chết, sự sống của ta không thể hủy diệt được, và do địa vị của ta bên tay hữu của Đức Chúa Trời”.
Nhưng bài giảng ấy đã được giảng ra vào năm 1989. Tổng thống George Bush trong phần trưng dẫn đó sẽ là George H. W. Bush (cha). Thế rồi chúng ta có Bill Clinton, George W. Bush (con), và giờ đây chúng ta có Barack Obama là Tổng Thống của chúng ta. Phần trưng dẫn vẫn là sự thực bất luận ai đang nắm lấy quyền hành ở Nhà Trắng. Phần trưng dẫn ấy là sự thực cho George Washington hay cho George Bush (cha hay con). Phần trưng dẫn ấy là sự thực cho Abraham Lincoln cũng như cho John Kennedy hay cho Barack Obama.
Trong thế kỷ đầu tiên, Hoàng đế hùng mạnh Nero tưởng ông ta là chúa tể của các vua ở trên đất. Ông ta nắm lấy quyền sống chết trong hai bàn tay của mình. Ngón cái đưa lên: một người sống. Ngón cái hạ xuống: một người ngã chết. Cần phải nói rằng ông ta đã ra lệnh đốt thành Rôma và rồi đổ thừa cho các Cơ đốc nhân đầu tiên. Ông ta đã chặt đầu sứ đồ Phaolô, ông ta nghĩ rằng phong trào Cơ đốc nguy hiểm kia sẽ gục chết với Phaolô. Song giờ đây, 2000 năm đã trôi qua, và tình thế đà thay đổi. Chúng ta đặt tên Nero cho mấy con chó của chúng ta và tên Phaolô cho con trai của chúng ta.
Giăng đang nói tới ai là các vua của thế gian? Họ là cấp lãnh đạo chính trị trong những phạm vi khác nhau – thị trưởng và hạ nghị sĩ, chủ tịch và thống đốc, nghị sĩ quốc hội và hạ viện, tổng thống và thủ tướng, và những nhân vật đang thống trị ở từng quốc gia khác nhau. Có những ông vua ngắn hạn, họ cai trị những địa phận nhỏ và các vị vua quyền lực họ cai trị các đế quốc rộng lớn.
Tên tuổi của họ là Obama, Putin, Netanyahu, Ahmadinejad, Harper, Blair, Singh, Kim, Abdullah, Sarkozy, Karzai, Hồ Cẩm Đào, Mugabe, Calderon, Merkel, Biya và Cameron. Và hàng triệu người khác nữa giống như họ.
Chúa Jêsus là Chúa tể trị trên hết thảy những người ấy. Thực sự, thế giới nầy đang nằm trong chỗ hỗn độn. Đấy là lý do tại sao khó tin điều nầy là sự thực. Mọi bằng chứng dường như chuyển theo hướng ngược lại. Những nhà làm báo khiêu dâm thiệt là tự do, những kẻ chuyên giết trẻ sơ sinh chẳng ai hề đụng đến, những nhà chính trị phá vỡ luật lệ mà họ viết ra, những người buôn bán ma túy kiếm hàng triệu đôla, và nhiều quốc gia tự vũ trang cho sự hủy diệt hoàn toàn. Khi bạn nhìn xung quanh, bạn có thể cho rằng Satan là nhân vật đang thống trị các vua của trần gian.
Nhưng sự thể cho thấy dường như là vậy đó. Satan chẳng có quyền gì trừ khi Đức Chúa Trời cho phép hắn. Đúng kỳ và đúng lúc, Chúa Jêsus sẽ quay lại với sân khấu lịch sử thế giới. Hãy suy nghĩ về điều đó xem. Hai bàn tay bị đóng đinh vào thập tự giá một ngày kia sẽ trị vì thế gian. Mặc dù chúng ta chưa nhìn thấy điều đó hôm nay, chắc chắn và nhất định điều đó sẽ ứng nghiệm. Đấy là những gì sách Khải huyền đang nói tới. Hãy đọc sách ấy cho chính mình rồi nhìn thấy cách thức mà câu chuyện sẽ kết thúc!
Đồng thời, ngay bây giờ và ngay chính giờ phút nầy, Ngài là Chúa của các vua trên đất.
Bởi Ngài họ cai trị.
Bởi Ngài họ bị kềm chế.
Bởi Ngài họ bị thay thế.
Bởi Ngài họ sẽ bị xét đoán.
Có chắc Chúa Jêsus lo liệu cho tương lai của tôi không? Phải, Ngài sẽ lo liệu đấy, vì Ngài là Chúa của các vua trên thế gian. Bạn đang ở trong hai bàn tay nhơn đức khi bạn đang ở trong hai bàn tay của Ngài vì hai bàn tay ấy đang tể trị cả vũ trụ.
Những thắc mắc tối hậu
Nhưng đấy chẳng phải là điều rõ ràng trong đêm đầu tiên ở thành Bếtlêhem. Một người khách quan sẽ chẳng nghi ngại gì về biến cố làm rúng động đất đã diễn ra ở chuồng chiên máng cỏ trong một ngôi làng nhỏ bé xa xôi thuộc Đế quốc Lamã. Mọi viễn cảnh dành cho trẻ thơ nầy dường như chẳng có gì hứa hẹn cả.
Bạn không thể nói con trẻ nầy rồi đây sẽ ra như thế nào được!
Nhưng con trẻ nầy sẽ làm cho hết thảy chúng ta phải ngạc nhiên.
Và chúng ta vẫn còn kinh ngạc bởi Ngài hơn 2000 năm sau đó.
Đâu là phần ứng dụng? Hãy nắm chặt lấy Đức Chúa Jêsus Christ. Chẳng có một sự an ninh nào ở chỗ khác đâu. Hôm nay cũng như hôm qua và ngày mai, Ngài là câu trả lời cho các thắc mắc sâu sắc nhứt trong cuộc sống.
Tôi có thể tin cậy Ngài không? Phải, tôi có thể, vì Ngài là Đấng làm chứng thành tín.
Có phải Ngài có quyền cứu giúp tôi không? Phải, Ngài có thể, vì Ngài là Đấng sanh đầu nhứt từ trong kẻ chết.
Có phải Ngài sẽ lo liệu cho tương lai của tôi không? Phải, Ngài sẽ lo liệu đấy, vì Ngài là Chúa của các vua trong thế gian.
Hết thảy chúng ta đều cần đến Ngài và chúng ta cần đến Ngài còn nhiều hơn là chúng ta nhìn biết nữa. Lẽ thật nầy xứng đáng được lặp đi lặp lại: Bạn đang ở trong hai bàn tay nhơn đức khi bạn đang ở trong hai bàn tay của Ngài, vì hai bàn tay ấy đang tể trị vũ trụ.
Phước cho nhân loại, Chúa ta ra đời!
Trần gian nghinh vua vô đối.
Hãy đặt đời sống mình vào hai bàn tay mạnh sức của Ngài và bạn sẽ không bao giờ thấy thất vọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét