Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Mác 15:20-39: "SỨ ĐIỆP NÓI TỚI THẬP TỰ GIÁ"



Mác 15:20-39
SỨ ĐIỆP NÓI TỚI THẬP TỰ GIÁ

Phần giới thiệu: Trong một số phương thức, chúng ta quá quen thuộc với thập tự giá. Chúng ta nhìn thấy thập tự giá mỗi ngày trong đời sống của chúng ta. Nhiều nhà thờ có đặt chúng trên gác chuông. Có một thập tự giá ngay ở phía sau tôi khi tôi rao giảng sứ điệp nầy. Có một thập tự giá ngay phía trước tòa giảng nầy. Bây giờ, tôi không chống lại việc nhìn xem thập tự giá; song giống như bất kỳ biểu tượng nào khác, nó có thể mất đi quyền lực của nó trong đời sống của chúng ta nếu chúng ta quá quen thuộc với nó. Nói khác đi, chúng ta có thể bị tê liệt đi với thập tự giá.
Hãy suy nghĩ về điều nầy: Đối với nhiều người, thập tự giá chẳng khác gì hơn mẫu trang sức được sử dụng để đeo bên tai hay trên cổ. Đối với một số người, thập tự giá là một biểu tượng được ấn định cho sự thờ phượng; họ quì gối trước thập tự giá rồi cầu nguyện với nó. Có người xem thập tự giá là lá bùa hộ mạng chứa quyền lực siêu nhiên; họ treo nó trên đầu giường hoặc mang nó đi quanh khu vực có điều ác.
Thập tự giá chướng tai gai mắt đối với một số người. Ở I Côrinhtô 1:23, Phaolô gọi nó là “gương xấu”. Từ ngữ nầy ra từ chữ Hylạp “skandalon” có ý nói tới cái bẫy hay cái lưới. Từ ngữ nầy có ý nói tới cái gì đó làm cho người ta phải vấp và khiến cho họ bị té ngã. Chúng ta có từ Anh ngữ “scandal” (bê bối) từ chữ nầy. Đối với người Do thái, thập tự giá là một sự đáng xấu hổ! Họ không thể chịu được Đấng Mêsi bị đóng đinh trên thập tự giá! Đúng ra họ đã vấp ngã trước thập tự giá!
Thập tự giá là dại dột đối với một số người. Ở I Côrinhtô 1:23, Phaolô sử dụng nói cho chúng ta biết rằng người Hylạp đã xem thập tự giá là sự “dại dột”. Từ ngữ nầy ra từ chữ Hylạp “moria”, cung ứng cho chúng ta từ Anh ngữ “moron” (khờ dại). Người Hylạp hay biện luận đã nhìn vào một Cứu Chúa chịu chết trên thập tự giá và họ công bố đây là sự “rồ dại khờ khạo lắm”.
Thế nhưng, đối với một số người, thập tự giá là một vật có quyền lực và khôn ngoan. Ở I Côrinhtô 1:24, Phaolô nói rằng người nào đã nắm bắt được sứ điệp chơn thật nói tới thập tự giá đều hiểu rõ rằng thập tự giá không yếu đuối cũng không dại dột. Thay vì thế, đấy là quyền phép của Đức Chúa Trời và là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Thập tự giá là quyền phép của Đức Chúa Trời vì qua thập tự giá Đức Chúa Trời hủy diệt đời đời nước của Satan và phá vỡ cái nắm bắt của tội lỗi. Thập tự giá là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vì nơi thập tự giá, Đức Chúa Trời đã sử dụng một công cụ mà con người cũng như ma quỉ đều không thể lường được để hoàn thành sự cứu rỗi cho dân sự của Ngài. Nếu Satan biết rõ những điều Chúa Jêsus sẽ đạt được qua thập tự giá, hắn sẽ không bao giờ đẩy Chúa Jêsus đến với cây thập tự, II Côrinhtô 2:8.
Hôm nay, tôi muốn công bố sứ điệp nói tới thập tự giá. Đây không phải là một sứ điệp nhu nhược đâu; đây chẳng phải là một sứ điệp rồ dại. Đây là một sứ điệp đầy dẫy với quyền phép và sự khôn ngoan đáng kính sợ của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Hãy để cho sứ điệp nói tới thập tự giá phán cùng tấm lòng bạn hôm nay. Nếu bạn đã được cứu, hãy vui mừng trong những gì Đức Chúa Trời đã hoàn thành tại thập tự giá. Nếu bạn chưa được cứu, thực sự bạn cần nghe giảng sứ điệp nầy hôm nay. Chúng ta hãy lấy mấy câu nầy, cùng nhau đọc và xem xét Sứ điệp nói tới thập tự giá.
I. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI ĐAU KHỔ (các câu 20, 24-25)
A. Sứ điệp nói tới thập tự giá là một sứ điệp nói tới đau đớn, khổ sở và sự chết. Ba lần chúng ta được thuật cho biết trong mấy câu nầy Chúa Jêsus đã “bị đóng đinh trên thập tự giá”, câu 20, 24-25. Cụm từ nầy có ý nói “đóng đinh một người vào cây cọc”. Sự chết mà Chúa Jêsus đã chịu là một cái chết rất khủng khiếp, đau đớn. (Minh họa: Chúng ta có từ Anh ngữ “Excruciating” “khổ hình” từ hai chữ Latinh “ex” có nghĩa là “ra từ” và “cruciare”, ý nói tới “thập tự giá”. Một cái chết trên thập tự giá đau đớn đến nỗi nó gắn với bất kỳ nỗi đau nào gây ra đau đớn cực kỳ. Minh họa: Tôi có nghe vài loại đau đớn được mô tả là “khổ hình”. Sự sanh con, sỏi mật, cắn lưỡi, những loại phẫu thuật nhất định, v.v…, đã được mô tả theo tư thế ấy. Thế nhưng, nếu bạn lấy nỗi đau đớn nhất mà bạn đã kinh nghiệm được rồi nhân lên 10.000 lần, bạn sẽ tới gần với việc kinh nghiệm nỗi đau mà Chúa Jêsus đã gánh chịu trên cây thập tự).
B. Khi Êsai nhìn tới tương lai rồi nhận rõ cái chết của Đấng Mêsi, ông đã mô tả điều đó ở Êsai 53:1-5. Êsai cũng nói cho chúng ta biết rằng nỗi đau theo phần xác của Ngài là không thể tưởng tượng được, Êsai 52:14. (Minh họa: Hãy mô tả sự chết bởi việc bị đóng đinh trên thập tự giá).
C. Hãy thêm vào điều nầy nỗi đau khổ mà Chúa Jêsus đã gánh chịu trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá để chịu chết.
1. Ngài đã bị bắt, bị xét xử, bị kết án rồi bị đánh đòn bởi cảnh vệ Đền Thờ, Mác 14:65.
2. Ngài đã bị đưa đến Philát, ở đó Ngài bị binh lính của Philát ngược đãi: Bị chết giễu – Mác 15:15 (Minh họa: Roi bò cạp); Bị đánh đòn – Mathiơ 27:27-35, Giăng 19:2-5; Bị nhổ vào mặt – Mathiơ 26:67, 27:30; Bị nhổ râu – Êsai 50:6; Bị đội cho chiếc mão gai – Mác 15:17.
3. Ngài bị kết án tử hình và chịu khổ khi Ngài vác lấy thập tự giá của Ngài dọc theo Via Dolorosa, (con đường đau khổ – dài 650 yards). (Minh họa: Patibulum, hay thập tự giá – 110 cân Anh) Giăng 19:17.
D. Tại sao Ngài phải gánh chịu loại sự chết nầy? Chỉ có một câu trả lời: Tình yêu Ngài dành cho bầy chiên lạc mất của Ngài, Rôma 5:8; I Giăng 3:16; I Phierơ 3:18. (Minh họa: Thập tự giá không phải là thứ trang sức rẻ tiền, người ta mang nó mà chẳng chút suy nghĩ. Thập tự giá không phải là lá bùa hộ mạng được sử dụng để làm giảm đi nỗi mê tín của chúng ta. Thập tự giá không phải là hình tượng để được thờ lạy. Đây là dấu hiệu nói tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Vì lẽ đó, chúng ta hãy khoe mình về thập tự giá của Ngài, và ngợi khen Chúa vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta, vì thập tự giá là cánh cửa bước vào sự sống cho hết thảy những ai nhìn biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa, Galati 6:14).
II. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI TAI VẠ (các câu 26-32)
A. Khi Chúa Jêsus bị treo trên cây thập tự đó, phó mạng sống Ngài cho kẻ bị hư mất, kẻ thù của Ngài đã vây chung quanh Ngài giống như bầy kên kên đang đói khát vậy. Họ thù ghét Ngài nhiều đến nỗi họ lấy làm vui về Ngài và mắng nhiếc Ngài khi Ngài gục chết. Hãy nhìn vào ngôn ngữ Kinh thánh đang sử dụng: các câu 20, 31: “nhạo cười” – “đùa giỡn với; mang ý tưởng lấy làm vui về một người với ao ước muốn làm hại”. Câu 29: “chế báng” – “báng bổ; nói ra những việc ác về một người”. Họ đã “lắc đầu” khinh dễ Ngài. Họ nhiếc móc Ngài, họ bảo Ngài hãy tuột xuống khỏi thập tự giá đi nếu Ngài quả thật là Đấng mà Ngài đã xưng nhận. Họ nói: “Hắn đã cứu kẻ khác; mà cứu mình không được!”, câu 31. Họ đã đề cập tới chỗ Ngài đã làm cho Lazxrơ sống lại từ kẻ chết, Giăng 11:43-57. Các cấp lãnh đạo tôn giáo đã phạm tội nhiếc móc Đấng Mêsi của họ khi Ngài chịu chết trên cây thập tự.
B. Tai vạ nơi thập tự giá được nhìn thấy trong hai phương thức.
+ Thứ nhứt, là nơi thái độ của người Do thái đối cùng Chúa Jêsus. Ngài đã đến trong thế gian nầy làm Đấng Mêsi của họ. Ngài là sự ứng nghiệm của tất cả lời tiên tri trong Cựu Ước. Ngài đã đến để chuộc lấy họ và để dẫn họ vào trong Nước của Đức Chúa Trời. Họ đã tìm kiếm một người giỏi chinh phục, chớ không hiểu rằng Vua của họ phải chịu chết trước khi Ngài trị vì, Đaniên 9:26. Minh họa: Thập tự giá không bao giờ là “Phương Án B”. Chúa Jêsus đã bước vào trong thế gian nầy vì mục tiêu bước lên thập tự giá, Giăng 18:37; Khải huyền 13:8. Người Do thái có thể tiếp nhận Ngài, nhưng thay vì thế họ đã chối bỏ Ngài, Giăng 1:11. Họ đã khẳng định sự chối bỏ của họ bằng lời nói, Giăng 18:39-40; 19:5-16 và bằng mọi việc làm của họ, Mác 15:26-32. Đúng là một tai vạ!
+ Thập tự giá cũng là một tai vạ vì nó đem sự suy đồi của con người vào tiêu điểm chính. Bản chất thật trong tấm lòng của con người đã được tỏ ra bởi mọi hành động của hạng người hư mất tại đồi Gôgôtha. Mọi hành động của họ nhắc cho chúng ta nhớ rằng con người là vô vọng nếu như không có sự can thiệp của Đức Chúa Trời, Êphêsô 2:1-4.
C. Phản ứng của bạn đối với thập tự giá tỏ ra tình trạng của tấm lòng bạn!
III. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI SỰ THUYÊN CHUYỂN (các câu 33-36)
A. Sau khi con người đã làm hết sức mình để chế nhạo và báng bổ Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời đã tắt hết những ngọn đèn nơi thập tự giá. Điều nầy giống như thể Đức Chúa Trời đang phán: “các ngươi đã nhạo báng Ngài đủ rồi!” Nhưng, trong những giờ phút tăm tối đó, Chúa Jêsus đã gánh chịu điều tệ hại nhất trong hình khổ của Ngài. Vì chính trong những giờ phút tối tăm đó, tội lỗi của bạn và tôi đã được chuyển sang cho Ngài, II Côrinhtô 5:21; Êsai 53:6, 9.
B. Tất cả nổi đau của Địa Ngục và nguyên cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Toàn Năng đã úp đổ trên Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài thực sự gánh lấy chỗ của chúng ta trên thập tự giá ấy. Ngài đã chết cái chết của chúng ta; Ngài đã chịu lấy Địa Ngục của chúng ta; Ngài đã trả giá của chúng ta! (Minh họa: Êxêchiên 18:4; Thi thiên 9:17; Rôma 6:23).
C. Vì Ngài đã trả món nợ của tội nhân, người nào đặt lòng tin cậy của họ nơi Ngài để được cứu đều được giải phóng ra khỏi món nợ tội lỗi. Họ được giải phóng ra khỏi mối đe dọa của Địa Ngục. Họ đã được buông tha ra khỏi các án phạt nghịch lại họ. Thực vậy, họ đã nhận được điều tốt hơn thế! Mọi tội lỗi của chúng ta đã được thuyên chuyển sang cho Ngài tại thập tự giá; Khi chúng ta tiếp nhận Ngài vào lòng, sự công bình của Ngài được chuyển sang cho chúng ta, Rôma 4:16-25; Philíp 3:9! Khi Chúa nhìn vào một trong các con cái được chuộc của Đức Chúa Trời, Ngài nhìn thấy một con cái đã được làm nên thánh, công bình và vô tội và chính mình Chúa Jêsus! (Minh họa: Nếu bạn đang đợi đến lúc phải hô to mừng lên, bây giờ chính là lúc ấy đấy!)
D. Đừng quên sứ điệp của thập tự giá! Nếu bạn đang hư mất hôm nay, bạn đang ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, Giăng 3:18; 36, và bạn đang hướng tới Địa Ngục. Nhưng, bạn có thể được cứu nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus bởi đức tin, Rôma 10:13; Giăng 6:37. Ngài sẽ gánh lấy tội lỗi của bạn, và đổi lại, Ngài ban cho bạn sự công bình của Ngài!
IV. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI ĐẮC THẮNG (các câu 37-38)
A. Mấy câu nầy ghi lại sự chết của Chúa Jêsus. Sau sáu giờ đồng hồ trên cây thập tự, Ngài đã trút linh hồn khi Ngài biết rõ cái giá trả cho tội lỗi đã được thỏa và Đức Chúa Trời lấy làm thỏa mãn cho đến đời đời, Minh họa: Giăng 19:30. (Minh họa: Bạn biết người Do thái không giết Chúa Jêsus, có phải như thế không? Người Lamã cũng không giết Ngài! Không một ai giết Ngài cả, Ngài đã tự hạ mình xuống rồi vâng phục cho đến chết (Philíp 2:5-8) để hạng tội nhân sẽ được cứu. Ngài đã chịu chết khi đã đến lúc cho Ngài phải chịu chết, và không phải một giây trước đó, Giăng 10:17-18).
B. Lời lẽ của Chúa Jêsus từ thập tự giá không phải là lời lẽ của một “nạn nhân” mà là những tiếng hô to của một “người chiến thắng”! Ngài không nói “Ta đã xong rồi”! Ngài phán: “Mọi sự đã được trọn!” Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, sự chết của Ngài đánh dấu sự thất bại của ba kẻ thù kinh khiếp của nhân loại hư mất.
1. Sự chết của Ngài đánh dấu sự thất bại của Satan – Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, sự chết của Ngài đã quyết định số phận sự quản trị của Satan trong thế thế gian nầy, II Côrinhtô 4:4; Hêbơrơ 2:14.
2. Sự chết của Ngài đánh dấu sự thất bại của tội lỗi – Khi tội lỗi bước vào trong thế gian, nó đem sự chết, sự phá diệt và sự nguyền rủa theo với nó, Rôma 5:12. Chúa Jêsus thanh toán tội lỗi cho đến đời đời khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Giăng 1:29; Hêbơrơ 9:26.
3. Sự chết của Ngài đánh dấu thất bại của sự phân rẻ – Tội lỗi đã phân rẻ tội nhân với Đức Chúa Trời, Êsai 59:2. Sự chết của Chúa Jêsus đã phá vỡ bức tường ngăn cách được dựng lên bởi tội lỗi và góp phần đem những ai tin cậy Ngài trở lại với mối tương giao với Đức Chúa Trời, Rôma 5:10. (Minh họa: Chúa Jêsus là Người Phân Xử của chúng ta, Gióp 9:33. Ngài là Đấng Trung Bảo của chúng ta, I Timôthê 2:5. Ngài đã bắc nhịp cầu nối giữa chúng ta và Đức Chúa Trời, Êphêsô 2:13.)
C. Sự chết của Chúa Jêsus không phải là tai vạ như nó đã tỏ ra ở bề mặt. Sự chết của Chúa Jêsus là giờ phút đắc thắng trọn vẹn của chúng ta. Trong sự chết của Ngài, Ngài đã chinh phục mọi kẻ thù, đã hủy diệt mọi cạm bẫy trong tội lỗi của họ! (Minh họa: Thực sự có “đắc thắng trong Chúa Jêsus”, I Côrinhtô 15:57!)
V. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI BẰNG CHỨNG (câu 39)
A. Thập tự giá của Chúa Jêsus còn sâu xa hơn cả sự chết, sự thương khó và huyết nữa. Thập tự giá của Chúa Jêsus là một nơi của chứng cớ. Chính ở đây Đức Chúa Trời đã đưa ra lời công bố long trọng nhất của Ngài về tình yêu thương dành cho nhân loại hư mất, Rôma 5:8; I Giăng 4:9-10. Công việc trọng đại nhất của Đấng Christ đã hoàn tất tại thập tự giá. Khi Ngài làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, Ngài đã giúp cho một người và gia đình của người nầy. Khi Ngài chữa lành cho mấy người phung; buông tha cho kẻ bị quỉ ám; mở mắt người mù và chữa lành kẻ đau, Ngài đã chữa lành cho một người và một gia đình cùng thời điểm. Khi Ngài cho 5.000 người ăn, Ngài đã giúp cho 5.000 người nam thêm cả phụ nữ vào trẻ em nữa. Nhưng, khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã tạo ra một sự khác biệt cho từng thành viên nào trong gia đình của Ađam biết nhìn xem Ngài bởi đức tin. Ấy chẳng phải chỉ có một người đâu; mà là “hễ ai muốn”, Rôma 10:13; Khải huyền 22:17. Ngài có thể tự cứu lấy mình, câu 31, nhưng Ngài ở lại trên thập tự giá để cứu nhiều tội nhân hơn!
B. Sự chết của Ngài không luống nhưng đâu! Chính cái ngày Chúa Jêsus chịu chết, chúng ta biết rằng tên cướp hư mất kia đã ăn năn, biết tin cậy và đã được cứu, Luca 23:40-43. Chính ngày ấy một thầy đội Lamã cứng lòng, theo tà giáo đã bị thuyết phục và đã được biến đổi khi ông ta nhìn vào bối cảnh ở trước mặt mình, Mác 15:39.
Nhiều thế kỷ về sau, sự chết của Ngài đã tạo ra sự khác biệt trong đời sống của tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày Ngài cứu tôi bởi ân điển của Ngài. Sự cứu rỗi mà Ngài đã kéo dài ra và tôi vui sướng nhận lãnh được là do sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá.
C. Thập tự giá của Đấng Christ vẫn còn trổi lên tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho hạng tội nhân bị hư mất. Trong thời buổi của chúng ta, bằng chứng của thập tự giá đã bị lặng đi bởi tiếng gọi quyến rũ của đời nầy cùng mọi khoái lạc của nó. Nhưng, đối với những ai chịu nghe sự làm chứng của thập tự giá và sẽ ấp ủ sứ điệp của nó, họ sẽ thấy có quyền phép trong sự điệp của nó.
Phần kết luận: Thập tự giá của Chúa Jêsus như thế nào đối với bạn? Chỉ mà mẫu trang sức thôi sao? Chỉ là biểu tượng tôn giáo à? Nó là lá bùa bạn treo trên đầu giường để đuổi ma quỉ thôi ư? Có phải thập tự giá ấy là sự rồ dại chăng? Hay, có phải thập tự giá là “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin”? Nếu bạn chịu ấp ủ sứ điệp của thập tự giá, bạn sẽ thấy rằng sự cứu rỗi vẫn còn sẵn có ở đấy. Bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời vẫn có thể cứu linh hồn; thay đổi số phận cho đến đời đời và chuyển tội nhân thành hạng thánh đồ của Đức Chúa Trời. (Minh họa: “Cây Thập Tự Xù Xì Xưa Cũ”). Ngày nay sẽ là ngày tốt lành cho bạn ấp ủ lấy Sứ Điệp Của Thập Tự Giá!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét