Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Mác 15:15-26: "PHẢI CHĂNG CHÚA JÊSUS MỘT MÌNH VÁC CÂY THẬP TỰ?"



Mác 15:15-26
PHẢI CHĂNG CHÚA JÊSUS MỘT MÌNH VÁC CÂY THẬP TỰ?
Phần giới thiệu: Mấy câu nầy cung ứng cho chúng ta, với chi tiết rõ ràng, các biến cố vây quanh cái chết của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta có thể đọc trong câu chuyện Tin Lành nói tới nổi thương khó mà Chúa chúng ta đã chịu trong đêm hôm ấy và trong ngày mà Ngài đã gánh lấy tội lỗi của nhân loại. Thường thì chúng ta đọc câu chuyện nầy và tấm lòng chúng ta bị lay động phải nghĩ đến những điều Ngài đã làm cho chúng ta trong ngày ấy. Tuy nhiên, chúng ta thường đọc mấy câu nầy và không nắm bắt được các chi tiết nhỏ, những gì làm cho câu chuyện nầy ra sống động cho chúng ta. Trong phân đoạn nầy, tối hôm nay một trong các chi tiết nhỏ ấy tự nó bày ra cho chúng ta nhìn vào.
Ở câu 21, chúng ta đọc thấy một người có tên là Simôn người Siren. Ông được nhắc tới ở đây cũng như trong sách Mathiơ và sách Luca. Ông không xuất hiện ở chỗ nào khác trên những trang Kinh thánh và ông đã biến đi mau chóng y như ông đã xuất hiện vậy, Tuy nhiên, trong khi ông xuất hiện trong tầm nhìn của chúng ta, ông dạy cho chúng ta một bài học có giá trị về tình yêu thương của Đức Chúa Trời và về tình yêu của một người đối cùng Cứu Chúa. Người nầy đã làm cho Cứu Chúa của chúng ta những gì thậm chí các môn đồ thân cận nhất của Ngài không thể làm được. Nghĩa là, ông đã làm dịu đi nổi khổ của Chúa chúng ta trong khoảnh khắc của những giờ tối tăm nhất trong chức vụ trên đất của Ngài. Bạn thấy đấy, chính Simôn Phierơ là người đã nói: "Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết" Luca 22:33. Tuy nhiên, khi thì giờ đến phải theo Chúa Jêsus cho tới chết, Phierơ, giống như bao môn đồ khác đã lìa bỏ Ngài mà chạy trốn, Mác 14:50.
Chúng ta hãy dành mấy phút tối nay để nhìn vào câu chuyện nầy nói tới Simôn người Siren và tự hỏi mình câu nầy: Phải Chăng Chúa Jêsus Một Mình Vác Cây Thập Tự? Tôi lấy làm lạ không biết chúng ta có sẵn lòng vác cây thập tự theo sau Cứu Chúa của chúng ta giống như Simôn đã làm không!?! Chúng ta hãy xem xét câu chuyện nầy với từng chi tiết của nó tới nay.
I. CHÚNG TA NHÌN THẤY CỨU CHÚA BỊ KẾT ÁN
A. Tội ác của Ngài (câu 26) - Theo câu nầy, Chúa Jêsus bị tố cáo về việc tự xưng mình là Vua dân Do thái. Trong thực tế, Chúa Jêsus sẽ lên thập tự giá vì đây là một phần trong chương trình của Cha Ngài, Khải huyền 13:8. Từ quan điểm của con người, Chúa Jêsus bị kết án vì Ngài sống tin kính và vì Ngài đã dạy lẽ thật cho người ta về sự thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời. Tội ác duy nhứt cho Chúa Jêsus là phạm tội, ấy là tội yêu thương hàng tội nhân và chỉ cho họ con đường để đến với Đức Chúa Trời.
B. Sự kết án Ngài (các câu 15-20) –Mấy câu nầy cho chúng ta biết cách thức mà binh lính của Philát đã ngược đãi Chúa Jêsus. Giữa vòng những việc khác, họ đã chế nhạo Ngài, khạc nhổ nơi mặt Ngài, đánh đập Ngài với hai bàn tay của họ, đội cho Ngài chiếc mão gai, khoác lấy cho Ngài với áo xống màu điều, nhiếc móc Ngài, rồi đánh Ngài bằng một cây sậy. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã hứng chịu hết thảy mọi sự nầy mà chẳng có một lời ta thán, Êsai 53:7.
(Minh họa: Chúng ta đừng bao giờ quên buổi tối nầy, Chúa Jêsus đã gánh chịu mọi sự mà Ngài đã chịu vì Ngài không muốn bạn và tôi phải đi Địa Ngục. Ngài đã gánh chịu điều tệ hại nhất mà con người có thể đổ trên Ngài và Ngài đã chịu mọi sự ấy vì Ngài yêu thương chúng ta nhiều hơn Ngài yêu chính sự sống của Ngài nữa! Đúng là một sự tỏ ra đầy vinh hiển về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho hạng tội nhân - Rôma 5:8; Giăng 15:13.)
C. Sự đóng đinh trên thập tự giá của Ngài (các câu 22-25) – Sau khi họ đã ngược đãi Chúa chúng ta và sau khi Ngài đã gánh chịu trong một đêm đối xử thật tàn nhẫn, họ đã dẫn Ngài đi để đóng đinh trên thập tự giá. Lý trí hiện đại của chúng ta không sao hiểu được tính hung ác trong cái chết mà Chúa Jêsus đã chịu vì chúng ta. Chúng ta có từ ngữ "hình khổ" từ chính chữ mà từ đó chúng ta có chữ thập tự giá. Đây là cái chết nghiệt ngã và kinh khủng lắm, cái chết ấy được dành cho hạng thấp kém nhất trong hàng nô lệ. Thực vậy, một công dân Lamã không thể bị đóng đinh trên thập tự giá, trừ phi bởi chiếu chỉ trực tiếp của chính Xêsa. Vì lẽ ấy, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ, một người đã trải đời sống của mình ra để phục vụ cho tha nhân, một người "chẳng có tội lỗi chi hết", một người chẳng làm hại ai cả, song đã cứu giúp những người nào chạy đến với Ngài lại bị xét đoán phải chịu chết cái chết của kẻ nô lệ xấu xa và bị thù ghét nhất.
(Minh họa: Tôi có cần nhắc cho bạn nhớ cái chết của Ngài khủng khiếp là dường nào không? Êsai 52:14 cho chúng ta biết rằng "mặt mày người xài-xể lắm hơn kẻ nào khác". Hãy tưởng tượng nổi thương khó của việc bị mấy mũi đinh đóng xuyên qua tay chân xem. Hãy hình dung sự dằn vặt của thần kinh cảm xúc đối với sắt kim loại kia. Hãy tưởng tượng sự thương khó khi thân thể Ngài tan nát với những lần co thắt đập lưng Ngài thật mạnh vào thập tự giá xem. Hãy hình dung đầu Ngài sưng tấy lên từ chiếc mão gai được họ đội lên đầu Ngài xem. Hãy tưởng tượng Ngài phải co rút lại đối với những mũi đinh đóng nơi chơn Ngài xem, trong khi Ngài phải níu lấy những mũi đinh nơi tay để hít lấy hơi thở trong không khi rồi nói: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì", hay "Hôm nay, ngươi sẽ ở với Ta trong Parađi". Hãy hình dung cơn khát xem! Hãy tưởng tượng nổi xấu hổ trong sự trần truồng của Ngài xem. Hãy hình dung sự cô độc trong cái chết của Ngài, khi các môn đồ Ngài, với ngoại lệ Giăng đã bỏ chạy và ngay cả Cha của Ngài cũng đã xây đi chỗ khác không nhìn đến Ngài. Hãy tưởng tượng ngày ấy sẽ như thế nào khi nhìn thấy người nầy chết cái chết như vầy rồi nhìn biết rằng mọi sự đã diễn ra đó là vì Ngài yêu thương bạn và muốn dọn một con đường cho bạn được cứu. Hãy hình dung loại tình yêu ấy xem!)
(Minh họa: Chắc chắn cái chết của Chúa Jêsus là trọng tâm của phân đoạn Kinh thánh nầy, tuy nhiên, còn có nhiều điều cho chúng ta phải nhìn thấy ở đây tối nay. Chúng ta đã nắm bắt được cái nhìn về Chúa Jêsus, bây giờ, chúng ta hãy lưu ý người có tên là Simôn nầy).
I. Chúng ta nhìn thấy Cứu Chúa bị kết án
II. CHÚNG TA NHÌN THẤY SIMÔN BỊ BẮT BUỘC
A. Phong cách của ông – Chúng ta không biết nhiều về nhân vật có tên là Simôn nầy. Mọi sự chúng ta biết về ông, ấy là ông đến từ Siren, một vùng đất của châu Phi. Chúng ta biết ông có mặt tại thành Jerusalem trong dịp Lễ Vượt Qua, vì vậy cần phải nói rằng ông là một người đã cải đạo sang Do thái giáo. Nếu đây là trường hợp, có lẽ ông đang cùng về đó với gia đình của ông. Người nầy, một người châu Phi, có lẽ một người da màu, ông đến đấy là để thờ phượng. Ông đã đến để dâng Chiên Con Lễ Vượt Qua và giờ đây ông đã đến mặt đối mặt với Chiên Con của Đức Chúa Trời!
(Minh họa: Đúng là một bức tranh nói tới ân điển! Giống như Simôn, tôi nhìn thấy công việc của mình khi tôi đến mặt đối mặt với Chúa. Tôi không biết gì về Ngài cả, song Ngài đang tìm kiếm tôi!)
B. Sự lựa chọn của ông – Lời của Chúa cho chúng ta biết rằng họ đã "bắt" Simôn phải vác lấy thập tự giá của Chúa. Từ ngữ nầy có ý nói "bắt phục vụ công khai". Dường như mấy tên lính Lamã có quyền bắt dân chúng phải làm các công việc thay cho họ. Dân chúng bị luật pháp Lamã bắt buộc phải vâng theo, hoặc họ sẽ bị kết án tử hình. Chúa Jêsus dường như nhắc tới cách làm nầy ở Mathiơ 5:41.
C. Sự xấu hổ của ông – Có lẽ một trong những lý do mấy tên lính bắt Simôn phải làm công việc nầy là vì màu da của ông. Bạn thấy đấy, điều nầy bị coi là hành động làm giảm giá trị khi vác lấy thập tự giá của kẻ bị kết án. Không một tên lính nào muốn làm việc ấy, và mấy tên lính có lẽ sẽ chẳng chọn người nào rõ ràng là người Do thái để làm việc ấy nhằm vào ngày trước ngày Lễ Vượt Qua. Việc vác lấy cây thập tự nầy phải được quy cho người ấy và khi ấy người sẽ bị coi là ô uế về mặt nghi thức. Đối với Simôn, Lễ Vượt Qua đã qua rồi ngay giây phút ông chạm đến thập tự giá. Từ ngữ "bắt" mang theo nó ý tưởng nói tới sức mạnh. Có lẽ đấy là lời đe dọa chết chóc đã khiến cho người châu Phi nầy phải vác lấy cây thập tự đó lên rồi đem đi. Bất chấp mọi cảnh ngộ, từ giây phút Simôn chạm đến cây thập tự ấy, ông là một người đã được đánh dấu!
(Minh họa: Đúng là một bức tranh nói tới những ai trong chúng ta dám xưng mình là Cơ đốc nhân! Có phải bạn biết rõ thập tự giá của Đấng Christ vẫn còn được gắn với sự xấu hổ không? (Hêbơrơ 12:2). Chúa Jêsus phán rằng một trong các dấu hiệu chỉ ra các môn đồ Ngài, ấy là họ đã có một sự bằng lòng và ước ao muốn vác lấy thập tự giá, Mathiơ 16:24. Phân đoạn Kinh thánh nầy nói rõ rằng người nào đi theo Chúa Jêsus phải sẵn lòng chối bỏ mình, vác lấy thập tự giá mà theo Ngài. Làm ơn lưu ý rằng các bước chơn của Chúa Jêsus đã dẫn Ngài đến chỗ chết trước khi chúng dẫn Ngài đến với sự vinh hiển! Điều nầy cũng rất thực cho bạn và cho tôi! Để biết chắc, vác lấy thập tự giá sẽ đem lại sự quở trách của thế gian, I Côrinhtô 1:18, nhưng một sự bằng lòng vác lấy thập tự giá theo sau Chúa sẽ đem lại nụ cười của Đức Chúa Trời! Giống như một tội phạm bị kết án buộc phải vác lấy thập tự giá của mình để tỏ cho thế gian thấy rằng hắn ta đã chịu phục luật lệ mà hắn từng chống đối, cũng vậy người tín đồ đã được sanh lại phải vác lấy thập tự giá của Đấng Christ, phải chối bỏ mình, để tỏ cho thế gian thấy rằng giờ đây chúng ta phục theo luật lệ, phép tắc của Đấng mà chúng ta trước đây đã chống đối Ngài. Điều nầy dường có ý nói rằng chúng ta phải ăn ở không đồng bộ với thế gian. Nhất định nó có ý nói rằng chúng ta phải sống khác biệt với thế gian trong suy tưởng, tư thế của chúng ta trong cuộc sống, trong các hình thức giải trí mà chúng ta đang sử dụng, trong cách thức chúng ta tự biết xử thế trong những mối quan hệ của chúng ta, v.v…Phần xấu hổ của Đấng Christ là sự học đòi của chúng ta để được giống như Ngài thay vì giống như thế gian! Đừng giả vờ vác lấy thập tự giá của bạn trừ phi bạn đã đem từng lãnh vực đời sống của mình phục theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Có phải Đức Chúa Trời đẹp lòng với mọi sự bạn đang làm không? Bạn có mời Chúa Jêsus đến cùng nghe âm nhạc với bạn không? Bạn có thể mời Ngài cùng xem TV với bạn không? Bạn có đem Ngài theo trong cuộc hẹn hò của bạn không? Chúa Jêsus có thể cùng dự với bạn trong mọi sự bạn đang làm không? Nếu không, thế thì ai đó cần phải thay đổi, và quí bạn ơi, ấy chẳng phải là Ngài đâu!)
I. Chúng ta thấy Cứu Chúa bị kết án
II. Chúng ta thấy Simôn bị bắt buộc
III. CHÚNG TA THẤY MỘT TỘI NHÂN ĐƯỢC BIẾN ĐỔI
A. Sự tể trị của Đức Chúa Trời – Chẳng phải là tình cờ mà Simôn và gia đình ông đi ngang qua thành Jerusalem trong giờ phút đặc biệt ấy đâu. Thực vậy, tôi tin rằng chính sự tể trị của Chúa đã cho phép con đường của ông ta đâm ngang qua con đường của Đức Chúa Jêsus Christ. Tôi không thể hiểu được hết mọi việc làm của Chúa chúng ta, nhưng tôi biết rõ Ngài có một phương thức đem người ta đến với Ngài để cho họ được cứu. Có nhớ người đàn bà bên giếng không, Giăng 4:4-29? Có nhớ hoạn quan Êthiôpi không, Công Vụ các Sứ Đồ 8:26-39? Rõ ràng, Đức Chúa Trời đã sử dụng biến cố nầy để tỏ ra ơn cứu rỗi cho Simôn. Đức Chúa Trời đã đưa người tìm kiếm đến với Cứu Chúa!
(Minh họa: Hãy nhớ cách thức sự tể trị của Đức Chúa Trời tác động trên đời sống của bạn khi đem bạn đến với Chúa Jêsus. Ấy chẳng phải là tình cờ mà bạn được đưa đến với Ngài đâu! Chính sự khôn ngoan và ân điển của Đức Chúa Trời đấy!)
B. Quyền phép của Đức Chúa Trời - Mác nhắc tới Alécxanđơ và Ruphu. Hai cái tên nầy rất quen thuộc với những Cơ đốc nhân mà ông viết thư gửi cho họ. Về sau, khi Phaolô kết thúc thư tín ông viết cho người thành Rôma, ông nhắc tới Ruphu và mẹ của Ruphu. Sâu xa hơn nữa, ông đã xem bà chính là mẹ ruột của ông, Rôma 16:13. Rõ ràng là sự việc đã xảy ra trong tấm lòng của Simôn và gia đình ông khi họ nhìn thấy Chúa chịu chết tại đồi Gôgôtha trong ngày ấy. Bất luận điều gì đã xảy ra, Đức Chúa Trời đã sử dụng biến cố nầy để thay đổi Simôn và gia đình ông cho đến đời đời! Đúng là một bức tranh nói tới ân điển của Đức Chúa Trời!
(Minh họa: Bạn và tôi chưa hề nhìn thấy Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá. Chúng ta không bị buộc vào công việc vác lấy thập tự giá của Ngài trong ngày ấy. Tuy nhiên, nếu bạn đã được cứu, sẽ có một ngày khi bạn, giống như Simôn, đến mặt đối mặt với Đức Chúa Jêsus Christ. Có thể bạn không nhìn thấy Ngài đang dãy chết, song bạn biết rõ bạn cần những gì Ngài đã phó dâng. Khi bạn tin theo Ngài bởi đức tin, bạn được thay đổi y như Simôn và gia đình của ông ấy. Đúng là một sự khác biệt mà Chúa Jêsus đã làm trong đời sống của chúng ta!)
Phần kết luận: Khi tôi trình bày các tư tưởng nầy tối nay, tôi cần phải hỏi bạn câu nầy: Bạn đã được cứu chưa? Có phải bạn đang tin cậy Chúa Jêsus, và một mình Chúa Jêsus để bạn được cứu? Giống như Simôn, có phải bạn đang mang lấy thập tự giá của Chúa rồi bước theo Ngài qua cuộc sống, vui vẻ mang lấy nổi xấu hổ và quở trách vì danh cao cả của Ngài không? Nếu bạn đang bị hư mất, bạn có thể được cứu tối nay. Nếu bạn đã được cứu, song bạn lại để cho nhiều thứ ăn luồn vào trong đời sống của bạn, toàn là những thứ chẳng đẹp lòng Chúa, bạn có thể được thanh tẩy tối nay. Nếu bạn hoàn toàn thành thật và nhìn nhận rằng bạn thực sự chưa mang lấy thập tự giá. Bạn đang trượt qua cuộc sống và thực sự chưa sống cho Chúa Jêsus với sự đầu phục đáng phải có ở trong lòng, phải, cũng chẳng có hy vọng gì cho bạn đâu đấy. Bất luận là nhu cần nào, tôi mới bạn hãy đến với Chúa Jêsus và nhu cần ấy sẽ được định liệu cho đến đời đời. Phải chăng Chúa Jêsus một mình mang lấy thập tự giá? Không phải đâu, nếu bạn và tôi yêu mến Ngài và dự phần với Ngài trong một đời sống thuận phục Ngài hoàn toàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét