Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

HÀNH TRÌNH ĐẾN BẾTLÊHEM



HÀNH TRÌNH ĐẾN BẾTLÊHEM
Trong mấy năm qua, chương trình phát thanh Moody ở Chicago đã yêu cầu tôi phải làm một loạt “hình ảnh bằng lời” mô tả các biến cố xoay quanh sự ra đời của Chúa Jêsus. Nancy Turner, chủ trì chương trình: “Đây là Ngày của WMBI-FM”, giới thiệu tôi và rồi để cho tôi thuật lại câu chuyện trong vài phân đoạn ngắn có kèm theo phần nhạc đệm Giáng Sinh. Bạn có thể nghe trên mạng với phiên bản 2010 của chương trình.
Tôi luôn thấy việc nghĩ lại một số biến cố quan trọng xoay quanh sự ra đời của Đấng Christ là một sự thách thức đầy thú vị. Những gì nối theo sau không phải là trọn vẹn đâu, dù là cách thế nào! Tôi không nói tới điều gì về mấy gã chăn chiên hay mấy thầy bác sĩ, mặc dù cả hai nhóm đã đóng các vai trò cụ thể trong truyện tích Giáng Sinh. Kể đến họ sẽ khiến cuộc “hành trình” dài lắm trên đài phát thanh. Thay vì thế, tôi đã chọn nhắm vào Giôsép và Mary cùng bản thân sự ra đời ấy.
Tôi hy vọng việc kể lại với tính cách sáng tạo như thế nầy sẽ làm cho tấm lòng của bạn thấy vui vẻ khi chúng ta sửa soạn kỷ niệm sự ra đời của Chúa chúng ta.
Phần 1: Chúc Mừng Giáng Sinh, Caesar Augustus
Truyện tích Giáng Sinh theo truyền thống từ sách Luca bắt đầu theo cách nầy: “Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ” (Luca 2:1). Phần lớn chúng ta đều đọc mấy lời ấy mà chẳng dành cho chúng một suy nghĩ phụ nào cả.
Hiển nhiên, Caesar Augustus là Hoàng đế quan trọng nhất trong các Hoàng đế của Lamã, thậm chí còn quan trọng hơn cả ông bác của ông ta là Julius Caesar nữa. Cần phải nói rằng khi ông ta đến Rome, thành phố nầy chỉ là một thành xây bằng gạch thôi, và khi ông ta rời đi thì thành ấy là một thành dựng bằng cẩm thạch. Caesar Augustus đã trị vì trong vai trò Hoàng đế trong 41 năm. Trong suốt thời gian ấy, ông ta đã cung ứng cho thế giới pax romana, nền hòa bình thịnh vượng theo kiểu Lamã trải khắp thế giới Địa Trung Hải.
Việc làm quan trọng nhất của ông – việc làm ấy có hiệu quả kéo dài nhất trên lịch sử thế giới – là mở ra một cuộc điều tra dân số trên cả đế quốc. Cuộc điều tra dân số sẽ tạo ra một danh sách những chủ nhân ông giàu có vì mục tiêu thâu các thứ thuế. Đây là một chiếu chỉ hoàn toàn thế tục, loại việc mà các nhà cầm quyền đã làm theo kể từ khi bắt đầu thời gian.
Nhiều sử gia thuật lại cho chúng ta biết ấy chẳng phải cả đế quốc sắp sửa chiêu binh vào thời điểm đó. Sau khi có một hệ thống truyền tin chậm chạp vào thời buổi ấy, cần phải mất mấy năm trời cho cuộc điều tra dân số được hoàn tất trong một vài tỉnh xa xôi hẻo lánh. Một lá thăm sẽ nương vào sự bằng lòng của những nhà cai trị địa phương khi họ muốn cộng tác.
Khi thời điểm đến để thực hiện cuộc điều tra dân số tại xứ Israel, vấn đề khả thi ấy là một sự thỏa hiệp đã được thực hiện để phù hợp với thông tục của người Do thái. Người Lamã đã chiêu nạp những người ở nơi họ đang sinh sống, nhưng tin tức tính đến những dòng họ tùy theo quê quán của tổ phụ họ nữa. Điều đó giải thích lý do tại sao Giôsép và Mary phải trở về thành Bếtlêhem vào thời điểm bất tiện nhất – vào tháng thứ chín mang thai của Mary.
Điều nầy là chắc chắn lắm. Caesar Augustus không hề gặp Giôsép hay Mary, và ông ta không hề biết một con trẻ Do thái chào đời tại một ngôi làng ở ngoài thành Jerusalem. Khi Augustus qua đời, họ đã than khóc giống như thể một vị thần đã ngã chết vậy. Họ biết rất ít về sự ông ta mở ra cuộc điều tra dân số đã được Đức Chúa Trời đại dụng để đem Con của Ngài đến với đất.
Vì vậy, Merry Christmas, Caesar Augustus. Ông đã đóng một vai mà ông không hề biết rõ và đã lót đường cho sự ra đời của một Vì Vua.
Phần 2: Sự lựa chọn của Mary
Khi câu chuyện mở ra, Mary đã được “hứa gã” cho Giôsép. Nói như thế có nghĩa là theo hình thức nàng đã đồng ý lấy ông làm chồng, nhưng “đám cưới” chưa diễn ra đấy thôi. Sự “hứa gã” và “tiệc cưới” thường cách nhau từ sáu tháng đến một năm. Trong suốt thời gian ấy, hai người không sống chung với nhau và không qua đêm tân hôn về phần thuộc thể. Theo thông tục thời buổi đó, Mary sẽ sống với bố mẹ mình và Giôsép sống với bố mẹ của ông. Sau tiệc cưới công khai, Mary và Giôsép sẽ chung sống với nhau như vợ chồng.
Mọi sự ở Luca 1-2 xảy ra ngược lại với thông tục hiện có. Mary đang ở độ tuổi thanh thiếu niên sống chung với bố mẹ mình, đang trông đợi với sự tán thưởng hạnh phúc ngày đám cưới của mình.
Chính ngay thời điểm nầy thì Đức Chúa Trời xen vào. Ngài sắp sửa yêu cầu một thanh nữ dự phần vào một việc gây sốc thật hoàn toàn khó mà tin được. Những điều Đức Chúa Trời yêu cầu Mary phải làm sẽ thay đổi đời sống của nàng cho đến đời đời.
Những giấc mơ hạnh phúc kia về một đám cưới xinh đẹp đã qua mất đi; những tháng ngày trông đợi ngọt ngào không còn nữa; những chương trình được suy tính cẩn thận cho tiệc cưới đã qua rồi; mọi hy vọng về “đám cưới xinh đẹp nhất cho người đàn ông tuyệt vời nhất từng sống” không còn nữa; mọi hy vọng thời con gái của nàng về một cuộc sống êm ái trong ngôi nhà mà nàng sẽ tự mình lo trang trí đã qua đi rồi.
Nàng sẽ kết hôn, nhưng không được trước khi nhiều tiếng đồn lan ra khắp cả xứ. Sẽ có một tiệc cưới, song không phải theo cách nàng dự tính. Nàng sẽ có một ngôi nhà và con cái, song gia đình nàng sẽ còn lại với một đám mây nghi ngờ dày đặc.
Sự ấy sẽ xảy ra, song không phải theo cách nàng trông mong.
Trong lịch sử của Hội thánh, Mary thường được phác họa như một loại nhân vật ảo huyền, ở một thế giới rất khác kìa. Nếu bạn nhìn vào một số tranh ảnh nói tới Mary, chúng cho thấy cho cái nhìn của nàng thật thanh thản và sung sướng đến nỗi bạn gần như quên nàng là một con người thật vậy. Đấy là một sự xấu hổ vì Luca nói rõ rằng nàng là một con người thật, với những mối hồ nghi rất thực, những thắc mắc rất thực và có đức tin cũng rất thực. Không một chỗ nào điều nầy được thấy rõ ràng hơn ở Luca 1:38.
Mary đáp: “Tôi đây là tôi tớ Chúa. Nguyện sự ấy xảy ra như lời người truyền”. Thế rồi thiên sứ lìa khỏi nàng.
Đây là một trong những câu nói long trọng nhất chỉ về đức tin trong cả Kinh thánh. Có lẽ vấn đề đã xảy ra giống như việc nầy. Trời vào lúc giữa trưa và mẹ của bạn bảo bạn ra giếng lấy một ít nước. Trên đường ra tới giếng, bạn gặp một người ăn mặc giống như thiên sứ Gápriên. Ngài nói cho bạn biết, mặc dù bạn là một nữ đồng trinh, bạn sẽ chịu thai rồi sanh một đứa con, đứa con ấy sẽ trở thành Con của Đức Chúa Trời. Khi bạn thắc mắc làm sao có được sự ấy, thiên sứ phán: “Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình” (Luca 1:35).
Bạn nói gì về việc ấy?
Mary đã đáp “vâng”. “Vâng” với Đức Chúa Trời, “vâng” với điều khó tin, “vâng” với chương trình của Đức Chúa Trời.
Có phải trái tim nàng nhảy một nhịp đập khi nàng đáp “vâng” không? Nàng đứng đó, mái đầu xanh nghiêng nghiêng, hai bàn tay run rẩy, đôi mắt mở tròn xoe, bồn chồn, miệng há hốc ra, thắc mắc song không sợ hãi, lấy làm lạ nhưng chẳng kinh khủng, không có gì bảo đảm nhưng không phải là không dám chắc. Khi thiên sứ phán: “Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được" (Luca 1:37), Mary hít một hơi thật dài rồi đáp: “xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền!"
Với lời lẽ ấy, lễ Giáng Sinh đã đến với trần gian.
Phần 3: Mary tin điều khó tin
Chúng ta không đánh giá thấp mọi giá phải trả khi Mary đáp “vâng” với Đức Chúa Trời. Từ thời điểm ấy trở đi, nàng đối mặt với sự ngờ vực của bạn bè mình (“Ôi Mary, làm sao cô mong chúng tôi tin một việc kỳ cục như thế cho được?”), sự đồn đại của người hàng xóm, rồi những tiếng thầm thì về sự lang chạ đã kéo dài những 2.000 năm.
Mary biết rõ – hay không lâu sau đó sẽ nhận ra – rằng nói “vâng” với Đức Chúa Trời có nghĩa là bị hiểu lầm và xấu hổ công khai. Tiếng tăm thanh sạch của nàng cùng với những giấc mơ về một đời sống êm ái, cuộc sống hạnh phúc tại thành Naxarét đã qua đi mất rồi. Trong tương lai, đời sống của nàng sẽ nhiều lần phước hạnh, song cuộc sống ấy sẽ không bao giờ là êm ái nữa.
Khi chúng ta biết đoạn kết của câu chuyện, chúng ta sẽ có khuynh hướng nhìn vào tính khả thi của sự ly dị. Nhưng Mary chớ hề biết Giôsép sẽ phản ứng ra sao trước sự mang thai của nàng. Liệu chàng có thổi bùng lên rồi tẻ tách ra khỏi nàng? Liệu chàng có sỉ nhục nàng công khai không? Chắc chắn chàng sẽ ly dị nàng quá?
Khi sự việc biến chuyển, Mary đã có từng lý do để lo lắng về Giôsép. Chàng đã không thổi bùng lên hay tìm cách làm nhục nàng, nhưng chàng đã tính đến việc ly dị nàng. Chỉ có sự can thiệp duy nhứt của thiên sứ mới giữ cho việc ấy không xảy ra mà thôi.
Việc ấy cũng nằm trong tâm trí của Mary nữa. Bằng cách đáp “vâng”, nàng đã liều mất người chồng mà nàng yêu dấu. Toàn bộ tương lai của nàng đã nằm trên tuyến đầu rồi.
Tất cả mọi việc nầy chỉ mới là khởi đầu. Mary không thể biết được tương lai đang nắm giữ những gì!?! Trước khi mọi sự qua đi, nàng sẽ kinh nghiệm chứng đau đầu, sự chống đối, vu khống, đau đớn, thất vọng và cô độc. Đến cuối cùng, nàng sẽ đối mặt với nổi đau lớn lao nhất mà một người mẹ có thể gánh chịu khi nàng nhìn thấy con mình chịu chết trên thập tự giá (Giăng 19:25).
Mary không thể biết được hết mọi sự ấy. Có lẽ nếu nàng biết được, nàng sẽ không đáp “vâng” đâu. Nhưng rõ ràng là nàng chẳng biết. Có khi chúng ta nói: “Tôi ước ao mình biết được tương lai đang nắm giữ gì cho mình”. Nhưng thực sự bạn không muốn biết đâu. Tốt hơn là chúng ta đừng biết cuộc sống sẽ đem lại gì cho chúng ta trong 10 hay 15 năm tới.
Mary không biết đủ cái giá của việc đáp “vâng” ấy. Nhưng sau khi đã đưa ra quyết định rồi, nàng không hề nhìn lại sau. Hai phương diện ấy trong cuộc sống của nàng có thể là những việc quan trọng nhất mà chúng ta có thể nói về nàng:
1. Nàng đã tin theo Đức Chúa Trời khi sự việc dường như là khó tin.
2. Nàng đã không hề nhìn lại sau.
Đức Chúa Trời phán: “Có phải ngươi bằng lòng tin điều khó tin chăng?"
Mary đã đáp: “Phải, tôi tin!"
Không có lời đáp “vâng” ấy, thì sẽ chẳng có một Lễ Giáng Sinh nào hết.
Phần 4: Một người chồng nhơn đức
Giôsép đúng là một người bị lãng quên trong dịp Lễ Giáng Sinh. Thật là tự nhiên khi hầu hết sự chú ý của chúng ta đều nhắm vào Mary khi nàng đã hạ sanh Chúa Jêsus. Không một chỗ nào trong câu chuyện nói tới sự Chúa ra đời, chúng ta có được lời lẽ nào của Giôsép đã được ghi lại. Ông xuất hiện trên sân khấu của lịch sử chỉ có mấy phút và rồi biến mất. Đây là những gì chúng ta biết về ông:
- Cha của ông là Giacốp.
- Thị trấn quê hương của ông là thành Bếtlêhem trong xứ Giuđê, nhưng ông đến sống tại thành Naxarét trong xứ Galilê. Nói như thế có nghĩa là Giôsép và Mary phải đi khoảng 80 dặm để đăng ký vào cuộc điều tra dân số.
- Ông xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc của Vua David. Bảng gia phổ ở Mathiơ 1 nói rõ điều nầy.
- Ông là một tay thợ mộc.
- Ông là một người nghèo. Chúng ta biết như thế là vì, khi ông cùng Mary đem dâng Chúa Jêsus trên Đền Thờ, họ đã mang theo hai con chim bồ câu để dâng tế lễ (Luca 2:24). Người Do thái chỉ làm thế khi họ không có nổi một chiên con.
- Ông là người tuân giữ Luật pháp.
Giôsép bao nhiêu tuổi? Chúng ta không biết chắc câu trả lời, nhưng nhiều trước giả đều đồng ý rằng có lẽ ông là một người trưởng thành và có thể ông là một thanh niên.
Giờ đây, Mary tới lúc hạ sanh. Giôsép chỉ biết chắc một việc. Ông không phải là người cha.
Lời lẽ nào mô tả một người chồng vào thời điểm như lúc nầy? Giận dữ . . . Nhầm lẫn . . . Thất bại . . . Bối rối . . . Xấu hổ . . . Cuồng nộ . . . Thất vọng.
Ông đã nói gì với nàng? Nàng đã nói gì với ông? Có phải nàng nói cho ông biết về thiên sứ Gabriel chăng? Nếu nàng nói thế, có phải bạn đổ thừa ông ấy vì không tin theo nàng chăng?
Có phải ông nói với nàng: “Mary ơi, em sao vậy? Em đã được hứa gã cho anh rồi. Chúng ta sắp sửa làm đám cưới mà. Anh sẽ xây một ngôi nhà nhỏ cho chúng ta ở thành Naxarét. Mary ơi, Mary ơi, làm sao em lại nỡ làm vậy chứ? Tại sao, Mary ơi, tại sao? Anh đã giữ mình vì em. Tại sao em không thể giữ mình vì anh chứ?”
Tôi nghĩ Giôsép đã kêu gào khó nhọc trong ngày ấy hơn là ông đã từng kêu gào trong cuộc đời của ông.
Mathiơ 1:24-25 được kỷ niệm cách sơ sài như mấy câu nói trong dịp Lễ Giáng Sinh. Chúng tỏ ra tánh tình tuyệt hảo của Giôsép:
Khi Giôsép thức giấc, ông đã làm theo những gì thiên sứ của Đức Giêhôva đã căn dặn ông là đem Mary về nhà làm vợ của mình. Song ông chẳng ăn ở với nàng cho tới chừng nàng hạ sanh một con trai. Và ông đã đặt tên cho con ấy là Jêsus.
Từng bước một, ông đã làm chứng về sự cao trọng của mình:
1. Bằng cách cưới nàng cách mau chóng, ông đã phá vỡ tục lệ của người Do thái, nhưng ông đã bảo hộ cho tiếng tăm của Mary. Nàng đã có thai và ông không phải là cha, nhưng ông đã cưới nàng cho dù là thế nào đi nữa.
2. Bằng cách giữ nàng là đồng trinh cho tới chừng Chúa Jêsus ra đời, ông đã bảo hộ phép lạ thai dựng Chúa Jêsus bởi Đức Thánh Linh, chống lại lời vu khống của những người không tin.
3. Bằng cách đặt tên cho Con Trẻ, ông đã thực thi đặc quyền của một người cha, rồi vì thế chính thức đem Ngài vào trong gia đình của ông giống như là con ruột của ông vậy.
Truyện tích trong Mathiơ 1 được thuật lại thật chính xác giống như một người sẽ thuật là câu chuyện ấy vậy. Tôi thích Giôsép. Tôi ao ước tôi sẽ gặp ông ấy. Ông ấy gây ấn tượng trên tôi như một con người thật nhơn đức.
Chúng ta càng nên chú ý nhiều vào Mary. Nhưng Giôsép cũng xứng đáng với việc làm của mình đấy. Ông là một người có đức tin, phấn đấu với những nghi ngờ, được khuyên bảo phải tin theo những gì Đức Chúa Trời đã phán dạy, và hoàn toàn hành động theo sự khuyên bảo của Ngài.
Giôsép đứng như một tấm gương mà một người tin kính phải giống như thế:
Ông thật mạnh mẽ khi ông yếu đuối.
Ông dịu dàng khi ông đáng phải thô lỗ.
Ông biết suy nghĩ khi ông hấp tấp.
Ông tin cậy khi ông có thể hồ nghi.
Có một sự minh chứng khác về loại người giống như Giôsép. Khi Chúa Jêsus lớn lên rồi bắt đầu thi hành chức vụ của Ngài, Ngài đã chọn một từ cao hơn những từ khác để mô tả Đức Chúa Trời giống với ai. Ngài đã gọi Đức Chúa Trời là Cha.
Phần 5: Trong chiếc máng cỏ
Nhiều giờ trôi qua trong chuồng chiên lạnh lùng ấy. Sau cùng, những cơn đau dường như chỉ còn là một. Giây phút chào đời đã đến. Mary kêu la, lấy hết sức lực mình, rồi ngã ngữa trên chiếc mền. Không có gì hết. Thế rồi một âm thanh nho nhỏ, một tiếng khóc, rồi tiếng kêu lớn. Đấy là một đứa con trai, một bé trai xinh đẹp, khỏe mạnh, sáng sủa.
Giôsép đã bồng con trẻ cho Mary xem thấy. Nàng nói: “Để em bồng con cho”. Và nàng đã ẳm lấy con trẻ. Nàng nằm ở đó trong một lúc. Giờ đây, giấc ngủ mà nàng đã chiến đấu trong nhiều giờ đã đến với đôi mắt của nàng, sự căng thẳng của chuyến đi dài sau cùng đã bắt kịp nàng. Hơn bất kỳ điều chi khác trên thế gian, nàng muốn ngủ một giấc. Nhưng trước khi nàng đi ngủ, nàng đã nhặt lấy một mãnh vải rách, được xé ra từ mấy cái khăn, rồi quấn con trẻ thật chặt. Thế rồi nàng tìm một chỗ để đặt con trẻ vào. Chỗ duy nhứt nàng có thể tìm được là cái máng cho súc vật ăn – được đẻo ra từ đá, xù xì, với một ít thức ăn còn đọng lại ở đáy. Như thế là đủ rồi. Nàng đã đặt con trẻ vào chiếc máng cho súc vật ăn và rồi nằm xuống mà ngủ. Hôm ấy là một ngày dài, thật dài. Khi nàng chợp mắt ngủ, nàng lấy làm lạ không biết sáng mai họ sẽ đi đâu!?!
Ông thì không ngủ được. Có quá nhiều việc để suy nghĩ. Ông quả là một người may mắn. Trước tiên ông nhìn vào vợ mình – quá mệt mõi, tuy nhiên rất xinh đẹp – và rồi nhìn vào con trẻ – chắc chắn là con trẻ xinh đẹp nhất trong thế gian.
Kỳ lạ làm sao, sao mọi sự lại kết thúc như vầy. Việc đã xảy ra y như thiên sứ đã phán sẽ xảy ra. Ông không lo về việc đặt tên cho con trẻ. Thiên sứ đã lo việc ấy rồi. “Ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Mathiơ 1:21).
Thiệt là lạ lùng, sự việc xảy ra cho ông – Giôsép – chỉ là một tay thợ mộc quèn. Và với Mary – một thiếu nữ vô tư ở độ tuổi thanh thiếu niên. Ai có thể tưởng được hết mọi chuyện chứ? Emmanuên, thiên sứ phán, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Mary, là người chưa hề nhận biết Giôsép, giờ đây đã hạ sanh con đầu lòng của mình. “Nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai” (Êsai 7:14).
Đấy là phương thức mà đêm Giáng Sinh đầu tiên đã xảy ra cách đây 2.000 năm. Con trẻ đang nằm ngủ, người mẹ đang nằm mộng, người cha đang suy gẫm, còn Đức Chúa Trời đang quan phòng hết mọi sự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét