Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Mác 15:15-25: "BỐI CẢNH TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN ĐỒI GÔGÔTHA"



Mác 15:15-25
BỐI CẢNH TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN ĐỒI GÔGÔTHA
Phần giới thiệu: Bối cảnh đã được đề ra. Tất cả những diễn viên đều có mặt ở đúng vị trí. Ai nấy đều nhìn biết chỗ đứng của họ mặc dù họ chưa hề tập luyện các vai trò đó. Hành động quan trọng nhất trong lịch sử loài người sắp sửa được bày ra.
Những câu nầy nói tới hậu quả cuộc xét xử Chúa chúng ta trước mặt người Do thái và kế đó là Philát. Cả hai: cấp lãnh đạo người Do thái và quan Tổng đốc Lamã đều xét đoán Chúa Jêsus và tuyên bố Ngài đáng bị tử hình.
Người Do thái đã làm vậy vì họ thù ghét Ngài. Họ đã thù ghét Chúa Jêsus vì Ngài xưng mình là Đấng Mêsi của họ. Ngài không phải là loại Mêsi mà họ đang trông mong, vì vậy họ đã chối bỏ Ngài rồi buộc Ngài phải chịu chết.
Philát đã kết án tử hình Chúa Jêsus hầu cứu lấy địa vị của ông ta với Rôma. Philát đã vi phạm từng tội lỗi mà ông ta đã biết rõ. Ông ta đã kết án Con Người mà chẳng ai có thể kết một án nào cả. Philát đã phạm tội chống lại lẽ thật, lương tâm, sự ngay thẳng và nguyên tắc trong việc xét xử Chúa Jêsus. Ông ta đã để cho một người vô tội bị đóng đinh trên thập tự giá hầu bảo đảm cho sự an ninh theo đời nầy. Khi làm như thế, Philát đã xét đoán linh hồn đời đời của ông ta trong Địa Ngục!
Hôm nay, chúng ta sẽ bước theo Chúa Jêsus từ pháp đình của Philát đến Đồi Gôgôtha, ở đó Ngài sẽ chịu chết vì tội lỗi của dân sự Ngài. Khi Chúa Jêsus bắt con đường của Ngài từ pháp đình của Philát đến đồi Gôgôtha, một vài bối cảnh được bày ra trong tấn thảm kịch nói tới sự chết của Ngài. Tôi muốn nhìn vào các bối cảnh ấy hôm nay.
Tôi muốn bạn chứng kiến Chúa Jêsus và mấy tên lính; Chúa Jêsus và Simôn; và Chúa Jêsus và đồi Sọ. Tôi muốn lấy mấy bối cảnh nầy từ những giờ phút sau cùng của Chúa chúng ta rồi rao giảng về Bối Cảnh Từ Con Đường Dẫn Đến Đồi Gôgôtha.
I. CHÚA JÊSUS VÀ MẤY TÊN LÍNH (các câu 15-20)
(Minh họa: Các cấp lãnh đạo Do thái đã đưa ra bản án của họ, câu 64. Dân chúng đã đưa ra bản án của họ, câu 12-14. Philát đã đưa ra lời kết án của ông ta, câu 15. Trong một nổ lực để chuyển sự đổ thừa về quyết định của ông ta sang người Do thái, Philát đã thực hiện một hình thức có tính biểu tượng khi rửa tay về toàn bộ vụ án, Mathiơ 27:24. Người Do thái đã chấp nhận sự đổ thừa về cái chết của Đấng Christ và đã công bố một lời rủa sả giáng trên họ và con cháu của họ, Mathiơ 27:25. Khi ấy, Philát đã giao Chúa Jêsus vào sự canh giữ của mấy tên lính để họ thi hành án chết của Ngài).
A. Đánh đòn (câu 15) – Khi mấy tên lính nhận Chúa Jêsus nơi tay họ, chúng bắt đầu ngược đãi Ngài. Việc đầu tiên chúng đã làm cho Ngài là “đánh đòn” Ngài. Kinh thánh đi qua biến cố nầy thật nhanh, độc giả sẽ nghĩ chẳng có gì nhiều để nói. Nhưng, cái điều cần phải nói, “đánh đòn” là một trong những hình phạt đáng sợ nhất do nhà cầm quyền Lamã lập ra.
Nạn nhân bị lột trần và buộc phải khom người bên một cây cọc thấp, phần lưng gắn chặt vào đó. Hai bàn tay và hai bàn chân bị trói lại rồi người bị quất với một dụng cụ gọi là “roi”. Công cụ hành hình độc ác nầy đích danh được gọi là “roi bò cạp”. Nó cũng được gọi là “con mèo chín đuôi”. Cây roi gồm một cái cán bằng gỗ từ đó nối mấy sợi dây bằng da. Ở đầu của sợi dây da ấy có gắn mẫu xương hay kim loại.
Cây roi nầy được sử dụng để đánh đòn tù nhân. Khi người bị đánh, mẫu xương và kim loại nơi cây roi sẽ móc ra từng mảng thịt lớn. Mạch máu và đôi khi các động mạch bị đứt rời ra. Khi ấy các bộ phận nội tạng bị bày ra và hai con mắt bị móc đi. Nhiều người đã chết chỉ qua cuộc đánh đòn nầy.
(Minh họa: Tôi không thể mô tả một cuộc đánh đòn nào giống như thế nầy được. Tôi không có từ vựng nào để mô tả nó. Tôi muốn bạn nhớ lý do tại sao Đức Chúa Jêsus Christ lại để cho sự đánh đòn kinh khiếp ấy đã diễn ra. Ngài đã cho phép nó vì Ngài yêu thương bạn đấy! Đấy là lằn đòn của bạn mà Ngài đã gánh chịu trong ngày đó. Ngài đã chịu đòn như thế để Ngài có thể cứu lấy linh hồn của bạn. Ngài cũng chịu thế để làm ứng nghiệm lời tiên tri thiêng liêng, Êsai 50:6).
B. Sự chế giễu (các câu 16-20) – Sau khi mấy tên lính đã đánh đòn Chúa Jêsus xong, họ đưa Ngài vào sân trong. Họ đã gọi “cả cơ binh” lại. Điều nầy có ý nói tới đội quân Lamã, hay khoảng 600 người. Tất cả binh lính không có bổn phận đã nhóm lại để đùa cợt với tội phạm đã bị kết án.
Đây là một việc thường xuyên mà mấy tên lính đã làm. Bao lâu chúng chưa giết tù phạm đã bị kết án, chúng được tự do đùa cợt với Ngài mặc ý chúng.
Số người nầy rất vô tâm và hoàn toàn chẳng có chút thương xót đối với Chúa Jêsus.
Hãy hình dung bối cảnh xem. Chúa Jêsus đang đứng ở trước mặt họ. Thân thể Ngài yếu lã đi qua cả đêm dài không ngủ. Gương mặt của Ngài phù lên từ sự ngược đãi mà Ngài đã gánh chịu nơi tay của Thầy Tế Cả và cảnh vệ của Đền Thờ, 14:65. Người của Ngài đẩm máu từ cuộc đánh đập kia. Da thịt Ngài rách tả tơi nơi lưng Ngài. Máu của Ngài đọng lại nơi hai chơn Ngài. Bạn sẽ nghĩ rằng việc nhìn thấy Chúa Jêsus trong tình trạng ấy sẽ khiến cho mấy tên lính phải rút tay lại. Nhưng họ chẳng rút tay lại đâu!
Thay vì thế, họ còn mở ra một trò chơi độc địa với Đức Chúa Jêsus Christ. Họ quấn cái áo màu điều quanh hai vai của Ngài. Họ đan cái mão gai rồi đặt nó lên đầu Ngài. Họ đặt cây sậy vào tay Ngài. Chúa Jêsus là Vua của người Do thái, và họ mặc cho Ngài Ngài giống như một vị vua rồi họ nhiếc móc Ngài. Họ khom mình xuống trước mặt Ngài, và họ chào Ngài như chào một vì vua. Một cảnh tượng chế giễu thật thê thảm.
(Minh họa: Há đây chẳng phải là điều thế gian vẫn còn làm cho Chúa Jêsus không? Thế gian vẫn dành cho Ngài sự phục vụ qua môi miệng và cúi mình xuống nhiếc móc trước mặt Ngài, nhưng họ không yêu mến Ngài. Họ chẳng tôn trọng Ngài. Họ chẳng muốn sống cho Ngài. Họ chẳng kể gì đến Lời của Ngài, Ý chỉ Ngài hay đường lối của Ngài. Thế gian đã dành cho Ngài sự phục vụ bằng môi miệng, nhưng chẳng chút yêu mến nào dành cho Ngài trong tấm lòng của họ.
Thật là đáng buồn, nhưng điều nầy cũng đang xảy ra trong hội thánh. Có những người tự xưng nhận mình biết Ngài qua lời lẽ họ thốt ra, nhưng họ đang chối bỏ Ngài bằng đời sống mà họ đang sống. Người ta có thể xưng điều gì mặc ý, nhưng đời sống của một người nói lớn tiếng hơn lời xưng nhận của họ! Như có người đã từng nói: “Những gì bạn làm lớn tiếng đến nỗi tôi không nghe thấy những điều bạn đang nói”. Khi chúng ta xưng mình yêu mến Chúa Jêsus mà từ chối không hầu việc Ngài, chúng ta chẳng tốt gì hơn mấy tên lính kia, chúng đang chế giễu Nhà Vua trong ngày họ đóng đinh Ngài trên thập tự giá).
C. Đánh đòn (câu 19) – Số người nầy chưa thỏa mãn khi quất Chúa Jêsus cây roi. Họ chẳng hài lòng khi chế giễu Ngài và nhạo báng Ngài. Theo câu 17, họ đã đặt một chiếc mão gai lên đầu Ngài. Và, trong hành động nghiệt ngã sau cùng, họ đã lấy cây sậy mà họ đặt trong tay Ngài rồi họ đánh Ngài với cây sậy ấy rồi họ khạc nhổ nơi mặt Ngài. Khi đó, họ lột cái áo màu điều kia ra khỏi Ngài, làm tét ra những vết thương đã bắt đầu khô đi, rồi dẫn Đấng Christ người đầy máu me, tan nát, bị sỉ nhục đi đến chỗ khiến Ngài phải chết mất.
(Minh họa: Tôi nhắc tới chỗ nầy vì đây là một hình ảnh nói tới ân điển của Đức Chúa Trời đang hành động. Bạn cũng cần phải nhớ, đây là Đức Chúa Trời mà họ đang đánh đập. Đây là Đức Chúa Trời mà họ đang chế giễu. Đây là gương mặt của Đức Chúa Trời mà họ khạc nhổ trên đó. Đây là Đức Chúa Trời mà họ đang ngược đãi!
Ngài đã dựng nên chính hạng người nầy. Ngài có quyền phép để hủy diệt họ chỉ bởi suy nghĩ về sự hủy diệt đó thôi. Nếu như Ngài muốn, Ngài có thể triệu tập vô số thiên sứ đến đánh trận cho Ngài và tiêu diệt những kẻ ngược đãi Ngài, Mathiơ 26:53.
Một lần nữa, tôi nói cho bạn biết rằng Ngài đã gánh chịu mọi sự ấy vì cớ tình yêu của Ngài dành cho dân sự Ngài. Ngài đã chịu đựng sự xấu hổ, đau đớn và sự chế giễu vì Ngài yêu thương tôi! Tôi chúc phước cho danh của Ngài vì Ngài yêu thương tôi dường ấy!
Chúa Jêsus đã mặc chiếc áo màu điều trong đại sảnh của Philát vào buổi sáng hôm ấy. Trước khi ban ngày kết thúc, Chúa Jêsus mặc lấy tội lỗi màu điều của tôi trên thập tự giá, II Côrinhtô 5:21; Êsai 1:18! Chúa Jêsus đã đội chiếc mão gai vào sáng hôm ấy. Mão gai đó làm biểu tượng cho sự rủa sả của tội lỗi, Sáng thế ký 3:17-19. Trước khi ban ngày kết thúc, Chúa Jêsus sẽ mang lấy toàn bộ gánh nặng sự rủa sả của tội lỗi. Ngài sẽ trả món nợ tội lỗi và bảo đảm rằng, một ngày kia, thế gian sẽ được giải phóng ra khỏi sự rủa sả ấy, Rôma 8:20-22).
I. Chúa Jêsus và mấy tên lính
II. CHÚA JÊSUS VÀ SIMÔN (câu 21)
(Minh họa: Sau khi hoàn tất xong trò chơi nghiệt ngã của họ, mấy tên lính đã dẫn Chúa Jêsus đến đồi Gôgôtha để thực hiện việc hành hình Ngài. Khi họ bắt con đường đi đến đồi Gôgôtha, Chúa Jêsus không thể vác được cây thập tự của Ngài. Lịch sử cho chúng ta biết rằng người bị kết án bị buộc phải vác cây thập tự nặng nề, gọi là “patibulum”, ra tới chỗ hành quyết. Patibulum bị cột ngang bờ vai của người bị kết án, và người bị buộc phải vác lấy khúc gỗ nặng nề nầy. Thích ứng với tình trạng yếu sức do bị hành hạ suốt đêm, sự ngược đãi nơi tay của những kẻ vu cáo Ngài, và từ chỗ mất máu vì sự đánh đập, Chúa Jêsus quá yếu sức không thể vác nổi cây thập tự đến đồi Gôgôtha. Mấy tên lính Lamã đã túm lấy một người có tên là Simôn từ trong đám đông rồi buộc người phải vác thập tự giá của Chúa chúng ta).
A. Sự lựa chọn của người – Chẳng có nói gì nhiều về người có tên là Simôn nầy. Mọi sự chúng ta biết về ông ta, ấy là ông đến từ Cyrene, là địa điểm nằm ở châu Phi, gần Libya ngày nay. Chúng ta biết ông có mặt tại thành Jerusalem vào dịp Lễ Vượt Qua, sự có mặt ấy cho thấy rằng ông là một người Do thái đã đến với thành phố nầy đặng thờ phượng. Có lẽ ông cùng đi với gia đình mình. Người nầy, một người châu Phi, có lẽ là một người da màu có mặt ở đó đặng thờ phượng. Ông ta đã đến để dâng Chiên Con Lễ Vượt Qua và ông ta đã đến mặt đối mặt với Chiên Con của Đức Chúa Trời! Theo như bản tường trình, đây chẳng phải là dịp để nhóm lại đâu!
Lời của Chúa cho chúng ta biết họ đã “bắt” Simôn phải vác thập tự giá của Chúa. Từ ngữ nầy có ý nói tới “buộc phải làm việc công khai”. Luật pháp Lamã cho phép binh lính Lamã bắt những người dân phải lo liệu những công việc nhất định nào đó thay cho họ. Dân chúng bị buộc phải vâng lời, hoặc họ sẽ bị kết án tử hình. Chúa Jêsus nhắc tới cách làm nầy ở Mathiơ 5:41.
B. Sự xấu hổ của người – Hành động thấp hèn nhất có thể hình dung được là phải vác thập tự giá của người bị kết án. Không một tên lính nào khom mình xuống làm công việc ấy. Không một người Do thái nào muốn làm công việc đó, nhưng đặc biệt là nhằm vào ngày sửa soạn cho Lễ Vượt Qua.
Vác lấy thập tự giá làm ô nhục một người và khiến họ bị ô uế về mặt nghi thức. Đối với Simôn, Lễ Vượt Qua đã qua đi khi ông chạm đến thập tự giá.
Từ ngữ “bắt” đem theo với nó ý tưởng nói tới sức mạnh. Có lẽ đây là lời đe dọa chết chóc khiến cho người châu Phi nầy phải vác lấy thập tự giá ấy rồi đem nó đi. Bất chấp mọi hoàn cảnh, từ giây phút Simôn chạm đến thập tự giá đó, ông là một nhân vật đã được đánh dấu!
(Minh họa: Đúng là một bức tranh cho những ai trong chúng ta xưng mính là Cơ đốc nhân! Có phải bạn nhìn biết rằng thập tự giá của Đấng Christ vẫn còn được gắn với xấu hổ không, Hêbơrơ 12:2? Chúa Jêsus đã phán rằng một trong những dấu hiệu của môn đồ Ngài, ấy là họ đã có một sự bằng lòng và ước ao muốn vác lấy một cây thập tự, Mathiơ 16:24. Phân đoạn Kinh thánh nầy nói rõ rằng người nào theo Chúa Jêsus phải bằng lòng tự chối bỏ mình, vác lấy thập tự giá mà theo Ngài.
Làm ơn lưu ý rằng những bước chơn của Chúa Jêsus đã dẫn Ngài đến sự chết trước khi chúng đưa Ngài đến sự vinh hiển! Cũng thực như thế cho bạn và tôi! Việc gánh lấy thập tự giá của Ngài sẽ đem lại sự quở trách của thế gian, I Côrinhtô 1:18, nhưng một sự bằng lòng vác lấy thập tự giá vì sự vinh hiển của Ngài sẽ đem lại nụ cười của Đức Chúa Trời!
Giống như một tội phạm bị kết án, bị buộc phải vác lấy thập tự giá của mình cho thế gian thấy rằng người ấy thuận phục theo các phép tắc mà người ấy từng nổi loạn nghịch cùng, cũng vậy: người tín đồ được lại sanh phải mang lấy thập tự giá của Đấng Christ. Điều nầy tỏ ra cho thế gian thấy rằng chúng ta giờ đây phục theo luật lệ của Đấng mà chúng ta từng nổi loạn nghịch cùng.
Điều nầy có ý nói rằng chúng ta phải ra khỏi thế gian. Nhất định điều nầy có ý nói rằng chúng ta phải sống khác biệt với thế gian trong suy tưởng của mình, trong tư thế sinh sống của chúng ta, trong các hình thái giải trí mà chúng ta đang có, trong cách chúng ta xử sự ở các mối quan hệ của chúng ta, v.v…
Một phần của sự xấu hổ của Đấng Christ là sự chúng ta học đòi giống như Ngài thay vì ưa thích thế gian! Thậm chí đừng giả vờ vác lấy thập tự giá của bạn trừ phi bạn đã đem từng lãnh vực của cuộc sống đầu phục đối với ý chỉ của Đức Chúa Trời. Có phải Đức Chúa Trời đẹp lòng với mọi sự bạn đang làm không? Có phải bạn đang mời Chúa Jêsus đến nghe âm nhạc của bạn không? Có phải bạn đang mời Ngài cùng xem TV với bạn không? Có phải bạn đưa Ngài cùng đến chỗ hẹn hò? Có phải Chúa Jêsus hiệp với bạn trong mọi sự bạn đang làm không? Nếu không, thì ai đó cần phải thay đổi, và ấy chẳng phải là Ngài đâu!)
C. Ơn cứu rỗi của người – Ấy chẳng phải là tình cờ mà Simôn và gia đình ông đi ngang qua thành Jerusalem vào thời điểm quí báu ấy đâu. Chính sự tể trị của Chúa cho phép con đường của ông phải đến chỗ có Đức Chúa Jêsus Christ ở đó. Tôi không thể hiểu được hết mọi việc làm của Chúa chúng ta, nhưng tôi biết rằng Ngài có một phương thức đem người ta đến với Ngài để họ được cứu. Có nhớ người đàn bà bên giếng không, Giăng 4:4-29? Có nhớ hoạn quan Êthiôpi không, Công Vụ các Sứ Đồ 8:26-39? Rõ ràng, Đức Chúa Trời đã sử dụng biến cố nầy để tỏ ra ơn cứu rỗi cho Simôn. Đức Chúa Trời đã đưa người tìm kiếm đến với Cứu Chúa!
Chúng ta không biết khi nào thì Simôn đạt đến mức nhìn biết Chúa, nhưng chúng ta có từng lý do để tin ông đã đạt đến đó. Mác nhắc đến “Alécxanđơ và Ruphu”. Hai cái tên nầy rất quen thuộc với những Cơ đốc nhân mà ông viết thư gửi cho họ. Về sau, khi Phaolô kết thúc thư tín ông viết cho người thành Rôma, ông nhắc tới Ruphu và mẹ của Ruphu. Sâu xa hơn nữa, ông đã xem bà chính là mẹ ruột của ông, Rôma 16:13. Rõ ràng là sự việc đã xảy ra trong tấm lòng của Simôn và gia đình ông khi họ nhìn thấy Chúa chịu chết tại đồi Gôgôtha trong ngày ấy. Bất luận điều gì đã xảy ra, Đức Chúa Trời đã sử dụng biến cố nầy để thay đổi Simôn và gia đình ông cho đến đời đời! Đúng là một bức tranh nói tới ân điển của Đức Chúa Trời!
(Minh họa: Giống như Simôn, tôi xác định rõ sự việc của riêng mình khi tôi đến đối mặt với Chúa. Tôi không biết điều chi về Ngài, nhưng Ngài đang tìm kiếm tôi! Khi tôi gặp Ngài, Ngài buộc tôi phải vác lấy thập tự giá mà theo Ngài. Khi tôi vác, Ngài cứu lấy linh hồn tôi!
Ngài có thể làm y như thế cho bạn đấy! Nếu bạn chưa bao giờ được cứu bởi ân điển, hãy đến với Chúa Jêsus hôm nay và tin cậy Ngài để được cứu, là điều mà linh hồn bạn đang có cần! Ngài có thể thay đổi đời sống của bạn và thay đổi cõi đời đời của bạn nữa đấy!)
I. Chúa Jêsus và mấy tên lính
II. Chúa Jêsus và Simôn
III. CHÚA JÊSUS VÀ ĐỒI SỌ (các câu 22-25)
A. Đây là địa điểm của những sự lựa chọn (các câu 22-23) – Khi Chúa Jêsus đến tại đồi Gôgôtha, họ đã cho Ngài uống “rượu hòa với một dược”. Đây là một hỗn hợp gây mê. Thức uống nầy không được ấn định để yên ủi cho kẻ bị kết án; nó được ấn định cho sự thuận tiện đối với mấy tên lính. Họ chẳng quan tâm Chúa Jêsus và những người khác phải chịu khổ như thế nào, mấy tên lính cho họ uống vì nó giữ cho các tù phạm khỏi vùng vẫy khi bị đóng đinh trên thập tự giá.
Khi Chúa Jêsus được cho uống thứ làm cho lý trí phải mê muội đi, Ngài từ chối. Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy để chịu chết vì tội lỗi, Giăng 18:37. Ngài đã đến để uống cho hết cái chén thạnh nộ của Cha Ngài, Mác 14:36; Êsai 51:17. Ngài đã đến để chịu chết thay cho người vô tội, I Phierơ 3:18; II Côrinhtô 5:21.
Chúa Jêsus muốn làm những điều Ngài sắp sửa phải làm với một lý trí trong sáng. Chúa Jêsus bằng lòng gánh chịu mọi thương khó theo phần xác, về lý trí, về thuộc linh và về tình cảm của thập tự giá, mà không cần một sự khuây khỏa nào khác. Ngài ao ước chịu đựng cái giá đầy đủ của án phạt mà tôi đáng phải chịu. Ngài đã chịu như thế vì tôi và tôi ngợi khen Ngài vì sự ấy.
B. Đây là một chỗ rất tàn nhẫn (câu 24) – Chiều sâu sự băng hoại của con người được tỏ ra rõ ràng trong ngày ấy tại đồi Gôgôtha. Sau khi mấy tên lính đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá, họ ngồi xuống nơi chơn Ngài rồi bóc thăm lấy của cải duy nhứt mà Ngài đã có trên thế gian nầy, chính cái áo trên lưng Ngài.
Tất nhiên, điều nầy đã làm ứng nghiệm các lời tiên tri đời xưa, Thi thiên 22:18. Điều nầy cũng tỏ ra rõ ràng kẻ dữ là như thế nào!?! Mấy tên lính cứng lòng nầy đã xây con mắt mù lòa và một lỗ tai điếc vào những đau khổ của mấy người bị kết án đang treo trên các cây thập tự trong ngày ấy.
(Minh họa: Chúng ta đừng quá cứng rắn nhắm vào mấy tên lính. Hầu hết chúng ta đều tỏ ra cùng một loại tàn nhẫn trong đời sống của chúng ta. Chúng ta sống cho bản thân mình với chẳng có suy nghĩ nào dành cho những người ở chung quanh chúng ta. Nếu chẳng ai chạm đến chúng ta hay gia đình của chúng ta, thì thực sự chẳng có gì quá quan trọng đối với chúng ta.
Phải, người ta đang đi thẳng vào Địa Ngục, nhưng đấy chẳng phải là vấn đề của chúng ta. Rốt lại, cả gia đình tôi đã được cứu. Phải, người ta đang đau khổ, nhưng tôi có quá nhiều việc phải làm nên chẳng quan tâm chi về sự ấy. Phải, tôi biết có công việc thuộc linh cần phải làm, song bạn không thể trông tôi dính dáng vào mà chi. Rốt lại, tôi cũng có nhiều việc mà tôi muốn làm lắm. Đấy chính là loại thái độ mà mấy tên lính kia đã có. Thái độ ấy không bao giờ là sự thực của một con cái được Đức Chúa Trời cứu chuộc!)
C. Đây là một chỗ để đóng đinh vào thập tự giá (các câu 24-25) – Kinh thánh là một quyển sách đáng kinh ngạc. Tất cả bốn trước giả Tin Lành đều viết về sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, nhưng bản thân sự việc không hề được mô tả. Một trong những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử của con người được mô tả đơn sơ bằng câu nói: “và họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự”.
Trong khi Kinh thánh không cung ứng cho chúng ta nhiều trong cách mô tả, Kinh thánh khiến cho chúng ta nhìn biết rằng sự đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha là một sự kiện rất quan trọng. Thực vậy, thập tự giá là trung tâm điểm của toàn bộ lịch sử. Ngày Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá là ngày mà tội lỗi và Satan bị đánh bại đến đời đời cho hết thảy người nào tin. Sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá là một biến cố xứng đáng cho cái nhìn kỹ càng hơn.
Frederick Farrar, trong quyển Cuộc Đời Của Đấng Christ, mô tả sự đóng đinh trên thập tự giá theo cách nầy.
Một cái chết khi bị đóng đinh trên thập tự giá dường như gộp hết mọi đau khổ và sự chết có thể có về sự kinh khiếp và rùng rợn – choáng váng, gò bó, khát, đói, không ngủ, sốt rất khó chịu, xấu hổ công khai, dày vò liên tục, kinh hãi, các vết thương có dựng tính gây chết chóc – tất cả sẽ dồn tới cực điểm mà ở đó tù phạm sẽ gánh chịu hết thảy, nhưng tất cả chỉ ngắn ngủi tới điểm sẽ làm cho người tù phạm kia mất hết sự tỉnh biết.
Tình trạng không còn tự nhiên đã làm cho từng giây phút thật là đau đớn; các mạch máu tan nát hết và mấy sợi gân bị chằng ra với nổi đau không dứt; các vết thương, thật đau đớn, dần dần hoại tử [khi một nạn nhân phải mất mấy ngày mới chết]; các động mạch – đặc biệt ở đầu và bao tử – bắt đầu phình ra và bị ép quá tải với máu, và trong khi từng nổi đau cứ tiếp tục dần dần tăng thêm, rồi thêm vào với chúng là cơn khát không thể chịu được cứ tràn dâng lên, và mọi biến chứng của phần xác như thế nầy gây ra một sự kích động và lo sợ ở bên trong, nó tạo ra viễn cảnh tử vong – về sự chết, là kẻ thù vô danh, người nào tiếp cận nó sẽ rùng vai – mang dáng dấp của sự giải thoát ngọt ngào và thấm thía.
Có một việc rất rõ ràng. Những cuộc hành hình ở thế kỷ đầu tiên không giống như trong thời hiện đại, vì họ không tìm kiếm một cái chết mau chóng, không đau đớn, cũng không duy trì một lượng phẩm giá nào dành cho hạng tội phạm. Ngược lại, họ đã tìm kiếm một sự hành hại đầy đau thương hoàn toàn sỉ nhục kẻ tội phạm. Và thật là quan trọng khi chúng ta hiểu rõ vấn đề nầy, vì nó giúp cho chúng ta nhìn biết sự thương khó trong cái chết của Đấng Christ. (Vol. 2 [New York: E. P. Dutton, 1877], pp. 403–4) MacArthur, J. (1989). Matthew (257). Chicago: Moody Press.
Cái chết của Chúa Jêsus ở Naxarét và hai tên cướp trong ngày ấy chỉ là công việc thường nhật đối với người Lamã. Cái chết của ba người Do thái không hề tạo ra một đốm sáng nào trên màn hình rađa của Rôma. Tôi muốn bạn nhìn biết đang khi cả đất không nhìn thấy tầm quan trọng của những gì đã xảy ra trong ngày ấy, sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ đã tạo ra các tin tức trên Thiên đàng!
Đức Chúa Cha đã chứng kiến cái chết của Đức Chúa Con, và Ngài lấy làm vừa lòng. Án phạt của tội lỗi đã được trả và hạng tội nhân sẽ được cứu. Sự đóng đinh Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá đã mở ra một con đường đến với Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ bị đóng lại. Giờ đây, hết thảy những ai đến với Ngài bởi đức tin, tin cậy sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Ngài ra khỏi kẻ chết là sự trông cậy duy nhứt được cứu của họ, sẽ được cứu cho đến đời đời bởi ân điển của Đức Chúa Trời. (Minh họa: Rôma 10:9; 13)
Phần kết luận: Tôi sẽ nói nhiều về thập tự giá khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu các biến cố ở Mác 15. Một cái nhìn thoáng qua ba bối cảnh nầy, khi Chúa Jêsus bắt con đường đến với thập tự giá, đều được phép hôm nay. Bạn nghĩ gì khi bạn nghiên cứu những sự nầy?
Có phải bạn được nhắc nhớ về tình yêu của Ngài dành cho bạn không? Có phải bạn đầy dẫy với ngợi khen và cảm tạ dành cho Cứu Chúa là Đấng đã phó chính mình Ngài cho bạn để bạn có thể nhận được sự sống và sự cứu rỗi không? Hôm nay há chẳng phải là thì thuận tiện cho bạn sấp mình xuống trước mặt Ngài, thờ lạy Ngài vì tình yêu của Ngài, nổi khổ của Ngài và món quà lớn lao của Ngài dành cho bạn không?
Có phải bạn được nhắc nhớ đến các lời thề bước theo Ngài mà bạn đã lập với Ngài không? Có phải bạn được nhắc nhớ đến các lời thề mà bạn đã phá vỡ không? Có một thời gian khi bạn yêu mến Chúa Jêsus. Bạn yêu mến Ngài đủ để đến với nhà của Ngài, cầu nguyện và đọc Lời của Ngài như bạn đáng phải có. Bây giờ, bạn đã lạc xa khỏi Ngài. Bạn không còn ở gần nữa. Nhưng, sau khi nghe về tình yêu và sự hy sinh của Ngài đã nhắc cho bạn nhớ đến chỗ mà bạn cần phải có mặt. Hãy đến với Ngài hôm nay và để cho Ngài tha thứ bạn, phục hồi bạn đến chỗ mà bạn cần phải ở với Ngài.
Có phải các bối cảnh nầy đã khiến cho bạn phải thấy rõ mình là một tội nhân, rõ ràng là đối với bạn Chúa Jêsus đã chịu chết để cứu bạn ra khỏi tội lỗi của bạn không? Chẳng lẽ bạn không chịu đến với Ngài hôm nay sao? Tại sao hôm nay không là cái ngày thôi không thối lui nữa mà hãy đến với Chúa. Hôm nay có thể là ngày cứu rỗi của bạn. Nếu Ngài đang kêu gọi bạn đến, bạn cần phải nghe theo tiếng của Ngài và làm theo như Ngài đang bảo bạn phải làm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét