Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Lẽ mầu nhiệm và sứ mệnh của Lễ Giáng Sinh



Lẽ mầu nhiệm và sứ mệnh của Lễ Giáng Sinh
Nhân vật trọng tâm của Lễ Giáng Sinh không phải là một gã chăn chiên hay một thiên sứ hoặc một thầy bác sĩ hay Mary hoặc Giôsép hay Vua Hêrốt, mà là một Con Trẻ trong chuồng chiên và được nằm trong máng cỏ. Con Trẻ ấy là Đức Chúa Trời của ân điển lạ lùng; Ngài là Đức Chúa Trời của Lễ Giáng Sinh. Xoay quanh lễ Giáng Sinh là một lẽ mầu nhiều rất quan trọng. Và trọng tâm của Lễ Giáng Sinh là một sứ điệp rất quan trọng.
Mục sư John Munro
Lẻ mầu nhiệm của Lễ Giáng Sinh
Chúa Jêsus không phải là Đức Chúa Trời ngự trong con người, cũng không phải là con người được tôn làm thần, mà là Người-Trời — sự kết hợp hai bổn tánh trong một thân vị (Giăng 1:14). Vào năm 451SC, Giáo Hội Nghị Chalcedon đã mô tả thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta là “trọn vẹn cả thần tánh và nhân tánh, thực là Đức Chúa Trời và thực là Con Người”. Đây là lẽ mầu nhiệm của Lễ Giáng Sinh.
Vị Mục sư người xứ Tô cách Lan tên là James Stewart viết như sau: “Ngài là con người nhu mì nhất và thấp hèn nhất trong tất cả con trai loài người, tuy nhiên Ngài đã phán rằng Ngài sẽ ngự đến trên đám mây trong sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. …
Các tà linh và ma quỉ đã kêu la khủng khiếp nơi sự đến của Ngài, tuy nhiên Ngài rất ân cần, rạng rỡ, dễ gần gũi đến nỗi những đứa trẻ rất thích đùa vui với Ngài, và những đứa trẻ nhỏ muốn nép mình trong hai cánh tay của Ngài. … Không ai có được phân nửa sự tử tế hay thương xót như thế đối với hạng tội nhân, cũng không có ai từng phán ra những lời hoàn toàn nôn nả, nhói lòng như thế về tội lỗi. …
“Toàn bộ đời sống của Ngài là yêu thương, tuy nhiên trong một cơ hội Ngài hỏi người Pharisi làm sao họ mong tránh được sự rủa sả của Địa Ngục. … Ngài đã cứu nhiều người khác, thế mà đến cuối cùng, Ngài không cứu được mình. Chẳng có một điều gì trong lịch sử giống như sự kết hiệp những điều tương phản đối mặt với bạn trong các sách Tin Lành. Lẽ mầu nhiệm nói tới Chúa Jêsus là lẽ mầu nhiệm nói tới một Thân Vị”.
Chúa Jêsus là Người-Trời. Đây là lẽ mầu nhiệm của Lễ Giáng Sinh.
Từ cõi đời đời Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời; giờ đây nơi sự ra đời của Ngài, Ngài trở thành Con của Mary. Trong khi Ađam có một khởi đầu song chẳng có sự ra đời, còn Chúa chúng ta thì có sự ra đời, song không có khởi đầu.
Về phần xác, Chúa Jêsus đã phát triển bình thường như một con người (Luca 2:52). Ngài biết đói biết khát. Ngài biết ngủ và biết khóc. Ngài biết mệt mõi. Khi Ngài bị giáo đâm trên thập tự giá, huyết và nước tuôn ra từ Ngài. Về mặt tình cảm, Ngài thực sự là con người. Hãy xem những giọt nước mắt của Ngài, cái chạm của Ngài, sự dịu dàng của Ngài, lòng thương xót của Ngài, cơn giận dữ của Ngài, sự buồn rầu của Ngài, tình yêu thương của Ngài, ân điển của Ngài.
Tại sao nhân tánh của Đức Chúa Jêsus Christ lại quan trọng như thế chứ? Chúa Jêsus là Người-Trời đặc biệt có đủ tư cách để trở thành Đấng Trung Bảo trọn vẹn giữa Đức Chúa Trời và con người. Nếu Chúa Jêsus chỉ là Đức Chúa Trời thôi mà không phải là con người, Ngài sẽ chẳng có một điểm nào để tiếp xúc với chúng ta. Nếu Chúa Jêsus chỉ là con người thôi mà không phải là Đức Chúa Trời, Ngài sẽ dự phần vào nhu cầu muốn được cứu rỗi như chúng ta. Nhưng chúng ta cần có ai đó sẽ biến đổi hoàn cảnh của con người, chớ không chỉ nói cho chúng ta biết về hoàn cảnh hay kinh nghiệm hoàn cảnh ấy.
Đức Chúa Jêsus Christ ra đời từ một người nữ và vì lẽ đó thực sự là một con người. Ngài được Đức Chúa Trời sanh hạ và vì lẽ đó tuyệt đối là vô tội. Khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Ngài không dự phần vào tội lỗi như một tội nhân, mà gánh lấy tội lỗi của chúng ta trong vai trò một Cứu Chúa. Ngài không hiệp với chúng ta khi chúng ta quì gối trong sự ăn năn, mà nhấc chúng ta lên khỏi hai đầu gối kia như một tội nhân đã được tha thứ. Đây là chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Hãy tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa và Chúa của bạn. Hãy kính mến, phục vụ, vâng theo và thờ lạy Ngài.
SỨ MỆNH CỦA LỄ GIÁNG SINH
Đức Chúa Trời của mọi ân điển được đặt tên là “Jêsus” (Mathiơ 1:21). Nghe đến tên của một người thường phải suy nghĩ đến sự thành tựu chủ yếu của người ấy (nam hay nữ). Thí dụ, nói tới tên “Bill Gates” thì phải nghĩ tới máy tính và Microsoft. Nói tới tên “Einstein” thì phải nghĩ tới lý thuyết tương đối. Nói tới tên “Shakespeare” thì phải nghĩ tới văn chương. Nói tới tên “Churchill” thì phải nghĩ tới chức năng lãnh đạo trong chiến tranh. Nói tới tên “Manning” thì phải nghĩ tới bóng đá của nước Mỹ.
Điều gì thoạt đến trong trí của bạn khi nghe đến danh “Jêsus”? Đây là danh được đặt cho Người-Trời khi Ngài ra đời. Thiên sứ đã phán với Giôsép rằng Jêsus phải là tên của Ngài. Jêsus là hình thức Hylạp của tên Do thái “Yeshua” (Joshua). “Yeshua” có nghĩa là Đức Giêhôva cứu rỗi. Vì vậy mỗi lần Mary và Giôsép gọi “Jêsus”, sứ điệp đã được rao giảng về Đấng Cứu Thế, Đấng Giải Cứu, Đấng Cứu Tinh.
Sự thành tựu lớn lao nhất của Đấng Christ là gì? Ấy chẳng phải là các phép lạ của Ngài hay sự dạy thật trí tuệ của Ngài hoặc gương yêu thương của Ngài đâu. Sự thành tựu lớn lao nhất của Đức Chúa Trời của lễ Giáng Sinh là sự cứu rỗi. Tội lỗi là một thế lực rất mạnh mẽ trong đời sống của chúng ta và nó kềm giữ chúng ta trong sự phu tù. Kinh thánh mô tả những lần vật vã và thất bại của chúng ta về mặt thuộc linh với nhiều cách thức khác nhau.
Thí dụ, chúng ta bị bẫy giống như đang lọt vào đại dương bùn lầy vậy. Càng cựa quậy để thoát ra, chúng ta càng lún sâu hơn nữa. Chúng ta đang ở trong một hố sâu tối tăm, các bức tường của nó cao đến nỗi chúng ta không thể trèo ra được. Chúng ta đang ở trong chỗ bịnh tật kinh khiếp chẳng có phương chữa lành. Chúng ta đang ở trong một ngục tù mà chẳng có hy vọng nào được phóng thích cả. Chúng ta đang bị hư mất và không biết nơi nào phải đi. Đây là chỗ mà sứ mệnh lễ Giáng Sinh chiếu tỏa ra thật rực rỡ.
Chúa Jêsus là một tấm gương lớn được để lại cho chúng ta, nhưng gương của Ngài quá cao cho bất cứ ai trong chúng ta muốn giữ theo. Ngài là một giáo sư lớn, nhưng thực sự cho thấy là một giáo sư lớn như thế không thể cứu chúng ta được. Nếu chúng ta bị chìm đắm, bạn không cần ai đó hô to những chỉ dẫn từ bờ biển đâu. Bạn không cần một bài thuyết trình về môn bơi lội. Bạn cần ai đó đến chỗ nước sâu và cứu bạn.
Con của Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus, đến với chúng ta trong chỗ phu tù, trong tình thế chẳng đặng đừng thật kinh khiếp và vô vọng của chúng ta, và giải cứu chúng ta. Sự chết của Ngài trên thập tự giá tỏ ra tình yêu cao sâu của Ngài trong việc cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi và trả giá cho sự giải cứu và ơn tha thứ của chúng ta. Chúa Jêsus là Đấng Cứu Tinh của Đức Chúa Trời — đây là chiến lược giải cứu của Đức Chúa Trời — Ngài sai Chúa Jêsus đến với Trần Gian để cứu chúng ta và đem chúng ta vào trong Thiên Đàng. Đây là Đức Chúa Trời của mọi ân điển, Ngài với xuống, xuống, xuống với bạn trong sứ mệnh của lễ Giáng Sinh.
Nhưng ơn cứu rỗi chỉ dành cho những ai nhìn nhận rằng họ đã thất bại, rằng họ là hạng tội nhân. Nếu chúng ta đã kiếm được ơn cứu rỗi cho bản thân mình, thì chẳng có lý do nào cho Đức Chúa Jêsus Christ đến với thế gian nầy và chịu chết trên thập tự giá mà chi. Chúng ta không được cứu bởi những gì chúng ta làm, mà bởi sự tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài đã làm hết mọi sự. Đấy là ý nghĩa của việc được cứu do chỉ bởi ân điển mà thôi, nhờ một mình đức tin vì cớ một mình Đấng Christ thôi. Và ân điển có nghĩa là ơn cứu rỗi được hiến cho chúng ta miễn phí.
Sứ mệnh của lễ Giáng Sinh là đem sự vui mừng đến cho chúng ta. Khi thiên sứ của Đức Giêhôva hiện ra cùng mấy gã chăn chiên, họ rất đỗi sợ hãi. Có lẽ mấy gã chăn chiên, nhận ra tình trạng tội lỗi của chính họ, đang trông mong một sứ điệp phán xét, về số phận. Song sứ điệp là: “Đừng sợ chi”.
Có người nghĩ họ bị định phải sống trong đời sống buồn rầu, thất vọng, ngã lòng, sợ hãi và vô vọng. Họ sống trong nổi sợ nhiều người khác, về sự thất bại, về những điều người khác nghĩ; sợ về tương lai. Năm nay có lẽ là năm thất vọng sâu đậm và buồn rầu dành cho bạn, nhưng sự vui mừng lớn đã được hiến cho bạn trong dịp lễ Giáng Sinh nầy. Đức Chúa Trời muốn bạn phải có sự vui mừng lớn lao ấy.
Sứ điệp từ Cứu Chúa là Những Tin Tức Tốt Lành. Sứ điệp ấy đến cho muôn dân (Luca 2:10). Điều nầy kể cả bạn và tôi nữa đấy. Hãy nhận lấy sứ điệp ấy theo cách riêng đi. Đức Chúa Trời đang phán với bạn trong lễ Giáng Sinh nầy đấy.
Ngài đang nói với bạn: “Đừng sợ”. Vui mừng là nhận biết không chút sợ hãi. Đức Chúa Trời đang hiến cho bạn ơn cứu rỗi qua Chúa Jêsus, là Đấng Cứu Thế. Nhận biết Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của riêng mình sẽ đem sự vui mừng cả thể đến cho bạn, là thứ không một điều gì hay một ai khác trong đời nầy có thể cất đi được.
Giờ đây bạn hiểu rõ lý do tại sao Đức Chúa Jêsus Christ đã đến với trần gian nầy rồi, phải không? Có phải bạn hiểu rằng ơn cứu rỗi, sự vui mừng, ơn tha thứ tội lỗi và sự sống đời đời đến từ Đức Chúa Trời của lễ Giáng Sinh? Có phải bạn nhận biết rằng để được hòa lại với Đức Chúa Trời, bạn phải tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ theo cách riêng và tiếp nhận ơn tha thứ và ơn cứu rỗi không?
Sự nhơn đức, sự tử tế, nhà thờ, lai lịch, sự thành thật của bạn sẽ không kiếm được phương thức đến Thiên Đàng được đâu. Lễ Giáng Sinh đang nói cho chúng ta biết ơn cứu rỗi và sự tiếp nhận của Thiên Đàng không phải là phần thưởng cho lối sống nhơn đức ở trên Đất đâu. Bạn có thể là một người chuyên đi nhà thờ; có thể bạn sống rất tôn giáo; có thể bạn đang tin theo các giá trị của gia đình; có thể bạn đang có một cơ nghiệp Cơ đốc; có thể bạn đã chịu phép rửa tội; có thể bạn đã đi nhà thờ suốt cả cuộc đời mình; có thể bạn là một thuộc viên của nhà thờ; nhưng tách rời khỏi ân điển của Đức Chúa Trời bạn sẽ không bao giờ được vào Thiên Đàng đâu.
Bob Vernon, trước đây làm việc ở Sở Cảnh sát Los Angeles, thuật lại thể nào sở sẽ thử nghiệm loại áo chống đạn — và chứng tỏ cho các sĩ quan mới thấy giá trị của chúng — bằng cách khoác chúng lên các bức tượng thạch cao và rồi bắn hết loạt đạn nầy đến loạt đạn khác vào chúng. Khi ấy họ mới kiểm tra xem không biết có viên đạn nào xuyên thủng áo giáp hay không!?! Lúc nào cũng vậy, chiếc áo giáp sẽ qua thử nghiệm với kết quả mỹ mãn. Vernon khi ấy xây qua một sĩ quan mới rồi hỏi: “Sao nào, bây giờ ai muốn mặc áo giáp thay vì bức tượng thạch cao kia?”
Sự hiểu biết theo lý trí và đưa ra một sự cam kết cá nhân rất khác biệt nhau! Có thể bạn hiểu sứ mệnh của lễ Giáng Sinh theo lý trí. Nhưng bạn không bao giờ tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ theo cách riêng. Bạn biết về Đấng Christ, song bạn không nhìn biết Ngài? Bạn hiểu rõ trong đầu của mình, song có phải cái hiểu ấy đã chạm đến tấm lòng của bạn? Bạn có tôn giáo, nhưng có phải bạn có một mối quan hệ riêng tư sống động với Đức Chúa Jêsus Christ không? Lễ Giáng Sinh nầy, liệu bạn sẽ tiếp nhận ân ban cứu rỗi chứ? Đây là sứ mệnh của lễ Giáng Sinh.
John Munro là Mục sư quản nhiệm của Hội thánh Calvary ở Charlotte, N.C.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét