Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Thi thiên 55: "KHI BẠN CẢM THẤY MUỐN BỎ CHẠY"



KHI BẠN CẢM THẤY MUỐN BỎ CHẠY
(Thi thiên 55)
Mục sư Roy Clark trở thành chi thể của đội Truyền giáo của Hội thánh chúng tôi vào tuổi hơn 70. Chúng tôi mau chóng đánh giá suy tưởng rất hay của ông, sự đầu phục của ông đối với Kinh thánh, sự giàu kinh nghiệm, và mối quan tâm sâu sắc của ông đối với hạng người bị tổn thương.
Khi mới đây Mục sư Roy đã giảng cho Hội thánh về đề tài của quyển sách nầy, một số người trong chúng tôi nhìn thấy giá trị mọi tư tưởng của ông nên đã cho in thành sách.
Cá nhân tôi tán thưởng những gì Mục sư Roy đã giảng qua những trang sau đây. Tôi suy nghĩ rất nhiều khi cảm thấy bị phủ lút trong sự bất khả của mình nơi những lần đối diện với áp lực và trông mong của cuộc sống đến nỗi tôi cũng muốn bỏ chạy.
Martin R. De Haan II
CUỘC SỐNG TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI CỦA CHÚNG TA
Khi tôi nếm trải thời điểm cực kỳ căng thẳng trong cuộc sống, một người bạn đến nói với tôi: “Ông ở tận cùng của tấm biểu đồ rồi”. Ông ấy đã đề cập tới phần thử nghiệm rất căng dẫn tới từ hai vị giáo sư ở Đại học đường Washington. Các biến cố đầy gian khổ trong đời sống của một người đã cung ứng một bảng phân loại. Một số sự kiện căng thẳng hàng đầu gồm có:
Sự chết của người bạn đời
Ly dị
Sự mãn kinh
Cái chết của một thành viên trong gia đình
Tổn thương trầm trọng hay bịnh tật
Lập gia đình
Mất việc làm
Tôi ở tận cùng của tấm biểu đồ vì người vợ đầu tiên của tôi đã chết vị ung thư. Tôi đã tái hôn, chúng tôi đã hiệp sáu đứa con lại thành một gia đình mới, chúng tôi chuyển đến một thành phố mới, chúng tôi mua một căn hộ mới, và tôi khởi sự một công việc mới. Mọi sự nầy đã diễn ra trong khoảng thời gian không đầy hai năm! Căng thẳng dâng cao và những điều chỉnh là chủ yếu.
Người ta có nhiều cách khác nhau để đối phó với căng thẳng. Rượu hay ma túy là “phương giải độc” rất phổ biến. Nhưng sự căng thẳng vẫn còn đó khi người ta tỉnh rượu lại hoặc tuột xuống hết mức “phê” cao độ của họ.
Có người quyết định một việc rất hay, là điều họ cần để khuây khỏa đối với một đời sống sôi nổi. Nhưng khi người bạn đời không vừa ý khám phá ra tấm lòng lừa đảo, cấp độ căng thẳng lại vọt lên ở một cao độ mới.
Nhiều người khác tìm cách mua đứt sự căng thẳng của họ. Vì vậy, họ có một chiếc xe đời mới bóng loáng trên xa lộ. Nhưng chi xài thêm, làm điều đó không giúp gì được cho ngân sách hay cấp độ căng thẳng.
Có một số phương thức đối phó với một tình huống khó khăn, song sự thúc giục nên bỏ chạy là có quyền lực nhất.
MONG MUỐN TRÁNH THOÁT
Mong muốn bỏ chạy trước các hoàn cảnh khó khăn để đến với “đồng cỏ xanh tươi” ở phía bên kia hàng rào là chẳng có gì mới mẻ hay có một không hai cả. Chuyện ấy quá bình thường.
Tôi có đủ thời gian khi tôi muốn bỏ chạy. Tôi nhớ buổi nhóm lại của hội chúng đặc biệt khó khăn khi tôi làm Mục sự quản nhiệm. Cuộc đối thoại trở nên nóng nảy, giọng nói quá lớn tiếng, và những lời tố cáo đã đến với thứ ngôn ngữ rất chua cay. Và điều đó chẳng đi tới đâu khi tình cảm riêng tư của tôi đã ở sẵn bên bờ vực rồi vì vợ tôi đang hấp hối.
Tôi cảm thấy rằng Hội thánh bị vây bủa và chẳng có chỗ để mở rộng cho nhà thờ hay cho trường Cơ đốc. Giấc mơ của tôi là kiếm được một lô đất 100 mẫu ở gần đường xa lộ chính của thành phố. Đây sẽ là một chỗ để tấn tới. Đây là tương lai của chúng tôi. Nhưng khoảng 10 giờ tối hôm ấy, có một đề nghị chuyển đến khiến chúng tôi phải hoãn lại kế hoạch của tôi.
Giấc mơ của tôi đã tan tác. Không những tôi cảm thấy muốn bỏ chạy – tôi đã bỏ chạy. Sáng hôm sau, tôi lái xe 150 dặm để gặp một người bạn ở thành phố khác. Ông ấy cung ứng cho tôi đồ ăn và chỗ nghỉ. Khi ấy, với tấm lòng muốn lắng nghe, ông ấy đặt mọi chuyện vào triễn vọng. Chuyến trở về của tôi thấy khá hơn trước nhiều lắm. Sự nặng nề tối qua đã được cất đi.
Có bao giờ bạn cảm thấy như muốn bỏ chạy chưa? Bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể làm bật ra ước muốn bỏ chạy đó.
Có phải bạn có công việc làm cho tới chết, ở đó bạn chẳng có hy vọng gì thăng tiến chăng?
Có phải bạn đang ở trong mối hôn nhân, nó khởi sự sáng sủa lắm với tình yêu, sự hứa hẹn, song giờ đây đổi thành chua chát bởi sự lãnh đạm, không tin cậy, hoặc các mơ ước gãy vỡ?
Có phải bạn gặp người bạn cùng phòng ở trong trường, họ muốn bạn nên ở bên kia bức tường? Bạn rất vui vì đời sống ở đại học, nhưng giờ đây bạn chỉ muốn lui đi. Bạn đang ở trong một hội đoàn tốt đấy. Hãy xem lại những nhân vật trong Kinh thánh:
Giêrêmi: Vị tiên tri khóc lóc đã viết: “Ôi! ước gì tôi có một cái quán khách bộ hành trong đồng vắng! để tôi được bỏ dân ta mà đi xa khỏi họ; vì họ thảy điều là kẻ tà dâm, ấy là một bọn quỉ trá” (Giêrêmi 9:2). Sự suy sụp thuộc linh của dân Israel vốn nhiều quá ông không thể kham nổi.
Êli: Ông rất dạn dĩ trên Núi Cạtmên trong chiến trận thuộc linh với các tiên tri thần Baanh. Nhưng qua ngày sau, một thông điệp từ Hoàng hậu Giêsabên với lời đe dọa chết chóc đủ để khiến ông bỏ chạy vì cớ mạng sống ông, và rồi cầu xin Đức Chúa Trời cho ông chết đi (I Các Vua 19:1-4).
David: Vua David tỏ ra ao ước lui đi khỏi các nan đề của mình ở trong nước khi ông nói: “Nỗi sợ sệt và sự run rẩy đã giáng trên tôi, sự hoảng hốt đã phủ lấy tôi. Tôi có nói: Ôi! chớ chi tôi có cánh như bò câu, ắt sẽ bay đi và ở được yên lặng. Phải, tôi sẽ trốn đi xa, ở trong đồng vắng”.
Vì tôi có ao ước muốn bỏ chạy, tôi càng tán thưởng sâu sắc đời sống của David cùng những kinh nghiệm đã kích thích ông viết ra Thi thiên 55. Chuyến hành trình thuộc linh mà ông đã có để khôi phục lại sự bình an trong tâm trí của ông có thể đúng là những gì bạn cũng có cần đấy.
Khi chúng ta xem xét những vật vã mà David đã tỏ ra ở Thi thiên 55, chúng ta có thể hiểu rõ hơn lý do tại sao chúng ta thường cảm thấy muốn bỏ chạy. Và chúng ta cũng sẽ khám phá ra phương thức đáp ứng tốt hơn.
KỂ LẠI NHỮNG GÁNH NẶNG (Thi thiên 55:2-5)
Đề tựa của Thi thiên 55 chép rằng thiên nầy là: “Thơ David làm để dạy dỗ”. David bắt đầu hát lên bằng cách nài xin Đức Chúa Trời lắng nghe tiếng kêu cầu của ông. Kế đó, ông kể lại các gánh nặng của ông cho Ngài nghe:
“Xin hãy nghe, và đáp lại tôi; Tôi xốn xang, than thở, và rên siếc, bởi tiếng kẻ thù nghịch, và bởi kẻ ác hà hiếp; Vì chúng nó thêm sự ác trên mình tôi, bắt bớ tôi cách giận dữ. Lòng tôi rất đau đớn trong mình tôi, sự kinh khiếp về sự chết đã áp lấy tôi. Nỗi sợ sệt và sự run rẩy đã giáng trên tôi, sự hoảng hốt đã phủ lấy tôi” (các câu 2-5).
Bạn không thể bỏ qua được khi bạn đọc lời mở đầu của Thi thiên nầy. Những từ ngữ như xốn xang, than thở và rên siếc cho chúng ta thấy Vua David là người có một cái giỏ đầy tình cảm. Từ ngữ dường như cũng cung ứng bức tranh rõ ràng nhất và vị vua đầy rối rắm nầy vẫn đang bị áp đảo (câu 5).
Hội Mental Health của người Canada cho biết rằng: “phần lớn chúng ta nếm trải cuộc sống giải quyết các nan đề theo từng ngày một không cần trợ giúp để đối phó với cảm xúc của chúng ta. Nhưng có khi mọi việc ở ngoài tầm tay của chúng ta. Một chứng bịnh nghiệt ngã, một tai nạn, hay một vấn đề về tình cảm có thể áp đảo chúng ta, ít nhất là tạm thời, và thình lình chúng ta cần sự giúp đỡ”. Theo báo cáo, những dấu hiệu sau đây chỉ ra rằng bạn cần sự can thiệp:
Bạn thấy mình bị áp đảo bởi những cảm xúc giận dữ và thất vọng, và bạn không còn muốn thưởng thức cuộc sống nữa.
Thường thì bạn rất khỏe mạnh, nhưng giờ đây bạn luôn cảm thấy muốn bịnh.
Tài chính của bạn đang ở ngoài tầm quản lý.
Bạn không thể hồi phục từ nổi buồn đau kia.
Bạn có xung đột trong gia đình mình.
Phần nhiều trong các dấu hiệu nầy nói tới một người bị áp đảo, luôn căng thẳng lên cao trong đời sống của Vua David. Nếu chúng ta nhìn kỹ hơn, chúng ta xác định những thời điểm trong phần tiểu sử cá nhân mà ông đã đề cập đến trong Thi thiên nầy. Có phải đấy là lúc ông đối điện với Gôliát không? Hay khi ông bị Vua Saulơ đe dọa? Sự suy sụp về tình cảm nầy đã xảy ra ở chỗ nào trong phần cơ nghiệp đầy màu sắc của Vua David chứ? Có một manh mối ở các câu 12-14:
“Vì chẳng kẻ thù nghịch sỉ nhục tôi; bằng vậy, tôi có thể chịu được; Cũng chẳng kẻ ghét tôi dấy lên cùng tôi cách kiêu ngạo; Bằng vậy, tôi đã có thể ẩn mình khỏi nó. Nhưng chính là ngươi, kẻ bình đẳng cùng tôi, bậu bạn tôi, thiết hữu tôi. Chúng tôi đã cùng nhau nghị bàn cách êm dịu; Chúng tôi đi với đoàn đông đến nhà Đức Chúa Trời”.
Ai là “bậu bạn” của David? Tên của ông ta là Ahitôphe. David đã vật vã vì bạn ông đã phản ông và tình bạn đã bị mất đi.
SỰ PHẢN BỘI CỦA MỘT NGƯỜI BẠN
Trong II Samuên chẳng có nói gì nhiều về tình bạn của David và Ahitôphe. Nhưng lời lẽ David sử dụng ở Thi thiên 55:13-14 cho chúng ta biết đâu là tình bạn của con người đối với con người.
David sử dụng những mệnh đề có tính mô tả nầy về người bạn cố vấn của ông:
“Bậu bạn tôi”. Hai người nầy là bạn hữu, họ cùng nhau thưởng thức mọi việc.
“Thiết hữu tôi”. Bản dịch NIV dịch cụm từ nầy là “bạn thân tôi”. Một người ở trong vòng thân cận của David.
“Nghị bàn cach êm dịu”. Họ tương giao khi họ đồng đi trong sự thờ phượng. Có một sự gắn bó thuộc linh giữa David và Ahitôphe. Rồi khi tình bạn kết thúc, sự phản bội để lại một vết thương thật sâu đậm. Cái thấm thía trong nổi đau của ông có thể được hiểu rõ nhất qua lời lẽ của David ở các câu 20-21:
“Kẻ ác đã tra tay trên những người ở hòa bình cùng nó; Nó đã bội nghịch giao ước mình. Miệng nó trơn láng như mỡ sữa, nhưng trong lòng có sự giặc giã. Các lời nó dịu dàng hơn dầu, nhưng thật là những thanh gươm trần”.
Ahitôphe đã phạm vào giao ước và lời hứa của ông luôn trở thành người cố vấn trung tín với Vua David. Nhân cách quyến rũ và đẹp trai của Ápsalôm, con trai David đã thắng hơn lòng trung thành của ông (II Samuên 14:25). Có lẽ David quá bận rộn lo điều hành đất nước đến nỗi quên để ý vị cố vấn của mình đã vắng mặt trong nhiều lần nghị sự. II Samuên 15 ghi lại âm mưu của Ápsalôm muốn chống lại cha mình khi có sức mạnh từ 200 người đến từ thành Jerusalem theo về phe Ápsalôm. Rồi phân đoạn Kinh thánh chép: “Áp-sa-lôm … sai mời A-hi-tô-phe, là mưu sĩ của Đa-vít” (câu 12). Và ông đã đến, có lẽ để tìm cách báo thù những gì David đã làm cho Bátsêba, là cháu gái của ông (11:3; 23:34).
Khi David nhìn thấy bạn hữu và là mưu sĩ của mình hiệp cùng Ápsalôm, bạn có thể nghe nổi cay đắng trong tấm lòng của ông khi ông nói: “Ôi, Đức Giê-hô-va! xin làm cho những mưu chước của A-hi-tô-phe ra ngu dại” (II Samuên 15:31).
David vốn biết rõ sự phản bội nầy. Có một câu nói xưa: “Cái gì đến sẽ đến”. Đây là những gì đã xảy ra cho David. Nhà vua có một thành tích về sự phản bội trong chính sự nghiệp của ông. Trong nổ lực tuyệt vọng của ông muốn bao che tội tà dâm của mình với Bátsêba và cái thai nối theo sau, David đã phản bội Uri, là chiến binh và là người chồng trung thành. Ông đưa Uri về nhà từ chiến trường để ngủ với vợ mình hầu hợp thức hóa Uri là cha của đứa trẻ. Song việc không thành. Uri đã cam kết phục vụ cho vị chỉ huy trưởng và muốn trở lại chiến trường. Khi đối mặt với kẻ trung thành như thế, David đã phản bội Uri với mật ước cho Tổng Binh Giôáp. II Samuên 11:14-17 ghi lại câu chuyện nói tới sự phản bội đó:
“Sáng ngày mai, Đa-vít viết một cái thơ cho Giô-áp, và gởi nơi tay U-ri. Người viết như vầy: Hãy đặt U-ri tại hàng đầu, nơi hiểm nguy hơn hết của chiến trận, rồi hãy rút ra xa người, để người bị đánh và chết đi. Vậy, khi Giô-áp vây thành, bèn đặt U-ri tại chỗ đã biết có lính mạnh bạo của thù nghịch gìn giữ. Người trong thành kéo ra đánh Giô-áp, có mấy người trong bọn tôi tớ Đa-vít ngã chết. U-ri, người Hê-tít, cũng chết”.
David đã phản bội Uri, và giờ đây bản thân ông đang ở chỗ nhận lãnh sự phản bội từ Ahitôphe, là cựu mưu sĩ và là bạn thân của mình.
Vết thương tình bạn bị mất đi với Ahitôphe có lẽ là lớn lắm, vì tình bạn của David rất sâu đậm. Mất đi một người bạn thân rất là đau đớn và để lại bên trong chúng ta cảm xúc trống vắng.
Ruth Graham, con gái của Billy Graham, viết trong quyển Di sản Đức tin (Legacy of Faith) nói về cách cha của cô vận dụng sự phản bội và mất mát người bạn thân tên là Charles Templeton. Họ cùng nhau đến Trường Wheaton và có mặt trong Ban Điều Hành vào những ngày đầu của Youth for Christ. Hiển nhiên là họ có những con đường sự nghiệp khác nhau. Graham du hành trên thế giới trong vai trò một nhà truyền đạo Tin Lành lo rao giảng Tin Lành. Templeton ôm lấy chủ nghĩa thần học tự do, là thứ đã khiến cho ông ấy phải lìa khỏi đức tin. Ông ta kết thúc sự nghiệp ở Toronto trong vai trò một người điều khiển chương trình đàm luận.
Vết thương mất tình bạn của Graham đã bị đào sâu bởi thái độ chỉ trích, phê phán của Templeton về chức vụ của Billy. Ông ta nói rằng Graham vô dụng, lỗi thời, và chẳng ai tin theo những gì ông ấy giảng dạy nữa. Lời lẽ chỉ trích của Templeton làm sâu sắc thêm nổi mất mát của Billy.
Bạn không phải là một Billy Graham hay một Vua David để cảm xúc được ý thức mất mát khi tình bạn được vun vén trong nhiều năm tháng bị đứt đoạn. Bạn có thể có một mối quan hệ đã kết thúc vì cớ một sự bất đồng không thể vá lại được. Bạn cảm thấy đau thương sâu sắc vì người bạn ấy đã bỏ đi.
Hay có thể người bạn thân của bạn đã qua đời. Bạn không thể tin nổi khi bạn nghe chữ ung thư. Bạn có mặt ở đó trong khi chạy hóa trị, mang đến thật nhiều quà, đọc Kinh thánh trong phòng bịnh, và cầu nguyện với cục bướu trong cổ họng của bạn. Giờ đây, người bạn ấy đã đi rồi. Mặc dù nổi đau của David bắt rễ từ chỗ phản bội, bạn đang cảm một ý thức mất mát tương tự.
David đã đối diện với một sự phản bội khác liên quan tới sự phản bội của Ahitôphe. Nhưng sự phản bội nầy gây thương tổn nhiều hơn – ấy là sự phản bội của Ápsalôm, con trai của ông.
SỰ LOẠN NGHỊCH CỦA ĐỨA CON
Mối quan hệ của David với con cái của ông không được tốt cho lắm. Đấy là một trong các hậu quả của vụ việc ông liên hệ với Bátsêba. Ông đã ăn năn tội lỗi nầy (Thi thiên 51), nhưng lời tiên tri của Nathan cho thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ “khiến từ nhà ngươi nổi lên những tai họa giáng trên ngươi” (II Samuên 12:11).
Khoái lạc vụng trộm của một lần chạm trán với tình dục đã mang lại nhiều năm đau khổ cho gia đình. Cặp tội lỗi song sinh: tà dâm và giết người không bao lâu nữa nổi lên trên bề mặt trong gia đình của David. Con trai ông là Amnôn đã cưỡng hiếp Tama là em kế mình. Hiển nhiên là Ápsalôm, anh của Tama, đã giết chết Amnôn (II Samuên 13:1-29).
Cơn giận tới sau của David đối cùng Ápsalôm và sự loạn nghịch của người đã tạo ra 5 năm từ chối không chịu tha thứ cho con trai mình. Ápsalôm bị cách ly, và anh ta đã bùng nổ với giận dữ nghịch lại sự từ chối không chịu tha thứ của cha. David đã từ chối không thực hiện cho Ápsalôm những gì Đức Chúa Trời đã làm cho ông – tha thứ và phục hồi.
Thế rồi David đã tha thứ cho con trai mình (14:33), song đã quá trễ. Hầu như ngay khi ấy, Ápsalôm đã muốn làm một cuộc binh biến chống lại địa vị vua của cha mình. Anh ta đã phá hoại ngầm quyền uy của ông ấy bằng cách tự đặt mình làm quan xét những sự bất đồng trong dân chúng:
“Áp-sa-lôm làm như vậy đối cùng hết thảy những người Y-sơ-ra-ên đi đến tìm vua, đặng cầu đoán xét; và Áp-sa-lôm dụ lấy lòng người Y-sơ-ra-ên vậy” (II Samuên 15:6).
Ápsalôm đem theo với mình 200 người đến Hếprôn, kể cả mưu sĩ của David là Ahitôphe. Âm mưu càng lớn mạnh thêm, khi “đoàn dân đi theo Áp-sa-lôm càng ngày càng đông” (15:12) – nhiều đến nỗi David đã phải trốn khỏi thành Jerusalem.
David và Ápsalôm không hề làm hòa lại với nhau. Có lời lẽ nào đáng buồn trong Cựu Ước hơn tiếng kêu của David sau khi nghe biết Ápsalôm đã chết?
“Vua rất cảm thương, bèn lên lầu cửa thành và khóc. Người vừa đi vừa nói rằng: Ôi, Áp-sa-lôm, con trai ta! Áp-sa-lôm, con trai ta! con trai ta! Ước chi chính ta chết thế cho con! Ôi, Áp-sa-lôm! con trai ta! con trai ta!” (II Samuên 18:33).
Chớ chi ông chỉ thốt ra những lời ấy đang khi Ápsalôm còn sống! Con trai ông không bao giờ nghe biết được tình yêu của cha mình sâu nặng đến nỗi ông chỉ muốn chết thay cho – tất cả vì David bị tổn thương bởi sự loạn nghịch của Ápsalôm.
Tấn sĩ John White, trong quyển sách của ông có đề tựa: “Parents In Pain”, nhắc cho chúng ta nhớ rằng có hai sự dạy dỗ về việc làm cha mẹ trong sách Châm ngôn. Đối với bố mẹ, có một thách thức phải “dạy dỗ” ở Châm ngôn 22:6. Đối với con trai, con gái có 9 chương đầu dạy về sự khôn ngoan trong sách Châm ngôn.
Lẽ thật của Đức Chúa Trời cần phải noi theo bởi bố mẹ và con cái. Hai đàng phải nắm lấy lẽ thật thực hiện công tác hôn nhân, và hai đàng (bố mẹ và con cái) phải thực hiện chức năng làm cha mẹ sao cho thật thành công.
Có thể bạn nhận ra rõ nét mối quan hệ căng thẳng mà David đã có với con trai của ông. Bạn mơ rằng sinh hoạt trong gia đình bạn sẽ rất là khác biệt. Bạn làm hết sức mình noi theo sự dạy của Kinh thánh trong việc dưỡng dục con cái của mình. Bạn đọc sách Châm ngôn thật nhiều lần vì cớ sự khôn ngoan của bậc làm cha mẹ được thấy có ở đó. Và bạn thực sự tìm cách: “vừa đi vừa nói”. Thế nhưng ngày nay bạn thấy bối rối và nhầm lẫn vì con trai hay con gái của bạn tỏ ra chẳng lý thú gì ở nhà thờ hay nơi Kinh thánh hoặc trong việc có bạn bè Cơ đốc. Bạn đã trưng dẫn: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm ngôn 22:6). Câu nói ấy dường như là một sự chế giễu trong tấm lòng đang phân tâm của bạn.
Khi tấm lòng của chúng ta bị tan vỡ và bị tổn thương trầm trọng, chúng ta sẽ bị cám dỗ phải phản ứng theo cách mà David đã phản ứng.
ĐÁP ỨNG LẠI VỚI CÁC GÁNH NẶNG (Thi thiên 55:6-15)
Đáp ứng đầu tiên của David đối với gánh nặng đang đè bẹp ông là khuynh hướng thoát ly với thực tế. Ông muốn bỏ chạy.
KHUYNH HƯỚNG THOÁT LY VỚI THỰC TẾ (các câu 6-8)
“Tôi có nói: Ôi! chớ chi tôi có cánh như bò câu, ắt sẽ bay đi và ở được yên lặng. Phải, tôi sẽ trốn đi xa, ở trong đồng vắng. Tôi sẽ lật đật chạy đụt khỏi gió dữ, và khỏi dông tố”.
Lẫn tránh các áp lực của cuộc sống không phải là sai đâu. Có một sự tránh né chính đáng mà chúng ta gọi là trốn chạy, lui đi, nghỉ phép, hay thậm chí rời bỏ. Chính mình Chúa Jêsus đã mời 12 môn đồ: “Hãy đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút” (Mác 6:31). Tuy nhiên, khi David ước ao muốn chấp cánh bay, ông đã ao ước một loại trốn tránh khác kìa. Loại trốn tránh nầy được mô tả trong quyển sách của Tấn sĩ Paul Tournier có đề tựa là: “The Healing of Persons”, trong chương có đề tựa “chấp cánh bay bổng”. Ông viết:
Khi một người không cảm thấy vững vàng đủ, khi người thất vọng trong việc giải quyết một nan đề nghiêm trọng trong đời sống của mình, người cố gắng theo bản năng che đậy thất bại của mình bằng cách bỏ chạy.. Có một chuyến bay trong mơ. Sự trốn tránh thường khoác lấy hình thức của một câu chuyện liên tục, một tiểu thuyết với nhiều tập, trong đó một người nói về chính mình, người là anh hùng. Đây là kho bí quyết trong đó người cho mình là tốt nhứt.
Một trường hợp nói tới: “chuyến bay trong mơ” là câu chuyện ngắn do James Thurber viết có đề tựa là: “The Secret Life Of Walter Mitty”. Walter Mitty, một người có tác phong dịu dàng, sợ vợ, hay mơ trở thành người hùng trong một tình huống đa dạng. Trong nhiều tưởng tượng nối tiếp nhau, ông là viên phi công của một hàng không mẫu hạm Hoa kỳ trong một cơn bão khủng khiếp, một cuộc giải phẩu tuyệt vời hình thành một kiểu phẩu thuật, một tay súng lỗi lạc nhất trên thế giới bị xét xử về tội giết người, và sau cùng là phi công Không Quân Hoàng Gia của Đệ II Thế Chiến tình nguyện trong một chiến dịch đánh bom tự sát vào một kho đạn dược.
Có nhiều loại “chuyến bay” hay trốn tránh khác được Tấn sĩ Tournier nhắc tới. Ông tiếp tục:
Có một chuyến bay vào trong quá khứ. Nhiều người hướng mắt họ liên tục nhìn lại đàng sau. Họ hồi tưởng lại Thời Hoàng Kim, một kỷ nguyên xa xưa trong đó họ đã sống sung sướng hơn giữa những thành công và vui vẻ. Thế rồi có chuyến bay vào trong tương lai, những ý tưởng không hề với tới bằng những hành động. Có chuyến bay vào trong những cơn nghiện … rượu chè và ma túy. Hay các chuyến bay vào chỗ mê mãi làm việc không muốn dừng lại. Một số người đã rối loạn thần kinh.
Khi tôi đọc phần mô tả nầy, tôi nhận ra rằng khi người vợ đầu của tôi chết ở độ tuổi 50, tôi đã lao vào làm việc không ngừng nghỉ. Tôi cô đơn đến cực độ, vì vậy tôi cảm thấy rằng nếu tôi làm việc đêm ngày lãnh đạo Hội thánh, tôi sẽ thắng hơn tình trạng cô độc của mình. Tôi đã trốn tránh – cho tới chừng tôi về tới nhà trong một căn nhà trống mỗi đêm.
David đã ao ước muốn chấp cánh bay đi để trốn thoát. Và hiển nhiên khi sự loạn nghịch của con trai mình lên đến cấp độ đe dọa mạng sống, David đã bỏ trốn. Câu chuyện đi trốn được thấy ở II Samuên 15:14-21:
“Đa-vít bèn nói cùng các tôi tớ ở với mình tại Giê-ru-sa-lem rằng: Hãy chổi dậy và chạy trốn đi, bằng chẳng, chúng ta không thế thoát khỏi Áp-sa-lôm được. Hãy đi mau mau, e nó sẽ đến kịp chúng ta, làm hại cho chúng ta, và dùng gươm diệt thành” (câu 14).
Cảm xúc rời khỏi thành Jerusalem và đấu tranh với một mưu phản là quá nhiều cho David không thể xoay chuyển nổi. Những giọt nước mắt lăn dài xuống hai gò má của nhà vua. Thậm chí những kẻ đi theo ông cũng bật khóc. Hãy đọc để biết xem cách thức tác giả II Samuên đã mô tả bối cảnh đó:
“Đa-vít trèo lên núi Ô-li-ve; người vừa leo lên vừa khóc, đầu trùm lại và chân không. Hết thảy người đi theo cũng trùm đầu, vừa trèo lên vừa khóc” (15:30).
Nếu tình huống không xấu đủ, khi David trèo lên núi để đi trốn, có người đã bước ra rồi rủa sả và ném đá vào ông: “Vua Đa-vít vừa đến Ba-hu-rim, thấy ở đó đi ra một người về dòng dõi nhà Sau-lơ, tên là Si-mê-i, con trai của Ghê-ra. Người vừa đi tới vừa rủa sả, ném đá vào Đa-vít và các tôi tớ của vua; cả dân sự và các dõng sĩ đều vây phủ vua bên hữu và bên tả. Si-mê-i rủa sả Đa-vít như lời nầy: Ớ người huyết, người gian tà kia! hãy đi nà, hãy đi nà! Người đã tự làm vua thay vì Sau-lơ, nên bây giờ Đức Giê-hô-va khiến những huyết của nhà người đổ lại trên ngươi; Ngài sẽ phó nước vào tay Áp-sa-lôm, con trai ngươi; và kìa, chính ngươi bị hoạn nạn, bởi vì ngươi là một người huyết”.
Châm ngôn 18:21 cho chúng ta biết về quyền lực của lời nói: “Sống chết ở nơi quyền của lưỡi”. David đã nghe thấy một số “lời lẽ làm cho chết” từ miệng của Simêi.
Bạn có lâm vào cảnh khó bị mất mát hay bị phản bội chưa? Có thể bạn không cảm thấy cái nọc của những hòn đá thực sự kia, song lời lẽ gay gắt đã được buông ra trong cuộc đối thoại bạn ao ước có thể tẩy xóa khỏi ký ức của mình. Có thể bạn đang hồi phục từ cuộc trao đổi lời lẽ nặng nề với đứa con trai hay con gái loạn nghịch hoặc người bạn giận dữ, rồi bạn muốn bỏ đi. Nếu thực vậy, bạn đang nhìn biết nhà vua đã cảm nhận ra sao rồi!
Cuộc đi trốn đầy đau khổ của David ra khỏi thành Jerusalem được nối theo sau bởi phản ứng khác, nhưng đáp ứng nầy nằm ở trong tấm lòng của ông.
SỰ CAY ĐẮNG (các câu 9-15)
Ngôn ngữ của David trong những câu nối theo sau cho chúng ta thấy ông đã tham gia vào câu lạc bộ cay đắng. Đáp ứng của ông là giận dữ đến từ một tấm lòng cay đắng:
“Hỡi Chúa, hãy nuốt chúng nó, khiến cho lộn xộn tiếng chúng nó; Vì tôi thấy sự hung bạo và sự tranh giành trong thành. Ngày và đêm chúng nó đi vòng-quanh trên vách thành; Sự ác và điều khuấy khỏa ở giữa thành. Sự gian tà cũng ở giữa thành; Điều hà hiếp và sự giả ngụy không lìa khỏi đường phố nó … Nguyện sự chết thình lình xảy đến chúng nó! Nguyện chúng nó còn sống phải sa xuống âm phủ! Vì sự ác ở nhà chúng nó, tại trong lòng chúng nó” (các câu 9-11, 15).
Phải, David đã rất cay đắng đối với đứa con trai đã nổi loạn chống nghịch ông và một người bạn đã phản bội ông. Phân đoạn Kinh thánh ghi lại một số lời lẽ mạnh mẽ nhất mà David từng sử dụng. Đây là những từ đóng ngoặc với ý tưởng khiêu khích như “nuốt”, “hung bạo”, “gian tà”, và “nguyện sự chết thình lình xảy đến chúng nó”.
Sự thực, David đã ao ước “bậu bạn, thiết hữu” của ông (câu 13) chết đi chỉ ra cấp độ cay đắng của ông. Hêbơrơ 12:15 nói tới rễ đắng “châm ra” trong tấm lòng của chúng ta và nhiều người bị “ô uế” bởi nó. David đã có mặt ở đó. Hãy lắng nghe tấm lòng cay đắng của ông khi ông hay tin bạn ông là Ahitôphe đã làm phản ông và đang đứng bên cạnh Ápsalôm.
“Người ta bèn đến nói cùng Đa-vít rằng: A-hi-tô-phe cũng hiệp đảng phản nghịch với Áp-sa-lôm. Đa-vít cầu rằng: Ôi, Đức Giê-hô-va! xin làm cho những mưu chước của A-hi-tô-phe ra ngu dại” (II Samuên 15:31).
Có một cái thang đi lên từng bước cho cơn giận. Nó bắt đầu với sự chao đảo, rồi ngã sang giận dữ. Thế rồi sự cay đắng đến và dấy lên đến thịnh nộ. Ở đầu cái thang là ước ao muốn giết chết. Chúng ta không phải theo dõi các tin tức vào buổi tối thật lâu mới nhìn thấy mỗi ngày hàng tá người hành động xuất phát từ sự cay đắng và giận dữ. Họ giết các bạn sinh viên của mình, những ai đã chế nhạo họ, bậc cha mẹ nào đã ngược đãi họ, những vị quan tòa nào đã kết án họ, hay những chủ nhân nào đã hạ thấp họ.
Có phải bạn có một tinh thần cay đắng trước sự thất vọng trong cuộc sống hay sự phản bội hoặc một giấc mơ không thành? Trong quyển Shattered Dreams, Larry Crabb nói rằng khi cuộc sống chuyển sang chua chát cho chúng ta, chúng ta sẽ: một là nhắm vào sinh hoạt nghiện ngập hay nhắm vào một ao ước sâu sắc muốn nhìn biết Đức Chúa Trời theo một phương thức tốt hơn và mật thiết hơn.
Khi chúng ta bị áp đảo với thất vọng và đau buồn, và chúng ta muốn đi trốn hay chuyển sang cay đắng, chúng ta có thể chọn cách khác. Chúng ta hãy nhìn vào những gì mà David đã làm.
PHƯƠNG THUỐC CHỮA CHO GÁNH NẶNG (Thi thiên 55:16-17, 22)
Sau cùng, David đã lăn gánh nặng của mình chất lên hai bờ vai của Chúa.
“Còn tôi kêu cầu cùng Đức Chúa Trời, Đức Giê-hô-va ắt sẽ cứu tôi. Buổi chiều, buổi sáng, và ban trưa, tôi sẽ than thở rên siếc; Ngài ắt sẽ nghe tiếng tôi… Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công bình bị rúng động” (các câu 16-17, 22).
Khi chúng ta cẩn thận xem xét mấy câu nầy, chúng ta khám phá ra rằng có điều chi đó Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải làm theo, và có việc gì đó rất tuyệt vời mà Ngài hứa làm cho chúng ta.
NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA LÀM
Chúng ta bắt đầu nhìn thấy sự hồi phục của David khi ông trở lại với thói quen cầu nguyện vào: “buổi chiều, buổi sáng và ban trưa” (câu 17) – có lẽ là những thì giờ theo truyền thống cho sự cầu nguyện trong đời sống của tuyển dân Đức Chúa Trời (xem Đaniên 6:10). Ông cầu nguyện theo thói quen của mình từ thuở thơ ấu.
Nổi khuây khỏa từ hai đầu gánh nặng phản bội và loạn nghịch đã đến khi David quì gối xuống trong sự cầu nguyện và trao gánh nặng của ông cho Đức Giêhôva.
Vị Mục sư và giáo sư dạy Kinh thánh là Chuck Swindoll có một phương thức rất đặc biệt dạy dỗ dân sự trao gánh nặng của họ cho Chúa. Bất cứ khi nào ông hướng dẫn những tour đến Đất Hứa, ông dừng lại tại Biển Galilê, ở đó cả nhóm sẽ lên một chiếc thuyền trên một chuyến đi dài 9 dặm băng ngang qua biển. Trước khi lên thuyền, ông yêu cầu mọi người lượm một hòn đá rồi xem nó là biểu tượng cho cái gánh nặng nhất trên tấm lòng của họ trong ngày ấy. Nửa đường băng ngang qua Biển Galilê, họ thả cái neo xuống, ở đó Swindoll yêu cầu họ quăng gánh nặng của họ (hòn đá) xuống nước. Khi người ta từ tour ấy về nhà, họ thường nhắc tới giây phút ấy là giây phút lý thú nhất của họ.
“Trao gánh nặng” có ý nói tới điều gì vậy? Bảng phù dẫn liệt kê ra nhiều từ Hybálai được dịch là “trao”. Từ ngữ ở Thi thiên 55:22 là từ shalak. Sách phù dẫn của Strong có một chú thích rất hay về từ nầy có lẽ đề cập tới loài chim bồ nông vì cách thức nó lao mình xuống biển đặng bắt lấy con mồi của nó.
Khi tôi có mặt ở bờ biển Florida nằm về phía Vịnh Mexico, tôi đã nhìn thấy điều nầy diễn ra hàng chục lần. Con chim bồ nông bay lượn thật thoải mái trên vùng nước xanh lơ của vịnh. Thế rồi nó lao mình xuống nước với sự buông thả và cố ý. Đúng là một hình ảnh nói tới cách Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tiếp cận Ngài trong sự cầu nguyện!
Phierơ gây vang dội lời lẽ của tác giả Thi thiên (55:22) trong lời mời kỳ diệu của ông được thấy ở I Phierơ 5:7: “lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em”.
David gọi đấy là “gánh nặng” và Phierơ mô tả đấy là một sự “săn sóc”. Thú vị thay, chữ “gánh nặng” của David tác giả Thi thiên được sử dụng chỉ một lần trong Cựu Ước, và nó có ý nói tới: “những gì sự tể trị của Đức Chúa Trời đã đem vào trong đời sống của bạn lại là gánh nặng hiện tại của bạn”. Chúng ta biết rằng đối với David đó là mất mát và phản bội. Còn đối với hàng độc giả của Phierơ, nó đề cập tới những thử thách mà họ sẽ nếm trải trong cuộc linh trình tản lạc.
Đâu là gánh nặng của bạn hôm nay? David và Phierơ sẽ khuyên bạn nên trao nó cho Đức Giêhôva.
Có một hình ảnh thật đẹp về điều nầy trong quyển Thiên Lộ Lịch Trình do John Bunyan viết. Nhân vật chính, là Cơ đốc nhân, thực hiện chuyến hành trình từ Thành Hủy Diệt đến Thành của Đức Chúa Trời. Khi câu chuyện mở ra và chúng ta gặp Cơ đốc nhân, một thợ hàn nồi, chúng ta để ý thấy anh ta có một gánh nặng trên lưng của mình. (Một thợ hàn nồi mang cái đe 60 cân trên lưng để sử dụng trong công việc của mình để gò các thứ đồ dùng kim loại). Đây là câu chuyện nói tới giây phút kỳ diệu chỉ ra sự biến đổi của Cơ đốc nhân khi gánh nặng của anh ta vừa rơi xuống:
Giờ đây trong chiêm bao tôi nhìn thấy một con đường dẫn lên cao mà Cơ đốc nhân phải bước đi được bảo bọc một bên là bức tường, bức tường ấy được gọi là Sự Cứu Rỗi. Vì thế, con đường mà Cơ đốc nhân phải chạy tới không phải là không có khó khăn vì gánh nặng ở trên lưng mình.
Anh ta cứ chạy cho tới chừng đến tại một ngọn đồi, và trên đó đứng sừng sững một cây thập tự, và ở chân đồi là một ngôi mộ. Vì vậy tôi thấy trong chiêm bao, giống như Cơ đốc nhân đã đến tại thập tự giá, gánh nặng của anh ta tuột khỏi vai rồi rơi xuống khỏi lưng anh ta, và cứ tiếp tục như thế cho tới chừng nó rớt xuống ngay cửa ngôi mộ, nó nằm ở đó và tôi không còn nhìn thấy nó nữa.
Khi ấy Cơ đốc nhân rất đỗi vui sướng và nhẹ nhõm ở trong lòng rồi buộc miệng thốt ra với sự vui vẻ: “Ngài đã ban cho tôi được yên nghỉ qua sự buồn rầu của Ngài, và sự sống qua cái chết của Ngài”. Anh ta đứng đó một hồi lâu để nhìn xem và lấy làm lạ, vì cái điều gây kinh ngạc cho anh ta, ấy là bối cảnh thập tự giá đã làm nhẹ đi gánh nặng của anh ta. Anh ta đứng nhìn và nhìn xem mãi cho đến chừng hai hàng nước mắt tuôn chảy qua đôi gò má của anh ta (Thiên Lộ Lịch Trình, Discovery House Publishers, phương pháp. 54-55).
Tôi mời bạn hãy trao “cái đe 60 cân” kia trên lưng của bạn cho Chúa của thập tự giá đi. Bất cứ gánh nặng của bạn là gì đi nữa, hãy trao nó cho Ngài. Bạn sẽ tìm được sự khuây khỏa và kinh nghiệm Chúa Jêsus là Đấng Mang Gánh Nặng vĩ đại nhất.
David đã học biết trao gánh nặng của ông cho Đức Chúa Trời và dường như đã thắng hơn nổi cay đắng của mình khi ông già dặn hơn. Sau đó, ông gánh chịu nổi thất vọng khác và một giấc mơ bị tiêu tán.
Ông muốn xây một đền thờ cho Đức Chúa Trời, một hành động dường hào phóng cao thượng. Nhưng Đức Giêhôva không cho phép thực hiện điều đó. Câu chuyện được thuật lại ở I Sử ký 28:2-6:
“Vua Đa-vít đứng dậy nói rằng: Hỡi các anh em và dân sự ta, hãy nghe! Ta đã có ý xây cất một cái đền an nghỉ cho hòm giao ước của Đức Giê-hô-va, cho cái bệ chân của Đức Chúa Trời chúng ta; ta đã sắm tài liệu cho sẵn đặng cất. Nhưng Đức Chúa Trời phán với ta rằng: Ngươi chớ cất đền cho danh ta, vì ngươi là một tay chiến sĩ, đã đổ huyết ra nhiều. Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có chọn ta từ trong cả nhà cha ta, làm vua Y-sơ-ra-ên đời đời (vì Ngài đã chọn Giu-đa làm trưởng, và trong nhà Giu-đa, chọn nhà của cha ta; còn trong các con trai của cha ta, Ngài vui lòng chọn ta, lập ta làm vua trên cả Y-sơ-ra-ên). Vả, Đức Giê-hô-va có ban cho ta nhiều con trai; trong các con trai ấy Ngài đã chọn Sa-lô-môn, con trai ta, đặt ngồi trên ngôi nước Đức Giê-hô-va, đặng cai trị Y-sơ-ra-ên. Ngài phán với ta rằng: Sa-lô-môn, con trai của ngươi, sẽ cất cái đền và các hành lang của ta; vì ta đã chọn nó làm con trai ta, và ta sẽ làm cha nó”.
Đây là một câu chuyện rất quan trọng. Đức Giêhôva đã đổi lời cầu xin muốn xây dựng của David thành một lời hứa lo xây dựng của Đức Chúa Trời – không phải một cái đền mà là một Vương quốc. Vương quốc thuộc triều đại David nầy được hứa cho sẽ kéo dài cho đến thời của Đấng Mêsi, Ngài sẽ ngồi trên ngôi của David tổ phụ Ngài.
Nhưng còn nhiều nữa. David đã tỏ ra ông học biết thế nào từ sự cay đắng trong quá khứ? Hãy đọc thêm một chút nữa đi. David đã ban cho Solomon con trai ông ơn phước của ông (28:9), mọi kế hoạch (câu 11), tiền bạc (các câu 14-19), động lực (câu 20), và những lời cầu nguyện của ông (29:11-19). Những gì ông đã không trao cho Ápsalôm, ông đã học biết phải trao nó cho Solomon con trai ông.
David tỏ ra cho chúng ta thấy rằng nổi cay đắng có thể thắng hơn và những sự thất vọng có thể bị chinh phục. Sau cùng, ông đến với chỗ trao gánh nặng của mình cho Đức Chúa Trời với sự từ bỏ và với một tấm lòng tràn đầy hy vọng.
Xuất phát từ kinh nghiệm ấy và lời cầu nguyện được nhậm, David chia sẻ với chúng ta những gì Đức Chúa Trời muốn làm vì ích cho chúng ta.
NHỮNG ĐIỀU ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM
Ngài nâng đỡ chúng ta: “Ngài sẽ nâng đỡ ngươi” (Thi thiên 55:22a).
Lời hứa của Đức Chúa Trời không phải là dời gánh nặng đi. Có khi Ngài dời nó đi, nhưng lời hứa ở đây là nâng đỡ chúng ta – để nhìn thấy chúng ta vượt qua.
Ápsalôm vẫn giận dữ đối với cha mình rồi tập trung những kẻ chịu theo mình lại, song Đức Chúa Trời đã nâng đỡ tâm linh của David.
II Samuên 16-17 ghi lại chiến lược của Ápsalôm muốn bắt lấy và giết chết cha ruột mình. Câu chuyện nghe giống như chơi một bàn cờ vậy. David đến tại một ngôi làng nhỏ nằm bên bờ kia của sông Giôđanh, gọi là Mahanaim. Và Đức Chúa Trời thúc giục một vài dân làng tử tế và biết săn sóc trở thành nhưng người nâng đỡ cho David. Đây là những điều họ đã làm:
“Khi Đa-vít đã đến Ma-ha-na-im, thì Sô-bi, con trai Na-hách, quê ở Ráp-ba, là thành của dân Am-môn, với Ma-ki, con trai A-mi-ên ở thành Lô-đê-ba, và Bát-xi-lai, người Ga-la-át, ở thành Rô-ghê-lim, đều đem cho Đa-vít và cho cả dân theo người những giường, chén, chậu đất, lúa mì, lúa mạch, bột mì, hột rang, đậu, phạn đậu, và các thứ hột rang khác, mật ong, mỡ sữa, con chiên, và bánh sữa bò, đặng cho Đa-vít và đạo quân người ăn; vì chúng nói rằng: Dân sự đã đói khát và mệt nhọc trong đồng vắng” (II Samuên 17:27-29).
Không một ai ngày nay biết về dân sự hay địa điểm được nhắc tới trong phân đoạn Kinh thánh nầy. Nhưng David thì nhớ. Và bạn sẽ nhớ những người mà Đức Chúa Trời sử dụng làm hạng người nâng đỡ của Ngài khi bạn ở trong đồng vắng của mình và nhận được sự trợ giúp. Bạn sẽ không bao giờ quên tên tuổi hay lòng tử tế của họ.
Từ ngữ đặc biệt nói tới nâng đỡ trong Thi thiên 55:22 cũng được sử dụng trong hai phân đoạn Cựu Ước sau đây, và mỗi chỗ đó cung ứng thêm cho chúng ta sự hiểu biết về cách thức Đức Chúa Trời nâng đỡ chúng ta.
Êli trong đồng vắng – Vị tiên tri đã kinh nghiệm Đức Chúa Trời làm thỏa mãn mọi nhu cần của ông. Hãy chú ý cụm từ “lo nuôi” trong câu 9, cụm từ nầy có thể được dịch là “nâng đỡ”.
“Bấy giờ, có lời của Đức Giê-hô-va phán dạy Ê-li rằng: Hãy chổi dậy, đi đến Sa-rép-ta, thành thuộc về Si-đôn, và ở tại đó; kìa, ta đã truyền cho một người góa bụa ở thành ấy lo nuôi ngươi”.
Nước từ khe Kêrít và bánh từ bầy quạ đã trợ giúp trong một thời gian ngắn, nhưng rồi dòng khe đã cạn khô đi (các câu 3-7). Vì vậy Đức Chúa Trời bảo Êli sang xứ Sarépta ở Siđôn, tại đó ông sẽ được săn sóc bởi một người đàn bà góa. Tôi dám chắc Êli đang trông mong một bà góa giàu có, nhưng Đức Chúa Trời lại dẫn ông đến với một người đàn bà thiệt là nghèo, bà ta đang ở trong quá trình lo nhặt củi để dọn một bữa ăn sau cùng ở trên đất cho bản thân và cho đứa con trai của bà ta (câu 12).
Khi Êli hỏi xin bà góa kia một chút nước và một miếng bánh, bà ta kể cho ông nghe về hoàn cảnh tuyệt vọng của mình. Bà ta chỉ còn một chút bột trong vò và một chút dầu ở trong bình – chỉ đủ cho hai cái bánh nhỏ, nhưng không đủ cho ba cái.
Nhưng Êli cứ khăng khăng, ông chỉ nói:
“Chớ sợ chi, hãy trở về, làm y như ngươi đã nói; song trước hãy dùng bột ấy làm cho ta một cái bánh nhỏ, rồi đem ra cho ta; kế sau ngươi sẽ làm cho ngươi và cho con trai ngươi” (câu 13).
Lời lẽ mới nghe qua tưởng chừng như sự ích kỷ vô độ nằm về phía Êli, thay vì thế đấy là một cơ hội để giới thiệu người đàn bà góa nầy cho Đức Chúa Trời. Bà ta sẽ nhìn thấy quyền năng làm phép lạ của Ngài và bằng chứng về tình yêu và sự săn sóc của Ngài dành cho Êli và cho gia đình của bà ta. Tuy nhiên, câu chuyện không nói gì nhiều về bản thân bà góa ấy như nó nói nhiều về Đức Chúa Trời đang hành động qua bà góa đó để làm thỏa mãn các nhu cần của vị tiên tri.
Cách đây nhiều năm, tôi đã nổ lực để kiếm được một cấp độ thiêng liêng ở thần học viện trong 1 thay vì 2 năm. Đây là khoảng thời gian – một luận đề phải viết ra, một công tác trong lớp học phải hoàn tất, một công việc 35 giờ một tuần trong xí nghiệp để chu cấp cho vợ và đứa con 2 tuổi của tôi. Khi ấy cha tôi gọi đến và đưa ra lời đề nghị đáng kinh ngạc: “Hãy bỏ đi công việc kiếm tiền, mà hãy viết luận đề, ba sẽ gửi cho con một ngân phiếu mỗi tuần cho tới chừng con tốt nghiệp”.
Tôi rời bỏ việc làm kia, cha tôi đã gửi cho tôi những tờ ngân phiếu, và tôi đã hoàn tất học vị của mình. Ở lễ tốt nghiệp, tôi nói với cha tôi: “Bằng cấp nầy thuộc về ba nhiều hơn là thuộc về con”. Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho ông và cho tôi – một sự nhắc nhớ Đức Chúa Trời đã nâng đỡ chúng tôi trong các phương thức thật lạ lùng.
Con cái Israel trong đồng vằng – Từ ngữ “nâng đỡ” cũng được dùng trong Nêhêmi 9:21. Ở đây nhắc tới sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài khi họ còn phiêu bạt trong đồng vắng.
“Phải, Chúa nuôi dưỡng chúng bốn mươi năm trong đồng vắng: chúng chẳng thiếu thốn chi cả; quần áo chúng không cũ rách, và chân chúng chẳng phù lên” (cũng xem Phục truyền luật lệ ký 29:5).
Đức Chúa Trời về mặt siêu nhiên đã tiếp trợ đồ ăn cho tuyển dân của Ngài trong 40 năm! Đồ ăn ấy được gọi là mana – bánh xuống từ trời.
“Lớp sương đó tan đi, trên mặt đồng vắng thấy có vật chi nhỏ, tròn, như hột sương đóng trên mặt đất. Khi dân Y-sơ-ra-ên thấy, bèn hỏi nhau rằng: Cái chi vậy? Vì chẳng biết vật đó là gì. Môi-se bèn nói cùng dân sự rằng: Ấy là bánh mà Đức Giê-hô-va ban cho các ngươi làm lương thực đó” (Xuất Êdíptô ký 16:14-15).
Trong 40 năm, khoảng 11 chén (1 ôme, đơn vị đo lường Do thái cổ = 3,5 lít) mana được tiếp trợ theo cách thiêng liêng mỗi ngày cho từng người trên chuyến hành trình trong đồng vắng (câu 16). Giăng 6:32-33 bảo đảm với chúng ta rằng bánh trong 40 năm nầy được phát ra từ lò bánh thiên thượng của Đức Chúa Trời.
Tôi có một người bạn thân cũng nhập trường Thần học sau tôi một thời gian ngắn. Ông và vợ ông cùng ba đứa con phải sống một cuộc sống cầm hơi trong khi ông còn ở trong trường. Để chu cấp cho gia đình ông, ông có một việc làm giống như thư ký bàn giấy ở một nhà nghỉ địa phương kia.
Ngày nọ, ông đã đi bộ 3 dặm đường để đi làm vì chẳng có tiền để đổ xăng. Lời lẽ ông nói với vợ mình là: “Nói cho anh biết xem người đưa thư có đem đến bức thư nào không?” Bức thư đã đến, song chẳng có tiền bạc chi cả. Khi đến giờ ăn, vợ ông dọn mấy cái đĩa ra bàn, dù họ chẳng có chút thức ăn nào hết. Bà ấy nhóm ba đứa con lại quanh chiếc đàn dương cầm cũ kỷ kia và họ hát lên bài thánh ca: “Chúa Sẽ Lo Toan”.
Câu thứ ba là một sự thách thức cho họ phải hát lên: “Dầu gặp rèn thử đau đớn đến đâu, nhờ Chúa lo liệu châu toàn”.
Ngay lúc đó, có tiếng gõ cửa nơi ngôi nhà lưu động của họ. Cô dâu mới cưới từ ngôi nhà kế bên đứng đó với một tô mì ống thật to. Với nổ lực đầu tiên khi nấu món mì ống, cô ấy đã dùng đến hai cân dành cho hai người. Cô ấy hỏi: “Quí vị có thể dùng một ít không?” Họ có thể dùng đấy!
Đức Chúa Trời hay nâng đỡ của chúng ta một lần nữa thành tín lo săn sóc con cái của Ngài! Lời lẽ của Vua David lại thành thật rung lên: “Trước tôi trẻ, rày đã già, nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ, hay là dòng dõi người đi ăn mày” (Thi thiên 37:25).
Ngài làm cho chúng ta được ổn định. “Ngài sẽ chẳng hề cho người công bình bị rúng động” (Thi thiên 55:22b).
Từ ngữ Hybálai “bị rúng động” được dịch từ một số phương thức trong Cựu Ước để giúp chúng ta thu nhận được một hình ảnh rõ nét về lời hứa. Đức Chúa Trời sẽ không để cho con cái Ngài bị chao đảo, trượt té, hay bị rúng động.
Thật là nâng đỡ khi nhìn vào một Thi thiên khác mà David đã sáng tác trong thời kỳ đầy căng thẳng nầy của cuộc sống. Đề tựa của Thi thiên 3 chép như sau: “Thơ David làm, khi người trốn khỏi Ápsalôm, con trai người”. Ông viết:
“Đức Giê-hô-va ôi! kẻ cừu địch tôi đã thêm nhiều dường bao! Lắm kẻ dấy lên cùng tôi thay! Biết bao kẻ nói về linh hồn tôi rằng: Nơi Đức Chúa Trời chẳng có sự cứu rỗi cho nó. Nhưng, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là cái khiên chở che tôi; Ngài là sự vinh hiển tôi, và là Đấng làm cho tôi ngước đầu lên. Tôi lấy tiếng tôi mà kêu cầu Đức Giê-hô-va, từ núi thánh Ngài đáp lời tôi. Tôi nằm xuống mà ngủ; Tôi tỉnh thức, vì Đức Giê-hô-va nâng đỡ tôi. Tôi sẽ không nao muôn người vây tôi khắp bốn bên. Hỡi Đức Giê-hô-va, hãy chỗi dậy; Hỡi Đức Chúa Trời tôi, hãy cứu tôi! Vì Chúa đã vả má các kẻ thù nghịch tôi, và bẻ gãy răng kẻ ác. Sự cứu rỗi thuộc về Đức Giê-hô-va. Nguyện phước Ngài giáng trên dân sự Ngài!”
Trong tám câu nầy, chúng ta khám phá ra quyền năng làm cho vững vàng của Đức Chúa Trời chúng ta khi mọi nền tảng của cuộc sống bị lay chuyển. Đức Chúa Trời là:
Cái khiên của chúng ta
Sự vinh hiển của chúng ta
Đấng làm cho chúng ta ngước đầu lên
Đấng Nâng Đỡ của chúng ta
Đấng cứu tinh của chúng ta.
Bất luận Ápsalôm có tập trung một đạo quân đông đảo dường nào đi nữa, David đã có Đức Chúa Trời mình.
Khi chúng ta kinh nghiệm những thời kỳ thử thách, một thế giới nhiều người lân cận, người bà con, và bạn cùng làm việc đang quan sát, họ chờ đợi xem xét thực tại lòng tin cậy của chúng ta nơi Đức Chúa Trời. Những con người có lòng nghi ngờ trong thời hiện tại nầy có thể nói chẳng có sự vùa giúp nào nơi Đức Chúa Trời của chúng ta, nhưng chúng ta có thể tin cậy vào lời lẽ của David: “Sự cứu rỗi thuộc về Đức Giê-hô-va” (câu 8).
Tôi thích lời bình của nhà văn W. Graham Scorggie về David ở Thi thiên 3:
“Làn sóng đe dọa áp đảo David đang lớn lên theo khối lượng và xung lượng; lý tưởng của ông bị coi là vô vọng rồi. Tuy nhiên, lòng tin cậy của ông nơi Đức Chúa Trời không lay chuyển. Dường như ông là mục tiêu cho những mũi tên của các bạn hữu giả dối, nhưng Đức Giêhôva là cái khiên của ông; dường như ông bị rơi vào chỗ tăm tối, song Đức Giêhôva là sự vinh hiển cho ông; người ta muốn hạ ông xuống, nhưng Đức Giêhôva lại nhấc ông lên cao”.
Trong Tân ước, sứ đồ Phaolô chỉ cho chúng ta thấy quyền năng làm cho vững vàng của Đức Chúa Trời khi ông viết ở II Côrinhtô 4:7-9: “Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi. Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất”.
Tôi hiệp với David và Phaolô trong sự cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng ta được vững lòng. Tôi mới vừa tổ chức kỷ niệm 50 năm trong chức vụ hầu việc Chúa. Bởi ân điển của Ngài, tôi đã làm quản nhiệm 10 Hội thánh và đã phục vụ trên công trường truyền giáo. Trên chuyến linh trình nầy với Đức Chúa Trời, tôi đã nếm trải nhiều căng thẳng, tuy nhiên gia đình tôi và tôi luôn được giữ gìn bởi năng quyền vững chãi của Đức Chúa Trời. Ngài đã gìn giữ chúng tôi bằng nhiều phương thức thật đáng ghi nhớ.
Cách đây một số năm, tôi đến thăm một số nhân sự Cơ đốc đang phục vụ ở vùng Trung đông, một trong những địa điểm khó khăn nhất trên thế giới để phục vụ Ngài. Chúng tôi đã đến để cung ứng sự quan tâm và tư vấn. Tôi định giảng dạy Thi thiên 55 vào sáng thứ Sáu. Nhưng vào tối thứ Năm, vợ tôi và tôi nhận được điện thoại từ một trong mấy đứa con gái của chúng tôi. Tôi có thể thuật lại bởi ấn tượng trên gương mặt của vợ tôi sau khi nghe được các tin tức đầy rối rắm. Con trai của con gái tôi (cháu ngoại của tôi), nó vốn chậm học nói, vừa được chẫn đoán với “các vấn đề suy nghĩ liên quan đến nhận thức”.
Một tá câu hỏi chạy đua trong lý trí của chúng tôi. “Điều nầy có ý nói gì về tương lai của nó?” “Nó sẽ được giúp đỡ bằng cách nào đây?” Chúng tôi đã cầu nguyện suốt đêm hôm ấy và trao mọi gánh nặng cho Chúa. Sáng hôm sau, chúng tôi cảm thấy được nâng đỡ bởi Đức Chúa Trời và gánh nặng của chúng tôi được cất đi. Và tôi ý thức rằng giờ đây tôi có thể giảng dạy Thi thiên 55, vì tôi đã có một tiên vị mới về quyền năng nâng đỡ và làm cho vững chãi của Ngài.
Tôi không biết loại gánh nặng nào mà bạn đang mang lấy hôm nay. Trong Thi thiên 55, Vua David đã phấn đấu với một đứa con loạn nghịch và sự phản bội của một người bạn chí thân. Mặc dù gánh nặng của bạn có thể khác hơn gánh nặng mà David đang kinh nghiệm, bạn cũng cảm thấy giống như muốn bỏ chạy đi vậy. Bạn ao ước ngồi vào chiếc xe rồi lái đi đâu đó – bất cứ chỗ nào! Bạn chỉ muốn tránh thoát sự căng thẳng đang áp đảo đè nặng cả tấn đá trên tấm lòng của bạn.
Có lẽ bạn đang có cùng thái độ cay đắng mà Vua David đã thành thật nói đến. Có thể cơn giận và cay đắng là hai bạn đồng hành của bạn mỗi ngày. Bạn không thể lay động được thái độ đó.
Bước thứ nhứt trong sự chữa lành là thành thật. Sau khi đạt tới điểm mà ở đó bạn sẽ dỡ gánh nặng xuống khỏi vai mà mình đã mang lấy trong một thời gian rồi chất trên hai bờ vai rộng của Cha thiên thượng của bạn.
Hết thảy chúng ta đều đang ở trên một chuyến linh trình. Khi chúng ta mang một gánh nặng, lời hứa tuyệt diệu của Đức Chúa Trời muốn nâng đỡ chúng ta là điều chúng ta mong đợi và là những gì chúng ta có cần. David đã viết: “Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi” (Thi thiên 55:22). Đấy là những gì David đã làm. Bạn cũng có thể làm như thế đấy.
TẤM GƯƠNG CAO CẢ NHẤT
Không một chỗ nào trong Kinh thánh có nhiều nâng đỡ cho tôi trong những giờ phút tối tăm hơn câu chuyện nói tới Chúa Jêsus ở trong Vườn Ghếtsêmanê. Khi người vợ đầu tiên của tôi sắp chết vì bịnh ung thư (thành viên thứ tư trong một gia đình bốn người đối mặt với chiến trận nầy), tôi đã nghiên cứu lời cầu nguyện của Chúa Jêsus trong vườn Ghếtsêmanê.
Chúa Jêsus đã bị Giuđa phản bội, bị Phierơ chối bỏ, và bị quên lãng bởi tất cả các môn đồ Ngài. Lời cầu nguyện long trọng của Chúa Jêsus được ghi lại ở Mathiơ 26 đã giúp đỡ tôi trong nổi khổ của tôi.
Tôi thấy rằng chúng ta có thể biến những thời điểm khó khăn của mình thành ra: một là tấm gương hoặc là một cánh cửa sổ. Chúng ta có thể nắm lấy ban đêm nghịch cảnh tối tăm của mình rồi biến nó thành tấm gương để nhìn vào và sẽ thắng hơn với sự tự thương hại. Hoặc chúng ta có thể biến những thời điểm khó khăn của mình thành một cánh cửa sổ để nhìn qua đó.
Tấm gương tỏ ra chúng ta; cánh cửa sổ cho chúng ta thấy thế gian đầy dẫy với hạng người đang bước đi trên cùng một con đường. Trong II Côrinhtô 1:3-4, ở đây chép:
“Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi. Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhơn sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!”
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào lời cầu nguyện của Chúa Jêsus và khám phá ra thể nào Ngài đã trao gánh nặng của mình cho Cha của Ngài. Rồi chúng ta có thể noi theo gương của Ngài khi chúng ta bị áp đảo và khi chúng ta giúp yên ủi cho nhiều người khác.
Lời cầu xin giải cứu của Chúa Jêsus:
Chúa Jêsus đã ở trong chỗ buồn khổ sâu sắc, và Ngài trước tiên đã cầu xin cất đi cái chén đau khổ ấy. Đây là chỗ khởi đầu cho hết thảy chúng ta. Chúng ta cầu xin sự giải cứu, sự phóng thích và tránh thoát. Ở Mathiơ 26:39, chúng ta đọc:
“Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha”.
Lời cầu xin chấp nhận của Chúa Jêsus:
Lời cầu nguyện đầu tiên là xin sự giải cứu, nhưng lời cầu nguyện thứ nhì là lời cầu nguyện chấp nhận. Đã có một sự thay đổi nhẹ nhàng trong lời lẽ cầu xin của Chúa Jêsus lần thứ hai Ngài cầu nguyện:
“Cha ơi! nếu chén nầy không thể lìa khỏi Con được mà Con phải uống thì xin ý Cha được nên” (câu 42).
Lời cầu xin của Chúa Jêsus xin sự tôn cao:
Cấp độ thứ ba của lời cầu nguyện là sự tôn cao. Chúa Jêsus ao ước rằng ân điển của Đức Chúa Trời sẽ được thấy ở nơi Ngài và Cha Ngài sẽ được tôn vinh hiển.
Có một chỗ khác trong các sách Tin Lành, ở đó Chúa Jêsus đã cầu nguyện về thập tự giá. Lời cầu nguyện ấy ở Giăng 12:27-28:
“Hiện nay tâm thần ta bối rối; ta sẽ nói gì?… Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ nầy! nhưng ấy cũng vì sự đó mà Con đến giờ nầy! Cha ơi, xin làm sáng danh Cha! Bấy giờ có tiếng từ trên trời phán xuống rằng: Ta đã làm sáng danh rồi, ta còn làm cho sáng danh nữa!”
Chúng ta cũng có thể trao gánh nặng của mình cho Chúa và giúp nhiều người khác làm theo như thế nữa. Nguyện ao ước sâu sắc nhất của chúng ta phải là ân điển của Đức Chúa Trời sẽ được thấy rõ nơi chúng ta và Ngài sẽ được làm cho sáng danh trong những thời điểm đầy căng thẳng của chúng ta.
MỘT NGƯỜI ĐÃ BỎ CHẠY
Aurelio đã từ Cuba đến nước Mỹ chạy theo: “Giấc Mơ Hoa Kỳ”. Anh định cư ở California rồi thiết kế một ngôi nhà dành cho chó để bán. Anh bán hàng ngàn ngôi nhà đó. Sau mấy năm, anh ta bán chỗ làm ăn của mình lấy 62 triệu USD.
Ngay cả với số tiền đó, Aurelio đã xưng rằng anh ta có một chỗ trống ở trong tấm lòng của mình. Mặc dù anh không phải là một người tôn giáo, anh ta và vợ đã ghi danh cho mấy đứa con của họ vào một trường Cơ đốc. Và đấy là lúc vị hiệu trưởng có tên là Randy đã bước vào đời sống của anh.
Khi dự điểm tâm vào một sáng kia, Randy hỏi Aurelio anh nghĩ gì về Chúa Jêsus. Anh đáp rằng Chúa Jêsus đã chào đời trong dịp Lễ Giáng Sinh và đã chết vào dịp Lễ Phục Sinh.
Aurelio đã bỏ chạy khỏi cuộc sống ở Cuba và giờ đây đang tháo chạy khỏi các nan đề về hôn nhân. Randy mời anh ta chạy đến với Chúa Jêsus, là Đấng đã chịu chết cho anh ta và có quyền tha thứ cho anh ta.
Aurelio xây lại với Đấng Christ, và ngày nay anh ta trở lại với công việc làm ăn. Nhưng lần nầy anh ta ở trong công việc được gọi là “việc của Chúa”. Cửa hiệu C28 của anh (Côlôse 2:8: “Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết học và lời hư không, theo lời truyền khẩu của loài người, sơ học của thế gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng”) nằm trong các siêu thị trên khắp nước Mỹ. Và đôi lúc Aurelio hướng dẫn một khách hàng đến với Chúa Jêsus.
Chúa ban cho Aurelio lời mời gọi nầy, và lời mời ấy cũng được mở rộng ra đến với bạn nữa đấy:
“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ”.
Khi nào bạn cảm thấy muốn bỏ chạy, thay vì thế hãy chạy đến với Chúa Jêsus, giống như Aurelio đã làm vậy. Hãy tin cậy Ngài, và nhận lãnh ân ban sự sống đời đời mà Ngài đang hiến cho bạn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét