Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Khải huyền 6:9-17: "HAI THẾ GIỚI ĐANG CẦU NGUYỆN"



Khải huyền 6:9-17
HAI THẾ GIỚI ĐANG CẦU NGUYỆN
Phần giới thiệu: Khi chúng ta tiếp tục qua sách Khải huyền, chúng ta chỉ bắt đầu xử lý với các biến cố có liên quan tới Kỳ Đại Nạn. Khi chúng ta hiểu rõ điều đó, thời kỳ kinh khiếp nầy và sự phán xét sẽ không bắt đầu cho đến lúc Hội thánh đã được cất lên khỏi thế gian trong Sự Cất Lên. Kỳ Đại Nạn bản thân nó là khoảng thời gian 7 năm được chia ra thành hai phần, mỗi phần ba năm rưỡi. Nửa phần đầu được biết là cơn hoạn nạn và nửa phần sau là Kỳ Đại Nạn.
Trong hai bài nghiên cứu vừa qua, chúng ta đã nhìn vào phần đầu tiên trong bốn cái ấn phán xét sẽ giáng xuống thế gian. Chúng ta đã nhìn thấy sự dấy lên của Antichrist, và các cuộc chiến tranh hầu đến, đói kém và dịch lệ sẽ đòi sinh mạng của ¼ cư dân của đất. Bốn cái ấn đầu tiên xử lý với phần đầu đại nạn ba năm rưỡi. Hai cái ấn chúng ta sẽ xem xét hôm nay xử lý với phần ba năm rưỡi sau của Kỳ Đại Nạn.
Y như bạn đã nhìn biết, sách Khải huyền không được viết ra theo thứ tự niên đại. Các biến cố không nhất thiết nằm theo trình tự mà chúng được viết ra trong đó. Các biến cố của quyển sách nầy gối lên nhau về thời gian. Khi chúng ta tiếp tục lướt qua quyển sách, chúng ta sẽ nhìn vào các biến cố gối lên nhau tùy theo thời điểm.
Trong những câu Kinh thánh của chúng ta hôm nay, chúng ta nhìn thấy có một sự năng động rất bất thường. Chúng ta nhìn thấy dân sự ở trên trời và dân sự ở trên đất đang cầu nguyện. Chúng ta nhìn thấy cả hai: thánh đồ và tội nhân đều dấn thân vào công việc cầu nguyện. Chúng ta muốn nghiên cứu hai cái ấn phán xét hôm nay. Khi chúng ta nghiên cứu, tôi muốn nói cho bạn biết về một cặp biến cố sẽ diễn ra trong phần sau của Kỳ Đại Nạn. Tôi muốn rao giảng trong một lúc về Hai Thế Giới Đang Cầu Nguyện.
Có thể bạn nghĩ rằng Kỳ Đại Nạn sẽ là một khoảng thời gian không có sự cầu nguyện và sinh hoạt tôn giáo. Chúng ta sắp sửa nhìn thấy sự thực ngược lại thế. Sẽ có cầu nguyện ở trên trời và sẽ có cầu nguyện ở trên đất. Buổi nhóm cầu nguyện long trọng nhất của lịch sử sẽ diễn ra trong phần sau của Kỳ Đại Nạn, khi thánh đồ và tội nhân như nhau, họ cất giọng lên trong sự cầu nguyện. Chúng ta hãy xem xét Hai Thế Giới Đang Cầu Nguyện.
I. THÁNH ĐỒ Ở BÌNH AN TRONG KỲ ĐẠI NẠN (các câu 9-11)
(Minh họa: Khi mấy câu nầy mở ra cho chúng ta, chúng ta trở lại trên Thiên đàng và chúng ta được tỏ cho thấy một bối cảnh về linh hồn đang ở dưới bàn thờ. Có đôi ba việc ở đây xứng đáng cho chúng ta phải để ý đến.
+ Khi Môise được dặn dò phải xây Đền Tạm, ông cần phải xây đền ấy theo khuôn mẫu nhiều việc ở trên trời, Hêbơrơ 8:5. Nói khác đi, Môise đã xây dựng một bàn thờ để con sinh bị giết ở đó. Bàn thờ ấy chỉ là một hình bóng của bàn thờ ở trên trời. Mọi sự Môise đã xây dựng đều dành cho sự thờ phượng của người Hêbơrơ chỉ là hình bóng của những gì thực sự có ở trên trời. Khi mấy câu nầy nói cho chúng ta biết có nhiều linh hồn ở dưới bàn thờ ở trên trời, họ muốn nói điều chi họ phải nói!
+ Những linh hồn nầy là những người đã dâng mạng sống của họ cho lý tưởng của Đấng Christ. Khi một chiên con bị giết trên bàn thờ, huyết và tro sẽ là một bằng chứng cho sự hy sinh của nó. Giờ đây, giống như một chiên con bị hy sinh, những linh hồn nầy mang lấy dấu chứng cho sự hy sinh của chính họ.
+ Những linh hồn nầy ở dưới bàn thờ, họ phá hủy hoàn toàn hai giáo lý chính đã được dạy trong thời của chúng ta. Thứ nhứt, họ gạt bỏ tư tưởng nói tới “linh hồn ngủ”. Những linh hồn nầy không nằm trong mồ mả với thân xác chờ đợi sự phục sinh. Họ có mặt ở trên trời. Họ tỉnh thức và đang trò chuyện. Họ rất sống động và đang ở trong sự hiện diện của Chúa. Ngợi khen Đức Chúa Trời, khi những người thân của chúng ta qua đời, khi chúng ta qua đời, chúng ta không đến với mồ mả! Chúng ta được đem lên ở với Cứu Chúa của chúng ta. Những linh hồn không vào trong mồ mả! Họ, một là lên Thiên đàng để ở với Chúa, hoặc là họ đi địa ngục, nương vào những gì họ đã làm với Chúa Jêsus!
Giáo lý khác bị đánh hạ bởi mấy câu nầy là giáo lý nói tới sự “chuộc lỗi”. Tuyệt đối không có câu Kinh thánh nào cho rằng con người đi đến một nơi có lửa để họ chuộc tội mình ở đó cả. Vì thế, khi họ đã chịu khổ đủ, họ có thể được buông tha rồi lên Thiên đàng. Đấy là sự xằng bậy vô tín của Công giáo LaMã! Chẳng có một nền tảng nào theo Kinh thánh cho một giáo lý như thế cả.
Thực vậy, Kinh thánh rất là trong sáng! Chẳng có bốn địa điểm để đi đến khi bạn qua đời đâu. Nếu chúng ta nghe theo con người, chúng ta sẽ tin rằng chúng ta có thể lên thiên đàng, địa ngục, nơi chuộc lỗi hay mồ mả. Kinh thánh nói rõ khi sự chết đến; chỉ có hai nơi đến khả thi. Bạn, một là lên Thiên đàng, hoặc bạn đi Địa Ngục. Chẳng còn có một sự lựa chọn nào khác nữa! (Minh họa: Tại sao tôi lại giảng về Địa Ngục!)
+ Với các tư tưởng ấy trong trí, chúng ta hãy nhìn vào mấy câu nầy trong vài phút xem.
A. Sự hy sinh của họ (câu 9) – Đây là một đoàn đông những người đã bị “giết” vì “vì đạo Đức Chúa Trời và vì lời chứng họ đã làm”. Chữ “chịu giết” có ý nói tới “làm thịt, hay giết thịt”. Đây là những người đã tin theo Chúa Jêsus sau Sự Cất Lên của Hội thánh. Những người nầy đã dâng mạng sống của họ cho Chúa Jêsus. Họ cứ giữ sự làm chứng của họ và giữ theo sự làm chứng của Kinh thánh. Ngay cả sự đe dọa chết chóc không thể khiến cho họ lui đi được.
Phải, sẽ có những người được cứu trong Kỳ Đại Nạn. Kinh thánh cho chúng ta biết một đội quân giáo sĩ người Do thái sẽ phủ lấy địa cầu lo rao giảng Tin Lành nói tới Nước Trời. Các vị giáo sĩ nầy sẽ nhìn thấy một đoàn dân đông không ai đếm được đến với đức tin nơi Chúa Jêsus. Chúng ta sẽ bắt đầu nhìn vào các biến cố nầy trong phần nghiên cứu tới đây của chúng ta. Thật là xứng đáng khi để ý đến những người chưa hề nghe Tin lành sẽ có cơ hội được cứu trong thời buổi ấy, II Têsalônica 2:11.
Phần lớn nhiều người đến với đức tin nơi Chúa Jêsus trong khoảng thời gian nầy sẽ được kêu gọi phó mạng sống của họ cho Chúa Jêsus. Các thánh đồ trong Kỳ Đại Nạn nầy sẽ từ chối không đi theo Antichrist. Họ sẽ chối bỏ hắn cùng hệ thống của hắn. Họ sẽ bị săn lùng giống như loài chó và họ sẽ bị hành quyết vì sự họ làm chứng cho đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ.
(Minh họa: Lịch sử Hội thánh là lịch sử nói tới sự bắt bớ và sự tuận đạo. Kể từ khi Êtiên bị ném đá cho tới chết trong Công Vụ các Sứ đồ 7, nhiều triệu người đã bị án chết vì đức tin của họ nơi Đấng Christ. Từ các đấu trường của Rome cổ cho tới các trại tập trung của Đức Quốc Xã, nhiều Cơ đốc nhân luôn được kêu gọi phải trả giá về sự làm chứng của họ bằng chính huyết của họ. Dù đó là nhà tù ở nước Nga sôviết hay trong nhà ngục ở Trung Hoa hiện đại, có một giá cao gắn với đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Từ Tòa án pháp đình của người Tây ban nha cho tới cuộc xung đột ở Sudan hiện đại, các môn đồ của Chúa Jêsus đã trả một giá cao cho đức tin của họ nơi Ngài.
Chẳng có một phương cách nào chúng ta có thể nắm được tổng số những người đã chịu giết chẳng vì cớ nào khác hơn là tuyên xưng đức tin nơi Chúa Jêsus. Trải hơn 2.000 năm qua, nhiều tín đồ đã bị đóng đinh trên thập tự giá, bị thiêu sống trên giàn hỏa; bị cưa làm hai; bị trấn nước; bị ném đá; bị may trong lớp da thú đã chết để làm mồi cho thú dữ ăn thịt; bị bắn; bị đâm; bị nhốt kín trong nhà thờ rồi bị thiêu sống; bị cưỡng hiếp; bị sĩ nhục và bị hành hại.
Hoàng đế Nero đã trói các Cơ đốc nhân vào những cây cột, bao bọc họ bằng sáp rồi đặt họ trên ngọn lửa để thắp sáng cho các bữa tiệc tùng của ông ta. Hàng ngàn người đã bị giết để làm thỏa mãn tánh khát máu của người Lamã. Trong thời buổi nầy, hơn 150.000 Cơ đốc nhân ngã chết mỗi năm chỉ vì họ tin theo Chúa Jêsus! Ở Sudan, các thiếu nữ Cơ đốc bị bắt làm nô lệ tình dục bởi những người đàn ông Hồi giáo, bị cưỡng hiếp, bị đánh đập cho tới chừng họ không còn sử dụng được nữa, thế rồi họ bị giết chết. Và có nhiều việc còn tồi tệ hơn thế nữa! Ngay chính trong nước Mỹ, chúng ta đang nhìn thấy làn sóng dư luận đang xây trở lại nghịch với người tin Chúa.
Cơ đốc nhân bị chỉ điểm và bị tấn công vì đức tin của họ. Không một ai dám nói một lời về người Hồi giáo hay người Do thái; nhưng Cơ đốc nhân là một trò chơi đẹp! Chúng ta đang nhìn thấy bóng tối của một thế gian đang tới đến. Khi Kỳ Đại Nạn xảy đến trên đất, hàng triệu tín hữu sẽ bị án tử hình vì đức tin của họ. Điều đó không làm cho tôi phải kinh ngạc nếu chúng ta không nhìn thấy sự bắt bớ mà chúng ta đối mặt đang trên đà gia tăng từng ngày từng năm sắp tới).
Các thánh đồ đã hy sinh nầy đang ở dưới bàn thờ! Họ đang ở đúng chỗ huyết đã chảy xuống. Họ đang ở đúng vị trí của an toàn, được cứu và an ninh. Họ đã trả một cái giá thật khủng khiếp vì cớ đức tin của họ, nhưng giờ đây họ đang ở tại quê hương và họ được an toàn. Chúng ta sẽ nói nhiều về số người nầy và cái giá họ đã trả vì cớ đức tin của họ nơi Chúa Jêsus khi chúng ta qua đến chương 7.
B. Lời cầu xin của họ (câu 10) – Các thánh đồ đã tuận đạo nầy đang dấn thân vào sự cầu nguyện. Họ “kêu lên lớn tiếng” và làm đầy dẫy Thiên đàng với lời thỉnh cầu của họ. Lời cầu nguyện của họ dâng lên không phải là lời cầu xin sự thương xót cho kẻ thù của họ giống như lời cầu nguyện mà Chúa Jêsus đã cầu xin ở đồi Gôgôtha đâu, Luca 3:34. Đây không phải là lời cầu nguyện giống như lời cầu nguyện mà Êtiên đã cầu xin khi ông ngã chết đâu, Công Vụ các Sứ đồ 7:60.
Đây là lời cầu xin sự phán xét. Loại cầu nguyện nầy được gọi là lời cầu nguyện “nguyền rủa”. Đây là loại cầu nguyện kêu xin Đức Chúa Trời bước vào sự phán xét. Đây là loại cầu nguyện mà bạn đọc thấy trong Cựu Ước, Thi thiên 94:1-4.
Trong kỷ nguyện Tân Ước, trong kỷ nguyên ân điển nầy, chúng ta được truyền cho phải cầu thay cho những kẻ phạm sai lầm với chúng ta, Mathiơ 5:44. Ngài nêu gương ấy cho chúng ta khi Ngài sắp chết trên thập tự giá, như tôi đã nói.
Chúng ta đang sống trong một ngày của sự thương xót và ân điển trong kỷ nguyên nầy. Khi Hội thánh và Đức Thánh Linh bị cất đi và Kỳ Đại Nạn bắt đầu trên đất nầy, lúc đó không còn là thời điểm ân điển và thương xót nữa đâu. Khi ấy sẽ thời điểm của sự công bình và sự phán xét. Các thánh đồ nầy cầu nguyện như thế, xuất phát từ ước ao muốn nhìn thấy danh của Đức Chúa Trời được xác quyết và được tôn cao. Họ kêu cầu Đức Chúa Trời phán xét thế gian và những kẻ ở trong đó, nhơn đó tôn cao chính danh của Ngài!
(Minh họa: Bạn ơi, một ngày kia sẽ kết thúc thời kỳ ân điển! Khi ngày ấy đến, sẽ là quá trễ cho bạn để được cứu. Hôm nay là ngày của bạn đây. Bây giờ là thì thuận tiện! Hãy kêu cầu Chúa Jêsus đang khi còn có hy vọng; đang khi ân điển muốn cứu lấy linh hồn bạn!)
C. Sự thỏa mãn của họ (câu 11) – Các thánh đồ nầy được ban cho “áo trắng”. Điều nầy chỉ ra sự trong sạch và tình trạng được cứu của họ. Họ được mặc cho màu trắng vì họ được thanh tẩy bằng huyết của Chiên Con. Họ được truyền cho phải “ở ít lâu nữa”. Họ được truyền cho biết rằng còn nhiều huyết phải đổ ra nữa và họ cần phải kiên nhẫn cho tới chừng Chúa làm xong công việc của Ngài ở trên đất.
Số người nầy chắc chắn không hiểu tại sao Chúa lại để cho sự tuận đạo của các thánh đồ Ngài cứ tiếp diễn ở trên đất. Họ được lời của Chúa yên ủi ở đây, khi Ngài nói cho họ biết: “cho đến khi được đủ số người cùng làm việc và anh em mình phải bị giết như mình vậy”.
(Lưu ý: Có nhiều việc mà chúng ta không hiểu trong thế gian nầy hôm nay. Tại sao kẻ ác cứ thịnh vượng trong khi con cái của Đức Chúa Trời dường như phải chịu khổ? Tại sao có những sự bất công như thế trong thế gian nầy? Tại sao Đức Chúa Trời lại để cho những việc nầy xảy ra?
Chúng ta phải học hỏi để nắm lấy sự yên ủi từ sự thực Đức Chúa Trời chúng ta đang bày ra một chương trình đời đời. Tốt hơn là hãy bắt lấy con đường. Ngài sẽ cân đối mọi câu chuyện một trong những ngày nầy lại. Bổn phận của chúng ta giờ đây là cứ giữ lòng trung tín thậm chí khi chúng ta không hiểu mọi điều Ngài sẽ làm. Ngài biết rõ hơn ai hết!)
I. Các thánh đồ ở bình an trong Kỳ Đại Nạn
II. TỘI NHÂN HOẢNG LOẠN TRONG KỲ ĐẠI NẠN (các câu 12-17)
(Minh họa: Trong khi lời cầu xin phán xét đang cất lên ở trên trời; lời cầu xin bảo hộ đang dậy lên trên đất. Trong khi những người ở trên trời đang ở trong sự bình an, những kẻ ở trên đất đang ở trong sự hoảng loạn. Chúng ta hãy nhìn xem tại sao họ lại ở trong sự hoảng loạn và họ làm gì về việc ấy).
A. Một thế gian trong hỗn loạn (các câu 12-14) – Mấy câu nầy đang mô tả một thế gian bị ket cứng trong cái nắm bắt của một trận động đất kinh khủng. Nhiều trận động đất sẽ xẻ ngang xẻ dọc địa cầu với sức mạnh gây tàn phá. Nhiều đám mây tro bụi thật lớn sẽ tung vào trong bầu khí quyển, làm mờ đi ánh sáng của mặt trời. “Túi lông đen” có ý nói tới loại áo xống màu đen mà những kẻ khóc than hay mặc. Mặt trăng sẽ khoác lấy chiếc áo ngoài giống như máu khi nó tìm cách chiếu sáng xuyên qua bầu khí quyển bị tàn phá.
Trận “động đất lớn” nầy là trận đầu tiên trong ba trận động đất được nhắc tới trong sách Khải huyền. Hết thảy chúng đều rất kinh khiếp.
(Minh họa: Thế gian nầy chẳng ai còn lạ gì đối với những trận động đất. Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng hơn 13 triệu người đã ngã chết trong các trận động đất trải 4.000 năm qua. Chúng ta đã nhìn thấy tận mắt mình những gì một trận động đất có thể gây ra khi trận động đất lớn xảy ra dưới Thái Bình Dương vào thánh Chạp năm 2004. Trận động đất ấy đã tạo ra một cơn sóng thần giết chết 300.000 người!
Vào năm 1811-1812, có một loạt những trận động đất lớn ở Arkansas sắp đặt lại bối cảnh của khu vực; khiến các con sông thay đổi dòng chảy của chúng; làm đầy bầu trời với tro bụi; và gây ra nhiều đám cháy.
Vào ngày 18 tháng 5 năm 1980, Núi St. Helen ở Montana, một ngọn núi lửa đã nổ ra. Sự phun trào nầy bị bật ra bởi một trận động đất mạnh mẽ gây trượt lỡ đá từ trên núi với nửa dặm khối/1 tảng. Khi đỉnh và sườn núi phía Bắc ngọn núi lửa đó phun trào xuống hai bên sườn, áp lực thoát ra từ bên trong núi lửa – dòng nước nóng ngay lập tức bốc thành hơn. Sự bùng nổ hơi nước trực tiếp từ phía Bắc thả ra năng lượng tương đương với 20 triệu tấn TNT, làm lung lay 150 dặm vuông khu rừng trong 6 phút. Ở Hồ Spirit, phía Bắc của núi lửa, một làn sóng khỗng lồ, bắt đầu bởi đá 1/8 dặm khối trượt từ núi xuống, đẩy cây xối xuống sườn núi cao khoảng 850 feet trên mực nước biển trung bình. Toàn bộ năng lượng thoát ra, vào ngày 18 tháng 5, tương đương với 400 triệu tấn TNT – khoảng 20.000 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Sự bùng nổ phủ xuống thị trấn ở cách xa 250 dặm với tro bụi của núi lửa. Nhưng sẽ chẳng là gì khi so với trận động đất lớn – trận động đất trong cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời).
Kinh thánh cũng cho chúng ta biết rằng các ngôi sao trên trời sẽ sa xuống đất giống như trái của cây vả rụng xuống khi bị rung bởi một cơn gió mạnh vậy. Câu nầy cho chúng ta biết rằng sẽ có trận mưa sao rụng xuống trên đất trong thời buổi ấy. Trận mưa sao rụng nầy sẽ tạo ra chết chóc và tàn phá ghê gớm lắm. Tất cả các thành phố và nhiều quốc gia có thể bị hủy diệt khi các từng trời sụp xuống trên đất.
(Minh họa: Ở Winslow, bang AZ có một miệng núi lửa được gọi là Barringer Crater. Nó được hình thành khi một ngôi sao rụng xuống đất có kích thước giữa 90 và 150 feet. Cái chạm đơn giãn nầy đã để lại một miệng hố ngang 4.000 feet, 2,5 dặm tròn và hơn 550 feet bề sâu.
Một ngôi sao khác rụng xuống đất vào năm 1908 ở Siberia. Ngôi sao nầy được ước tính kích thước khoảng 180 feet. Khi nó chạm mặt đất, nó đùa đi hết cây cối trong bán kính 25 dặm và sự bùng nổ gây ra bởi cái chạm của nó được nghe thấy cách đó nửa đường vòng thế giới ở Luân đôn, Anh quốc.
Chẳng có một sự ổn định nào khi các từng trời ở phía trên bị cuốn lại giống như một quyển sách và khi núi non và các quần đảo rời khỏi chỗ của chúng bởi những diễn biến tàn phá bề mặt địa lý nhắm vào địa cầu trong thời buổi kinh khủng ấy).
B. Những người không tin Chúa sống trong kinh hãi (các câu 15-17) – Kinh thánh cho chúng ta biết rằng con người với đủ mọi giai cấp đã bị sợ hãi phủ lấy. Các vua là hạng người cai trị. Các quan lớn là các cấp lãnh đạo trong chính quyền và những con người nắm quyền lực. Các kẻ giàu là những người đang nắm lấy sự giàu có của thế gian. Các quan tướng là cấp lãnh đạo về quân sự. Kẻ quyền thế là những người có danh tiếng và là những người với ảnh hưởng và quyền lực. Các kẻ tôi mọi và người tự chủ đều bị tác động như nhau. Khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sau cùng đổ ra trên thế gian nầy, nhiều người sẽ bị co lại ở cùng một cấp độ. Sợ hãi nơi bề mặt của cơn thạnh nộ sẽ lộ ra trong ngày ấy. Chúng ta hãy xem xét mấy câu nầy trong vài phút xem.
1. Những gì họ nom thấy (các câu 12-14) – Khi thế gian bị chấn động chuyển dịch về mặt địa lý và về thiên văn, con người sẽ nhìn thấy mọi sự mà họ từng coi là cố định và vĩnh viễn bị dời đi khỏi. Đất luôn luôn còn ở đó và nó luôn ổn định. Nó sẽ bị lay động. Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao luôn còn ở đó. Chúng cũng sẽ bị cất đi thôi. Trong nhiều ngàn năm, con người đã thờ lạy thế giới tự nhiên nầy và cắm hy vọng và tương lai của họ trên sự ổn định của vũ trụ. Thình lình họ sẽ thấy mình đang ở trong một thế giới chẳng có gì là ổn định ở đó hết. Thế giới của họ bị tách ra giống như những đường may nối và họ lấy làm kinh khủng!
2. Những điều họ nói (các câu 15-16) – Trong sự kinh hãi ấy, họ kêu la xin núi đổ xuống trên họ rồi che giấu họ khỏi cái nhìn kinh khiếp của Đức Chúa Trời từ trên ngôi của Ngài và tránh cơn thạnh nộ của Chiên Con Đức Chúa Trời. Đây là một thế giới đã chối bỏ Đức Chúa Trời ở từng chặng đường. Họ đã chối bỏ Ngài và Con của Ngài trong khi họ vòng tay ôm lấy Satan và christ giả của hắn. Bây giờ, họ phải đối mặt với sự phán xét của Ngài và họ đầy dẫy với kinh khiếp.
3. Những điều họ tìm kiếm (câu 16) – Họ chạy đến “hang hố cùng hòn đá lớn trên núi” để tìm nơi ẩn náu tránh sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Hỡi các bạn, những nhà tiến hóa đã bán thế giới nầy bằng hóa đơn các thứ hàng hóa! Hạng người sống trong hang động không phải ở trong quá khứ của chúng ta đâu, họ ở trong thì tương lai của chúng ta kìa! (Minh họa: Bạn xây cho con cái bạn một ngôi mộ khi bạn giao chúng vào một hệ thống học đường bất kỉnh và không hề kiểm tra xem coi chúng tiếp thu được những gì!)
Họ muốn ẩn mình tránh mặt của Đức Chúa Trời và tránh Chúa Jêsus. Họ sử dụng một câu nói thật lạ lùng. Họ nói họ muốn ẩn mình tránh “cơn giận của Chiên Con”. Đấy là một bức tranh thật kỳ lạ! Có lẽ chẳng có một con thú nào dịu dàng và mềm mại hơn một con chiên con. Tuy nhiên, hạng người đầy quyền lực, cả thể nầy lại muốn được giải cứu ra khỏi “cơn giận của Chiên Con”.
Có hai từ được dịch là “cơn giận” trong Tân ước. Một từ là chữ “thumos”. Từ nầy đề cập tới một “sự nổ ra thình lình cơn giận”. Nó giống như khẩu súng nổ luôn trong một phút vậy. Từ kia là chữ “orge”. Từ nầy nói tới cơn giận chầm chậm phát sinh giống như nước chạm mặt đập vậy, giống như mặt đập vỡ ra và nước lụt xảy đến. Nó có ý tưởng nói tới một người đang đứng, gương mặt đỏ rần với hai bàn tay nắm chặt lại kềm chế trong cơn giận của chúng.
Phải, Đức Chúa Trời đã kềm chế cơn giận của Ngài trong 6.000 năm và làn sóng thạnh nộ của Ngài đã phát sinh nghịch lại mặt đập thương xót và mặt đập ấy đứng ngay điểm bị bung ra. Con người sẽ phải đối mặt với nạn lụt giận dữ của Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi và sự chối bỏ của họ đối với Đấng Christ.
4. Những điều họ ý thức (câu 17) – Con người ý thức rằng thời điểm của họ đã đến và họ sắp sửa đối mặt với cơn thạnh nộ hiển nhiên của Đức Chúa Trời Toàn Năng; và họ tuyệt đối đúng! Thời điểm của con người đã đến và sự phán xét của Đức Chúa Trời đang tới đến! Họ cầu nguyện, song những lời cầu nguyện của họ sẽ chẳng được nhậm. Không một điều gì có thể cứu được họ khỏi sự phán xét, thời điểm của họ đã đến rồi!
Hãy lưu ý điều nầy: khi số người nầy bắt đầu cầu nguyện, họ không cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Họ kêu xin thế giới tự nhiên nầy. Đấy là chỗ mà đức tin của họ đang đặt vào và thế giới nầy sẽ làm họ thất bại trong ngày ấy. Chẳng có một tiếng kêu xin nào về ân điển và sự thương xót từ Đức Chúa Trời cả. Chẳng có một lời xưng tội nào hết. Chỉ có một ao ước muốn tránh thoát cơn thạnh nộ mà thôi. Thậm chí ở giữa sự phán xét, hạng tội nhân hư mất vẫn còn ích kỷ và không thay đổi!
Phần kết luận: Các thánh đồ đã tuận đạo ở trên trời đang cầu xin Đức Chúa Trời xét đoán tội lỗi. Hạng tội nhân hư mất ở trên đất đang cầu xin được giải cứu ra khỏi cái liếc nhìn điềm nhiên của Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện của các thánh đồ sẽ được nhậm, trong khi những lời cầu xin của hạng tội nhân sẽ không được nhậm!
Bạn ơi, một là ân điển hay cơn thạnh nộ! Thi thiên 130:3 chép: “Hỡi Đức Giê-hô-va, nếu Ngài cố chấp sự gian ác. Thì, Chúa ôi! ai sẽ còn sống?” Tôi không muốn đối mặt với Đức Chúa Trời với sự công bình riêng của tôi. Con người tốt đẹp nhất có thể là ô uế trước mặt Đức Chúa Trời, Êsai 64:6. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì tôi đứng trước mặt Ngài một ngày kia được mặc lấy sự công bình của Đức Chúa Jêsus Christ, Philíp 3:9. Còn bạn thì sao? Khi tôi nhìn thấy Chiên Con, tôi sẽ thấy Ngài là Cứu Chúa của tôi. Nhiều người sẽ đối mặt với Ngài là Quán Xét của họ, Khải huyền 20:11-15. Bạn sẽ gặp gỡ Ngài như thế nào vậy?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét