Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Khải huyền 5:1-7: "XỨNG ĐÁNG THAY LÀ CHIÊN CON"



Khải huyền 5:1-7
XỨNG ĐÁNG THAY LÀ CHIÊN CON
Phần giới thiệu: Khi chúng ta bước vào chương thứ 5, đúng là một thời điểm tốt cho việc ôn lại. Ở chương 4, Giăng được cất lên vào trong Thiên đàng. Khi ông đến nơi ấy, ông nhìn thấy chính mình Đức Chúa Trời đang ngự trên ngôi rất vinh hiển. Giăng nhìn thấy Thiên đàng được sắp xếp giống như một phòng xử án vậy. Đức Chúa Trời đang sửa soạn để giáng cơn thạnh nộ của Ngài trên các cư dân của đất.
Ở giữa bối cảnh đáng sợ nầy, chúng ta cũng thấy Thiên đàng đầy dẫy với những lời ca ngợi Đức Giêhôva. Thiên đàng vốn hiểu rõ Chúa sắp làm điều gì và các cư dân của thành ấy đang ngợi khen Đức Chúa Trời vì sự vinh hiển, quyền phép của Ngài, và vì sự sáng tạo của Ngài. Họ cũng công nhận quyền của Ngài khi xét đoán thế gian.
Dường như là Giăng được đưa lên Thiên đàng để ban cho ông một nhận thức thiên thượng về những gì sắp sửa xảy ra ở trên đất. Tôi nhắc tới điều nầy tuần qua, nhưng rất thật đấy: khi những biến cố của đất nầy được nhìn xem từ một nhận thức hoàn toàn theo đời nầy, chúng có thể tạo ra sự hãi, nghi ngờ và nhầm lẫn. Nhưng, khi tất cả các biến cố của lịch sử được xem qua ánh mắt của Thiên đàng, mọi sự tạo ra nhận thức ngay!
Vì vậy, chương 4 kết thúc với việc Đức Chúa Trời đang nhận lãnh sự ngợi khen của các tạo vật Ngài dựng nên và của những kẻ Ngài đã chuộc lấy. Thiên đàng rộn ràng với những giọng ngợi khen của những kẻ được cất lên trong tình cảm của họ dành cho Đức Chúa Trời Toàn Năng. Chương 5 tìm gặp chúng ta trong chính phòng xử án của Thiên đàng. Bây giờ, sự ngợi khen bị đình lại trong một phút và công tác thiên thượng sắp được tiến hành, và chúng ta sẽ có những chỗ ngồi ở hàng ghế đầu khi công tác ấy thực thi.
Chúng ta sắp sửa nhận ra điều đó, trên Thiên đàng, Chúa Jêsus là Nhân Vật chính. Ngài là trọng tâm của sự chú ý. Tôi tin rằng Thiên đàng sẽ là một nơi rất vinh hiển, rất kỳ diệu. Tôi tin sẽ có những con đường lát vàng, các tường thành bằng bích ngọc, hai cánh cổng nạm ngọc, và rất vinh hiển hơn bạn và tôi có thể tưởng tượng nữa. Tôi tin thật lấy làm vinh hạnh khi nhìn thấy Ápraham, Môise, Phaolô, và nhiều người khác nữa. Nhưng, cái hấp dẫn chính của Thiên đàng sẽ là chính mình Chúa Jêsus. Trong phân đoạn nầy, chúng ta sẽ nhìn thấy chính mình Chúa Jêsus, trong địa vị xứng đáng của Ngài; được tôn vinh hiển và được tán dương trên Thiên đàng.
Phân đoạn nầy đề ra bối cảnh cho những sự phán xét sẽ xảy đến trong Kỳ Đại Nạn. Nó cũng tỏ ra Chúa Jêsus trong sự vinh hiển đáng tán dương của Ngài. Chúng ta hãy nhìn vào mấy câu nầy rồi xem xét tư tưởng: Xứng Đáng Thay là Chiên Con.
I. MỘT QUYỂN SÁCH KÍN NHIỆM (câu 1)
(Minh họa: Khi chương nầy bắt đầu, Đức Chúa Trời được kể đến, Ngài đang cầm một quyển sách. Bây giờ, đây không phải là một quyển sách giống như bạn và tôi nghĩ tới một quyển sách đâu. Giấy được làm ra theo chiều dài, và được viết trên đó, nó sẽ được cuộn lại. Một phần sẽ được viết ra, và nó sẽ cuộn lại và đóng ấn. Phần khác sẽ được viết ra và rồi phần đó sẽ cuộn lại và đóng ấn. Cuộn giấy nầy Đức Chúa Trời đang cầm có 7 ấn đóng trên đó. Đây là một quyển sách kín nhiệm; chúng ta hãy xem xét một khi chúng ta có thể mở ra sự kín nhiệm của quyển sách).
A. Bản chất của quyển sách nầy – Khi chúng ta đọc mấy câu nầy, bản chất của quyển sách nầy trở nên rất rõ ràng.
+ Thứ nhứt, nó có việc phải làm với “con người”, các câu 2-4.
+ Thứ hai, nó có việc phải làm với “đất”. Trong Khải huyền 6, những cái ấn của quyển sách nầy bắt đầu được mở ra và nội dung của quyển sách được đọc. Khi chúng được mở ra, chúng tỏ ra những điều sẽ xảy ra trên đất trong Kỳ Đại Nạn.
+ Thứ ba, dường như là quyển sách nầy có việc phải làm với “sự chuộc tội”. Khi Chúa Jêsus cầm lấy quyển sách nầy, Ngài được ca ngợi vì công tác cứu chuộc của Ngài, Khải huyền 5:9-10.
Đây là quyển sách nói tới sự chuộc tội. Sự chuộc tội là việc mà chúng ta nói tới rất nhiều. Đây là một lẽ thật rất quan trọng. Hiểu biết sự chuộc tội là quan trọng cho sự hiểu biết chương trình cả thể của Đức Chúa Trời cho các thế đại. Mọi sự Ngài đang làm và đã từng làm đều có quan hệ với công tác cứu chuộc của Ngài.
Để hiểu rõ sự chuộc tội, chúng ta cần phải nhìn lại những thời kỳ Cựu Ước. Trong khoảng thời gian đó, có ba việc đã được chuộc.
1. Một nô lệ có thể được chuộc – Nếu người chủ mất một nô lệ, ông có thể trả giá chuộc và mua lại tên nô lệ ấy. (Minh họa: Đấy là những gì Chúa Jêsus đã làm khi Ngài đến để chịu chết trên thập tự giá vì chúng ta, Khải huyền 5:9; Galati 4:5; I Phierơ 1:18-19. Chúng ta đã được “mua bằng giá cao rồi”, I Côrinhtô 6:19-20).
2. Một người vợ có thể được chuộc – Nếu một người nữ là góa phụ không có con, một người bà con gần của người chồng quá cố của nàng có thể chuộc nàng, và cơ nghiệp của chồng nàng, bằng cách trả một giá chuộc. Điều nầy được thấy có trong sách Rutơ, khi Bôô trả giá để chuộc lấy Rutơ và cơ nghiệp của người chồng quá cố của nàng. (Minh họa: Chúa Jêsus đã chịu chết trên thập tự giá để chuộc lấy Cô Dâu cho chính mình Ngài, Êphêsô 5:25-27).
3. Đất có thể được chuộc – Nếu một người mất đất mà người ấy được ban cho làm cơ nghiệp, người ấy có thể mua lại sản nghiệp của mình bằng cách trả một giá chuộc.
Lẽ thật nầy được trình bày ở Giêrêmi 32. Chú của Giêrêmi đã bị mất đi một phần tài sản. Người anh em của Giêrêmi đến gặp ông khi ông còn ở trong tù và ông nầy yêu cầu Giêrêmi mua lại sản nghiệp ấy, câu 8. Giêrêmi làm điều nầy và ghi lại sự chuyển nhượng trên một cuộn giấy và đóng ấn lên, câu 10.
Từ những gì chúng ta đã đọc, chúng sẽ ghi lại phần thông tin có liên quan tới sự cứu chuộc cho cả hai bên trên một cuộn giấy. Ở bên trong họ sẽ viết lý do đất đã được trả giá. Ở bên ngoài, họ sẽ viết ra những giới hạn của sự chuộc mãi đó.
Rõ ràng, họ giữ hai bản trong sự chuyển nhượng nầy; một được mở ra công khai cho mọi người đọc, còn bản kia được giữ niêm phong lại, các câu 10-11. Hai cuộn giấy nầy được đặt trong Đền Thờ, trong những cái bình bằng đất để giữ cho an toàn, câu 14. Giêrêmi làm trọn chức năng của người bà con có quyền chuộc về tài sản thuộc về chú của ông. (Minh họa: Chúng ta đang chứng kiến ở Khải huyền 5 là phiên bản thiên thượng những gì con người đã làm trong thời Cựu Ước. Nếu bạn chịu để ý, quyển sách Đức Chúa Trời đang cầm đã được viết ra ở cả hai bề. Nó được viết lên và được niêm phong lại giống như một chứng thư vậy.
Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, không những Ngài đã chết vì chúng ta, mà Ngài còn chết vì một tạo vật bị hủy hoại nữa, Rôma 8:22-23).
B. Nội dung của quyển sách nầy – Tôi tin quyển sách nầy mà chúng ta đang nhìn thấy ở đây, là chứng thư cho hành tinh địa cầu. Khi con người phạm tội trong Vườn Êđen, tội lỗi đã xâm nhập vào trong vũ trụ nầy. Con người đã sa ngã trong ngày ấy, và tạo vật của Đức Chúa Trời đã ở dưới một sự rủa sả rất nghiệt ngã. Chúng ta sẽ không bao giờ biết đầy đủ phạm trù mà tội lỗi đã hủy phá loài thọ tạo; nhưng chúng ta biết rõ khi Ađam sa ngã; cõi thọ tạo cũng sa ngã luôn.
Đây là nan đề, khi Đức Chúa Trời đã dựng nên con người và đã đặt người vào trong Vườn Êđen, Đức Chúa Trời đã ban cho con người quyền quản trị trên mọi loài thọ tạo, Sáng thế ký 1:27-28. Khi con người sa ngã, con người buông luôn quyền quản trị của mình và Satan trở thành chúa của thế gian nầy, II Côrinhtô 4:4. Khi Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus đến chuộc lấy nhân loại trên thập tự giá, huyết của Chúa Jêsus đã chuộc lấy hạng tội nhân sa ngã. Nhưng, đúng là như vậy và cũng đủ để phá vỡ vòng nô lệ của tội lỗi trên cõi thọ tạo. Ađam thứ hai đã mua lại mọi sự mà Ađam thứ nhứt đã đánh mất.
Vì thế, quyển sách nầy đang ở trong tay của Đức Chúa Trời được viết ra cả bên trong lẫn bên ngoài. Ở phía trong là câu chuyện thê thảm nói tới tội lỗi, tai vạ, sự chết, thất bại và thất bại. Ở phía ngoài là những giới hạn của sự cứu chuộc. Nếu chúng ta có thể đọc được những giới hạn nầy, chúng ta sẽ thấy rằng người được chuộc phải là người bằng lòng chuộc và là người xứng đáng đứng ra chuộc.
I. Một quyển sách kín nhiệm
II.MỘT CUỘC TÌM KIẾM THẬT KỸ CÀNG (các câu 2-4)
(Minh họa: Đấy là phần thông tin nhỏ về bản chất và nội dung của quyển sách kín nhiệm nầy mà Giăng đã nhìn thấy ở trong tay của Đức Chúa Trời. Trong mấy câu kế tiếp đây, cuộn giấy nầy đang ở trước mặt và ngay trung tâm của Thiên đàng, khi một cuộc tìm kiếm được thực hiện vì một người xứng đáng để tháo mấy cái ấn ra và đọc nội dung của quyển sách).
A. Những đòi hỏi của cuộc tìm kiếm nầy (câu 2) – Một thiên sứ đưa ra câu hỏi rất quan trọng: “Ai đáng mở quyển sách nầy?” Thắc mắc là đây: “Ai về mặt đạo đức xứng đáng đọc văn bản trong quyển sách nầy và thể hiện mọi sự có cần để chuộc lấy thế gian?”
Hãy chú ý thiên sứ không nói: “Ai bằng lòng mở quyển sách nầy?” Có nhiều người trải qua nhiều thế đại còn hơn là bằng lòng nữa, nhưng họ không thể. Có nhiều vị vua đã quyết rằng mình đã quản trị ở trên đất.
Đại đế Alexander đã chinh phục thế giới được biết lúc bấy giờ ở tuổi 33 và đã bật khóc vì chẳng có một vùng đất nào để chinh phục nữa. Ông đã không chuộc lấy thế gian; ông để nó lại sau lưng còn tồi tệ hơn khi ông tìm được nó! Trước ông, Nêbucátnếtsa đã xem mình là một vì vua vĩ đại nhất từng có. Ông cũng không xứng đáng để nắm quyền quản trị. Julius Caesar, Napoleon Bonaparte, Charlemagne, Adolph Hitler và nhiều người khác nữa còn hơn là sẵn lòng để nắm lấy quyền quản trị thế gian, nhưng họ không xứng đáng.
Không bao lâu sau đó, thế gian sẽ nhìn thấy sự dấy lên của một kẻ điên bị ma quỉ lèo lái được gọi là Antichrist. Hắn sẽ xáp lại gần hơn việc trị vì thế gian so với bất kỳ kẻ hay chết nào; nhưng đến cuối cùng, hắn sẽ chỉ có hủy hoại thế gian mà thôi. Hắn cũng sẽ minh chứng rằng hắn không xứng đáng để có được chứng thư cho hành tinh nầy và trị vì cả thảy được.
Cảm tạ Đức Chúa Trời, có một Đấng xứng đáng để cầm lấy quyển sách và tháo mấy cái ấn của nó ra. Chúng ta sẽ khám phá lý do tại sao Ngài xứng đáng chỉ trong mấy phút đồng hồ thôi.
B. Tầm với của cuộc tìm kiếm (câu 3) – Một cuộc tìm kiếm được lập ra khắp thế gian để tìm một người xứng đáng cầm lấy quyển sách và mở nó ra. Họ đã tìm kiếm ở trên Trời; dưới Địa Ngục và đất ở giữa. Họ có thể chẳng tìm được ai xứng đáng để cầm lấy quyển sách!
Không một thánh đồ nào ở trên Trời, không phải Ápraham, Môise, David, hay Phaolô, được nhìn ra là xứng đáng đâu. Gápriên, Micaên và hết thảy thiên binh thiên sứ ở trên Trời đều không xứng đáng để cầm lấy quyển sách ấy. Không mội ai sống trên đất, không một vì vua nào, không một ông Tổng Thống nào, một một nhà cai trị nào, không một tỉ phú nào, không một nhà chính trị nào, không một nhà khoa học nào, không một nhà truyền đạo nào, không một ai là xứng đáng để cầm lấy quyển sách. Không một người nào trong Địa Ngục, không một con ma nào, không một tội nhân nào, thậm chí chính lão Satan kia nữa, là xứng đáng để cầm lấy quyển sách ấy.
Họ đã dò tìm ở trên cao, dưới thấp, nhưng không một người được tìm gặp là xứng đáng để nhìn vào quyển sách nằm trong tay của Đức Chúa Trời Toàn Năng!
C. Những kết quả của cuộc tìm kiếm nầy (câu 4) – Khi những kết quả của cuộc tìm kiếm được lập ra cách công khai, một việc xảy ra trên Thiên đàng có lẽ không hề xảy ra trước đây hay kể từ đó: Giăng đã đổ nước mắt!
Có hai từ được sử dụng cho việc khóc lóc trong Tân Ước. Một được sử dụng ở Giăng 11:35, ở đó Kinh Thánh chép: “Chúa Jêsus khóc”. Chữ ấy đề cập đến việc “khóc thầm”. Chúa Jêsus đã đứng ở đó trước ngôi mộ của bạn Ngài và Ngài đã bật khóc trong yên lặng.
Chữ kia được sử dụng khi Chúa Jêsus khóc về thành Jerusalem, Luca 19:41. Chữ nầy đề cập đến việc “thổn thức không kềm chế được”. Đây là loại khóc lóc mà một đứa trẻ nhỏ khóc khi tấm lòng non nớt của nó bị tan vỡ. Đây là loại khóc lóc bạn đang nhìn thấy khi có ai đó mất đi người thân của họ trong sự bất ngờ. Đây là sự khóc lóc công khai, không xấu hổ! Đây cũng chính là từ ngữ được sử dụng để nói tới việc Giăng bật khóc trong câu nầy. Giăng đang ở trên Thiên đàng và ông đang bật khóc lớn tiếng vì chẳng có ai xứng đáng để mở quyển sách ra, hay thậm chí để nhìn xem nó nữa.
Tại sao Giăng lại khóc chứ? Giăng biết quyển sách ấy tiêu biểu cho điều gì rồi. Ông biết rõ nếu chẳng có ai mở quyển sách ấy, cõi thọ tạo sẽ bị định phải nhận lãnh mọi tác dụng của tội lỗi cho đến đời đời. Những giọt nước mắt của Giăng tiêu biểu cho nước mắt của cả nhân loại kể từ khi con người sa ngã tại Vườn Êđen. Giăng bật khóc vì hết thảy chúng ta!
I. Một quyển sách kín nhiệm
II. Một cuộc tìm kiếm kỹ càng
III. MỘT CỨU CHÚA OAI NGHI (các câu 5-7)
(Minh họa: Chúng ta đã nhìn thấy Quyển Sách Kín Nhiệm và Cuộc Tìm Kiếm Kỹ Càng. Trong mấy câu nầy, chúng ta sẽ gặp được Đấng xứng đáng cầm lấy quyển sách, nhìn vào quyển sách rồi mởi quyển sách ra. Chúng ta được giới thiệu trong mấy câu nầy về Một Cứu Chúa Oai Nghi!
Giăng đang bật khóc, nhưng một trong các trưởng lão đến cùng ông rồi ban cho ông những tin tức đầy khích lệ. Ông ấy nói cho Giăng biết hãy lau nước mắt đi, thôi đừng khóc nữa vì, trong khi chẳng có một con người nào là xứng đáng, có một Đấng đã được khám phá ra là xứng đáng! Chúng ta hãy cùng nhau xem xét Đấng xứng đáng nầy.
Hãy chú ý lời lẽ của vị trưởng lão: “Chớ khóc, kìa…” Khi ấy, ông chỉ cho Giăng thấy Chúa Jêsus! Đấy là sứ điệp mà Hội Thánh đã rao giảng trong 2.000 năm, “Chớ khóc, kìa …” Bất chấp nan đề, Chúa Jêsus là giải pháp! Chớ khóc, hãy nhìn xem Chúa Jêsus và Ngài sẽ làm thỏa mãn nhu cần! Đúng là một Cứu Chúa!)
A. Một con sư tử có khả năng chinh phục (câu 5) – Vị trưởng lão nói cho Giăng biết rằng “sư tử của chi phái Giu-đa, tức là Chồi của vua Đa-vít, đã thắng…”. Khi Giăng nghe tước hiệu “sư tử của chi phái Giuđa”, ngay lập tức ông nhìn biết rằng vị trưởng lão đang đề cập tới Đấng Mêsi. Trong Sáng thế ký 49:8-10, người Do thái được hứa cho rằng một nhà cai trị lỗi lạc sẽ dấy lên từ chi phái Giuđa. Giống như một con sư tử, Ngài rất có quyền lực, mạnh mẽ, dũng cảm, oai vệ, và Ngài sẽ trở thành Đấng mạnh sức có khả năng chinh phục. Người Do thái đang tìm kiếm một Đấng Mêsi sẽ lột bỏ cái ách áp bức họ rồi ban cho họ sự tự do. Họ đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo quân sự lãnh đạo họ đến chiến thắng đối với kẻ thù của họ.
Nhân vật nầy được gọi là “Chồi của Vua David”. Tước hiệu nầy phản ảnh cả nhân tánh và thần tánh của Đấng Mêsi là Đấng phải đến. Ngài sẽ dấy lên nhánh khô trong dòng dõi nhà David và đưa nó đến với quyền lực một lần nữa. Đấy là khía cạnh con người của Đấng Mêsi. Thế nhưng, Ngài cũng là “quyền phép ở sau ngôi”. Đấng Mêsi là Chồi ra từ dòng dõi của Vua! Vì thế, Ngài là Vua và Ngài là Vua các vua!
Khi Chúa Jêsus đến với thế gian nầy, xưng mình là Đấng Mêsi, Ngài không làm phu phỉ những trông mong của dân Do thái. Thay vì giải phóng dân Do thái ra khỏi vòng nô lệ của họ bằng một chiến thắng quân sự vĩ đại, rồi thiết lập Vương quốc Thiên đàng ở trên đất, Chúa Jêsus xây sang chữa lành, giảng đạo và làm ra nhiều phép lạ. Kết quả là, người Do thái đã chối bỏ Ngài và Đấng Mêsi của họ rồi đóng đinh trên thập tự giá “sư tử của chi phái Giuđa, và là Chồi của Vua David”.
Khi Giăng nghe nói về Chúa Jêsus trên Thiên đàng, Ngài được mô tả là Sư Tử mạnh sức và là Vua và là Vua các vua. Giăng được thuật cho biết Sư Tử nầy đã đắc thắng. Vì thế, Chúa Jêsus được mô tả là Sư Tử Đắc Thắng.
B. Chiên Con bị đóng đinh trên thập tự giá (câu 6) – Khi Giăng nhìn quanh để thấy Sư Tử mạnh sức, đắc thắng nầy, ông nhìn thấy một “Chiên Con ở đó như bị giết”. Từ ngữ “chiên con” có ý nói tới “con chiên nhỏ; con chiên con”. Khi Giăng nhìn xem, ông mong nhìn thấy một con sư tử to lớn và mạnh sức; thay vì thế những gì ông nhìn thấy là một con chiên con.
Tất nhiên, bối cảnh nầy cũng được gói ghém theo biểu tượng của người Do thái. Với hình ảnh nầy về “Chiên Con”, chúng ta được nhắc nhớ về Chiên Con Lễ Vượt Qua. Ở Xuất Êdíptô ký 12, dân chúng Israel được dặn dò phải chọn một con chiên thật trọn vẹn, một chiên con không tì vít chi hết. Họ cần phải đưa chiên con đó vào trong nhà của họ, nuôi nấng nó, chăm sóc nó trong một số ngày. Trong thời gian ấy, bạn biết điều chi đã xảy ra, con chiên con đó giống như một con chiên búp bê cho gia đình ấy. Thế rồi, vào đúng ngày đã định, họ cần phải bắt chiên con đó, giết nó, bôi huyết nó trên mày cửa nhà của họ, nướng thịt nó rồi ăn. Khi dân sự làm theo điều nầy, họ được hứa cho rằng họ sẽ được buông tha khi Đức Giêhôva đến xét đoán người Aicập. Bộ bạn không biết giết con chiên nhỏ đó đã làm tan vỡ cả gia đình ấy sao?
Trong con chiên con đã chết đó, dân Israel đã được cung ứng cho một bức tranh thật năng động về những gì Chúa sẽ làm một ngày kia qua Đấng Cứu Chuộc mà Ngài sẽ được sai phái vào trong thế gian. Giống như gia đình kia sẽ giết con chiên nhỏ của họ; Đức Chúa Trời sẽ xét đoán Con yêu dấu của Ngài trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Ồ, điều nầy đã làm tan nát cõi lòng của Đức Chúa Cha khi sai Con Ngài vào trong một thế giới đầy dẫy với những kẻ thù ghét Ngài, chối bỏ Ngài và đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Cõi lòng của Đức Chúa Cha càng tan nát dường bao khi xét đoán Đức Chúa Con trong chỗ của hạng tội nhân!
Nhưng, chính trên thập tự giá mà Thiên đàng đã đoạt được sự chiến thắng vĩ đại nhất trong mọi thời đại và trong cõi đời đời! Chúng ta được thuật cho biết Sư Tử-Chiên Con đã “đắc thắng”. Từ ngữ nầy có ý nói “đoạt được chiến thắng”. Vì Chúa Jêsus là Chiên Con không có nghĩa là Ngài yếu đuối đâu! Chúa Jêsus đoạt được chiến thắng ở mỗi chặng đường khả thi.
+ Ngài đoạt được chiến thắng trên Núi Cám Dỗ, Mathiơ 4:1-11. (Satan tưởng Chúa Jêsus sẽ sa ngã!)
+ Ngài đoạt được chiến thắng trong Vườn Ghếtsêmanê, Mathiơ 26:38-44. (Satan tưởng Chúa Jêsus sẽ thất bại!)
+ Ngài đoạt được chiến thắng trên thập tự giá, Giăng 19:30. (Satan tưởng Chúa Jêsus là kẻ dại!)
+ Ngài đoạt được chiến thắng khi Ngài sống lại từ kẻ chết, Mathiơ 28:1-8! (Satan tưởng Chúa Jêsus xong đời rồi!)
Satan tưởng hắn đã đánh bại Chúa Jêsus khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá. Địa Ngục sẽ ăn mừng khi thi thể tan nát, đổ huyết ra của Chúa Jêsus được dời đi khỏi thập tự giá rồi đem đặt trong ngôi mộ mượn. Trong ba ngày, ma quỉ và các quỉ sứ của Địa Ngục đã nhảy lên vì vui mừng trong vui sướng khi chúng liên hoan những gì chúng ta tưởng là Satan đã thắng hơn Đức Chúa Jêsus Christ.
Những gì Satan tưởng là chiến thắng vĩ đại nhất của hắn kỳ thực lại là thất bại ê chề nhứt của hắn! Thập tự giá là sự thành tựu quan trọng nhất của Đức Chúa Trời! Tại thập tự giá, Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra quyền phép và sự vinh hiển nhiều hơn Ngài đã tỏ ra trong sự sáng tạo. Khi Chúa Jêsus kêu lên: “Mọi sự đã được trọn”; tiếng kêu ấy là một sự thành tựu long trọng sâu xa hơn khi Ngài phán: “Thì sẽ có việc ấy!” Chúa Jêsus được gọi là “Chiên Con” 28 lần trong sách Khải huyền. Satan, kẻ thù của Chiên Con được mô tả là “con rồng lớn sắc đỏ”, Khải huyền 12. Quyền lực của Satan được mô tả là rất lớn. Hắn tập trung một đội quân con người đông đảo và một đội quân ma quỉ rất lớn, hết thảy đều nhắm vào việc đánh bại Đức Chúa Trời. Phản ứng của Thiên đàng trước sự bày tỏ thế lực dày đặc của địa ngục như thế nầy là sai một con “chiên con” đến. Khi quốc gia chọn một biểu tượng, họ thường chọn một con thú nào thực có sức mạnh và oai quyền. Sư tử là biểu tượng của Anh quốc. Gấu là biểu tượng của nước Nga. Chim phụng hoàng là biểu tượng của Hoa Kỳ. Khi Thiên đàng tìm kiếm một biểu tượng, nó đóng ngay “Chiên Con chịu giết”; một biểu tượng về sự nhu mì, sự thuận phục và sự dịu dàng. Chúa Jêsus đã thắng hơn nước của Satan không phải bởi sức mạnh quân sự, mà bởi sự nhu mì, tình yêu thương, và sự thuận phục!
Vì vậy, “Chiên Con” đã đoạt được chiến thắng và vì cớ ấy, Ngài xứng đáng cầm lấy quyển sách. Trước khi chúng ta lướt qua tư tưởng nầy, chúng ta hãy dành ra một phút để xem xét Chiên Con nầy nhiều chi tiết hơn.
+ Chiên Con nầy đang ngự trên Thiên đàng –Ngài không ở trong máng cỏ bẩn thỉu đâu. Ngài không ở trên con đường đầy bụi bặm trong xứ Galilê. Ngài không ở trên chiếc thuyền trong giông bão. Ngài không ngồi mệt mõi và đói khát bên cái giếng kia. Ngài không bị treo trên một cây thập tự xấu hổ và đau khổ. Ngài không nằm trong ngôi mộ lạnh giá, bị niêm phong đâu. Ngài đang ở nơi mà Ngài đáng phải ở. Ngài đang ngự trên ngôi. Ngài đang ở trên Thiên đàng! Ngài được tôn vinh hiển và được tán dương.
+ Chiên Con nầy đã hiện hữu ở đó lâu rồi – Chiên Con nầy đã ở giữa đó. Giăng đã không nhìn thấy Ngài cho tới lúc bây giờ, nhưng Ngài đã hiện diện ở đó lâu rồi. Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng Chúa Jêsus luôn luôn ở giữa khi chúng ta nhóm lại. Chúng ta có thể không nhận ra Ngài, nhưng Ngài luôn luôn hiện diện ở đó, Mathiơ 18:20.
+ Chiên Con nầy vẫn mang lấy những con dấu bị giết – Khi chúng ta nhìn thấy Chúa Jêsus ở Thiên đàng, chúng ta sẽ nhìn thấy những con dấu thương khó của Ngài trên thân thể Ngài. Trong cả cõi đời đời, Chúa Jêsus sẽ mang lấy những vết thương của thập tự giá như một sự nhắc nhớ thường xuyên về những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Sẽ chẳng có một chỗ nào cho sự kiêu ngạo ở Thiên đàng! Không một ai dám khoác lác về việc mình đến được nơi ấy. Khi chúng ta nhìn thấy Ngài, chúng ta sẽ nhìn thấy tình yêu của Ngài đang tỏ ra thật thường trực. Đúng là một nguyên nhân để có được sự thờ lạy và ca ngợi luôn luôn!
+ Chiên Con nầy đang đứng – Khi Chúa Jêsus thăng thiên về trời lại, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ngài đã ngồi xuống bên tay hữu của Đức Chúa Trời, Hêbơrơ 1:3. Ngài đã ngồi xuống vì công tác cứu chuộc tội nhân của Ngài đã được hoàn tất rồi. Ngài đứng trong mấy câu nầy vì công tác giải cứu của Ngài trên đất sắp sửa bắt đầu!
+ Chiên Con nầy có 7 mắt – Ngài thật rất khôn ngoan và biết hết mọi sự. Chiên Con nầy là Đấng Toàn Tri. Không một điều chi thoát được cái nhìn của Ngài.
C. Một Chúa trọn vẹn (câu 7) – Chiên Con cần lấy quyển sách từ tay của Đức Chúa Trời. Khi Ngài cầm lấy, Thiên đàng đã bật hát lên bài thánh ca ngợi khen. Thiên đàng biết rõ Chúa Jêsus sắp sửa thực thi công tác của Sư Tử và giải phóng thế gian cùng mọi loại thọ tạo ra khỏi vòng nô lệ của Satan và ra khỏi tai họa của tội lỗi. Ngài sắp sửa hoàn tất công tác cứu chuộc của Ngài.
Chiên Con xứng đáng cầm lấy quyển sách và tháo mấy cái ấn ra. Nếu quyển sách nầy thực sự là chứng thư cho hành tinh địa cầu, Ngài lấy quyền gì để mở nó ra chứ? Có ít nhất ba lý do tại sao Ngài có quyền nầy.
+ Thế gian thuộc về Ngài bởi quyền sáng tạo của Ngài – Ngài đã dựng nên nó!
+ Thế gian thuộc về Ngài bởi quyền của đồi Gôgôtha – Ngài đã chuộc nó!
+ Thế gian thuộc về Ngài bởi quyền chinh phục – Ngài sẽ lấy nó lại!
Phần kết luận: Một ngày kia trên Thiên đàng, Chiên Con sẽ cầm lấy quyển sách có 7 ấn từ tay của Đức Chúa Cha. Khi Ngài cầm lấy sách ấy, nó sẽ là dấu hiệu khởi đầu của sự cuối cùng cho tội lỗi và cho Satan.
Trong ngày ấy, Chúa Jêsus sẽ nhận lấy sự vinh hiển mà Ngài đã bị thế gian chối bỏ lâu nay. Ngài sẽ được tỏ ra là xứng đáng cho sự thờ lạy và để trị vì trên mọi loài thọ tạo. Ngài đã kiếm được quyền bính vì Ngài không nhượng bộ dứt khoát chống lại Địa Ngục và Ngài đã đoạt được chiến thắng!
Chúa Jêsus là Đấng Thắng! Người nào nhận biết Ngài là Cứu Chúa của họ cũng là những kẻ đắc thắng nữa. Khi Chúa Jêsus đứng, cầm quyển sách rồi mở nó ra; chúng ta sẽ đứng dậy ở đó quan sát và chúng ta sẽ vui mừng và Ngài quản trị thế gian bằng sức mạnh.
Đối với bạn, Chúa Jêsus là ai thế? Ngài sẽ là Đấng mà bạn sẽ tôn ngợi Ngài! Ngài sẽ là Sư Tử, là Đấng ngự đến để xét đoán bạn một ngày kia nếu đấy là điều mà bạn muốn Ngài phải trở thành. Hay, Ngài sẽ là Chiên Con, là Đấng sẽ thắng hơn mọi tội lỗi của bạn rồi giải cứu linh hồn bạn. Tôi rất vui sướng khi tôi nhìn biết Chiên Con! Và, vì tôi biết, tôi sẽ không bao giờ phải đối mặt với Sư Tử! Còn bạn thì sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét