Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Khải huyền 4:2-11: "BÊN TRONG CĂN PHÒNG CÓ NGÔI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI"



Khải huyền 4:2-11
BÊN TRONG CĂN PHÒNG CÓ NGÔI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Phần giới thiệu: Lần cuối chúng ta nhìn thấy Giăng, ông đã được cất lên không trung của thế gian nầy, qua một cánh cửa mở ra ở trên trời. Ông được truyền cho biết sắp sửa tiếp lấy một sự mặc thị về “những việc sau sẽ đến”. Khi chúng ta nghiên cứu Khải huyền 4:1, chúng ta đã đạt tới chỗ hiểu rõ Giăng là một người có tính cách đại diện. Ông tiêu biểu cho hết thảy các tín đồ thật nơi Đức Chúa Jêsus Christ, là những kẻ sẽ được cất ra khỏi thế gian nầy vào cuối kỷ nguyên Hội Thánh trong biến cố được gọi là “Sự Cất Lên”. Tôi ngợi khen Chúa vì sự trông cậy hạnh phước ấy! Ngài sẽ đến, và chúng ta sẽ ra đi! Halêlugia!
Khi chúng ta vào sâu trong chương nầy, chúng ta có được một cái nhìn thoáng qua chính căn phòng có ngôi của chính mình Đức Chúa Trời. Chúng ta được phép quan sát một số sinh hoạt diễn ra trên Thiên đàng trước khi sự phán xét của Đức Chúa Trời đến viếng thế gian nầy.
Bối cảnh được mô tả trong mấy câu nầy hầu hết đều vượt quá sự hiểu biết. Nhưng, trong mấy câu nầy, Giăng cung ứng cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua những gì chúng ta sẽ làm trong những ngày nầy. Chúng ta hãy hiệp với Giăng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời rồi tìm cách nắm bắt những gì đang diễn ra trong mấy câu nầy. Tôi muốn đưa chúng ta lên đến Thiên đàng rồi nhìn vào Bên Trong Căn Phòng Có Ngôi Của Đức Chúa Trời.
Bạn thấy đấy, chúng ta cần có một triễn vọng thiên thượng nhắm vào thế gian nầy. Bản thân các biến cố, những thử thách và mọi nan đề của thế giới nầy thường chẳng có ý nghĩa chi hết. Từ một nhận định của trần gian, thế giới nầy dường không còn điều khiển được nữa hôm nay: chiến tranh, bịnh tật, tội ác, tình trạng gian ác, sự bất kỉnh, v.v… Nhưng, khi bạn hiểu Đức Chúa Trời đang ngự ở trên ngôi; và khi bạn hiểu Ngài đang nắm quyền tể trị; và khi bạn nghĩ rằng Ngài đang thể hiện một chương trình tốt lành, đời đời, trọn vẹn, khi ấy mọi sự đều rơi vào đúng vị trí. (Minh họa: Một tấm thảm Batư thật đẹp trông giống như một một mớ sợi đan dọc ngang khi nó được xem từ mặt sau; song khi nó được xem ở mặt trước, khuôn mẫu trở nên rất rõ ràng).
Cũng vậy, hôm nay, chúng ta hãy bay lên Thiên đàng rồi nắm bắt một cái nhìn thoáng qua những việc đang diễn ra ở quanh ngôi của Đức Chúa Trời. Tôi muốn chia sẻ bối cảnh Giăng đã nhìn thấy khi ông bay lên Thiên đàng, khi tôi cố giảng rao giảng về tư tưởng Bên Trong Căn Phòng Có Ngôi Của Đức Chúa Trời.
I. THÂN VỊ ĐẤNG ĐANG NGỒI TRÊN NGÔI (các câu 2-3)
(Minh họa: Việc đầu tiên Giăng nhìn thấy là chính mình Đức Chúa Trời đang ngự trên ngôi trong Thiên đàng. Đúng là một việc rất cảm động! Bước vào Nhà Trắng rồi gặp gỡ Tổng Thống sẽ là một điều rất vinh dự. Bước vào Điện Buckingham để gặp gỡ Nữ Hoàng Anh Quốc sẽ là một điều rất vinh dự. Nhưng, bước vào chính căn phòng có ngôi của Đức Chúa Trời rồi nhìn thấy Ngài đang ngự trên ngôi sẽ là vinh hiển lắm không thể mô tả xiết! Tuy nhiên, đấy là vinh dự mà Giăng đã được ban cho và đó là một vinh dự mà chúng ta sẽ được nếm trải một ngày kia, không bao lâu nữa! Chúng ta hãy lắng nghe y như Giăng mô tả cuộc gặp gỡ của ông với Đức Chúa Trời Chí Cao).
A. Ngài là Đấng đang tể trị (câu 2) – Việc đầu tiên Giăng nhìn thấy là một “ngôi đặt tại trên trời”. Một “ngôi” nói tới “sự tể trị và uy quyền”. Chúng ta đang nhìn xem Đấng chiếm lấy chỗ uy quyền tuyệt đối, đối với mọi vụ việc ở trên trời và dưới đất, Thi thiên 47:8; 103:19.
Từ ngữ “đặt” nói tới “sự ổn định, chắc chắn, bền chặt”. Ngôi của Đức Chúa Trời là một ngôi đời đời! Không một kẻ thù nào có khả năng buộc Ngài phải tuột xuống khỏi vị trí mà ở đó Ngài đang tể trị, Thi thiên 45:6.
Thế gian nầy có thể không công nhận uy quyền và sự trị vì của Đức Chúa Trời hôm nay, tuy nhiên Ngài đang tể trị! Con người có thể không dành một giây suy tưởng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời; nhưng Ngài lưu ý cả thảy; tể trị cả thảy và Ngài sẽ phán xét cả thảy. Con người có thể không dành cho Ngài thời gian trong lúc bây giờ, nhưng chúng ta hết thảy sẽ đối mặt với Ngài một ngày kia. Con người có thể không sấp mình xuống ngay hôm nay, nhưng một ngày kia họ sẽ sấp mình xuống, Philíp 2:9-11; Rôma 14:12.
B. Ngài là Đấng rực rỡ (câu 3a) – Giăng đang nổ lực làm một việc rất khó: ông cố gắng mô tả Đức Chúa Trời. Đấng đang ngự trên ngôi nầy là Đức Chúa Cha. Làm sao chúng ta biết được? Đức Chúa Con lấy quyển sách có 7 ấn ra khỏi tay Ngài ở Khải huyền 5:5-7.
Giăng mô tả Đức Chúa Trời rực rỡ giống như “bích ngọc và mã não”. Từ ngữ “như” khiến chúng ta biết rằng chúng ta đã gặp gỡ lối nói biểu tượng. Đức Chúa Trời không phải là khoáng vật hay đá quí, nhưng diện mạo của Ngài nhắc cho Giăng nhớ tới hai loại đá quí.
1. “Bích ngọc” rất trong sáng và rực rỡ. Có thể đấy là cùng loại với kim cương. Một viên kim cương là một loại đá rất cứng và nó nói tới “sự vững chắc”. Sự so sánh nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời của chúng ta là “vững chắc và không thay đổi”. Khi chúng ta ở trong căn phòng có ngôi ấy, ở đó uy quyền tể trị sắp sửa được thực thi, điều nầy nói cho chúng ta biết rằng luật pháp của Đức Chúa Trời, giống như chính mình Đức Chúa Trời, là chắc chắn và không thay đổi.
Có những điều luật nhất định trong thiên nhiên là vững chắc và không thay đổi. Thí dụ, trọng lực chẳng hạn, cái gì thảy lên sẽ rơi xuống! Đức Chúa Trời đã thiết lập Luật Trọng Lực, luật nầy chắc chắn và không thay đổi.
Nếu bạn đặt một bình nước trên lò rồi vặn lửa lên, bạn không mong tìm thấy đá trong bình khi bạn trở lại. Đức Chúa Trời đã thiết lập Luật Nhiệt Động (Law of Thermodynamics), luật nầy không thay đổi.
Cũng thực như thế về luật đạo đức của Đức Chúa Trời. Ngài cũng không thay đổi và không đổi đặng. Con người đá ngược lại bộ luật đạo đức của Đức Chúa Trời. Họ cho Kinh Thánh là lỗi thời và cũ rích. Họ làm việc riêng mình với suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ để cho họ qua. Sự thực là, họ đang phạm tội chống nghịch một Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng vững chắc và không thay đổi trong luật đạo đức của Ngài.
2. “Mã não” là đá có màu đỏ huyết. Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng đang khi Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời tể trị tối cao và uy quyền tuyệt đối, Ngài giữ con người ở một tiêu chuẩn cao về sự thánh khiết, Ngài cũng là Đức Chúa Trời của sự cứu chuộc nữa! Ngài là một Đức Chúa Trời, Đấng cứu hết thảy những ai sẽ xây qua Ngài bởi đức tin.
Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài là Chúa cứu rỗi cũng như Chúa Chí Cao. Nếu Ngài không phải như thế, vậy thì chúng ta sẽ không có cơ hội đâu! Nhưng, chính sự thánh khiết, công bình nầy, Đức Chúa Trời của sự phán xét và thạnh nộ, Ngài bị tác động bởi lòng thương xót, yêu thương và ân điển để cung ứng con đường cứu rỗi cho hết thảy những ai chạy đến với Ngài!
(Lưu ý: Trước khi chúng ta để hai thứ đá quí nầy lại sau lưng, thật đáng phải lưu ý rằng “bích ngọc” và “mã não” là hai thứ đá đầu tiên và cuối cùng trên bảng đeo ngực của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, Xuất Êdíptô ký 28:17-21. “Mã não” tiêu biểu cho chi phái Ru-bên, và “bích ngọc” tiêu biểu cho chi phái Bêngiamin. Hai thứ đá quí nầy tiêu biểu cho hết thảy 12 thứ đá quí và là một sự nhắc nhở rằng Đức Chúa Trời luôn luôn giữ dân sự Ngài cùng các giao ước của Ngài với dân sự Ngài gần với tấm lòng của Ngài. Nói khác đi, những thứ đá quí nầy là một sự nhắc nhớ thường trực cho thấy Đức Chúa Trời sẽ giữ Lời của Ngài và làm mọi sự Ngài đã hứa phải làm.
Sự phán xét sẽ đến, nhưng sự phán xét ấy sẽ được thực thi bởi Đấng đã bước đi giữa vòng chúng ta. Có khía cạnh con người trong sự phán xét của Ngài. Ngài sẽ phán xét, nhưng nó sẽ được định bởi lòng thương xót của Ngài).
C. Ngài là Đấng biết kềm chế (câu 3b) – Ngôi của Đức Chúa Trời được bao quanh bởi một cái mống dáng như lục bửu thạch. Cái mống nầy không giống như mống mà chúng ta nhìn thấy ở đây trên đất. Chúng ta chỉ nhìn thấy phân nửa cái mống; trên Thiên đàng chúng ta sẽ nhìn thấy trọn cái mống ấy. Chúng ta cũng biết rằng cái mống chỉ ra sự thực giông tố đã kết thúc. Chúng ta cũng biết rằng cái mống đầu tiên đã được ban cho Nôê như một dấu hiệu trông thấy được rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ hủy diệt đất bằng nạn lụt nữa, Sáng thế ký 9:11-17.
Cái mống nầy ở trên trời là một sự nhắc nhớ rằng khi chúng ta đến tại đó, giông tố sẽ không còn nữa đối với con cái của Đức Chúa Trời. Đây là một sự nhắc nhớ rằng khi chúng ta có thể không hiểu hết mọi sự đang xảy ra ở đây, chúng ta sẽ hiểu khi chúng ta đến tại đó. Đây cũng là một sự nhắc nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ phán xét địa cầu, nhưng Ngài sẽ phán xét song hành với những lời hứa và với các giao ước của Ngài.
Bạn thấy đấy, cái mống nói tới ơn thương xót của Đức Chúa Trời. Ngay cả khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sắp sửa giáng trên thế gian nầy, Đức Chúa Trời vẫn tác động trong sự kềm chế và sự thương xót (Minh họa: Habacúc 3:2).
(Minh họa: Mỗi người trong phòng nhóm nầy đều hướng tới một cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời! Bạn sẽ cho xe vô chỗ đậu xe rồi đi bộ vào thương xá hôm nay, nhưng bạn chắc chắn sẽ hướng tới chỗ của Đức Chúa Trời. Bạn có thể đậu xe trong bãi đậu rồi hướng vào nhà thờ nầy, nhưng chắc chắn bạn sẽ hướng thẳng đến Đức Chúa Trời. Một ngày kia, chúng ta hết thảy sẽ mặt đối mặt với Ngài. Chúng ta sẽ gặp Ngài trong bối cảnh thật vinh hiển hoặc trong đại sảnh phán xét, nhưng chúng ta sẽ gặp Ngài y như thế. Hãy sẵn sàng cho giây phút ấy!)
(Lưu ý: Có phải khi mặt trời vừa mới mọc thì bạn sẽ gặp Ngài một ngày kia không? Có phải rõ ràng là bạn sẽ đứng trong căn phòng có ngôi của Ngài và nhìn thấy mặt Ngài không? Một ngày kia, con đường dài sự sống sẽ kết thúc và chúng ta sẽ về đến quê hương. Hành trình của chúng ta sẽ hoàn tất; gánh nặng của chúng ta được cất đi; nước mắt của chúng ta được lau khô đi; những thắc mắc của chúng ta được trả lời; tấm lòng tan vở của chúng ta được lành cho đến đời đời; và chúng ta sẽ có mặt ở quê hương! Ngợi khen Đức Chúa Trời, có một ngày tốt hơn đang tới đến!)
I. Thân Vị đang ngồi trên ngôi
II. DÂN SỰ Ở QUANH NGÔI (câu 4)
A. Sự liên kết của họ – Những cá nhân nầy là ai? Có người nghĩ họ là hàng thiên sứ, hay chêrubin. Từ ngữ “trưởng lão” không hề được sử dụng để nói tới thiên sứ trong Kinh Thánh. Nhiều người khác nghĩ họ tiêu biểu cho một nhóm nào khác.
Về cá nhân, tôi nghĩ họ tiêu biểu cho tất cả con cái được chuộc của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem xét bằng chứng:
+ Họ đang ngồi trên “ngôi”. Đây cũng chính là từ được dịch là “ngôi” ở câu 2. Vì thế, họ được xem là đang đồng trị với Đức Chúa Trời. Các thánh đồ sẽ đồng trị với Ngài một ngày kia, II Timôthê 2:12; Khải huyền 1:6; 2:26-27.
+ Dường như họ là hạng người đại diện. Trong Khải huyền 21:12-14, thành Jerusalem mới được mô tả có 12 cổng mang tên 12 chi phái Israel. Nó được xây trên 12 nền chứa tên của 12 vị Sứ đồ. 12 cộng với 12 là 24! Tôi tin rằng hai mươi bốn vị trưởng lão nầy tiêu biểu cho dân được chuộc của Đức Chúa Trời cả trong Cựu Ước và trong Tân Ước.
Trong Cựu Ước, David đã chỉ định 24 người Lêvi tiêu biểu cho toàn bộ thầy tế lễ, I Sử ký 23, 28. Khi có cuộc họp cần thiết, thật là khó nhóm lại từng người một trong cả ngàn người Lêvi lại; nhưng khi 24 vị nầy đã tập trung lại, họ đại diện cho toàn bộ chức năng thầy tế lễ. Cũng thực như thế về các vị Trưởng Lão nầy. Họ tiêu biểu cho toàn bộ các thánh đồ được chuộc của Đức Chúa Trời!
+ Các trưởng lão nầy tiêu biểu cho chúng ta!
B. Sinh hoạt của họ – Họ đang “ngồi”. Tư thế nầy ám chỉ sự nghỉ ngơi. Việc làm của họ đã qua rồi và họ đang ngồi, nghỉ ngơi trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trên trời.
Chúng ta được ngồi trong Chúa Jêsus ở trên trời hôm nay, Êphêsô 2:6. Đấy là vấn đề địa vị của chúng ta. Về mặt thực tế, tôi vẫn đang ở trong thế gian nầy; sống, lao động và khao khát về Thiên đàng. Một ngày kia, chúng ta sẽ ở đúng vị trí mà Đức Chúa Trời đã định sẵn rồi cho chúng ta!
Tôi chỉ muốn nhắc cho bạn nhớ rằng một ngày kia, đời nầy với mọi gánh nặng, tất cả những điều lo toan, đắn đo và nan đề của nó sẽ bị bỏ lại sau lưng chúng ta cho đến đời đời. Chúng ta sẽ đến với một quê hương mới, ở đó những việc kia không bao giờ ngăn trở hay quấy rối chúng ta nữa đâu, Khải huyền 21:4. Chúng ta sẽ bước vào sự yên nghỉ của Ngài trên Thiên đàng!
C. Y phục của họ – Họ đang “mặc áo trắng”. Áo trắng trong Kinh Thánh nói tới “sự công bình của các thánh đồ”, Khải huyền 19:8.
Khi Đức Chúa Trời cứu chúng ta, Ngài tha thứ tội lỗi của chúng ta rồi thanh tẩy từng vết uế tội lỗi ra khỏi chúng ta cho đến đời đời. Ngài tuyên bố chúng ta đã được tha tội và được xưng công bình trong mắt Ngài, I Côrinhtô 6:11; Rôma 5:1, 9, đấy là địa vị của chúng ta. Tuy nhiên, về mặt thực tế, có nhiều lúc chúng ta sống sao đó trừ ra công bình. Chúng ta phấn đấu để đạt được sự công bình đó, nhưng chúng ta có một thời điểm nào đó khó mà đạt tới sự thánh khiết trọn vẹn được. Một ngày kia, xác thịt gian ác nầy sẽ bị lột bỏ cho đến đời đời. Chúng ta sẽ được tái lập lại theo ảnh tượng của Ngài và chúng ta sẽ được nên thánh và công bình trọn vẹn, giống như Ngài vốn có vậy! Cảm tạ Đức Chúa Trời, có một ngày sẽ đến khi chúng ta sẽ lìa bỏ tội lỗi và thái độ ham muốn dành cho tội lỗi ở đàng sau cho đến đời đời!
D. Trang sức của họ – Họ “đầu đội mão triều thiên vàng”. Có hai từ ngữ nói tới mão triều thiên trong Tân Ước.
Một là chữ “diadem” (vương miện). Đây là chữ được sử dụng để mô tả nhiều mão triều thiên mà Chúa Jêsus sẽ đội khi Ngài trở lại trong quyền lực và vinh hiển để trị vì đất, Khải huyền 19:12. Đây là vương miện của nhà vua; vương miện của sự vinh hiển.
Còn chữ kia là chữ “stephanos”. Chữ nầy đề cập tới “mão của người thắng trận”. Nó nói tới mão được ban cho những người thắng trận trong đấu trường giác đấu thời xưa.
Mão “diadem” được Chúa Jêsus đội lấy bởi quyền bính Đức Chúa Trời. Mão “stephanos” kiếm được bởi các thánh đồ. Chúng ta được thuật cho biết ít nhất 5 loại mão triều thiên có thể kiếm được bởi những người thánh của Đức Chúa Trời.
1. Mão triều thiên sự sống – Giacơ 1:12; Khải huyền 2:10 – Mão nầy được ban cho những ai bày tỏ tình cảm của họ dành cho Chúa Jêsus bằng cách chịu đựng thành công những thử thách và cám dỗ.
2. Mão triều thiên của sự công bình – II Timôthê 4:8 – Mão nầy được ban cho người nào sống trong sự sáng của sự hiện đến của Ngài. Các thánh đồ, họ ao ước, sống cho và yêu mến sự hiện đến của Chúa Jêsus, có thể nhận được mão nầy.
3. Mão triều thiên vinh hiển – I Phierơ 5:4 – Mão nầy là phần thưởng của Mục sư trung tín.
4. Mão triều thiên vui mừng – I Têsalônica 2:19 – Mão nầy là phần thưởng dành cho người nào trung tín chia sẻ sứ điệp Tin Lành và chỉ cho người khác biết Chúa Jêsus.
5. Mão triều thiên không hay hư nát – I Côrinhtô 9:25 – Được ban thưởng cho những ai đánh trận với xác thịt và tìm cách sống loại đời sống thánh khiết.
(Lưu ý: Bạn không cần lo sự phục vụ của bạn dành cho Chúa Jêsus sẽ không có ai để ý đến. Ngài nhìn thấy mọi sự bạn đang làm cho sự vinh hiển của Ngài. Ngài biết rõ về từng hy sinh một. Ngài nhìn thấy từng nổ lực. Ngài chú ý từng lời cầu nguyện, từng sự làm chứng, và từng điều kín nhiệm bạn làm để đem lại sự vinh hiển và vinh dự cho danh của Ngài. Ngài sẽ ban thưởng cho sự trung tín phục vụ của bạn một ngày kia. Có thể bạn chưa lãnh lấy sự công nhận ở đây, nhưng chắc chắn bạn sẽ lãnh lấy ở tại đó. Thật vậy, nếu bạn làm những gì bạn đang làm để có được sự ngợi khen của con người, bạn đã nhận lãnh rồi phần thưởng của mình, Mathiơ 6:1-6).
I. Thân Vị đang ngồi trên ngôi
II. Dân sự ở quanh ngôi
III. SỰ NGỢI KHEN Ở TRƯỚC NGÔI (các câu 5-11)
A. Bối cảnh ở trên trời (các câu 5-6a) – Như Giăng đang quan sát, những việc lạ lùng bắt đầu diễn ra quanh ngôi của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy quan sát hành động:
1. Ngài phán ra những điều kỳ diệu (câu 5a) – “Chớp, nhoáng cùng những tiếng sấm” – Những thứ nầy nói tới sự phán xét đang tới gần. Thiên đàng vang dội với những dấu hiệu cảnh cáo rằng sự phán xét đang trên đường tới.
Chính những thứ nầy được thấy ở Xuất Êdíptô ký 19:16-19. Những tiếng ồn trên trời khi ấy là một lời cảnh cáo cho dân Israel phải giữ khoảng cách của họ đối với hòn núi thánh của Đức Chúa Trời. Những âm vang là một lời cảnh cáo rằng con người cần phải tôn kính Đức Chúa Trời hơn nữa, hoặc họ sẽ đối mặt với Ngài trong sự phán xét.
2. Ngài phán về bằng chứng (câu 5b) – “bảy ngọn đèn sáng rực” – Đây là Thần của Đức Chúa Trời trong sự trọn vẹn của Ngài, Êsai 11:2. Đức Thánh Linh không còn là “Đấng Yên Ủi” nữa, Giăng 14:16, 26; giờ đây Ngài là một công cụ của sự phán xét Đức Chúa Trời. Ngài có mặt ở đó để làm chứng cho sự công bình của sự phán xét sắp sửa giáng xuống đất.
3. Ngài phán về biển (câu 6a) – “biển trong ngần giống thủy tinh” – Biển thủy tinh nầy nói tới sự phán xét của Đức Chúa Trời đã được hình thành và cố định. Trên đất nầy, chẳng có gì thường xuyên thay đổi và chuyển động hơn biển cả. Biển không thể yên lặng và nó không hề y như cũ bao giờ. Biển nầy rất vững chắc và không dời đổi! Sự phán xét đã được định chắc rồi và nó sẽ không thể thay đổi đặng!
Nếu bạn còn nhớ, có một “biển bằng đồng” được gọi là “cái chậu” ở ngoài lều của Đền Tạm. Trước khi thầy tế lễ bước vào lều, họ buộc phải rửa trong chậu. Nó làm biểu tượng cho việc thanh tẩy và sự tha tội. Bao nhiêu lần tôi đã dừng lại bên cái chậu ở 1 Giăng 1:9 và rửa sạch tội lỗi và vết uế của tôi? Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì có một chỗ tha thứ và phục hồi hôm nay.
Ở trên trời, biển bằng đồng ấy đã trở thành biển thủy tinh. Các thánh đồ không còn cần đến với Đức Chúa Trời để được tẩy rửa nữa. Chúng ta sẽ không bao giờ làm buồn lòng Ngài nữa! Đấy sẽ là một ơn phước.
Nhưng, đối với tội nhân hư mất, biển nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng đã quá trễ cho sự ăn năn rồi. Sự phán xét đã được định và chắc chắn. Con người đã với tới giới hạn của mình và Đức Chúa Trời sắp sửa đổ ra cơn thạnh nộ Ngài trên một thế giới bị hư mất và tội lỗi. Đúng là điều kinh khiếp đang chờ đợi “những cư dân trên đất”!
B. Những tiếng hô vang ở trên trời (các câu 6b-11) – Căn phòng có ngôi nầy là một chỗ phán xét, nhưng đấy cũng là chỗ cho sự ngợi khen nữa. Có hai nhóm liên quan tới sự ngợi khen Đức Chúa Trời trong dịp nầy.
1. Tiếng hô của những con thú (các câu 6b-9)
a. Phần mô tả của họ (các câu 6b-8a) – Từ ngữ “sanh vật” ra từ chữ Hylạp “zoon”. Chúng ta có chữ “zoo” (sở thú) và “zoology” (động vật học) từ chữ ấy. Chữ nầy có ý nghĩa “những con vật sống”. Giăng nhìn thấy bốn “sanh vật” nầy và cố gắng mô tả chúng cho chúng ta.
+ Ông nói rằng chúng “đàng trước đàng sau chỗ nào cũng có mắt”. Điều nầy nói tới sự thông minh trọn vẹn.
+ Một con giống như sư tử – Điều nầy tiêu biểu cho đời sống thú vật hoang dã.
+ Một con giống như bò đực – Điều nầy tiêu biểu cho đời sống thú vật đã được thuần hóa.
+ Một con có mặt như mặt người – Điều nầy tiêu biểu cho đời sống thông minh.
+ Một con giống như chim phụng hoàng – Điều nầy tiêu biểu đời sống của loài chim.
+ Bốn con sanh vật nầy tiêu biểu cho toàn bộ sự sáng tạo của Đức Chúa Trời được nhóm lại ở trước mặt Ngài.
+ Chúng có “mắt ở đủ chỗ hết” – cực kỳ thông minh; chúng có “sáu cánh” – nói luôn không dứt; chúng “nói không dứt” – nói tới sinh hoạt không ngừng nghỉ.
+ Những đại biểu nầy trong mọi loại thọ tạo đang đứng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và cất tiếng chúng lên trong sự ngợi khen Đấng Tạo Hóa.
+ Ngài là Đấng Tạo Hóa và muôn vật được dựng nên tồn tại cho Ngài và cho sự vinh hiển của Ngài, Côlôse 1:16-17.
b. Sự công bố của chúng (câu 8b) – Chúng công bố sự thánh khiết của Ngài. Chúng công bố bổn tánh đời đời của Ngài. Chúng công bố quyền tể trị và sự khôn ngoan của Ngài trên muôn vật. Tất cả thiên nhiên đều liên quan đến sự ngợi khen Chúa. (Minh họa: Mưa, mặt trời, các loài chim, các loài thú đồng, mọi sự trừ ra loài người tồn tại để ngợi khen Đức Chúa Trời. Mọi sự trừ ra con người ngợi khen Ngài bởi làm theo những gì Ngài đã dựng nên chúng phải lo làm!)
(Lưu ý: Trước khi chúng ta để các con sanh vật nầy lại sau lưng, chúng ta cũng lưu ý rằng chúng tiêu biểu cho những khía cạnh khác nhau của Chúa Jêsus.
+ Sư tử chỉ ra Chúa Jêsus khi Ngài được phác họa ra trong trong Tin Lành Mathiơ – Sư tử của chi phái Giuđa. Là sư tử, Chúa Jêsus có vẻ oai nghi, quyền lực và oai quyền.
+ Con bò đực chỉ ra Chúa Jêsus y như Ngài được phác họa ra trong Tin Lành Mác – Người Tôi Tớ Chịu Thương Khó. Là tôi tớ, Chúa Jêsus đã chứng tỏ sự phục vụ và sức lực.
+ Con Người phác họa Chúa Jêsus y như Ngài được phác họa ra ở Tin Lành Luca – Con Người. Là Con Người, Chúa Jêsus có sự thông sáng trọn vẹn và công bình đạo đức tuyệt đối.
+ Chim phụng hoàng chỉ ra Chúa Jêsus như Ngài được phác họa ra ở Tin Lành Giăng – Con của Đức Chúa Trời giáng xuống từ trời. Là con của Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus có vẻ oai nghi và tính siêu việt.
+ Những con sanh vật nầy rất giống với Ngài vì chúng thường xuyên ở với Ngài!)
2. Tiếng hô của những tín đồ (các câu 9-11) – Không những bốn con sanh vật cất tiếng chúng lên trong sự ngợi khen. Khi bốn con sanh vật bắt đầu ngợi khen Chúa, 24 vị trưởng lão cũng hiệp với chúng nữa.
a. Sự ngợi khen của họ là sự ngợi khen tự nguyện (các câu 9-10a) – Chẳng có ai buộc họ phải ngợi khen Chúa hết. Khi họ nghe Chúa của mình được tôn cao, họ chẳng làm chi khác hơn là hiệp vào đấy. Họ sấp mình xuống trước mặt Ngài rồi thờ lạy Đấng Cứu Chuộc họ!
b. Sự ngợi khen của họ là thấy được (câu 10b) – Không những họ ngợi khen Chúa “ở trong lòng”, họ sấp mình xuống trước mặt Ngài và thường là thấy được, công khai, ngợi khen Chúa không dứt.
c. Sự ngợi khen của họ rất có giá trị (câu 10c) – Họ lấy những mão triều thiên đã được ban cho rồi họ quăng chúng nơi chơn của Giêhôva Đức Chúa Trời. Họ công nhận rằng họ ở đâu, họ có gì và mọi sự họ đạt được đều là kết quả trực tiếp của quyền phép, ân điển và tình yêu thương của Ngài. Họ mắc nợ điều đó cả thảy đối với Ngài và họ dâng lên Ngài mọi sự họ có. Họ chẳng màng gì đến vinh hiển riêng của mình, nhưng họ đang lạc mất trong sự vinh hiển của Ngài!
d. Sự ngợi khen của họ được nói ra bằng lời (câu 11) – Trên đỉnh mọi sự khác, họ mở miệng ra rồi lớn tiếng công bố tình yêu và sự tôn kính của họ đối với Chúa.
+ Họ công bố “sự xứng đáng” của Ngài.
+ Họ công bố quyền phép của Ngài.
+ Họ công bố quyền tể trị của Ngài.
+ Họ công bố sự nhất trí của họ với những gì Ngài sắp sửa làm trong thế gian.
+ Họ công bố sự thực Ngài đã dựng nên thế gian và muôn vật ở trong đó. Thế gian ấy thuộc về Ngài và Ngài có thể làm với nó theo ý muốn của Ngài! (Minh họa: Chẳng có một bài ca nào nói tới tiến hóa trong sự vinh hiển!)
+ Thiên đàng sẽ rộn ràng với những lời ngợi khen Đức Chúa Trời!
(Lưu ý: Bất cứ lúc nào con người bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời, con người luôn luôn sấp mình xuống trong sự thờ phượng – Êsai 6:5; Êxêchiên 1:28; Đaniên 7:15. Con người lấy làm kinh khủng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và luôn luôn sấp mình xuống trong sự khiêm nhường thờ lạy).
(Lưu ý: Bạn có muốn biết chúng ta sẽ làm gì trong thiên đàng không? Chúng ta sẽ không trôi nổi bềnh bồng quanh một đám mây, bập bùng với cây đàn lia đâu. Chúng ta cũng sẽ không câu cá, săn bắn, nằm ngủ hay làm bất cứ việc dại dột nào mà chúng ta từng nghe thấy. Nếu bạn muốn biết chúng ta sẽ làm gì, đừng nhìn đâu xa hơn phân đoạn Kinh Thánh nầy.
Khi chúng ta rời khỏi đây, chúng ta được gọi lên, được thanh tẩy, được cất lên trong sự ngợi khen và thờ phượng Ngài. Khi chúng ta đến tận nơi, chúng ta sẽ nhìn thấy chúng ta sẽ sống như thế nào; chúng ta hướng tới đâu và những gì Ngài đã làm cho chúng ta trong việc cứu rỗi linh hồn của chúng ta. Chúng ta sẽ hiểu rõ và chúng ta sẽ không sao kềm được sự khen ngợi của chúng ta. Những gì đáng cho Đức Chúa Trời đều phải đáng từ đây! Ồ, dân sự Ngài sẽ ngợi khen Ngài vì mọi sự Ngài đã làm cho họ; Ngài đưa họ đến đâu và thể nào Ngài đang chúc phước cho họ!
Chẳng có gì sai với việc ngợi khen Chúa. Việc duy nhứt sai với nó, ấy là ngợi khen mãi cũng chưa phải là đủ! Nếu chúng ta muốn ngợi khen Ngài, thế thì chúng ta hãy làm việc ấy ở đây giống như chúng ta sẽ làm ở đó vậy. Sự ngợi khen của chúng ta sẽ là tình nguyện, thấy được, có giá trị và tỏ ra bằng lời nói).
Phần kết luận: Tôi rất rung động về việc lên Thiên đàng. Còn bạn thì sao? Tôi ngước mắt nhìn lên mong nhìn thấy Chúa và Đức Chúa Trời của tôi. Tôi nhìn lên để hiệp giọng mình với những thánh đồ được chuộc kia và ngợi khen Đấng đã tìm kiếm, mua lấy và giải phóng tôi ra khỏi tội lỗi của tôi.
Tôi muốn sống đời sống tôi ở đây như một biểu hiện tỏ ra sự khen ngợi Chúa là Đấng yêu thương tôi. Tôi muốn mình được thấy trong sự tôn vinh Ngài bởi sống đời sống và bởi cách tôi ngợi khen Ngài. Ngài rất xứng đáng với tình yêu, sự tôn kính và sự khen ngợi của chúng ta. Ngài xứng đáng với điều đó thật nhiều hôm nay và Ngài sẽ xứng đáng nhiều hơn nữa khi chúng ta về đến quê hương trong sự vinh hiển. Chúng ta hãy dâng cho Ngài mọi sự mà Ngài đáng được; và chúng ta đừng đợi lên tới Thiên đàng mời làm điều đó!
Nếu bạn chưa được cứu hôm nay, tôi muốn bạn nhìn biết rằng bạn sẽ đối mặt với Chúa trong sự phán xét. Bạn cần phải đến với Chúa Jêsus để được cứu. Nếu bạn đã được cứu và bạn muốn cảm tạ Ngài vì những gì Ngài đã ban cho bạn, bàn thờ nầy đang rộng mở đây. Nguyện bạn sẽ sấp mình xuống và ngợi khen Ngài; bạn cũng có thể làm điều đó đấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét