Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

Khải huyền 3:7-13: "Hội Thánh mà âm phủ không thắng được"



Khải huyền 3:7-13
Hội Thánh mà âm phủ không thắng được
Phần giới thiệu: Trước khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài đã đưa ra một câu nói có liên quan tới Hội Thánh. Hội Thánh mà Chúa Jêsus mô tả thường ít giống nhiều với Hội Thánh đang thấy có trên thế giới ngày nay. Hãy xem ở Mathiơ 16:18. Chúa Jêsus phán: "Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó". Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết một ít về bản sắc của Hội Thánh mà Ngài sẽ xây dựng. Thứ nhứt, Ngài phán rằng Hội Thánh sẽ được xây dựng trên chính mình Ngài. Chính mình Chúa Jêsus là nền tảng của Hội Thánh. Sự chết, huyết đổ ra và sự phục sinh của Ngài hình thành nền tảng mà Hội Thánh đứng ở trên đó. Tiếp đến, Chúa Jêsus phán Hội Thánh của Ngài sẽ là một Hội Thánh có tính cách chiến đấu. Ngài phán rằng "các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó". Hai cánh cửa không phải là thứ vũ khí phòng thủ, song chúng tự nhiên mang tính cách phòng thủ. Hội Thánh mà Chúa Jêsus đã mô tả không phải là một bộ phận những con người yếu ớt, bị bức hiếp, không phải họ chỉ biết ngồi quanh đó trong sợ hãi chờ đợi cuộc tấn công kế tiếp của ma quỉ đâu. Sự việc ấy đang mô tả nhiều Hội Thánh và nhiều Cơ đốc nhân. Thay vì thế, Hội Thánh mà Chúa Jêsus mô tả là một Hội Thánh rất năng động. Họ rất năng động trong công việc của Chúa và họ đang uy hiếp những đồn lũy của chính Âm Phủ. Họ không đi ra trong sợ hãi, mà đi ra với đức tin. Thực thế, Hội Thánh mà Chúa Jêsus đã đến để sáng lập là một Hội Thánh mà âm phủ không thể thắng hơn được!
Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta hôm nay, chúng ta đã đọc thư tín của Chúa chúng ta gửi cho Hội Thánh tại thành Philađenphia. Hội Thánh nầy đã được mô tả bằng nhiều cách thức khác nhau trải qua nhiều năm tháng. Có nhiều người đã gọi Hội Thánh nầy là một Hội Thánh nhỏ, yếu đuối. Tôi chỉ muốn kêu gọi sự chú ý của bạn nhìn vào sự thực là trong bảy bức thư gửi cho bảy Hội Thánh, đây là Hội Thánh duy nhứt không nhận một lời quở trách, dù là loại nào. Khi Chúa Jêsus viết cho Hội Thánh nầy, mọi sự Ngài đã phán với họ đều là tích cực cả.
Với điều đó trong trí, hãy chú ý là trong thư tín nầy, Chúa Jêsus, không nằm tại tiêu điểm chính của Hội Thánh. Điều nầy nói cho chúng ta biết những gì chúng ta đã biết rồi trong tấm lòng của chúng ta. Nếu Chúa Jêsus bị giữ tại trung tâm của việc chúng ta là ai và những gì chúng ta làm, Ngài sẽ được tôn vinh hiển và chúng ta sẽ lớn lên giống như một kết quả vậy. Nếu chúng ta làm nhiều việc cho Ngài trong vai trò một Hội Thánh, Ngài sẽ làm nhiều việc cho chúng ta!
Sáng nay, tôi muốn chúng ta hãy dành ra chút thì giờ với thư tín của Chúa viết cho Hội Thánh tại thành Philađenphia. Trong lời lẽ của Ngài viết cho Hội Thánh nầy, chúng ta thấy một bức tranh rõ ràng về loại Hội Thánh mà Âm Phủ không thể thắng hơn được. Nếu chúng ta chịu lấy bất cứ Hội Thánh nào là khuôn mẫu của chúng ta, chắc chắn đây là Hội Thánh mà chúng ta sẽ chọn!
Tôi muốn kéo sự chú ý của chúng ta vào một chữ đã được sử dụng ba lần trong phân đoạn Kinh Thánh nầy. Đó là chữ "nầy" và nó đã được dùng ở các câu 8, 9, và 11 (theo bản Kinh Thánh Anh ngữ). Bằng cách sử dụng chữ ấy, Chúa Jêsus đang kêu gọi Hội Thánh nầy phải làm theo một số việc. Ngài đang bảo họ phải "XÉT XEM!" Có một số việc mà Chúa muốn Hội Thánh tại thành Philađenphia phải xem xét.
Có một số việc mà tôi muốn Hội Thánh chúng ta đây cũng phải xem xét nữa đấy. Tôi nghĩ hết thảy chúng ta đều muốn trở thành một Hội Thánh mà âm phủ không thắng hơn được. Mấy câu nầy cho chúng ta biết phải làm sao để trở giống như Hội Thánh ấy. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét mọi việc nầy sáng nay.
I. XEM XÉT CÁC CƠ HỘI CỦA CHÚNG TA (các câu 7-8)
(Minh họa: Chữ "nầy" đầu tiên được đưa ra để kéo sự chú ý của chúng ta đến với những cơ hội mà Chúa đã sẵn có cho Hội Thánh nầy. Đồng thời, chính những cơ hội nầy đang sẵn có cho từng Hội Thánh nào chịu bước theo ý chỉ của Ngài).
A. Tư cách của Chúa chúng ta (các câu 7-8a) – Chúa Jêsus đến với Hội Thánh nầy và Ngài tỏ chính mình Ngài ra là Đấng đang tể trị mọi sự. Ngài nhắc cho họ nhớ rằng Ngài chính là tiêu điểm của đức tin họ và là trục mà quanh đó cái bánh xe phục vụ của họ đang xoay quanh.
1. Bổn tánh của Ngài – Ngài là Thánh và Ngài là Lẽ Thật! Chẳng có một tội lỗi nào và chẳng có một sự dối gạt nào nơi Chúa chúng ta. Ngài là mọi sự mà Ngài đã xưng nhận và các động lực của Ngài luôn luôn là trong sạch. Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đáng tin cậy!
2. Quyền phép của Ngài – Chúa Jêsus được mô tả là đang cầm giữ "chìa khóa của David". Đây là một tham khảo đến Êsai 22:20-22, ở đây một người trung thành tên là Êliakim là quản gia của Vua Êxêchia. Ông ta được trao cho "chìa khóa của David". Điều nầy đề cập tới sự thực Êliakim đã tiếp cận với mọi của cải thuộc về nhà vua.
Phân đoạn Kinh Thánh Cựu Ước nầy là một minh họa nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài là quản gia trung tín mọi của cải trong Vương quốc của Cha Ngài. Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Ngài có quyền phép làm thỏa mãn mọi nhu cần của Hội Thánh Ngài khi Ngài lãnh đạo họ qua chức vụ mà Ngài đã ban cho họ. Ngài sẽ thành tín tiếp trợ mọi sự họ có cần để lo làm công việc mà Ngài kêu gọi họ phải lo làm!
Một khi Ngài có chìa khóa, Ngài có quyền mở và đóng những cánh cửa mà Ngài thấy là thích ứng. Tận cùng của mọi sự nầy, ấy là Chúa Jêsus đang nắm quyền tể trị trong Hội Thánh. Ngài đang nắm lấy quyền xem xét mọi nhu cần của Hội Thánh phải được thỏa và Ngài đang nắm lấy quyền điều khiển phương hướng mà chức vụ của Hội Thánh phải nhắm tới. Chúa Jêsus đang ngự trên ngôi, và được công nhận là đầu của Hội Thánh! (Minh họa: Côlôse 1:18; Êphêsô 5:23).
3. Tri thức của Ngài – Ngài nói cho biết ở câu 8 rằng Ngài "biết công việc" của họ. Nghĩa là, Ngài biết rõ mọi sự mà họ đang làm, họ làm công việc ấy như thế nào và động lực nào của họ khi làm công việc ấy. Ngài biết lúc nào họ sử dụng hai cánh cửa mở mà Ngài đã đặt ở trước mặt họ và Ngài biết lúc nào họ cứ giữ việc đẩy hai cánh cửa mà Ngài đã đóng ở trước mặt họ. Ngài biết mọi sự ở đó y như Ngài biết rõ chúng ta vậy.
B. Sự kêu gọi sứ mệnh của chúng ta (câu 8b) – Giờ đây Chúa Jêsus chuyển sang bảo họ rằng Ngài đã ban cho họ một cánh cửa cơ hội rộng mở để phục vụ trong thế giới của họ. Chúa kêu gọi họ xưng danh Ngài ra trong thời buổi ấy và Ngài đã đi trước mặt họ đặng lót đường cho sự thành công của họ.
Quí bạn ơi, Ngài đã làm y như thế cho chúng ta! Hội Thánh nầy không được Chúa sáng lập mà không có lý do! Ngài đã để cho Hội Thánh nầy ra đời vì một mục đích và mục đích ấy không thay đổi và nó cũng không được nhìn biết cách đầy trọn nữa. Đức Chúa Trời đã ban cho Hội Thánh chúng ta một cánh cửa cơ hội rộng mở trên thế gian nầy và bổn phận của chúng ta là phải tìm ra cơ hội ấy và nếm trải nó bởi đức tin.
(Minh họa: Chúa Jêsus đang nắm quyền tể trị tất cả mọi cánh cửa trong cuộc sống của chúng ta. Hãy chú ý thể nào Ngài đã vận hành trong đời sống của Phaolô – Công Vụ các Sứ đồ 16:6-10. Tất cả những cánh cửa của Đức Chúa Trời đều là một ơn phước! Có nhiều lúc khi Ngài mở rộng những cánh cửa và chắc chắn về ý chỉ và chức năng lãnh đạo của Ngài. Có những lần khác, khi chúng ta nhìn thấy hai cánh cửa đã đóng chặt lại ở trước mặt chúng ta. Khi điều đó xảy ra, chúng ta thường bối rối và tìm cách tự đẩy cánh cửa ấy mở ra. Chúng ta cần phải hiểu rõ sự thực là khi nào Chúa đóng một cánh cửa trong đời sống của chúng ta, Ngài năng động dấn thân vào những việc chúng ta đang làm và Ngài hướng dẫn chúng ta đi theo một hướng khác, ở đó Ngài đã mở một cánh cửa cho chúng ta! Chắc chắn sẽ là như vậy cho chúng ta nếu chúng ta học biết ngợi khen Đức Chúa Trời về cả hai: cửa đóng và cửa mở).
C. Tính trước sau như một của chức vụ chúng ta (câu 8c) - Cơ hội khác mà dân sự nầy đã có là tính trước sau như một mà với đó họ thực thi chức vụ của họ. Hai tư tưởng được nhắc tới ở đây:
1. Ít năng lực – dân sự nầy được mô tả là có ít năng lực. Còn nhớ điều Chúa Jêsus đã phán với Hội Thánh ở Sạt-đe hay không? Họ có tiếng là mạnh, song Ngài phán họ đã chết, 3:1. Hội Thánh ở Laođixê tưởng họ có năng lực và chẳng cần chi hết! Tuy nhiên, Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng họ đã làm cho Ngài phát ốm, 3:16. Dù vậy, Hội Thánh nầy, có lẽ có tầm vóc nhỏ và nghèo trong lãnh vực tài chính được mô tả là có "chút năng lực". Trong khi Hội Thánh nầy trước mặt con người là yếu đuối, và trong ánh mắt của họ là mạnh mẽ, sự yếu đuối của họ kỳ thực lại là sức mạnh lớn lao nhứt của họ! Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết rằng tình trạng yếu đuối của chúng ta đưa chúng ta vào một chỗ nương cậy vào Ngài lớn lao hơn và kết quả là quyền phép của thiên đàng tuôn tràn vào và qua chúng ta, II Côrinhtô 12:7-10.
2. Sự bằng lòng của chúng ta – Khi Chúa Jêsus tiếp tục phán với Hội Thánh nầy, Ngài nói tới hai đặc điểm họ đã có khiến họ được mạnh mẽ ở giữa sự yếu đuối của họ.
A. Họ đã giữ đạo của Ngài – Từ ngữ "giữ" có ý nói "chăm lo, để ý đến". Nói khác đi, Hội Thánh nầy đã tôn cao Lời của Đức Chúa Trời. Họ đã dành cho Lời ấy một vị trí cao trong Hội Thánh và trong đời sống của họ. Khi Kinh Thánh được rao ra, họ lắng nghe rồi vâng theo mà chẳng e dè chi hết.
(Minh họa: Quí bạn ơi, Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời! Quyển Sách xưa cũ phước hạnh nầy đang chịu công kích trong thời buổi của chúng ta và có nhiều người đã gác Lời Chúa lại sau lưng. Tuy nhiên, đối với một Hội Thánh muốn được mạnh mẽ ở trong Chúa, Kinh Thánh phải là trình tự trước sau của Hội Thánh. Người nào muốn được phước sẽ là một người muốn tôn vinh Lời của Đức Chúa Trời khi Lời ấy được đọc lên và được rao giảng cho họ. Chúng ta làm thế nào khi đến lúc phải giữ Lời của Ngài?)
B. Chẳng chối danh Ngài - Họ đã không xấu hổ khi được đồng hóa với danh của Chúa Jêsus. Họ không xấu hổ khi tôn vinh Ngài và đặt Ngài làm tiêu điểm cho sự thờ lạy và cho đời sống của họ.
(Minh họa: Bao lâu Đức Chúa Jêsus Christ là trung tâm của Hội Thánh, công việc, sự thờ phượng và mọi sự mà Hội Thánh lo làm, Hội Thánh ấy sẽ được phước. Chúng ta đang sống trong thời buổi có nhiều người đang xây khỏi danh của Chúa Jêsus. Tôi chỉ muốn nhắc cho bạn nhớ rằng Ngài là lý do mà chúng ta có mặt ở đây hôm nay! Ngài là lý do tại sao những người được cứu sẽ không phải xuống địa ngục. Ngài là mục đích cho sự sinh hoạt của chúng ta ở đây hôm nay. Nguyện Ngài luôn luôn là tiêu điểm! JÊSUS! Hãy để cho danh ấy được tôn vinh cao cả ở chỗ nầy! Nếu chúng ta làm nhiều việc cho Ngài, Ngài sẽ làm nhiều điều cho chúng ta! Nếu chúng ta làm nhiều việc cho Ngài, Ngài sẽ lôi kéo mọi người đến với chính mình Ngài, Giăng 12:32. Hãy nhớ rằng Chúa Jêsus đã phán về Hội Thánh ở Mathiơ 18:20: "Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ" Hãy chú ý Chúa Jêsus có mặt khi hai hay ba người nhóm lại với nhau! Ngài ở "giữa". Có phải đấy là nơi Chúa Jêsus ngự sáng nay không?)
I. Xem xét các cơ hội của chúng ta
II. XEM XÉT SỰ CHỐNG ĐỐI CỦA CHÚNG TA (các câu 9-10)
(Minh họa: Không những Hội Thánh có nhiều cơ hội, họ cũng phải đối diện với sự thực là không phải ai cũng ở về phía họ đâu! Có nhiều kẻ thù đối với công việc của họ. Họ cần phải xử lý với trong phân đoạn nầy).
A. Lời hứa của Chúa chúng ta (câu 9) – Những kẻ thù của họ là người Do thái, họ đã từ chối không nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Những người "Giu-đa" nầy chống đối công việc của những Cơ đốc nhân đầu tiên và bắt bớ họ cho đến chết. Tất nhiên, kẻ thù thật không phải là người Do thái đâu, mà là Ma Quỉ, Êphêsô 6:12.
Tuy nhiên, Chúa hứa với họ rằng các kẻ thù của họ một ngày kia sẽ sấp mình xuống trong sự thần phục đối với Đấng Christ trong khi Hội Thánh đã được tôn vinh đang ngửa trông trong sự thờ phượng vinh hiển. Lời hứa, ấy là họ sẽ được bảo hộ an toàn đối với những kẻ thù kia và họ sẽ tận hưởng sự đắc thắng sau cùng.
(Minh họa: Hội Thánh nầy đang có nhiều kẻ thù đây! Điều nầy thật là khó tin, song đấy lại là sự thực! Có những kẻ nói chúng ta sẽ không làm được việc gì hết. Tuy nhiên, tuần vừa qua đánh dấu năm thứ 13 trong vai trò một Hội Thánh! Vinh hiển quy về Đức Chúa Trời! Có những người vẫn chiến đấu nghịch lại những gì Chúa đang làm ở đây, nhưng tôi muốn bạn biết rằng Hội Thánh nầy sẽ không đi xuống đâu! Chúng ta là những kẻ dự phần trong sự vinh hiển của Chúa và một ngày kia chúng ta sẽ tham gia với Cứu Chúa trong sự vinh hiển Ngài và chúng ta sẽ nhìn thấy những kẻ thù của Cứu Chúa sấp mình xuống nơi hai bàn chơn mang dấu đinh đóng mà tung hô Ngài là Chúa!
Một khi điều nầy là sự thực, tôi kêu gọi Hội Thánh nầy hôm nay hãy cứ giữ lòng trung tín với công việc! Hãy ở lại trên đường chạy! Hãy giữ Lời của Ngài và hãy giữ danh của Ngài! Ngài đã hứa quan phòng chúng ta. Âm phủ sẽ có một thời khó nhọc với chúng ta khi chúng ta bước đi trong quyền phép của Ngài!)
B. Sự bảo hộ của Chúa chúng ta (câu 10) – Mấy câu nói quan trọng nầy nhắc nhở rằng Chúa sẽ tái lâm để đón tiếp dân sự Ngài trước Kỳ Đại Nạn xảy đến trong thế gian. Đây là một lời hứa rằng họ sẽ được bảo hộ khỏi ngày thạnh nộ của Đức Giêhôva sẽ giáng trên kẻ bị mất một ngày kia!
(Minh họa: Chúa đang hoạch định sự phán xét giáng trên những kẻ nào chối bỏ danh Ngài, nhưng Ngài hứa bảo hộ con cái Ngài tránh khỏi thời điểm kinh khủng ấy. Cảm tạ Đức Chúa Trời, chúng ta có lời hứa về sự tái lâm của Ngài!)
I. Xem xét các cơ hội của chúng ta
II. Xem xét sự chống đối của chúng ta
III. XEM XÉT BỔN PHẬN CỦA CHÚNG TA (các câu 11-12)
(Minh họa: Trước khi Chúa Jêsus kết thúc thư tín của Ngài cho Hội Thánh nầy, Ngài nhắc cho họ nhớ rằng họ có những bổn phận nhất định trong vai trò làm con cái của Ngài. Có ba bổn phận được nhắc tới ở đây).
A. Chúng ta có bổn phận phải coi chừng (câu 11a) – Lời nhắc nhở của Ngài cho họ, ấy là họ cần phải quan tâm đến sự tái lâm của Ngài. Họ cần phải sống mỗi ngày theo ánh sáng của sự đến không bao lâu nữa của Ngài. Tại sao điều nầy là quan trọng cho Hội Thánh chứ? Câu trả lời nằm trong sự thực: người nào trông đợi Ngài luôn luôn là những người dám sống cho Ngài, I Giăng 3:1-3. Khi chúng ta trông đợi Chúa Jêsus đến bất cứ giờ phút nào, chúng ta sẽ muốn sống một đời sống đẹp lòng Ngài. Nói khác đi, chúng ta sẽ không muốn mình bị bắt gặp đang làm những việc mà chúng ta sẽ lấy làm xấu hổ một khi Ngài sẽ ngự đến.
Phương diện khác trong việc trông đợi Ngài, ấy là chúng ta sẽ trình ra một bằng chứng tốt cho thế giới bị hư mất. Khi chúng ta sống như chúng ta sẽ sống, đời sống ấy sẽ nói cho họ biết rằng Chúa Jêsus quả thật đang tạo ra một sự khác biệt nơi những người Ngài cứu lấy bởi ân điển của Ngài.
B. Chúng ta có bổn phận phải làm việc (câu 11b) – Kế đó họ được tư vấn cho phải giữ lấy những việc mà họ đang có, Đạo của Ngài và Danh của Ngài. Họ cần phải tiếp tục bước qua hai cánh cửa mà Ngài đang mở toang ra cho họ cho tới chừng Ngài ngự đến. Họ cần phải canh chừng phần thưởng của họ chẳng biết chừng sẽ là những chiếc mão triều thiên bị quăng xuống dưới chơn Ngài một ngày kia, Khải huyền 4:10-11.
(Minh họa: Nguyện Hội Thánh được đánh giá tốt nơi chúng ta đang sinh hoạt ở đây hôm nay. Chúng ta cần phải biết chắc rằng chúng ta đang tiếp tục lo liệu những việc mà Chúa đã kêu gọi chúng ta cho tới chừng Ngài đến để đón tiếp chúng ta. Đây không phải lúc để bỏ cuộc đâu! Đây không phải lúc để lùi lại! Đây không phải lúc để cho ai khác làm công việc ấy. Đây là lúc phải tiếp tục trong công việc của Chúa. Đây là lúc phải tiếp tục trong những vụ việc khiến cho chúng ta như hiện có đây: chịu khó cầu nguyện, đức tin vâng phục, làm việc, làm chứng và yêu thương. Nguyện chúng ta cứ tiếp tục lo liệu cho tới chừng chúng ta được cất lên!)
C. Chúng ta có bổn phận phải thờ phượng (câu 12) - Câu nầy khiến cho họ nhìn biết rằng sẽ có một ngày khi họ sẽ được ban thưởng vì sự họ trung tín và vâng phục đối với công việc của Chúa. Những gì Ngài nói cho họ biết đều có ý đồ khiến cho họ vững vàng trong quyết tâm của họ hầu tiếp tục làm việc cho Ngài và đưa họ đến với hai đầu gối của họ trong sự thờ lạy trước mặt Ngài. Khi chúng ta xem xét những gì Ngài sẽ làm cho những ai biết tôn cao Ngài, thật lấy làm đủ khi khiến chúng ta thờ lạy Danh của Ngài!
1. Đối với những gì Ngài sẽ làm cho chúng ta - (Minh họa: Thành cổ Philađenphia đầy dẫy với chùa miễu tà giáo. Đây là cách thực hành ở Philađenphia dành cho những cư dân nào đã góp phần làm cho thành phố được tôn cao bởi việc dựng một cây trụ với tên tuổi của họ được chạm khắc trên đó rồi đem đặt trong một chùa miễu tà giáo. Có tên mình ghi trên cây trụ ấy là một trong những vinh dự lớn lao nhất được biết cho dân sự thời bấy giờ).
Chúa Jêsus nói cho người của Ngài biết rằng họ sẽ được tôn vinh bằng cách lập một cây trụ trong Đền Thờ của Ngài! Điều nầy nói tới sự an ninh của chúng ta ở trong Ngài! Philađenphia được xây dựng trên một chỗ nứt về mặt địa lý, và kết quả là, đã có những trận động đất hủy diệt thành phố. Khi điều nầy xảy ra, các chùa miễu tà giáo sụp đổ xuống và phải tái thiết lại. Thực vậy, vào năm 17TC một trận động đất đã hủy diệt thành Philađenphia và nhiều cư dân đã từ chối không chịu dời vào trong thành phố, nhưng thay vì thế, họ đã ở lại phía ngoài thành. Không có một vấn đề nào như thế sẽ tác động vào Đền Thờ của Đức Chúa Trời được đâu! Lời hứa của Ngài là dành cho Sức Mạnh, Sự Ổn Định, Sự Bền Bĩ và Sự An Ninh! Ngài đang hứa thiết lập dân sự Ngài trong sự an ninh tuyệt đối trong sự hiện diện của Ngài một ngày kia!
(Minh họa: Hãy chú ý chỗ mà phần nhấn mạnh được đặt để trong câu nầy! Ấy chẳng phải trên con người đâu, mà là trên Chúa đấy! Hãy chú ý "Ta lại sẽ". Chúa Jêsus là Đấng sẽ làm cho chúng ta một cây trụ trong Đền Thờ của Đức Chúa Trời chúng ta! Một ngày kia, nếu chúng ta được cứu, chúng ta sẽ về lại quê hương, ở đó chúng ta sẽ qua cõi đời đời với Chúa phước hạnh của chúng ta!)
2. Về cách thức Ngài đánh dấu chúng ta – Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng dân sự của Chúa sẽ được đánh dấu với danh xưng của Đức Giêhôva, danh xưng của thành Jerusalem mới và với danh của Chúa Jêsus! Nghĩa là, chúng ta được đánh dấu là dân sự của Đức Chúa Trời. Chúng ta được đánh dấu về số phận của chúng ta và chúng ta được đánh dấu cho Chúa chúng ta! Ngài không lấy làm xấu hổ khi đồng hóa với chúng ta trong ngày nầy. Ngài đã đặt rồi con dấu của Ngài trên chúng ta và chúng ta được định cho phải về đến quê hương!
(Minh họa: Cả hai lẽ thật nầy đều nói tới sự an ninh phước hạnh mà người được chuộc sự tận hưởng! Người nào đã được rửa trong huyết của Chúa Jêsus đã được cứu, được đóng dấu và được an ninh. Chúng ta đã được nói tới rồi và chỉ chờ đợi để được giải cứu về với vùng đất thiên thượng kia. Hỡi các thánh đồ, chúng ta sẽ về đến quê hương! Như thế là đủ để khiến cho ai đó muốn thờ lạy Ngài rồi!)
Phần kết luận: Có phải chúng ta muốn trở thành một Hội Thánh mà âm phủ không thể thắng hơn chăng? Nếu thật vậy, thế thì chúng ta phải ở lại trên đường chạy vì Đức Chúa Trời! Chúng ta phải làm theo những gì chúng ta đã nghe thấy sáng nay và "Hãy Giữ Đạo của Ngài và Danh của Ngài". Chúng ta phải làm theo những gì câu 13 truyền ra và "hãy nghe Lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội Thánh". Có phải bạn đã nghe thấy sáng nay chăng? Bạn sẽ làm gì với những điều mà bạn đã nghe?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét