Môise – Hoàng Tử của Israel
Xuất Êdíptô ký 1-2.10
1. Cách đây mấy tuần, một cuốn phim đầy sức sống mới đã được trình chiếu trên các màn ảnh trong xứ sở chúng ta. Tên cuốn phim là Hoàng Tử xứ Ai cập và các chi tiết của nó, 2/3 phần đầu là nói tới đời sống của Môise. Tôi đã đưa mấy đứa con gái của tôi đến xem phim và chúng tôi đã thưởng thức cuộn phim đó. Mặc dù cuộn phim không xác thực lắm ở từng chi tiết, lẽ thật về sự giải cứu lạ lùng của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài và sự họ xuất Ai cập là rất rõ ràng.
2. Môise quả thực là Hoàng Tử xứ Ai cập. Ông đã được nuôi dạy, lớn lên trong nét huy hoàng rực rỡ của hoàng gia Ai cập. Tuy nhiên, ông còn tiếp thu nhiều hơn thế nữa. Đức Chúa Trời đã giải cứu ông để trở thành "Hoàng Tử xứ Israel" là đấng ban ra luật pháp, là cứu tinh của dân tộc ông.
3. Môise, giống như chúng ta, là một nỗi trớ trêu. Ở mặt nầy ông là một nhân vật mạnh sức của Đức Chúa Trời và ở mặt kia, ông là một con người thường hấp tấp, thiếu suy nghĩ và bốc đồng. Kinh Thánh chia đời sống ông thành ba phần, mỗi phần là bốn mươi năm. Nhà truyền đạo lỗi lạc D.L. Moody đã nói về ông như sau: "Môise để ra bốn mươi năm suy nghĩ mình là một nhân vật quan trọng, bốn mươi năm ông là một người chẳng ra gì, và bốn mươi năm học biết mọi điều Đức Chúa Trời có thể làm với một kẻ chẳng ra gì".
4. Để hiểu rõ ngọn ngành đời sống của Môise, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ tính tàn bạo mà Israel gặp phải trong xứ Ai cập và các bối cảnh kỳ lạ vây quanh sự ra đời của ông. Sau đó, chúng ta sẽ áp dụng ba lẽ thật có tính cách biến đổi cho hôm nay.
I. Tính tàn bạo của xứ Ai cập (1.1-22).
A. Di sản của Giôsép (các câu 1-7).
1. Xuất Ai cập có nghĩa là "thoát ra" hay "ra khỏi". Các câu 1-7 nói cho chúng ta biết thể nào Israel đã vào sống trong xứ Ai cập. Phần còn lại của quyển sách nói cho chúng ta biết phương thức họ ra khỏi xứ ấy.
2. Israel bắt đầu với Ápraham và người con có lời hứa của ông là Ysác. Ysác có người con trai tên là Giacốp, ông nầy có 12 con trai. Một trong 12 người là Giôsép. Các anh người đều rất ganh ghét ông rồi vì thế họ đã bán ông đi làm nô lệ trong xứ Ai cập. Đức Chúa Trời đã ở cùng Giôsép và sau nhiều thử thách đã tôn cao ông lên tới địa vị Thủ Tướng. Vì cớ nạn đói rất nghiệt ngã trong vùng Trung đông, các anh của Giôsép đã vào xứ Ai cập đặng mua lương thực. Hiển nhiên là Giôsép đã bày tỏ chính mình ông ra và Pharaôn đã ban cho họ vùng đất trù phú ở Ai cập có tên là Gôsen.
3. Tại xứ Gôsen, gia đình người Hêbơrơ đã được hanh thông (đối chiếu Sáng thế ký 47.27). Trải qua 400 năm kế đó, họ đã sống trong sự thịnh vượng rất lớn và số lượng ngày càng đông thêm. Hãy chú ý sự thêm nhiều lạ lùng ở trong câu 7: "con cháu Israel thêm nhiều lạ lùng". Câu nầy nói họ "thêm nhiều lạ lùng". Họ đã "thêm nhiều" và "nẩy nở ra" (sát nghĩa, trở nên ngày càng đông). Sau cùng, "cả xứ đều đầy dẫy".
B. Nan đề của người Hêbơrơ (các câu 8-10).
1. Sống trong xứ Ai cập – Về văn hoá. Chúng ta hãy suy nghĩ trong một phút về “sống trong xứ Ai cập là như thế nào” đối với dân Hêbơrơ trong suốt khoảng thời gian nầy.
a. Ai cập là vùng đất trù phú. Sông Nile đã được sử dụng cho việc tưới tiêu. Mỗi năm nước tràn lên hai bên bờ đem lại nhiều phù sa cho đồng ruộng. Khí hậu rất ôn hoà và gần như mọi thứ đều mọc lên được ở đó.
b. Ai cập rất giàu có về các tài nguyên thiên nhiên. Có nhiều loại cá và vô số loài chim nước. Nhiều đồng ruộng phì nhiêu cung ứng đồng cỏ phong phú cho các bầy gia súc. Nhiều cây cối cung cấp nguyên liệu cho nghề làm giấy, đan rỗ, giày dép, v.v…Có một nguồn cung cấp đất sét làm gạch không hề cạn. Bờ vực sát mé sông cung cấp sa thạch, đá vôi, đá granite và các khoáng sản khác. Đồng đỏ ra từ hoang mạc và vàng ra từ các vùng cao.
c. Ai cập là một xã hội rất tinh vi. Ai cập là một xứ sở thuộc về văn học. Công vụ Các Sứ Đồ 7.22 chép: "Môi-se được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô; lời nói và việc làm đều có tài năng". Ngày nay có nhiều di tích các bản văn tượng hình của họ. Một số bản văn đó có niên đại hơn 1500 năm trước thời của Môise. Họ rất xuất sắc về nghệ thuật, kể cả hội họa, điêu khắc và làm nữ trang đẹp. Người Ai cập hầu hết được ghi nhớ về khoa học và về nghề kiến trúc của họ. Kim Tự Tháp tại Gizsa có nền vuông vức 775 feet mỗi cạnh, cao 481 feet và do 2,5 triệu khối đá hình thành, mỗi khối đá cân nặng 2,5 tấn. Đến thời của Môise, Đền Thờ Karnak đã được xây dựng và Tượng Nhân Sư đã được chạm khắc rồi.
d. Ai cập có một nền văn hoá thờ lạy hình tượng. Trong mọi sự học hỏi của họ, họ chẳng có chút tri thức gì về Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá cả. Họ đã thờ thần sông, các loài thú đồng và tin vua của họ là một vì thần.
2. Sống dưới thời Tân Pharaôn – Hoàn toàn đa nghi.
a. Câu 8 chép: "Nhưng bấy giờ tại nước Ê-díp-tô, có một vua mới lên ngôi, chẳng quen biết Giô-sép". Trong 400 năm, người Ai cập đã làm ơn cho người Hêbơrơ. Bây giờ mọi sự sắp sửa phải đổi thay.
b. Tân Pharaôn chỉ ra rằng "dân Israel đông và mạnh hơn chúng ta". Ông ta e rằng họ sẽ tiếp tục "đông thêm" và nếu có chiến tranh, họ sẽ "hiệp cùng quân nghịch đánh bại ta". Hãy chú ý, ông ta e sợ họ sẽ "ra khỏi xứ chăng!?!" Không những ông ta e sợ họ, mà còn muốn lấn lướt trên họ nữa.
c. Nhiều học giả đặt niên đại cho cuộc Xuất Ai cập vào triều đại thứ 18 của người Ai cập. Nếu thực vậy, điều nầy tạo ra một sự song hành rất thú vị về mặt lịch sử. Các Pharaôn mới vừa cởi bỏ triều đại bị người ngoại quốc cai trị bởi nhà Hyksos (hick’-sos), "các vì vua chăn chiên" rồi đưa xứ sở trở lại với những nhà cai trị bản xứ. Sự họ không tin tưởng vào các người ngoại là rất dễ hiểu.
C. Các chiến lược của Pharaôn (các câu 11-22). Ở câu 10, Pharaôn nói: "Hè, ta hãy dùng chước khôn ngoan đối với họ". Khi ấy ông ta bắt đầu thực thi chiến lược đầu tiên trong ba chiến lược không đội trời chung.
1. Chiến lược 1 – Bắt buộc làm nô lệ (các câu 11-14).
a. Trong các thời kỳ xa xưa, vấn đề phải đưa ra cho phân nửa dân cư nầy là bắt phân nửa số dân kia làm nô lệ. Có điều quan trọng ở đây tạo ra vấn đề có một không hai, ấy là cả dân Israel đều bị bắt làm nô lệ.
b. Họ đã đặt những "kẻ đầu xâu" hay "cai nô lệ" cai quản họ. Thay vì một đời sống thịnh vượng và bình an, toàn bộ dân Israel đã trở thành hạng nô lệ rồi bị sử dụng để xây cất "thành Phithom và Ramse" ở sườn phía Đông xứ Ai cập.
c. Sinh mạng của nô lệ rất rẻ rúng. Đức Chúa Trời biết rõ có hàng ngàn người đã ngã chết khi xây dựng các đền đài ở Ai cập cổ xưa. Pharaôn nghĩ tình trạng nô lệ sẽ giết thật nhiều người và làm sụp đổ tinh thần của họ. Câu 12 chép: "Nhưng người Ê-díp-tô càng bắt làm khó nhọc chừng nào, dân Y-sơ-ra-ên càng thêm nhiều lên, và tràn ra chừng nấy". Gần tới thời kỳ ra khỏi xứ Ai cập, đã có hơn 600.000 người nam trên độ tuổi 20 cùng nhiều phụ nữ và trẻ em (12.37; 38.26).
d. Cũng hãy chú ý, "Người Ê-díp-tô bèn đem lòng ghen ghét dân Israel". "Ghen ghét" ra từ chữ Hy bá lai, chữ nầy mô tả một sự ghen ghét rất mạnh, nó gây ra một chứng bịnh rất tự nhiên. Họ, người Ai cập, đã xem dân Hêbơrơ như chứng ung thư đang tràn ngập xứ sở của họ và họ rất đỗi sợ hãi dân nầy, họ đang mắc một chứng đau bịnh rất tự nhiên đó.
e. Người Ai cập bắt dân Israel "làm khó nhọc" hay rất khắc nghiệt. Người Ai cập khiến cho đời sống dân Israel "nên cay đắng". Lạ lùng thay, dân Hêbơrơ vẫn tràn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tình trạng nô lệ chẳng có hiệu lực chi cả.
2. Chiến lược 2 – Nạo thai (các câu 15-21).
a. Nạo thai không những là một sự tàn bạo rất hiện đại. Nó còn là sách lược thứ nhì trong cái túi mưu mẹo gian ác của Pharaôn kia.
b. Chẳng có ai dám chắc về "các bà mụ Hêbơrơ" có ý nghĩa gì. Có thể đây là những người Hêbơrơ hay họ phục vụ cho người Hêbơrơ. Ý thứ hai dường như thích ứng vì người Hêbơrơ không muốn giết chóc dân tộc của họ và vì cớ câu 16, 19.
c. "Siếp-ra" và "Phu-a" hai bà mụ bị đòi tới gặp Pharaôn cũng được truyền cho giống như các bà mụ khác. Pharaôn buộc họ phải giết bất kỳ một trẻ nam sơ sinh nào đang khi bà mẹ đương ở trên "bàn sinh". Một đứa gái sẽ được phép để cho sống.
d. Trong xứ sở của chúng ta ngày nay, phá thai là hợp pháp. Nhân viên phá thai đỡ đẻ rồi giết nó khi nó mới vừa lọt lòng. Pharaôn buộc các bà mụ phải làm như thế đối với các trẻ nam sơ sinh.
e. Pharaôn cho rằng với một thế hệ nam giới không còn nữa, nữ giới sẽ lấy người Ai cập làm chồng và trong vài năm dân Hêbơrơ sẽ biến thành chủng dân Ai cập.
f. Câu 17 chép: "nhưng các bà mụ kính sợ Đức Chúa Trời". Không nghi ngờ chi nữa, mấy bà mụ giữ trọn luật pháp rõ ràng đã e sợ Pharaôn. Tuy nhiên, họ "kính sợ Đức Chúa Trời" hơn vì họ "để cho các con trai sống hết".
g. Pharaôn đã nổi giận khi nhìn thấy các trẻ nam sơ sinh Hêbơrơ. Ông ta đã hỏi: "Sao các ngươi làm như vậy?" Mấy bà mụ đã đưa ra một nửa sự thực. Họ nói cho ông ta biết rằng mấy người đờn bà Hêbơrơ "mạnh khoẻ hơn", rằng họ "đã sanh nở trước khi mụ đến". Sự thực, có lẽ mấy bà mụ đã cố tình đến muộn.
h. Một lần nữa chúng ta thấy trong câu 20 rằng: "dân sự gia thêm và trở nên đông đúc". Đức Chúa Trời cũng ban thưởng cho các bà mụ vì họ biết kính sợ Ngài. Ngài "làm cho nhà họ được thạnh vượng", nghĩa là, Ngài đã ban cho họ được thêm nhiều gia đình.
3. Chiến lược 3 – Diệt chủng (câu 22).
a. Đã quyết định không cho số dân Hêbơrơ lạ lùng nầy tràn ra thêm, Pharaôn truyền lịnh cho "cả dân mình". Ông ta bảo họ: "Phàm con trai của dân Hê-bơ-rơ mới sanh, hãy liệng xuống sông; còn con gái, thì để cho sống".
b. Không nghi ngờ chi nữa, có lẽ hàng trăm hàng ngàn con trẻ nam Hêbơrơ đã chết mất dưới dòng sông Nile. Tuy nhiên, đã có một đứa trẻ mà ngay cả Pharaôn mạnh sức kia không thể giết chết được.
II. Sự ra đời của đấng cứu tinh (2.1-10).
A. Nỗi sợ của một người mẹ trong tâm trạng thất vọng (các câu 1-2).
1. Câu 1 mô tả bố mẹ của Môise là "một người trong họ Lêvi" và "con gái Lêvi". Ở các chỗ khác trong Kinh Thánh, chúng ta biết được tên của họ là Amram và Giôkêbết.
2. Amram có nghĩa là "người được tôn cao". Tên của ông nhắc tới ở các bản gia phổ khác trong Cựu ước. 6.20 chép ông đã sống tới 137 tuổi.
3. Giôkêbết có nghĩa là "tôn cao Đức Giêhôva". Bà được nhắc tới bằng tên chỉ ở 6.20 và Dân số ký 26.59.
4. Môise cũng có hai anh chị ruột. Miriam có lẽ được 8-10 tuổi khi ông ra đời. Arôn đã được ba tuổi (Xuất Êdíptô ký 7.7).
5. Họ là một gia đình tin kính. Tên tuổi của họ phản ảnh tính cách của họ trong một thời kỳ khi có nhiều người Hêbơrơ thờ lạy các thần giả dối của xứ Ai cập, bố mẹ họ rất trung tín với Đức Giêhôva. Ở giữa một xã hội thờ lạy hình tượng, đức tin được bền giữ trong một gia đình. Hỡi các bậc bố mẹ, đức tin phải được gây dựng từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.
6. Hãy tưởng tượng nỗi sợ và mối lo của họ sau khi nhìn biết lịnh lạc của nhà vua, khi họ nhận biết Giôkêbết có lòng trông mong. Hãy tưởng tượng niềm vui mừng cùng nỗi kinh hãi của họ khi câu hỏi "Cái gì vậy?" được trả lời: "Ấy là một đứa trai!" Hỡi các bà mẹ, hãy suy nghĩ về việc cưu mang một đứa trẻ trong 9 tháng với sự nhìn biết nhà vua đã ra lịnh tất cả trẻ nam sơ sinh đều sẽ bị giết.
7. Câu 2 và Hêbơrơ 11.23 nói Môise là "một đứa trẻ ngộ". Công vụ Các Sứ Đồ 7.20 chép ông "người xinh tốt khác thường". Ý tưởng ở đàng sau mấy câu nầy, ấy là ông là một đứa trẻ rất khác thường hay phi thường. Hết thảy chúng ta đều biết rằng "chẳng có bà mẹ nào có một đứa con xấu xí cả". Nhưng Môise rất khác biệt và gia đình ông đều biết rõ sự khác biệt ấy.
8. Họ đem ông "giấu đi trong ba tháng". Hêbơrơ 11.23 chép: "Họ không sợ chiếu mạng vua".
9. Không nghi ngờ chi nữa, họ đã sống trong khu xóm nô lệ, ở đó các ngôi nhà làm gạch bằng bùn đâu mái vào nhau. Hãy tưởng tượng họ đang rên siết qua bóng đêm tăm tối. Hãy tưởng tượng có bao nhiêu lần chú ý buộc ông phải câm nín. Khi ông ngày càng lớn lên thêm, Giôkêbết vốn biết rõ khó mà che giấu ông được nữa.
B. Đức tin của bà mẹ có tánh thận trọng (các câu 3-4).
1. "Nhưng giấu lâu hơn nữa không được", bà mới đan một "cái rương mây". Thú vị thay, từ Hêbơrơ [ark] nầy đã được dùng ở chỗ khác khi nói tới chiếc tàu của Nôê. Hãy suy nghĩ về những điểm tương ứng với nhau!
2. Sau khi sử dụng nhiều cói hay "mây" với "chai và nhựa thông", bà làm cho nó nổi và không thấm nước. Kế đó bà lấy chiếc rương quí báu đó rồi "để đứa trẻ vào, đem thả trong đám sậy dựa mé sông". Hãy tưởng tượng xem công việc nầy thật khó nhọc là dường nào!
3. Giôkêbết sai Miriam, chị của Môise "đứng xa" nơi đó. Miriam phải đứng trông chừng chiếc rương. Điều nầy cho chúng ta biết đôi điều về đức tin của Giôkêbết. Bà tin Đức Chúa Trời sẽ can thiệp. Quí vị không sai một cô gái mới có 10 tuổi ra mé sông để coi chừng đứa em sơ sinh của nó sẽ bị cá sấu ăn thịt bao giờ.
4. Giôkêbết đã lập ra các chương trình của mình và bà đã thốt ra những lời cầu nguyện. Bà phó thác đứa con quí báu của mình cho Đức Giêhôva.
Hỡi các bậc phụ huynh, chúng ta phải làm theo y như thế. F.B. Meyer đã viết: "Có nhiều biện minh mà câu chuyện nầy đưa ra, cho bậc phụ huynh Cơ đốc phó thác con cái của họ cho Đức Chúa Trời. Người mẹ có đứa con gái đi kiếm sống giữa vòng những người lạ; người cha có đứa con trai phải rời bỏ vùng quê an bình vào sống trong thành thị náo nhiệt; bậc phụ huynh nào, là giáo sĩ, không thể nuôi dưỡng con cái mình trong công trường truyền giáo …, hay những ai trên giường hấp hối phải trao con trẻ của mình cho người lạ chăm sóc, hết thảy sẽ học được một bài học từ đức tin phó thác con cái mình vào sự tể trị của Đức Chúa Trời, một cách tuyệt đối hơn cả sông Nile làm cho chiếc rương nổi lên nữa. Đức Chúa Trời hằng sống, yêu thương và đang chăm sóc. Mau mắn và dịu dàng hơn cả sự mau lẹ và dịu dàng của Miriam, Ngài không hề nhắp mắt cũng không buồn ngủ" (Devotional Commentary on Exodus, pp.26-27).
C. Phần thưởng của một người cha có lòng trung tín (các câu 5-10).
1. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy đức tin của Giôkêbết, Ngài lắng nghe những lời cầu nguyện của họ và đã ban thưởng cho bà thật rời rộng.
2. Nhiều học giả tin "con gái của Pharaôn" là Hatshepsut, con gái của Vua Thutmose I và về sau trở thành mẹ của Vua Thutmose III, là vì vua trong thời kỳ dân Israel Xuất Ai cập.
3. Có người cho rằng vào thời điểm nầy, nàng son sẻ và dành thì giờ ra bờ sông để cầu nguyện với thần sông Nile, là thần Hapi để được hanh thông. Dù là lý do nào, Đức Chúa Trời của sự khôn ngoan đã dẫn dắt các bước chân nàng đến gần chiếc rương mây quí báu kia.
4. Nàng nói ngay lập tức: "Ấy là một đứa con của người Hêbơrơ". Thực vậy, nàng đã "động lòng thương xót".
5. Miriam tự mình khẳng định và đề nghị tìm "một người vú trong bọn đờn bà Hêbơrơ" đặng cho "đứa trẻ bú". Công Chúa đồng ý và Miriam chạy về mẹ mình với các tin tức thật tốt lành. Công Chúa bảo đem đứa trẻ về nhà và hứa trả "tiền công" cho công việc của bà. Bà ẳm lấy con mình và món tiền công đó!
6. Giôkêbết có lẽ đã giữ đứa trẻ trong 2-3 năm trời, thời gian bình thường mà mấy người nữ Hêbơrơ lo liệu cho con cái của họ. Hãy tưởng tượng xem nỗi khó khăn của bà khi "bà dẫn nó vào cho Công Chúa".
7. Công Chúa đặt tên cho ông là "Môise" có nghĩa là "vớt ra khỏi nước". Nàng nói: "Ta đã vớt nó khỏi nước".
III. Ba lẽ thật làm biến đổi cho ngày hôm nay.
A. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự giải cứu. Mặc dù người Hêbơrơ sống rất "nhọc nhằn" và "đời sống họ bị sự nô dịch làm cho cay đắng", dù con trẻ sơ sinh của họ bị quăng cho bầy cá sấu ăn, Đức Chúa Trời đã ở với họ. Ngài đã giữ cả thảy các lời hứa mà Ngài đã lập với họ (xem Sáng thế ký 15.13-14). Sau cùng, Ngài đã giải cứu họ. Chính Đức Chúa Trời Toàn Năng nầy, elohim của chúng ta cũng sẽ giải cứu chúng ta ra khỏi lò thử thách.
B. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự trớ trêu. Cho phép tôi trình cho quí vị thấy ba điểm trớ trêu có quan hệ đến phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta hôm nay.
1. Pharaôn tưởng những người nam Do thái là kẻ thù của mình, song lại là những người nữ, là những người đã bảo tồn sinh mạng của Môise. Trước tiên là mấy bà mụ, kế đó là Giôkêbết, rồi Miriam và cô Công Chúa.
2. Sông Nile bị định là chốn chết của Môise, thế nhưng dòng sông ấy đã trở thành nơi giải cứu.
3. Môise được "vớt ra khỏi" dòng sông để ông "cứu vớt" dân Israel ra khỏi Ai cập.
4. Giôsép đã nói với các anh em mình ở Sáng thế ký 50.20: "Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi". Điều chi dường như là xấu xa trong đời sống của quí vị, Đức Chúa Trời sẽ sử dụng để làm ích cho. Hãy tin cậy Ngài!
C. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hay ban thưởng.
1. Giôkêbết không những đã cầu nguyện. Không những bà đã lập một chương trình dựa theo sự khôn khéo của con người. Bà đã lập một chương trình rất hợp lý và đã tin cậy Đức Chúa Trời vùa giúp mình. Ngài đã ban thưởng cho đức tin của bà một cách rời rộng!
2. Hãy thốt ra những lời cầu nguyện của quí vị, hãy lập chương trình của mình đi: "Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu" (Hêbơrơ 13.5).