Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Khải huyền 4:1: "SẼ ĐƯỢC DỜI ĐI, MỘT TRONG NHỮNG NGÀY NẦY



Khải huyền 4:1
SẼ ĐƯỢC DỜI ĐI, MỘT TRONG NHỮNG NGÀY NẦY
Phần giới thiệu: Khi chúng ta bước sang chương 4 của sách Khải huyền, chúng ta đang đi vào một xứ thật lạ lùng. Chúng ta mới rời khỏi quá khứ khi chúng ta xử lý với 7 Hội Thánh ở Tiểu Á. Tuy nhiên, trong khi chúng ta nghiên cứu các Hội Thánh đó, chúng ta đã đạt tới chỗ hiểu biết, trong thực tế, chúng ta đã hiểu biết rất nhiều trong hiện tại. Giờ đây, khi chúng ta đến với chương nầy, chúng ta sắp sửa bước vào cõi tương lai.
Chương nầy, và chương nối theo sau đưa chúng ta đến tận gian phòng có chứa ngai của Đức Chúa Trời, ở đó chúng ta có thể nhìn thấy bản thân mình và những gì chúng ta sẽ lo làm khi chúng ta vào trong Thiên đàng. Sau đó, mục tiêu của chúng ta sẽ nhắm vào đất cho tới khi chúng ta đến với chương 21.
Cái điều tôi muốn bạn phải hiểu rõ, ấy là Khải huyền 4:1 là một câu rất đặc biệt. Thực vậy, nếu bạn không hiểu câu nầy, thì bạn không thể hiểu phần còn lại của quyển sách. Nếu bạn lẫn lộn ở đây, bạn sẽ lạc lối so với phần còn lại của quyển sách quan trọng nầy.
(Minh họa: Có bao giờ bạn cài khuy áo sơmi của mình, khi lần xuống tới khuy sau cùng thì thấy bạn không có lỗ khuy để cài nút vào không? Vì thế, bạn lần trở lại thì thấy điều gì xảy ra và bạn thường thấy nan đề của mình khởi sự ngay từ đầu. Nếu cái nút bên phải không nằm đúng chỗ với lỗ khuy cho nút bên phải, bạn đang gặp rắc rồi rồi. Có những việc không thể đổi đúng lại được! Cũng thật như thế với quyển sách nầy).
Một khi câu nầy quan trọng như thế, tôi muốn dành chút thì giờ rồi lược qua nó thật chi tiết hôm nay. Giờ đây, tôi không biết bạn có biết điều nầy hay không, nhưng câu nầy toàn nói về cõi tương lai của chúng ta. Nó nói cho chúng ta biết về cái ngày khi tất cả con cái của Đức Chúa Trời sẽ cùng nhau rời khỏi trần gian nầy. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy những sự kiện, y như chúng được trình bày trong câu nầy, và tôi muốn rao giảng với tư tưởng Sẽ Được Dời Đi, Một Trong Những Ngày Nầy.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂU NẦY
A. Đây là câu chuyển tiếp – Hãy chú ý, câu nầy bắt đầu với cụm từ “kế đó” và nó kết thúc với cụm từ “sau nầy” (theo bản Kinh Thánh Anh ngữ). Trong bản Hylạp, mấy từ ngữ nầy chính xác giống nhau. Cả hai từ Anh ngữ nầy dịch theo chữ Hylạp “meta tauta”.
Bây giờ, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta gặp gỡ cụm từ nầy trong sách Khải huyền. Quay nhìn lại ở Khải huyền 1:19. “Meta tauta” cũng có ở đây nữa! Giăng được truyền cho phải ghi ra ba điều khác nhau: “những sự ngươi đã thấy, những việc nay hiện có và những việc sau sẽ đến”. Có cụm từ của chúng ta ở đây. Chính cụm từ Hylạp “meta tauta” gắn chặt mấy câu nầy lại với nhau.
Những gì chúng ta có ở Khải huyền 1:19 là phần tóm tắt cơ bản của sách Khải huyền.
+ “những sự ngươi đã thấy” chỉ ra các biến cố của chương 1.
+ “những việc nay hiện có” chỉ ra những biến cố của các chương 2-3, hay các thư tín gửi cho 7 Hội Thánh. Hãy chú ý cụm từ sau cùng của chương 3: “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!” Khải huyền 3:22. Các biến cố nầy bao trùm lấy phần lịch sử của Hội Thánh hiện hữu kể từ thời các Sứ đồ cho tới phần cuối của kỷ nguyên Hội Thánh.
+ “những việc sau sẽ đến” chỉ ra các biến cố sẽ xảy ra sau khi kỷ nguyên Hội Thánh kết thúc. Các chương 4 và 5 tìm gặp các thánh đồ được chuộc của Đức Chúa Trời ở trên trời, trong sự hiện diện của Ngài, họ đang thờ lạy Ngài ở đó. Các chương 6-19 xử lý với thời kỳ Đại Nạn và với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời khi Ngài phán xét thế gian tội lỗi nầy và luyện lọc Israel dân sự Ngài.
Vì vậy, Khải huyền 4:1 là một câu rất quan trọng cần phải hiểu rõ nếu chúng ta tiếp tục trên đường trải ngang qua sách nầy. Điều nầy cũng rất quan trọng vì nó chỉ ra thời kỳ chuyển tiếp cho dân sự của Chúa. Sau thời điểm nầy, Hội Thánh không còn được nhắc tới như đang hiện hữu ở trên đất nữa.
Câu nầy cho chúng ta biết về thời buổi ấy khi chúng ta đang hướng tới vùng đất vinh hiển! Tôi chẳng biết bạn sẽ như thế nào, nhưng tôi sẽ hướng tới ngày ấy!
B. Đây là câu nói rất đặc thù – Câu nầy cho chúng ta biết về một người, là Giăng, được gọi lên trên Thiên đàng. Chỉ có một người được dùng, chỉ có Giăng mà thôi. Nhưng, trong câu nầy, Giăng trở thành một nhân vật đại diện. Ông mô tả những gì sẽ xảy ra cho hết thảy các tín đồ nào còn đang sống ở trên đất khi Chúa Jêsus tái lâm để đón dân sự Ngài trong Sự Cất Lên.
Bây giờ, tôi không muốn bỏ qua phần còn lại của sứ điệp, nhưng biến cố nầy được gọi là Sự Cất Lên rất là quan trọng. Khi Sự Cất Lên xảy ra, vài biến cố sẽ được thể hiện.
+ Cô Dâu của Đấng Christ sẽ được cất ra khỏi thế gian nầy, I Têsalônica 4:16-18. (Minh họa: Sự Cất Lên được gọi là “sự trông cậy hạnh phước”, Tít 2:13. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự trông cậy ấy!)
+ Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ được dời ra khỏi thế gian nầy, II Têsalônica 2:7.
+ Thế gian loạn nghịch, tội lỗi nầy sẽ bị dìm trong Kỳ Đại Nạn, Khải huyền 24:21.
Vì vậy, câu nầy đứng như một điển hình, hay như một bức tranh nói tới những gì sẽ xảy ra khi chúng ta tái lâm để đón rước con cái của Ngài. Có phải bạn đã sẵn sàng cho ngày ấy không? (Mathiơ 24:44)
II. NHỮNG MINH HỌA CỦA CÂU NẦY
(Minh họa: Sách Khải huyền là quyển sách đầy dẫy với những dấu hiệu, biểu tượng và minh họa. Trở lại ở Khải huyền 1:1, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng “He sent and signified it” (Ngài đã sai và tỏ điều đó). Hãy lấy chữ “signified” (tỏ) rồi phân tách chữ ấy xem. Nếu bạn phân tách, nó sẽ trở thành “sign-i-fied”. Nói khác đi, Chúa nói cho Giăng biết rằng Ngài sẽ tỏ ra một số nội dung của sách nầy qua những dấu hiệu và biểu tượng.
Nếu bạn đã đọc sách Khải huyền, bạn biết rõ điều nầy là rất thật rồi. Chúa Jêsus được minh họa là “Chiên Con”. Các thánh đồ được chuộc, họ được minh họa là “hai mươi bốn trưởng lão”. Thành Jerusalem Mới được minh họa là “cô dâu”. Antichrist được gọi là “con thú”. Có nhiều trường hợp khác có thể được đề ra.
Việc sử dụng các biểu tượng không làm thay đổi những gì Đức Chúa Trời phán dạy; mọi sự Ngài phán dạy sẽ thành hình từng điều một. Ngài chỉ sử dụng ngôn ngữ biểu tượng để mô tả các sự cố hiển nhiên. Ngài sử dụng các biểu tượng để người ta trong các thế hệ sẽ có thể hiểu được Ngài muốn nói gì. Có hai biểu tượng hay minh họa được đưa ra để khích lệ chúng ta trong câu nầy. Chúng ta hãy xem xét chúng hôm nay).
A. Liên quan đến đôi mắt – Giăng nói rằng ông nhìn thấy một “cái cửa mở ra trên trời”. Cụm từ nầy sát nghĩa có ý nói rằng có một cánh cửa “đang mở ra” ở trên trời. Đây là cánh cửa thứ ba chúng ta đã gặp trong sách Khải huyền. Chúng ta hãy ôn lại những cánh cửa mà chúng ta đã gặp rồi.
+ Cánh cửa phục vụ - Khải huyền 3:8 – Hội Thánh ở Philađenphia được truyền cho biết: “ta đã mở trước mặt ngươi một cái cửa không ai đóng được”. Đây là cánh cửa cơ hội và phục vụ của Tin Lành. Đây là một Hội Thánh tùy thuộc vào Kinh Thánh và bước theo ý chỉ của Chúa, Ngài sẽ đặt trước mặt Hội Thánh ấy một cánh cửa mở cho công cuộc truyền giáo. Ngài đang làm như thế với Hội Thánh của chúng ta trong thời buổi nầy!
+ Cánh cửa cứu rỗi – Khải huyền 3:20 – Những người ở Laođixê được mời mở cửa lòng của họ ra để mời Chúa Jêsus ngự vào trong. Tấm lòng của kẻ bị mất đã khép kín đối với Chúa Jêsus, nhưng nếu nó được mở ra, Ngài sẽ bước vào và Ngài sẽ cứu linh hồn bị mất đó.
(Minh họa: Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, cánh cửa trên trời cho thấy nó đang “mở ra”. Thì của động từ cho thấy cánh cửa nầy đã mở ra và nó tiếp tục mở ra cho hết thảy những ai muốn bước vào trong. Bây giờ, chúng ta biết cánh cửa là Đấng nào rồi. Ở Giăng 10:9, Chúa Jêsus tự đồng hóa chính mình Ngài là “cửa”. Ngài là con đường duy nhứt dẫn tới Thiên Đàng! Con người không lên Thiên Đàng qua cánh cửa của nhà thờ, bất chấp danh nghĩa nào trên cánh cửa đó. Con người không bước vào Thiên Đàng qua mọi việc lành của họ. Họ không bước vào bằng chính năng lực riêng của họ. Cánh cửa duy nhứt bước vào sự cứu rỗi và Thiên Đàng là Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài là Đấng đã chịu chết; Đấng đã sống lại; Đấng đã trả cái giá cho sự cứu rỗi của chúng ta. Ngài là con đường duy nhứt dẫn tới Đức Chúa Trời, Giăng 14:6!
Ngày nay, cánh cửa ấy đang rộng mở. Nó sẽ cho phép “hễ ai muốn” bước vào rồi tìm được sự bình an, sự yên nghỉ, sự cứu rỗi và Thiên Đàng. Nhưng, khi Chúa gọi dân sự Ngài về quê hương ở Thiên Đàng, cánh cửa cứu rỗi sẽ đóng lại. Con người vẫn sẽ được cứu sau Sự Cất Lên, nhưng chỉ có những người nào chưa hề nghe Tin Lành sẽ có cơ hội đó, II Têsalônica 2:11.
(Minh họa: 10 người nữ đồng trinh ở Mathiơ 25:1-13, năm người đã thất bại không biết sửa soạn và đến lúc họ đã sẵn sàng, thì cửa đã đóng lại, Mathiơ 25:10. Thật là dại dột khi để thời gian trôi đi, lơ là với linh hồn đời đời của bạn. Nếu bạn cứ chờ đợi để bước qua cánh cửa cứu rỗi, đừng đợi nữa, thì giờ bước vào sẽ trôi qua cho đến đời đời không bao lâu nữa, II Côrinhtô 6:2; Châm ngôn 27:1).
+ Cánh cửa gọi mời – Khải huyền 4:1 – Cánh cửa mở nầy trên trời trở thành cánh cửa gọi mời. Người nào được cứu một ngày kia sẽ được gọi lên bước qua cánh cửa mở mà vào trong Thiên Đàng.
+ Cánh cửa huy hoàng – Khải huyền 19:11 – Một ngày kia Thiên Đàng sẽ được mở ra trở lại. Lần nầy nó sẽ không cho phép người ta bước vào trong đâu; nó sẽ mở ra để cho Chúa Jêsus tái lâm trên đất nầy với Hội Thánh của Ngài. Ngài sẽ trở lại trong huy hoàng, quyền phép và vinh hiển để dập tắt điều ác và thiết lập Vương quốc của Ngài.
B. Liên quan đến hai lỗ tai – Không những Giăng đã nhìn thấy một cánh cửa; Giăng còn nghe tiếng loa nữa! Đây là lối nói của biểu tượng. Ông nói: “và tiếng thứ nhất mà tôi đã nghe nói với tôi, vang rầm như tiếng loa”. Những gì Giăng đã nghe không phải là một tiếng kèn cụ thể đâu, mà là một tiếng ồn giống như tiếng của loa vậy: chọc thủng, lớn tiếng và đòi hỏi sự chú ý.
Những tiếng loa rất là quan trọng trong sinh hoạt của Israel xưa kia. Dân số ký 10:1-10 cung ứng những huấn thị của Đức Chúa Trời cho sự sử dụng các tiếng loa trong Israel. Họ cần phải làm hai cây kèn bằng bạc. Có những loại kèn khác nhau trổi lên cho những sự cố khác nhau. Những cây kèn cần được thổi lên khi đến lúc dỡ trại quân rồi dời đi. Những tiếng loa thổi lên để công bố các thứ của lễ trong những ngày lễ lạc. Những tiếng loa thổi lên triệu tập các thầy tế lễ đến Đền Tạm. Những tiếng loa đã được sử dụng như một báo động trong lúc có chiến tranh hay nguy hiểm. Tiếng loa rất quan trọng, dân chúng lắng nghe tiếng loa khác nhau khi chúng được thổi lên, và người thổi kèn phải thổi cho đúng âm điệu, I Côrinhtô 14:8.
(Lưu ý: Tiếng kèn cũng được nhắc tới trong Tân Ước, đặc biệt khi được kết nối với các biến cố trong kỳ tận thế. Hãy nhìn vào I Têsalônica 4:16. Câu nầy cho chúng ta thấy rằng sẽ có tiếng kèn thổi lên báo hiệu Sự Cất Lên. I Côrinhtô 15:52 cũng nói tới âm điệu của tiếng kèn khi kết nối với Sự Cất Lên. Bạn có nhìn thấy sự kết nối ấy không?
Sự thể cho thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ sử dụng tiếng kèn làm dấu hiệu cho dân sự Ngài biết khi đến lúc phải rời đi. Tôi không nghĩ thế gian nầy sẽ nghe được tiếng ấy, nhưng chúng ta đã được cấy cho với thiết bị nghe thật đặc biệt trong giờ phút chúng ta được cứu.
Khi tiếng kèn ấy trổi lên, đấy sẽ là thời điểm dỡ trại rồi bước vào sự vinh hiển! Khi tiếng kèn ấy trổi lên, nó sẽ cho biết sự công bố chiến tranh đối với tội lỗi và hệ thống thế gian gian ác nầy. Một trong những ngày nầy, tiếng kèn sẽ trổi lên với âm thanh và các thánh đồ sẽ để thế gian nầy lại sau lưng cho đến đời đời! Halêlugia!)
(Lưu ý: Giăng nói rằng kèn nầy là một “tiếng”. Tôi lấy làm lạ không biết có phải đây là tiếng của Chúa kêu gọi dân sự Ngài hay không nữa. Ở I Têsalônica 4:16, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống”. Khi Chúa Jêsus đến, tiếng kèn ấy sẽ gọi người sống lên, nhưng chính tiếng kêu lớn của Ngài sẽ gọi người chết đến. Hãy nhìn vào Tân Ước, mỗi lần Chúa Jêsus hô lớn tiếng lên trong Kinh Thánh, thì có một sự sống lại!
+ Ngài kêu một tiếng lớn nơi mộ của Laxarơ và người lại sống – Giăng 11:43.
+ Ngài kêu lên một tiếng lớn tại đồi Gôgôtha và có nhiều thánh đồ đã chết được sống lại – Giăng 19:30; Mathiơ 27:50-53.
+ Ngài sẽ kêu một tiếng lớn lúc có Sự Cất Lên và tất cả người được chuộc sẽ nghe thấy tiếng của Ngài rồi ra khỏi mồ mả– I Têsalônica 4:13-18).
Tôi không biết Chúa Jêsus sẽ nói gì Ngài Ngài hiện đến. Có thể Ngài nói: “Hãy lên đây!” Có thể Ngài phán: “Hãy đến đây!” Có thể Ngài phán: “Hãy về quê hương đi!” Bất luận Ngài phán điều gì trong ngày ấy, tiếng của Ngài sẽ khiến cho mồ mả phải thả lỏng cái nắm chặt của nó trên các thân thể nầy, chúng ta sẽ được biến đổi ra giống như ảnh tượng của Ngài, rồi chúng ta sẽ bay về quê hương của chúng ta ở trên trời.
III. NHỮNG HÀM Ý CỦA CÂU NẦY
(Minh họa: Có một dòng sông vinh hiển chảy suốt qua câu Kinh Thánh quí báu nầy. Chúng ta đừng bỏ qua những hàm ý của câu nầy cho đời sống của chúng ta).
A. Nó nói tới một sự giải cứu – Giăng được thuật cho biết rằng ông sẽ nhìn thấy “điều sau nầy phải xảy đến”. Ông đang đề cập tới những việc tương lai. Sẽ chẳng còn bao lâu nữa cho tới khi chúng ta chuyển sang Khải huyền chương 6 và hơn nữa. Khi chúng ta đến đó, chúng ta sẽ gặp gỡ các chi tiết của những biến cố rất đỗi khủng khiếp và không sao hiểu nổi. Khi chúng ta đến với chương 6, chúng ta sẽ chứng kiến một phần mô tả rất cụ thể về các biến cố của Kỳ Đại Nạn.
Tôi nghĩ sự việc rất đáng kể, ấy là khi Giăng được dẫn lên trời trước khi Kỳ Đại Nạn bắt đầu. Như tôi đã nhắc tới, Giăng là một nhân vật đại diện. Ông phác họa cho Hội Thánh và sự di dời của Hội Thánh ra khỏi thế gian nầy trước khi những điều khủng khiếp của Kỳ Đại Nạn bắt đầu mở ra.
Đấy chính xác là những gì Sự Cất Lên của Hội Thánh nói tới. Đó là một sứ mệnh giải cứu! Hãy nhìn vào I Têsalônica 4:17. Phaolô sử dụng từ ngữ “cất lên” (caught up) để mô tả cái điều chúng ta gọi là Sự Cất Lên. Thực vậy, từ ngữ Cất Lên (Rapture) không xuất hiện trong Kinh Thánh. Giờ đây, đừng để cho sự ấy làm cho bạn phải nao núng, vì từ ngữ “grandfather” (ông nội) cũng đâu có đâu. Có “ông nội” nào ở đây đâu? Từ ngữ “rapture” (cất lên) là một sự dịch thuật tiếng Latinh của từ Hylạp “harpazo”, từ nầy được dịch là “cất lên” (caught up) trong I Têsalônica 4:17.
Từ ngữ “harpazo” sát nghĩa có ý nói “túm lấy; chụp lấy bởi sức mạnh”. Nếu bạn nhìn thấy con mình sắp bị chiếc xe hơi kia đụng phải, bạn chạy ra rồi túm lấy đứa trẻ ra khỏi con đường của chiếc xe đang chạy tới, cứu lấy mạng sống của nó, thế thì bạn có ý nghĩa của từ ngữ nầy rồi đó. Nó có ý tưởng giải cứu ra khỏi nguy hiểm.
Có một thời kỳ khủng khiếp rất nguy hiểm sẽ xảy đến trên đất. Đức Chúa Trời sẽ kéo dân sự Ngài ra và Ngài cũng sẽ kéo Thánh Linh của Ngài ra khỏi đó nữa. Ngài sẽ cắt đứt hết mọi quan hệ giao tiếp với thế gian nầy. Khi ấy, Ngài sẽ tuyên chiến với tội lỗi và với hạng tội nhân. Ngài sẽ đem Hội Thánh ra trước khi thời điểm ấy xảy đến.
Có người tin rằng Hội Thánh sẽ có mặt ở đây để chịu Đại nạn. Họ nói Hội Thánh rất ô uế và bất khiết đến nỗi Đức Chúa Trời sẽ bỏ nó lại đây để thanh tẩy trong thời kỳ ghê khiếp đó. Cho phép tôi hỏi mấy người đó một câu: Kỳ Đại Nạn sẽ làm gì cho Hội Thánh mà huyết của Chúa Jêsus không thể làm chứ?
Phải, có tội lỗi và hạng tội nhân trong Hội Thánh, nhưng khi chúng ta được cất lên; chúng ta sẽ đối diện với Chúa Jêsus tại Ngai Phán Xét của Đấng Christ. Chúng ta sẽ trình sổ mọi việc làm và đời sống của chúng ta, nhưng tội lỗi đã được trả giá rồi tại đồi Gôgôtha! Hãy ngợi khen danh của Ngài!
Cho phép tôi chia sẻ vài lý do tại sao tôi tin Hội Thánh sẽ được cứu trước khi Kỳ Đại Nạn bắt đầu.
+ Sự cứu rỗi của chúng ta đã giải cứu chúng ta ra khỏi cơn thạnh nộ của Ngài, I Têsalônica 1:10; 5:9.
+ Chúng ta đang tìm kiếm sự trông cậy hạnh phước, chớ không tìm kiếm những điều ghê khiếp của kỳ Đại Nạn, Antichrist và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, Tít 2:13.
+ Các kiểu cách trong Kinh Thánh cho thấy rằng chúng ta sẽ được đưa ra khỏi trước Sự Cất Lên – Hê-nóc đã được cất đi trước khi Nước Lụt, Sáng thế ký 5:24; Lót đã được đưa ra khỏi trước khi thành Sôđôm bị hủy diệt, Sáng thế ký 19:22. Có một khuôn mẫu rất rõ ràng. Đức Chúa Trời di dời dân sự Ngài trước khi Ngài tỏ ra cơn thạnh nộ của Ngài.
+ Một minh chứng khác được thấy có ở Khải huyền 2:7, 11, 17, 29; 3:6, 13. 22. Trong mấy câu nầy, Chúa Jêsus sử dụng câu nói nầy: “Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh”.
+ Bây giờ, hãy nhìn vào Mathiơ 13:9, 43, ở đây Chúa Jêsus phán: “Ai có tai, hãy nghe!” Không có nhắc tới “Thánh Linh” hay về “các Hội Thánh”. Tất nhiên, điều nầy có trước khi Hội Thánh được hình thành và trước khi Đức Thánh Linh được ban cho.
+ Bây giờ, hãy nhìn vào Khải huyền 13:9. Câu nầy chép: “Ai có tai, hãy nghe!” Có phải bạn nhìn thấy sự khác biệt không? Chúa Jêsus không nhắc tới cả Đức Thánh Linh và Hội Thánh, tại sao chứ? Vì cả hai đều đã được dời đi khi có Sự Cất Lên. Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không có mặt ở đây để chịu Cơn Đại Nạn đâu!
(Minh họa: Những gì chúng ta nhìn thấy ở đây đúng là những gì xảy ra trong thế giới của chúng ta khi chiến cuộc nổ ra giữa hai quốc gia. Khi sự thù nghịch bắt đầu dấy lên, việc đầu tiên mà một quốc gia phải làm là triệu đại sứ của mình về nhà. Hội Thánh là khâm sai của Đức Chúa Trời cho thế gian nầy, II Côrinhtô 5:20. Trước khi Ngài tuyên chiến ở trên đất, Ngài sẽ kêu gọi dân sự Ngài về quê nhà ở với Ngài! Cảm tạ Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ được dời đi trước khi điều tệ hại nhất xảy đến!)
(Minh họa: Cách đây mấy năm, khi Billy Graham đến giảng đạo ở Đại học đường Hawaii, ông đang nói tới sự tái lâm của Chúa, và một sinh viên đến nói với ông: “Thưa ông Graham, vấn đề nói tới sự tái lâm dường như là thoát ly với thực tế đối với ông không?” Và Billy Graham đáp: “Có lẽ thế đấy, nhưng, anh bạn trẻ kia ơi; trước khi Satan cùng nếm trải với thế giới xưa cũ nầy, hết thảy chúng ta đã tìm được những dấu hiệu thoát ra khỏi rồi”.
Tôi đồng ý với câu nói đó! Một trong những ngày nầy, chúng ta sẽ rất sung sướng trước sự thực Chúa Jêsus đang đưa chúng ta ra khỏi đây trước khi những việc trở nên tồi tệ thực sự. Thế giới nầy đang tồi tệ hôm nay, chúng ta chưa nhìn thấy điều chi quan trọng sao!)
B. Nó nói tới một nơi đến – Không những có mặt và được cứu thoát, hãy ngợi khen Đức Chúa Trời, cũng sẽ có một lối vào nữa! I Têsalônica 4:17 chép: “như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn”. Anh chị em ơi, khi chúng ta trải đi từ thế gian nầy qua cánh cửa mở vào các từng trời, chúng ta sẽ về quê hương. Chúng ta đang hướng tới nơi chốn ấy mà Chúa Jêsus đã hứa sửa soạn sẵn cho chúng ta, Giăng 14:1-3.
Khi chúng ta đến tại nơi ấy, chúng ta sẽ hiệp với các thánh đồ thuộc mọi thời đại trước sự hiện diện của Chúa trong thành của Ngài! Hãy hình dung các thánh đồ trong thời Cựu Ước và các thánh đồ thời Tân Ước hết thảy đều hiệp với nhau trong thành ấy. Hãy tưởng tượng những nhà tuận đạo của mọi thời đại; những nhà truyền đạo; những tín đồ trung tín trong Hội Thánh, hết thảy đều hiệp cùng nhau trong sự vinh hiển! Hãy tưởng tượng thành ấy xem, tự do không bị rủa sả của đời nầy; tự do không có sự chết; tự do không có khổ đau; và tự do không có tội lỗi, Khải huyền 21:4, 8, 27. Hãy tưởng tượng việc nhìn thấy Chúa Jêsus, Đức Chúa Cha, và Đức Thánh Linh xem, Khải huyền 22:4. Hãy tưởng tượng ngày ấy khi chúng ta về đến quê hương! Phải, một ngày kia, chúng ta sẽ không phải tưởng tượng nữa, vì chúng ta sẽ có mặt ở đó!
(Minh họa: Jim Hill đã đúng khi đặt bút viết trên giấy, rồi ghi ra mấy lời nầy:
Đúng là ngày ấy
Sẽ có một ngày khi chẳng có một cơn đau đầu nào nữa. Chẳng có đám mây nào trên bầu trời, chẳng có giọt lệ nào làm mờ con mắt nữa. Mọi sự là bình an cho đến đời đời trên bờ vàng hạnh phước đó. Đúng là một ngày, một ngày thật vinh hiển.

Giai điệu:
Đúng là ngày mà tôi sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus. Và tôi nhìn thấy mặt Ngài, là Đấng đã cứu tôi bởi ân điển Ngài. Khi Ngài nắm lấy tay tôi dẫn tôi qua vùng Đất Hứa. Đúng là một ngày, một ngày thật vinh hiển.

Sẽ chẳng có buồn rầu, sẽ chẳng có gánh nặng nào phải mang nữa. Chẳng còn có bịnh tật, chẳng có đau khổ, chẳng còn có chia lìa ở đó nữa. Và tôi sẽ ở với Đấng đã chịu chết vì tôi cho đến đời đời. Đúng là một ngày, một ngày thật vinh hiển.
Phần kết luận: Có một số ngày rất phấn khích ở trước mặt cho Hội Thánh! Chúng ta sắp sửa để thế gian nầy lại sau lưng cho đến đời đời. Đấy là sứ điệp của câu nầy! Câu Kinh Thánh nầy nói: “Chúng ta sắp sửa được dời đi, một trong những ngày nầy!”
Thắc mắc tôi có cho bạn là đây: Có phải bạn đang ở trong câu Kinh Thánh nầy không? Giăng đã được gọi lên trời, một ngày kia từng con cái được cứu của Đức Chúa Trời cũng sẽ được gọi lên nữa đấy. Bạn có ở trong số đó không? Khi Chúa đến và cất Hội Thánh của Ngài lên, liệu bạn có đi với Ngài, hay có phải bạn sẽ bị bỏ lại sau để đối mặt với cơn Đại Nạn?
Nếu bạn đã được cứu, thế thì hãy ngợi khen danh của Ngài, có một ngày lớn sắp sửa đến. Nếu bạn chưa được cứu, thế thì hãy đến với Chúa Jêsus ngay tối nay, đang khi còn có hy vọng, và được cứu trước khi quá trễ.
Chúa phán gì với tấm lòng bạn hôm nay vậy? Nếu có những nhu cầu, thế thì bạn hãy đến khi Ngài đang kêu gọi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét