Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Khải huyền 2:8-11: "HỘI THÁNH NHỎ, GIÀU, KHỐN KHỔ"



Khải huyền 2:8-11
HỘI THÁNH NHỎ, GIÀU, KHỐN KHỔ

Phần giới thiệu: Minh họa: Ba phần giải thích. Simiệcnơ nằm cách thành Êphêsô khoảng 35 dặm. Thành nầy được gọi là “Thành Phố Vương Miện”. Nó nổi tiếng về mặt thương mại, vì đây là một thành phố cảng. Xuất khẩu chính của nó là nhũ hương, một hương liệu được sử dụng trong việc ướp xác, và làm dầu thơm. Nó cũng là một trung tâm tôn giáo rất nổi tiếng. Đã có các đền thờ dành cho thần Zeus, Cybele, Diana, Aphrodite, Apollo và Asclepius. Có một con đường lát vàng từ trung tâm thành phố nối đền thờ thần Zeus với đền thờ thần Diana. Simiệcnơ nổi tiếng vì nhà hát và trung tâm âm nhạc của nó. Đây là một thành phố rất giàu có và văn hóa. Đây cũng là một thành phố thù ghét Cơ đốc nhân. Họ đứng vững chống lại mọi tội lỗi và tình trạng thờ lạy hình tượng của thành phố ấy và kết quả là họ phải chịu khổ.
Hội Thánh nầy tiêu biểu cho khoảng thời gian từ năm 100SC đến năm 312SC. Đây là một Hội Thánh Tuận đạo. Chúng ta hãy hiệp với Chúa Jêsus khi Ngài đến với Hội Thánh nầy khi nó đang đối diện với ngọn lửa hừng và sư tử. Hãy chú ý với tôi HỘI THÁNH NHỎ, GIÀU, KHỐN KHỔ.
I. SỰ YÊN ỦI CỦA HỘI THÁNH (các câu 8-9)
A. TRONG THÂN VỊ CỦA ĐẤNG CHRIST (câu 8)
1. Trước Hết Và Sau Cùng – Chúa Jêsus đã hiện diện ở đó rồi! Ngài nói cho họ biết Ngài là Đấng đang nắm quyền tể trị! Không một điều gì có thể xảy ra cho họ trừ phi Ngài cho phép xảy ra! Rôma 8:28! (Minh họa: Tấm bản đồ và con rồng!)
2. Chết Rồi Mà Sống Lại – Ngài đã thắng hơn sự chết rồi cho hạng người nầy! Ngài có thể đồng hóa với những sự họ chịu khổ. Chúa Jêsus có thể giúp chúng ta vượt qua bất cứ việc gì! – Hêbơrơ 4:15
B. SỰ BIẾT TRƯỚC CỦA ĐẤNG CHRIST (câu 9) (Minh họa: Ngài biết – Hêbơrơ 4:13)
1. Áp lực của họ – Minh họa: Họ cứ làm việc bất chấp rắc rối. (Minh họa: Chà đạp – ép nho) Minh họa: Sự bắt bớ xảy ra ở đó và những gì sẽ đến!
2. Tình trạng khốn khó của họ -- (Minh họa: 2 loại khốn khó!) (Minh họa: Họ không giàu có về vật chất. Đức tin của họ đặt nơi Chúa Jêsus đã khiến họ phải mất hết mọi sự họ có về mặt tài chính. (Minh họa: Điều đó sẽ xảy ra nữa!) (Minh họa: Chúa Jêsus vốn biết rõ về sự khốn khó; II Côrinhtô 8:9).
a. Một câu nói trong dấu ngoặc đơn – Nghèo về vật chất, song giàu về thuộc linh.
b. Giàu trong mọi sự mà thế gian không thể chạm đến được – Mathiơ 6:19-20
c. Minh họa: Người tín đồ dâng hiến nhiều và mất hết mọi sự.
3. Sự khiêu khích của họ –
a. Hội quỉ Satan – Người Do thái đang tìm cách hủy diệt Hội Thánh Cơ đốc tại thành Simiệcnơ. (Minh họa: Nhà truyền đạo trong bộ áo của ma quỉ!)
b. Minh họa: Satan là đồ giả mạo. Hắn chẳng bao giờ có một ý tưởng đúng đắn!
c. Minh họa: Chúa Jêsus Jesus cũng bị chọc tức – Mathiơ 10:24-25
d. Hội Thánh tin kính không bao giờ được ưa chuộng - II Timôthê 3:12
II. SỰ RỐI ĐỘNG CỦA HỘI THÁNH (câu 10a)
A. Tình trạng đáng thương của Hội Thánh - (Minh họa: những nổi khổ của các tín đồ).
1. Đau khổ là chắc chắn – Chúng ta cần phải chuẩn bị!
2. Có người đã chịu khổ, còn nữa trên linh trình –Chúa Jêsus vốn biết rõ điều chi ở trước mặt. Nếu chúng ta phục theo Ngài, Ngài sẽ dạy dỗ chúng ta.
B. Lẽ mầu nhiệm của sự chịu khổ – Không phải Satan gây ra nổi khổ đó, mà Đức Chúa Trời đã cho phép nó! (Minh họa: Ngài có một chương trình! Êsai 55:8-9)
C. Chức vụ của sự chịu khổ – (Để thử đức tin họ).
1. Đức tin của chúng ta được thử nghiệm để được trọn vẹn hơn! I Phierơ 1:6-7
2. Minh họa: 10 ngày = 10 sự bắt bớ dưới quyền 10 vị hoàng đế. (Minh họa: Nero và phần mô tả!) (Minh họa: Chúng ta sẽ chịu khổ, nhưng Chúa Jêsus có đặt một giới hạn trên đó – Minh họa: Gióp!)
III. SỰ ĐẮC THẮNG CỦA HỘI THÁNH (các câu 10b-11)
A. Bí quyết của sự đắc thắng - (Trung tín!)
1. Có thể bạn không có mặt trong nhiều việc, nhưng bạn có thể trung tín - I Côrinhtô 4:2
2. Minh họa: Polycarp!! (Minh họa: Tín đồ đối diện với gươm giáo!)
B. Sự ngọt ngào của đắc thắng -
1. Mũ triều thiên của sự sống – Minh họa: Thế giới có thể giết chúng ta ở đây, nhưng không thể chạm đến chúng ta ở đàng kia! (Minh họa: Đội lấy mũ triều thiên của sự sống). Minh họa: Nhiều người sẽ nhận lãnh mũ triều thiên nầy!
2. Không có sự chết thứ nhì, Khải huyền 21:8 (Minh họa: Phierơ, Công Vụ các Sứ đồ 4:12). Chúng ta có thể đối diện với những thử thách với lòng tin cậy nếu chúng ta được bảo đảm về ơn cứu rỗi của chúng ta và bản chất đời đời của ơn ấy! (Minh họa: Sanh ra chết hai lần, âm phủ cho đến đời đời, sanh ra chết một lần, thiên đàng cho đến đời đời!)
Phần kết luận: Có phải bạn đang chịu khổ vì cớ Chúa Jêsus hôm nay không? Nếu thực vậy, hãy yên nghĩ với sự biết chắc rằng Chúa Jêsus vốn biết rõ, quan tâm và thấu suốt. Nhưng, còn tốt hơn thế nữa, Ngài sẽ đồng đi với bạn qua những cơn thử thách và sau đó đưa bạn về miền quê hương vinh hiển.

Khải huyền 2:8-11: "HỘI THÁNH NHỎ, GIÀU, KHỐN KHỔ"



Khải huyền 2:8-11
HỘI THÁNH NHỎ, GIÀU, KHỐN KHỔ

Phần giới thiệu: Thành phố Simiệcnơ nằm cách thành Êphêsô khoảng 35 dặm về phía Bắc. Đây là một thành phố rất thịnh vượng với dân cư hơn 100.000 người trong thời của Giăng. Địa điểm đó có dân cư sinh sống đã hơn 3.000 năm và không một người nào biết chắc ai đã sáng lập Simiệcnơ hoặc nó được sáng lập vào lúc nào!?! Thành phố bị hủy diệt bởi một trận động đất lớn cách mấy năm trước khi Chúa Jêsus giáng sinh, nhưng thành phố đã được tái thiết và rất phát đạt. Nó có một hải cảng rất an toàn, nơi đó tàu bè từ khắp nơi trên thế giới đến để mua bán các thứ hàng hóa. Nó được gọi là “Thành Phố Vương Miện” vì đồi núi bao chung quanh nó giống như một cái vương miện vậy. Nó cũng được gọi là “Đóa Hoa của Á châu” nữa. Khi thành phố chọn khẩu hiệu để được khắc trên đồng tiền của họ, họ đã chọn câu “Đầu Tiên Ở Á Châu Về Tầm Cỡ Và Vẻ Đẹp”.
Một vài đặc tính đã làm cho thành phố ra đặc biệt trong thời của nó. Thứ nhứt, nó nổi tiếng vì sản phẩm nhũ hương. Chất liệu nầy có được từ một loại cây bụi tạo ra chất gôm đắng. Khi lá của cây nầy bị chà nát, chúng rỉ ra mùi thơm ngát. Nhũ hương đã được dùng như một loại dầu thơm bởi người sống và là loại thuốc ướp dành cho người chết. Nhũ hương được nhắc tới trong sự gắn bó với đời sống và chức vụ của Đức Chúa Jêsus Christ, Mathiơ 2:11; Mác 15:23; Giăng 19:39. Từ ngữ “nhũ hương” có nghĩa là “cay đắng” và nó gắn sát với sự thương khó và sự chết.
Giữa vòng các yếu tố khác đã làm cho thành phố Simiệcnơ ra đặc biệt phải kể đến sự thực đây là một thành phố được xây dựng rất có kế hoạch. Hầu hết các thành phố vào thời ấy cứ mọc lên mà chẳng có một kiểu thiết kế nào cả. Simiệcnơ và các đường phố của nó đã được sắp đặt cho đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đây là một thành phố rất tôn giáo với nhiều đền thờ được cung hiến cho các nam và nữ thần mà họ thờ phượng. Đã có những đền thờ được hiến cho thần Zeus, Cybele, Asklepios, Apollo, và Aphrodite, giữa vòng các thần khác. Thật vậy, có một con đường được lát bằng vàng chạy từ đền thờ thần Zeus đến đền thờ thần Cybele. Trong khi các thứ tôn giáo giả nầy quản trị sinh hoạt của Simiệcnơ, cũng có một cộng đồng người Do thái thịnh vượng ở đó nữa.
Simiệcnơ là một thành phố tự do. Họ tự quản, nhưng rất trung thành với Rome. Ở một cơ hội, các công dân của Simiệcnơ cởi bỏ áo họ đang mặc rồi gửi đi, cùng với mọi thứ thực phẩm mà họ có thể tìm được, cho các binh lính Lamã nào bị đói và lạnh ở chiến trường.
Trong thành phố xinh đẹp, giàu có ngoại giáo nầy, đã có một cộng đồng Cơ đốc ở đó. Hội Thánh ở Simiệcnơ đang gánh chịu sự bắt bớ khinh miệt rất căng. Chúa Jêsus đến với họ bằng một lời yên ủi cho những ngày tăm tối của họ. Ngài nói cho họ biết dù họ yếu đuối và khốn khổ như thế, thật ra họ rất giàu có trổi hơn mọi suy tưởng.
Về mặt tiên tri, Hội Thánh nầy phác họa sự bắt bớ kinh khiếp giáng trên các tín hữu bởi những hoàng đế Lamã giữa những năm 100SC và 312SC. Về mặt thực tế và cá nhân, có một lời ở đây dành cho người nào đã hay sẽ từng chịu khổ vì cớ Chúa Jêsus. Chúng ta hãy nhìn vào lời lẽ của Chúa chúng ta gửi cho hội chúng nhỏ bé, họ đang phấn đấu, để tìm sự khích lệ mà chúng ta có cần hầu có thể đứng vững khi mọi người khác đang nghịch với chúng ta. Tôi muốn lấy mấy câu nầy rồi rao giảng với tư tưởng Hội Thánh nhỏ, giàu, khốn khổ.
I. SIMIỆCNƠ LÀ MỘT HỘI THÀNH BỊ CHÀ ĐẠP (các câu 9b-10a)
(Minh họa: Thật dễ nhìn thấy Hội Thánh đang nếm trải nhiều nan đề căng thẳng vì sự họ làm chứng cho Chúa Jêsus. Họ đã làm cho ánh sáng của họ chiếu sáng trong một thế giới tối tăm và họ bị bắt bớ vì cớ đó. Hãy chú ý họ bị chà đạp là dường nào).
A. Họ đối diện với sự bắt bớ – Hoạn nạn – Từ ngữ có ý nói tới “áp lực”. Từ nầy được sử dụng trong thời ấy ám chỉ đến việc chà nát một món đồ dưới sức nặng của nhiều tảng đá lớn. Từ ngữ “hoạn nạn” (tribulation) ra từ chữ Latinh “tribulum”. Nó đề cập đến những bánh xe bằng đá được sử dụng chà xát lúa để tách hạt gạo ra khỏi vỏ trấu. Hội Thánh nầy đã trả giá vì sự họ trung thành với Chúa Jêsus. Áp lực cứ tiếp diễn và họ đang chịu khổ.
Sự bắt bớ nầy đã không riêng đến từ kẻ tà giáo ở Simiệcnơ. Câu 9 cho chúng ta biết rằng họ cũng chịu khổ nơi tay của người Do thái nữa. Người Do thái ở Simiệcnơ đã bắt tay với những kẻ thờ lạy hình tượng trong thành phố ấy để đánh bại và hủy diệt những Cơ đốc nhân bằng bất kỳ phương tiện nào thấy là cần thiết. Chúa Jêsus gọi họ là “hội quỉ Satan” và tố cáo họ về sự gièm pha nghịch lại các tín hữu nầy. Tại sao dân chúng ở Simiệcnơ thù ghét các tín đồ như thế chứ? Có một vài lý do.
1. Người Do thái và những kẻ theo tà giáo đã vu cáo Cơ đốc nhân về tục ăn thịt người. Các Cơ đốc nhân đã giữ lễ tiệc thánh và một phần của sự tuân giữ ấy là ăn bánh và uống chén. Những điều nầy tiêu biểu cho thân thể bị tan nát và huyết đổ ra của Chúa Jêsus, I Côrinhtô 11:24-26.
2. Khi Cơ đốc nhân nhóm nhau lại, họ thường giữ những gì họ gọi là “tiệc yêu thương”. Những bữa “tiệc yêu thương” nầy chẳng là gì hết ngoài thời gian tương giao, ở đó các tín đồ thưởng thức mối thân hữu với nhau. Tuy nhiên, những người theo tà giáo đã tố cáo Cơ đốc nhân về việc dấn thân vào thú vui điên cuồng.
3. Các Cơ đốc nhân bị thù ghét vì các tín điều và cách sống đạo của họ thường gây chia rẻ các gia đình. Đây là những gì Chúa Jêsus đã phán sẽ xảy ra, Mathiơ 10:34-36. Vì thế, Cơ đốc nhân bị tố cáo là sống kình chống lại gia đình.
4. Các Cơ đốc nhân bị tố cáo là theo độc thần giáo vì họ không thờ lạy nhiều thần ngoại giáo và vì họ không sử dụng tượng hình trong sự thờ phượng riêng của họ. Vì thế, bất cứ một thảm họa nào khác trong thiên nhiên đều bị đỗ cho Cơ đốc nhân trong sự nhận lãnh án phạt cơn thạnh nộ của các thần.
5. Cơ đốc nhân bị tố cáo là kẻ thù chính trị của Rome vì họ từ chối không chịu nói: “Caesar là Chúa tể!” Mỗi công dân Lamã bị buộc phải xướng lên điều nầy mỗi năm. Không chịu làm như thế đã đem lại án phạt nặng nề và ngay cả sự chết nữa.
B. Họ đối mặt với sự nghèo khổ – nghèo khổ – Từ ngữ nầy nói tới việc “tuyệt đối cơ cực”. Hạng người khốn khổ nầy chẳng có một thứ gì là tiện nghi trong đời nầy vì mối quan hệ của họ với Chúa Jêsus. Người ta từ chối mọi công ăn việc làm và sự thăng tiến đối với họ vì cớ họ làm chứng về Chúa. Hạng người nầy chẳng có được một thứ gì ở trong thành phố. Hãy tưởng tượng xem Satan đã chế giễu hạng người nầy đến thế nào. Khi họ đi ngang qua các đền thờ trang hoàng lộng lẫy và đi xuống con đường lát vàng đó, chắc chắn hắn đã nói: “Hầu việc Jêsus khiến ngươi phải trả giá mọi sự đấy!” Bạn có thể nghe hắn thì thào với họ: “Hãy nhìn vào các ngươi kìa! Các ngươi chẳng ra gì hết và các ngươi chẳng có gì hết. Thôi đừng theo Jêsus nữa. Các ngươi đang đói khát! Hãy chối bỏ hắn thì được thịnh vượng ngay!”
C. Họ đối mặt với tù đày – Ở câu 10, Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng có nhiều rắc rối ở trước mặt! Họ sẽ đối mặt với nhiều sự bắt bớ. “Mười ngày” được nhắc tới ở đây có ý đề cập tới 10 sự bắt bớ mà Cơ đốc nhân đã gánh chịu dưới quyền người Lamã. Hay, nó có ý nói rằng những sự bắt bớ của họ sẽ nghiệt ngã lắm, nhưng ngắn ngủi thôi. Dù là cách thế nào, họ được thông báo cho biết có nhiều đau khổ sẽ đến trên đường lối của họ.
Bây giờ, ngục tù trong thời ấy chẳng giống với ngục tù thời nay đâu. Khi người ta bị tù dưới hệ thống của người Lamã, họ không nhận được một nền giáo dục cấp đại học, tiếp thu một nghề khéo rồi sử dụng thời gian họ có để viết sách và xem TV. Khi một người bị tù trong thời buổi ấy, chắc là đợi bị hành hình mà thôi. Cách duy nhứt bạn ra khỏi đó là chết. Và, chết thường là một việc rất khủng khiếp. Bạn phải bị giết bằng gươm, bị thiêu sống, bị ném cho loài thú dữ ăn thịt, hay bất kỳ phương pháp nào trong hàng tá phương pháp hành hình nghiệt ngã và nổi đau khổ mà họ đã nghĩ ra. Đây là một hội chúng chịu thương khó!
(Minh họa: Một trường hợp thương khó của họ đến với chúng ta từ lịch sử, đúng mấy năm sau khi họ nhận được thư tín nầy. Vào năm 155SC, Giám mục Hội Thánh Simiệcnơ, một người có tên là Polycarp, ông là một môn đồ của Giăng “người yêu dấu”, đã tuận đạo vì Chúa Jêsus. Người nầy bị bắt theo yêu cầu của một đám dân đông, họ kêu la trong giận dữ: “Hãy bắt lấy Polycarp!”
Cụ truyền đạo, lúc bấy giờ đã được 86 tuổi, đã được cung ứng cho cơ hội đoạn tuyệt với Chúa Jêsus. Vị quan tòa, là kẻ không muốn nhìn thấy cụ già phải gục chết, đã nói: “Có gì hại đâu khi thốt ra Caesar là Chúa tể?” Thế nhưng, Polycarp đã từ chối! Khi họ bước vào đấu trường, nơi những cuộc hành hình sẽ diễn ra, họ đã tìm cách nói lại một lần nữa “Hãy thề với vận mệnh của Caesar; hãy ăn năn, rồi nói: trở lại với những kẻ vô thần”. Polycarp đã nhướng mắt nhìn vào đám dân đông đó, vẫy tay mình với họ rồi nói: “Thôi đi, hỡi những kẻ vô thần!” Vị quan tòa một lần nữa nổ lực buộc Polycarp đoạn tuyệt với đức tin mình rồi nói: “Hãy thề đi, thì tôi sẽ trả tự do cho cụ ngay, hãy quở trách Đấng Christ đi”. Đối với câu nói đó, cụ giả kêu lên: “86 năm tôi đã hầu việc Ngài, và Ngài chưa hề làm cho tôi một tổn thương nào: làm sao tôi có thể xúc phạm đến Vua và Cứu Chúa của tôi cho được chứ?”
Sau vài nổ lực nữa để buộc cụ truyền đạo nầy đoạn tuyệt với Chúa Jêsus, họ đã dẫn ông lên giàn giáo để thiêu sống ông. Họ sắp đóng đinh ông vào cây cột, còn Polycarp thì nói: “Hãy để tôi y như vậy; vì Ngài đã ban cho tôi sức lực để chịu đựng ngọn lửa, cũng sẽ giúp tôi, không cần có những mũi đinh ấy, vẫn đứng vững không chao đảo ở chỗ nầy”. Vì vậy, họ không đóng đinh ông, và họ cứ châm lửa. Khi ngọn lửa bùng lên ở quanh ông, người ta nghe thấy ông cầu nguyện và vui mừng trong Chúa Jêsus. Ông đã chịu chết vì đức tin mình và khi chịu như thế ông đã để lại một ấn tượng còn mãi trong cái khung của thời gian).
(Lưu ý: Cho phép tôi đưa ra một câu nói ở đây. Người nào chịu sống với một đời sống thánh khiết, biệt riêng, dâng hiến cho Đức Chúa Jêsus Christ, dù là ở thế hệ nào, sẽ đối mặt với sự bắt bớ, II Timôthê 3:12. Điều nầy không gây sốc cho chúng ta, nó cũng chẳng làm cho chúng ta phải kinh ngạc. Chúa Jêsus đã phán về điều nầy ở Giăng 15:18-25; Mác 13:13; Giăng 16:33.
Lý do mà thế gian thù ghét tín đồ ngày hôm nay cũng chính là lý do mà thế gian thù ghét các tín hữu khi ấy. Họ sử dụng mọi thứ mà tôi đã nhắc tới ở trên, nhưng dân chúng ở Simiệcnơ đã thù ghét các tín đồ chỉ vì một lý do duy nhứt: họ yêu mến Chúa Jêsus! Đấy cũng là lý do tại sao thế gian thù ghét chúng ta tối nay! Đấy là lý do tại sao phái tự do thù ghét chúng ta. Đấy là lý do tại sao những kẻ đồng tính luyến ái, những kẻ ưa thích đồng dục nữ, phòng phá thai và phần còn lại những kẻ bỏ đạo, những ai không tin theo đạo, và những kẻ sống như địa ngục thù ghét chúng ta. Đấy là lý do tại sao đám đông ưa rượu chè ma túy thù ghét chúng ta. Đấy là lý do tại sao người theo đạo Hồi, người Do thái và người sống theo tôn giáo thù ghét những tín đồ của Chúa.
Họ thù ghét chúng ta vì chúng ta nói cho họ biết có một con đường dẫn đến Đức Chúa Trời và danh Ngài là Jêsus. Họ thù ghét chúng ta vì chúng ta nói cho họ biết họ đang hướng tới địa ngục nếu như họ không chịu ăn năn. Họ thù ghét chúng ta vì chúng ta sẽ không hiệp với họ và nhìn nhận họ trong những sự gớm ghiếc của họ. Họ thù ghét chúng ta vì chúng ta sống khác biệt; chúng ta không khoan nhượng và không sợ nói như thế. Họ thù ghét chúng ta ngày hôm nay, nhưng mọi việc ngày càng tệ hại hơn!
Thường thì phải trả giá khi nhắc đến danh của Chúa Jêsus. Bây giờ, quí vị có thể gọi họ là Cơ đốc nhân và làm theo những gì đám dân đông ở quanh họ sẽ làm. Tôi nghĩ ngày hầu đến khi ngọn lửa bắt bớ sẽ hừng hực quanh chúng ta. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời sẽ sử dụng sự thù ghét của nhân loại chống nghịch Con của Ngài là Chúa Jêsus để luyện lọc Cô Dâu của Đấng Christ trước khi nàng được cất về quê hương trong sự vinh hiển. Tôi không phải là nhà tiên tri chuyên về số phận đâu, song tôi nghĩ có một số ngày khó khăn ở trước mặt cho người nào trung tín, là hạng người thuộc về Đức Chúa Trời!)
I. Simiệcnơ là một Hội Thánh bị chà đạp
II. SIMIỆCNƠ LÀ MỘT HỘI THÁNH KIÊN ĐỊNH (câu 9a)
(Minh họa: Dù khó khăn, họ đã trả một giá thật đắt cho lòng trung thành và sự phục vụ dành cho Chúa Jêsus, hạng người nầy không thối lui khỏi chỗ đứng của họ. Họ đã trụ lại trên đường chạy và đã chứng tỏ một sự làm chứng trung tín cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Hãy nhớ rằng Simiệcnơ rất nổi tiếng về nhũ hương. Chỉ khi nào lá của cây đó bị chà nát thì mới tỏa ra mùi hương của chúng. Hạng người nầy đã bị chà xát dưới áp lực kinh khủng của sự bắt bớ và họ tỏa ra mùi hương của tình yêu và lòng trung thành dành cho Chúa Jêsus trong bầu không khí của Simiệcnơ. Chúng ta hãy xem xét sự làm chứng của họ trong một vài phút).
A. Họ đã có phần làm chứng rất tích cực – Chúa Jêsus đã gửi 7 thư tín cho 7 Hội Thánh khác nhau. Năm trong bảy Hội Thánh đã nhận được lời lẽ quở trách và chỉnh sửa. Chỉ có Hội Thánh nầy và Hội Thánh tại Philađenphia là không nhận một lời chỉnh sửa nào hết. Chúa đã quan sát cách ăn ở của họ và Ngài rất đẹp lòng. Họ đã sống rất kiên định!
(Lưu ý: Nếu Ngài phê phán Hội Thánh chúng ta, liệu Ngài có lời chỉnh sửa nào cho chúng ta, hay Ngài có thể đến với chúng ta bằng một lời khích lệ tích cực chăng?)
B. Họ đã có phần chứng đạo đầy quyền năng – Chúa Jêsus phán với họ: “Ta biết công việc ngươi” – Từ ngữ “công việc” đề cập tới “công việc chiếm lấy đời sống của một người”. Dù có nhiều tối tăm ở xung quanh họ, hạng người nầy cứ tiếp tục trở thành ánh sáng cho Chúa Jêsus ở giữa một thế giới từng bị tối tăm. Họ không bị kẻ thù ngăm dọa; chẳng sợ hãi bởi sự thù ghét của đối thủ mình. Họ đã minh chứng họ sống chân thật và đức tin của họ vốn rất thực bởi phương thức sống mà họ có trong xã hội đó. Sự làm chứng của họ rất có năng quyền vì họ trụ lại trên đường và lo làm phần việc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời! Họ là một Hội Thánh kiên định!
(Lưu ý: Mọi việc làm của chúng ta nói gì về chúng ta trong vai trò một Hội Thánh? Mọi việc làm của bạn nói gì về bạn trong vai trò một cá nhân? Trong một thế giới giống như thế giới của chúng ta, bóng tối tăm, sự gian ác, sự chống báng ràng rịt trên con đường sống của chúng ta; có một khuynh hướng hờ hững với sứ điệp, làm cho mọi việc phải giảm tốc. Hội Thánh lui đi ra khỏi quảng trường công khai, ra khỏi những trường công và ra khỏi chỗ đông người. Chúng ta đã chuyển vào bên trong các bức tường của tòa nhà nầy, ở đó chúng ta được an toàn không bị chỉ trích và tránh những kẻ thù của lẽ thật. Cái điều chúng ta không nhìn thấy, ấy là chúng ta không thể chạm vào thế gian nếu chúng ta không đương diện với thế gian. Nếu sứ điệp của chúng ta được duy trì trong mấy bức tường của Hội Thánh chúng ta và không hề được chia sẻ với một thế giới hư mất đang dãy chết, chúng ta không bao giờ tạo ra một sự khác biệt cho sự vinh hiển của Chúa.
Chúng ta cần phải bước ra khỏi khu vực an nhàn và bước trở lại vào thế gian với sứ điệp nói tới ơn cứu rỗi. Chúng ta cần phải rao giảng cách công khai, không sợ hãi, Tin Lành cứu rỗi của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta cần phải chiếm lấy chỗ đứng vì Chúa Jêsus một lần nữa và phải bằng lòng chịu khổ hay chịu chết, nếu cần thiết, vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đấy là ao ước của Phaolô, Philíp 3:8-10. Đấy đáng phải là ước ao của chúng ta nữa!
Nếu chúng ta muốn trở thành một chứng nhân đầy năng quyền cho Chúa Jêsus, thì chúng ta phải rời khỏi chức nghiệp của mình, bất chấp là giá nào. Những người nào đồng đi với Chúa Jêsus đã trả một giá khủng khiếp vì đức tin của họ. Từng môn đồ một, với Giăng là ngoại lệ, đã chết một cái chết khủng khiếp vì sự làm chứng của họ. Trải qua nhiều năm tháng, khoảng 70 triệu tín đồ đã chịu chết vì đức tin của họ đặt nơi Chúa Jêsus. Mỗi năm khoảng 300.000 tín đồ đã tuận đạo vì cớ đức tin của họ. Một ngày kia, sẽ đến phiên của chúng ta phải chiếm lấy một chỗ đứng cho Chúa Jêsus. Nếu ngày ấy đến, có phải bạn sẵn sàng để đứng cho Ngài không? Có phải bạn sẵn sàng chịu chết nếu là cần thiết? Có phải bạn đã sửa soạn để phát lộ phần làm chứng đầy năng quyền của mình?)
(Lưu ý: bất chấp điều gì đến trên đường lối của chúng ta, chúng ta nên cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta sống thật kiên định và trung tín với Ngài. Khi chúng ta nghĩ đến mọi sự mà Ngài đã làm cho chúng ta, Ngài xứng đáng ít nhất đối với mọi sự phát xuất từ chúng ta!)
I. Simiệcnơ là một Hội Thánh bị chà đạp
II. Simiệcnơ là một Hội Thánh kiên định
III. SIMIỆCNƠ LÀ MỘT HỘI THÁNH ĐƯỢC YÊN ỦI (các câu 8-11)
(Minh họa: Chúa Jêsus đến với Hội Thánh nhỏ, bị vây phủ nầy rồi ban cho họ một sứ điệp yên ủi mà họ cần được nghe trong tuyệt vọng. Chúng ta hãy nhìn vào sứ điệp quí báu của Chúa chúng ta ban cho Hội Thánh bị bắt bớ nầy).
A. Họ vốn quan tâm đến thiên đàng (câu 9a) – Chúa Jêsus phán: “Ta biết công việc ngươi” – Chúa Vinh Hiển quan tâm đến Hội Thánh ở Simiệcnơ. Từ ngữ “biết” nói tới “biết qua kinh nghiệm”. Chúa Jêsus đang phán: “Ta biết các ngươi đang gặp phải khó khăn; nhưng các ngươi cần phải biết ta đang ở đây với các ngươi. Ta kinh nghiệm mọi sự mà họ đang làm cho các ngươi. Khi họ làm điều đó cho các ngươi, họ đang làm điều đó cho ta!” Ngài đang nói cho họ biết những gì họ đang nếm trải còn lớn lao hơn thế nữa. Ngài đang nói cho họ biết Satan đang sử dụng hạng người gian ác ở Simiệcnơ để tấn công Chúa Jêsus qua Hội Thánh của Ngài. Ngài chỉ muốn họ nhìn biết rằng họ không phải một mình trong sự phấn đấu của họ đâu.
(Lưu ý: Tôi không biết về bạn, song điều đó khích lệ tôi! Tôi rất vui sướng vì Chúa ở với chúng ta từng bước trên đường, Hêbơrơ 13:5. Khi chúng ta bị công kích, Ngài biết mọi sự về sự công kích đó vì nó cũng chạm đến Ngài nữa, Hêbơrơ 4:15. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài có thể giúp chúng ta hứng chịu giông bão và chịu đựng nổi đau khổ. Ngài luôn luôn có mặt ở đó để vùa giúp cho các thánh đồ của Ngài, họ đang chịu thương khó, Hêbơrơ 2:18; Giăng 14:16-18).
B. Họ có quan hệ với thiên đàng (câu 8) – Khi Chúa Jêsus đến với Hội Thánh nầy, Ngài đến trong vai trò “đầu và rốt”. Ngài đến trong vai trò Ngài “đã chết, và đang sống”.
Nếu bạn nhớ lại từ chương một, tước hiệu “đầu và rốt” xác định Chúa Jêsus là Đấng “TA LÀ”. Tước hiệu ấy gắn Ngài là Đấng đang nắm quyền tể trị trên muôn vật. Dân sự trong Hội Thánh ở Simiệcnơ đã tưởng mọi việc đều nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng họ đang ở trong tay của Chúa. Chúa Jêsus vẫn là Đấng Chủ Tể! Hãy để cho ma quỉ làm bất cứ điều chi hắn đẹp lòng, hắn chẳng làm chủ được một việc gì cả! Đức Chúa Trời là Đấng kêu gọi mọi nổ lực và hãy để Satan có quyền tự do mà hắn đang thực thi khi chống lại dân sự của Đức Chúa Trời. Hắn là một con sư tử bị xiềng xích và đấy là mọi sự, I Phierơ 5:8.
Câu nói: “là chết, mà nay sống” xác định Chúa Jêsus là Đấng đã có mặt ở đó. Ngài đang nói cho các thánh đồ nầy biết Ngài biết rõ mọi điều họ đang đối diện với vì Ngài đã đối diện với nó rồi. Dân chúng thù ghét Ngài. Họ bắt bớ Ngài. Họ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Họ đổ hết ra mọi sự giận dữ, thù ghét của họ đối với Ngài; và Ngài đã đắc thắng! Một khi Ngài là Đấng đã nếm trải mọi sự thử thách và đã thắng hơn hết thảy chúng, Ngài có quyền giúp đỡ cho dân sự Ngài khi họ đối diện với những ngọn lửa bắt bớ và thù ghét, Hêbơrơ 2:18; Giăng 10:29; II Timôthê 1:12.
(Lưu ý: Không ai trong chúng ta biết mình được kêu gọi như thế nào trước khi chúng ta để thế gian nầy lại sau lưng. Nhưng, chúng ta có sự đảm bảo phước hạnh rằng bất luận điều gì xảy đến trên đường lối của chúng ta, Chúa chúng ta đã có mặt ở đó rồi. Ngài đã bảo đảm rồi chiến thắng cho chúng ta và Ngài sẽ gặp chúng ta ở đó khi chúng ta đến tại địa điểm đó. Chúng ta “nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần”, Rôma 8:37. “Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn!”, II Côrinhtô 2:14. Vinh hiển quy về Đức Chúa Trời, tôi có thể đối mặt với bất cứ điều gì nếu tôi biết Ngài sẽ ở cùng tôi! “Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?” Romans 8:31)
(Minh họa: Cách đây nhiều trăm năm, vào thời mà con người chỉ mới bắt đầu đi biển, bản đồ của họ không tỏ hết thế giới như chúng ta biết ngày nay. Bản đồ của họ chỉ có thể tiêu biểu những địa điểm mà con người đã dong buồm đến rồi. Ở những địa điểm mà con người chưa hề đến đó, ở những nơi chưa được khám phá, ở các khu vực chưa biết tới, họ sẽ viết trên tấm bản đồ của họ: "Có rồng ở đây", và điều đó cho thấy rằng nơi đó chưa được biết đến, họ chẳng biết điều chi có ở đó.
Khi bạn và tôi hải hành trên đại dương sự sống, và khi bạn đến với những địa điểm mà bạn chưa hề đến trước đây bao giờ; khi bạn đến với những địa điểm chưa được biết tới trong cuộc sống, bạn có thể viết ra trên tấm bản đồ của mình: "Đây là Chúa Jêsus". Bất cứ đâu bạn đi, Đức Chúa Jêsus Christ đã có mặt ở đó và Ngài đang hiện diện ở đó. Vì vậy, với Hội Thánh ở Simiệcnơ Chúa phán: “Ta muốn khích lệ các ngươi với Thân Vị của ta, ta là đầu tiên và là cuối rốt, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời”).
C. Họ đã có sự đầu tư vào thiên đàng (câu 9b) – Chúa Jêsus phán: “ta biết…sự khốn khó nghèo khổ ngươi”. Họ khốn khổ vì niềm tin, nhưng rồi Ngài thêm vào câu nầy: “dầu ngươi giàu có mặc lòng”. Họ có thể thiếu thốn mọi tiện nghi của đời nầy, song đức tin họ và sự tỏ ra lòng trung thành qua sự làm chứng của họ đã mua lấy cho họ nhiều của cải ở trên trời. Họ tuy nghèo khó ở đây, song họ lại giàu có ở chỗ kia! Thế gian có thể tước lấy mọi sự họ có ở đây, nhưng họ có nhiều của cải ở bên kia, của cải của họ được an toàn tránh khỏi bàn tay của bất cứ kẻ thù nào, Minh họa: Mathiơ 6:19-21. Số người nầy chẳng có chi hết, tuy nhiên họ lại có mọi sự, II Côrinhtô 6:10.
(Minh họa: Có một tín đồ bị bắt trong những ngày khủng khiếp của cơn đại nạn. Họ nổ lực đe dọa người phải từ bỏ đức tin nơi Chúa Jêsus. Vì vậy, họ nói với người: “Nếu ngươi không từ bỏ đức tin, chúng ta sẽ trục xuất ngươi”. Và Cơ đốc nhân nói: “Hãy làm điều chi ngươi muốn với ta vì Chúa Jêsus của ta đã phán: ‘Ta sẽ chẳng lìa, cũng chẳng bỏ ngươi đâu’”. Vị quan tòa khi ấy nói: “Chúng ta tước hết mọi của cải và tài sản ngươi khỏi ngươi”. Người thánh đồ trung tín kia đáp: “Không, ông không thể làm điều đó được đâu, tài sản của tôi đã được chất chứa ở trên trời, trên đó bàn tay của con người không thể với tới được đâu”. Vị quan tòa nói: “Nếu ngươi không đoạn tuyệt với Jêsus, chúng ta sẽ kết án tử hình ngươi”. Người ấy đáp: “Ông cũng không thể làm thế được đâu. Tôi đã chết với Chúa Jêsus trong 40 năm, sự sống của tôi được giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời và ông không thể chạm tới sự sống đó được đâu”).
(Lưu ý: Ngày hầu đến khi thế gian nầy muốn tước đi chúng ta và tài sản của chúng ta. Ngày sẽ đến khi họ đe dọa chúng ta với sự chết. Ngày sẽ đến khi phần chứng đạo của chúng ta trở thành bản án tử hình trong thế gian nầy. Nếu ngày ấy sắp xảy đến, hãy nhận lấy sự yên ủi vì mọi sự bạn sẽ bị mất mát vào thời điểm đó. Ngay cả mọi sự bạn đang có cũng sẽ bị cất đi, kể cả sự sống, của cải bạn chất chứa trên thiên đàng được an toàn và linh hồn bạn sẽ được tự do bay về miền vinh hiển. Vì lẽ đó, hãy làm theo như Chúa Jêsus đã phán dạy ở câu 10: “Khá giữ trung tín cho đến chết”.
Quí bạn ơi, mọi sự chúng ta có là những gì chúng ta cung hiến cho Chúa Jêsus. Minh họa: Một tín đồ chắc thật giàu có đã dâng hiến nhiều tiền bạc trải qua nhiều năm tháng. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, người mất đi phần tài nguyên còn lại và chẳng còn một xu dính túi. Một người đến hỏi tín đồ đó câu nầy: “Có phải ông không buồn khi ông dâng hiến hết tiền bạc rồi không?” Người đáp: “Ồ không đâu! Những gì tôi dâng hiến là mọi sự mà tôi để dành đấy chứ!” Nguyện đời sống của chúng ta sẽ là một sự đầu tư vào công việc của Vương Quốc của Cứu Chúa!)
D. Họ có một cơ nghiệp ở trên trời (các câu 10b-11) – Đức tin của họ đã mua cho họ nhiều hơn một bằng chứng có ở đây. Đức tin của họ đã mua lấy sự sống đời đời cho họ trên thiên đàng. Chúa Jêsus đang nói cho họ biết trong khi họ có thể bị mất hết mọi sự ở đây, có thể họ mất sự sống của họ, nhưng họ sẽ sống đời đời ở chỗ kia. Có thể họ gánh chịu địa ngục ở trên đất trong một thời gian ngắn, song sẽ chẳng có địa ngục nào cho họ trong cõi đời đời hết. Ngài đang nói cho họ biết họ không thể chết một lần nữa!
Ngài hứa với họ “mũ triều thiên của sự sống”. Từ ngữ nói tới mão triều thiên đề cập tới “stephanos” hay vòng nguyệt quế được trao cho những kẻ chiến thắng trong cuộc thi đấu ở Hylạp thời xưa. Bạn thấy đấy, Hội Thánh nầy trông giống như một đám những kẻ thua cuộc đối với thế giới ở chung quanh họ. Trong thực tế, họ là những nhà chiến thắng mạnh mẽ, được hưởng công cán thuộc linh trong danh của Đức Chúa Jêsus Christ! Ngày sẽ đến khi họ và đức tin của họ sẽ được minh chứng là đúng!
Người thua sẽ chịu chết hai lần. Người ấy sẽ sống mà không có Đức Chúa Trời trong thế gian nầy và người sẽ chết. Sau khi chết, người sẽ vào trong địa ngục. Khi ấy người sẽ đứng trước mặt Chúa tại Ngai Trắng Phán Xét Lớn và người sẽ bị kết án trong Hồ Lửa cho cả cõi đời đời, Khải huyền 20:11-15. Đấy là sự chết thứ hai. Các thánh đồ của Đức Chúa Trời không cần phải sợ hãi điều chi sẽ xảy đến cho họ. Họ đã qua từ sự chết đến sự sống, Giăng 5:24. Đức tin của họ đã mua lại cho họ sự sống đời đời và họ sẽ được đội mão miện với chiến thắng và vinh hiển khi họ về đến quê hương. Cảm tạ Đức Chúa Trời, có sự chờ đợi chúng ta ở đó thật sâu xa hơn chúng ta có thể suy tưởng ở đây!
Phần kết luận: Hỡi Hội Thánh, có thể thấy tồi tệ lắm ở đây trước khi chúng ta rời khỏi thế gian nầy. Có thể có nhiều thử thách và có nhiều hoạn nạn. Có thể có đau khổ và sẽ có lắm bắt bớ. Thế nhưng, tôi muốn bạn nhìn biết rằng, ở cuối con đường, chúng ta sẽ về quê hương để ở với Chúa Jêsus. Vì vậy, hãy cứ tiến tới đi người anh em của tôi! Hãy cứ tiến tới đi người chị em của tôi! Con đường sẽ không dài lắm đâu và chúng ta sẽ để thế gian nầy lại đàng sau và chúng ta sẽ bước vào mãnh đất quí báu của bài ca!

Khải huyền 2:1-7: "NHỮNG ĐỘNG CƠ THIÊNG LIÊNG CHO VIỆC TRỞ THÀNH KẺ ĐẮC THẮNG"



Khải huyền 2:1-7
NHỮNG ĐỘNG CƠ THIÊNG LIÊNG CHO VIỆC TRỞ THÀNH KẺ ĐẮC THẮNG
Phần giới thiệu: Bảy thư tín gửi cho bảy Hội Thánh ở Tiểu Á đã giữ một vị trí thật đặc biệt giữa vòng các tác phẩm có trong Lời của Đức Chúa Trời. Có nhiều trường hợp cho thấy Chúa Jêsus phán với những cá nhân hay các nhóm người, nhưng các thư tín nầy cho thấy Đức Chúa Jêsus Christ đang phán với chính những người mà Ngài đã chịu chết để cứu họ. Hầu hết các thư tín nầy đều chứa những lời Xét đoán; những lời Chỉnh đốn; và những lời Thách thức. Một việc mà hầu hết các thư tín nầy đều có chung với nhau, ấy là mỗi một thư tín đều kết luận với một lời hứa quí báu cho những ai đắc thắng trong mỗi Hội Thánh. Từ ngữ “kẻ đắc thắng” có ý nói “chinh phục, hay đoạt được chiến thắng”. Nó đề cập tới hạng người được cứu giữ lòng trung tín với Chúa Jêsus trước mặt kẻ thù, cám dỗ và bắt bớ.
Giờ đây, theo một ý nghĩa thì từng tín đồ là một kẻ đắc thắng, hay một nhà chinh phục. Về chức năng, vì cớ mối quan hệ đức tin của chúng ta với Chúa Jêsus, chúng ta là những nhà chinh phục, Rôma 8:37. Qua Chúa Jêsus và công tác đã hoàn tất của Ngài trên thập tự giá, chúng ta đã thắng hơn tội lỗi, Satan, sự chết và âm phủ! Tuy nhiên, theo một ý nghĩa thì chúng ta có thể trở thành một kẻ đắc thắng. I Giăng 5:4 cho chúng ta biết rằng chúng ta là người tin Chúa sẽ đoạt được chiến thắng đối với thế gian nầy và quyền lực của nó.
Dường như điều nầy có tầm quan trọng khi từ ngữ kẻ đắc thắng được sử dụng ở Khải huyền 2 và 3. Trong khi từng thánh đồ của Đức Chúa Trời tận hưởng sự thắng hơn tuyệt đối trên sự chết, âm phủ và Satan, nhiều người chưa phải là hạng người đắc thắng trong thời của họ cho tới ngày đồng đi với Đức Chúa Jêsus Christ.
Khi Chúa Jêsus quan sát rồi phán với bảy Hội Thánh nầy, Ngài nhìn thấy những người tin Chúa và những ai không tin Chúa. Ngài nhìn thấy người nào trung tín và người nào không. Ngài nhìn thấy người nào kính sợ Ngài và người nào chỉ biết có yêu bản thân họ. Khi Ngài nhìn vào Hội Thánh nầy tối nay, Ngài nhìn thấy hết thảy chúng ta đủ thứ giai cấp con người hiện diện với chúng ta nữa.
Khi chúng ta phán với những kẻ đắc thắng trong từng Hội Thánh, Ngài đang khích lệ người trung tín, thuyết phục các tín đồ cứ tiếp tục vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ngài cũng đang thách thức những người nào chưa ở đúng vị trí mà họ cần phải ở đó, họ phải đến tận nơi ấy để họ cũng kinh nghiệm sự sống của kẻ đắc thắng. Khi Ngài kết thúc mỗi bức thư, Ngài đưa ra những lời hứa nhất định cho hạng người được chuộc trong từng Hội Thánh nầy. Những lời hứa góp phần như những động lực thúc đẩy dành cho người nào trung tín cứ giữ sự trung tín. Chúng cũng góp phần như những động lực thúc đẩy kẻ bất trung phải đạt tới chỗ trung tín. Từng lời hứa Ngài đưa ra trong mấy câu nầy thuộc về hạng thánh đồ. Chúng ta hãy xem xét 7 Động Lực Thiêng Liêng Dành Cho Việc Trở Thành Một Kẻ Đắc Thắng, và chúng ta hãy để cho Đức Thánh Linh xem xét tấm lòng của chúng ta. Nguyện Ngài dạy dỗ chúng ta Làm Cách Nào và cung ứng cho chúng ta sự khao khát muốn trở thành hạng người đắc thắng cho sự vinh hiển của danh Ngài!
I. ĐỘNG CƠ PHI ĐẠO ĐỨC THÚC ĐẨY (2:7)
A. Minh họa: Hội Thánh Êphêsô. Họ rất bận rộn vì Đức Chúa Trời, nhưng họ đã xa rời tình cảm với Chúa Jêsus. Ngài kêu gọi họ hãy nhớ lại họ từng ở chỗ nào với Chúa Jêsus, họ phải quay trở lại nơi mà ở đó Ngài là số 1 trong đời sống của họ.
B. Lời hứa của Ngài cho kẻ đắc thắng là đây: Họ sẽ tận hưởng một cõi đời đời vinh hiển trong sự hiện diện của Ngài. Họ đã từ sự chết mà qua sự sống. Những gì Ađam đầu tiên đã đánh mất, Chúa Jêsus đã phục hồi lại cho họ, Rôma 5:12, 19. Tấm bảng “Không Được Vượt Qua” đã được dựng lên ở Sáng thế ký 3:22-24 sẽ bị hạ xuống cho đến đời đời và chúng ta sẽ ăn trái của cây sự sống trong thiên đàng của Đức Chúa Trời.
C. Sự cứu rỗi, sự phục hồi lại mối tương giao với Đức Chúa Trời, một quê hương ở trên trời, sự sống đời đời, đây là hết thảy những động cơ thúc đẩy rất quan trọng cho việc sống loại đời sống tốt nhứt khả thi!
II. ĐỘNG CƠ KHÔNG THỂ BỊ ĐÁNH BẠI THÚC ĐẨY (2:11)
A. Simiệcnơ là một Hội Thánh đã gánh chịu sự bắt bớ rất nghiệt ngã! Họ bị kẻ thù săn lùng và được báo cho biết một số người trong họ sẽ bị tù đày và nhiều người khác sẽ bị tử hình. Chúa Jêsus khuyên họ cứ giữ lòng trung tín với Ngài cho đến chết và Ngài sẽ ban thưởng cho họ!
B. Những kẻ đắc thắng trong Hội Thánh được hứa cho sự giải cứu khỏi lần chết thứ hai. Lần chết thứ hai là gì vậy? Khải huyền 20:11-15 cho hết thảy chúng ta cần phải nhìn biết về sự chết ấy. Đây là sự phân rẻ sau cùng đối với Đức Chúa Trời trong hồ lửa. Hạng người được chuộc nầy cần phải phó sự sống của họ cho đến chỗ nầy, nhưng họ không phải lo về âm phủ. Họ đã được cứu ra khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời qua huyết của Chúa Jêsus, Rôma 5:9.
C. Chúng ta sẽ đối diện với sự chết một ngày kia nếu Chúa không tái lâm đang khi chúng ta còn sống, nhưng chúng ta không cần phải e sợ việc ấy. Rốt lại, Chúa Jêsus đã chinh phục sự chết và cất bỏ nọc độc của nó, I Côrinhtô 15:42-57! Chúng ta sẽ không hề bước vào địa ngục nếu chúng ta được cứu bởi ân điển! Đúng là một động cơ thúc đẩy cho sự hầu việc Ngài! Halêlugia! Âm phủ xác nhận và thiên đàng chắc chắn!
III. ĐỘNG CƠ TƯ RIÊNG THÚC ĐẨY (2:17)
A. Hội Thánh Bẹt-găm cũng gánh chịu sự bắt bớ rất nặng nề. Thậm chí họ bị đặt vào trung tâm hoạt động của Satan nữa. Một số thuộc viên của họ đã tuận đạo vì cớ Chúa Jêsus ở Bẹt-găm. Nhưng, đã có tội lỗi trong trại quân! Tội lỗi mà họ đã dung dưỡng và tội lỗi mà vì đó họ đã được Chúa Jêsus truyền cho phải ăn năn. Ngài kêu gọi phải trở lại với Ngài trước khi Ngài đến với họ trong sự phán xét!
B. Thế nhưng, đã có một số dân sót trung tín trong Hội Thánh đó. Đối với họ, Chúa Jêsus đưa ra hai lời hứa quí báu, tư riêng. Thứ nhứt, Ngài hứa ban cho họ “mana kín giấu”. Giống như con cháu của Israel đã được ban cho manna từ trời để nuôi họ khi họ phiêu bạt qua đồng vắng kia, Chúa Jêsus sẽ trưởng dưỡng những kẻ trung tín nầy khi họ đánh trận vì Ngài! (Lưu ý: Mana trong Cựu Ước là một hình ảnh rõ ràng chỉ ra Chúa Jêsus – Nhỏ, trắng, tròn, ngọt ngào, làm thoả mãn!) Ngài cũng hứa ban cho họ một sỏi trắng. Điều nầy có thể đề cập đến một vài việc, song có hai việc là chắc chắn. Trong xã hội thời ấy, khi quyết định một việc gì kiện tụng ngoài tòa án và các trường hợp khác nữa, người ta sử dụng những hòn sỏi có hai màu: trắng và đen. Hòn sỏi trắng có nghĩa là tha bổng và hòn sỏi màu đen có nghĩa là kết án. Khi quan tòa quyết định vụ án, ông sẽ đặt một hòn sỏi máu trắng trong một cái bình nhỏ để tha bổng và hòn sỏi màu đen trong cái bình ấy để kết án. Khi bản án đã được quyết, cái bình nhỏ đó được lật úp xuống và hòn đá bên trong sẽ lộ ra! Có thể Ngài muốn nói cho những tín đồ nầy biết rằng ở trên trời họ sẽ bị bỏ hòn sỏi màu đen, song họ đã được tuyên bố trắng án về mọi tội lỗi của họ! Bạn thấy đấy, khi Chúa Jêsus cứu tôi, cái bình của tôi chứa đầy những hòn sỏi màu đen. Chúa Jêsus đã cất bỏ hết thảy chúng rồi bỏ vào đấy hòn sỏi màu trắng của ân điển! Giờ đây, khi tôi đứng trước vị Quan Án và cái bình nhỏ kia được úp xuống, mọi sự sẽ xảy đến nghịch cùng tôi là ân điển và tôi sẽ được tuyên bố trắng án trước vành móng ngựa vinh hiển!
Còn tư tưởng kia là đây: thường thì bạn bè sẽ lấy một hòn sỏi mà họ gọi là “tessera” (đá để cẩn). Họ sẽ đập hòn sỏi ấy ra làm hai rồi khắc lên những câu nói, lời lẽ hay tên riêng để tặng cho mỗi người trong số họ. Mỗi người sẽ mang phân nửa được chạm khắc bởi người kia như một sự nhắc nhớ liên tục về tình bạn và tình yêu không phai của họ. Chúa Jêsus có thể đang nói với mấy người nầy rằng một ngày kia Ngài sẽ ban cho họ một hòn sỏi có trên đó một danh đặc biệt nói về Ngài. Bạn thấy đấy, Chúa Jêsus có ý nói một việc rất khác biệt với từng người trong chúng ta. Đấy là sự riêng tư trong mối quan hệ của chúng ta!
Thường thì, những hòn sỏi trắng đã được ban cho các vận động viên nào chiến thắng trong các trận thi đấu. Chúng cũng cung ứng làm dấu hiệu cho quyền công dân. Khi bạn là công dân trung tín và có kết quả trong một thành phố, họ sẽ ban cho bạn một trong những hòn sỏi màu trắng nầy.
C. Ngài sẽ trưởng dưỡng tôi ngang qua đồng vắng của thế gian nầy. Ngài sẽ ban cho tôi một hòn sỏi để tôi được tiếp nhận vào trong thiên đàng; sự đắc thắng tôi đang có trong Ngài; chỗ đứng của tôi là một công dân của sự vinh hiển; và để phản ảnh sự riêng tư của mối quan hệ của tôi với Ngài. Quí bạn ơi, đấy là động cơ thúc đẩy phải hầu việc Chúa!
IV. ĐỘNG CƠ DẤN THÂN THÚC ĐẨY (2:26-28)
A. Hội Thánh Thiatirơ là một Hội Thánh năng động. Họ rất bận rộn trong sự hầu việc Chúa và họ được công nhận về mọi công việc của họ. Tuy nhiên, họ hoàn toàn bị xét đoán về việc cho phép một người đàn bà gian ác điều khiển sự thờ phượng của họ và làm việc như một Hội Thánh. Bà ta dẫn dắt họ xuống con đường tà giáo, thờ lạy hình tượng và Chúa Jêsus hứa xử lý với bà ta và những kẻ chạy theo bà ta. Lời phán xét của Ngài sẽ mau chóng và chắc chắn!
B. Thế nhưng, thậm chí trong một cái lò gian ác như Thiatirơ, vẫn có một số dân sót trung tín! Những kẻ đắc thắng trong Hội Thánh nầy được hứa hẹn rằng một ngày kia họ sẽ đồng trị với Đức Chúa Jêsus Christ khi Ngài thiết lập Vương quốc của Ngài. Lời hứa của Ngài cho họ, ấy là họ sẽ dự phần vào sự cai trị của Ngài một ngày kia. Điều nầy đã được dạy dỗ xuyên suốt cả Tân Ước - I Côrinhtô 6:3; II Timôthê 2:12; Khải huyền 20:4. Khi Ngài tái lâm, chúng ta sẽ đến với Ngài, Khải huyền 19:14. Đúng là một lời hứa long trọng!
Họ cũng được hứa cho “ngôi sao mai”. Đây là ngôi sao xuất hiện trong phần tối tăm nhất của ban đêm, báo hiệu cho hết thảy những ai nhìn thấy nó đều biết rằng ban mai đang tới đến! Phải, Chúa Jêsus là Sao Mai Sáng Chói, Khải huyền 22:16. Tôi nghĩ câu nói nầy như là muốn nói với họ: “Bầu trời trông tăm tối trong thế gian, nhưng ngươi cứ nhìn vào bầu trời đi, vì Ta sẽ đến để tiếp lấy ngươi một ngày kia!” Đấy là lời hứa mà hết thảy con cái của Đức Chúa Trời đều dự phần vào tối nay, I Têsalônica 4:16-17; I Côrinhtô 15:51-52! Bầu trời có thể tăm tối trong thế gian xưa cũ tối nay, nhưng bạn có thể nhìn thấy Ngài đang vận hành và bạn nhìn biết từ Lời của Ngài rằng Ngài sẽ tái lâm một ngày kia! Tư tưởng ấy sẽ chiếu sáng bóng đêm tăm tối nhất!
C. Con cái của Ngài sẽ trị vì với Ngài một ngày kia, nhưng trước khi điều đó xảy đến, Ngài sẽ tái lâm trên đất nầy để tiếp đón chúng ta cho chính mình Ngài rồi cất chúng ta đi ở với Ngài, Giăng 14:1-3. Đúng là một động cơ thúc đẩy thật vinh hiển để giữ lòng trung tín với Ngài!
V. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY CỦA SỰ ĐỒNG HÓA (3:5)
A. Hội Thánh đáng thương nầy tưởng mọi sự rồi sẽ suông sẻ, nhưng Chúa Jêsus đã đặt ngón tay của Ngài vào đúng mạch của họ rồi tuyên bố họ đang dãy chết! Ngài thách thức họ cứ giữ mãi một số việc mà họ vẫn giữ khư khư đó. Họ cần phải nhớ làm sao mà những sự việc đã có, đang có, và họ cần phải ăn năn. Nói cách khác, họ sẽ đối diện với Ngài trong sự phán xét!
B. Nhưng, thậm chí trong một Hội Thánh đang dãy chết, vẫn có những người với sự sống của Đức Chúa Trời trong linh hồn họ! Hạng người nầy được hứa cho rằng họ sẽ được mặc chiếc áo màu trắng, là màu nói tới sự công bình trọn vẹn, Khải huyền 19:8. Mặc chiếc áo màu trắng đó là mặc lấy sự công bình của Đức Chúa Jêsus Christ, Philíp 3:9. Họ được hứa cho tên của họ sẽ lưu mãi trong sổ sự sống. (Lưu ý: Chẳng có gì nguy hiểm về những cái tên được rút ra khỏi sách người sống, vì chúng đã được ghi ở đó trước khi sáng thế, Khải huyền 13:8. Cái điều Chúa Jêsus đề cập đến ở đây là “sổ sự sống”. Nó chứa những cái tên của tất cả những ai đã từng sống. Khi con người chết không có Đấng Christ, tên của họ bị cất khỏi sách người sống. Khi con người đứng trước mặt Đức Chúa Trời tại Ngai Trắng Phán Xét, sách người sống và sổ sự sống của Chiên Con sẽ được đối chiếu một cách trọn vẹn). Chúa Jêsus chỉ ban cho họ sự đảm bảo hạnh phước của Ngài, ấy là họ được cứu đến đời đời bởi ân điển của Ngài.
Khi ấy, Ngài hứa xướng danh của họ ở trước mặt Đức Chúa Trời, điều nầy có thể đề cập đến vai trò của Ngài là Đấng Cầu Thay cho chúng ta, Hêbơrơ 7:25. Hay, điều nầy có nghĩa là một ngày kia, chính mình Chúa Jêsus, sẽ hướng dẫn chúng ta đi qua hai cánh cổng ngọc ngà thật vinh hiển kia, qua những bức tường bằng cẩm thạch, qua những dãy thiên sứ đứng im lặng, đi xuống con đường bằng vàng của thiên đàng, rồi vào trong gian phòng có ngai của chính mình Đức Chúa Trời. Ở đó Ngài sẽ công khai tuyên bố chúng ta là một trong những kẻ thuộc về Ngài! Dầu là phương thế nào, tôi rất vui sướng khi Ngài biết rõ tên tôi, Giăng 10:3, và Ngài không hổ thẹn mà nhìn nhận rằng tôi thuộc về Ngài, Hêbơrơ 11:16.
C. Chúng ta hãy xem nhé, tôi được mặc lấy sự công bình của Ngài, tên của tôi được ghi chắc chắn và đời đời trong sổ sự sống và Ngài đang và sẽ xướng tên tôi trong thiên đàng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời! Tôi nói đấy là những động cơ thúc đẩy cho sự việc hiển nhiên là Ngài đã cứu vớt tôi!
VI. ĐỘNG CƠ SOI SÁNG THÚC ĐẨY (3:12)
A. Hội Thánh ở Philađenphia là một Hội Thánh rất phước hạnh! Họ có ít năng lực, nhưng Chúa đang sử dụng họ để đem thế gian về cho Chúa Jêsus. Chúa chẳng có một lời than phiền nào dành cho Hội Thánh nầy. Mọi sự có cho họ là sự khen ngợi. Ngài đã hứa với họ hai cánh cửa mở rộng và nhiều ơn phước. Thậm chí Ngài còn hứa với họ rằng mọi kẻ thù của họ một ngày kia sẽ công nhận sự thực ơn phước của Đức Chúa Trời đã giáng trên họ.
B. Hội Thánh nầy đầy dẫy với những kẻ đắc thắng. Họ đã được hứa cho một số ơn phước rất quan trọng. Nơi họ, Ngài mở mắt họ nhìn tận đến tương lai! Thứ nhứt, họ cần phải được đặt để như những cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời ở trên trời. Ở Philađenphia, theo thông lệ thì công nhận những công dân quan trọng bằng cách đặt một cây cột tôn vinh họ tại một trong các đền thờ của các thần. Trên cột trụ nầy sẽ khắc lấy tên của họ, những điều họ đã làm để nhận lãnh vinh dự đó và tên tuổi của những viên chức ban hiến vinh dự ấy. Cột trụ đó đứng như một sự nhắc nhớ thường trực rằng người nầy là người đáng được tôn vinh trong cộng đồng. Bạn thấy đấy, Hội Thánh nhỏ bé nầy chẳng được chút công nhận hay tôn trọng gì trong thành phố đó, nhưng Đức Chúa Trời phán: “Ta nhìn thấy những gì ngươi đang làm và ta sẽ tôn vinh ngươi khi ngươi về đến quê hương!”
Thứ hai, cụm từ: “không ra khỏi đó nữa” rất là quan trọng. Đây là một tham khảo đến sự thực Philađenphia được xây dựng gần một núi lửa hay hoạt động. Khi ngọn núi ấy bắt đầu dậy lên, những cư dân của thành phố buộc phải đi tránh. Trong nhiều cách thế, đây là một nơi ở không an toàn. Một trận động đất đã làm lay động cả thành phố vào năm 17TC và đã hủy diệt nhiều đền thờ. Trận động đất đã tàn phá nhiều đến nỗi người ta đã từ chối không chịu chuyển trở vào thành phố, song cứ ở lại ở vùng ngoại ô. Chúa Jêsus nhắc cho họ nhớ họ phải hướng đến một nơi an toàn ở trên trời. Thế gian nầy sẽ thay đổi và sẽ rất là nguy hiểm ở từng phía, nhưng người nào có cánh cửa thiên đàng rộng mở cho họ tìm được một nơi an ninh, bình an và yên nghỉ cho đến đời đời! Ngài sẽ đặt họ trong thành của Ngài rồi ban cho họ sự vững chắc vĩnh viễn.
Thứ ba, số người nầy sẽ được đánh dấu rõ ràng là họ thuộc về Chúa. Họ sẽ mang lấy danh của Ngài trên họ cho dù bổn phận nào của họ sẽ lãnh lấy khắp vũ trụ, họ sẽ được công nhận là thuộc về Đức Chúa Trời và là công dân của thiên quốc.
C. Với lời hứa của Ngài ổn định an toàn chúng ta trên thiên đàng và với lời hứa của Ngài đánh dấu chúng ta thuộc về Ngài, chúng ta chắc chắn có thêm động cơ thúc đẩy hầu việc Ngài càng trung tín hơn nữa cho tới chừng Ngài làm tròn mọi việc ấy cho chúng ta.
VII. ĐỘNG CƠ CẢM HỨNG THÚC ĐẨY (3:21)
A. Hội Thánh tại Laođixê là một hội chúng thiên về với vật chất, lấy cái tôi làm trọng. Họ đã cảm thấy họ hoàn toàn tự mãn và không cần đến Chúa. Thực vậy, Chúa Jêsus được phác họa là đang đứng bên ngoài Hội Thánh đang ao ước muốn bước vào sự hiện diện của gia đình mà vì họ Ngài đã chịu chết. Ngài nói cho họ biết rằng thái độ và phong cách tự xưng công bình của họ khiến cho Ngài phải phát ốm. Ngài thách thức họ tìm kiếm Ngài và những lời hứa có mối tương giao mật thiết với bất cứ ai chịu mở cửa ra tiếp Ngài.
B. Thậm chí có những kẻ đắc thắng trong Hội Thánh gian ác nầy. Lời hứa của Chúa cho họ, ấy là họ sẽ hiệp với Ngài tại ngôi của Ngài, cũng là ngôi của Cha Ngài. Những gì Ngài đang hứa với họ là loại tôn vinh vinh quang nhứt. Hãy suy nghĩ xem! Ngày nay, chúng ta được ngồi với Ngài ở trên trời, nói theo cách thuộc linh, Êphêsô 2:6. Khi chúng ta về đến đó, Ngài sẽ mời dân sự Ngài hiệp cùng Ngài trong vinh quang Ngài và trong sự tôn vinh Ngài. Chúng ta không đáng được loại tình yêu, sự tha thứ, lòng thương xót và ân điển, song nhờ Ngài mọi sự ấy đều thuộc về chúng ta!
C. Nếu có điều gì để phục vụ và là động lực cảm hứng thúc đẩy hầu việc Chúa, những lời hứa của câu nầy là điều ấy!
Phần kết luận: Có phải bạn là một người đắc thắng không? Bạn có muốn được như thế không? Bước thứ nhứt là đến với Ngài bởi đức tin, sấp mình xuống trước mặt Ngài rồi cầu xin Ngài vùa giúp cho. Tôi cần phải làm như thế! Còn bạn thì sao? Nếu bạn muốn trở nên mọi sự mà Ngài cứu bạn để trở nên, thì bàn thờ nầy đang rộng mở để tiếp nhận bạn vào trong sự hiện diện của Ngài tại ngôi thương xót.

Khải huyền 2:1-7: "PHƯƠNG THUỐC CHỮA CHO SỰ NGUỘI LẠNH"



Khải huyền 2:1-7
PHƯƠNG THUỐC CHỮA CHO SỰ NGUỘI LẠNH
Phần giới thiệu: Các thư tín gửi cho 7 Hội Thánh có thể được giải thích theo 3 cách:
Về mặt tiên tri: (Lịch sử Hội Thánh – từ Lễ Ngũ Tuần cho đến năm 100SC); Về mặt thực tế: (với một Hội Thánh cụ thể, và với các Hội Thánh riêng xuyên suốt lịch sử); Về mặt cá nhân, (với từng tín đồ). Bảy sứ điệp nầy sẽ nói với từng cá nhân cũng như với mọi nhu cần của Hội Thánh nầy ở đây. Nhưng, đừng quên rằng thư tín nầy đến với một Hội Thánh thật, năng động. Minh họa: Êphêsô: "Sự công bình của Á châu", "Thủ phủ chính của Á châu". 3 phương thức: 1. Về tôn giáo: Đền thờ Diana; kỳ quan thứ 7 của thế giới; ngân hàng; nghệ thuật; tội lỗi; 2. Về thương mại: Thành phố cảng; thành phố quân sự, thành phố kỷ nghệ; 3. Về chính trị: Một thành phố tự do, tự quản. Chính ở đây Phaolô đã sáng lập Hội Thánh ở thành Êphêsô, Công Vụ các Sứ đồ 18. Ông đã để ra 3 năm ở đây lo dạy dỗ và huấn luyện nhân sự; Abôlô đã giảng đạo ở đây, Aquila và Bêrítsin đã phục vụ ở đây; Timôthê đã làm chủ tọa và sau đó là Giăng. Một Hội Thánh được phước thật nhiều bởi có nhiều tri thức thuộc linh. Tuy nhiên, họ là một Hội Thánh với một nan đề. Chúa Jêsus đã đến với họ và chẫn đoán cho họ là nguội lạnh và sa ngã. Câu 1 xác định diễn giả là Chúa Jêsus. Ngài đang bước đi trong Hội Thánh, Ngài quan sát và xét đoán.
Chúng ta được nhắc nhớ rằng Ngài đang nắm toàn quyền tể trị. Chúng ta hãy lắng nghe khi Chúa Jêsus ban cho họ phương thuốc chữa cho sự nguội lạnh.
I. NHỮNG VIỆC LÀM TRUNG TÍN CỦA HỘI THÁNH (các câu 1-3)
A. HỌ ĐANG CHỔI DẬY VỚI PHẦN VIỆC (các câu 1-2a) - (Minh họa: Một Hội Thánh bận rộn!) (Minh họa: Nhiều công việc – họ là thế đấy!) (Minh họa: Khó nhọc – Việc làm lên tới chỗ đau đớn – gồm hy sinh cá nhân) (Nhịn nhục – chịu đựng. Sự chống đối không làm cho họ lui đi) (Minh họa: Những lời công bố!)
B. HỌ ĐANG CHỔI DẬY VÌ LẼ THẬT(câu 2b) - (Minh họa: điều cơ bản)
1. Họ ghét gian ác về mặt đạo đức – Biệt riêng ra – Rôma 16:17; II Têsalônica 3:6. (Minh họa: thành Côrinhtô - I Côrinhtô 5:11-13)
2. Họ ghét gian ác khi phục vụ – Đặt những nhà truyền đạo vào thử nghiệm! (Minh họa: 12 sứ đồ - Minh họa: xác định các phép lạ – nói tiếng lạ, chữa lành, v.v…) (Minh họa: câu 6 – đảng Nicôla - 2 nhận định: 1. Đảng thầy tế lễ 2. Môn đồ của Nicolas – là người dạy rằng phải nhìn biết tội lỗi nói tới điều gì, bạn phải kinh nghiệm nó – hệ thống thờ lạy hình tượng của thuyết ngộ đạo (Gnostic cult).
C. HỌ CHỔI DẬY TRONG THỬ NGHIỆM (câu 3) – Họ bền đỗ ở trước sự chống đối. Galati 6:9: Vâng phục và năng động ở bề ngoài, còn bề trong, họ là một dân bịnh hoạn. Họ mắc phải chứng NGUỘI LẠNH. Lưu ý:
II. NỔI YẾU ĐUỐI KHÔNG TRÁNH ĐƯỢC CỦA HỘI THÁNH (các câu 4-5a)
A. KHẢ NĂNG TÌNH CẢM CỦA HỌ KHÔNG CÒN NỮA (câu 4) – Họ là một dân đã được cứu và biết phục vụ, nhưng mọi động lực của họ cho sự hầu việc rơi vào chỗ sai trái. (Minh họa: Tiếng tăm, địa vị, bổn phận, sợ hãi). Tình yêu là động lực duy nhứt có giá trị!
1. Họ đã đánh mất tình yêu của thời kỳ trăng mật - (Minh họa: II Côrinhtô 11:2) (Minh họa: Có nhớ đến ơn cứu rỗi không?) Sự phấn khích đâu rồi? Nó đang ở đâu vậy?
2. Giống như Mathê, họ bận rộn đến nỗi họ chẳng có thì giờ dành cho Chúa Jêsus.
3. Thiếu tình yêu thương rất dễ trông thấy. Điều đó tự nó tỏ ra trong một vài cách: Nhiệt tình, nhóm lại, vui mừng, làm chứng, ngợi khen, học hỏi, cầu nguyện – mọi người chịu khổ khi bạn có một sự nguội lạnh đối với Chúa! (Minh họa: Chắc chắn, đây là tình trạng tái phạm!)
B. KHẢ NĂNG LÀM CHỨNG CỦA HỌ KHÔNG CÒN NỮA (câu 5a) – Chúa Jêsus tuyên bố rằng họ đã sa ngã. Họ thiếu sự gần gũi với Ngài như họ đã từng có. Về bề ngoài, họ trông rất ấn tượng đấy, song về bề trong, mọi việc làm của họ là không thật. Họ đã đến từ một động lực sai trái và lệch lạc! (Minh họa: Những cái khiêng - I Các Vua 14:25-27)
III. LỜI CẢNH CÁO MẠNH MẼ CHO HỘI THÁNH (các câu 5b-7)
A. TÌNH YÊU PHẢI TUYỆT ĐỐI CAO TỘT (câu 5b) – Chúa Jêsus phán, họ cần phải xem lại bốn điều:
1. Nhớ lại – Hãy xem lại Ngài đã đem họ đến từ đâu và họ thường ở với Ngài ở chỗ nào! (Minh họa: Còn nhớ sự phấn khích không? Vui mừng? Những ước mơ?)
2. Ăn năn - I Giăng 1:9 Làm hòa lại với Đức Chúa Trời!
3. Làm lại – Ngã lại vào tình yêu với Chúa cùng công việc của Ngài! Được tác động bởi tình yêu.
4. Cất bỏ – Không có tình cảm dành cho Chúa Jêsus, chẳng ích chi cho Chúa Jêsus! (Minh họa: I Côrinhtô 13:1-3). Một Hội Thánh hay một Cơ đốc nhân không có tình yêu thương chỉ là một chứng nhân giả dối! Họ đưa ra một tín hiệu giả dối về Chúa Jêsus! Chúa Jêsus sẽ không dung chịu một Hội Thánh không có tình yêu thương. (Minh họa: Hội Thánh ấy sẽ hoạt động, nhưng sẽ không có làm chứng, không có năng quyền, không có sự hiện diện nào của Đức Chúa Trời hết!) Họ giống như đã chết rồi vậy! (Minh họa: Êphêsô ngày nay!)
B. TÌNH YÊU PHẢI TUYỆT ĐỐI RIÊNG TƯ (câu 7) – Chúa Jêsus kêu gọi từng cá nhân. Chúng ta được cứu từng người một và chúng ta được phục hồi từng người một! Kính sợ Chúa và làm công việc Chúa là một quyết định của cá nhân.
Phần kết luận: Tình yêu của bạn có như đáng phải có không? Tại sao bạn làm những việc mà bạn đang làm? Nếu việc làm ấy không xuất phát từ tình yêu dành cho Chúa Jêsus, thế thì động lực của bạn, bất chấp đó là gì, thì tuyệt đối là sai trái! Chúa Jêsus bảo họ phải nhịn nhục và khi mọi việc xong hết rồi, họ sẽ nhận được phước hạnh từ cây sự sống đang có ở thiên đàng. Đúng là một ơn phước! Rốt lại, Ngài đã làm cho chúng ta, làm sao mà chúng ta không kính mến Ngài? Có phải bạn cần một sự phục hưng về tình yêu không. Có phải bạn cũng cần kinh nghiệm phương chữa lành cho sự nguội lạnh không? Nếu thực vậy, thì hãy đến với Chúa Jêsus ngay bây giờ và kinh nghiệm một kỳ trăng mật mới với Chúa.

Khải huyền 2:1-7: "KHI NGỌN LỬA BIẾN THÀNH ĐÓM THAN HỒNG"



Khải huyền 2:1-7
KHI NGỌN LỬA BIẾN THÀNH ĐÓM THAN HỒNG
Phần giới thiệu: Bắt đầu với mấy câu nầy, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu 7 Hội Thánh mà Chúa Jêsus đang viết gửi cho. Ngài gọi đích danh các Hội Thánh nầy ở Khải huyền 1:11. Chúa Jêsus có một lời cho mỗi một Hội Thánh ấy. Khi chúng ta nghiên cứu 7 Hội Thánh nầy, tôi muốn bạn in trí các Hội Thánh nầy có thể được xem xét trong 3 phương diện khác nhau:
1. Có thể xem xét họ về phương diện tiên tri – Các Hội Thánh nầy dường như tiêu biểu cho những chặng đường khác nhau của Hội Thánh trải qua 2.000 năm. Nếu điều nầy là thật, thì Hội Thánh tại Êphêsô tiêu biểu cho khoảng thời gian giữa Ngày Lễ Ngũ Tuần và năm 100SC. Đây là thời kỳ bành trướng rất mạnh của Hội Thánh đầu tiên. Nhưng, đây cũng là thời kỳ có người khởi sự nới lỏng sự sốt sắng và nhiệt thành của họ.
2. Có thể xem xét họ về mặt thực tế – Những thư tín nầy được gửi đến các Hội Thánh cụ thể, có thật, họ đang hoạt động ở phần cuối Thế Kỷ Đầu Tiên. Trong khi chúng được viết ra cho các Hội Thánh có thật đang hiện hữu vào thời buổi ấy, chúng vẫn nói với từng Hội Thánh hôm nay. Đức Chúa Trời có một lời cho Hội Thánh chúng ta ở đây trong mấy câu nầy!
3. Có thể xem xét họ theo cách riêng – Các bức thư nầy nói với nhiều hội chúng, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng Chúa có một lời cho từng cá nhân trong các thư tín nầy nữa đấy. Ngài có điều gì đó phán với bạn và với tôi về mối quan hệ của chúng ta với Ngài.
Ao ước của tôi là lấy ra phần ứng dụng thực tế của các thư tín nầy rồi tìm cách áp dụng chúng cho Hội Thánh của chúng ta. Tôi tin Chúa có điều chi đó đặc biệt để phán với Hội Thánh chúng ta từ mỗi một bức thư nầy.
Thư tín đầu tiên đến trước được gửi cho Hội Thánh ở trong thành Êphêsô. Để hiểu rõ một số việc được phán cho Hội Thánh, chúng ta cần phải xem xét thành phố nầy. Cho phép tôi chia sẻ một số sự thực về thành cổ Êphêsô. Êphêsô rất quan trọng trong thời buổi ấy vì một số lý do:
1. Đây là thành phố quan trọng về mặt thương mại – Êphêsô nằm trên dòng sông Castor, cách vài dặm đối với Biển Aegean. Thành nầy nổi tiếng vì hải cảng to lớn, nhiều tàu bè đã đến với Êphêsô từ khắp nơi trên thế giới, đem nhiều hàng hóa và sự giàu có của họ đến đây. Đây là thành phố giàu có nhất trong Tiểu Á vào thời của nó.
2. Đây là một thành phố quan trọng về mặt chính trị – Vì cớ sự phục vụ trong quá khứ với Đế quốc Rome, thành Êphêsô được đặc quyền là một “thành phố tự do”. Nói như thế có nghĩa là họ có nhà cầm quyền riêng. Nghĩa là họ có thể đưa ra bất cứ quyết định nào họ muốn đưa ra. Cũng có nghĩa là các quân đoàn Lamã không được đóng trại ở đó. Điều nầy cho phép thành phố phát triển mạnh.
3. Đây là một thành phố quan trọng về mặt tôn giáo – Thành Êphêsô là quê hương của đền thờ Diana, hay Artemis. Trong thời ấy, đây là một trong 7 kỳ quan của thế giới. Người ta đến từ khắp mọi nơi để dự phần trong đền thờ đó. Giờ đây, Diana là nữ thần của tình dục và sự trúng mùa. Nữ thần nầy được tiêu biểu bởi một bức tượng gớm ghiếc chỉ ra một người phụ nữ mang trên mình nhiều bộ ngực. Đền thờ nầy đầy dẫy với hàng trăm gái điếm phục vụ đền thờ và cách thức bạn thờ lạy Diana là phải có những quan hệ tình dục với gái điếm trong đền thờ. Đền thờ cũng góp phần như một ngân hàng nữa. Người ta sẽ đem của cải của họ đến đó để được giữ gìn an toàn. Đền thờ cũng góp phần như một viện bảo tàng nghệ thuật. Tranh ảnh từ khắp nơi trên thế giới đã được chất chứa trong đền thờ cổ nầy. Đền thờ cũng góp phần như một nơi nương thân cho hạng tội phạm. Nếu một kẻ phá luật có thể vào trong đền thờ, hắn sẽ được an toàn tránh sự bắt bớ.
Thật là dễ nhìn thấy thành phố Êphêsô là một nơi gian ác, suy đồi, độc địa để sinh sống. Một triết gia Hylạp có tên là Heraclitus đã nói: “Không ai có thể sống tại Êphêsô mà không bật khóc vì sự vô luân mà người nhìn thấy ở bất cứ chỗ nào”.
Chính tại thành phố gian ác nầy mà Đức Chúa Trời đã phái Sứ đồ Phaolô đến, Công Vụ các Sứ Đồ 18:19-21; 19; 20:17-38. Ông đã đến giảng đạo ở đây trong 2 năm trời và đã sáng lập Hội Thánh nầy. Trong khi Phaolô có mặt ở đây, ông đã viết hai thư tín I và II Côrinhtô. Timôthê là giám mục đầu tiên của Hội Thánh nầy, I Timôthê1:3. Aquila, Bêrítsin và Abôlô hết thảy đều phục vụ ở Hội Thánh Êphêsô, Công Vụ các Sứ Đồ 18. Sứ đồ Giăng cũng qua năm cuối cùng của cuộc đời ông ở thành Êphêsô. Chính ở đây ông đã viết sách Tin Lành Giăng và ba thư tín của ông. Theo truyền khẩu, Mary mẹ của Chúa Jêsus đã được chôn cất trong thành Êphêsô. Hội Thánh nầy được đặc ân nghe và biết điều tốt nhứt của những gì tốt nhứt trong những ngày đầu sớm sủa đó.
Đây là một Hội Thánh năng động, phục vụ trong thì xấu xa. Nhưng, Đức Chúa Trời đã sử dụng họ và nhiều linh hồn đã được cứu. Đồng thời, chính những phương pháp được sử dụng ở thành Êphêsô vẫn còn có hiệu quả hôm nay, Công Vụ các Sứ Đồ 20:17-21. Chúng ta sẽ không với tới cộng đồng của mình bằng cách ngồi yên và không làm gì hết. Chúng ta vẫn với tới các nơi khác bằng cách đi ra lo chia sẻ Tin Lành với họ!
Ba mươi năm đã trôi qua và Chúa đến với Hội Thánh nầy để nói cho họ biết họ đang ở đâu và Ngài muốn họ phải ở chỗ nào!?! Ngài đến với họ với một sứ điệp đầy yên ủi. Họ được nhắc nhớ ở câu 1 rằng Ngài nắm họ trong tay Ngài. Từ ngữ “cầm” nói tới việc “nắm lấy quyền tể trị tuyệt đối”. Trong một xã hội xáo trộn, họ cần phải biết rằng Ngài đang nắm lấy quyền tể trị. Chúng ta cần chính sứ điệp ấy hôm nay. Ngài nhắc cho họ nhớ rằng Ngài từng ở với họ, quan phòng họ và bảo hộ họ khi họ tìm cách hầu việc Ngài.
Khi chúng ta nghiên cứu 7 thư tín nầy, tôi muốn bạn lưu ý rằng Chúa có việc gì đó riêng tư muốn nói với mỗi một Hội Thánh nầy. Ngài đến với Hội Thánh nầy nói về sự hiện diện của Ngài giữa vòng họ. Đây là một Hội Thánh cần phải công nhận sự hiện diện của Chúa giữa vòng họ.
Chúa Jêsus đưa ra bốn lưu ý về Hội Thánh nầy mà tôi muốn chia sẻ với bạn hôm nay. Tôi muốn lấy phân đoạn Kinh Thánh nầy rồi rao giảng với tư tưởng: Khi Ngọn Lửa Biến Thành Đóm Than Hồng. Tôi tin Chúa Jêsus có một lời cho tấm lòng chúng ta hôm nay.
I. CHÚA JÊSUS XEM XÉT TIẾNG TĂM CỦA HỌ (các câu 2-3, 6)
(Minh họa: Chúa Jêsus bắt đầu phần nhận xét của Ngài đối với Hội Thánh nầy bằng cách nói về mọi sự đúng đắn với hội chúng nầy. Họ đã có nhiều điều tốt và Chúa khiến cho họ biết rằng Ngài đã nhìn thấy hết mọi sự tốt đẹp mà họ đã làm ra trong danh của Ngài. Ngài đến với họ bằng những lời khen ngợi quí báu)
A. Ngài khen ngợi sự phục vụ của họ (câu 2a) – Chúa Jêsus sử dụng ba từ mô tả sinh hoạt của Hội Thánh nầy:
1. Công việc – Từ ngữ nầy nói tới “những điều đã hoàn tất rồi”. Nó đề cập tới sự thực Hội Thánh nầy đã làm nhiều việc vì sự vinh hiển của Chúa. Họ đang hoạt động và Chúa Jêsus đã nhìn thấy hết mọi sự.
2. Sự khó nhọc – Từ ngữ nầy sát nghĩa có ý nói “một sự đánh đập”. Nó nói tới “công việc nặng nề chồng chất với cực nhọc và rối rắm”. Nó cho rằng Hội Thánh nầy đang hầu việc Chúa một cách rất nhiệt thành. Họ đang bào mòn mấy ngón tay họ đến tận xương. Nói cách khác, đây chỉ là đám đông không có ngày Chúa nhựt nào hết. Họ đang phục vụ Chúa rất năng động với tổn phí và sự hy sinh cá nhân rất lớn.
3. Nhịn nhục – Từ ngữ nầy nói tới việc “bền đỗ nhẫn nhịn”. Nó cho chúng ta biết Hội Thánh nầy đang sinh hoạt bất chấp sự chống đối. Dân chúng trong thành Êphêsô không ưa thích hạng người nầy hay lòng sốt sắng của họ dành cho Chúa và họ đã chống đối cách công khai và ở bề ngoài; nhưng số người nầy đã chịu đựng sự chống đối, sự bắt bớ và họ cứ tiếp tục hầu việc Chúa cách trung tín bất chấp mọi sự đang ném thẳng vào họ.
(Minh họa: Nếu bạn đến với Hội Thánh nầy vào một ngày Chúa nhựt, bạn sẽ nghe nói về một tuần đầy dẫy với sinh hoạt và nhiều cơ hội để thờ phượng. Số người nầy biết rõ một việc quan trọng mà Hội Thánh hiện đại đã bỏ quên:
+ Họ biết rõ Hội Thánh sẽ không tự dựng mình lên.
+ Họ cũng biết rõ Hội Thánh không thể tự đứng vững.
+ Họ biết rõ Hội Thánh rất cần hạng người biết chịu đựng!
+ Họ cũng biết rõ Hội Thánh phải lao vào những việc như thế nầy!
Chúng ta có thể biến chỗ nầy thành một câu lạc bộ mà ở đó người được chọn đã nguội lạnh tự khen ngợi họ vì họ đã được cứu. Hoặc, chúng ta có thể biến nhà thờ nầy thành một nơi mà các thánh đồ bước vào để được trang bị cho sự phục vụ; và rồi họ đi ra khỏi chỗ nầy để sống cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời tại gia đình, tại trường học, tại cộng đồng và tại nơi làm việc của họ. Đức Chúa Trời không cứu chúng ta để nhảy lên chiếc giường an nhàn đầy hoa hồng đâu. Ngài cứu chúng ta để chúng ta sống năng động trong công việc của Ngài cho tới chừng Ngài kêu gọi chúng ta đến với sự vinh hiển của Ngài, Êphêsô 2:10; Giacơ 2:18; II Côrinhtô 9:8; Côlôse 1:10.
Nếu Chúa Jêsus xuất hiện trên giảng đường nầy hôm nay, liệu Ngài có khen ngợi chúng ta về những công việc, sự khó nhọc và sự nhịn nhục của chúng ta không?)
B. Ngài khen ngợi sự biệt riêng của họ (câu 2b) – “không thể dung được những kẻ ác” – Số người nầy đang sống một lối sống biệt riêng. Tình trạng vô luân và gian ác xác định thế giới thời ấy không phải là một phần trong đời sống của họ. Họ đã chọn thế đứng ở phía đạo đức và họ đã sống khác biệt với thế giới ở chung quanh họ.
(Minh họa: Đức Chúa Trời vẫn mong đợi điều nầy từ hết thảy con cái Ngài. Ngài đòi hỏi chúng ta phải sống biệt riêng đối với đời ác nầy, II Côrinhtô 6:17; Êphêsô 5:1-8. Trong sự chúng ta ăn ở, nói năng, ăn mặc, chọn lựa bộ môn giải trí, và trong từng lãnh vực của cuộc sống, chúng ta được truyền cho phải sống khác với thế giới bị mất ở xung quanh chúng ta. Đấy là cách duy nhứt chúng ta có thể để cho ánh sáng của Đấng Christ chiếu rọi vào, Mathiơ 5:16. Nếu Chúa Jêsus cần phải phán với Hội Thánh nầy và với chính tấm lòng của chúng ta hôm nay, liệu Ngài có khen ngợi chúng ta vì đã sống nhưng một dân biệt riêng không?)
C. Ngài khen ngợi các tiêu chuẩn của họ (các câu 2c, 6) – Số người nầy được khen ngợi vì họ mau mắn làm theo lẽ đạo. Khi người ta đi ngang qua thị trấn của họ để trở thành người của Đức Chúa Trời, họ đang tự đặt mình vào thử nghiệm. Họ kiểm tra lại mọi khả năng của mình và họ xem xét sự giảng dạy của họ. Nếu mọi điều họ đã nói không song hành với Lời của Đức Chúa Trời, người ta từ chối không nghe theo họ, hay giao thông với họ, nhưng người ta chỉ ra họ là hạng giả dối như hiện có.
Họ cũng được khen ngợi vì với thế đứng của họ chống lại đảng “Nicôla”. Không ai biết chắc số người nầy là ai, nhưng có một hai khả năng. Từ ngữ đến từ hai chữ Hylạp; “Nikao” – “chinh phục” và “Laos” – “Người”.
Vì thế, đảng Nicôla có thể là một nhóm các cấp lãnh đạo Hội Thánh, họ muốn thiết lập hệ thống cấp bậc trong Hội Thánh. Nói cách khác, có những người muốn điều khiển chương trình và giữ dân sự dưới quyền của họ. Đám đông ấy vẫn còn có ở đây với chúng ta hôm nay! Trong một số hệ phái, có một sự phân biệt giữa “hàng giáo phẩm” và “hàng thế tục”.
Khả năng khác nữa, ấy là đảng Nicôlai là những môn đồ của một tín hữu có tên là Nicolas, ông nầy nổ lực lãnh đạo dân sự tẻ tách khỏi Chúa rời bước vào tình trạng phi luận. Ông ta đã giảng một lẽ đạo để cho dân sự phục vụ Chúa mà vẫn nhắm vào loại đời sống vô đạo đức.
Dù là phương thế nào, những gì là “việc làm” ở câu 6 đã biến thành “đạo” ở câu 15. Đây là lối đảo lộn trình tự mà Kinh Thánh đề ra rất rõ ràng. Chúng ta học giáo lý và giáo lý kiểm soát việc làm của chúng ta. Xác thịt thích làm những việc nó đẹp lòng và rồi phát minh ra giáo lý thích ứng với nó.
Các tín hữu thành Êphêsô đã từ chối không để cho giáo lý giả tồn tại trong sự tương giao của họ. Họ đã làm gì về việc nầy? Họ đặt từng sự dạy kèm theo một bên với Lời của Đức Chúa Trời. Nếu nó không song hành với Kinh Thánh, họ từ chối không chấp nhận sự dạy đó!
(Minh họa: Chúng ta cần có thái độ ấy hôm nay! Không phải mọi điều xuất phát từ tòa giảng đều ra từ Chúa cả đâu! Có một phụ nữ trong Hội Thánh nầy đến nói cho tôi biết tối Chúa nhựt qua bà đã nghe tôi giảng về điều nầy, rồi khi trở về nhà kiểm tra lại, tôi nói “Ngợi khen Chúa!” Đấy đúng là điều đáng phải có!
Buồn thay, quá nhiều người trong Hội Thánh tìn theo mọi sự họ đã nghe. Họ vẫn nghe theo các nhà truyền đạo trên TV đến nỗi họ không chịu nổi trong Hội Thánh của họ nữa. Họ khen ngợi những người thậm chí không thể trình bày lưu loát Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ nữa, nhưng những người ấy đã đánh vào cái tôi của họ và trưởng dưỡng xác thịt họ. Nếu ai đó làm cho họ cảm thấy tốt đẹp, họ không quan tâm những gì người tin. Quí bạn ơi, bạn đang tuột xuống cái dốc rắc rối nếu đấy là cách bạn tiếp cận với sự giảng dạy và các nhà truyền đạo. Chúng ta phải sống giống như những tín hữu thành Bêrê, họ đặt mọi sự họ nghe vào thử nghiệm acid. Đây là những gì Kinh Thánh chép về họ: “Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng” (Công Vụ các Sứ Đồ 17:11). Chúa Jêsus sẽ chẳng nói gì về ý kiến của chúng ta, mà Ngài nói về những tiên chuẩn giáo lý của chúng ta?)
(Minh họa: Việc thiếu mất các tiêu chuẩn trong lễ tang dành cho Coretta Scott King.)
D. Ngài khen ngợi sự bền đỗ của họ (câu 3) – Đây là một Hội Thánh đang mang lấy gánh nặng, chịu đựng nhiều khốn khó và sự chống đối, khó nhọc đến mức kiệt lực và họ đã chịu thế mà chẳng thấy có một dấu hiệu yếu đuối nào. Họ là một hội chúng rất bền đỗ. Và, những gì họ đã làm, họ đã làm vì cớ Chúa. Họ là một Hội Thánh đáng để được khen ngợi.
(Minh họa: Về mặt ngoài, Hội Thánh tại thành Êphêsô là điều mà từng Hội Thánh nên phấn đấu phải trở thành. Chúng ta rất bận rộn cho Chúa. Chúng ta nên làm tươi mới mạng lịnh ở I Côrinhtô 15:58: “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu”. Có phải câu Kinh Thánh ấy mô tả Hội Thánh của chúng ta không? Có phải câu ấy mô tả đời sống của bạn? Chúa Jêsus có khen ngợi chúng ta về sự bền đỗ của chúng ta không?)
I. Chúa Jêsus xem xét tiếng tăm của họ
II. CHÚA JÊSUS PHƠI BÀY THỰC TẠI (câu 4)
(Minh họa: Sau khi hiến cho Hội Thánh nầy một số lời khen ngợi, Chúa Jêsus giờ đây cung ứng cho họ một số lời than phiền).
A. Nổi thất vọng của Ngài – Trong khi họ trông rất tốt ở mặt ngoài, có nhiều vấn đề ở trong lòng cần phải xử lý với. Chúa Jêsus làm cho họ biết đây là một vấn đề tư riêng. Dường như là Ngài rất đau lòng bởi những vấn đề mà Ngài nhìn thấy trong Hội Thánh nầy.
(Minh họa: Chúng ta phải hiểu rằng Chúa Jêsus nhìn thấy mọi việc chúng ta đang làm, nhưng Ngài cũng nhìn thấy chúng ta đang làm gì nữa đấy. Ngài có khả năng nhìn bên dưới bề mặt đời sống của chúng ta và nhìn thấy tình trạng tấm lòng của chúng ta. Khi Ngài tìm thấy sai lầm và tội lỗi trong tấm lòng chúng ta, điều đó làm buồn lòng Ngài và nó ngăn trở khả năng thưởng thức mối tương giao và ơn phước của Ngài. Khi chúng ta để cho loại sai trái của những vụ việc bám chặt lấy tấm lòng chúng ta, điều đó làm buồn lòng Ngài, Êphêsô 4:30).
B. Cách chẫn trị của Ngài – Chúa Jêsus đã nhìn vào những người nầy, Ngài yêu thương họ, Ngài đã chịu chết cho họ và nói cho họ biết rằng họ chỉ không yêu mến Ngài như họ thường yêu mến. Ngài nói cho họ biết họ “đã bỏ lòng kính mến ban đầu”. Họ vẫn có tình cảm đấy, nhưng tình yêu sâu sắc, nhiệt thành, nóng cháy đầy dẫy họ với thứ tình cảm hầu việc Ngài đã lìa khỏi lòng họ rồi. Họ yêu mến Hội Thánh của họ; nhưng họ không kính mến Ngài như họ thường kính mến nữa. Họ yêu mến giáo lý của họ; nhưng họ đã đánh mất tình cảm dành cho Chúa Jêsus. Họ yêu mến công việc của họ; nhưng họ không bị tác động bởi công việc đó bởi tình yêu kính mến dành cho Chúa Jêsus nữa. Họ rất bận rộn, nhưng tấm lòng của họ không còn nóng cháy cho Ngài nữa. Ngọn lửa đã bị đốt thật nóng và sáng láng khi nó bốc cháy lần đầu tiên giờ đây chẳng là gì cả trừ ra là một đóm than hồng âm ỉ. Họ đã đánh mất tình cảm của họ dành cho Con của Đức Chúa Trời! Họ đã “bỏ lòng kính mến ban đầu”.
Bạn thấy đấy, đời sống Cơ đốc cơ bản là một vấn đề tình cảm với Đức Chúa Jêsus Christ. Được cứu là đem lòng yêu đương với Ngài. Lớn lên trong sự cứu rỗi là rơi vào tình yêu sâu đậm hơn với Ngài. Tình yêu nầy là động lực cho mọi sự chúng ta làm trong danh của Ngài. Dù chúng ta ca hát, dạy dỗ, rao giảng, làm chứng, bố thí, v.v…, mọi sự ấy phải tuôn tràn ra từ một tình yêu ngày càng sâu đậm hơn dành cho Chúa Jêsus. Nếu chúng ta đánh mất tình yêu dành cho Ngài, sự hầu việc của chúng ta chẳng còn có ý nghĩa gì nữa hết, I Côrinhtô 13:1-3.
Tình yêu phải được thấy luôn lớn lên! Tôi muốn nói, tôi yêu vợ tôi nhiều hơn hôm nay tôi từng yêu. Tôi yêu con cái của mình nhiều hơn hôm nay tôi từng yêu khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy chúng. Tôi yêu anh em, quí tín hữu, nhiều hơn khi mỗi ngày trôi qua. Tình yêu cần phải lớn lên. Nhưng, tôi lấy làm lạ không biết Chúa Jêsus sẽ phải nói với chúng ta: “Ngươi không yêu ta giống như ngươi thường yêu đấy”? Điều đó sẽ làm tan vỡ tấm lòng người bạn đời của chúng ta khi nói thế với chúng ta. Liệu bạn có phải bối rối không nếu chúng ta biết Chúa cảm nhận theo cách ấy?
(Minh họa: “Tình yêu ban đầu” nầy là như thế nào vậy? Điều chi làm cho nó ra đặc biệt thế? Tình yêu ban đầu là tình yêu nhiệt thành! Tình yêu ấy thuộc về cảm xúc. Nó tác động tấm lòng. Nó khiến cho linh hồn phải rung động: Nó không lạnh lẽo, chết chóc, khô khan. Nó sống động và sôi nổi. Hãy nhớ đến lúc bạn lần đầu tiên yêu đương với người bạn đời của mình xem? Tình yêu của bạn rất nhiệt thành và đầy cảm xúc. Nó khiến cho bạn viết ra những lá thư mùi mẫn và thốt ra những việc mà bạn không bao giờ nói nếu tình yêu chỉ xoay vần ngắn ngủi trong đầu óc mình. Bây giờ, bạn có thể nhớ lúc mình được cứu lần đầu tiên không? Bạn có thể nhớ mình đã đem lòng yêu đương với Chúa Jêsus, Nhà của Ngài, dân sự của Ngài, và Lời của Ngài không? Bạn có thể nhớ thể nào bạn đã cầu nguyện, thờ lạy và làm chứng không? Có nhớ đến cảm xúc khi bạn nghĩ đến những gì Ngài đã làm cho bạn không? Đấy là tình yêu ban đầu, nhiệt thành lắm!
Tình yêu ấy quá cao vời. Tình yêu sẽ khiến bạn tiêu xài cho những thứ mà bạn không thể có đủ khả năng. Bạn đã từng như thế chưa? Mua sắm thứ gì cho người đặc biệt nào đó mà bạn không đủ khả năng, song bạn biết rõ họ sẽ thích? (Minh họa: Mary và hộp thạch cao đựng dầu). Tình yêu chơn thật không bao giờ tính toán! Tình yêu chơn thật sẽ ban bố bất cứ thứ gì vào bất cứ thời điểm nào cho đối tượng của tình yêu đó. Bạn có thể nhớ lúc nào Chúa Jêsus cầm quyền tuyệt đối trên tấm lòng bạn và bạn không dám bảo Ngài đừng không? Đấy là tình yêu nhiệt thành ban đầu!
Có phải điều nầy mô tả tình yêu của bạn dành cho Ngài không? Có phải bạn hầu việc Ngài vì bạn yêu thương Ngài, hay có phải bạn làm việc ấy từ một ý thức bổn phận? Có thể chịu khó nhọc mà chẳng có tình yêu thương; nhưng thật khó yêu thương mà không chịu khó nhọc. Bạn có thể làm việc mà không ở trong tình cảm với Chúa. (Minh họa: Người anh cả – Luca 15:25-32). Nhưng, bạn không thể nói tôi yêu với Chúa mà lại thụ động được. (Minh họa: Giacốp và sự ông phục vụ vì Rachên – Sáng thế ký 29).
Hội Thánh Êphêsô rất năng động trong công việc của Chúa, nhưng họ phục vụ từ một ý thức bổn phận chớ không phải từ tình yêu nhiệt thành dành cho Ngài. Họ đã trở nên giống như Mathê, Luca 10:38-42. Nàng chịu khó làm việc, nhưng không xuất phát từ tình yêu thương.
(Minh họa: Còn chúng ta thì sao? Có một số người đang hầu việc vì đấy là những gì người ta mong đợi từ nơi họ và không phải vì họ yêu mến Chúa đâu, có phải không? Tình yêu dành cho Chúa Jêsus phải có ở tận đáy mọi sự chúng ta đang lo làm. Dù chúng ta dạy dỗ, rao giảng, ca hát trong ca đoàn, làm vệ sinh nhà thờ, phục vụ trong vai trò chấp sự, v.v…, chúng ta phải làm việc xuất phát từ tình yêu dành cho Chúa!
Chúng ta không luôn nói chúng ta yêu tội nhân giống như chúng ta đáng phải có. Có người không đáng yêu. Nhưng nếu chúng ta yêu mến Ngài như chúng ta đáng phải có, chúng ta sẽ có thể làm chứng cho họ dù là cách thế nào. Chúng ta sẽ không luôn yêu kẻ mà chúng ta buộc phải yêu vì Ngài, nhưng nếu chúng ta yêu Ngài, chúng ta sẽ vui sướng chấp nhận sự kêu gọi vì sự vinh hiển của Ngài.
Bạn có thành thật nói rằng tấm lòng bạn vẫn đầy dẫy với tình yêu ban đầu ấy, nhiệt thành, đầy cảm xúc, cao tột dành cho Chúa Jêsus không? Hay, có phải bạn đã bỏ đi tình yêu ban đầu đó? Bây giờ, hãy thôi đứng nhìn vào ai khác và những gì họ đang làm hay không làm. Bạn cần phải đọc chính bức thư của mình hôm nay rồi để cho Chúa phán với tấm lòng của bạn).
I. Chúa Jêsus xem xét tiếng tăm của họ
II. Chúa Jêsus phơi bày thực tại của họ
III. CHÚA JÊSUS GIẢI THÍCH PHƯƠNG CỨU CHỮA (câu 5)
(Minh họa: Chúa Jêsus không đến để làm cho họ bị tổn thương; Ngài đã đến để cứu giúp họ! Ngài hiến một lời khen ngợi, một lời than phiền, giờ đây Ngài thốt ra một lời chỉnh sửa. Ngài nói cho họ biết họ phải sửa chữa điều chi là sai trái trong Hội Thánh của họ).
A. Ngài nói về việc “nhớ” – Chúa Jêsus kêu gọi số người nầy hãy nhìn lại. Ngài muốn họ nhớ lại giây phút họ đạt tới chỗ nhìn biết Ngài. Ngài muốn họ suy gẫm lại những gì Ngài đã làm cho họ. Ngài muốn họ nhớ lại mọi sự phấn khích và cảm xúc của những ngày đầu ấy với Ngài. Ngài muốn họ quay nhìn lại thời điểm khi lòng kính mến của họ dành cho Ngài đã tác động mọi sự họ đã làm.
Một số người trong chúng ta cần phải nhớ lại. Chúng ta đã được cứu lâu đến nỗi chúng ta đánh mất sự rung động của những ngày đầu “lưu luyến” ấy. Bạn có thể nhớ cảm xúc ấy như thế nào khi lần đầu tiên bạn đến với Chúa Jêsus và gánh nặng tội lỗi của bạn đã được cất ra khỏi tấm lòng mình? Bạn có thể nhớ lại lúc chỉ nhắc tới danh của Ngài cũng đủ đem lại cho bạn đôi mắt đẩm lệ? Bạn có thể nhớ lại khi tấm lòng bạn thật dịu dàng và tại bàn thờ trò chuyện với Ngài bạn cảm thấy như đang ở nhà, bạn có nhớ không? Hãy dành ra một phút suy gẫm lại việc ấy là thể nào đi! Giờ đây, hãy xem nó là thế nào rồi! Bạn có thể thành thật nói rằng bạn vẫn hướng cả đầu tới chơn mình vào tình yêu thương với Chúa Jêsus hôm nay không?
Khi một thánh đồ của Đức Chúa Trời rời khỏi tình yêu với Chúa Jêsus, họ đang ở trong tình trạng “tái phạm”. Họ cần một sự phục hưng. Bước thứ nhứt trong sự phấn hưng là nhớ lại.
B. Ngài phán về sự ăn năn – Từ ngữ “ăn năn” nói tới “một sự thay đổi ý chí dẫn tới một sự thay đổi hành động”. Chúa Jêsus đang nói cho dân sự nầy biết rằng họ cần phải ăn năn tội lỗi không kính mến Ngài như đáng phải có. Họ cần phải dò xét tấm lòng và thay đổi thái độ của họ đối với Chúa.
(Minh họa: Cũng chính mưu luận đó cần phải được ấp ủ bởi Hội Thánh hiện đại hôm nay. Chúng ta đã để cho mọi sự trong thế gian đến trước mặt Chúa. Gia đình, thú vui, công việc, thậm chí công việc Hội Thánh hết thảy đã chiếm lấy chỗ của Ngài trong tấm lòng chúng ta. Chúng ta cần phải trở lại với bàn thờ, tái xưng nhận tình yêu ban đầu cao tột, nhiệt thành ấy rồi hướng cả lòng vào tình yêu với Chúa Jêsus thêm một lần nữa. Đã bao lâu rồi, kể từ khi bạn xưng nhận mình thiếu tình yêu nồng cháy dành cho Ngài? Đã bao lâu rồi, kể từ khi bạn cởi mở và không xấu hổ trong những sự tỏ bày tình yêu dành cho Thầy? Chúng ta cần phải ăn năn về tình trạng nguội lạnh của mình rồi ngã vào tình yêu với Chúa Jêsus thật tươi mới).
C. Ngài phán về sự làm lại – Ngài bảo họ phải “làm lại những công việc ban đầu của mình”. Họ được truyền cho phải khởi sự làm những việc mà họ thường hay làm một lần nữa. Đấy là chìa khóa cho sự phấn hưng của họ và đấy cũng là chìa khóa dành cho chúng ta nữa.
(Minh họa: Chúng ta cần phải trở lại với những công việc ban đầu; trở lại với việc đọc Kinh Thánh; trở lại với sự cầu nguyện; trở lại với việc chứng đạo; trở lại với sự làm chứng; trở lại với việc khóc lóc; trở lại với việc ngợi khen danh Ngài; chúng ta cần phải trở lại với những vụ việc đánh dấu chúng ta khi sâu sắc trong tình cảm với Chúa Jêsus. Hãy đến trước mặt Ngài hôm nay rồi cầu xin Ngài tỏ ra cho bạn phương thức quay trở lại).
D. Ngài phán về việc cất bỏ – Nếu họ từ chối trở lại nơi mà họ cần phải trở lại, Chúa Jêsus nói cho họ biết rằng Ngài sẽ bằng lòng cất bỏ chơn đèn của họ. Đấy đúng là những gì Ngài đã làm tại thành Êphêsô! Họ không ấp ủ sứ điệp và Ngài cất bỏ sự sáng của họ. Giờ đây, không có một công tác Cơ đốc quan trọng nào nữa tại thành phố ấy. Chẳng có gì ở đó trừ ra những đống đổ nát.
(Minh họa: Có một ngọn đèn trong phòng khách của chúng ta đang cần thay bóng mới. Khi bóng được thay, tôi sẽ ném bóng cũ kia vào thùng rác. Tại sao? Sự vô dụng làm phát sinh ra tai vạ! Một ngọn đèn không chiếu sáng chẳng còn có giá trị gì nữa hết. Khi một nhà thờ thôi không chiếu sáng tình cảm dành cho Chúa Jêsus; khi họ thôi không là một ngọn đèn sáng cho Chúa, Ngài sẽ nắm lấy quyền phép, cái chạm của Ngài và Ngài sẽ đặt nó ở chỗ người ta sẽ tôn cao Ngài và kính mến Ngài.
Tôi không muốn Đức Chúa Trời cất bỏ những gì chúng ta đang có đây. Tôi không muốn Hội Thánh nầy trở nên giống với nhiều nhà thờ khác trong thế giới của chúng ta hôm nay. Nhưng, nếu chúng ta lìa khỏi tình yêu với Ngài và cứ tiếp tục trong tình trạng đó, ngày sẽ đến khi Ngài cất lấy những gì chúng ta đang có rồi Ngài sẽ ban nó cho những người nào biết sử dụng nó cho sự vinh hiển của Ngài. Hãy đánh dấu đi! Một là Nhớ lại, Ăn năn và Làm lại, hay bị Cất bỏ!)
I. Chúa Jêsus xem xét tiếng tăm của họ
II. Chúa Jêsus phơi bày thực tại của họ
III. Chúa Jêsus giải thích phương cứu chữa
IV. CHÚA JÊSUS TRÌNH BÀY CHI TIẾT PHẦN THƯỞNG (câu 7)
(Minh họa: Chúng ta đã nghe lời khen ngợi, than phiền và chỉnh sửa của Chúa. Trong câu sau cùng nầy, Ngài kết thúc với lời yên ủi. Có hy vọng đấy).
A. Phần thưởng đang sẵn có – Chúa Jêsus phán với “kẻ nào thắng”. Từ ngữ nầy có ý nói “đoạt được chiến thắng”. Dường như muốn nói rằng có ai đó trong Hội Thánh Êphêsô sẽ nghe theo sứ điệp và ấp ủ sứ điệp ấy. Hạng người nầy sẽ tìm kiếm mặt Chúa, đem lòng kính mến Ngài trở lại và được phục hồi tới chỗ mật thiết và tương giao. Phần thưởng nầy đang sẵn có cho hết thảy những ai chịu tìm kiếm nó.
B. Phần thưởng đáng kinh ngạc – Kẻ nào thắng sẽ có thể kinh nghiệm một việc mà các tín hữu khác sẽ thiếu mất. Họ sẽ được ăn trái của cây sự sống. Khi Ađam phạm tội trong vườn Êđen, ông bị trục xuất ra khỏi vườn để ngăn không cho ông ăn trái của cây nầy, Sáng thế ký 3:22-24. Người nào sống đời sống nầy từ đầu đến chơn ở trong tình yêu với Chúa Jêsus sẽ được nếm trái của cây đó. Họ, cùng với các tín hữu khác, đều có sự sống đời đời rồi. Đây là ân ban đặc biệt cho những ai kính mến Ngài. Chúa Jêsus dường như muốn nói rằng những ai kính mến Ngài nhất giờ đây sẽ tận hưởng Thiên Đàng nhiều nhất khi ấy. Tôi muốn có mọi sự ấy ở đây và về sau. Còn bạn thì sao?
Phần kết luận: Tôi muốn bạn phải thành thật với lòng mình và với Chúa của bạn chỉ trong một phút thôi. Có phải bạn đã bỏ đi tình yêu ban đầu ấy? Có phải bạn bận rộn, bận rộn do bổn phận và không bận rộn vì tình yêu thương? Bạn có thể thành thật nói rằng bạn đang dầy dẫy với tình yêu nhiệt thành, đầy cảm xúc và cao tột dành cho Chúa Jêsus không? Hay, có phải bạn muốn nói rằng tấm lòng bạn đã trở nguội lạnh; lòng sốt sắng của bạn không còn y như trước nữa; bạn cần phải nhớ lại, ăn năn, làm lại những công việc ban đầu? Nếu Ngài đã chạm đến lòng bạn, bạn cần phải xử lý với Ngài. Thời điểm là bây giờ và địa điểm là ở đây.

Khải huyền 1:12-18: "CHÚA VINH HIỂN TRONG CHỨC VỤ CỦA NGÀI"



Khải huyền 1:12-18
CHÚA VINH HIỂN TRONG CHỨC VỤ CỦA NGÀI
Phần giới thiệu: Trong lần nhóm lại vừa qua, chúng ta đã xem xét sứ điệp của các câu 12-17a. Trong những câu ấy, Đức Chúa Jêsus Christ được phác họa ra trong mọi sự vinh hiển của Ngài. Ở các câu 12-16, Giăng mô tả Chúa vinh hiển trong vẻ oai nghi của Ngài. Giăng nổ lực mô tả Chúa Jêsus phục sinh, đã được làm cho vinh hiển. Khi ông mô tả, ông phác họa cho chúng ta thấy Chúa Jêsus mà chúng ta sẽ nhìn thấy khi chúng ta về đến quê hương ở trên trời. Tôi không biết về bạn, nhưng tôi đã nhìn thấy trước cái ngày khi tôi gặp Ngài như Ngài vốn có thật vậy, vì tôi sẽ ra giống như Ngài trong ngày ấy, 1 Giăng 3:1-2.
Tiếp đến, ở câu 17a, Giăng chỉ cho chúng ta thấy Chúa vinh hiển trong ơn thương xót của Ngài. Giăng nhìn thấy Chúa Jêsus và ngã xuống đất như chết. Chúa Jêsus, trong ân điển và sự thương xót, vực tôi tớ Ngài dậy rồi phán bình an cho tấm lòng của Giăng. Đúng là một Cứu Chúa mà chúng ta đang có! Tôi ngợi khen danh Ngài vì những thời điểm Ngài với xuống cùng tôi rồi nhấc tôi lên trong tấm lòng của tôi! Quí bạn ơi, chúng ta sẽ ở đâu nếu Chúa không hiện diện trong tấm lòng của chúng ta để “thì thào sự bình an ngọt ngào” ấy với linh hồn chúng ta?
Trong tiểu đoạn sau cùng nầy, Giăng mô tả Chúa vinh hiển trong chức vụ của Ngài. Sau khi đã nói cho chúng ta biết về cách thức Chúa Jêsus xuất hiện và cách thức Ngài khích lệ các thánh đồ của Ngài; mấy câu nầy cho chúng ta biết Chúa Jêsus là ai và Chúa Jêsus đang làm gì!
I. NGÀI LÀ ĐẤNG ĐANG TỂ TRỊ
A. “ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng” – Giăng được nhắc nhớ rằng Chúa Jêsus là “Đấng Tác Giả và Thành Toàn” của muôn vật. Ngài là Đấng đã có và là Đấng luôn hằng hữu. Ngài hiện diện ở đó trước khi sáng thế và Ngài sẽ hiện diện ở đó sau khi tận thế. Chúa Jêsus đứng như cột trụ của cả hai đầu lịch sử. Các vì vua đã đến và họ sẽ ra đi, nhưng Chúa Jêsus đã, đang và sẽ trị vì cho đến đời đời. Ngài là vô hạn và Ngài là đời đời!
B. Cái điều chúng ta hiện có ở đây chẳng có gì khác hơn một lời Chúa Jêsus xưng nhận rõ ràng về thần tính. Tước hiệu: “Trước hết và Sau cùng” được thấy trong Cựu Ước ba lần: Êsai 41:4; 44:6; 48:12. Đây là tước hiệu đề cập tới Giêhôva Đức Chúa Trời. Tước hiệu nầy được Chúa Jêsus sử dụng ba lần trong sách Khải huyền: 1:17; 2:8; 22:13. Ngài đang nói cho chúng ta là dân sự Ngài biết rằng Ngài đồng đẳng với Đức Chúa Cha. Ngài đang nhắc cho chúng ta nhớ rằng Ngài là Đức Chúa Trời và Ngài đang nắm quyền tể trị!
(Minh họa: Tôi rấy vui sướng chắc chắn rằng Ngài có quyền cao chức trọng!)
(Minh họa: Trong thời trước đây của xe hơi, chiếc Ford kiểu Model-T của một người bị nằm ụ ở giữa đường. Ông ta không thể khởi động máy được, bất luận ông ta sử dụng tay quay rất khó nhọc ngần nào, ông ta cũng không thử đánh lửa hay điều chỉnh các bộ phận dưới capô. Ngay khi ấy một chiếc limousine có tài xế lái đậu ở phía sau ông ta, và một người rắn chắc, năng nổ bước ra khỏi ghế sau rồi hiến cho ông ta sự giúp đỡ. Sau khi loay quay mấy phút người kia nói: "Giờ thử đề máy xem!" Ngay lập tức máy nổ ngay. Người ăn mặc bảnh bao đó khi ấy tự nhận mình là Henry Ford, ông ta nói: "Tôi đã thiết kế và lắp ráp loại xe nầy, vì vậy tôi biết phải làm gì khi có chi đó sai trật". Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa đang ở với chúng ta để "chỉnh" điều chi bị hỏng trong đời sống của chúng ta, Hêbơrơ 13:5).
C. Dân sự của Chúa không phải sợ bất cứ điều gì phát sinh trong cả sự sống hay sự chết, vì Chúa Jêsus đứng ở cả hai đầu và Ngài cũng đang tể trị ở giữa nữa! Chúa Jêsus là trọng tâm quanh nó chiếc bánh xe thời gian đang xoay vần. Ngài hiện hữu trước muôn vật, trên muôn vật, dưới muôn vật, quanh muôn vật, và đàng sau muôn vật. Ngài là mọi sự trong mọi sự! Ngài là nguồn cội và là toàn bộ của muôn vật! Ngài đang nắm quyền tể trị trong cuộc sống và không một điều gì xảy ra mà không có sự chấp thuận của Ngài, Rôma 8:28.
II. NGÀI LÀ ĐẤNG CỨU CHUỘC
A. “là Đấng Sống, ta đã chết” – Chúa Jêsus đã chết, nhưng sự chết của Ngài không giống với cái chết nào khác trong lịch sử của thế gian. Ngài đã chết, không phải cho chính mình Ngài, nhưng Ngài đã chịu chết vì tha nhân. Ngài bước lên thập tự giá để trả một giá mà Ngài không mắc; vì một dân họ nợ một giá mà họ không thể trả được. Ngài phó hết mọi sự của Ngài cho những kẻ chẳng có gì để dâng. Ngài đã trả toàn bộ cái giá để chuộc dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ, Êsai 53:4-6; I Phierơ 1:18-19; Khải huyền 1:5. Ngài đã tự đặt mình vào giữa chúng ta và tội lỗi của chúng ta!
(Minh họa: Đức Chúa Trời phán: Chúng ta hãy làm nên con người theo hình chúng ta. Thế gian nói: Chúng ta phải làm cho con người thích nghi với hình ảnh của chúng ta. Ma quỉ nói: Ta sẽ làm cho con người phải méo mó bởi tội lỗi. Giáo dục nói: Chúng ta hãy làm cho con người thấm nhuần bởi tri thức. Xã hội nói: Chúng ta sẽ cải tạo con người bằng văn hóa. Chỉ có Đấng Christ phán: Ta sẽ biến đổi con người bằng tình yêu cao sâu của ta và bởi cái chết của ta trên thập tự giá).
B. Ngài đã hoàn thành qua một sự cung hiến mà hàng triệu gallons huyết con sinh không thể làm được, cũng không bao giờ có thể làm được. Ngài đã trả trọn cái giá cứu chuộc cho hết thảy những ai biết bởi đức tin mà kêu cầu Ngài, Hêbơrơ 10:10-14; Hêbơrơ 9:12; 25-28.
(Minh họa: Trong nhiều năm trời ở khu chợ tại Rotterdam, Hà lan, có một ngôi nhà sừng sững ở đó ai cũng biết là "ngôi nhà của hàng ngàn điều khiếp sợ". Vào thế kỷ thứ 16, Vua Philip II cứ Tây ban Nha cai trị xứ Hà lan. Trong cuộc chiến với Hà lan, ông đã hành hình, làm cho bị thương tích, bỏ tù, và lưu đày cả ngàn người. Khi dân chúng dấy lên chống đối, ông đã gửi một đạo quân người Tây ban Nha dưới quyền của Công Tước xứ Alva để đánh dẹp cuộc nổi loạn.
Thành Rotterdam đã dũng cảm cầm cự trong một thời gian, rồi sau cùng họ thất thủ trước đạo quân Tây ban Nha. Những kẻ chiến thắng đã lục soát từng nhà một, tìm kiếm từng người một, rồi giết chết họ tại nhà của họ. Ở một ngôi nhà kia, một nhóm nhiều người nam, người nữ và trẻ em đã hội ý với nhau, cả ngàn điều khiếp sợ nắm chặt lấy tấm lòng của họ khi mấy tên lính Tây ban Nha đến gần.
Thình lình, thanh niên kia có một ý rất hay. Bắt lấy một dê con của người chủ nhà, anh ta giết nó, rồi bôi huyết nó dưới ngạch cửa của ngôi nhà. Khi ấy họ nín thở chờ tiếng bước chân đến gần. Lúc đó mấy tên lính Tây ban Nha đến ngay cánh cửa. Rồi họ nghe một tên lính nói: "Hãy xem máu đang chảy dưới cửa kìa. Anh em ơi, thôi đi đi, công việc ở đây đã được làm rồi!"
Một lát sau toán lính đã rút đi, cả tốp người trong ngôi nhà dâng lời cảm tạ, họ bước ra, an toàn và vui vẻ. Họ đã sống vì một dê con đã chịu giết).
C. Halêlugia! Chính huyết của chiên con đã khiến cho thiên sứ sự chết vượt qua con cái Israel mà vào xứ Aicập, Xuất Êdíptô ký 12. Chính huyết của bò đực, dê đực, bồ câu, đã chuộc tội của Israel trong hàng mấy trăm năm. Nhưng, chính huyết của Chúa Jêsus, và chỉ có huyết của Chúa Jêsus, mới tẩy sạch những vết uế tội lỗi và khiến cho con người trở thành một con người mới! Chính huyết của Chúa Jêsus mới có thể cứu một tội nhân hư mất và khiến người trở thành một thánh đồ của Đức Chúa Trời! Chỉ có huyết Chiên Con mới có thể làm được sự ấy mà thôi, I Phierơ 1:18-19!
(Minh họa: Cách đây nhiều năm ở Detroit, Michigan, nhà truyền đạo nổi tiếng, Mục sư Charles Finney, đã rao giảng với đề tài "Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, làm sạch mọi tội chúng ta" (I Giăng 1:7). Sau buổi thờ phượng, một người kia đến mời Mục sư Finney đi về nhà với ông ta. Được khuyên đừng đi theo hắn bởi các viên chức trong nhà thờ, vì họ biết rõ hắn, Mục sư Finney không cứ cách nào đó đã đi theo hắn.
Sau khi dẫn nhà truyền đạo vào phía sau tòa nhà, người kia khóa cửa lại, đút chìa khóa vào túi, rồi nói: “Đừng sợ. Tôi sẽ không làm hại ông đâu. Tôi chỉ muốn hỏi một vài câu. Ông có tin những điều ông đã giảng tối nay chứ?”
Mục sư Finney đáp: "Tôi tin chắc như thế".
Người kia nói tiếp: "Chúng ta đang ở phía sau một quán rượu. Tôi là chủ ở đây. Có nhiều bà mẹ đến đây, đặt con trẻ họ lên quầy, rồi nài xin tôi đừng bán rượu cho chồng của họ. Tôi xây cái lỗ tai điếc trước sự kêu nài của họ. Chúng tôi thấy khi người ta rời khỏi đây với tình trạng say khướt. Thế rồi một tối kia, có người rời khỏi đây đã bị xe đụng chết. Mục sư Finney, hãy nói cho tôi biết, Đức Chúa Trời có thể tha thứ co một người như tôi không?"
Mục sư Finney đáp: "Tôi có thẩm quyền duy nhứt, Lời Đức Chúa Trời có phán: 'Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, làm sạch mọi tội chúng ta'".
Người kia nói thêm: "Nhưng như thế vẫn chưa đủ đâu. Trong một phòng khác, chúng tôi tổ chức đánh bạc. Nếu một người không xài tiền mình vào rượu, chúng tôi đưa người ấy tới đây và với những lá bài có đánh dấu, người ấy sẽ thua đến đồng đôla cuối cùng, chúng tôi để cho người ấy về với gia đình đói khát chẳng còn một xu dính túi. Mục sư Finney, tôi là chủ quán đây. Hãy thành thật nói cho tôi biết Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho một người với tấm lòng giống như thế không?"
Một lần nữa, Mục sư Finney đáp: "Tôi chỉ có một thẩm quyền duy nhứt, Lời của Đức Chúa Trời chép: 'Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, làm sạch mọi tội chúng ta'".
Người kia lại nói nữa: "Như thế vẫn chưa đủ đâu. Bên kia đường là nhà của tôi, ở đó vợ tôi và đứa con gái nhỏ sinh sống. Trong năm năm trời nay bà ấy chẳng nói với tôi một lời tử tế. Thân thể mang lấy những con dấu vũ lực tàn bạo của tôi. Mục sư Finney, ông có nghĩ Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho một người với tấm lòng như thế không?"
Cái đầu của Mục sư Finney hạ thấp xuống. Đôi mắt ông đẫm nước mắt khi ông nói: "Ông ơi, ông đã vẽ ra một trong những bức tranh tối tăm nhất mà tôi đã từng liếc qua, nhưng tôi vẫn có một thẩm quyền, thẩm quyền ấy nói: 'Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ làm sạch mọi tội chúng ta'".
Người kia bèn mở cửa ra, dẫn nhà truyền đạo đi trong bóng đêm, và không rời khỏi căn phòng ấy cho tới rạng sáng. Ông ta không ra khỏi đó cho tới chừng nào ông ta đập nát mấy cái bàn đánh bạc, đổ hết mấy cái thùng bia đi và mấy tủ rượu. Sau khi ông ta làm xong, ông ta khoá quán lại rồi băng qua đường, bước vào nhà của mình rồi ngồi xuống trong phòng khách.
Đứa con gái nhỏ của ông ta gọi: “Bố ơi, mẹ nói bữa điểm tâm sẵn sàng rồi". Khi ông trả lời tử tế với đứa con gái, nó bèn chạy lại với mẹ nó: "Bố nói chuyện tử tế với con! Có chuyện gì vậy mẹ!" Người mẹ theo đứa con gái nhỏ đó ra phòng khách. Người kia ra hiệu cho cả hai. Ôm chầm lấy mỗi người mỗi bên đầu gối, ông giải thích trước sự kinh ngạc của họ rằng họ vừa có một người chồng mới và người cha mới: "Bố đã thôi không làm công việc bên kia đường nữa!" Người ấy sau đó đã trở thành một thuộc viên, rồi là một chức sắc trong Hội Thánh Detroit. Khi được yêu cầu nói cho biết làm thể nào đời sống ông đã thay đổi như vậy, ông sẽ đáp: "Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, làm sạch mọi tội chúng ta".
D. Dân sự của Chúa không cần phải sợ hãi tội lỗi, Satan hay án phạt gán cho tội lỗi, vì Chúa Jêsus đã đánh bại quyền lực của tội lỗi; vua chúa của sự tối tăm và Ngài hủy bỏ án phạt giáng trên tội lỗi. Chúa Jêsus đã bước vào sự chết với ý muốn tự do của chính Ngài. Ngài đã bước vào sự chết, và trong giây phút yếu đuối nhất của Ngài, Ngài đã thắng hơn mọi kẻ thù của linh hồn cho đến đời đời!
III. NGÀI LÀ ĐẤNG PHỤC SINH
A. là Đấng Sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời – Một lần nữa, Chúa Jêsus sử dụng một tước hiệu thiêng liêng để mô tả chính mình Ngài. Ngài phán: “Ta là Đấng Sống”. Tước hiệu nầy đã được dùng bởi người Do thái thời xưa để phân biệt Đức Giêhôva với các tà thần. Họ là gỗ, đá và kim loại chết; Đức Giêhôva là Đấng tự hữu đời đời!
B. Chúa Jêsus đã làm một việc mà chẳng có ai khác làm được: Ngài đã bước vào sự chết theo thời khắc của chính Ngài, theo phương thức của chính Ngài, sau khi đã hoàn tất từng việc Ngài đã đến với trần gian nầy để làm và rồi Ngài bước ra khỏi sự chết khi Ngài đã sẵn sàng, Giăng 10:17-18.
Ngài đã chịu chết trên thập tự giá và rồi Ngài đã sống lại từ kẻ chết, Mathiơ 28:1-6. Cảm tạ Đức Chúa Trời: “Ngài sống! Ngài sống! Chúa Jêsus sống hiện rày! Đi chung trò chuyện suốt lối hẹp hòi. Tâm tôi vui mừng thơ thái. Ngài sống! Ngài sống!Để ban ơn cứu ta đấy. Nếu hỏi chứng cớ Chúa sống đâu nào? Rằng Chúa sống trong lòng nầy!”
C. Bạn có muốn biết phép lạ lớn lao nhất trong câu chuyện cứu chuộc là phép lạ nào không? Phép lạ lớn lao nhất không phải là Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết đâu. Rốt lại, “Đấng Sống” khó mà bị giữ trong một ngôi mộ lắm. Phép lạ lớn lao nhứt, ấy là Đức Chúa Trời đã bước vào nhân thế; sống giữa vòng loài người; chịu thương khó của thập tự giá và “đã vì mọi người nếm sự chết”, Hêbơrơ 2:9. Phép lạ lớn lao nhứt trong câu chuyện cứu chuộc là Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt “làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loài người”, II Côrinhtô 5:19. Phép lạ lớn lao nhứt, ấy là Đức Chúa Trời “đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự”, Philíp 2:8.
D. Dân sự của Chúa không cần phải sợ sự chết, vì Chúa Jêsus đã chinh phục sự chết cho họ.
IV. NGÀI LÀ ĐẤNG KHÔNG HỀ THAY ĐỔI
A. Kìa, nay ta sống đời đời – Chúa Jêsus công bố chính mình Ngài là Đấng sẽ không bao giờ nếm sự chết nữa! Ngài sống và Ngài sẽ sống cho đến đời đời!
(Minh họa: Các thành ẩn náu – Người nào trốn đến thành ẩn náu để được bảo hộ, người ấy được phép ở lại trong thành ấy cho tới khi Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm qua đời, Dân số ký 35:25. Người tuyệt đối được an toàn và được bảo hộ; sự sống của người được kể với sự sống của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. Quí bạn ơi, người nào đã trốn đến với Chúa Jêsus để ẩn náu hưởng lấy sự an ninh và bảo hộ bao lâu Chúa Jêsus, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta còn sống, Hêbơrơ 7:25. Một khi Ngài không bao giờ chết nữa, chúng ta được tuyệt đối an ninh cho đến đời đời, Giăng 10:28-29; 6:37-40!)
B. Khi từng bậc chủ quyền và từng kẻ bị trị nhạt nhòa dần đi qua cái khung thời đại; khi từng người giàu có và mỗi người nghèo khó bị xóa đi khỏi ký ức của thời gian; khi từng đế quốc và từng việc làm phai dần đi bởi dòng lịch sử; Đức Chúa Jêsus Christ vẫn sẽ là Chúa Tể và Ngài vẫn sẽ là Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng y như nguyên cũ! Đừng lo về việc gì sẽ xảy ra cho Ngài! Khi bụi thời gian bị quét vào cái thùng rác của cõi đời đời, Chúa Jêsus vẫn sẽ là Vua các vua và Chúa các chúa! Điều đó đã đem lại sự yên ủi cho từng con cái của Đức Chúa Trời và giáng sự kinh khiếp vào lòng của từng ma quỉ và tội nhân.
C. Dân sự của Đức Chúa Trời không cần phải sợ hãi cuộc sống, vì Chúa Jêsus đang sống; Ngài ở với họ và Ngài sẽ chăm sóc họ.
V. NGÀI LÀ ĐẤNG PHÓNG THÍCH
A. Ta cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ – Chìa khóa nói tới lối vào và quyền hành. Tôi có nhiều chìa khóa ngay ở đây. Vì tôi có chúng, tôi có lối vào với những vật kia. Vì tôi có mấy chiếc chìa khóa, tôi có thể vào những nơi mà người khác không được phép vào. Cũng thực sự một thể ấy với Chúa Jêsus!
B. Đức Chúa Jêsus Christ quyết định mọi vấn đề của sự sống và sự chết. Ngài quyết định ai sống và ai chết. Vì Chúa Jêsus đã bước vào sự chết và đã thắng hơn nó, Ngài có những chìa khóa của sự chết. Vì Ngài đã bước vào chỗ mà người chết đang ở và đã bước ra khỏi đó, Ngài đang cầm lấy chìa khóa của địa ngục. Chúa Jêsus là nhân vật chính! Ngài là một người nhơn đức để người ta phải nhìn biết! Chữ “âm phủ” trong câu nầy là từ Hylạp “hades”. Từ ấy không đề cập đến chỗ của hình phạt, mà đề cập đến miền của sự chết. Bạn thấy đấy, chết là tình trạng và âm phủ là nơi chốn và Chúa Jêsus nắm lấy chìa khóa của cả hai nơi!
Đức Chúa Jêsus Christ đang sở hữu những chiếc chìa khóa cho từng mồ mả, mộ địa và nơi chôn cất trong thế gian. Ngài biết rõ từng thi thể, từng khúc xương, từng tro bụi đang nằm ở đâu trên đất nầy.
Một ngày kia, Chúa Jêsus sẽ mở toang mọi mồ mả ra. Dân sự của Ngài sẽ sống lại và hiệp với Ngài trong sự vinh hiển Ngài, Giăng 5:28-29; I Têsalônica 4:13-18. Hãy ngợi khen Chúa, chúng ta không phải lo lắng về những người thân của chúng ta, họ đã chết ở trong Ngài!
Tuy nhiên, người nào đã qua đời trong tội lỗi của họ cũng sẽ bước ra khỏi mồ mả của họ một ngày kia; nhưng họ sẽ đối diện với Chúa Jêsus trong sự phán xét, Khải huyền 20:11-15; Giăng 5:29b.
Quí bạn ơi, phải trả giá để nhìn biết Đức Chúa Jêsus Christ! Ngài là Nhân Vật Chính! Vì tôi nhìn biết Ngài, tôi không thể đi địa ngục, Ngài đã khóa cánh cửa ấy rồi! Vì tôi nhìn biết Ngài, tôi sẽ vào thiên đàng; Ngài đã mở toang hai cánh cổng của thành ấy cho con cái của Ngài.
C. Có phải bạn biết rõ Ngài đang cầm lấy những chiếc chìa khóa và từng mồ mả trong thế gian không? Ngài có quyền làm cho những người thân của bạn sống lại từ kẻ chết, I Têsalônica 4:13-18. Có phải bạn nhìn biết rằng Ngài đã mở cánh cửa giữa sự sống và sự chết cho hết thảy dân sự Ngài không? Khi tôi đi đến mức cuối của sự sống, tôi sẽ có quyền bước ra khỏi sự sống đời nầy mà bước vào trong sự sống thiên thượng đó vì Ngài đã mở cánh cửa ra rồi, II Côrinhtô 5:1-8.
D. Dân sự của Chúa không cần phải sợ hãi cõi đời đời, vì Chúa Jêsus nắm giữ chìa khóa của sự chết và âm phủ. Ngài đang nắm quyền tể trị mọi vụ việc của sự sống và sự chết.
Phần kết luận: Khi Chúa Jêsus hiện ra với Giăng trên đảo Bátmô, Giăng bị phủ lút bởi sự hiện diện và dáng dấp của Chúa và ông ngã ra như chết. Trong ân điển và sự thương xót của Ngài, Chúa đã đặt tay trên Giăng mà phán “Đừng sợ”. Cụm từ nầy nằm trong một thì có nghĩa là: “Thôi, đừng sợ hãi và đừng bao giờ sợ hãi nữa!”
Nếu bạn nhìn biết Chúa Jêsus, bạn không phải e sợ sự sống, sự chết, tội lỗi, Satan, hay cõi đời đời. Nếu bạn nhìn biết Chúa Jêsus, bạn đang nhìn biết “Chúa Bình An”. Và Chúa Bình An có quyền đùa đi hết mọi lo sợ.
Có thể bạn đang có một số lo sợ mà bạn muốn Ngài ban cho sự yên nghỉ hôm nay. Bạn có thể đem chúng đến với Ngài và bạn có thể tìm được sự cứu giúp mà bạn đang có cần, Mathiơ 11:28; I Phierơ 5:7. Có thể bạn đang xử lý với nỗi lo sợ lớn lao nhứt trong mọi lo sợ. Có thể bạn lấy làm lạ không biết có điều gì xảy ra cho bạn khi bạn qua đời. Chúa Jêsus có thể ban cho bạn sự bình an trong lãnh vực ấy hôm nay. Có thể đời sống của bạn đầy dẫy với nhiều thắc mắc hơn những câu trả lời. Nếu có một nhu cần về sự bình an dù là ở cấp độ nào, Chúa Jêsus có thể ban sự bình an ấy cho bạn ngay hôm nay. Ngài có thể bắt lấy những sợ hãi của bạn rồi biến đổi chúng thành không sợ hãi nữa.