Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

"GIEO SỰ TRANH CẠNH!"



"GIEO SỰ TRANH CẠNH!" hay
"LOẠI BỎ SỰ CHIA RẼ = THÊM & TĂNG CÁC ƠN PHƯỚC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI!"
Châm ngôn 6.19b; 29.22; Thi thiên 133.1-3; Tít 3.9-11
GIỚI THIỆU.
Xã hội Tây phương bị ám ảnh với chủ nghĩa cá nhân. Xã hội Đông phương thì nhắm vào nổ lực của tập thể hay cộng đồng, chính vì thế nên chủ nghĩa Cộng sản mới có khả năng bắt rễ ở Đông phương trong khi chủ nghĩa tư bản đã trở thành điểm chuẩn trong xã hội Tây phương. Một trong những trở ngại cho chủ nghĩa cá nhân của chúng ta là thiếu sự hiệp một mà đôi lúc nó cỗ vũ, đang giá cao cá nhân như sự thành công tối thượng.
Hội thánh đầu tiên đã nhìn thấy những tháng ngày đẹp đẽ nhất khi họ ở "trong sự hiệp một" và một ít ngày tệ hại nhất khi họ chia rẽ, giống như Hội thánh Côrinhtô. Hội thánh Côrinhtô đã ở trong mối nguy hiểm của việc mất đi sự làm chứng, sự thờ phượng, thậm chí cả sinh hoạt của họ nữa vì cớ sự chia rẽ đã hủy diệt sự hiệp một trong Hội thánh. Mặt khác, Hội thánh trong Công vụ các sứ đồ mặc dù nhỏ đã có một cái chạm rất lớn vì họ hết thảy đều "hiệp một với nhau". Có quyền năng rất lớn trong SỰ HIỆP MỘT, và sự hủy diệt rất lớn trong CHIA RẼ … và vì thế, Đức Chúa Trời ghét "… kẻ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em".
Sức mạnh của sự hiệp một có thể thấy được trong cõi thiên nhiên.
MINH HOA.
Trở lại điểm xoay chiều của thế kỷ, đã có một trận dịch cào cào ở vùng đồng bằng của Hoa kỳ. Trong vòng mấy ngày bầy cào cào đã quét sạch các bang Nebraska, Iowa, và Kansas. Không đầy một tuần lễ, chúng đã ngốn hết 500 triệu USD, đây là cái giá của thiệt hại (tính theo tiền tệ lúc bấy giờ). Cào cào không có vua để đưa chúng vào trong tổ chức. Chúng chẳng có ủy ban để sắp xếp đẳng cấp. Theo bản năng, cào cào biết nó phải ở trong cộng đồng với những con cào cào khác. Khi điều đó diễn ra, chúng có khả năng lật đổ nhiều vương quốc. Sự khôn ngoan của cào cào là sự khôn ngoan dạy cho chúng ta biết chúng ta phải có tập thể -- Haddon Robinson, "The Wisdom of Small Creatures," Preaching Today, Tape No. 93.
Đức Chúa Trời không hành động một mình … Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh là MỘT! Chúa Jêsus phán Ngài không hành động một mình, mà chỉ làm theo những gì Cha của Ngài mong muốn, Đức Thánh Linh không nói về chính mình Ngài mà chỉ nói tới Đức Chúa Con. Sự hiệp một trọn vẹn của Ba Ngôi Đức Chúa Trời là một sự bày tỏ ra quyền phép của sự hiệp một theo ý nghĩa cao nhất của nó.
Kinh thánh dạy cho chúng ta biết rằng sự hiệp một là ý định của Đức Chúa Trời dành cho Hội thánh của Ngài, chúng ta không thể hoàn thành sứ mệnh của Ngài nếu không có sự hiệp nhất trong Hội thánh, và chúng ta không thể lớn lên cách cá nhân khi chúng ta không ở trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời và thân thể của Ngài.
I. ĐỨC CHÚA TRỜI GHÉT CHIA RẼ! (Châm ngôn 6.19b; 29.22; Tít 3.9-11)
A. Phân tích (Châm ngôn 29.22; Tít 3.9).
1. Giận thường là nền tảng của sự chia rẽ.
a. Chính nó đã đẩy mọi người đến chỗ bất hoà.
b. Nó là gốc rễ của nhiều tội lỗi như Salômôn đã nói ở đây.
c. Chúng ta không bao giờ hoàn thành được các mục đích của Đức Chúa Trời khi chúng ta rơi vào chỗ chia rẽ.
2. Đúng là một nỗi lo khi nhận ra Châm ngôn 6.19b nói rằng ĐỨC CHÚA TRỜI GHÉT "… KẺ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em" (phần nhấn mạnh là của tôi).
a. Gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em đặt chúng ta ở ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời!
b. Điều nầy dường như nặng nề quá, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng trọn vẹn hiệp một không thể chấp nhận kẻ nào hủy diệt sự hiệp một trong Thân của Ngài, Ngài chống nghịch họ!
3. Thường thì kẻ nào gây rắc rối tự tôn mình lên làm nguồn của mọi khôn ngoan và tri thức … họ là những kẻ luôn luôn đúng.
a. Đúng là một chỗ tai vạ và … thất bại!
MINH HOẠ.
Bạn không thể vỗ tay với một bàn tay -- Vern McLellan, The Complete Book of Practical Proverbs and Wacky Wit (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1996).
b. Nhiều tội phạm tệ hại nhất đều là "những kẻ thui thủi một mình".
c. Khi chúng ta hành động có một mình, chúng ta tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời và ra khỏi chính những người mà Đức Chúa Trời có thể sử dụng để phát triển đời sống tâm linh và sự được ơn của chúng ta.
4. Chúng ta không thể ở "ngoài mối tương giao" với Thân của Đấng Christ, cũng không thể gieo sự tranh cạnh trong Thân của Đức Chúa Trời được.
a. Kẻ nào thành công trong việc làm chia rẻ một Hội thánh đang hủy diệt sự làm chứng của chính họ và sự làm chứng cho Tin lành.
b. Rồi vì cớ đó, Đức Chúa Trời phán Ngài ghét kẻ nào gieo ra sự tranh cạnh đó!
5. Phân tích về sự chia rẽ chẳng có gì khác hơn là thái độ ích kỷ tội lỗi đang gây ra nhiều cuộc tấn công vào thân thể của Đấng Christ, và gây thiệt hại cho sự làm chứng của Tin Lành!
a. Phaolô giải thích sâu hơn phần phân tích sự chia rẽ trong bức thư ông gửi cho Tít … "Nhưng hãy lánh những điều cãi lẽ dại dột, những gia phổ, những sự cạnh tranh nghị luận về luật pháp, vì mấy sự đó đều là vô ích và hư không" (Tít 3.9).
b. Tranh cãi trở thành một phương thức sống cho những ai khuyến khích sự tranh cạnh giữa vòng những người khác.
c. Cơ đốc nhân KHÔNG phát triển những đặc tính nầy, chúng sẽ mau chóng phân rẽ chúng ta ra khỏi Thánh Linh của Đức Chúa Trời vì chúng đi ngược lại với chính mình Đức Chúa Trời!
B. Sự độc hại (Tít 3.10-11)
1. Thói quen gieo ra sự tranh cạnh có khuynh hướng khó quay trở lại …
a. Những thói quen ấy rất khó phá vỡ một khi chúng đã đào hào chung quanh.
b. Mặt thiệt hại khi trở thành kẻ gieo ra sự tranh cạnh, ấy là một người như thế hay tìm những phương thế để gieo ra sự tranh cạnh.
2. Tai hại thay, rơi vào cái bẫy của sự bất hoà thì rất dễ thay, chỉ nhắm vào việc xằng bậy rồi quên phứt đi mục đích và sứ mệnh chính của Hội thánh!
MINH HOẠ.
Những thắc mắc mà dân sự trong thời của chúng ta đưa ra là đây: Đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Đâu là mục đích nằm ở đàng sau đời sống và số phận của tôi? Là nhà truyền giáo chúng ta đang đưa ra những câu hỏi nào? Có phải khiêu vũ là tội lỗi không? Chúng ta có nên lai rai, uống một chút hay say mèm được không? Ai là ứng viên hợp pháp cho Antichrist? Trong khi chúng ta bận rộn tại những hội nghị, trao đổi về nhu cần cho môn thể dục nhịp điệu Cơ đốc, hay tiếp cận với bốn bước mới mẻ cho đời sống Cơ đốc đắc thắng, thế gian cũng đang thực hiện công việc của nó ở khắp mọi nơi – với những thương buôn áp dụng triết lý của họ vào những thắc mắc quan trọng của đời sống con người -- Michael Scott Horton in Mission Accomplished. Christianity Today, Vol. 31, no. 7.
3. Hãy chú ý Phaolô bảo cho Tít biết là một Mục sư phải "khuyên bảo kẻ theo tà giáo một hai lần rồi, thì hãy lánh họ" (Tít 3.10).
a. Phaolô dường như công nhận rằng một nổ lực cá nhân xử lý với một người theo tà giáo sẽ không luôn luôn là thích ứng.
b. Đây là bản chất độc hại của một kẻ hay gây rối.
c. Đối với ai đó điều nầy trở thành một phương thức sống, không những nó làm cho đời sống của họ ra nghèo nàn, mà còn gây như thế cho những ai sống quanh họ nữa.
4. Phaolô giải thích bản chất của kẻ theo tà giáo. Tít 3.11: "vì biết rằng người như thế đã bội nghịch mà cứ phạm tội, thì tự đoán phạt lấy mình".
a. Đây là một nan đề thường xảy có trong Hội thánh đầu tiên … và nó là một nan đề xuyên suốt các thời đại bên trong Hội thánh.
b. Hầu hết các Hội thánh đều không bị hủy diệt từ các thế lực ở bên ngoài, nhưng thường thì họ không chịu nổi với các thế lực đang xảy ra ở bên trong chính Thân thể của Đấng Christ!
5. Đức Chúa Trời ghét kẻ nào gây chia rẽ Hội thánh, họ đang gây chia rẽ Thân thể của Đấng Christ.
a. Đức Chúa Trời ghét tội lỗi đang hoành hành nơi những cá nhân và trong thân thể của Ngài … vì vậy Ngài sử dụng loại ngôn ngữ mạnh mẽ để khẳng định vấn đề.
b. Trong Hội thánh Côrinhtô thất bại không phân biệt được thân của Đấng Christ qua sự chia rẽ, bất hoà khiến cho một số người phải ngã chết và đau bịnh … hãy chú ý lời lẽ của Phaolô ở đây. I Côrinhtô 11.28-31: "Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy; vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình. Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ. Nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán".
c. Chúng ta mau mắn nói tới tội lỗi của thế gian, trong thế gian chỉ có đồi bại, v.v… mà quên đi bản chất hiệp một trong thân của Đấng Christ và tội lỗi đang diễn ra BÊN TRONG thân của Đấng Christ!
d. Đức Chúa Trời không quên tầm quan trọng của sự hiệp một trong thân thể của Ngài, chúng ta cũng cần phải chú ý đến sự ấy nữa!
II. SỰ TIN KÍNH (Thi thiên 133.1-3).
A. "Tốt đẹp" (133.1).
1. Sự hiệp một là một lẽ đạo xuyên suốt cả Kinh thánh, từ đầu đến cuối.
a. Đây là nền móng cho tội lỗi đầu tiên, Ađam và Êva đã phá vỡ sự hiệp một của họ với nhau, và với Đức Chúa Trời!
b. Satan đã gieo rắc sự tranh cạnh vào đôi vợ chồng đầu tiên, vì vậy mới có sự sa ngã của dòng giống con người.
2. Đức Chúa Trời hứa sai con một của Ngài để phục hồi sự hiệp một của chúng ta với Đức Chúa Trời, và với nhau.
a. Sự chữa lành nầy đến qua Chúa Jêsus, Ngài hiệp chúng ta lại với Cha của Ngài khi chúng ta đến với danh của Ngài.
b. Phép báptêm chỉ ra sự hội hiệp của chúng ta với Đấng Christ … và nhờ đó chúng ta được hội hiệp với Đức Chúa Trời.
c. Đây là lý do tại sao phép báptêm là quan trọng, và không nên bị coi là một "sự tùy chọn" cho ai đó muốn bày tỏ đức tin nơi Đấng Christ … đây là một mạng lịnh!!!
3. Hãy chú ý lời mở đầu của David về sự hiệp một: "Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau Thật tốt đẹp thay!"
a. Có một sự vui mừng thật và ơn phước đến khi chúng ta hiệp một!
MINH HOẠ.
Thị trấn nằm ở biên giới Ba lan Cieszyn có một cái tên rất thú vị. Đó là dạng rút gọn của một câu nói Ba lan có ý nghĩa là "Tôi rất sung sướng". Theo truyền thuyết, thì có ba anh em, họ sống xa nhau đã lâu ngày. Họ đã tái hiệp tại chỗ nầy và nói: "Tôi rất sung sướng", và thị trấn có cái tên ấy. Nó nhắc cho chúng ta nhớ tới Thi thiên 133.1: "Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau Thật tốt đẹp thay!" -- Robert C. Shannon, 1000 Windows, (Cincinnati, Ohio. Standard Publishing Company, 1997).
b. Thật là TỐT ĐẸP cho mọi người, cho Đức Chúa Trời và cho chúng ta.
c. Một Hội thánh có sự hiệp một THỰC là một niềm vui khi nhóm lại, và người nào đến thăm viếng Hội thánh ấy có thể nhận ra sự vui mừng đang tồn tại trong thân thể các tín đồ đó!
d. NGƯỜI TA nhận ra SỰ HIỆP MỘT THỰC ngược lại với việc chỉ "nói" khi họ đến thăm viếng Hội thánh … và nếu điều nầy là thực, họ sẽ muốn trở thành một chi thể trong đó!
4. Một Hội thánh phân rẽ là một chốn thờ phượng rất đáng thương, nhưng một Hội thánh hiệp một có sự vui vẻ, và sự vui nầy rất hay lây cũng như rất cuốn hút.
a. Có quyền năng trong sự hiệp một … Hội thánh trong Công vụ các sứ đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần đã nhìn thấy hơn 3.000 người được cứu … họ thảy đều "hiệp một" và một nhóm nhỏ không bao lâu sau đó đã trở thành một nhóm lớn những con người biết yêu thương và hiệp một.
b. Chỉ khi nào Hội thánh có sự tranh cạnh trong đó, Hội thánh sẽ mất đi quyền phép và sự làm chứng.
c. Quả là đáng kinh ngạc khi chúng ta có những Hội thánh không hề làm một điều gì cho Đấng Christ khi họ quá bận rộn lo tranh đấu với nhau suốt.
5. Kinh nghiệm sự hiệp một là một việc rất ĐẸP ĐẼ!
B. Lan tràn (133.2-3).
1. Hãy chú ý phần lý giải của David về cách sự hiệp một chạm đến mọi người: "Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu, chảy xuống râu, tức râu của A-rôn, chảy đến trôn áo người; Lại khác nào sương móc Hẹt-môn sa xuống các núi Si-ôn…"
a. Hãy chú ý dầu ấy chảy từ đầu xuống!
b. Không một Hội thánh nào có sự hiệp một nếu nó không có sự hiệp một nơi cấp lãnh đạo của Hội thánh!
c. Hiệp một phải bắt đầu với các cấp lãnh đạo, là đầu.
2. Dầu có thể làm biểu tượng của Đức Thánh Linh ở đây, và nó sẽ chảy từ đầu của thân thể … cho tới tận chân.
a. Có lẽ đây là lý do tại sao thầy tế lễ bị đẫm với dầu khi dâng tế lễ, vì vậy mới có từ ngữ "đấng chịu xức dầu".
b. Sự hiệp một của những lãnh đạo có thể tạo ra hay phá vỡ sự hiệp một của Hội thánh.
3. Quyền phép và vẽ đẹp của một thân thể hiệp một gồm những Cơ đốc nhân rất đáng sợ!
MINH HOẠ.
Sự cộng tác sẽ giải quyết nhiều nan đề. Ngay cả những đốm tàn nhang sẽ trở thành nét đẹp nếu chúng hiệp lại với nhau -- Vern McLellan, The Complete Book of Practical Proverbs and Wacky Wit (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1996).
4. Đức Chúa Trời chắc chắn "BAN ƠN PHƯỚC CỦA NGÀI" trên một Hội thánh hiệp một, hãy chú ý David đã lưu ý: "Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã ban phước, tức là sự sống cho đến đời đời" (133.3b).
a. Đức Chúa Trời ghét sự chia rẽ và tranh cạnh vì nó ngăn trở Ngài không chúc phước cho Hội thánh của Ngài, một việc mà Đức Chúa Trời rất thích làm!
b. Đức Chúa Trời thực muốn chúc phước cho dân sự của Ngài, nhưng Ngài đòi hỏi sự hiệp một!
5. Có quyền phép lớn lao trong sự hiệp một, phần thưởng và sự tươi mới … là một sự làm chứng thật kỳ diệu cho một thế giới dễ có khuynh hướng lao tới sự bất hoà và đang ao ước sâu sắc muốn trở thành một chi thể của điều chi có sự hiệp một.
a. Tại sao quí vị nghĩ người ta bị hấp dẫn với hệ thống thờ lạy hình tượng … họ không cho phép một sự bất hoà nào, và trong khi họ tổ chức điều gì, sự hiệp một là điều mà người ta thấy rất hấp dẫn, và mong muốn trở thành chi thể của điều chi có sự hiệp một mạnh mẽ.
b. Có một sự ao ước muốn trở thành một chi thể trong điều chi lớn lao hơn bản thân mình, và Đức Chúa Trời muốn Hội thánh của Ngài phải nên mạnh mẽ, yêu thương và hiệp một … cũng một thể ấy, chúng ta sẽ trở thành mọi sự mà chúng ta sẽ trở thành ở trong Ngài!
c. Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta được ích rất nhiều từ việc trở thành chi thể trong một Hội thánh hiệp một, chúng ta được nên mạnh mẽ trong loại hiệp một nầy không cứ cách nào.
MINH HOẠ.
Mùa thu nầy, khi bạn nhìn thấy bầy ngỗng trời đang hướng về Nam vì cớ mùa đông, chúng bay theo hình chữ V, bạn sẽ thấy thú vị khi biết khoa học đã khám phá ra lý do tại sao chúng bay theo cách đó. Người ta đã khám phá được rằng mỗi con chim vỗ đôi cánh của nó, khi ấy nó tạo ra một độ nâng cho con chim bay sau. Bằng cách bay theo hình chữ V, cả bầy thêm ít nhất 71% lực bay nếu mỗi con chim cứ bay theo sức riêng của nó. (Cơ đốc nhân nào đi cùng hướng và có ý thức về cộng đồng có thể tiến mau và dễ dàng hơn, vì họ đang đi theo sức đẩy của nhau). Bất cứ khi nào một con ngỗng tách ra khỏi đội hình, đột nhiên nó cảm thấy lực cản khi tìm cách bay một mình, và nhanh chóng quay trở lại với đội hình để hưởng ưu thế sức nâng của con ngỗng đang bay trước nó. (Nếu chúng ta có ý thức như con ngỗng, chúng ta sẽ ở lại trong đội hình với những người đang đi trước cùng hướng đi với chúng ta). Khi con ngỗng bay dẫn đầu thấm mệt, nó vòng lại phía sau và để cho con ngỗng khác bay dẫn đầu. (Để đảm nhận những công việc khó – với con người trong Hội thánh hay với bầy ngỗng đang bay về phương Nam). Tiếng kêu của con ngỗng từ phía sau khích lệ những con bay trước cứ giữ lấy tốc độ của chúng. (Chúng ta nói gì khi chúng ta kêu lên từ phía sau?) Sau cùng, khi con ngỗng đau bịnh, hoặc bị thương khi bị bắn và tách ra, hai con ngỗng tách ra khỏi đội hình theo nó đáp xuống để trợ giúp và bảo hộ cho nó. Chúng sẽ ở lại với nó cho tới khi nó có khả năng bay trở lại, hoặc cho tới khi nó ngã chết, rồi khi ấy chúng sẽ bay lên theo sức riêng của chúng hay với một đội hình khác để bắt kịp nhóm trước kia của chúng. (Nếu con người biết chúng ta sẽ đứng bên cạnh họ giống như thế trong Hội thánh, họ sẽ xô đổ các bức tường nầy để bước vào). Bạn thấy đấy, mọi sự chúng ta phải làm để lôi cuốn những ai đang lạc lối trở lại với Hội thánh là để bày tỏ cho thế gian thấy rằng chúng ta có ý thức giống như bầy ngỗng ở đây trong Hội thánh. Dường như đấy là cái giá đủ trả để đem người hư mất về với Chúa và phục vụ nhau. Ngay cả bầy ngỗng còn có ý thức đủ để biết trở lại với đội hình có tác động như thế nào rồi" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) pp. 125-126.
6. Quí vị thuộc loại tín đồ nào? Quí vị đang tạo ra sự hiệp một hay gây ra sự tranh cạnh?
a. Đúng là phá tán thì dễ dàng hơn là gây dựng, nhưng sau khi phá tán quí vị chỉ còn là một đống rác!
b. Muốn gây dựng thân thể của Đấng Christ thì cần có một tình yêu chân chính dành cho tha nhân, một tình yêu dành cho Đấng Christ sẽ tạo ra một tình yêu dành cho cô dâu của Ngài nữa, khi chúng ta thấy khó yêu được người khác, chúng ta sẽ thấy khó mà yêu được Đức Chúa Trời nữa!
c. Và đây là lý do khác Đức Chúa Trời ghét những kẻ nào gieo ra sự tranh cạnh, đây là một sự tấn công thẳng vào chính mình Đức Chúa Trời!
7. Chúng ta có thể chọn phước hạnh hay sự rủa sả … dân Israel cũng khám phá ra điều nầy. Quí vị sẽ đưa ra sự chọn lựa nào?
PHẦN KẾT LUẬN. Một trong những đặc điểm quan trọng của Đức Chúa Trời là sự "có một" của Ngài. Có sự hiệp một trọn vẹn trong Đức Chúa Trời, và trước khi phạm tội con người đã vui hưởng sự hiệp một trọn vẹn với người bạn đời của mình và với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ghét sự chia rẽ và chống lại kẻ nào gieo rắc sự bất hoà vì nó đi ngược lại với bổn tánh của Ngài VÀ chương trình của Ngài dành cho Hội thánh. Thân thể của Đấng Christ được gọi là "một" – yêu thương nhau cách sâu sắc. Chia rẽ làm tổn thương mọi người – ngay cả danh của Đấng Christ nữa. Quí vị là người tạo ra sự hiệp một hay gây chia rẽ?
***

"LÀM CHỨNG GIAN"



"LÀM CHỨNG GIAN"
Châm ngôn 6.19a; Xachari 8.16-17;
Phục truyền luật lệ ký 19.15-19; Êphêsô 4.25
PHẦN GIỚI THIỆU.
Nói ra sự thật là phê phán cơ cấu văn minh của nhân loại. Thực vậy, đấy là kỳ công của điều răn thứ 9, một mình điều răn ấy đứng như một chân lý dù người ta có tin Đức Chúa Trời hay không!?!
Mọi người đều chịu khổ khi có ai đó đưa ra một lời chứng gian. Không may thay, nó trở thành một phương thức sống trong xã hội của chúng ta, ngày nay có nhiều người tin phương thức ấy là "bình thường" khi nói ra những lời dối trá.
MINH HOẠ.
Vào ngày 15 tháng 7 năm 1993, Peter LeVine viết trong tờ Boardroom Reports như sau: "Khi giới chức cảng New York và New Jersey đã cho chạy biển quảng cáo cần gấp thợ điện chuyên sử dụng máy Sontag, quảng cáo đó đã nhận được 170 đáp ứng – dù không có máy nào hiệu Sontag cả. Giới chức cảng đã cho chạy biển quảng cáo để nhận ra những tay gian trá đã nộp đơn xin việc" -- Leadership, Vol. 15, no. 1.
Nhận ra thể nào chúng ta dễ dàng chấp nhận việc bẻ cong sự thật, điều nầy rất tệ hại. Từ khi lớp người lớn trong xã hội chúng ta đã làm gương dối trá, sự dối trá ấy đã trở thành cách ứng xử thường hay có và là cách ăn nói của lớp thanh niên chúng ta.
MINH HOẠ.
Vào một ngày đẹp trời mùa thu, bốn đứa bạn của cháu nội tôi đã quyết định lái xe đi chơi trong khi đã đến giờ vào lớp. Khi chúng ta quay về, mấy cô gái đã giải thích với vị giáo sư rằng chúng đã bị bể lốp xe. Vị giáo sư chấp nhận lời xin lỗi đó, mấy cô gái thấy thoải mái lắm. Một cô nói: "Khi các bạn bỏ học sáng nay, các bạn phải làm bài tập ngay bây giờ. Làm ơn ngồi trong bốn góc phòng và đừng nói chuyện". Khi họ ngồi vào chỗ xong, vị giáo sư nói: "Hãy viết câu trả lời cho câu hỏi lên giấy: 'Xe nào bị bể lốp?'" -- Clara Null, Oklahoma City, Oklahoma, Christian Reader, "Lite Fare."
Bất cứ điều chi xảy đến cho câu nói nầy: "Có phải bạn hứa nói ra sự thật, toàn bộ sự thật, và không có gì khác ngoài ra sự thật, vậy thì nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ cho bạn?" Thất bại không trả lời được câu hỏi nầy có thể dẫn tới sự sự hủy diệt nhiều đời sống vô tội. Bạn cũng nên lưu ý, thể nào một số đức tính khác mà Đức Chúa Trời ghét đang hoà lẫn với cách ăn nói giả trá nầy. Không một xã hội nào sẽ chịu đựng lâu dài, không một mối quan hệ nào của con người có thể chịu được cách nói năng ấy, giống như "không có lương tâm" vậy.
Đức Chúa Trời ghét "lời chứng gian" … nó hủy diệt mọi người khi có ai đưa ra một lời chứng gian đó.
I. CHỨNG GIAN (Xachari 8.16-17; Êphêsô 4.25)
A. Các loại chứng gian
1. Nói dối thẳng thừng – khi sự thực bị sửa đi, điều chi nói ra quả là không thật rồi.
a. Không một lượng nói dối nào sẽ làm thay đổi sự thật cho được, nhưng nó sẽ làm thay đổi mối quan hệ chúng ta đang có với người chúng ta nói dối với hay nói về họ.
b. Khi sự thật không được đưa ra, mọi người đều bị thua thiệt.
2. Bôi nhọ – đây là cách sử dụng sự thật với phương thức gây tổn thương cho người ta, đôi khi trong toà án bôi nhọ được gọi là: "có ý hiểm độc".
a. Trong khi đây chẳng phải là lời nói dối cụ thể, mà là sử dụng sự thật mang chứng gian trong phương thức gây tổn hại cho người ta.
b. Ngay cả sự thật đã được dùng theo một cách hiệp lẽ!
MINH HOẠ
Biên tập viên của một tờ báo ở thị trấn nhỏ lấy làm mệt vì bị gọi là kẻ nói dối, rồi tuyên bố rằng ông ta sẽ nói ra sự thật trong tương lai. Bài báo kế đó có đăng mục nầy: "Thành Hôn – Cô Sylvan Rhodes và James Collins, Thứ Bảy tới đây tại thờ Baptist, do Mục sư J. Gordon làm chủ toạ. Cô dâu là một thiếu nữ bình thường trong thị trấn, cô chẳng biết nấu một món gì khác hơn là thịt thỏ, và chưa hề phụ giúp mẹ cô dù là ba ngày trong đời mình. Cô không đẹp đẽ gì bao nhiêu, và có dáng đi như con vịt bầu. Chàng rễ là một kẻ suốt ngày chơi rong hết ngày nầy sang ngày khác. Anh ta đang sống như một gã nhà quê ở nhà lâu nay và giờ đây là một gã bóc vỏ đậu chậm như rùa. Cuộc thành hôn nầy sẽ là một cuộc sống rất khó chịu" --James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988)
3. Nói xấu – Đây là lời nói dối dự trù gây tổn hại cho ai đó hoặc để bảo vệ mình. Đây là một sự xúc phạm trực tiếp điều răn thứ 9.
a. Đây là loại nói dối rất đặc biệt mà Lời của Đức Chúa Trời cảnh cảo nghịch lại.
b. Thực vậy, mối nguy hại của loại nói dối nầy rất nghiêm trọng đến nỗi Lời của Đức Chúa Trời tuyên bố tất cả những sự kiện phải được hơn một người chứng xác lập hoặc giả người ta sẽ không bị kết án.
c. Sự tan vỡ của các mối quan hệ là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với Đức Chúa Trời, và nói dối đang hủy diệt tất cả các mối quan hệ nầy.
4. Thổi phồng – loại trải rộng sự thật như thế nầy cũng có thể để lại nhiều tai vạ.
a. Khi sự thật được trải rộng ra, thiệt hại cũng có thể xảy ra cho các mối quan hệ nữa.
b. Sau một thời gian, người ta sẽ đón nhận nỗi khó khăn khi đối mặt với giá trị những gì đã được nói ra, và nó sẽ tạo ra những ấn tượng giả dối về những người khác, rồi dẫn tới những mối quan hệ không tốt.
c. Không may, thổi phồng cũng đến rất dễ dàng với hầu hết mọi người.
MINH HOẠ.
Ở Boston, một vị Mục sư để ý thấy một nhóm thiếu niên đang đứng quanh một con chó bị lạc đường. "Nầy, mấy cậu kia, mấy cậu tính làm gì đấy?" Một đứa trong đám nói: "Nói ra những lời dối trá, đứa nào nói dối hay nhất sẽ nhận lấy con chó nầy". Vị Mục sư bị sốc, bèn nói: "Sao chứ, khi tôi còn ở độ tuổi của mấy cậu, tôi chưa hề nghĩ tới việc nói ra một lời dối trá bao giờ". Mấy cậu thiếu niên kia liếc mắt nhìn nhau, một chút tiu nghỉu. Sau cùng, một đứa trong bọn nói nhỏ: "Tớ đoán ông ấy sẽ được con chó nầy đấy" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 287.
5. Im lặng hoặc nói bóng gió – Chúng ta có thể làm chứng gian bằng cách không nói ra sự thật, đôi khi bằng cách chẳng nói ra điều chúng ta gây tổn thương cho nhiều người khác hoặc để cho một lời chứng gian gán trên ai đó, hoặc chúng ta có thể tạo ra một lời chứng gian bằng cách cầm giữ sự thật lại!
a. Những lời nói như thế nầy đây: "Nếu ông chỉ muốn biết cái tôi biết như vầy như vầy, nhưng tôi đã hứa không nói ra một điều gì đâu …"
b. Nhiều người thất bại không nói ra trong Đệ II Thế Chiến khi Hitler đã làm ra những hành động hung ác là một cách để cho chúng cứ tiếp tục … không nói ra sự thật như thế nầy cũng là một hình thức mang chứng gian.
B. Tai hoạ! (Xachari 8.16-17; Êphêsô 4.25)
1. Hãy lưu ý nói ra sự thật là một việc chúng ta cần phải "NÓI" – Xachari 8.16 đã chỉ ra vấn đề nầy.
a. Nói ra sự thật là một việc chúng ta phải làm, cần phải học hỏi nói ra như thế.
b. Và rõ ràng chúng ta cần phải học nói ra sự thật khi quan sát những kẻ trong giới cầm quyền trên chúng ta, đây là lý do tại sao Bố Mẹ tôi, họ là những chứng nhân thật.
2. Nếu chúng ta làm chứng gian về người khác, chẳng một ai tin theo sự làm chứng của chúng ta cho Đấng Christ … đây là một vấn đề quan trọng.
a. Người nào làm chứng gian về người khác không thể được tin cậy làm chứng thật về Đấng Christ!
b. Đây là lý do khác Đức Chúa Trời ghét kẻ làm chứng gian … nếu các dân khác chứng kiến Israel đang làm chứng gian làm sao họ tin Israel làm chứng về Đức Chúa Trời cho được?
3. Sự làm chứng cho Đấng Christ xoay nhiều lần quanh sự làm chứng của chúng ta về người và những việc khác.
a. Nói dối hủy diệt tính cách đáng tin của chúng ta cũng như tính cách đáng tin của những người mà chúng ta làm chứng gian về họ.
b. Có quá nhiều đe doạ phải mất mát do một lời chứng gian … mọi sự ở chung quanh!
c. Nói dối cũng dẫn tới nhiều tội lỗi khác nữa.
MINH HOẠ.
"Tội lỗi có nhiều công cụ, nhưng một lời nói dối cầm lấy tất cả các công cụ ấy vừa khít" -- Oliver Wendell Holmes (1809-1894)
4. Như Phaolô nói rất rõ ràng trong Êphêsô 4.25, chúng ta là chi thể trong một thân, sự thật làm cho chúng ta gắn bó với nhau … và gắn bó với Đức Chúa Trời.
a. Chẳng có một chút dối trá nào nơi Đức Chúa Trời … và vì lẽ đó Đức Chúa Trời ghét sự nói dối.
b. Chúng ta cần phải luôn luôn lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật (Êphêsô 4.15).
II. CON ĐƯỜNG TRUNG TÍN (Phục truyền luật lệ ký 19.15-19).
A. Sự thật (Phục truyền luật lệ ký 19.15)
1. Sự sống của con người phải được bảo tồn tránh những lời chứng gian rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời đến nỗi Ngài đòi hỏi phải có ít nhất 1 hoặc 2 người khác nói ra cùng một việc trước khi sự sống của ai đó bị hủy diệt bởi một câu chuyện.
a. Thường thì có nhiều điều được trải ra như "sự thật" nơi sự làm chứng của một người.
b. Chúng ta phải nhớ rằng chỉ có một người thôi có thể làm xiêu vẹo sự thật theo một phương thức ai cũng thấy rõ từ phần trình bày của chính họ, nhưng có một vài nguồn giúp ngăn ngừa điều nầy hầu cho sự thật được giữ y nguyên.
c. Chúa Jêsus khẳng định chính tiến trình nầy trong Tân ước, Ngài phán rằng: "… hầu cứ lời hai ba người làm chứng mà mọi việc được chắc chắn" (Mathiơ 18.16).
d. Phaolô đã xác lập chính nguyên tắc nầy ở II Côrinhtô 13.1: "…Mọi việc sẽ định cứ lời khai của hai hoặc ba người làm chứng".
e. Ngay cả Giăng đã nhấn mạnh tầm quan trọng phaỉ có hơn một người chứng cho Chúa Jêsus. I Giăng 5.7-8: "ấy là Đức Thánh Linh đã làm chứng, vì Đức Thánh Linh tức là lẽ thật. Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một”.
f. Đây cũng là một ý rất hay cho ngày nay!
MINH HOẠ.
Những việc vào từ lỗ tai nầy rồi ra ở lỗ tai kia há không gây hại nhiều cho bằng những việc vào lỗ tai nầy, rồi bị pha trộn đủ thứ hết, sau đó ra từ lỗ miệng -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 256.
2. Sự sống của con người rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời đến nỗi không dung chịu được những lời chứng gian.
a. Là Cha của mọi lẽ thật, Đức Chúa Trời vốn nghịch lại mọi lời nói dối!
b. Tuy nhiên, Satan được gọi là "cha của mọi kẻ nói dối" – hắn là "kẻ dối gạt", khi chúng ta sử dụng những lời dối trá chúng ta đang đứng chung hàng ngũ với Satan, thay vì đứng chúng hàng ngũ với Cha chúng ta ở trên trời.
c. MỌI lời dối trá dẫn tới nhiều tội lỗi!
3. Lẽ thật được vạch ra không những giúp chúng ta bước đi ngay thẳng trong một thế giới cong quẹo, mà còn buông tha cho hạng người cong quẹo nữa.
4. Điều nầy khó thực thi trong một thế giới đã quá quen thuộc với những lời dối trá khi họ xem đấy là một phương thức sống – nói dối đã trở thành đáng chấp nhận, thậm chí đáng đợi mong nữa!
MINH HOẠ.
Leonard Sweet, trong quyển Soul Cafe, ông kê ra danh sách "10 lời nói dối của những kẻ nói dối hàng đầu":
 10. Chúng tôi sẽ ở lại chừng 5 phút thôi.
 9. Đây sẽ là một cuộc gặp ngắn ngủi.
 8. Tôi chú ý bạn vào buổi sáng.
 7. Tấm séc có trong thư đấy.
 6. Tôi đến từ nhà nước, và tôi có mặt ở đây để giúp cho quí vị.
 5. Điều nầy làm tổn thương tôi nhiều hơn nó làm tổn thương cho bạn đấy.
 4. Tiền của quí vị sẽ mau được hồi lại mà.
 3. Chúng tôi phục vụ cho những gì chúng tôi bán đi.
 2. Bàn của quí vị sẽ được dọn trong một phút thôi.
 1. Tôi sẽ khởi sự tập (kiêng ăn, tha thứ, ...) vào ngày mai -- Leadership, Vol. 16, no. 4.
5. Trong một thế giới như vậy, ở đó những lời nói dối chút chút rất thông thường, nó có thể khiến cho chúng ta hoài nghi bất kỳ một sự thật nào.
B. Thử nghiệm (Phục truyền luật lệ ký 19.16-19)
1. Sự thực rất quan trọng, nó cần phải được thử nghiệm!
a. Hãy lưu ý ngay cả trong Hội thánh Tân ước những lời nói và các ân tứ siêu nhiên đều phải được thử nghiệm … những gì ra từ Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn trải qua thử nghiệm về sự thực, điều chi ra từ kẻ thù sẽ luôn luôn không chịu nổi sự thử nghiệm! I Côrinhtô 14.29: "Người nói tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người nói mà thôi, còn những kẻ khác thì suy xét".
(1. "Những kẻ khác" chuyên cẩn thật suy xét những gì đã được nói ra là các trưởng lão của Hội thánh, họ cần phải suy xét lời lẽ hoặc thử lời nói ấy có thật phù hợp với Lời của Đức Chúa Trời hay không!?!
(2. Ngay cả trong Hội thánh ngày nay, chúng ta cần phải mắn không chấp nhận mọi sự bổ xuống như cuốc chim … có những câu nói mang tính tiên tri đã được chuyền đi theo hình thức thành văn, mặc dù chúng được xếp ngang hàng với Lời thành văn của Đức Chúa Trời … chúng cần phải được thử nghiệm VỚI Lời của Đức Chúa Trời.
b. Cũng hãy chú ý trong I Giăng 4.1, ông nói tới tầm quan trọng của việc thử cho biết sự thực: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ".
c. Khi một lời chứng xấu được đưa ra về ai đó … nó phải được khẳng định bởi nhiều người hơn là chỉ có một người … điều nầy rất rõ nét trong Phục truyền luật lệ ký 19.15!
2. Điều nầy rất rõ nét trong mấy câu cuối, cho thấy một sự điều tra cẩn thận sẽ luôn luôn được thực hiện khi danh tiếng của ai đó đương ở trong vòng bị đe doạ..
a. Hãy lưu ý bên nào cũng phải đứng trước "…sự hiện diện của Chúa…" như là điều ưu tiên một, sự thật là một vấn đề THUỘC LINH – luôn luôn là như thế!
b. Sự thật rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời LÀ sự thật, trong Ngài chẳng có chút dối trá nào!
3. Những thừa nhận hay vi phạm như thế về nguyên tắc nầy sẽ dẫn tới chỗ nói dối vô căn cứ là chuyện bình thường … là chỗ mà xã hội chúng ta đã đạt tới rồi!
MINH HOẠ
"Lỗ hỗng đáng tin" từng gạt quần chúng ra khỏi những người có địa vị cao giờ đây dường như tách chúng ta ra khỏi nhau trong mọi cách ăn ở trong cuộc sống. Những người Mỹ nói dối về thuế thu nhập của họ có tới hàng triệu đôla mỗi năm. Những vị bác sĩ bịa ra những báo cáo để thu lợi từ những bịnh nhân chịu chương trình chăm sóc của nhà nước. Những vận động viên đoạt giải thưởng từ các trường đại học được chọn để đua tài qua các tài khoản ảo và bản sao học bạ giả về thành tích của sinh viên. Con cái mau mắn lĩnh hội điều giả tạo đang nói dối có chiến thuật rất thường có trên vô tuyến truyền hình ở các mục quảng cáo. Theo lời của tạp chí Time, thuộc về chúng ta là "một thế giới thương mại vụ lợi, om sòm với quảng cáo thổi phồng, rùm beng, nhảm nhí, bịa đặt, vớ vẩn, và lừa bịp". Sau một thời gian, con người có khuynh hướng không còn mong nghe sự thật nữa; vào năm 1976, một nghiên cứu của quốc gia cho thấy rằng 69% người Mỹ tin rằng các cấp lãnh đạo của xứ sở, qua thập niên vừa rồi, đã thường xuyên nói dối với dân chúng -- Lewis Smedes, Mere Morality --James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988), p. 456.
4. Muốn chuyển xã hội chúng ta thành một xã hội chân thật, chúng ta phải bắt đầu với mỗi cá nhân.
5. Sự nguyên vẹn trong các mối quan hệ là điều có cần cho một xã hội để tồn tại, và cho một linh hồn phảt triển theo bổn tánh của Đức Chúa Trời, là điều mà chúng ta cần phải giữ lấy.
6. Điều răn thứ 9 kêu gọi chúng ta phải tôn cao Đức Chúa Trời bằng cách tôn cao lẽ thật với những phương thức gây dựng chớ không phải phá tán.
a. Dầu khi phải cần có sự thật để xử lý với việc làm sai trái giữa hai người, nó phải được sử dụng với một kiểu cách cứu vãn.
b. Chắc chắn đời sống của chúng ta sẽ kinh nghiệm sự đầy trọn của Đức Chúa Trời khi chúng ta sống theo lẽ thật thay vì theo những lời dối trá đang lan tràn khắp xã hội chúng ta ngày nay.
7. Đức Chúa Trời đang vùa giúp chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để phất ngọn cờ chân thật ở cấp độ "bình thường" trở lại. Nguyện điều nầy khởi đi từ chúng ta là dân sự của Đức Chúa Trời!
PHẦN KẾT LUẬN. Khuôn mẫu của một xã hội lành mạnh được đan dệt với lẽ thật. Nói dối đang xé toạc khuôn mẫu nầy và nó bắt đầu tiến trình hủy diệt nhiều đời sống và chân lý. Từ khi "Đức Chúa Trời là lẽ thật" chúng ta không thể xúc phạm lẽ thật mà vẫn cứ hưởng lấy mối giao thông với Ngài. Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời ghét lời chứng gian … Nguyện Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta biết "nói ra sự thật, toàn bộ sự thật, không gì khác ngoài sự thật – vậy hỡi Chúa, xin giúp cho chúng con!" – sự làm chứng của chúng ta cho Đấng Christ có thể dấy lên hay vấp ngã trên việc chúng ta là một CHỨNG NHÂN THẬT trong mọi cách … VÀ ĐẤY LÀ SỰ THẬT!
***

"KHÔNG CÓ LƯƠNG TÂM!"



"KHÔNG CÓ LƯƠNG TÂM!"
Châm ngôn 6.18b; II Sử ký 36.11-21;
Tít 1.15-16; I Timôthê 4.1-2; Giêrêmi 52.10-11
PHẦN GIỚI THIỆU:
Salômôn nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời ghét ai đó không có lương tâm, hoặc giả theo câu gốc của chúng ta: "chân vội vàng chạy đến sự dữ". Họ sống vội vì họ không quan tâm, họ thiếu một lương tâm. Tại sao Đức Chúa Trời ghét điều nầy chứ? Không có lương tâm con người bị thu lại giống như loài vật, hầu như không đúng theo dự tính của Đức Chúa Trời dành cho con người.
Lương tâm là thứ Thánh Linh Đức Chúa Trời và Lời Đức Chúa Trời nhắm tới để đưa chúng ta hướng về Chúa, không có lương tâm thì chẳng có một mối tương giao nào với Đức Chúa Trời hết. Đức Chúa Trời ghét bất cứ điều chi ngăn trở chúng ta không đến được với Ngài.
Buồn thay, từng sự biểu thị trong Kinh thánh dường như cho thấy rằng khi chúng ta đến gần với sự tái lâm của Đấng Christ hơn, sẽ có một sự mù mờ và chai lì trong lương tâm giữa vòng nhân loại.
Chúng ta được lèo lái bởi lương tâm của chúng ta, giống như cái bánh lái của con tàu ... và rõ ràng là chúng ta thích vui sướng khi làm người ... điều nầy nói tới một trong hai việc.
MINH HOẠ.
Có một con đường duy nhứt đạt tới hạnh phúc trên hành tinh địa cầu nầy, và muốn như thế thì một là có lương tâm trong sáng hoặc là chẳng có gì hết. -- Ogden Nash, Leadership, Vol. 8, no. 2.
Chất lượng và đặc điểm của đời sống chúng ta sẽ được quyết định bằng loại lương tâm mà chúng ta đang phát triển ... số phận của chúng ta có thể nương vào những gì chúng ta đang làm với lương tâm của chúng ta.
Lời của Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải giữ một lương tâm biết ý thức đối cùng Đức Chúa Trời, thất bại không giữ được như thế sẽ xét đoán chúng ta và phát triển một lương tâm chai lì do tội lỗi.
I. TỰ Ý! (II Sử ký 36.11-14; Tít 1.15-16)
A. Ngoan cố tự phụ (II Sử ký 36.11-13; Tít 1.15-16)
1. Sê-đê-kia là vua sau cùng của xứ Giu-đa, nhưng theo một ý nghĩa ông không hẳn là một vì vua, mà chỉ là một nhà cai trị bù nhìn cho xứ Ba-by-lôn.
a. Ông là con út của vị vua tin kính Giô-si-a.
b. Ông chẳng giống như cha mình, ông thiếu mất lương tâm, và vì thế luôn ao ước muốn làm điều chi là phải lẽ.
c. Sê-đê-kia giống như các vua bất kỉnh khác đã làm chai cứng tấm lòng của mình, nói cách khác ông đã làm cho lương tâm mình không còn có cảm giác nữa.
2. Tiên tri Giêrêmi đã sống và phục vụ trong sự trị vì của Sê-đê-kia, và Giêrêmi đã nổ lực giúp Sê-đê-kia làm điều chi hiệp lẽ ở trước mắt Đức Chúa Trời – nhưng Sê-đê-kia chỉ quan tâm đến việc làm điều chi là phải theo mắt mình.
a. Tự ý là một con đường cố chấp, nó đóng lương tâm của bạn lại hoặc làm vẫn đục nó.
b. Tự ý ngoan cố của ông ta từ chối không chịu nghe theo bất cứ điều chi Đức Chúa Trời hay ai khác nói, thậm chí ông ta đã phá vỡ lời hứa của mình với Nê-bu-cát-nết-sa, là kẻ đã đặt ông ta lên ngai vàng xứ Giu-đa với lời hứa phải trung thành với Babylôn (xem 36.13).
c. Ông ta chẳng màng đến những ước vọng của bất kỳ ai, chỉ quan tâm đến bản thân mình mà thôi.
3. Bất luận bao nhiêu lần tiên tri Giêrêmi đến gặp ông để cảnh báo về việc làm những điều theo đường lối của Đức Chúa Trời thay vì theo đường lối riêng của mình, ông ta đã từ chối không chịu vâng theo, và trong việc làm cho lương tâm mình ra chai lì nghịch lại Đức Chúa Trời, ông ta thường hay hành hạ tiên tri Giêrêmi.
a. Ông ta đã bỏ tù tiên tri Giêrêmi mấy lần, kể cả lần ném vị tiên tri xuống một cái giếng đầy bùn trong một thời gian ngắn.
b. Buồn thay, khi làm như thế với tiên tri Giêrêmi, ông ta đã chối bỏ ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời, và kết quả là thảm hại trong chính đời sống của ông ta và trong sự sống của xứ Giu-đa nữa!
MINH HOẠ.
Nhiều chuông báo động cứu hoả bằng điện tử có một công tắc ở bên trong khởi động nhanh bởi một tia sáng. Bao lâu ánh sáng nhận được không bị phá bởi máy nhận có ghi hình, máy dò sẽ im lặng. Còn nếu khói hay nước ẩm rịn ra hoặc một con côn trùng làm nghẽn tia sáng thậm chí trong một giây thôi, chuông sẽ kêu lên. Lương tâm của chúng ta giống với một cái chuông báo động ấy. Khi tội lỗi làm nghẽn sự kết nối của chúng ta với ánh sáng Thánh Linh Đức Chúa Trời, lương tâm ra dấu cho chúng ta biết rằng có nguy hiểm đang đe doạ mạng sống -- A.D. Sterner, Akron, Colorado. Leadership, Vol. 16, no. 4.
4. Một lương tâm không còn sức kháng cáo phải bị định là đã chết! Thái độ ngoan cố đối với Đức Chúa Trời và người khác là con đường thảm hại cho một lương tâm đã chết, và một lương tâm đã chết là con đường phẳng dẫn đến sự hủy diệt.
B. Ô uế có hệ thống (36.14)
1. Có một mệnh đề rất lý thú trong câu nầy theo lời bình về việc Sê-đê-kia thiếu mất lương tâm Những thầy tế lễ cả và dân sự đều theo những sự gớm ghiếc: "Những thầy tế lể cả và dân sự đều theo những sự gớm ghiếc..."
a. Lương tâm đã chết của nhà vua đã có một tác động trên tất cả các cấp lãnh đạo khác ... họ bắt đầu chạy theo sự hướng dẫn của ông nhắm tới một lương tâm ngoan cố.
b. Đây là lý do tại sao phải trách cứ ai đang lãnh đaọ chúng ta, họ phải có một lương tâm tin kính, một lương tâm KHÔNG PHẢI là ngoan cố hay lạnh lùng.
c. Những tiêu chuẩn đã được đề ra bởi các cấp lãnh đạo ... không có gì phải ngạc nhiên khi Kinh thánh nói rằng người nào đang nắm quyền lãnh đạo, họ phải khai trình ở trước mặt Đức Chúa Trời!
2. Khi chúng ta thấy cấp lãnh đạo không còn ý thức được nữa, lúc đầu chúng ta bắt giật mình, nhưng họ càng tiếp tục cai trị theo cách nầy, xã hội chung quanh họ càng tỏ ra chính sự lãnh đạm ấy, điều nầy đã được thấy rõ ràng ở nước Đức phát xít.
MINH HOẠ.
Một thanh niên người Anh ... sống trong nước Đức khi quân Phát xít sĩ nhục người Do thái trên các đường phố. Lúc đầu, anh ta rất khó chịu trước cảnh ngộ và xây đi chỗ khác. Lần kế đó, anh ta cảm thấy mình có thể nhìn xem, rồi thôi vì đã đủ một phút trọn. Lần thứ ba anh ta đã quan sát. Lần thứ tư, khi anh ta đứng với đám đông đang chế giễu, bối cảnh dường như ít ghê tởm hơn. Anh ta bắt đầu nhũ thầm: "khách quan thôi". Rồi với suy tưởng nầy, mối nguy hiểm hiện đến. Đây không phải là một phần của cuộc sống, một hiện tượng trong xã hội cần phải nghiên cứu. Đó là hơi thở của địa ngục -- E. M. Blaiklock, Leadership, Vol. 4, no. 1.
a. VÀ ... việc ấy có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào chính quá trình đó đã được phép xảy ra!
b. Lương tâm của cấp lãnh đạo đang ở đâu không tạo ra một sự khác biệt!
3. Chính nguyên tắc truyền đạt một lương tâm nghèo nàn như thế nầy bởi cấp lãnh đạo nên Đức Chúa Trời đã thực thi hành động mà Ngài đã làm nghịch lại A-na-nia và Sa-phia-ra trong sách Công vụ Các Sứ đồ … họ bị đánh chết sau khi cơ hội làm sạch lương tâm của họ đã thất bại.
a. Tấm gương của họ trong vai trò lãnh đạo khi đặt nặng về việc bố thí tiền bạc của họ cho Hội thánh hiển nhiên đã được nhận ra ... và đường lối lạnh lùng mà họ đã làm, điều nầy không nghi ngờ chi nữa đã tác động vào những người khác về sau.
b. Chắc chắn Đức Chúa Trời không tiếp tục đánh chết mọi kẻ dối gạt như thế kể từ dạo ấy, (Nếu Ngài kể thành tích dâng phần mười là chắc cho hôm nay!) nhưng điều nầy đã xảy ra ở lúc khởi sự sinh hoạt của Hội thánh, và cấp lãnh đạo ngày nay cũng vậy, ảnh hưởng của họ có thể tác động đường lối cả Hội thánh đã phát triển ngay lúc khởi đầu, vì vậy Đức Chúa Trời thực hiện một tấm gương phát xuất do lương tâm lạnh lùng của họ.
4. Chúng ta phải canh chừng lương tâm của mình không bị thối lui bởi các nguồn khác, chúng ta phải sống chơn thật với Lời của Đức Chúa Trời.
MINH HOẠ.
Lương tâm không rút tỉa sự hướng dẫn từ một nghiên cứu của Viện Gallup -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
a. Tình trạng đạo đức không phải là kết quả của một cuộc điều tra dư luận ... tuy nhiên, đây thường là cách những là lập luật quyết định điều chi đúng hay sai!
b. Chúng ta cần sự hướng dẫn của Lời Đức Chúa Trời để phát triển lương tâm của chúng ta, chớ không phải tấm gương của người khác hay quan niệm xã hội.
c. Trừ phi dựa vào lẽ thật vô hạn như Lời của Đức Chúa Trời thì ý thức đúng sai sẽ tiếp tục chạy vòng vòng ... thường thì đến với tiêu chuẩn ngày càng thấp hơn.
II. LỜI NÓI GIỂU CỢT (II Sử ký 36.15-21; I Timôthê 4.1-2; Giêrêmi 52.10-11)
A. Lương tâm chai lì (II Sử ký 36.15-19; Giêrêmi 52.10-11)
1. Đức Chúa Trời đã có lòng thương xót đối với Giu-đa và nhiều lần sai phái nhiều vị tiên tri đến với Lời của Ngài hầu giúp đỡ và giữ gìn họ được mạnh mẽ ...
a. Những họ lại nhạo báng các vị tiên tri và Lời Đức Chúa Trời mà họ mang đến! ... hãy đoán xem có một số việc không hề thay đổi!
b. Đây là đường lối của xã hội chúng ta ngày nay ... nhạo báng Kinh thánh là lẽ thật không sai trật, đã bị coi là lỗi thời và không hề đụng đến.
c. Lời của Đức Chúa Trời càng bị nhạo báng chừng nào thì con người lý tưởng của Đức Chúa Trời sẽ đi càng xa hơn.
d. Con người đi càng xa khỏi Lời Đức Chúa Trời thì lương tâm của họ sẽ ngày càng nguội lạnh hơn.
e. Không có ai đột nhiên có một lương tâm nguội lạnh cả, sở dĩ nó như thế là do chúng ta thường xuyên chối bỏ lẽ thật của Đức Chúa Trời.
MINH HOẠ.
Có người đến tham vấn một nhà tâm thần học. Ông ta than phiền: "Tôi đã ăn ở rất bậy bạ, thưa Bác sĩ, và lương tâm tôi đang quấy rối tôi". Vị bác sĩ hỏi: "Và ông muốn điều chi đó sẽ củng cố lại sức mạnh ý chí của ông à? Bịnh nhân đáp: "Ồ, không, tôi đang nghĩ tới điều chi sẽ làm suy yếu đi lương tâm của tôi" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) pp. 122-123.
2. Thảm hoạ của Sê-đê-kia và xứ Giu-đa không thể tránh được ... nếu họ có một lương tâm biết kháng cáo thì họ đã xây khỏi tội lỗi rồi.
a. Phần lớn những người không có lương tâm đều chẳng có ý thức gì về tội lỗi cả.
b. Sê-đê-kia vốn chẳng quan tâm về Đức Chúa Trời của tổ phụ mình ... hay Lời của vị tiên tri ... họ là thứ để chế giễu và nhạo báng.
3. Sự nhạo báng thể ấy hiển nhiên làm dậy lên cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời ... "Nhưng chúng nhạo ban1g sứ giả của Đức Chúa Trời, khinh bỉ các lời phán Ngài, cười nhạo những tiên tri của Ngài, cho đến nỗi cơn thạnh nộ của Đức Giêhôva nổi lên cùng dân sự Ngài…".
a. Họ đã đi theo con đường nầy quá lâu và quá xa đến nỗi Kinh thánh nói rằng họ đã đến một điểm "CHẲNG CÒN PHƯƠNG CHỮA ĐƯỢC".
b. Đây là chỗ của lương tâm chai lì!
c. Không còn có khả năng đáp ứng với sự chỉnh đốn hay hướng dẫn, chỉ còn đợi sự phán xét nữa thôi.
4. Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt Sê-đê-kia thề phải thần phục Ba-by-lôn, Sê-đê-kia đã thề, (xem 36.13) nhưng Sê-đê-kia không giữ lời thề với ai cả trừ phi những gì tấm lòng gian ác của ông ao ước.
a. Không những điều nầy trở thành tai hoạ cho Sê-đê-kia, nó còn là tai hoạ cho xứ Giu-đa nữa!
(1. Sê-đê-kia bị Nê-bu-cát-nết-sa đưa đi làm phu tù sau đó vì đã phá vỡ lời thề và phải nhìn thấy con cái mình bị giết trước mắt như một án phạt! (Giêrêmi 52.10a: "Vua Ba-by-lôn khiến giết các con trai của Sê-đê-kia trước mắt người …")
(2. Tất cả cấp lãnh đạo của xứ Giu-đa cũng đều bị giết! (Giêrêmi 52.10b: "…cũng khiến giết hết mọi quan trưởng Giu-đa tại Ríp-la")
(3. Sau khi Sê-đê-kia trông thấy con cái mình ngã chết, Nê-bu-cát-nết-sa đã cho móc mắt Sê-đê-kia. (Giêrêmi 52.11: "Đoạn sai móc mắt Sê-đê-kia, lấy xiềng xiềng lại. Vua Babylôn đem Sê-đê-kia về Ba-by-lôn, khiến giam trong ngục cho đến ngày người chết")
b. Sê-đê-kia đã qua hết những ngày cuối cùng của mình trong ngục tù tại Ba-by-lôn, một con người khốn khổ không có lương tâm, không có gia đình, không có xứ sở để cai trị, không có Đức Chúa Trời!
5. Một lương tâm chai lì là một thứ rất khủng khiếp ... cho mọi người!
B. Lời bình đáng buồn! (36.20-21; I Timôthê 4.1-2)
1. Mọi người đều mất mát khi lương tâm của nhà vua và dân sự trở nên chai lì đối với Đức Chúa Trời.
a. Đây là sự cuối cùng của xứ Giu-đa ... giờ đây cả Israel và Giu-đa đều không còn có nữa.
b. Một lương tâm chai lì thể ấy đã làm cho họ không còn tồn tại nữa!
2. Và trong số phận ấy, mọi giá trị đều bị vặn cong... câu chuyện nầy kết thúc bằng câu nói: "để cho ứng nghiệm lời của Đức Giêhôva đã cậy miệng Giêrêmi mà phán ra, tức cho đến khi xứ được hưởng các năm sa-bát của nó; vì trọn lúc xứ bị bỏ hoang, thì dường như giữ sa-bát, cho đến khi mãn hạn bảy mươi năm".
a. Đúng là một bức tranh ... đất đai có thể nhận lãnh sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời trong khi những người sống trong xứ ấy phải đi làm phu tù!
b. Đây là lời bình đáng buồn chỉ ra ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên đất đai thay vì giáng trên dân sự của đất đai đó.!
c. Israel đã thất bại không để cho đất đai nghĩ những năm sa-bát ... khi họ cứng lòng đối với Lời của Đức Chúa Trời, họ không bước theo chương trình của Ngài đối với đất đai ... nhưng Đức Chúa Trời, Ngài muốn ban lòng thương xót trên những con người dám cung ứng sự yên nghỉ cho đất đai.
3. Thật là thê thảm khi tội lỗi bước vào bức tranh khiến cho mọi sự bị lật đổ hết!
MINH HOẠ.
Thế giới đã đạt được sự sáng chói mà không có lương tâm. Thế giới của chúng ta là thế giới của những gã khỗng lồ nguyên tử và những đứa trẻ đạo đức -- Omar Nelson Bradley (1893-1981) - Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry 1705.
4. Sê-đê-kia có nhiều tiếng nói của lương tâm ở quanh ông, ông không thế miễn thứ cho mọi hành động và tội lỗi của mình.
a. Đức Chúa Trời đã không im lặng … Ngài đã nhờ tiên tri Giêrêmi cùng nhiều tiên tri khác nói đi nói lại với Sê-đê-kia cùng các cấp lãnh đạo khác của xứ Giu-đa.
b. Sẽ luôn luôn có tiếng nói của Đức Chúa Trời đến qua … điều nầy không bảo đảm một kết quả tích cực, mà nó có ý nói rằng sẽ không có một sự miễn thứ nào hết!
MINH HOẠ.
Hội thánh phải được nhắc nhớ rằng ấy không phải chủ hay tớ của đất nước, mà đúng hơn, là lương tâm của đất nước -- Martin Luther King, Jr. Leadership, Vol. 16, no. 1.
5. Chúng ta phải canh giữ lương tâm của mình không đi chung đường với phần còn lại của thế gian, cứ giữ lương tâm hướng thẳng về Đức Chúa Trời, và cứ rao giảng lẽ thật của Lời Ngài … chắc chắn Đức Chúa Trời muốn chúc phước nhiều hơn cho xứ sở!
a. Lương tâm của bạn sao rồi?
b. Bạn có thấy nó càng ngày càng dễ chìu theo tội lỗi hôm nay đến nỗi bạn sẽ có một tấm lòng tan vỡ đối với hôm qua không?
c. Có phải bạn quan tâm đến dư luận của mọi người về điều chi đúng sai hơn là bạn quan tâm đến việc Đức Chúa Trời cảm nhận ra sao về các vấn đề ấy?
d. Nghe theo những gì Đức Chúa Trời phán dạy có dễ đối với bạn không?
PHẦN KẾT LUẬN. Lương tâm giống như cái bánh lái của con tàu … nó điều khiển chuyến hành trình mà đời sống của chúng ta ngồi trên đó. Đức Chúa Trời ghét việc không có lương tâm vì chẳng có gì phải làm với, không một con đường nào đến gần với kẻ đã làm chai lì lương tâm của họ. Thất bại không có một lương tâm có nghĩa là thất bại không kinh nghiệm được Đức Chúa Trời và tình yêu thương của Ngài. Satan chẳng có chút lương tâm nào và hãy tìm xem hắn đang ở đâu!?!
***

"MỘT TẤM LÒNG GIAN ÁC"



"MỘT TẤM LÒNG GIAN ÁC"
Châm ngôn 6.18a, Thi thiên 10.1-18
PHẦN GIỚI THIỆU.
Lịch sử nhân loại có nhiều trường hợp nói tới tấm lòng gian ác ... và những hậu quả khôn lường được mà loại tấm lòng gian ác nầy mang đến cho nhân loại. Phạm phải lỗi lầm nầy trải qua thời gian là một việc, còn có một tấm lòng gian ác là một việc khác! Đức Chúa Trời vốn căm ghét một tấm lòng gian ác! Một tấm lòng như thế có khả năng phạm vào điều ác rất kinh khủng, nó toan tính, lạnh lùng, dửng dưng trước mọi nhu cần của người khác, bị ám ảnh với việc xem mình là quan trọng và tự mãn. Và trước khi chúng ta bàn bạc, sứ điệp như không áp dụng cho tôi, chúng ta phải nhớ rằng sự dựng nên một tấm lòng gian ác bắt đầu với những lần tỏ ra chút chút về sự ích kỷ, một quá trình xây dựng nên tấm lòng gian ác phải trải qua thời gian ... một việc có thể xảy ra cho bất kỳ ai!
Chúng ta phải cẩn thận đừng xua đi ý tưởng chỉ ra việc phát triển một tấm lòng gian ác ... lịch sử cho thấy nhiều hậu quả ghê khiếp khi điều nầy xảy ra, và sách Khải huyền cho thấy điều chi sẽ xảy ra khi thế gian một lần nữa thất bại không nhìn thấy tấm lòng gian ác đang ở trong antichrist.
MINH HOẠ.
Điều ác là nan đề rất thực trong tâm trí của con người. Đây không phải là vấn đề thuộc phạm vi vật lý, mà là vấn đề thuộc đạo đức. Làm biến chất plutonium thì dễ dàng hơn là làm biến chất tinh thần độc ác trong con người -- Albert Einstein (1879-1955) - Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry 3362.
Rõ ràng là tấm lòng gian ác không phát triển chỉ qua đêm, gần như chẳng ai dám nói. "Tôi nghĩ tôi sẽ trở thành một con người có lòng toan những mưu ác". Đây là tiến trình tôi luyện cứ tiếp diễn trong nhiều năm trời, với những kết quả thật ghê khiếp! Thật là đáng kinh ngạc khi thấy tấm lòng con người có thể lạnh lùng đến mức độ thể nào khi nó tự mình hàng phục trước những ý đồ gian ác.
MINH HOẠ.
Một người chết thì là bi kịch. Một ngàn người chết thì chỉ là thông tin biểu hiện bằng con số -- Joseph Stalin. From the files of Leadership.
Lời của Đức Chúa Trời dạy chúng ta điều ác là có thực, rằng Đức Chúa Trời vốn ghét một tấm lòng gian ác vì nó hủy diệt người nào có nó, và nỗi đau khổ nó mang lại cho nhiều người khác nữa.
I. TIÊU ĐIỂM CỦA KẺ CÓ LÒNG TOAN NHỮNG MƯU ÁC Thi thiên 10.1-11
A. Tự khoe về lòng dục mình (10.1-3a)
1. Tấm lòng gian ác phát triển từ sự ám ảnh với bản ngã.
a. Thực sự hạng người gian ác trong lịch sử bị ám ảnh với tầm quan trọng của cái tôi và tự yêu mình, tới mức độ họ tự nhắc mình lên cao hơn mọi kẻ khác.
b. Có người cảm thấy rằng họ là ân ban của Đức Chúa Trời cho nhân loại, gần như coi mình “là thần”, họ sẽ cứu nhân loại và dựng lên những nước lớn!
2. Kiêu căng đang hiển nhiên trong tấm lòng gian ác ... điều ác nuôi dưỡng sự kiêu căng và sự kiêu ngạo không lành mạnh.
3. Nó luôn luôn khởi sự ở một cấp độ thấp, rồi từ thiếu chặn đứng hay chỉnh sửa, nó lớn lên cho tới chừng nó nằm ngoài tầm kiểm soát và thường không làm chi được nữa ở những chặng đường cuối rốt!
a. Thất bại không chỉnh sửa những sự việc trước khi chúng chồng chất lên có thể khiến cho sự việc rơi vào chỗ nhiều khó khăn hơn sau đó, hoặc bất khả thi!
MINH HOẠ.
Năm 1991, một quan toà đã phạt hai anh em Geno và Russell Capozziello, chủ của công ty bị phá sản Bridgeport, Connecticut, gần 900.000USD vì tổ chức đổ rác bất hợp pháp. Năm 1986, có nhiều mãnh đất trống quanh công ty của họ, hai anh em mới bắt đầu cho đổ xà bần từ những toà nhà. Thế rồi những đống xà bần rác rưỡi ấy đầy ắp hai mẫu đất và lên tới chiều cao 35 feet, tương đương với một toà nhà ba tầng. Chính quyền sở tại ra lịnh cho họ phải dọn cho sạch, nhưng hai anh em cho rằng chẳng còn có chỗ nào để đổ rác hợp pháp ở Bridgeport, và họ không có thế xoay xở đâu được nữa. Trong khi tốn hơn 330.000USD trong năm trước để dọn đống xà bần đi, họ chỉ ban bằng đống rác ấy. Theo Geno: "Không có cách gì để dọn đống rác ấy, nó sẽ còn cao lên thêm". Giống như đống rác kia, những tác dụng của các thói quen tội lỗi có một phương thức tích lũy trổi hơn mọi chương trình và nằm ngoài tầm khống chế của chúng ta -- Michael E. Hardin in Fresh Illustrations for Preaching & Teaching (Baker), from the editors of Leadership.
b. Sự tiến triển của điều ác cần phải được chặn lại khi nó còn ở mức độ nhỏ, không kiểm soát được nó sẽ tăng lên cao.
4. Trong sự ám ảnh với bản ngã, họ không cần biết tới những việc quan trọng khác, sự ngăn chặn khi xử lý với những việc quan trọng khác tạo ra một tiêu điểm gian ác hình thành trong lý trí, và mọi sự tan biến đi trừ ra các nhu cần và ham muốn của cái tôi gian ác đó.
a. Lối sống xu hướng về lòng dục mình tạo ra tình trạng cách ly.
b. Sự cách ly ấy chỉ tạo ra một tiêu điểm sâu sắc hơn cho cái tôi.
c. Thật là thú vị khi để ý thấy rằng gần như hầu hết những kẻ giết người đều là hạng người lãnh đạm và sống cách ly, được biết là "những kẻ thui thủi một mình" trong xã hội.
d. Cũng rất thú vị khi thấy có nhiều lần Chúa Jêsus và các vị sứ đồ đã nói về việc "đóng đinh bản ngã" nếu quí vị muốn tìm thấy niềm vui mừng và sự công bình thực.
B. Hung ác (10.3b-11)
1. Kẻ có lòng toan những mưu ác luôn luôn rình rập hầu làm lợi cho bản ngã, tấm lòng ấy bị ám ảnh với các mục tiêu của chính nó, các nhu cần riêng, những ham muốn riêng của nó..
a. Kẻ có lòng toan những mưu ác sử dụng những người khác để đạt các mục tiêu mà tấm lòng ấy đã đề ra cho bản ngã.
b. Một kẻ có lòng toan những mưu ác thường biết cách khai thác chính những ham muốn nơi nhiều người khác, rồi đem họ vào quá trình vạch ra điều ác.
c. Một kẻ có lòng toan những mưu ác thường giả dạng không để lộ những mưu tính của nó với bề ngoài gồm những mục tiêu tốt lành làm lợi cho nhiều người khác, nhưng đây là những bẫy dò, và thường che giấu điều ác thực sự đang nằm ở dưới bề mặt.
d. Những trường hợp như thế là Hitler, Stalin, Nero, Alexander Đại Đế, và nhiều người khác nữa, họ vốn có nhiều phương thức thuyết phục người ta, mọi mục tiêu trong kế hoạch của họ đều rất tốt và các kỹ xảo trong cách thức họ đạt được những mục tiêu vì lẽ đó được chấp nhận là "tốt" hay ít nhất là cần thiết ... cho nên mới có cụm từ "ác cần thiết".
e. Những tấm lòng gian ác như vậy bị ám ảnh với tầm quan trọng của cái tôi và tự yêu mình.
2. Có căn phòng nhỏ cho một lương tâm khi tấm lòng chuyển sang gian ác.
a. Ít quan tâm về đạo đức.
b. Không thích sự tồn tại của Đức Chúa Trời.
c. Những hậu quả không được xem xét đến, điều đáng kể là đạt cho kỳ được mục tiêu!
d. Sẽ không chấp nhận bất cứ một giới hạn hay thất bại nào, chỉ có kiêu căng – Thi thiên 10.6: "Hắn nghĩ rằng: Ta sẽ chẳng lay động; ta sẽ chẳng bị tai hoạ gì đến đời đời".
3. Buồn thay, kẻ có lòng toan những mưu ác suy nghĩ rất nhiều về việc làm “tốt”, trong khi tấm lòng ấy cứ phạm vào tội ác luôn ...
a. Kẻ có lòng toan những mưu ác thường tuyên bố họ đang làm công việc của Đức Chúa Trời, và cái điều họ thực sự muốn nói, ấy chính họ là Đức Chúa Trời và đó là công việc của họ!
MINH HOẠ.
Đúng là một sự sáng chế của ma quỉ: "Nụ hôn của Nữ đồng trinh" từng được sử dụng bởi những giáo phụ trong Toà Án Pháp Đình! Nạn nhân bị đẩy tới trước để hôn bức ảnh, thế rồi hai cánh tay của nó ôm chặt lấy nạn nhân bằng một cái ôm siết chết chóc, đâm thủng thân thể của nạn nhân bằng hành trăm mũi dao kín giấu -- Charles Haddon Spurgeon, The Quotable Spurgeon, (Wheaton. Harold Shaw Publishers, Inc, 1990)
b. Điều ác được tiếp nhận là tốt ở bề mặt .... vì vậy sự thử thách của Satan với Êva ... Sáng thế ký 3.5-6: "nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác. Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa” (phần nhấn mạnh gạch dưới là của tôi).
c. Điều ác trình diện gương mặt của nó trông sạch sẽ lắm, nhưng một con quái thú đang nằm sâu ở bên dưới!
d. Kẻ có lòng toan những mưu ác gần như tự nghĩ mình là đấng cứu tinh cho một thế giới đang có cần, đây là cách họ làm mù mắt mình đối với điều ác của chính họ.
4. Mọi sự và mọi người ở xung quanh kẻ có lòng toan những mưu ác hiện hữu ở đó để phục vụ cho tấm lòng gian ác ... và tấm lòng gian ác không bao giờ nghĩ nó sẽ đối diện với những hậu quả cho các hành vi của nó.
a. Điều ác khiến cho người ta dửng dưng trước thực tại Đức Chúa Trời!
b. Kẻ có lòng toan những mưu ác chế giễu ý tưởng nói tới sự phán xét! Thi thiên 10.11: "Hắn nghĩ rằng: Đức Chúa Trời quên rồi; Ngài đã ẩn mặt, sẽ không hề xem xét'".
II. SỰ THẤT BẠI CỦA KẺ CÓ LÒNG TOAN NHỮNG MƯU ÁC (Thi thiên 10.12-18).
A. Bị cận thị! (10.12-15)
1. David rất ngạc nhiên khi thấy kẻ có lòng toan những mưu ác giả vờ như không biết đến những hậu quả xảy đến cho tội lỗi ... làm thế nào kẻ có lòng toan làm điều ác thực sự tin điều nầy cho được?
a. Điều nầy làm cho David phải ngạc nhiên, và nó vẫn còn làm cho chúng ta phải ngạc nhiên hôm nay nữa!
b. Lý do kẻ có lòng toan những mưu ác có thể tin điều nầy là vì điều ác thường không bị xét đoán NGAY TỨC KHẮC.
c. Một tấm lòng công nghĩa hiểu rõ sự phán xét không luôn luôn xảy ra ngay tức khắc đâu, thậm chí khi khó mà chấp nhận được điều nầy; nhưng, kẻ có lòng toan những mưu ác nắm lấy sự chưa phán xét lập tức nầy làm minh chứng rằng chẳng có Đức Chúa Trời nào hết HAY họ đang sống đúng đắn!
2. Buồn thay, cái điều kẻ có lòng toan những mưu ác không hiểu, ấy là sức lực bỏ ra để phạm vào điều ác là trọng hay lớn hơn năng lực có thể bỏ ra để làm điều lành!!!
MINH HOẠ.
Henry Ward Beecher nói: "Có một người sống trong thị trấn, nơi tôi chào đời, ông ta thường lấy cắp đủ thứ để làm cũi. Ông ta thức dậy vào những đêm lạnh lẽo, ra đi lấy cũi từ đống gỗ của nhà lân cận mình. Một sự ước tính đã lập ra, và người ta biết chắc rằng ông ta đã tốn nhiều thời gian và chịu khó làm lụng để lấy cũi hơn ông ta buộc phải lao động để có cũi đốt một khi ông ta chịu sống lương thiện với tiền công bình thường. Và tên trộm nầy là kiểu mẫu của hàng ngàn người đang chịu khó làm việc để đẹp lòng ma quỉ hơn là đẹp lòng Đức Chúa Trời " -- Charles Haddon Spurgeon, The Quotable Spurgeon, (Wheaton. Harold Shaw Publishers, Inc, 1990)
a. Điều ác là một tay đốc công khó ưa!
b. Cần phải tốn nhiều sức lực để sống gian ác, tốn nhiều hơn là sống nhơn đức nữa!
3. Hãy suy nghĩ về năng lực mà kẻ có lòng toan những mưu ác đã hao tốn trong lịch sử xem, và bao nhiêu điều mà những người nam người nữ nầy đã làm nếu họ thực sự hướng mọi ta-lâng và năng lực của họ để gây dựng người ta thay vì sử dụng ngưòi ta cho mọi ham muốn riêng của họ.
a. Đây là tai hoạ lớn lao của điều ác ... thường thì kẻ có lòng toan những mưu ác đều có tài năng rất lớn, nhưng họ đã hướng chúng vào sự hủy diệt thay vì làm điều lành.
b. Điều ác đang lừa dối chính nó, Satan đang tự lừa dối mình ... hắn cứ giữ việc tranh đấu với Đức Chúa Trời bằng điều ác mà không thể thắng được, nhưng hắn cứ cố gắng, thực sự là một sự luyện tập của hư không!
c. David và nhiều tấm lòng công nghĩa khác thường bị bối rối đối với kẻ có lòng toan những mưu ác, chúng có thể bị mù quáng và chúng sẽ làm nhiều sự ác rồi thường thất bại không hiểu rõ sự độc ác của chính mình!
(1. Tuy nhiên, hãy nhớ thể nào bản thân David dễ dàng ngã vào điều ác khi ông quyết định làm thoả mãn mọi ham muốn của mình thay vì làm thoả mãn những sự Đức Chúa Trời ưa muốn ... ông phạm cả tội tà dâm và giết người, ông đã ở lại hậu phương trong khi có chiến tranh rồi trong sự cô độc muốn làm phu phỉ cái tôi của mình.
(2. Kẻ có lòng toan những mưu ác có thể khởi sự bất cứ lúc nào với bất kỳ ai không cảnh giác.
(3. Tôi dám chắc Giu-đa là kẻ đã phản Chúa Jêsus cũng đã khám phá ra điều nầy nữa.
4. Tội lỗi làm cho mù quáng, nó khiến cho tấm lòng bị cận thị, kẻ có lòng toan mưu ác không thể nhìn xa được, chỉ biết các nhu cần của bản thân nó mà thôi.
a. Tấm lòng ấy không suy nghĩ về Đức Chúa Trời và mọi hậu quả, sau mới lo về những điều đó.
b. Kẻ có lòng toan những mưu ác tự tôn mình lên trên Đức Chúa Trời và mọi sự!
MINH HOẠ.
Cốt lõi của tội lỗi là từ chối không nhận rằng chúng ta phải trình sổ với Đức Chúa Trời -- Oswald Chambers, Christianity Today, Vol. 37, no. 11.
c. Theo ý nghĩa nầy, Vô Thần là tội ác! Cũng là tội ác cho tín đồ nào đang dửng dưng đối với tội lỗi, là kẻ quyết định họ được miễn trừ đối với luật pháp của Đức Chúa Trời.
5. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đang hiện hữu, Ngài đang nhìn xem những gì kẻ có lòng toan những mưu ác đang lo làm, Ngài chú ý đến tội lỗi, David nói rất hay ở đây: Thi thiên 10.14: "Chúa đã thấy rồi; vì Chúa xem xét sự bạo tàn và độc hại; để lấy chính tay Chúa mà báo trả lại. Còn kẻ khốn khổ phó mình cho Chúa; Chúa là Đấng giúp đỡ kẻ mồ côi".
a. Người công bình không bị ngã lòng dù có nhiều lúc sự gian ác thành công, đấy chỉ là sự thành công ngắn hạn mà thôi.
b. Chúa không quên người công bình dầu khi kẻ ác dường như thành công, Đức Chúa Trời LUÔN LUÔN ở bên cạnh kẻ vô tội và có cần, và Ngài luôn luôn chống cự kẻ kiêu ngạo và gian ác!
c. Kẻ có lòng toan những mưu ác sống mà bất chấp những hậu quả, nhưng sống như thế chỉ chất chứa cơn thạnh nộ cho nó mà thôi ... và ngày phán xét SẼ đến!
6. Theo ý nghĩa nầy, chúng ta phải cẩn thận để chúng ta không trở thành kẻ toan những mưu ác, những ngày của họ đã bị đếm hết, hạnh phúc nhất thời của họ khi đem sánh với cõi đời đời thì chẳng là gì cả.
a. David nói ra điều nầy trong các Thi thiên khác: Thi thiên 37.1-2: "Chớ phiền lòng vì cớ kẻ làm dữ,cũng đừng ghen tị kẻ tập tành sự gian ác; vì chẳng bao lâu chúng sẽ bị phát như cỏ, và phải héo như cỏ tươi xanh".
b. Vua Solomon cũng nói ra điều nầy: Châm ngôn 24.19-20: "Chớ nổi giận vì cớ kẻ làm ác, cũng đừng ganh ghét những người hung dữ. Vì kẻ làm gian ác sẽ không được thiện báo, và đèn kẻ hung dự sẽ tắt đi".
B. Bị vô hiệu hoá! (10.16-18)
1. Không một tấm lòng gian ác nào hất Đức Chúa Trời ra khỏi ngôi được, Ngài là Vua cho đến đời đời!
a. Thậm chí khi dường như họ thành công trong một lúc, chỉ có bất nhiêu thôi, một phút thành công!
b. Đức Chúa Trời không thể bị bất cứ thứ chi lèo lái, ngay cả điều ác!
2. Chúng ta thường lo rằng điều ác sẽ đắc thắng, quyền lực của nó sẽ cao tột, nhưng sự thực cho thấy nó bị hạn chế và rất yếu đuối!
MINH HOẠ.
Ma quỉ giống như con chó dại bị xiềng xích lại. Nó vô quyền không làm hại chúng ta được khi chúng ta ở bên ngoài tầm với của nó, nhưng khi chúng ta bước vào tầm của nó, chúng ta tự đưa thân bị làm hại đấy thôi -- Aurelius Augustine, Leadership, Vol. 9, no. 2.
3. David kết thúc bằng lời chú thích rất tích cực.
a. Tuyệt đối Đức Chúa Trời là Vua!
b. Tuyệt đối điều ác sẽ không còn nữa!
c. Tuyệt đối Đức Chúa Trời chăm sóc kẻ khốn khổ và Ngài khích lệ họ.
4. Quyền lực của điều ác là tạm thời, thay vì hủy diệt Đức Chúa Trời nó chỉ xác minh Ngài mà thôi!
MINH HOẠ.
Sự tồn tại của điều ác ở đây không bác bỏ được thực tại Đức Chúa Trời, chính nó thực sự đang bày tỏ Ngài ra đấy thôi -- Simone Weil (1909-1943) - Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry 3398.
a. Loài thú không có quan niệm về "ác" ... chúng làm những gì chúng làm bởi bản năng hay sự lèo lái của loài vật, bởi những phản ứng tự nhiên đối với sợ hãi ... còn con người minh chứng sự hiện hữu của linh hồn và của Đức Chúa Trời trong đó chúng ta nghĩ ra những lối ác, trổi hơn những gì loài vật thể hiện hay giải thích.
b. Điều ác cũng hiển nhiên minh chứng sự hiện hữu của sự công bình ... và nhơn đó minh chứng sự hiện hữu của Đức Chúa Trời!
5. Lịch sử đã xác minh sự hiện hữu của điều ác ... mà còn minh chứng sự đắc thắng của điều thiện vào lúc sau cùng ... và đang khi có những ngày tăm tối ở trước mặt cũng như trong quá khứ, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời vẫn tể trị cả lúc bây giờ và trong tương lai.
a. Một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ vô hiệu hoá điều ác một cách hoàn toàn, ngày của kẻ có lòng toan những mưu ác sắp đến thật gần rồi!
b. Kẻ có lòng toan những mưu ác giống như người công bình đều trưởng thành qua thời gian, con đường chúng ta chọn dẫn chúng ta đến với sự hủy diệt hay sự sống, quí vị chọn con đường nào?
6. Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, canh giữ tấm lòng mình lánh khỏi điều ác, và mau mau chống lại kẻ có lòng toan những mưu ác trong thế gian nầy ... Đức Chúa Trời đang ở bên cạnh người công bình, Ngài ghét kẻ có lòng toan những mưu ác!
PHẦN KẾT LUẬN. Một tấm lòng gian ác là một thực tại đáng buồn! Quả là đáng buồn khi có ai mang tấm lòng toan những mưu ác vì họ không thực sự quan tâm điều chi là phải, chỉ quan tâm đến điều chi là ích cho cái tôi của mình; và, thật là đáng buồn khi nỗi đau khổ phủ lên nhiều người khác. Đến lúc cuối cùng kẻ có lòng toan những mưu ác sẽ nhận lãnh án phạt đúng mức, và Đức Chúa Trời sẽ lo cho những nạn nhân cả lúc bây giờ và trong tương lai. Điều ác sẽ không thắng hơn đâu!
***

"GIẬN"



"GIẬN"
Châm ngôn 6.16-17; Thi thiên 37.8;
Êphêsô 4.26-27; Mathiơ 5.21-24
PHẦN GIỚI THIỆU.
Giận có chiều hướng thúc đẩy chúng ta phải làm những việc mà bình thường chúng ta không muốn làm, những việc thường khiến cho đời sống chúng ta ra tệ hơn chớ không khá hơn!
MINH HOẠ.
Sự việc cho thấy dường như sinh viên nầy cần đến lớp khoảng 2 tiếng đồng hồ để làm bài tập của mình. Môn duy nhứt thích hợp là Động vật hoang dã. Anh ta đã dành chỗ trước khi anh ta nghe nói bài học rất khó và vị giáo sư cũng khác. Nhưng, dường như chỉ có một sự lựa chọn duy nhứt, vì vậy anh ta đã đăng ký học. Sau một tuần lễ và một chương học, vị giáo sư đã cho cả lớp làm bài tập. Anh ta đã qua lọt phần bài tập ấy và tờ giấy chia làm nhiều hình vuông và trong mỗi hình vuông đó là một bức tranh vẽ rất cẩn thận về đôi chân của một số loài chim. Không phải cả thân, không phải hai bàn chân – chỉ là chân của các loài chim khác nhau. Bài tập ấy chỉ yêu cầu họ xác định các loài chim từ những tấm hình vẽ chân của chúng. Thế là anh ta hoàn toàn bối rối. Anh ta chẳng có một manh mối nào cả. Anh sinh viên ngồi xuống nhìn vào bài tập càng lúc càng rối bời thêm. Sau cùng, gần đến giờ nộp bài, anh ta ra đứng trước lớp, để bài làm lên bàn của giáo sư rồi hô lên: "Đây là bài tập tồi tệ nhất mà tôi từng xem qua và đây là môn học ngốc nhất mà tôi từng bước vào". Vị giáo sư ngước mắt lên nhìn anh ta rồi nói: "Nầy anh bạn trẻ kia, anh vừa mới thi rớt rồi". Khi ấy vị giáo sư nhặt lấy tờ giấy thi, nói rằng anh sinh viên kia chưa ghi tên mình lên đó, rồi nói: "Nào, anh bạn trẻ, tên của anh là gì? " Lúc bấy giờ, anh sinh viên ấy khom người xuống, kéo đôi vớ lên, chỉ hai chân mình rồi đáp: "Thầy nhận ra em mà" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 299.
Tuy nhiên, kết quả rất là thảm hại, chẳng có gì buồn cười cả. Giữa 7 điều Vua Solomon nói Đức Chúa Trời ghét là "giận", hay khi ông nói tới nó trong Châm ngôn 6.17c: "tay làm đổ huyết vô tội". Giận thường đẩy chúng ta đến với tội lỗi và nhơn đó gãy vỡ với Đức Chúa Trời và với nhau, cho nên Đức Chúa Trời ghét sự “giận” lắm.
Kinh thánh và lịch sử ghi lại những đời sống bị tan vỡ vì là kết quả của giận dữ. Nó hủy diệt không những kẻ bị nó lèo lái, mà còn hủy diệt những kẻ bị ám ảnh với nó nữa.
Kinh thánh dạy chúng ta rằng chúng ta phải canh giữ tâm trí mình chống lại sự giận dữ, thất bại không kềm chế hay không xử lý được với cơn giận kết quả trong sự thừa mứa tội lỗi.
I. Ý ĐỒ CỦA MA QUỈ (Châm ngôn 6.17c; Thi thiên 37.8; Êphêsô 4.26-27)
A. Hành động lún sâu (Châm ngôn 6.17c; Thi thiên 37.8)
1. David trong Thi thiên 37.8 chỉ ra sự nối kết giữa giận hoảng và điều ác, giận hoảng dẫn tới điều ác.
a. "Hãy dẹp sự giận, và bỏ sự giận hoảng; Chớ phiền lòng, vì điều đó chỉ gây ra việc ác".
b. Con trai ông là Solomon trong Châm ngôn 6.17c nối giận với việc làm đổ huyết vô tội.
c. Cần phải tránh né sự giận, một là xử lý nó, hoặc nó sẽ dẫn tới tội lỗi, và chúng ta càng không để ý đến thì nó càng càng làm tới!
MINH HOẠ.
Bất cứ lúc nào bạn nổi giận, phải biết chắc rằng không những nó là một điều ác trong hiện tại, mà bạn còn phát triển thành một thói quen nữa đấy. -- Epictetus -- As quoted in Bob Phillips, Phillips' Book of Great Thoughts & Funny Sayings, (Wheaton, IL. Tyndale House Publishers, Inc, 1993), p. 18.
2. Giận nối kết chúng ta với ma quỉ, nó là một thế lực khiến cho Satan phải nổi loạn chống nghịch Đức Chúa Trời và mọi sự mà Đức Chúa Trời đã xem là tốt lành.
a. Khi chúng ta để cho cơn giận trở nên ung nhọt trong chúng ta, chúng ta trở thành vùng đất ươm đầy những khát khao tội lỗi.
MINH HOẠ.
Khi cơn giận nổi lên trong lòng của Cain, thì giết người chẳng xa lắm đâu -- Philip Henry (1631-1696) - Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry 406.
b. Có bao nhiêu Cơ đốc nhân đã mời đón tai hoạ vào trong tấm lòng và trong đời sống vì họ thất bại không kềm chế được hoặc không chịu thú nhận tính khí của họ!?!
c. Chúng ta không thể để cho cơn giận... đem lại nhiều kết quả tai hại khi chúng ta thất bại không xử lý nó được.
3. Được liệt kê là một trong 7 điều mà Đức Chúa Trời ghét nhất, cho thấy thứ cảm xúc nầy mạnh mẽ là dường nào, Đức Chúa Trời ghét đường lối cơn giận làm sự hủy diệt.
B. Thôi không giận nữa (Êphêsô 4.26-27)
1. Loại nháy mắt của thế gian khi giận dữ ...
MINH HOẠ.
Đừng giận khi lên giường ngủ. Hãy ở lại đó mà đánh trận -- Phyllis Diller -- As quoted in Bob Phillips, Phillips' Book of Great Thoughts & Funny Sayings, (Wheaton, IL. Tyndale House Publishers, Inc, 1993), p. 18.
2. Xã hội chúng ta hay đùa về sự giận hoảng, miễn thứ cho nó, thậm chí có những lúc còn vỗ tay hoan nghênh nó nữa.
a. Nhiều người bất chấp nan đề mà họ gặp phải với sự giận dữ, giống như những kẻ ghiền rượu cứ chối họ chẳng có nan đề mà nhiều người có tánh giận có!
MINH HOẠ.
Có nhiều ý tưởng kỳ quặc về việc mang lấy thập tự giá. Tôi nhớ có một người từng đến nói với tôi: "Tôi có tánh nóng lắm, nhưng tôi nghĩ đấy là thập tự giá của tôi” (rất dễ thương, tôi hy vọng thế!), "Đấy không phải là thập tự giá của bạn đâu, mà đấy là tội lỗi của bạn đó!" -- Alan Redpath in Victorious Christian Faith. Christianity Today, Vol. 33, no. 8.
b. Ngày nay chúng ta thường không gọi đấy là tội lỗi, nhưng đó là chỗ mà nó đang dẫn tới.
c. Sự thật về sự giận hoảng, ấy là nó thường tạo ra những tội lỗi kinh khủng trong đời sống chúng ta khi không chịu xử lý hoặc không công nhận nó.
3. Cách tiếp cận của Kinh thánh đối với việc xử lý cơn giận hoảng (Êphêsô 4.26-27)
a. Công nhận nó! "đang cơn giận ... "
b. Kềm hãm nó lại " ... thì chớ phạm tội ..."
c. Xử lý nó ngay lập tức " ... chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn, ..."
d. Cẩn trọng với nó! " ... và đừng cho ma quỉ nhơn dịp".
4. Khi xử lý với cơn giận lúc nó xuất hiện trên bối cảnh lần đầu tiên, cách tốt nhất là làm sao đừng để cho nó lún tới những cấp độ sâu hơn và gây ra nhiều thiệt hại hơn.
a. Tốt hơn là nên xử lý với cơn giận khi nó mới bắt đầu.
MINH HOẠ.
Vật vã với tuyến giao thông trong giờ cao điểm từ khu ngoại ô Maryland đến Washington D.C., có thể tốn rất nhiều thời gian. Buổi sáng kia, một thiếu nữ lao xe từ đường bên cạnh vào dòng lưu thông ở trước mặt một tài xế cách mấy chiếc xe ở trước mặt tôi, buộc anh ta phải thắng gấp. Anh ta đã tránh không đụng nàng kia chừng vài inches và rõ ràng rất giận dữ. Trong vòng mấy giây, tuyến lưu thông ấy dừng lại tại đèn đỏ, và tôi thấy anh ta theo sát xe phạm lỗi kia, rồi nhảy ra khỏi xe, giận dữ sải bước hướng về xe của cô ta. Hiển nhiên là anh ấy dự tính chỉnh sửa cô nàng kia. Khi nhìn thấy anh ta đến, cô thiếu nữ rất đẹp đó cũng nhảy ra khỏi xe và chạy đến đón anh ta – một nụ cười thật tươi nở ra trên gương mặt của nàng! Trước khi anh ta có thể buông ra một lời hay nhận biết điều gì sắp xảy ra, cô ấy đã vòng tay ôm quanh người anh ta, ôm anh ấy thật chặt, và rồi một cái hôn môi thật nồng nàn! Thế rồi, cô ấy quay trở lại xe của mình và lái đi, để đối thủ của mình đứng giữa đường vẫn không nói được nên lời và ngớ ngẩn, lúng túng trông theo – không còn giận dữ nữa! -- B.R. Holt, Caldwell, ID. Christian Reader, "Lite Fare."
b. Có lẽ khi chẳng có cách tiếp cận nào hay nhất, cô ta đã có ý định đúng đắn, xoa dịu cơn giận ngay lập tức hầu ngăn ngừa tai vạ nặng nề hơn.
5. Thế thì tốt hơn nên xoa dịu cơn giận trước khi nó tự mọc rễ trong linh hồn chúng ta, ở đó nó có thể tạo ra cơn đau tim rất nặng nề!
II. NHỮNG ĐỘNG LỰC NGUY HIỂM! (Mathiơ 5.21-24)
A. Giận đột ngột (5.21-22a)
1. Phaolô đã khởi sự trong Êphêsô 4.27 rằng cơn giận tồn tại không kiểm soát được có thể cung ứng cho ma quỉ một chỗ đứng trong đời sống chúng ta ... và Chúa Jêsus nói y như thế trong Mathiơ 5.21-24.
2. Chúa Jêsus nối kết "giận" và "giết người" chung với nhau!
a. Nhưng chắc chắn mọi sự giận không nhất thiết dẫn tới giết người... thực vậy, nhưng tất cả những kẻ giết người đều xuất phát từ giận!
b. Giận là một quá trình mất kiểm soát bản ngã, và nó là chất xúc tác cho tội lỗi, cho nên rất là quan trọng khi chúng ta học biết xử lý nó sao cho thật hiệu quả.
3. Trong hầu hết các trường hợp những kẻ có đời sống thuộc linh của họ nông cạn sẽ bị sự giận dữ ấy tiêm nhiễm.
MINH HOẠ.
Cái bình càng rỗng, nước càng sôi nhanh. Hãy coi chừng tính khí của mình. -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
4. Một trong những dè chừng giỏi nhất chống lại cơn giận dẫn tới phạm tội là bước đi sâu sắc với Đức Chúa Trời.
a. Giận là một cảm xúc sẽ xảy ra, nhưng khi nó chiếu cố đến người nào được đầy dẫy Đức Thánh Linh họ sẽ không sôi sụt lên mau chóng đâu.
b. Bản thân cảm xúc giận ấy không phải là tội lỗi đâu, mà là những gì chúng ta làm với nó.
c. Kinh thánh chép trong Thi thiên 4.4: "Các ngươi khi đương giận, chớ phạm tội; ..." (bản Kinh thánh Anh ngữ).
5. Ở đây Chúa Jêsus đang nói về "CƠN GIẬN THÌNH LÌNH" ... là loại giận loé lên trong một phút chốc, loại giận kết quả trong việc nói với anh em mình là "RACA", từ nầy được dịch là: "đồ ngốc!"
a. Loại giận nầy không có suy tính trước, nó đột ngột và tỏ ra một phút chốc mà thôi.
b. Hầu hết chúng ta sẽ gạt bỏ sự giận nầy khi "ai nay đều kinh nghiệm sự giận nầy, nó rất bình thường" ... nhưng loại giận nầy cần phải được tính sổ.
(1. Chúa Jêsus phán người nào nói: "RACA" phải trả lời với Toà Công Luận.
(2. Điều nầy có ý nói rằng dù giận ở cấp độ nầy thì phải biết xử sự giữa vòng anh em ... chúng ta cần phải tính toán với nhau vì thể hiện ra loại giận đột ngột nầy.
(3. Lý do là – tỏ ra giận như thế, nếu không xử lý sẽ dẫn tới hình thái giận thứ nhì nghiêm trọng hơn sự giận mà Chúa Jêsus đã mô tả kế tiếp đó, loại giận khiến cho một người bị đoạ đày trong lửa địa ngục!
c. Những bùng nổ cơn giận thể ấy sẽ hoàn toàn gây thiệt hại... rồi nó sẽ gây ra những việc dại dột và leo thang tự phát thành một tấm lòng giận dữ.
MINH HOẠ.
Tờ Arizona Republic (ngày 25 tháng 4 năm 1995) ghi lại rằng khi Steve Tran ở Westminster, California, đóng cửa vào ngày 25 đã kích hoạt các quả bom vi trùng, ông nghĩ là ông đã nhìn thấy con dán cuối cùng bò vào căn hộ của ông. Khi thuốc được phun ra, nó kích thích, làm nổ cánh cửa ngăn kia, mấy cánh cửa sổ nữa, làm bốc cháy đồ đạt của ông. Ông ta nói: "Thực sự tôi muốn giết hết thảy chúng". "Tôi tưởng nếu tôi sử dụng nhiều hơn, tình trạng sẽ kéo dài thêm". Theo nhãn hiệu, chỉ hai hộp thuốc nhỏ thôi sẽ giải quyết nan đề bầy gián, sẽ thanh toán xong nan đề gián của Tran. Cú nổ đó gây thiệt hại trên 10.000$USD cho toà nhà đô thị của ông. Và cho bầy gián? Tran cho biết? "Đến Chúa nhựt, tôi đã trông thấy chúng còn đi vòng quanh". Khi Châm ngôn 29.11 chép: có "kẻ ngu muội mới tỏ ra sự nóng giận mình" -- Leadership, Vol. 17, no. 2.
6. Chúa Jêsus muốn hình thái "đột ngột" của cơn giận phải là đầu đề cho sự xét đoán hầu ngăn ngừa sự phát triển của cơn giận sâu nặng hơn, chẳng có việc gì sai trái khi trả lời với Toà Công Luận ở đây, đấy chỉ là một phương thức để tính toán sự bùng phát cơn giận hầu cho chúng không phát triển xa thêm.
a. Bạn sẽ tính toán những bùng phát của cơn giận như thế nào?
b. Bạn có thể kềm chế trước nan đề “giận” của bạn không?
c. Chúng ta phát triển loại tính toán như thế nầy hôm nay bằng cách nào?
B. Giận âm ỉ (5.22b)
1. "Đồ điên" là một cấp độ khác của “giận”, nặng hơn là "đồ ngốc".
a. Ở cấp độ nầy giết người đang có ở trong lòng, đấy là nội dung những lưu ý của Chúa Jêsus ở đây.
b. Đây là cơn giận còn tồn tại, nó phát triển và ung mủ trong linh hồn của một cá nhân.
c. Đây là cơn giận chưa được xử lý.
2. Một cấp độ giận như thế, nó hủy diệt người đang có lòng giận cũng như kẻ mà nó đang nhắm vào.
3. Đây là cơn giận tìm cách hủy diệt, có mục đích cất bỏ điều chi là tốt lành.
MINH HOẠ.
Trong quyển tự truyện Number 1 của mình, Billy Martin kể lại chuyến đi săn ở Texas với Mickey Mantle. Mickey có một người bạn để cho họ vào săn trong nông trại của mình. Khi họ vào đến nông trại, Mickey bảo Billy ngồi chờ ở trong xe khi anh kiểm tra lại với bạn mình. Bạn của Mantle mau chóng cho phép họ vào săn, nhưng anh ta yêu cầu Mickey một việc. Anh ta rất cưng một con la ở trong chuồng ngựa, nó sắp bị mù, và anh ta không nhẫn tâm làm hại nó. Anh ta yêu cầu Mickey bắn con la ấy cho anh ta. Khi Mickey trở lại xe, thì giả vờ giận dữ. Anh ta gay gắt và đóng sầm cửa xe lại. Billy hỏi anh ta có chuyện gì thế, và Mickey nói bạn anh không để cho họ săn. "Tôi giận gã ấy quá", Mantle nói: "Tôi sẽ vòng ra chuồng ngựa và bắn con la của hắn!" Mantle lái xe như một tên điên vòng ra chuồng ngựa. Martin chống lại: "Chúng ta không thể làm thế!" Nhưng Mickey vẫn cố quyết, anh ta gào lên: "Chỉ nhìn xem tôi thôi". Khi họ đến tại chuồng ngựa, Mantle nhảy ra khỏi xe cùng với khẩu súng trường, chạy vào bên trong, và bắn con la. Khi anh ta ra khỏi đó, anh ta nghe hai tiếng súng, và anh ta chạy lại chỗ chiếc xe. Anh ta thấy Martin cũng rút khẩu súng trường ra nữa. "Martin, anh làm gì thế?" anh ta thắc mắc. Martin lui lại, mặt đỏ lên vì giận, "Chúng ta cho hắn biết tay! Tôi vừa giết hai trong số bầy bò của hắn!" Giận dữ có thể lây lan, rất nguy hiểm. Như sách Châm ngôn đã nói: "Chớ làm bạn với người hay giận ... E con tập theo đường lối nó" (Châm ngôn 22.24-25). -- Scott Bowerman, Bishopville, South Carolina. Leadership, Vol. 16, no. 1.
a. Giận có thể trở thành dại dột hoàn toàn!
b. Loại giận thứ hai nầy đem lại án phạt bằng lửa địa ngục cho người nào để cho nó nhập vào linh hồn mình, vì nó dẫn tới nhiều tội lỗi.
4. Chúa Jêsus cảnh cáo nghịch lại với cấp độ giận dữ nầy, nó vượt khỏi việc tính toán với người khác, nó đáng phải dành cho lửa địa ngục!
a. Ở cấp độ nầy, cơn giận chỉ đem lại sự hủy diệt.
b. Không nghi ngờ chi nữa, có những dấu hiệu cảnh cáo sớm sủa về sự phát triển nầy, ăn năn và tính sổ là phương thức duy nhứt để ngăn ngừa không cho bốc hơi đầy đủ.
C. Tính sổ thuộc linh (5.23-24)
1. Chúa Jêsus nói rõ ràng trong phân đoạn nầy rằng Đức Chúa Trời không chấp nhận sự thờ phượng từ những cái đầu nóng hổi chưa xử lý với các vấn đề giận dữ của họ!
a. Chúng ta không thể kính sợ Đức Chúa Trời mà ghét anh em mình (chỉ hãy đọc I Giăng!)
b. Chúng ta không thể loại bỏ nhau mà vẫn ok với Đức Chúa Trời.
MINH HOẠ.
Một tín đồ đang ở trong chỗ tranh chiến với anh em mình không thể ở trong sự hoà thuận với [Đức Chúa] Cha của mình. -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
2. Có một sự liên quan sâu sắc và quan trọng giữa mối quan hệ của chúng ta với nhau và sức khoẻ thuộc linh của chúng ta!
a. Cơn giận chưa giải quyết tạo ra một hàng rào giữa chúng ta và Đức Chúa Trời cũng như với nhau.
b. Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm hoà với nhau khi chúng ta đến với Ngài.
c. Cho nên rất là quan trọng khi Chúa Jêsus phán như thế, nếu bạn BIẾT ai đó đang có lòng giận với bạn thì hãy đến mà gặp họ … dầu khi bạn không phải là người có lòng giận!
d. Đức Chúa Trời ao ước con cái của Ngài biết làm hoà với nhau.
3. Bất luận chúng ta có thờ phượng giỏi đến chừng nào, nếu chúng ta đến với Đức Chúa Trời khi đang có vấn đề với ai đó, sự thờ phượng của chúng ta sẽ không được nhậm, thờ phượng như thế chẳng có phước hạnh gì cho chúng ta cả.
a. Đây là một việc mà nhiều người đã bỏ sót.
b. Đức Chúa Trời tuyệt đối quan tâm đến các mối quan hệ của chúng ta.
c. Ngài đã chịu chết để cứu hết thảy chúng ta ... vì vậy chúng ta không nên có vấn đề gì với nhau, vì như thế sẽ là một sự nhạo báng ân ban cứu rỗi của Ngài cho mọi người.
4. Phương án sửa sai được tóm tắt ở đây là để của lễ tại bàn thờ ... nó vẫn là của lễ dâng cho Đức Chúa Trời, nhưng hãy đi, làm hoà lại với anh chị em, rồi sau đó trở lại dâng của lễ, giờ đây dâng của lễ và thờ phượng rất thích hợp.
5. Rõ ràng Đức Chúa Trời ghét sự giận lắm, nó làm cho chúng ta mất tư cách đối với sự thờ phượng và dâng hiến và phục theo nhiều loại tội lỗi khác nữa.
a. Chúng ta cần phải xử lý với những vấn đề giận dữ đó ở trong lòng mình trước khi chúng lớn lên thành những nan đề trầm trọng.
b. Chúng ta cần phải kính sợ Đức Chúa Trời và yêu mến gia đình của Đức Chúa Trời.
PHẦN KẾT LUẬN. Đức Chúa Trời căm ghét sự giận hoảng vì nó hủy diệt về mặt thuộc linh, cả cho người đang có lòng giận cũng như cho nạn nhân của cơn giận. Giận thường là nền tảng của nhiều tội lỗi. Giận là một công cụ rất hiệu quả của Satan, chúng ta phải canh giữ tấm lòng mình không để cho giận dữ phóng ra trong những đường lối tội lỗi. Chúng ta phải học biết "đang cơn giận chớ phạm tội". Giận hoảng bất kỉnh làm sự hủy diệt, tình yêu thương của Đức Chúa Trời là phương thuốc chữa lành.
***

"LƯỠI DỐI TRÁ"



"LƯỠI DỐI TRÁ"
Châm ngôn 6.16-17b; 12.22
Giêrêmi 7.1-29
PHẦN GIỚI THIỆU:
Khi liệt kê danh sách 7 việc mà Đức Chúa Trời ghét, dường như "dối trá" được nhắc đến những hai lần... Châm ngôn 6.17-19: "con mắt kiêu ngạo, lưỡi dối trá, tay làm đổ huyết vô tội, lòng toan những mưu ác, chân vội vàng chạy đến sự dữ, kẻ làm chứng gian và nói điều dối cùng kẻ gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em", đã có một sự phân biệt giữa hai loại dối trá được nhắc tới ở đây.
"Lưỡi dối trá" bao gồm những lời nói dối không chính thức ... vặn cong lẽ thật của Đức Chúa Trời, thứ hai về "kẻ làm chứng gian và nói điều dối" gồm những lời nói dối chính thức để xuyên tạc một anh chị em nào đó, để hủy diệt một người.
Đức Chúa Trời ghét "lưỡi dối trá" vì nó hủy diệt lẽ thật của Đức Chúa Trời. Chính lời nói dối mà một người đưa chính mình và nhiều người khác không còn sống xứng đáng cho Đức Chúa Trời nữa. Đây chính xác là những gì đã xảy ra cho xứ Giu-đa trong thời của Giêrêmi.
Lời nói dối hơi "cong", đủ bóp méo lẽ thật làm thay đổi bức tranh mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.
MINH HOẠ
Những tấm gương bịp bợm kinh khủng dường bao, nó vặn cong gương mặt đi! Người nào nhìn vào một trong những tấm gương đó nhìn thấy tóc mình rối bời hết, trán mình trở nên nhoè, mũi mình phồng lên, đôi mắt xéo xẹo, và cả tá thứ quỉ quái khác có thể tưởng tượng ra được. Loại gương bịp ấy giống như những khuynh hướng không lành mạnh, rầu rĩ, nó đẩy mọi sự vào chỗ ảm đạm, và khiến cho những thứ dễ thương thành ra cay đắng nghịch lại chính chúng! Chúng cũng có thể được ví như những sự phán xét sai trật, khiến cho nhiều người gán sự cong quẹo thành trọn vẹn, và cho rằng chẳng hề gì. Sẽ là tốt hơn nếu tất cả những tấm gương nầy bị vỡ nát ra thành những nguyên tử, và tấm kính phản ảnh lẽ thật Lời Đức Chúa Trời được treo lên ngay chỗ của chúng -- Charles Haddon Spurgeon, The Quotable Spurgeon, (Wheaton. Harold Shaw Publishers, Inc, 1990)
Điều nầy làm cho sự ký thác của chúng ta nơi lẽ thật của Đức Chúa Trời được ổn định hơn, vì nếu chúng ta chấp vá lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời thậm chí một mảnh nhỏ thì bức tranh của Đức Chúa Trời và ý chỉ Ngài dành cho đời sống chúng ta sẽ bị méo mó đi, điều nầy có thể dẫn tới một nhận định không đúng về đức tin sống động kia. Phaolô đã nhắc nhở trong Rôma 1 rằng khi con người đời xưa biết rõ lẽ thật của Đức Chúa Trời, họ đã chọn tin theo một lời nói dối đã dẫn tới chỗ mọi sự tốt lành đều bị ra cong quẹo hết ... nhiều đến nỗi sau cùng Đức Chúa Trời đã phó họ cho tất cả mọi thứ tình dục và những việc làm đáng xấu hổ. Rõ ràng đây là một quá trình lâu dài, và đây là lý do tại sao nắm bắt được lẽ thật là quan trọng cho từng thế hệ hầu bảo tồn được cho các thế hệ trong tương lai.
Lỗi lầm mà chúng ta thường phạm phải về lẽ thật, ấy là chúng ta cảm thấy chúng ta phải luôn luôn bảo hộ nó, nhưng đôi khi chúng ta chỉ cần công bố ra và sống theo lẽ thật đó! Lẽ thật được bảo hộ tốt nhất khi nó được thực thi.
MINH HOẠ:
Một người không thể luôn luôn bảo hộ cho lẽ thật được; phải có một thời gian để ban bố nó ra -- C. S. Lewis (1898-1963) - Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry 11493.
Kinh thánh công bố tầm quan trọng của LẼ THẬT ... không những trong Lời của Đức Chúa Trời, mà còn từ lưỡi của chúng ta nữa. Khi chúng ta không nói ra lẽ thật, chúng ta chưa sống theo lẽ thật ... điều nầy càng dẫn tới sự tan vỡ với Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời ghét "lưỡi dối trá".



I. NÓI DỐI (Giêrêmi 7.1-4)
A. THỔI PHỒNG (7.1-2)
1. Đức Chúa Trời bảo Giêrêmi phải đến đứng nơi cổng thành dẫn vào đền thờ của Đức Chúa Trời tại thành Jerusalem.
a. Đây là chỗ tốt nhứt để giảng cho tất cả những người Do thái đến thờ lạy Đức Chúa Trời, sẽ không bỏ sót một ai nếu ông đứng nơi cổng hay lối ra vào.
b. Họ đã học biết sống theo tôn giáo, nhưng không kỉnh kiền!
c. Trong khi họ đến với nhà của Đức Chúa Trời, họ đã sống trong tội lỗi và đã tin theo những lời dối trá vặn cong sự thờ phượng thật của Đức Chúa Trời.
2. Xứ Giu-đa giống như chị em của nó là Israel đã khởi sự tin theo những sự xuyên tạc về Đức Chúa Trời, điều nầy dần dần khiến họ phải sống giống như các dân tà giáo ở chung quanh họ – song hết thảy vẫn trung tín đi lên nhà của Đức Chúa Trời.
a. Đời sống của họ trong xã hội đầy dẫy những tư tưởng tà giáo, phi luân về tình dục là điều rất thông thường, sự thờ lạy các hình tượng thì đều khắp, họ chỉ giữ có vài điều răn, nhưng họ suy nghĩ cách kín đáo rằng bao lâu nhà của Đức Chúa Trời còn ở giữa họ thì họ sẽ được bình an.
b. Họ đã cách nhà của Đức Chúa Trời ra khỏi tấm lòng của Đức Chúa Trời, lẽ thật trong giao ước của Đức Chúa Trời đã bị đổi thành một tràng nói dối, những lời dối trá nói họ có thể sống giống như những kẻ tà giáo nhưng vẫn tận hưởng ơn phước của Đức Chúa Trời!
c. Còn chúng ta hôm nay thì sao? Có phải phần nhiều người trong xã hội của chúng ta ngày nay xưng mình sống rất tôn giáo và thậm chí là những tín đồ đã "tái sanh" thực sự sống theo lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời, hay có phải chúng ta đang sống theo cách nầy suốt tuần lễ và theo cách kia vào ngày Chúa nhựt?
d. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.
3. Những sự bóp méo lẽ thật của Đức Chúa Trời không xảy ra trong một đêm đâu ... nó tiệm tiến đấy.
a. Chúng ta đang có một sự thay đổi dần dần lẽ thật nếu chúng ta không cẩn thận ... đây đúng là điều mà "lưỡi dối trá" nói tới, đôi khi chính là cách chúng ta kéo dài lẽ thật ra ... và khi nó xảy ra với Lời của Đức Chúa Trời, hậu quả rất là thảm hại!
MINH HOẠ.
Một con cá dường như lớn lên mỗi ngày sau cái ngày nó bị bắt -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
b. Đây là lý do tại sao mỗi thế hệ và từng tín hữu phải bám chặt, kiên cố vào Lời Đức Chúa Trời thật cẩn thận, lẽ thật có thể dần dần mất đi!
4. Chúng ta đang sống trong một thế giới như đang thổi phồng lẽ thật lên, tái sáng chế điều chi là đúng bằng cách thay đổi những nhãn hiệu hay đặt tên lại tội lỗi cho thật kêu để dễ tiếp nhận, nhưng dầu chúng ta có gọi nó là gì đi nữa, nếu Đức Chúa Trời gọi nó là tội lỗi thì nó luôn luôn sẽ là tội lỗi!
MINH HOẠ.
Lincoln đang cố gắng đưa ra một luận điểm. Khán thính giả của ông rất bướng bỉnh và cứng đầu. Vì vậy Lincoln tìm cách đưa ra một chiến thuật khác. Ông nói với kẻ hay tranh cãi như sau: "Được lắm, giờ đây chúng ta hãy xem xét. Con bò có mấy chân?" Lời đáp đến ngay: "Tất nhiên là bốn rồi". Lincoln đồng ý: "Đúng lắm. Bây giờ, giả sử ông gọi đuôi của con bò nầy là chân; vậy thì con bò có mấy chân?" Đối thủ đáp với sự tự tin: "Sao, tất nhiên là 5 chân rồi". Lincoln tiếp liền: "Bây giờ, đây là chỗ sai lầm của ông rồi đó. Gọi đuôi con bò là chân không thể biến nó thành chân được!" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988), p. 483.
B. Giả hình (7.3-4)
1. Trong khi dân Giu-đa sống với cung cách sống vô đạo, họ vẫn đều đặn đi lên nhà của Đức Chúa Trời.
a. Người Babylôn đang đe doạ nền an ninh của họ ... mỉa mai thay, họ đang thờ lạy các tà thần của người Babylôn cùng với Đức Chúa Trời của Ápraham ... giống như cảm thấy họ cần đa nguyên và rộng mở vậy ... chấp nhận những lời dối trá!
b. Lòng tin cậy của họ không đặt vào Lời của Đức Chúa Trời mà họ đã vi phạm, đây là sự hiện diện về mặt thuộc thể của Nhà Đức Chúa Trời ... họ tưởng rất dối trá rằng Đức Chúa Trời sẽ không hề để cho ngôi nhà vật chất nầy bị hủy diệt bất luận họ sống như thế nào! Hãy chú ý sự an ninh giả dối của họ trong mấy câu nầy. Giêrêmi 7.3-4 "Đức Giêhôva Vạn Quân, Đức Chúa Trời của Israel phán như vầy: Hãy sửa lại đường lối và việc làm của các ngươi; thì ta sẽ khiến các ngươi ở trong xứ nầy. Chớ nhờ cậy những lời dối trá rằng: Chính đây là đền thờ của Đức Giêhôva, đền thờ của Đức Giêhôva, đền thờ của Đức Giêhôva!"
2. Họ tưởng họ đang làm cho chính mình Đức Chúa Trời phải ra khờ dại ... mọi sự họ phải làm là giữ Đức Chúa Trời ở bên cạnh họ bằng cách đi lên thờ lạy ở đền thờ và duy trì nhà của Đức Chúa Trời ... họ chỉ đang làm cho bản thân họ ra dại dột, chớ không phải Đức Chúa Trời đâu!
MINH HOẠ.
Một vị Hiệu trưởng nhận được một cú gọi. Giọng nói ở đầu dây kia: "Thomas Bradley không đi học hôm nay". Vị Hiệu trưởng bèn nghi ngờ giọng nói đó. Ông hỏi: "Ai đang nói đấy?" Giọng nói kia đáp ngay: "Cha của tôi" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 288.
3. Mọi nổ lực làm cho Đức Chúa Trời ra dại dột chỉ khiến cho họ thêm dại dột mà thôi!
4. Cái điều Đức Chúa Trời mong muốn là sự phó thác của họ đối với Ngài và mọi đường lối của Ngài, lìa bỏ lối sống thờ lạy hình tượng mà họ hiện đang sống, lìa bỏ những thoả hiệp đã hủy diệt lẽ thật.
II. TIN THEO NHỮNG LỜI NÓI DỐI (7.5-15)
A. Rỗng tuếch (7.5-8)
1. Ý thức của họ về sự an ninh là rỗng tuếch ... hy vọng của họ về sự bảo hộ của Đức Chúa Trời không đặt vào đền thờ của Đức Chúa Trời đang hiện hữu trong thành phố, hy vọng ấy chỉ có nếu Đức Chúa Trời ngự trong tấm lòng của họ!
a. Đức Chúa Trời muốn đời sống của họ phải song hành với lẽ thật CỦA NGÀI, chớ không phải song hành với các hình tượng tà giáo.
b. Vòng tay ôm lấy đền thờ của Đức Chúa Trời và thoả hiệp với đền thờ hình tượng không bao giờ thấy hài lòng cả.
2. Họ đang đùa giỡn với Đức Chúa Trời bằng cách từ chối không chịu nhìn xem lẽ thật, họ đang tin theo những lời dối trá của chính họ ... nghĩa là họ có thể sống theo cách họ ưa thích rồi cảm thấy an ninh trong nhà của Đức Chúa Trời đang hiện hữu ở giữa họ như sự an ninh.
MINH HOẠ.
Một cô gái nhỏ đã phát triển một thói tật xấu. Nó luôn luôn nói dối. Ngày nọ, khi nó được tặng con chó Bernard vào ngày sinh nhật, nó đi ra và kể cho tất cả người hàng xóm biết nó có một con sư tử. Mẹ nó gọi vào bảo: "Mẹ cấm con không được nói dối. Con đi lên lầu và thưa với Đức Chúa Trời là con xin lỗi. Hãy hứa với Chúa con sẽ không nói dối nữa". Cô nhỏ ấy liền đi lên lầu, thốt ra lời cầu nguyện của mình rồi đi xuống. Mẹ nó hỏi: "Có phải con nói với Chúa là con xin lỗi không?" Cô bé đáp: "Dạ, con nói rồi ạ! Và Đức Chúa Trời phán đôi khi cũng Ngài thấy khó mà nói con chó của con ra từ một con sư tử đấy" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 287.
3. Lẽ thật chẳng làm tốt gì cho chúng ta nếu chúng ta nói chúng ta cầm giữ nó mà không phát nó ra, đấy là một lời tuyên xưng rỗng tuếch về đức tin.
B. Gây tổn thương (7.9-15)
1. Họ đang gây nguy hại không những chính đời sống của họ, mà còn gây nguy hại cho đời sống của con cái họ qua sự giả hình của họ nữa.
a. Người Ba-by-lôn không bao lâu nữa sẽ đến và hủy diệt họ và bắt họ đi làm phu tù ... họ đã thờ lạy các thần của người Ba-by-lôn.
b. Các tiên tri giả ở giữa vòng họ đang nói với họ không sao đâu khi thờ lạy các thần nam nữ của người Babylôn trong khi cứ tôn kính Đức Giêhôva và trung tín với nhà của Ngài ... và họ đang tin theo những lời dối trá đó.
2. Các tiên tri giả đã thuyết phục họ rằng họ sẽ có tâm trí rộng mở hơn chớ không phải hẹp hòi đâu, nhưng lời nói dối nầy sẽ minh chứng sự suy đồi của họ!
MINH HOẠ.
Một Mục sư ngồi trong toa ăn tối trên chuyến xe lửa đi dọc theo Sông Hudson. Ngồi đối ngang với ông là một kẻ vô thần, hắn nhìn thấy cổ áo Mục sư của ông, liền nói: "Tôi biết ông là một Mục sư ". Lời đáp đến ngay: "Thưa phải, tôi là Mục sư Tin lành". "Tôi nghĩ ông tin theo Kinh thánh". Mục sư đáp rất chính thống: "Chắc chắn là tôi tin Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời". "Nhưng có những việc trong Kinh thánh mà ông không thể giải thích được?" Với sự hạ mình, vị Mục sư đáp: "Dạ, có nhiều chỗ trong Kinh thánh rất khó hiểu đối với tôi". Với bầu không khí đắc thắng, kẻ kia dồn vị Mục sư vào góc kẹt, hắn hỏi: "Vậy sao, thế thì ông làm gì khi ấy?" Không nao núng, vị Mục sư cứ tiếp tục ăn bữa tối của mình – món cá trích Hudson rất ngon, chỉ còn bộ xương trên đĩa. Ngước mắt nhìn lên, ông nói: "Thưa ông, tôi làm y như vầy, giống như khi dùng món cá trích nầy. Khi tôi ăn đến xương, tôi bỏ nó qua một bên đĩa rồi tiếp tục hưởng bữa ăn trưa. Tôi chừa bộ xương cho kẻ nào đó dại dột cứ mãi lo những chỗ khó ăn” -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 43.
3. Nếu họ nghĩ họ đã được an ninh chỉ vì họ đã có bổn phận ở ngoài mặt đối với nhà của Đức Chúa Trời, hay chỉ một mình nhà Đức Chúa Trời bảo đảm sự an ninh của họ, khi ấy họ nên nhìn lại những gì đã xảy ra tại Si-lô (7.12-15)
a. Mặc dù đền tạm đóng tại Silô, khi dân sự của Đức Chúa Trời đã trôi giạt xa khỏi Đức Chúa Trời, đền tạm ấy không bảo hộ họ được.
b. Silô đã bị hủy diệt vì sự bất trung của Israel, và nếu xứ Giu-đa phạm phải chính lỗi lầm tin cậy giả dối đó, họ sẽ chịu lấy chính số phận ấy.
4. Ấy không phải là nhà thờ, mà chính lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời chúng ta cần phải sống theo, không phải những cảm xúc hay điều chi dường như đúng về mặt chính trị.
5. Từng sự thoả hiệp đã hủy diệt lẽ thật mà họ đã cần đến nhiều nhất!
MINH HOẠ.
Khi bạn thêm vào lẽ thật, bạn đã làm toán trừ đối với lẽ thật -- Talmud - Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry 11587.
6. Sự bảo đảm duy nhứt về sự vùa giúp của Đức Chúa Trời là khi nào chúng ta sống theo lẽ thật của Đức Chúa Trời, bất cứ một thứ chi khác hơn sẽ minh chứng sự tàn hại.
III. MẤT MÁT THẢM HẠI (7.16-29)
A. Khủng khiếp (7.16-20)
1. Họ đã sống cách xa với lẽ thật đến nỗi không còn quay trở lại được nữa ... vì vậy Đức Chúa Trời bảo Giêrêmi hãy thôi không cầu thay cho họ nữa!
a. Lời cầu nguyện không thể tác động nhiều nếu có một sự ngoan cố từ chối không chịu nhìn xem lẽ thật!
b. Đúng là một sự mất mát ghê khiếp ... cơ bản là cho cả một thế hệ ở đây!
c. Đức Chúa Trời sẽ chờ đợi một thế hệ khác biết kêu cầu cùng Ngài và vòng tay ôm lấy lẽ thật của Ngài ... và thật là mỉa mai, một thế hệ trong tương lai sẽ làm thế thậm chí không có một đền thờ, vì họ sẽ kêu la với Đức Chúa Trời từ cảnh phu tù.
2. Chúng ta có thể xem xét mọi sự đến nỗi chúng ta không còn cảm xúc đáng kể về lẽ thật!
a. "Dung chịu" những lời dối trá đang lan khắp xã hội chúng ta ngày nay đến nỗi đầu óc dường như hẹp hòi không còn tin theo những lẽ thật tuyệt đối nữa.
MINH HOẠ.
Nếu Đức Chúa Jêsus Christ hiện đến hôm nay, người ta sẽ không đóng đinh Ngài trên thập tự giá đâu. Họ sẽ xin Ngài đến ăn tối, và lắng nghe những điều Ngài phán dạy, và lấy làm vui về sự ấy -- Thomas Carlyle, quoted by D.A. Wilson in Carlyle at His Zenith. Christianity Today, Vol. 34, no. 13.
b. Tất nhiên mối nguy hiểm của việc vòng tay ôm lấy "mọi sự", ấy là quí vị không còn tin “bất cứ điều chi”nữa với lòng tin chắc!
3. Việc họ vòng tay ôm lấy bất cứ một hệ thống tín điều nào có thể được thấy trong đời sống hàng ngày, mọi sự Giêrêmi phải làm là nhìn chung quanh mình, để nhìn thấy những gì con cái đã làm, thể nào bậc cha mẹ đã dâng các thứ của lễ cho Ishtar, ở đây gọi là "Nữ Vương trên trời" ... một tham khảo đến nữ thần trong các tà thần của người Ba-by-lôn.
a. Đời sống hàng ngày của họ cung ứng minh chứng sự sai sót của họ đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời, những thoả hiệp với nền văn hoá ngoại đạo ở chung quanh họ có thể được thấy rõ trong đời sống hàng ngày.
b. Họ cảm thấy họ có thể vòng tay ôm lấy nó mà vẫn được an ninh với Đức Chúa Trời.
c. Họ sai lầm dường bao ... lẽ thật là lẽ thật, và không nên thoả hiệp.
4. Đức Chúa Trời phán ở đây vấn đề không phải ở chỗ họ chọc tức để Đức Chúa Trời giận dữ, họ đang làm tổn hại cho bản thân họ ... cho nỗi xấu hổ của chính họ! (7.19)
5. Họ không còn nhìn thấy lẽ thật nữa ... họ đã dính díu với những lời dối trá và những gì các tiên tri giả nói, ấy là họ được an nhàn với những lối trá trong lúc nầy.
B. Vô vọng (7.21-29)
1. Thật là mỉa mai, Đức Chúa Trời bảo họ rằng họ có thể cứ tiếp tục đi, ăn thịt đã dâng làm của lễ cho các hình tượng và tận hưởng nó!
a. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài đã nhiều lần nổ lực sai phái các tiên tri, họ đến để rao giảng lẽ thật cho họ nghe, hết lúc nầy tới lúc khác, Ngài đã cố gắng làm lay động họ nhưng họ cứ chối từ.
b. Cách họ tiếp cận với sự cứng cổ ấy sẽ trả giá đắt lắm.
2. Ghê khiếp thay, khi sự thực sau cùng được thấy rõ, khi quân Ba-by-lôn bắt đầu phá vỡ các bức tường phòng thủ của họ, giết chóc rồi bắt họ đưa đi làm phu tù, khi ấy họ sẽ kêu cầu Đức Chúa Trời và Ngài chẳng đáp lại.
a. Lẽ thật không phải điều tùy tiện, nó đòi hỏi sự đầu phục tuyệt đối.
b. Đức Chúa Trời phán rằng: "Sự chân thật mất rồi; đã dứt khỏi miệng chúng nó" (7.28).
3. Khi ấy Đức Chúa Trời bảo Giêrêmi: "vì Đức Giêhôva đã chê chối lìa bỏ dòng dõi nầy, mà Ngài đã tức giận".
a. Họ đã lạc sai xa cách đủ đối với lẽ thật, sự phục hồi không thể thực thi vào thời điểm nầy.
b. Đây là chặng đường sau cùng của một "lưỡi dối trá".
c. Đức Chúa Trời rõ ràng đã bảo họ rằng mọi sự nầy có thể lẫn tránh được ... nếu họ chịu giữ lưỡi mình đừng nói dối.
4. Không nghi ngờ chi nữa, hết thảy mọi sự nầy là một quá trình lâu dài, từ từ làm suy đồi lẽ thật của Đức Chúa Trời khi hướng qua sự suy tưởng tà giáo, và họ càng tin theo những lời dối trá họ càng dễ rơi vào chỗ rối rắm hơn.
MINH HOẠ.
Sự thật của một vấn đề không được quyết bởi nhiều người đang tin theo nó -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
5. Lẽ thật sẽ cứu họ, bất cứ khi nào Lời Đức Chúa Trời bị thoả hiệp, quí vị phải chắc chắn sự vặn cong lẽ thật sẽ không còn có nữa.
a. Chúng ta phải là một dân phục theo Lẽ Thật của Đức Chúa Trời ... không được vặn cong nó để làm thoả mãn cách xã hội hay chúng ta sẽ cảm nhận.
b. Quyền phép và ơn phước của Đức Chúa Trời không giáng trên chúng ta vì chúng ta xác định mình là Cơ đốc nhân, chỉ khi chúng ta sống như Cơ đốc nhân, chỉ khi chúng ta trung thành triệt để đối với lẽ thật, lẽ thật của Đức Chúa Trời!
PHẦN KẾT LUẬN. Nói ra lời nói dối, bản thân nó chính là tội lỗi, nhưng một "lưỡi dối trá" là một cách nói dối hay sống theo một lời nói dối ... là kẻ đã xây dựng đời sống mình (nam hay nữ) quanh những lời dối trá. Satan là cha của mọi lời nói dối và hắn muốn chúng ta phải ăn nuốt những sự vặn cong của hắn về lẽ thật và về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng ghét một "lưỡi dối trá" vì đấy là sự nguy hại và hủy diệt khi chúng ta lìa bỏ lẽ thật. Thế giới của chúng ta đang từ từ tiếp nhận những lời dối trá xuất phát từ Địa Ngục, quí vị có thực hành và tin theo lẽ thật không?
***