Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Trong Buổi Còn Thơ Ấu Hãy Tưởng Nhớ Đấng Tạo Hóa Ngươi



TRONG BUỔI CÒN THƠ ẤUHÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA NGƯƠI
Truyền đạo 12.1-8, 13
PHẦN GIỚI THIỆU. Quí vị có biết ai luôn luôn trễ nãi trong mọi việc không? Họ luôn luôn có một sự vội vã chỉ để làm bù vì cớ họ luôn luôn trễ nãi. Có nhiều lúc, loại thói quen nầy có thể gây ra thiệt hại, họ hay bỏ sót những sự việc hay thông tin quan trọng vì cớ đến trễ. Vì thế đúng giờ hay khởi hành sớm là điều tốt hơn, đây là quan niệm đúng đắn nằm ở đàng sau sứ điệp nầy.
MINH HOẠ. Giống như một người kia chạy vội vã đến bến phà mà ông ta cần lên phà kịp để qua bên kia bờ hồ, ông ta đã đến không kịp thở sau khi chạy hết ga để tới được đó, nhưng nhân viên trên bến đã đóng cửa lại trước mặt ông ta, ông ta chỉ lở chuyến phà mà thôi! Một người khách đứng gần đó nói với ông ta: “Tôi đoán ông chưa chạy nhanh đủ!” Nhân vật đang thất vọng kia bèn đáp: “Tôi đã chạy nhanh đủ rồi, nhưng tôi không khởi sự đúng giờ”. Muốn đạt được nhiều việc cho Đức Chúa Trời trong đời nầy, quí vị phải khởi sự cho thật sớm ...“Trong buổi còn thơ ấu…” [Truyền đạo 12.1] – Nguồn vô danh.
Qua thống kê chúng ta biết rằng một người đi dông dài mà không tiếp nhận Đấng Christ, vì họ sống mà không tìm kiếm Ngài ... những khuôn mẫu đã được đề ra cho chúng ta, chúng có từ buổi niên thiếu của mình. Vậy thì tưởng nhớ Đức Chúa Trời trong buổi còn thơ ấu của quí vị có tầm quan trọng như thế nào!?!
Kinh thánh dạy cho chúng ta biết tầm quan trọng của việc nhận biết Đức Chúa Trời trong buổi còn thơ ấu của chúng ta, điều nầy đề ra những khuôn mẫu trong đời sống chúng ta, nó giúp chúng ta vượt qua được những điểm khó khăn trong cuộc sống cũng như cung ứng cho chúng ta cơ hội sống kết quả nhất cho Nước của Ngài.
I. ĐỀ RA NỀN TẢNG! [12.1]
A. Khuôn mẫu [12.la]
1. Tác giả (có lẽ là Solomon) đã nhận biết tầm quan trọng khi nhận biết Chúa là thể nào khi còn là một người trẻ tuổi, ông viết phần nầy vào lúc cuối đời mình.
a. Tầm quan trọng của nguyên tắc nầy được đưa ra bởi những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng với số tuổi ngày càng tăng, người ta có rất ít cơ hội đến với Đấng Christ.
b. Tỉ lệ phần trăm dành cho một kinh nghiệm được sanh lại giảm đi theo số tuổi.
2. Lý do cho vấn đề nầy rất rõ ràng; chúng ta thiết lập “những khuôn mẫu” từ buổi thơ ấu của chúng ta, chúng đi suốt phần đời còn lại của chúng ta, những khuôn mẫu thay đổi sau đó khi gặp khó khăn lớn.
a. Đây là lý do tại sao khi chúng ta dạy dỗ thanh niên của chúng ta về Chúa đã bị chỉ trích bằng cả lời nói và bằng cách nêu gương.
b. Chúng ta đang phụ giúp đưa ra nền tảng cho đời sống của họ; đây là đầu mối lớn cho họ khi họ được nuôi dạy để nhận biết Chúa.
3. Đây là ý nghĩa rất quí báu của một trong những câu nói của Solomon: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” [Châm ngôn 22.6].
a. Việc thiết lập cho chúng một mẫu mực công bình sẽ giúp cho chúng biết quay trở lại dầu khi chúng đang nếm trải một chặng đường loạn nghịch.
b. Thật là khó tránh được các khuôn mẫu đó trong buổi còn thơ ấu, dù tốt hay xấu!
c. Những phần thưởng của việc đồng đi với Đức Chúa Trời từ buổi còn thơ ấu không những đến với những ai đồng đi với Đức Chúa Trời, mà còn đến với những ai noi theo gia đình của họ nữa!
MINH HOẠ. Bill Gaither thuật lại câu chuyện thể nào ông cùng với vợ mình là Gloria có khả năng mua một mãnh đất mà họ ước ao ở Indiana một thời gian ngắn sau khi họ thành hôn. Họ đang dạy học ở thành phố quê hương Alexandria, Indiana và họ muốn một mãnh đất để cất nhà. Họ để ý miếng đất nằm ở phía Nam thành phố, ở đó bầy bò đang gặm cỏ, và ông biết được miếng đất nầy thuộc quyền một chủ nhà băng đã hưu trí 92 tuổi có tên là Ông Yule. Ông nầy sở hữu nhiều đất đai trong khu vực và cho biết ông ta sẽ không bán một mãnh đất nào trong số đó cho ai hết. Chủ nhà băng 92 tuổi luôn luôn đưa ra chính câu trả lời cho bất cứ ai hỏi mua đất: “Tôi hứa để cho những nhà nông dùng đất nầy cho trâu bò của họ ăn cỏ, không thể bán được”. Gloria và ông ta ra ngân bàng mà ông vẫn đến làm việc mấy giờ một ngày rồi xin ông xem lại việc bán mãnh đất cho họ. Ông cụ liếc nhìn Bill Gaither qua cặp kính hai tròng rồi nói thẳng thừng: “Không bán!” Bill Gaither đáp: “Tôi biết, nhưng chúng tôi dạy học ở đây và nghĩ rằng ông cụ sẽ vui lòng bán đất cho ai đó dự tính định cư trong khu vực nầy”. Ông cụ tò mò hỏi: “Anh nói sao, anh có họ của thanh niên ấy sao?” Bill đáp: “Gaither, Bill Gaither, thưa ông”. Ông cụ nói: “Hừm, có quan hệ gì với Grover Gaither không?” Bill nói: “Thưa ông có”, đó là ông nội tôi”. Cụ Yule khi ấy mới lấy giấy tờ ra, cụ gỡ cặp kính xuống rồi nói: “Thiệt là hay à, Grover Gaither là nhân viên giỏi nhất mà tôi từng có trong nông trại của tôi, làm việc một ngày lãnh công một ngày, và rất là thành thật. Anh nói cho tôi biết xem, anh muốn gì?” Bill Gaither một lần nữa hỏi mua miếng đất và ông cụ nói hai vợ chồng mấy ngày nữa hãy trở lại, ông cụ còn phải suy nghĩ về việc ấy. Một tuần sau, ông trở lại và cụ già kia trả lời đồng ý – và chỉ lấy 3.800USD cho 15 mẫu! Miếng đất ấy có giá trị gấp 3 lần thế. Danh tiếng tốt của ông nội đã đem lại cho Bill mãnh đất đó! Một khuôn mẫu kỳ diệu đã được đặt ra trong gia đình Bill bởi một người thân xưa kia, điều ấy đã trả lãi ròng cho các thế hệ về sau! – Nguồn vô danh.
4. Việc lập ra những khuôn mẫu nầy trước những đòi hỏi của tuổi trưởng thành đã phụ giúp hình thành đường lối mà chúng ta sẽ đáp ứng trong phần đời còn lại của mình.
a. Dành sự chú ý vào những năng nổ thuộc linh sớm sủa trong cuộc sống rất là quan trọng.
b. Điều nầy tạo ra khuôn mẫu có cần mà chúng ta sẽ đáp ứng theo.
B. Các áp lực! [12.lb]
1. Tác giả giờ đây giải thích ý nghĩa mạng lịnh của mình phải tưởng nhớ Đức Chúa Trời trong khi còn thơ ấu, vì những ngày gian nan sẽ đến, rất khó xử lý lắm và chỉ có khuôn mẫu của cõi đời đời mới có thể giúp chúng ta vượt qua những đau khổ tạm thời đó!
a. Những điểm yếu của chúng ta không thể tránh được sẽ tỏ ra, không nhiều lắm khi còn thơ ấu, nhưng về sau nầy trong cuộc sống.
b. Những “đổ vỡ” nầy sẽ gây khó khăn cho việc tán thưởng cuộc sống trừ phi chúng ta có một khuôn mẫu lớn hơn để đặt đau khổ vào trong đó, vì vậy việc tưởng nhớ những ngày tốt lành khi còn thơ ấu và Đấng Tạo Hoá của chúng ta thực là điều rất quan trọng.
2. Thật là quan trọng khi có những cơ chế dạy dỗ có mặt sẵn sàng trước khi những thời điểm khó khăn xảy đến, đây là mục tiêu của tác giả.
a. Sự thể ngày càng già đi bao gồm cả những áp lực lớn lao và ít có sức lực về phần xác; vì lẽ đó chúng ta cần một thứ nơi người bề trong của mình để đưa chúng ta vượt qua.
b. Lời cảnh tỉnh trước ở đây chính là mục tiêu; hãy dành thì giờ để sửa soạn về mặt thuộc linh khi còn thơ ấu!
MINH HOẠ. Giống như dòng sông Niagara chảy mạnh kia trút thẳng xuống từ trên thác cao 180 feet. Trước khi dòng thác có tốc độ mạnh bạo như thế, dòng chảy của nó thật là hiền hoà, ở đây những chiếc xuồng được phép qua lại trên dòng sông. Khi một chiếc xuồng trôi xuống dòng sông, nó sẽ đến tại một điểm mà ở đó nó sẽ thấy bảng chữ nầy: “Bạn có cái neo chưa?” Theo sau dòng chữ ấy là câu nầy: “Bạn có biết phải sử dụng cái neo ấy như thế nào chưa?” Phương thức an toàn duy nhứt khi ở trên dòng sông tại điểm nầy là phải sửa soạn trước, trước khi cho xuồng đi xuống xa hơn ... Chính mục tiêu mà tác giả trong Truyền đạo 12.1 đã tìm cách đưa ra! – Nguồn vô danh
3. Chúng ta có một cơ hội duy nhứt là có thời thơ ấu, thật là quan trọng cho buổi thơ ấu để nhận ra tầm quan trọng của việc nhận biết Đức Chúa Trời tại chặng đường sống nầy của họ, về sau họ sẽ quay nhìn lại và cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự nhận biết Chúa khi còn thơ ấu!
a. Tưởng nhớ Đức Chúa Trời khi còn trẻ cũng sẽ giúp cho quí vị tranh đấu chống lại những cám dỗ của tuổi thanh niên và nhờ đó tránh được những hậu quả có thể kéo dài đến hết đời.
b. Nhiều người còn trẻ đang hủy hoại đời sống họ hay làm cho họ phải gặp rắc rối sau đó bởi việc bất chấp không nhận biết luật lệ của Đức Chúa Trời khi còn trẻ!
II. NHỮNG TRANH ĐẤU THẤT BẠI [12.2-8].
A. Về phần xác [12.2-5]
1. Tác giả giờ đây mở ra một bức tranh nói tới sự thu hẹp các khả năng khi tuổi tác chúng ta càng lớn!
a. Làng mắt
b. Yếu sức
c. Điếc dần
d. Hay ngủ
e. Tóc bạc đi và cường độ bắp thịt giảm dần
f. Sức chịu đựng giảm dần
g. Nổ lực lớn khi làm những việc nhỏ
2. Đây là một việc tích cực về tuổi tác và đời sống thuộc linh, trong khi các khả năng theo phần xác của chúng ta giảm dần với tuổi tác, mọi khả năng thuộc linh của chúng ta chắc chắn tăng nhanh!
3. Những gì chúng ta mất mát về phần xác, chúng ta có thể kiếm được về mặt thuộc linh!
4. Bức tranh nầy không dự trù để làm cho ngã lòng, mà dự trù kêu gọi chú ý tới tầm quan trọng của việc chễnh mãng đối với Đức Chúa Trời khi còn trẻ, trong lúc dễ dàng rất nhiều cho việc đề ra một nền tảng cho mọi sự năng nổ thuộc linh trong đời sống của chúng ta.
a. Khi chúng ta thêm tuổi, sự chú ý của chúng ta hướng nhiều vào những gánh nặng và nhu cầu, đây là chỗ mà nền tảng đó thực sự nhắm đến, khi ấy chúng ta có sức lực để đối phó với chúng!
b. Người nào giữ lấy Đức Chúa Trời trong buổi còn thơ ấu không bao giờ mất đi sức lực ở bên trong, ngay cả khi sức khoẻ bên ngoài không còn nữa!
MINH HOẠ. Vào tháng 6 năm 1955 Winston Churchill sắp sửa qua đời. Người ta đến hỏi ông, chẳng hay ông có lời gì để nói với một trường đại học Anh hay không. Ông đồng ý, mặc dù khi ấy ông đã ốm nặng rồi. Người ta đã giúp đưa ông lên bục giảng và khi ông đứng ở đó trong một lúc, ông đã tựa người vào bục giảng mới có thể đứng được, đầu ông gục xuống trong một lúc trước khi ông ngẩn lên để nói chuyện ... Giống như đây là lần cuối cùng ở trước công chúng. Sau khi im lặng thật lâu, ông ngẩn đầu lên rồi thốt ra những lời nầy: “Đừng bao giờ đầu hàng, đừng bao giờ chịu thua, đừng bao giờ nhượng bộ!” Rồi khi ấy ông quay trở lại với chỗ ngồi. Khán thính giả đã ngồi im lặng trong một lúc, rồi đột nhiên họ bùng lên với tiếng vỗ tay tán thưởng! Khuôn mẫu đấu tranh của linh hồn ông đã được thiết lập lâu nay trong tấm lòng ông từ thời trẻ tuổi và thậm chí qua thân thể ông đã tàn lụi, tâm linh ông đã chiến thắng! – Nguồn vô danh
5. Quí vị sẽ cần tới một thứ để đưa quí vị qua những năm tháng gian nan, nó sẽ là khuôn mẫu mà quí vị đã thiết lập trong buổi còn thơ ấu ... “Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa ngươi!”
B. Viễn cảnh [12.6-8]
1. Giờ đây tác giả nói thêm: “lại hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa trước khi dây bạc đứt”.
a. Khi sự chết sắp sửa bước vào, những ký ức sống động mà chúng ta giữ lấy là những ký ức thời còn thơ ấu của mình!
b. Những việc sau cùng lìa khỏi chúng ta là những ký ức xa xưa nhất, điều nầy chứng tỏ tại sao rất là quan trọng khi tưởng nhớ Đức Chúa Trời lúc còn thơ ấu; đây sẽ là một số trong những ký ức lâu dài nhất mà chúng ta cứ khư khư giữ lấy!
c. Trong khi người lớn tuổi đôi lúc quên đi những việc của quá khứ gần, họ giữ lấy các ký ức của quá khứ xa xôi kia.
2. Điều nầy cung ứng một nơi ẩn náu cho tuổi già, khi sự chết không còn xa nữa!
a. Những ký ức nầy về sự hầu việc Đức Chúa Trời trong khi còn trẻ sẽ đem lại một ý thức vui mừng và thoả lòng thậm chí ở một thời điểm mà sự suy sụp của phần xác sẽ đem lại sự ngã lòng!
b. Khả năng nhìn lại và cảm thấy yên lòng về đời sống của quí vị đã được thiết lập bởi những khuôn mẫu khi quí vị còn thơ ấu!
3. Không có một việc gì làm vui thoả trong lúc tuổi già hơn là có khả năng nhìn lại và thấy rõ bàn tay của Đức Chúa Trời từ thời thơ ấu cho đến khi qua đời của quí vị!
a. Điều nầy sẽ giúp chúng ta đặt đời sống mình vào viễn cảnh.
b. Nó sẽ cung ứng ý nghĩa quan trọng và sự giàu có cho đời sống của quí vị nếu chúng ta đã đồng đi với Đức Chúa Trời suốt đời sống ấy!
c. Cuộc sống đồng đi với Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta trở thành những ông chủ của số phận mình!
MINH HOẠ. Một phụ nữ đã đến gặp vị hoạ sĩ nổi tiếng là Picasso tại một nhà hàng, và bà dạn dĩ đến gần vị hoạ sĩ bậc thầy nầy rồi hỏi ông, không biết ông có bằng lòng viết mấy chữ lên chiếc khăn tay của bà hay không, bà nói sẽ sẵn lòng chi trả bất cứ thứ chi ông thấy là có giá trị để ghi lên chiếc khăn tay đó. Picasso lấy chiếc khăn tay rồi ghi vài chữ và trao lại cho bà kia: “Người phụ nữ xinh đẹp của tôi sẽ là 10.000USD!” Người phụ nữ liều lĩnh kia khi ấy nói: “Nhưng ông chỉ ghi câu ấy có 30 giây thôi à!” Picasso đáp: “Không đâu, số tiền ấy tôi phải mất đến 40 năm mới có được đấy!” – Nguồn vô danh
4. Đức tin dường như quá “dễ” của những người lớn tuổi hơn không đến dễ dàng như vậy đâu, đó là trọn đời kỷ luật trong sự hầu việc Đức Chúa Trời từ buổi thơ ấu trước đó của họ, đức tin của họ chỉ tỏ ra là đến dễ dàng vì nó đã được luyện tập lâu dài. Nền tảng của thời thơ ấu đã được thiết lập lên trên chính Đức Chúa Trời!
a. Người nào lớn lên mà không có Đức Chúa Trời sẽ có nhiều thất vọng hơn khi họ có tuổi, vì mọi sự họ biết chỉ là mất mát và sự chết không bao lâu nữa sẽ đến, cuộc sống mất ý nghĩa đối với họ khi họ lớn tuổi, giờ chết của họ đang đến gần!
b. Nhưng đối với người tin Chúa, chúng ta biết rằng chết chưa phải là cuối cùng, vì những ai đã sống cho Đức Chúa Trời, họ tìm thấy ý nghĩa trong lúc tuổi già, họ thoả lòng khi biết phần thưởng đang đợi họ, họ có thể nhìn lại với sự vui thoả, và không e sợ tương lai!
c. Đây là viễn cảnh của những ai biết tưởng nhớ Đức Chúa Trời trong buổi còn thơ ấu của họ, và mang đức tin theo suốt cả cuộc đời của họ!
III. ĐỨC TIN & TIẾP TỤC TỒN TẠI [12.13]
A. Cá nhân [12.13a]
1. “Khá kính sợ Đức Chúa Trời” ... một lời kêu gọi cá nhân.
a. Loại kính sợ nầy có nghĩa là “kính trọng” hay “tôn cao!”
b. Dòng cuối của toàn bộ sách Truyền đạo được thấy trong câu nầy, một lời kêu gọi nên cá nhân hoá mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá!
2. “Khá kính sợ Đức Chúa Trời” theo một phương thức quí vị kính sợ Chúa mà vẫn đến với Ngài!
a. Hầu việc Chúa có thể là khó đấy, nhưng quí vị đã xem xét để chọn một trong hai việc chưa? Hầu việc Chúa không quá khó đâu!
b. Đức Chúa Trời ban cho linh hồn chúng ta sự bình an; bằng không, linh hồn ấy sẽ bị hư mất đấy!
c. “Bám lấy” không phải là một ý xấu, “lìa bỏ” Đức Chúa Trời chứng tỏ là nguy hiểm nhiều hơn!
MINH HOẠ. Một người kia có tên là Henry Dempsey, ông nầy lấy chuyến bay từ Porland, Maine đến Boston. Henry là phi công của chuyến bay. Sau khi cất cánh, ông nghe thấy một tiếng ồn từ phía sau của chiếc máy bay nhỏ. Sau cùng, ông quyết định tìm kiếm xem. Ông trao quyền điều khiển cho viên phi công phụ rồi bước ra phía sau máy bay để xem coi có việc gì ở đó. Ông khám phá ra nan đề rất nhanh, không lâu sau khi ông đến gần phần đuôi máy bay, một lỗ hổng không khí ùa vào đẩy Dempsey về phía cánh cửa đang mở gây ra tiếng động lốp cốp ở đó ... Nguồn gốc của tiếng ồn cần phải xử lý. Ngay lập tức ông bị hút ra khỏi máy bay khi cánh cửa mở ra. Viên phi công phụ nhìn thấy ánh đèn đỏ bật lên cho thấy một cánh cửa ở phần đuôi mở ra và ông đã phát tín hiệu cho phi trường gần nhất xin đáp khẫn cấp. Ông báo cáo việc mất phi công trưởng và xin một chiếc trực thăng tìm kiếm khu vực nơi cánh cửa thình lình bị bật tung ra. Ông hy vọng họ sẽ tìm được thi thể của bạn mình cho gia đình. Sau khi chiếc máy bay đáp xuống rồi, họ thấy Henry Dempsey được an toàn, đang bám lơ lửng ở phần cuối chiếc thang của máy bay! Ông đã bám trong 10 phút khi chiếc máy bay bay ở 200 dặm/giờ với cao độ 4.OOO feet, và khi máy bay đáp đầu của ông đã được giữ không cho đụng đường băng, chỉ cách có 12 inches thôi! Phải mất mấy phút cho nhân viên phi trường gở mấy ngón tay của ông ra khỏi chiếc thang kia. Ông đã gánh chịu hậu quả của việc nắm chặt, không chịu buông ra và quyết định nỗi đau của việc nắm chặt thì ít hơn nỗi đau của việc buông ra! Có một sứ điệp rất hay ở đây về việc bám lấy Đức Chúa Trời đối với việc buông Ngài ra ... Hãy bám lấy Ngài, anh chị em ơi! – Nguồn vô danh.
3. Thà là kính sợ Đức Chúa Trời còn hơn là sợ thế gian nầy!
B. Chương trình [12.13b]
1. “...giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi”.
a. Đây là dòng cuối cho mọi sự bàn bạc đã được trình bày trong cả sách Truyền đạo!
b. Câu nầy một lần nữa chỉ ngược về câu 1. “Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa ngươi!”... người nào chịu vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời suốt đời sống họ!
2. Những gì chúng ta đặt ra làm nền tảng cho đời sống trong buổi còn thơ ấu là những điều sẽ đưa dẫn chúng ta suốt cả cuộc đời!
3. Người nào tưởng nhớ Đức Chúa Trời trong thời thơ ấu của họ có nghĩa là lập các điều răn của Ngài làm luật lệ của họ cho cuộc sống!
a. Điều nầy sẽ đem lại một mùa gặt bông trái thuộc linh và nhơn đó sẽ thoả lòng trong lúc tuổi già.
b. Điều nầy sẽ khiến chúng ta vận dụng cuộc sống từ một viễn cảnh đời đời, viễn cảnh nầy là một khuôn mẫu rộng lớn hơn cái ở đây và bây giờ!
4. Chương trình của chúng ta sẽ được xây trên bất cứ nền tảng nào chúng ta đề ra trong khi còn thơ ấu, tưởng nhớ Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá của chúng ta sẽ bảo đảm rằng mọi chương trình của chúng ta sẽ có Ngài xuyên suốt cả cuộc sống của chúng ta, và các mạng lịnh của Ngài nữa.
a. Chính bổn phận của chúng ta là phải vâng theo mọi đường lối của Đức Chúa Trời nếu chúng ta muốn điều tốt nhứt ở đây và bây giờ, cũng như đời hầu đến nữa!
b. Nếu quí vị đã quên Đấng Tạo Hoá của mình trong buổi còn thơ ấu, quí vị sẽ không tưởng nhớ Ngài trong lúc tuổi đã già đâu. Tuy nhiên, không bao giờ là quá trễ cả, chỉ cần đánh hạ cái nền xấu kia rồi khởi sự xây cái nền đúng đắn ngay lúc bây giờ, không bao giờ là quá trễ đâu, nhưng lẽ ra phải lo điều nầy trong lúc còn thơ ấu kia!
PHẦN KẾT LUẬN. Mỗi ngôi nhà đều có một cái nền, không có cái nền ngôi nhà không thể kiên cố hay đứng vững vàng lâu dài được. Ngôi nhà phải đứng chống chọi lại giông bão, động đất, thời tiết, v.v…Cái nền càng tốt, ngôi nhà càng lâu dài, cũng thực như thế trong cuộc sống, nếu chúng ta thiết lập một cái nền sớm sủa dựa theo một mối tương giao với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ dễ dàng chống chọi lại những giông tố trong cuộc sống. Những khuôn mẫu của đời sống chúng ta đã được đề ra khi còn thơ ấu, vậy hãy đặt chúng trong Đấng Christ! Đây là ý nghĩa của câu “TRONG BUỔI CÒN THƠ ẤU HÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA NGƯƠI!”
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét