Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Sự Kêu Gọi Của Ápraham



SỰ KÊU GỌI CỦA ÁPRAM
Sáng thế ký 12
Phần giới thiệu. Năm Mới vừa qua cách đây một tuần – Các giải pháp của Năm Mới vẫn còn tươi mới trong tâm trí của bạn (có thể). Có thể bạn đã đề ra nhiều mục tiêu phải đạt được và nhiều ước vọng để hoàn thành. Khi chúng ta nhìn tới năm ở trước mặt có kỳ vọng, phòng hờ lớn lao và có thể một lượng lo toan có cân đối rồi. Và trong khi chúng ta vẫn còn ở trong cái khung lý trí nhìn tới phía trước sáng hôm nay – Tôi muốn thách thức bạn xem xét một số thắc mắc cả bây giờ và xuyên suốt cả năm hầu đến nầy. Đức Chúa Trời đã kêu gọi mỗi một người chúng ta, điều nầy có ý nghĩa gì? Đâu là những lời hứa mà Ngài đã lập với bạn? Và có phải bạn đang trung tín và vâng phục với sự kêu gọi của Ngài, đang tìm kiếm mọi ơn phước của các lời hứa của Ngài? Khi bạn tìm kiếm những giải đáp cho các câu hỏi nầy, bạn được khích lệ và thách thức bởi những gì chúng ta tìm gặp trong phân đoạn Kinh thánh gốc sáng hôm nay về Sự Kêu Gọi của Ápram. Sứ đồ Phaolô trong II Côrinhtô 5.7 nói cho chúng ta biết rằng chúng ta “bước đi bởi đức tin, chớ không phải bởi mắt thấy”. Và nếu từng có một người bước đi như thế, thì đó là Ápram/Ápraham. Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông, Đức Chúa Trời đã lập nhiều lời hứa với ông và Ápram đã bước đi trong sự trung tín vâng phục. Câu 1
Sự kêu gọi của ân điển (1)
Hãy đi!
Lần đầu tiên Đức Chúa Trời phán với một người kể từ thời Nôê, đây là một mạng lịnh dứt khoát rõ ràng – “Hãy đi”. Ápram đang sinh sống tại Urơ xứ Canh-đê với gia đình vào thời điểm Đức Chúa Trời kêu gọi ông. Chúng ta đã lưu ý trong tuần qua ở phần cuối chương 11 họ đã di dời ra khỏi đó rồi, sự kêu gọi trong chương 12 đến trước trong lúc họ vẫn còn ở tại xứ Urơ (Công vụ Các Sứ đồ 7). Hãy lưu ý những điều nầy về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với Ápram.
Thứ nhứt, đây là một mạng lịnh! Đức Chúa Trời không yêu cầu Ápram ra đi. Đức Chúa Trời không nài nỉ ông phải rời khỏi xứ Urơ. Đức Chúa Trời không tìm cách thuyết phục và quyến dụ Ápram phải vâng theo với một mức độ nhanh chóng đâu! Đức Chúa Trời chỉ ra lịnh thôi! Đức Chúa Trời có quyền làm như vậy vì Ngài là Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng Tạo Hoá của trời và đất, và Ápram là tạo vật của Ngài. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi, Ngài đòi hỏi sự vâng phục – nếu không có một sự vâng phục nào hết, khi ấy án phạt lớn lao, thậm chí sự chết, đang chờ đợi. Chúng ta cần phải nhớ cho rõ rằng khi Đức Chúa Trời kêu gọi, đó là một mạng lịnh, chớ chẳng phải là một lời đề nghị đâu!
Thứ hai, chúng ta lưu ý, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với Ápram là một sự kêu gọi phải phân rẽ. Ápram cần phải “ra khỏi”. “Ra khỏi quê hương … vòng bà con … nhà cha ngươi”. Hãy lưu ý mạng lịnh có ba phần, càng lúc càng rút lại hạn hẹp hơn. Trước tiên là quê hương của ông – nơi chôn nhau cắt rún, nơi ông ra đời. Thứ hai là gia đình hay bà con của ông. Thứ ba, chính gia đình cật ruột của ông – ngay cả những người trong nhà cha của ông. Ông phải lìa bỏ mọi sự mà ông quen biết và yêu thương. Quá khứ của ông, lịch sử và gốc rễ của ông đều phải bỏ lại ở đàng sau tất. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là một sự kêu gọi dành cho Ápram phải đến với những chia cắt và phân rẽ chính mình ông với những gì Đức Chúa Trời đã chất chứa cho ông. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời bao gồm cả sự phân rẽ.
Thứ ba, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời tỏ ra một chương trình: “mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho”. Đức Chúa Trời đã kêu gọi và đã ra lịnh cho Ápram phải ra đi, phải phân rẽ ra khỏi những gì thân thương ở chung quanh, ông phải đi đến xứ mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời luôn luôn là một phần nằm trong một chương trình hay mục đích lớn lao hơn. Đối với Ápram, đây sẽ là một bước của đức tin, nhưng đấy sẽ là một bước đi vào chỗ tối tăm. Mặc dầu Ápram không biết xứ nầy ở đâu – Đức Chúa Trời biết – Đức Chúa Trời có một chương trình và một mục đích dành cho Ápram. Đây là điểm để nhớ, ấy là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời không phải lung tung hay tùy tiện – mặc dầu đối với chúng ta là như vậy – vì Đức Chúa Trời luôn luôn có một chương trình nằm trong thì thuận tiện của Ngài, Ngài sẽ “chỉ cho”.
Sự kêu gọi của ân điển đối với Ápram
Đây là sự kêu gọi dành cho Ápram. Một mạng lịnh phải sống phân rẽ cho mục đích của Đức Chúa Trời. Bây giờ điều nầy dường như quá lạnh lùng và thậm chí nhẫn tâm khi Đức Chúa Trời làm một việc như thế. Có người mường tượng Đức Chúa Trời đang quát tháo những mạng lịnh đòi hỏi sự vâng phục, đòi hỏi mọi sự phải để lại ở đàng sau và tất cả điều nầy vì một mục đích mà Ngài chưa tỏ ra đầy đủ. Nhưng không một điều gì vượt quá lẽ thật – vì sự kêu gọi nầy đối với Ápram là một sự kêu gọi của ơn thương xót và điển của Đức Chúa Trời.
Đây là một sự kêu gọi của ân điển vì Đức Chúa Trời không dựng ra sự kêu gọi đó cách nhưng không. Đức Chúa Trời có thể bỏ Ápram lại trong Urơ xứ Canh-đê. Bỏ ông lại giữa một xứ tà giáo và vô thần, ở đó gia đình ông đang phục vụ các tà thần. Trong Giôsuê 24.2-3 chúng ta khám phá: "Tổ phụ các ngươi, là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham, và Na-cô, thuở xưa ở phía bên sông, và hầu việc các thần khác. Nhưng ta chọn Áp-ra-ham, tổ phụ các ngươi, từ phía bên sông, khiến người đi khắp xứ Ca-na-an”. Nhưng vì tình yêu thương cao sâu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, Ngài đã đem Ápraham ra khỏi chốn tội lỗi đó, giàu ơn chọn ông và kêu gọi ông, thậm chí ra lịnh cho ông phải đến với đức tin để mục đích của Đức Chúa Trời dành cho cả nhân loại sẽ được ứng nghiệm. Đây là ân điển.
Đây là sự kêu gọi của ân điển vì Ápram trong tội lỗi của mình chưa bao giờ kêu cầu danh Chúa theo mong muốn riêng của mình. Trong tình trạng tội lỗi của ông, Ápram không thể làm được một việc chi lành hết. Ông chưa hề phân rẽ mình ra khỏi sự thờ lạy hình tượng và quá khứ tội lỗi của mình. Sự thờ lạy các thần khác cùng những hình tượng, Ápram chưa hề biết Đức Chúa Trời hằng sống chơn thật duy nhất trừ phi từ ân điển Đức Chúa Trời đã kêu gọi và truyền cho ông phải lìa bỏ và phải phân rẽ và sống thánh khiết cùng Đức Chúa Trời.
Đây là sự kêu gọi của ân điển vì Đức Chúa Trời muốn Ápram có một phần, thậm chí là mắc xích chính, trong sự cứu chuộc nhân loại ra khỏi tội lỗi. Đây là một phần mà Ápram không đáng được, không kiếm được, cũng không có tư cách để được điều đó; nhưng đó là một phần, được hiến cho ông bởi ân sũng kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có một chương trình và một mục đích – Ngài có một lời hứa về Tin Lành phải ứng nghiệm và Ngài đã chủ động chọn Ápram; một tội nhân, một kẻ thờ lạy hình tượng, một người không con cái; để có một phần. Thực sự đây là sự kêu gọi của ân điển Đức Chúa Trời.
Sự kêu gọi của ân điển trong đời sống của bạn.
Tôi hy vọng bạn đã để ý những điểm tương đồng hầu áp dụng sự kêu gọi của Ápram cho đời sống của chính bạn và câu hỏi đầu tiên được đưa ra: “Đức Chúa Trời kêu gọi bạn để làm gì?”
Có lẽ Đức Chúa Trời giàu ơn kêu gọi bạn hãy ăn năn, xây khỏi tội lỗi và tin theo Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ để bạn sẽ được cứu chăng? Bạn sẽ đáp ứng như thế nào? Hãy in trí rằng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là một mạng lịnh, chớ không phải một lời đề nghị đâu! Bạn không thể ngồi ở ngoài hàng rào. Bạn phải vâng theo và sống hay bất tuân rồi đối diện với sự phán xét đời đời của sự chết. Có phải đây là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho bạn hôm nay không?
Có thể Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn “Hãy đi” và tự phân rẽ. Tự phân rẽ mình ra khỏi tội lỗi và sự vô tín, ra khỏi lỗi lầm trong quá khứ tội lỗi của bạn, ra khỏi những mối quan hệ với gia đình hay bạn bè nào khuyến khích tội lỗi hay ngăn trở sự lớn lên trong sự nên thánh. Điều nầy đã được viết ra trong Lời của Đức Chúa Trời, I Phierơ 1.16: "Hãy nên thánh, vì ta là thánh". Đây là mạng lịnh của Đức Chúa Trời!
Hay có lẽ Đức Chúa Trời giàu ơn kêu gọi bạn dự phần vào chương trình vinh hiển của Ngài. Có thể Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn nhơn đức tin bước ra mà đi đến một xứ mà bạn chưa biết và một nơi hay một chức vụ hầu việc mà bạn chưa quen thuộc với – mọi sự trong một chương trình và mục đích mà đúng kỳ Ngài sẽ tỏ ra cho bạn biết. Có thể sự kêu gọi là phải trở thành một giáo sĩ ở hải ngoại, hay trở thành một Mục sư hoặc người làm công tác môn đồ hoá. Có lẽ là một chấp sự hay trưởng lão trong Hội thánh. Có thể là một thuộc viên trung tín, một giáo viên trường Chúa nhựt hay một học viên sẵn lòng. Có thể sự kêu gọi phải trở thành một người chồng hay một người vợ chung thủy, người mẹ hay cha, giáo sư hay nông dân. Có thể Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn nhơn đức tin bước ra và yêu thương kẻ lân cận như mình, yêu thương kẻ thù mình, cầu thay cho kẻ phạm sai lầm với bạn, tha thứ cho những kẻ làm mất lòng bạn? Dù bạn là ai và đã làm gì trong quá khứ Đức Chúa Trời kêu gọi bạn làm gì chứ? Chúa Jêsus bảo chúng ta: "Hãy đi, làm theo như vậy" (Luca 10.37).
Bạn yêu dấu ơi, một lần nữa hãy nhớ rằng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong đời sống bạn là sự kêu gọi của ân điển Ngài – bất luận đó là sự kêu gọi nào. Không một ai trong chúng ta xứng đáng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Chúng ta không xứng đáng với sự nhơn từ và sự tử tế của Ngài. Cho nên, khi sự kêu gọi đến, chúng ta phải hạ mình xuống và tỏ lòng biết ơn vì Ngài đã chiếu cố tới kẻ thấp hèn. Như chúng ta đã thấy với Ápram – ân điển của Đức Chúa Trời tiếp tục khi Ngài thêm vào ơn kêu gọi nhiều lời hứa phước hạnh của Ngài. Một việc mà gần như chúng ta chắc chẳng xứng đáng với 2-3.
Những lời hứa (2-3, 7)
3 lời hứa chính
God kêu gọi Ápram ra khỏi tội lỗi và sự tối tăm – kêu gọi ông phải biệt riêng ra và hầu việc Đức Chúa Trời Hằng Sống Chơn Thật Có Một – như thể đây chưa đủ là một ơn phước – Đức Chúa Trời lập những lời hứa nầy về ơn phước mà về sau sẽ trở thành nền tảng cho Giao Ước Ngài sẽ lập với Ápram.
Việc thứ nhứt chúng ta lưu ý về những lời hứa nầy mà Đức Chúa Trời “Sẽ” thực hiện chúng. Bốn lần trong mấy câu nầy (5 nếu bạn thêm phần cuối của câu 1) Đức Chúa Trời hứa với Ápram – “Ta sẽ”. “Ta sẽ chỉ cho … Ta sẽ làm cho ngươi … Ta sẽ ban phước cho ngươi … Ta sẽ ban phước cho người nào … Ta sẽ ruả sả”. Vì Đức Chúa Trời “sẽ” làm một số việc, như vậy có nghĩa là việc ấy tốt cần phải làm. Lời hứa ấy được bảo đảm và không một điều gì có thể ngăn trở được tiến trình của nó. Êsai 46.10-11: “'Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý. Ta gọi chim ó đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa. Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm”. Ápram có thể dám chắc rằng những lời hứa của Đức Chúa Trời lập đều là thực cả.
Thứ hai, chúng ta lưu ý đến bản thân những lời hứa. Một số nhà giải kinh lưu ý rằng có 7 lời hứa. Điều nầy là thực, nhưng lời hứa thứ tư quả thực là một một kết quả đã được tóm tắt lại ba lời hứa đầu tiên, chúng được gói ghém lại hay được giải thích trong ba lời hứa sau cùng.
Lời hứa đầu tiên: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn”. Lời hứa nầy rất quan trọng vì ngay lập tức nó tỏ ra cho Ápram thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành điều chi vốn là khó đối với con người. Một người chồng và một người vợ son sẻ không thể làm được một nước lớn. Ápram đã 75 và Sarai đã 65 tuổi, theo nhận định của con người nếu họ chưa có một mụn con nào trong lúc bây giờ, họ sẽ không ra đi trừ phi Đức Chúa Trời có một chương trình khi Ngài kêu gọi Ápram ra khỏi kẻ chết (thực như thế). Chương trình ấy làm cho ông thành một nước lớn. Hãy lưu ý, lời hứa ấy không nói: “một dân lớn” – Lót, cháu của Ápram đã được xem là dân sự của Ápram – nhưng nước lớn mà Đức Chúa Trời đã hứa sẽ không ra từ Lót. Đức Chúa Trời xác định điều nầy trong câu 7: “cho dòng dõi ngươi” hay sát nghĩa: “cho con cháu ngươi” đất nầy. Ápram sẽ có con cái mặc dù việc nầy dường như quá khó. Điều tất nhiên là phải trở thành một nước lớn. – Ápram sẽ cần đến đất đai – và Đức Chúa Trời chỉ cho ông xứ sẽ thuộc về dòng dõi của ông – vì vậy mới có Đất Hứa!
Lời hứa thứ hai, ấy là Đức Chúa Trời bảo Ápram: “Ta sẽ ban phước cho ngươi”. Được Đức Chúa Trời ban phước có nghĩa là nhận lãnh những tiện ích dư dật của ân sũng và lòng thương xót của Ngài. Quả thực Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho Ápram bằng nhiều cách. Ápram sẽ đòi hỏi sự giàu có lớn (Sáng thế ký 13.2), ông sẽ có được chiến thắng về mặt quân sự (14.15-16), ông sẽ nhận lãnh một ơn phước đặc biệt từ thầy tế lễ của Đức Chúa Trời (14.19), ông sẽ bước vào Giao Ước với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 15), được gọi là bạn của Đức Chúa Trời (Giacơ 2.23), và ông sẽ nhận lãnh ơn phước và sự ban cho một con trai (17.19; Thi thiên 127.3). Ápram thực sự sẽ được Đức Chúa Trời ban phước cho.
Lời hứa thứ ba, ấy là làm nổi danh Ápram. Lời hứa nầy đối ngược với những kẻ tại tháp Ba-bên trong chương 11, họ tìm cách làm cho họ nổi danh. Chỉ có Đức Chúa Trời mới dấy tên của một người lên hàng cao trọng và mục tiêu ấy đã được lập ở đây. Và quả thực tên của Ápram (về sau là Ápraham) sẽ trở nên cao trọng. Đây là một danh rất tôn trọng trong ba tôn giáo chính của thế giới, họ đều tôn cao Ápraham. Người Do thái, Cơ đốc nhân, và người theo Hồi giáo. Nhưng sự cao trọng thật của danh Ápraham sẽ đến qua Dòng Dõi của Ápraham, ngay cả Đức Chúa Jêsus Christ và những ai được kể là con cháu của Ápraham vì họ tin nơi danh của Đấng Christ để được cứu.
Kết quả của những lời hứa
Điều nầy dẫn tới lời hứa chủ chốt thứ tư, là lời hứa chúng ta đã lưu ý trước, là một kết quả tóm lược của ba lời hứa đầu tiên. Nếu Đức Chúa Trời lập Ápram thành một nước lớn kể cả đất đai, và nếu Đức Chúa Trời ban phước cho Ápram và nếu Đức Chúa Trời lập danh Ápram thành một danh lớn, khi ấy Ápram sẽ thực sự trở thành một nguồn phước cho nhiều người khác. Khi Ápram là một nhân vật mà Đức Chúa Trời đã giàu ơn lựa chọn để làm cha của một dòng dõi được hứa cho – Ápram sẽ trở thành một đại lộ qua ông nhiều phước hạnh sẽ tuôn tràn cho cả nhân loại. Đức Chúa Trời ban phước cho Ápram hầu cho Ápram sẽ trở thành một nguồn phước. Ba ơn phước sau cùng mở ra điều nầy giống như cách thức mà Đức Chúa Trời sẽ sử dụng Ápram để ban phước cho nhiều người khác.
Những lời hứa thứ năm và thứ sáu đều có quan hệ và nói tới những hành động chống đối. Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho Ápram và những ai rủa sả Ápram, Đức Chúa Trời sẽ ruả sả họ. Thật là dễ nhìn thấy thể nào Ápram sẽ trở thành một nguồn phước cho những ai tích cực đáp ứng với ông. Người nào chúc phước Ápram sẽ được phước bởi những lời hứa đã ban cho Ápram tuôn tràn ra dư dật bởi ân sũng của Đức Chúa Trời. Nhưng làm sao sự rủa sả những kẻ rủa sả Ápram lại là nguồn phước cho nhiều người khác cho được? Có hai điều khả thi:
Người nào rủa sả Ápram và kẻ bị Đức Chúa Trời rủa sả tự tỏ mình là dòng dõi của Con Rắn. Sự phân biệt nầy sẽ là một nguồn phước lớn lao cho nhiều người khác trong đó họ sẽ nhận biết họ đang hướng về ai và dè chừng không bước theo lối của con rắn.
Điều khả thi khác nữa, ấy là có việc cần phải làm với Luật pháp của Đức Chúa Trời và sự sốt sắng của Ngài đối với sự thánh khiết và sự công bình. Người nào rủa sả Ápram cũng rủa sả và quên mất Luật Đạo Đức của Đức Chúa Trời sẽ đến qua Isarel, là dòng dõi của Ápram. Phước hạnh đến với sự thực là sự công bình của Đức Chúa Trời sẽ thắng hơn những kẻ phá vỡ Luật pháp của Ngài và những ai bắt bớ dân sự Ngài. Đây là một ơn phước rất lớn.
Lời hứa thứ bảy mở ra không những lời hứa thứ tư, mà nó còn mở ra và bày tỏ sâu xa hơn Lời hứa về Tin Lành trong 3.15: “Và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”. Ápram sẽ trở thành một nguồn phước cho các chi tộc nơi thế gian. Giờ đây chúng ta phải để ý rằng lời hứa nầy không mang tính phổ quát, nghĩa là, lời hứa nầy không nói rằng một dân đặc biệt mới được phước đâu – mà đúng hơn, mọi người không phân biệt dòng giống, phái tính hay sắc tộc đều sẽ được phước. Đức Chúa Trời đã hứa ban phước cho một gia đình – gia đình của Ápram – nhưng qua gia đình của Ápram nhiều gia đình khác trên đất cũng đều sẽ được phước – như Phaolô nói rất quả quyết: Galati 3.28-29: “Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một. Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa”. Israel sẽ giữ một địa vị đặc biệt trong lịch sử cứu chuộc vì họ là dòng dõi theo phần xác của Ápraham – nhưng vì những gì Đức Chúa Trời mang lại qua Israel – mọi người – cả người Do thái và dân Ngoại đều sẽ được phước.
Những lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho bạn
Sẽ không phải là khó khăn khi nhìn thấy thể nào các lời hứa nầy áp dụng cho bạn khi thắc mắc đến: Đâu là những lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập với bạn?
Nếu bạn tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ và vì thế tự bày tỏ chính mình là dòng dõi của Ápraham, có phải những lời hứa của Ápraham cũng đều thuộc về bạn không?
Từ Hội thánh của Ngài, có phải Đức Chúa Trời hứa lập một dân lớn – không phải về chính trị, địa lý hay thuộc về đời nầy, mà là một nước thuộc linh, một dân thánh, một dân làm cơ nghiệp riêng của Đức Chúa Trời? (I Phierơ 2.9)
Há Đức Chúa Trời không hứa ban phước cho chúng ta với từng phước hạnh thuộc linh trong Đức Chúa Jêsus Christ, cả ở đây và trong các nơi trên trời hầu đến sao? (Êphêsô 1.3).
Há Đức Chúa Trời không làm nổi danh chúng ta bằng cách đưa chúng ta vào làm con nuôi trong gia đình của Ngài để chúng ta được gọi là con cái của Đức Chúa Trời, là những kẻ thừa tự những lời hứa và đồng thừa tự với Đấng Christ sao? (I Giăng 3.1, Rôma 8.17).
Há Đức Chúa Trời không kêu gọi chúng ta vì Ngài đã ban phước dư dật và lớn lao cho chúng ta để làm phước và trở thành một nguồn phước, để làm nhiều việc lành mà chính mình Đấng Christ đã bày ra cho chúng ta hầu cho chúng ta tôn vinh, ngợi khen và làm vinh hiển cho danh Ngài trong mọi sự (Êphêsô 2.10, I Côrinhtô 10.31). Quả thật, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những lời hứa nầy – quả thật chúng ta đã được phước và quả thật chúng ta sẽ trở thành một nguồn phước.
Sự vâng phục (4-9)
Vâng phục là ra đi. Ápram đã ra đi
Sau cùng, chúng ta đến với sự vâng phục của Ápram trong các câu 4-9 và có 3 điều mà Ápram đã làm tỏ ra sự ông vâng phục đối với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời. Thứ nhứt, câu 4
Ápram tỏ ra sự vâng phục đối với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời bằng cách ra đi. Ra đi đến một xứ không thuộc về ông. Ra đi đến một nơi mà ông không biết. Ra đi giữa một dân mà ông là khách lạ. Ra đi đến một xứ mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho ông.
Như chúng ta đã lưu ý trước – việc Ápram ra đi không phải là bước đi trong tối tăm đâu – ông không bước đi cách mù quáng. Ông đang bước đi trong sự sáng của Lời Đức Chúa Trời với sự tin cậy và tin tưởng vào mọi lời hứa của Đức Chúa Trời dầu khi rất khó tin. Mặc dầu có nhiều việc ông chưa biết, ông đã nắm lấy lẽ thật đơn sơ nầy – Đức Chúa Trời đã kêu gọi và ông phải vâng theo. Lẽ thật đơn sơ nầy chính là đức tin: Hêbơrơ 11.1: “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”.
Vâng phục là đòi hỏi. Về đất đai
Thứ hai, Đức Chúa Trời đã hứa Ngài sẽ ban cho Ápram đất đai và làm cho ông thành một nước lớn và Ápram tỏ ra thái độ vâng phục bằng cách đòi hỏi những lời hứa nầy. Ông trải đi đến xứ Canaan và nhìn thấy đất đai đó. Ông lên phía Bắc gần Si-chem (6), khi ấy đến phía Đông gần Bê-tên (8) và rồi xuống phía Nam hướng về Negev (9). Ápram đã đi hết vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa, đòi hỏi cho dòng dõi của ông theo cách biểu tượng.
Giờ đây, thật là lý thú khi để ý thấy rằng dầu Ápram đem Lót, Sarai cùng mọi của cải mình theo – ông chưa có một mụn con nào riêng cả, vì ông chưa có một đứa con nào. Rồi ông đòi hỏi lời hứa của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời có thể hoàn thành điều khó khăn ấy và ông đã vâng theo.
Dân Canaan còn ở trong xứ, đất đai là của họ, ít nhất là họ nghĩ như thế. Nhưng Ápram không đến để đuổi dân Canan hay loại trừ họ hoặc chiếm lấy xứ của họ. Tại sao chứ? Có hai lý do:
Thứ nhứt, vì ông nắm chắc lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được ban cho dòng dõi của ông, cho con cháu của ông. Và vì thế, dù ông chưa hề tiếp lấy đất ấy để thụ hưởng – ông đã tin theo Đức Chúa Trời và điều nầy được kể là công bình cho ông.
Thứ hai, hy vọng của Ápram không đặt vào của cải cụ thể. Vì ông hiểu rằng đây chỉ là một bước đến với cơ nghiệp lớn lao hơn ở trên trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Hêbơrơ 11.9-10: “Bởi đức tin, người kiều ngụ trong xứ đã hứa cho mình, như trên đất ngoại quốc, ở trong các trại, cũng như Y-sác và Gia-cốp, là kẻ đồng kế tự một lời hứa với người. Vì người chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập”. Ápram đã vâng theo Đức Chúa Trời bằng cách đòi hỏi các lời hứa đã được ban cho.
Vâng phục là ngợi khen và thờ lạy; Các bàn thờ
Thứ ba, chúng ta thấy rằng Ápram đã vâng phục bằng cách đáp ứng với ơn kêu gọi và những lời hứa của Đức Chúa Trời bằng sự ngợi khen và thờ lạy. Hai lần Kinh thánh cho chúng ta biết Ápram “lập một bàn thờ”. Thứ nhứt, tại Si-chem, ở đây Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng ông khẳng định mọi lời hứa (7). Rồi kế đó, gần Bêtên, ở đó ông “cầu khẩn danh Ngài” (8).
Bằng cách thiết lập các bàn thờ nầy Ápram đã làm hai việc:
Ông đã làm chứng với gia đình mình và với người dân xứ Canaan về sự thờ phượng thực đối với Đức Chúa Trời hằng sống chơn thật có một. Ông đã rời bỏ một xứ thờ lạy hình tượng theo tà giáo và đã bước vào một xứ thờ lạy hình tượng tà giáo. Bằng cách thiết lập các bàn thờ nầy cho Đức Giêhôva, Ápram đang đòi hỏi đất đai không những cho chính mình ông và dòng dõi của mình, mà còn cho Giêhôva Đức Chúa Trời nữa.
Thứ hai, bằng cách thiết lập các bàn thờ nầy Ápram đang tỏ ra thái độ biết ơn đối với Đức Chúa Trời. Ông cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng đã vì tình yêu thương và lòng thương xót đã kêu gọi ông ra khỏi tội lỗi và sự vô tín. Ông thờ lạy Đức Chúa Trời là Đấng giàu ơn ban hiến cho ông hết ơn nầy đến phước khác. Ông ngợi khen Đức Chúa Trời là Đấng sẽ đại dụng ông trở thành một nguồn phước cho người ta ở từng nước ở dưới trời. Đây là phần đáp ứng với thái độ vâng phục của Ápram đối với ơn kêu gọi đáng kinh ngạc của ân sũng Đức Chúa Trời.
Sự vâng phục trung tín Ngài đòi hỏi
Thế là chúng ta đến với thắc mắc sau cùng. Hỡi anh chị em, có phải quí vị sống trung tín và vâng phục đối với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình và tìm kiếm những ơn phước của mọi lời hứa mà Ngài đã lập không những qua Ápraham, mà nhất là qua Dòng dõi được hứa cho của Ápraham, là Đức Chúa Jêsus Christ nữa?
Giờ đây, hãy xem xét trong lòng mình – đâu là điều Đức Chúa Trời kêu gọi, truyền lịnh cho bạn phải làm? Tin! Nên thánh! Phục vụ vì sự vinh hiển của Ngài và mở rộng Vương quốc Ngài. Điều nào vậy?
Cũng hãy nhớ tới mọi lời hứa diệu kỳ đã được cung ứng cho trong Lời của Ngài. Sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ! Sự đầy dẫy niềm vui mừng trong sự hiện diện vinh quang của Đức Chúa Trời cho đến đời đời! Được phước và kết quả trong mọi sự bạn bắt tay làm! Trở thành một nguồn phước cho những người ở chung quanh bạn. Gia đình bạn, Hội thánh của bạn, người lân cận của bạn!
Ngay bây giờ, có phải bạn bằng lòng, bởi quyền phép của Đức Thánh Linh bước ra trong đức tin rồi vâng theo ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời, đi đến nơi mà Ngài hướng dẫn, đi ra và trong sự vâng phục đòi hỏi lời hứa nầy làm của riêng mình, ngợi khen và thờ lạy danh vinh hiển của Ngài vì ân sũng dư dật và lạ lùng của Ngài trong đời sống của bạn. Mọi sự ấy đều có ý nói: "Hãy đi, làm theo như vậy" (Luca 10.37).
Và nguyện một mình Đức Chúa Trời được sự vinh hiển!
***











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét