Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Sự Chán Nãn Trong Kỳ Lễ



Những ngày lễ hay những ngày cuồng nhiệt
Sự chán nản trong kỳ lễ
II Timôthê 4.9-18

1. Tôi phải thú nhận rằng tôi không luôn luôn trông đợi những ngày lễ với lòng vui thích đâu. Tôi không thích sự mua sắm, tình trạng kẹt xe, lịch làm việc quay như chong chóng hay tình trạng mua bán trong mùa lễ. Chúng ta bị kéo vào nhiều sinh hoạt như thế, thậm chí các sinh hoạt của nhà thờ đè bẹp sự ham muốn thuộc linh của chúng ta thay vì nâng cao nó. Đúng là một sự kỹ niệm ân ban rời rộng nhất từng được ban ra, phước cho nhân loại đã trở thành thương mại quá mấu. Tôi tin kỳ lễ sẽ giục giã chúng ta, chớ không làm cho chúng ta phải kiệt quệ. Đấy là lý do tại sao tôi bắt đầu loạt bài có đề tựa “những ngày lễ hay những ngày cuồng nhiệt” trong ba tuần. Tôi muốn chúng ta tiếp thu cho kỳ được quan điểm theo Kinh Thánh về việc tổ chức kỹ niệm sự giáng sinh của Chúa Jêsus hằng sống.
2. Đối với nhiều người, vấn đề quan trọng nhất của kỳ lễ là tình trạng cô độc, sự ngã lòng hay sự "chán nản trong kỳ lễ". Theo nghiên cứu của tờ USA Today về sự chán nản trong kỳ lễ, mối lo âu về tài chính là lý do Số 1 mà người ta phải chán ngán, trong khi giới nữ chắc chắn là "mất mát những người thân". Có nhiều lý do chúng ta u sầu trong thời điểm nầy.
Theo Hội Tâm Thần Quốc Gia: Nhiều nhân tố có thể gây ra sự "chán nản trong kỳ lễ", căng thẳng, mệt nhọc, những trông mong không thực, mua sắm quá tải, gượng ép về tiền bạc, và người ta không thể có mặt với gia đình và bạn bè. Các đòi hỏi về mua sắm, tiệc tùng, hội hiệp trong gia đình, và khách khứa của gia đình cũng góp phần cho những cảm xúc thật căng thẳng. Người nào không nản lòng có thể phát triển các phản ứng căng thẳng khác, tỉ như nhức đầu, ăn uống quá độ, và khó ngủ. Ngay cả số người từng trải, sau kỳ lễ đều ngã dài sau ngày 1 tháng Giêng. Điều nầy có thể kết quả từ những ngao ngán trong các tháng đi trước pha lẫn với mệt mỏi và căng thẳng.
3. Trong suốt kỳ lễ hay bất kỳ một thời điểm nào khác đều xảy có tình trạng cô độc và nản lòng ở một số vấn đề rất thực. Chúng ta không dối mình, ngay cả người nào bước đi cách mật thiết với Chúa đôi khi có những cảm xúc hoang vắng và trống không. Nhà truyền đạo lỗi lạc người Anh Charles Spurgeon đã viết về sự tranh chiến của bản thân ông khi ông nói: "Có những ngục tối nằm bên dưới các toà lâu đài thất vọng". Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, sứ đồ Phaolô than thở: "chẳng có ai giúp đỡ; hết thảy đều lìa bỏ ta".
4. Có thể quí vị không bao giờ biết "những chán nản trong kỳ lễ" song biết rõ các trường hợp người ta sẽ chán nản. Chúng ta hãy học hỏi để cung ứng ân tứ cho chức vụ.
I. Tình trạng cô độc thể nào đang xảy ra cho chúng ta.
Xuyên suốt các chuyến hành trình truyền giáo của ông, sứ đồ Phaolô đã thường xuyên bị vây quanh bởi các nhóm bạn hữu, những người nâng đỡ, và các bạn đồng hành. Thậm chí khi ông bị tù ở Rôma, nhiều môn đồ đến bên cạnh ông. Giờ đây, ở lần thứ nhì bị tù, ông đang chờ bị hành quyết, Phaolô bị phủ lút với cảm xúc cô độc. Hết thảy chúng ta từ lúc nầy đến lúc khác và ở các cấp độ khác nhau bị tác động bởi tình trạng cô độc. Đặc biệt điều nầy rất thực trong suốt các ngày lễ. Chúng ta hãy xem xét một số nguyên nhân từ đời sống của Phaolô.
A. Bị gia đình bỏ quên gây ra tình trạng cô độc (câu 10a).
1. Sau khi khích lệ Timôthê nên “kíp” đến với ông ở trong câu 9, Phaolô giải thích rằng "Đêma" đã "lìa bỏ" ông rồi.
2. Dù gia đình của Phaolô có điều gì ngăn trở, ông đã đánh mất họ khi ông đã trở thành một Cơ đốc nhân. "Người nhà trong đức tin". Gia đình của Đức Chúa Trời trở thành gia đình của ông. Các môn đồ và các bạn cùng làm việc đồng đi với ông đều là gia đình của ông.
3. Đêma là một chi thể rất quen thuộc trong nhóm đó. Chúng ta biết rất ít về ông chỉ vì ông được nhắc tới chỉ có ba lần trong Tân Ước. Trong Philíp 24, Phaolô đang mô tả ông là "bạn cùng làm việc" (đối chiếu Côlôse 4.14).
4. Phaolô nói tới thuộc viên nầy trong “gia đình” của ông "đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy". Thì của động từ "lìa bỏ" là rất mạnh mẽ. Nó có nghĩa "bỏ rơi trong lúc hoạn nạn, ra đi trong lúc có cần", chỉ ra "Đêma đã xây lưng lại cùng ta trong lúc ta cần người nhiều nhất".
5. Còn nữa, thì của động từ cho thấy rằng đây không phải là tình trạng bỏ từ từ. Dường như đây là một sự cố về thời tiết. Đêma xây lưng mình lại rồi bỏ Phaolô mà đi.
6. Ông nói Đêma "ham hố đời nầy" hoặc đúng ra ông ta đã ngã lòng với các khhoái lạc đời nầy. Tiêu điểm của Phaolô không đặt ở "đời nầy" mà đặt vào thế giới vinh quang hầu đến. Chúng ta có thể trông thấy điều đó ở câu 8.
7. Nói như thế không có nghĩa là Đêma đã lìa bỏ đứa tin hay là bội đạo. Ông đã bỏ Phaolô, chớ không bỏ Chúa, một học giả đã nói: "Hắn yêu thích sự an ninh, nhàn hạ và khoái lạc đời nầy, và không có tánh chịu đựng Cơ đốc để dự vào các mối nguy hiểm, hay tình yêu Cơ đốc để phục vụ những nỗi khổ của vị sứ đồ cô độc nầy".
8. Đêma đã lìa bỏ nguy hiểm và bất tiện bên cạnh Phaolô để đuổi theo an nhàn và khoái lạc. Ông đã chịu đựng. Ông đã kiểm chứng lại. Ông đã lìa bỏ khi khó khăn đến và "đã đi qua thành Têsalônica".
9. Quí vị có một Đêma trong gia đình của quí vị không?
a. Một số người trong quí vị đã bị người bạn đời của mình bỏ rơi. Chồng hay vợ của quí vị đã làm cho quí vị ra trống vắng. Một số người không bị bỏ về mặt thuộc thể, mà bị bỏ về tình cảm và bỏ về mặt thuộc linh.
b. Một số người đã bị cha hay mẹ bỏ rơi. Ly dị đã thực thi phần thiệt hại của nó trên gia đình của quí vị. Quí vị lấy làm lạ bởi những gì quí vị đã làm. Hãy nhớ Thi thiên 27.10: "Khi cha mẹ bỏ tôi đi, thì Đức Giê-hô-va sẽ tiếp nhận tôi".
10. Giáng Sinh là thời điểm dành cho gia đình. Mỗi lần quí vị mở vô tuyến truyền hình, quí vị sẽ nhìn thấy về gia đình ở dịp Lễ Giáng Sinh. Tình trạng cô độc lộ ra khi chúng ta nhìn biết gia đình của chúng ta sẽ không chấp nhận lý tưởng đó. Tình trạng cay đắng thường có cô độc theo sau.
B. Bị bỏ lại đàng sau bởi những người thân gây ra tình trạng cô độc (câu 10b).
1. "Cơ-rết-xen" người bạn thân khác của Phaolô đã đi qua xứ "Galati" rồi. Chúng ta không biết điều chi khác về người tín hữu nầy. "Tít" một Mục sư rất thân thiết và là đồng sự đã đi qua xứ "Đamati" trên bờ biển phía đông Adriatic. Phaolô nói thêm trong câu 11: "Chỉ có một mình Luca ở với ta". Trong câu 12 Phaolô nói: "Ta đã sai Tichicơ sang thành Êphêsô".
2. Những người nầy đã "lìa khỏi" Phaolô song không "quên" Phaolô. Họ đang tiếp tục trong chức vụ của họ. Đức Chúa Trời đã hướng dẫn họ vào các công trường xa xôi hơn. Dù họ không bỏ rơi vị sứ đồ, sự vắng mặt của họ đã làm cho cảm giác về sự cô đơn của ông tăng cao thêm.
3. Đôi khi những người thân yêu bỏ chúng ta lại ở sau lưng. Đức Chúa Trời di dời dân sự của Ngài. Thay đổi công ăn việc làm khiến cho chúng ta phải rời khỏi gia đình và bạn hữu. Bậc cha mẹ đối diện với “cái tổ trống trơn” khi con cái rời khỏi gia đình.
Debra và tôi đã hầu việc Chúa ở một Hội thánh nhỏ rất dễ thương tại Tyler, Texas khi chúng tôi vừa mới cưới. Chúng tôi phát triển một số tình bạn thật tuyệt vời với vài cặp vợ chồng son ở đó. Khi ấy Đức Chúa Trời đã trồng chúng tôi vào ban trị sự của một Hội thánh lớn hơn tại khu vực Dallas. Dù ở đó có nhiều người hơn, chúng tôi cảm thấy như mình không có bè bạn vậy. Sự cô đơn ấy đã có trong một khoảng thời gian.
4. Năm nay Đức Chúa Trời đã kêu gọi một số người thân của chúng tôi về quê hương. Chúng tôi đã bị sự chết phân rẽ ra khỏi họ. Mặc dù chúng tôi biết họ đã ở một nơi xa xôi tốt hơn, sự phân rẽ ấy đôi khi nâng cao mọi cảm xúc cô độc của chúng tôi, đặc biệt là trong mùa lễ.
C. Bị kẻ thù tấn công gây ra tình trạng cô độc (các câu 14-15).
1. Trong mấy câu nầy Phaolô nhắc tới "Alécxanđơ, thợ đồng". Có lẽ ông ta chính là người được nhắc tới trong I Timôthê 1.20: "…trong số ấy có Hy-mê-nê và A-léc-xan-đơ, ta đã phó cho quỉ Sa-tan rồi, hầu cho họ học biết đừng phạm thượng nữa".
2. Dường như Alécxanđơ đã chống đối Phaolô cả bằng lời nói và việc làm. Một số người cho rằng ông đã ra làm chứng cho bên khởi tố Phaolô.
3. Có phải Phaolô cay đắng đối với Alécxanđơ không? Ông có mưu báo thù không? Không. Ông đã trao Alécxanđơ cho Chúa. Ông nói: "Tùy theo công việc hắn Chúa sẽ báo ứng". Ông nhớ tới Lời của Đức Chúa Trời: "Sự báo thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng", Đức Giêhôva phán vậy. Phaolô chỉ tiên đoán sự phán xét hầu đến cho Alécxanđơ. Thêm nữa, ông cảnh báo Timôthê bạn ông phải "coi chừng" người nầy.
4. Cuộc tấn công của kẻ thù sẽ làm mất tinh thần. Nó làm cho tình trạng cô độc của Phaolô nổi bật lên. Quí vị có một Alécxanđơ trong đời sống của mình không?
John Maxwell thuật lại về một người bạn Mục sư đã nhiều năm nhận được những cú điện thoại nặc danh gọi đến lúc 3 giờ sáng. Chuông điện thoại reo lên. Ông dở ống lên nghe, song chẳng có ai ở đầu giây bên kia. Ngày nọ ông lo tang lễ cho một trong các thuộc viên của Hội thánh của ông. Ông phải mất mấy tuần lễ mới nhận ra cú điện thoại ấy đã im bặt luôn.
D. Bị bạn hữu bỏ rơi gây ra tình trạng cô độc (câu 16).
1. Ở “lần binh vực mình” đầu tiên của Phaolô, ông nói "chẳng có ai giúp đỡ". Ông đã một mình đối mặt với mọi nhạc điệu. Ông nhấn mạnh "hết thảy đều lìa bỏ ta". Hết thảy bạn hữu của ông đều rời khỏi ông. Eugene Peterson diễn giải: "Hết thảy họ đều giống như loài thỏ có tánh sợ hãi".
2. Lý trí tôi ngay lập tức quay trở lại với ngôi vườn khi Chúa Jêsus bị bắt. Mathiơ 26.56 chép: "Khi ấy, hết thảy môn đồ bỏ Ngài mà trốn đi".
Một thành viên trong ban trị sự kể lại về sự phục vụ trong một Hội thánh kia, ở đó họ bắt đầu làm quen với các đôi vợ chồng khác. Một trong những người nầy đến gần ông ta rồi nói: "Tôi muốn nói cho ông biết rằng khi nào chúng tôi hiệp lại với nhau mà bỏ ông ra, hết thảy chúng tôi đều nói về ông và cho ông ra rìa".
3. Đứng một mình quả là khó nhọc lắm. Cho dù vậy, Phaolô đã không cay đắng đối với bạn hữu mình. Chúng ta nhìn thấy tinh thần tha thứ của ông trong câu nói nầy: "Nguyền xin điều đó đừng đổ tội về họ".
4. Côlôse 3.13 nói chúng ta cần phải "nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy".
Người bị tổn thương làm tổn thương người khác. Quí vị có bao giờ kẹp hòn đá trong ngón tay mình chưa? Nó gây thương tích vào bất cứ lúc nào, nhưng làm cho kẻ mòn mỏi bị thương tích khi quí vị ném nó ra. Cũng một thể ấy người nào bị thương tổn thường đá bất ngờ nơi mông người khác. Hãy ban ân điển cho họ. Hãy nhớ Chúa Jêsus đã đến để tha thứ. Chúng ta nên làm theo y như vậy.
II. Tình trạng cô độc lìa bỏ chúng ta.
A. Hãy kéo người nào đang ở gần quí vị đến với mình (câu 9).
1. Phaolô vốn hết lòng yêu mến Timôthê. Hai trong số các bức thư riêng ông gửi cho người bạn trẻ nầy đã được ghi lại trong Kinh Thánh. Ông gọi Timôthê là "con thật trong đức tin" (I Timôthê 1.2) và "con rất yêu dấu" (II Timôthê 1.2).
2. Trong câu 9, Phaolô nói với “con yêu dấu” mình: "Hãy cố gắng [hãy làm hết sức mình] đến cùng ta cho kíp". Phaolô đã nói trong câu 6: "kỳ qua đời của ta gần rồi". Ông biết rõ không bao lâu nữa ông sẽ chết. Ông muốn Timôthê ở gần ông.
3. Phaolô không có nhiều người, nhưng ông kéo người nào ở gần mình đến với ông, Timôthê và Luca (đối chiếu câu 11).
4. Có thể quí vị không có một gia đình đông đúc hay bè bạn nhiều, nhưng hãy kéo người nào ở gần mình đến với mình. Kỳ lễ là một khoảng thời gian rất tuyệt vời cho những ai trong chúng ta với phước hạnh phục vụ cho ai đó đang trong cảnh cô độc.
B. Hãy làm hoà với người nào làm phật lòng quí vị (câu 11).
1. Phaolô nói với Timôthê trong câu 11: "Hãy đem Mác đến với con, vì người thật có ích cho ta về sự hầu việc lắm". Peterson mô tả câu nầy như sau: "Hãy đem Mác theo với con, anh ấy là cánh tay mặt của ta đấy".
2. Mác hay Giăng Mác là một thanh niên đã sống tại trung tâm của Hội thánh đầu tiên. Công Vụ các Sứ Đồ 12.12 cho chúng ta biết Hội thánh đầu tiên đã nhóm lại trong nhà của mẹ anh ta. Chú của Mác, Banaba đã đem anh ta theo khi ông và Phaolô bắt đầu chuyến hành trình truyền giáo lần đầu tiên của họ. Mác là viên phụ tá trẻ trung của họ. Hãy suy nghĩ điều nầy xem, Mác là người được Vị Sứ đồ trang bị cho.
3. Công Vụ các Sứ Đồ 13.13 cho chúng ta biết ở giữa chuyến đi mở mang Hội thánh đó, Mác đã lui về. Chàng ta đã bỏ cuộc. Chàng ta đã quay trở về nhà.
4. Khi Phaolô hoạch định chuyến truyền giáo thứ nhì, Chú Banaba một lần nữa đem Mác theo. Phaolô vốn bực Mác đến nỗi ông nói: "Cút đi". Sự bất đồng của họ đối với Mác bén nhạy đến nỗi họ không còn làm việc chung với nhau nữa.
5. Kế đó chúng ta nghe nói về Mác ở Côlôse 4.10. Ở đây đã có một sự thay đổi. Giờ đây Phaolô khen ngợi chàng ta. Còn bây giờ trong lúc cô đơn, khi sự chết đang đến gần, Phaolô muốn chàng trai Mác ở bên cạnh mình. Ông nói: "Vì người thật có ích cho ta". Ân điển của Phaolô đã đem lại sức sống mới cho Mác. Chàng tiếp tục viết ra sách tin lành thứ hai!
6. Quí vị có muốn tạo ra niềm vui trong kỳ lễ không? Hãy làm hoà đi. Hãy tha thứ đi. Hãy tỏ ra ân điển đi. Hãy làm điều chi là cần thiết để sửa chữa lại một mối quan hệ đổ vỡ.
C. Hãy tận dụng thì giờ (câu 13).
1. Trong câu 13, Phaolô yêu cầu Timôthê đem theo ba thứ. Thứ nhứt, ông muốn chiếc "áo choàng". Đây là chiếc áo giống như chiếc áo đi mưa vậy. Trời giá lạnh trong ngục tù La mã.
2. Ông cũng muốn "những sách vỡ" từ những sách giấy cuộn, giấy viết phổ thông thời bấy giờ. Sau cùng ông nhấn mạnh "nhứt là những sách giấy bằng da". "Sách giấy bằng da" là vật liệu đắt tiền làm bằng da thú. Người Do thái đã chép Cựu Ước trên "những sách giấy bằng da". Hay đúng hơn, đó là các bản kinh Cựu Ước.
3. Phaolô bị bỏ tù, song không để thì giờ bị phung phí đi. Hầu như tôi nghe thấy ông nói: "Hỡi Timôthê, hãy đem quyển sổ tay và Kinh Thánh cho ta, ta có việc phải làm đây".
4. Tôi dám chắc Phaolô muốn rao giảng cho đoàn dân đông ở Rôma; nhưng Đức Chúa Trời đã để cho ông ở trong tù. Hãy suy nghĩ điều nầy xem. Nếu ông được phép giảng cho người Rôma, chỉ có họ mới nghe được sứ điệp của ông thôi. Do ông ở trong tù, ông đã viết ra sứ điệp của mình theo hình thức thư tín, các thư tín đã chiếm một phần không nhỏ trong Tân Ước. Vì Phaolô bị bỏ tù, Hội thánh mới có sứ điệp của ông đã được lưu truyền qua bao thế kỷ!
5. Nếu quí vị đang trong cảnh cô độc, đừng ngồi buồn cho thân phận mà chi! Hãy noi theo gương của Phaolô. Hãy mở quyển sổ tay ra. Rồi mở quyển Kinh Thánh ra. Hãy tận dụng thì giờ mà quí vị sẽ có trong kỳ lễ để học hỏi, làm vậy quí vị sẽ tạo ra được cách ăn ở sâu sắc hơn với Chúa và với sự công bình trong đời sống của quí vị!
D. Hãy bước đi trong sức lực của Chúa (các câu 17-18).
Chúng ta đọc các câu 17-18. Mặc dù ông đã sống cô độc như thế, Phaolô nói: "Nhưng Chúa đã giúp đỡ ta và thêm sức cho ta". Tin lành qua ông đã được "rao truyền đầy dẫy". Đức Chúa Trời đã và sẽ "giải thoát" ông. Lòng tin cậy của ông, ấy là Đức Chúa Trời sẽ "cứu vớt" ông.
Vào tháng Chạp năm 1903, sau nhiều nổ lực, anh em nhà Wright đã thành công trong việc làm cho "máy bay" của họ rời khỏi mặt đất. Quá cảm động, họ đã đánh bằng điện tín sứ điệp nầy cho chị của họ là Katherine: "Chúng em đã bay được 120 feet rồi. Sẽ có mặt ở nhà để dự Lễ Giáng Sinh". Katherine vội vã tới gặp chủ bút tờ báo địa phương rồi trình cho ông ta xem tờ điện tín. Ông ta liếc nhìn vào đấy rồi nói: "Hay quá. Các chàng trai sẽ có mặt ở nhà để dự Lễ Giáng Sinh". Ông ta hoàn toàn bỏ sót những tin tức lớn – con người đã bay được! (Daily Bread). Thật là uổng oan làm sao khi lãng phí áo quần lễ lộc, trong lòng chúng ta trống không đến nỗi chúng ta không để ý tới các tin tức quan trọng nhất từng được rao ra. Chúa Jêsus đã đến để cứu vớt chúng ta!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét