Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Nhớ Tha Thứ



“NHỚ THA THỨ!”
Mathiơ 5.21-26
PHẦN GIỚI THIỆU. Những nan đề lớn lao nhất giữa vòng Cơ đốc nhân có thể làm ngăn trở sự làm chứng thích ứng về tình yêu của Đấng Christ là vô số việc nhỏ thường không được tha thứ! Hiếm khi những việc lớn xảy ra mà không được tha thứ; thường thì là một số những việc nhỏ đưa chúng ta vào lối lạc lầm mà chúng ta đang bám lấy. Tất cả sự khó chịu và không tha thứ nầy đang xây lên và tạo ra một bức tường ngăn trở trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, về mặt thuộc linh, không phải chúng ta học hỏi nhiều lẽ đạo hay chúng ta học biết thờ phượng hoặc thậm chí chúng ta có noi theo những quy tắc tôn giáo có giỏi đến chừng nào đi nữa, mà vấn đề là CHÚNG TA CÓ GIỐNG CHÚA JÊSUS NHIỀU HAY KHÔNG, VÀ ĐIỀU NẦY PHẢI KỂ CẢ BIẾT THA THỨ VÀ THA THỨ CHO người khác hay không!?!
Sẽ có nhiều cách khó chịu làm cho chúng ta bối rối không yêu thương người khác, chúng ta cần phải lớn lên và học biết tha thứ hoặc chúng ta sẽ không bước vào những gì thực sự được gọi là thuộc linh! Thật là khó sống thuộc linh mà không có việc kinh nghiệm sự tha thứ, cả tiếp nhận và ban ơn ấy ra không có điều kiện!
MINH HOẠ. Người kia làm việc trong phòng bưu điện, ngày nọ có một cụ già hay cáu kỉnh bước vào. Cụ già ấy hỏi nhân viên bưu điện, không biết anh ta có vui lòng viết dùm cụ một tấm thiệp hay không!?! Cụ già đọc cho anh ta những gì phải viết và địa chỉ gửi thiệp đi nữa. Sau khi để thì giờ viết đầy đủ những gì cụ già muốn viết, nhân viên bưu điện kia bèn hỏi: “Thưa cụ, còn gì nữa không ạ?” Ông cụ có tánh cáu gắt kia nhìn vào tấm thiệp rồi nói: “À còn chứ, anh có thể ghi thêm một hàng nữa: ‘Làm ơn miễn thứ cho vì chữ viết tay hơi luộm thuộm!”’ Đây là một trong những việc được xây lên trong tấm lòng của chúng ta với sự không tha thứ, nó cướp khỏi chúng ta việc sống giống như Chúa Jêsus! – Nguồn vô danh
Chúng ta có khuynh hướng đặt nhiều sức lực vào việc sống bận rộn cho Chúa, học hỏi Kinh thánh và phải ngợi khen và thờ phượng như thế nào, nhưng chúng ta cần phải trước tiên học biết sống giống như Đấng Christ trong sự tha thứ và rồi người khác sẽ nhận ra ý nghĩa và cách xử sự thích đáng của họ!
Kinh thánh dạy rằng không có gì quan trọng cho bằng sống trong mối tương giao phải lẽ với Đức Chúa Trời và với nhau, không phải cứ thờ phượng và dâng hiến nhiều cho Đức Chúa Trời là có ý nghĩa đâu, nếu chúng ta ấp ủ tình trạng không chịu tha thứ cho người khác. Gốc rễ thuộc linh cho thấy CHÚNG TA SỐNG NHƯ THẾ NÀO khác với những gì chúng ta LÀM!
I. TÁNH NHẪN TÂM [5.21-22]
A. Thủ phạm [5.21]
1. Ai nấy đều hiểu rõ sự phán xét giáng trên những kẻ phạm vào những tội thực sự to lớn!
a. Mỉa mai thay, người ta dễ dàng tha thứ cho những tội lớn hơn là những tội nhỏ chồng chất trải qua thời gian!
b. Những kẻ phạm vào những tội lớn thường chẳng bị hình phạt chi hết, và mọi người rõ ràng còn tán thưởng sự việc nầy!
2. Nhưng Chúa Jêsus sắp đưa ra một điểm rất quan trọng, trong khi chúng ta có thể tán thưởng những kẻ phải bị hình phạt vì những tội lỗi gian ác như giết người có một kẻ giết người kín giấu trong hết thảy chúng ta nếu chúng ta cứ tiếp tục giữ lấy những điều khó chịu và giận dữ đối với người khác!
a. Điều nầy làm thay đổi toàn bộ quan niệm “cứ vui mừng” trong khi trừng phạt hạng người tội lỗi, là những kẻ đã phạm vào những tội “lớn”!
b. Trong khi giết người là một tội ác được bỏ qua cách mau chóng, giận dữ và không tha thứ trong tấm lòng có thể tiếp tục gây ra tổn thương lâu dài!
3. Đối với Đức Chúa Trời, KHÔNG CÓ GÌ quan trọng hơn là chúng ta sống trong mối tương giao phải lẽ với NGÀI và VỚI NHAU!
a. Không một kiểu cách thờ phượng nào quan trọng hơn!
b. Không một tín điều nào quan trọng hơn!
c. Không một của dâng phần mười nào quan trọng hơn!
d. Không một sự hội hiệp tôn giáo nào quan trọng hơn, v.v…
B. Lặt vặt [5.22]
1. Chúa Jêsus giờ đây phán rất rõ ràng, người nào ấp ủ thù hận hay giận dữ đối với anh em mình thì đáng kể tội như một kẻ giết người!
a. Quả là rất thẳng thừng!
b. Điều nầy chắc sẽ làm thay đổi thái độ tự xưng công bình chúng ta có đối với những ai đã phạm vào những tội lỗi ghê khiếp, hay đúng hơn, nó sẽ làm thay đổi cách chúng ta cảm nhận về chính mình và tất cả những sự việc mà chúng ta không chịu tha thứ cho người khác!
2. Cuộc sống quá ngắn ngủi không thể liệt kê một danh sách tất cả những việc mà người ta đã làm nghịch lại chúng ta, những việc mà chúng ta chắc sẽ nhớ để chúng ta có thể xử sự với họ cách tồi tệ trong tương lai gần!
3. Mục đích của Chúa Jêsus ở đây rất đơn giãn; tội lỗi bắt đầu trong tấm lòng từ lâu trước khi nó trở thành một hành động lộ ra ở bên ngoài, đấy là lý do tại sao tha thứ là điều phải làm đối với dân sự của Đức Chúa Trời, nó giữ tấm lòng không bị phủ lấy với những hột giống của tội lỗi!
MINH HOẠ. Câu chuyện kể lại về hai ông thầy chùa gặp bão khi họ ra đến chỗ cửa sông. Bên bờ sông là một thiếu nữ Nhật bản trẻ đẹp mặc chiếc áo Kimono đang tìm cách an toàn nhất để qua sông. Tuy nhiên cô thiếu nữ ấy không được may cho lắm. Một trong hai ông thầy chùa lên tiếng hỏi: “Cô có cần tôi giúp không?” Cô thiếu nữ trẻ đẹp kia rất thích thú khi nghe như thế và mau chóng nhận lấy sự giúp đỡ của ông ta. Ông thầy chùa bước tới ẳm lấy nàng ta rồi đem qua bên kia bờ an toàn. Sau đó, ông ta băng qua sông trở lại hiệp cùng với bạn của mình trên chuyến hành trình của họ. Ông thầy chùa đứng thấy bạn mình ẳm lấy cô thiếu nữ kia bèn nói: “Tôi có vấn đề cần phải hỏi ông đây, ông bạn! Là thầy tu, chúng ta đã đưa ra lời thề không bao giờ nhìn vào người đờn bà, thậm chí cũng chẳng chạm tới họ nữa! Ngay tại bờ sông kia, ông đã phạm cả hai điều thề đó!” Bạn ông ta bèn đáp: “Ông bạn ơi, tôi đã đặt người thiếu nữ ấy xuống bờ sông bên kia rồi để nàng ta lại đấy, còn ông thì ẳm lấy nàng ta đi lòng vòng trong trí của mình!”... Vậy thì ai là người phạm tội? – Nguồn vô danh
4. Là Cơ đốc nhân, chúng ta mau mắn xét đoán tội lỗi của xã hội chúng ta, những việc như đồng tính luyến ái, giết người, trộm cướp, tà dâm, v.v… Tuy nhiên, có bao nhiêu dân sự của Đức Chúa Trời đang chạy vòng quanh giữ lấy sự hận thù và giận dữ trong tấm lòng của họ đối cùng những người khác? NẾU CHÚNG TA CÓ NHỮNG ĐIỀU ẤY, TẤT NHIÊN CHÚNG TA ĐANG PHẠM TỘI!
a. Chúa Jêsus đã có trong trí một đám dân đông người Do thái, một số người trong đó là người Pharasi cùng một số khác rất tôn giáo.
b. Trong số khán thính giả nầy là hạng người rất thành thực và rất tôn giáo, là những người xưng mình là dân sự của Đức Chúa Trời, họ rất đạo đức trong sự cầu nguyện, dâng phần mười, giúp đỡ người nghèo, trung tín trong nhà của Đức Chúa Trời, thông thạo Kinh thánh, họ biết rõ phải ca hát và ngợi khen như thế nào, các nghi thức của sự thờ phượng, v.v…
c. Nhưng họ lại sống rất gian ác nếu họ không chịu tha thứ và giận dữ đối với anh em mình!
5. Người Pharisi rất hay nhỏ nhặt đối với người khác … và chúng ta cũng thế!
a. Chúa Jêsus là một tấm gương, chắc chắn Ngài đã xét đoán tội lỗi nhưng Ngài cũng tìm cách tha thứ cho hạng tội nhân!
b. Thậm chí khi Ngài bị đối xử thật nghiệt ngã, Ngài không hề trả đủa hay tỏ vẽ phẫn nộ, Ngài tha thứ cách rời rộng và chúng ta cũng nên như thế!
c. Trong Hội thánh chúng ta có nhiều dịp thừa mứa với những cơn phẫn nộ và giận dữ đối với nhiều người khác, và rồi chúng ta lấy làm lạ tại sao khó thờ phượng trong sự tự do!
II. CÁCH ỨNG XỬ & “ĐỘ LƯỢNG” [5.23-24]
A. Ngợi khen! [5.23]
1. Bức tranh ở đây là một người đến thờ phượng, ông ta đến đặng ngợi khen Đức Chúa Trời, đem theo một của lễ, có lẽ là một của lễ cảm tạ.
a. Đây là một bức tranh thông thường nói tới một người đi thờ phượng trong ngày đó, ông ta đến tại nhà của Đức Chúa Trời sửa soạn thờ lạy và ngợi khen Chúa!
b. Người nầy không phải là một người thờ phượng giả dối, nhưng Chúa Jêsus đang chỉ ra một phương diện quan trọng ở đây về sự ngợi khen và thờ phượng, nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì với Đức Chúa Trời nếu chúng ta không ở trong mối tương giao phải lẽ với nhau!
2. Đây là một điểm rất quan trọng, và có bao nhiêu Cơ đốc nhân trong xứ sở nầy ngay giờ nầy đang thấy rất khó thưởng thức sự thờ phượng và cảm thấy sự ngợi khen của họ khó được Đức Chúa Trời tiếp nhận vì họ đang khư khư giữ lấy sự thù hận và giận dữ đối cùng các anh em mình!
3. Được ơn chẳng có nghĩa lý gì với Đức Chúa Trời nếu không có sự tin kính!
a. Hollywood có đầy dẫy những người tài năng, nhưng họ chẳng có sự tin kính trong bản chất của họ!
b. Chúng ta có thể được ơn trong Hội thánh, nhưng nếu chúng ta cứ ôm lấy sự không tha thứ trong tấm lòng thì các của lễ của chúng ta chẳng có nghĩa lý gì với Đức Chúa Trời cả! Ngài muốn chúng ta để của lễ mình lại nơi bàn thờ và lo toan về các mối quan hệ, khi ấy hãy trở lại và dâng hiến các thứ của lễ!
4. Thờ phượng và ngợi khen chiếm lấy một chỗ dựa để yêu thương, lý do hiển nhiên là sự thờ phượng và ngợi khen đó không thực khi chúng ta đang ở trong các mối quan hệ đổ vỡ, lúc ấy chúng ta đang giả vờ yêu thương khi chúng ta thực sự chẳng yêu thương chi hết!
a. Đây đúng là nan đề với Hội thánh vào ngày lễ Ngũ Tuần tại thành Cô-rinh-tô, họ mất các ân tứ của Đức Thánh Linh, họ rất ít khi yêu thương nhau lắm!
b. Vì vậy I Cô-rinh-tô 13 – “Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng!”
5. Chẳng có gì thay thế được những mối quan hệ phải lẽ ở trong trí của Đức Chúa Trời. Bổn tánh của Ngài là tha thứ rất rời rộng, và nếu chúng ta tự nhận mình là “Cơ đốc nhân”, vậy thì bổn tánh của chúng ta phải trở nên giống với Đấng Christ, phải tha thứ thật rời rộng!
a. Tôi biết việc ấy chẳng phải là dễ đâu, nhưng đó là một việc phải làm!
b. Học biết thờ phượng và ngợi khen là một việc dễ dàng lắm, học thuộc lòng Kinh thánh và dâng phần mười cũng vậy, nhưng tha thứ là việc thuộc về Đức Chúa Trời!
MINH HOẠ. Người nào học hỏi để giống như các Cơ đốc nhân mà không thực hành bài tập khó: chúng ta không được kêu gọi để ưa thích sự tha thứ giống như đang thích bạc giả vậy. Bạc giả có thể được in ra trông giống như bạc thật, thậm chí nó có thể quay vòng trong xã hội và rất hữu ích trong một thời gian ngắn, nhưng nó thiếu mất uy quyền thực vì nó không phải là bạc thật! Vì nó sẽ bị xem đúng y như nó thực vậy – vô giá trị! Người Pharisi rất giống như thế nầy đây; họ trông rất nhơn đức trong nhà thờ (Đền Thờ) và trong thế gian nhưng tấm lòng của họ quả là gian ác như bất kỳ một tội nhân nào! Họ mau mắn xét đoán người khác, khi họ đang phạm cùng những thứ tội lỗi trong tấm lòng của họ! – Nguồn vô danh
B. Ưu tiên một! [5.24]
1. Chúa Jêsus nói rất rõ ở đây điểm ưu tiên một Ngài đặt trên các mối quan hệ đúng đắn!
2. Có rất ít thắc mắc về những gì Chúa Jêsus vừa nói, hãy để của lễ lại rồi lo giảng hoà với nhau, KẾ ĐÓ hãy đến dâng của lễ!
a. Chúa Jêsus không phản đối của lễ đâu, thực ra mục đích của Ngài là làm cho của lễ ra đẹp đẽ và quan trọng hơn bởi sự dạy dỗ nầy!
b. Của lễ được tán thưởng hơn khi chúng đến từ tấm lòng biết yêu thương hơn là từ tấm lòng đầy sự giận dữ!
3. Một của lễ bị người khác chê bai, bác bỏ nếu nó được dâng lên với bất kỳ động lực nào khác hơn là tình yêu thương!
4. Không có một cách nào khác để giải thích ở đây mọi điều Chúa Jêsus đã phán dạy, Ngài đặt ưu tiên cao nhất cho tình yêu thương và sự tha thứ!
a. Sau hết, vấn đề cho thấy người nầy đã có ai đó mà người không ở trong mối quan hệ đúng đắn với, và trên hết mọi sự, sự việc cần phải được chỉnh đốn lại.
b. NGỢI KHEN VÀ THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG CÓ GÌ THAY THẾ ĐƯỢC CHO BẰNG SỰ LÀM HOÀ VỚI NHAU!
c. Quan niệm nầy được thấy có trong phân đoạn I hCô-rinh-tô 11.17-34 nói về mối thông công – cách thực hành của họ về mối thông công không được Đức Chúa Trời chấp nhận vì cớ thái độ của họ đối với nhau, vì “không phân biệt thân Chúa”.
5. Quí vị có thể nói cho con cái mình biết phải cầu nguyện NHƯ THẾ NÀO, phải thờ phượng LÀM SAO, phải nghiên cứu Kinh thánh NHƯ THẾ NÀO, v.v…, nhưng quí vị PHẢI tỏ ra cho chúng thấy PHẢI THA THỨ VÀ YÊU THƯƠNG THA NHÂN NHƯ THẾ NÀO, PHẢI TRỞ NÊN GIỐNG NHƯ ĐÂNG CHRIST hay điều đó chẳng tạo thành một cái chạm nơi chúng bao nhiêu hết!
MINH HOẠ. Một cậu bé kia đã dạy cho mẹ nó điều nầy ... khi nó cầu nguyện vào một tối kia như mẹ nó dạy nó: “Giờ đây, con sẽ nằm xuống mà ngủ, con cầu xin Chúa giữ lấy linh hồn con, nếu con chết trước khi con tỉnh giấc ... nếu con chết trước khi con tỉnh giấc …” Điều nầy cứ lần qua lý trí của nó và đột nhiên nó thôi không cầu nguyện nữa rồi chạy vụt xuống lầu trước sự ngạc nhiên của mẹ nó! Một vài phút sau đó, nó quay trở lại rồi quì gối lại tại nơi cửa nhìn thẳng vào mẹ nó, lúc ấy bà cứ ngẩn người ra. Bà nói: “Danny, con đừng dứt cầu nguyện với Đức Chúa Trời ngay khi đang cầu nguyện, rồi bỏ chạy như thế nữa, làm thế chẳng hay ho lắm đâu, con đã làm gì vậy?” Danny khi ấy mới giải thích: “Mẹ ơi, con suy nghĩ về những gì con đã cầu nguyện và nó chạm dến con, con phải đặt mấy thằng lính bằng gỗ của Ted em con hết thảy lên đầu thay vì đặt dưới chân của nó, con thấy cách Ted đã đặt chúng rất là dại dột vào ban sáng khi con trông chừng nó ... Lúc đó, con cầu nguyện: “Nếu con chết trước khi con tỉnh thức ...” Và con nghĩ rằng nếu xảy ra như thế, con không muốn nó phải nhớ tới con trong cơn giận khi phẫn nộ. Vì vậy con nghĩ Đức Chúa Trời không phải đợi cho đến phần còn lại của lời cầu nguyện trong khi con chưa làm những gì trước hết phải lo làm. Bà mẹ chỉ đáp ứng với tiếng rung nhè nhẹ trong giọng nói của bà: “Con nói đúng đấy, Đức Chúa Trời chẳng để ý gì đến đâu!” NẾU CHÚNG TA CHỈ HỌC BIẾT NHỮNG GÌ CẬU BÉ KIA ĐÃ TÌM ĐƯỢC – Nguồn vô danh
a. Các thứ của lễ sẽ không bị xét đoán, chỉ có tình trạng của người bố thí trong câu gốc là bị xét đoán mà thôi. Hãy dành thì giờ rút tỉa những ưu điểm của mối quan hệ và rồi hãy đến dâng của lễ!
b. Các mối quan hệ lành mạnh trong một nhà thờ làm cho của lễ ra hiệu lực hơn và cái chạm của nó long trọng hơn, và đáng được tán thưởng hơn!
III. HOÀ GIẢI HAY NHỮNG HẬU QUẢ [5.25-26]
A. Người làm sự phục hoà [5.25]
1. Chúa Jêsus đã công bố trước đó: “phước cho kẻ làm sự hoà thuận” trong thế gian.
2. Mục đích của Ngài ở đây, ấy là chúng ta nên định liệu mọi chuyện một cách mau chóng khi chúng ta mắc mứu với ai đó, bằng không những vết thương sẽ nhiểm trùng và có mủ, rồi khó mà chữa lành cho được. Mức độ nghiêm trọng của những hậu quả tăng lên theo chiều dài thời gian nếu không có sự phục hoà!
a. Vấn đề Chúa Jêsus đang đưa ra phải thực hiện với việc định liệu mọi sự ngay lập tức nếu có thể được.
b. Điều nầy làm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các hậu quả và có thể giữ các hậu quả ấy không trở thành hiện thực nếu chúng ta xử lý với mọi việc theo cách tức thì.
c. Rốt lại, đây là mục tiêu tổng quát của sự cứu rỗi. Nếu chúng ta tiếp nhận sự tha thứ của Đấng Christ ngay lúc bây giờ trong đời nầy, chúng ta sẽ tránh thoát được toàn bộ các hậu quả của tội lỗi!
d. Tuy nhiên, người nào chần chừ sẽ kinh nghiệm đầy đủ lượng hậu quả của tội lỗi, sự phán xét đời đời sau khi họ qua đời!
3. Cái điều thú vị ở đây, ấy là Chúa Jêsus bất chấp vấn đề AI ĐÚNG, sở thích duy nhứt của Ngài trong câu chuyện là mối tương giao được phục hồi! Cho nên ai đúng không phải là vấn đề, nếu như họ đã làm hoà lại với nhau!
a. Đây là vai trò của người làm sự hoà thuận, là người không quan tâm ai đúng ai sai, chỉ quan tâm mọi việc đều được phục hồi lại giữa con người với nhau mà thôi!
b. Đây là nan đề với Liên Hiệp Quốc – họ đã sai phái những nhân viên gìn giữ hoà bình và họ thường thất bại trong sứ mệnh của họ vì thế giới đang cần những nhân viên chuyên làm cho hoà thuận hơn là những nhân viên gìn giữ hoà bình!
c. Quí vị không thể gìn giữ sự hoà bình ở nơi không một sự hoà thuận nào được lập ra! Trước hết, chúng ta phải làm cho các bên phục hoà với nhau, làm ra sự hoà thuận, rồi kế đó chúng ta mới có thể tiếp tục gìn giữ sự hoà bình!
4. Đây là lãnh vực tha thứ duy nhứt mà nhiều Cơ đốc nhân tỏ ra rất yếu kém. Họ sẽ tự mình tha thứ nhưng họ muốn thưởng thức cơn giận trong một lúc vì ít nhất là lần đầu tiên, hay ít nhất làm cho người kia phải đau khổ trước tiên trong một lúc!
a. Thảm hoạ của việc nầy, ấy là các hậu quả của mối tương giao gãy vỡ lớn lên với sự trôi qua của thời gian và cơn giận cứ lớn lên, thù hận dậy lên trong tấm lòng của chúng ta, và khó mà gạt bỏ nó được sau đó! Chúng ta có thể nói, những việc tồi tệ gây ra cho người khác và vì thế đưa nhiều người đến chỗ thương tổn và dành thì giờ để đấu khẩu sau đó!
b. Sự tha thứ của Đức Chúa Trời có ngay tức thì và chắc chắn, chúng ta phải học làm theo y như vậy!
5. Những vết thương chữa lành nhanh hơn nếu chúng được băng bó ngay tức khắc và thiệt hại rút ngắn lại khi một nạn nhân của bịnh đột biến tim tiếp lấy sự chăm sóc ngay tức khắc! Điều nầy cũng rất thực trong lãnh vực thuộc linh!
a. Chúng ta, Cơ đốc nhân đôi khi muốn chờ đợi cho tới chừng chúng ta cảm nhận giống như Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải làm một việc gì đó về mối tương giao, Ở ĐÂY CHÚA JÊSUS ĐANG BẢO CHÚNG TA – HÃY LÀM MỘT VIỆC GÌ ĐÓ! ... hãy làm tối đa việc ấy – đừng chần chừ nữa!
b. Có bao nhiêu lần chúng ta phải nghe điều nầy?
MINH HOẠ. Giống như người kia làm cho mọi người ở một ngả tư đường phải nổi giận. Tất cả những chiếc xe hơi đều đang chờ đèn xanh thì mới cho xe chạy. Cuối cùng thì đèn bật màu xanh, nhưng người kia ngồi trong xe lại không cho xe chạy tới! Một lần nữa, đèn bật màu xanh nhưng ông ta vẫn cho xe nằm lại đó ... rồi nhiều lần như thế! Sau cùng ai nấy đều nổi giận, họ hỏi người kia đang làm gì vậy! Ông ta đáp ngay: “Được thôi, tôi chỉ muốn biết chắc ngọn đèn nầy có thực sự bật màu xanh để cho người ta chạy tới hay không, tôi đã thử nó mấy lần rồi để biết chắc chắn”. (Đây không phải là câu chuyện có thật). Rõ ràng có ai đó giống như người nầy sẽ bị xem là điên khùng ... Tuy nhiên, đây là những gì chúng ta đang làm với Đức Chúa Trời và sự kêu gọi của Ngài bảo chúng ta phải tha thứ cho tha nhân cách rời rộng. Chúng ta chờ và đợi ngọn đèn xanh ấy, và thậm chí khi Đức Chúa Trời bật đèn xanh rồi, chúng ta lại chờ đợi thêm nữa để biết chắc nó thực sự là ngọn đèn xanh. Trong lúc chờ đợi đó, thiệt hại to lớn đã xảy ra cho mối tương giao và mọi người ở chung quanh chúng ta tiếp tục giận dữ và giận dữ thêm hơn! – Nguồn vô danh
B. Hình phạt [5.26]
1. Những hậu quả của tội lỗi là tuyệt đối, có hình phạt thực cho tình trạng không tha thứ!
a. Lời lẽ của Chúa Jêsus ở đây chỉ ra tính chắc chắn của hình phạt!
b. Không có một kết thúc nào cho kẻ gánh chịu tình trạng không tha thứ.
2. Không những người kia gánh chịu sự thua thiệt khi chúng ta không chịu tha thứ và làm hoà lại, còn Chúa Jêsus nói rõ ràng ở đây chúng ta cũng là người chịu thua thiệt nữa!
a. “Hai lần sai không làm cho một người ra đúng đắn!”
b. Thiệt hại là một việc chắc chắn ở nơi căng thẳng và xích mích cứ tiếp diễn hoài!
MINH HOẠ. Ngày 29 tháng 4 năm 1992 Thượng nghị sĩ Mỹ John Tower bang Texas đã bị chết trong một tai nạn rớt máy bay. Nguyên nhân của vụ tai nạn nằm ở bộ phận điều khiển cánh quạt. Trục quay cánh quạt bị hư, bánh xe răng bị gãy, vì thế cánh quạt không thể hoạt động thích ứng nữa, chiếc máy bay đã đâm bổ nhào xuống đất. Lý do cho tai nạn thê thảm nầy cần phải xử lý với cái trục quay đó. ... Nó đã có một lớp Titanium mạnh hơn phủ lên nó, vì thế nó đã quay nhanh hơn bánh xe răng kia. Giống như một sự cọ xát mạnh vào bánh xe răng kia, bánh xe răng bị cọ xát mạnh nầy sau cùng đã làm công việc hủy diệt của nó – và cũng một thể ấy là tinh thần không tha thứ của người nầy đối với người kia! Kết quả là thê thảm nếu không kềm chế được! – Nguồn vô danh
3. Cho nên, lời lẽ mạnh mẽ của Chúa Jêsus về tình trạng tha thứ, không phải là một việc dễ để biết chắc đâu, mà là một việc rất cần thiết!
a. Người ta sẽ không ưa thích Đấng Christ bao nhiêu một khi họ không ưa thích Cơ đốc nhân – cũng vậy đối với chúng ta, chúng ta càng thực sự giống như Đấng Christ, người ta sẽ càng thực sự ưa thích Cơ đốc nhân!
b. Chúng ta cần phải sống giống như Đấng Christ, tha thứ cách rời rộng, giống như quí vị đã được tha thứ cách rời rộng vậy!
PHẦN KẾT LUẬN. Thật là dễ tỏ ra thuộc linh hơn là sống thuộc linh! Cái chạm thực của Cơ đốc giáo trong thế gian nầy sẽ không phải là chúng ta bảo vệ tín điều tốt bao nhiêu, hay chúng ta có thể thờ phượng mỹ mãn ngần nào! Mà là chúng ta đã được biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ đến chừng nào rồi!?! Trong khi nhận lãnh ơn tha thứ của Đức Chúa Trời là điều rất quan trọng, nhớ ban ơn tha thứ ấy cho người khác cũng quan trọng tương ứng như vậy ... NHỚ THA THỨ ĐẤY!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét